Xem nào, bạn vừa mang đến cho tôi cái gì đây. Thiệp mời: Họp mặt giao lưu và chia sẻ. Doanh nhân và nhạc sĩ Công giáo. Lại có in cả chân dung các doanh
nhân thành đạt và các nhạc sĩ được tuyển chọn. À hèm, coi nào: giám đốc… giáo dân xứ.., giám đốc.. giáo dân xứ.., nhạc sĩ.. giáo dân xứ.., nhạc sĩ.. giáo dân xứ. Nhạc sĩ… này, này, Hồng Thiên Ân à, tôi đánh cược với bạn, đây không phải là một nhạc sĩ. Trước sau anh chàng mộng mơ này cũng chỉ là một tay kéo chuông trong nhà thờ. Có chăng là với một chút cần cù, khéo léo nào đó mà gã nhảy vào được cái thế giới du dương, lãng mạn của nghệ thuật âm nhạc mà nói cho cùng, nhạc sĩ, quanh quẩn cũng chỉ là một dạng nghệ nhân biết sắp xếp những hạt đậu đen, đậu trắng sao cho chúng vào một thứ trật tự vô trật tự chủ quan nào đó trên những dãy hàng rào gồm từng lớp bó rải (bó mà lại rải, rải đều) năm thanh tre với một hệ thống căn bản rất xưa cũ, già nua, đã được thiết lập từ bao đời nay, thế là cái kẻ khéo léo bầy đặt lại những hạt ngũ cốc ấy bỗng dưng trở nên một tài năng đáng ngưỡng mộ giữa muôn người. Nếu bạn không tin tô, chắc chắn bạn không tin, bởi vì ai lại đi tin một doanh nhân suốt từ sáng sớm, sơ mi vét tông cà vạt chỉnh tề lao xe đến văn phòng chứng khoán, cho đến cuối giấc chiều, ngày ngày chăm chú ngồi đối diện với những con số, những tấm bảng kẻ ô trên đó những đường lên xuống ngắn dài xiên xẹo mẹo dậu thay đổi từng giây từng phút để rồi tất cả các chúng sẽ được quy ra toàn tiền là tiền, rồi trao đổi, rồi mua bán, rồi giao dịch, thắng thua, thế mà lại đi mô tả phân tích cuộc đời và sự nghiệp của một nghệ sĩ, chính xác là một nhạc sĩ. Bạn sẽ cho rằng tay doanh nhân này chỉ bốc phét ta đây và tưởng tượng ra đủ thứ có thể xảy ra lẫn không xảy ra để chứng tỏ hắn có cả tài năng làm giàu lẫn một tâm hồn nghệ sĩ chơi vơi. Nhưng hãy tin tôi, bởi vì thề có cha xứ làm chứng, gã này ở trong cùng một giáo xứ với tôi, hồi chúng tôi còn là những cậu bé giúp lễ cơ .
nhân thành đạt và các nhạc sĩ được tuyển chọn. À hèm, coi nào: giám đốc… giáo dân xứ.., giám đốc.. giáo dân xứ.., nhạc sĩ.. giáo dân xứ.., nhạc sĩ.. giáo dân xứ. Nhạc sĩ… này, này, Hồng Thiên Ân à, tôi đánh cược với bạn, đây không phải là một nhạc sĩ. Trước sau anh chàng mộng mơ này cũng chỉ là một tay kéo chuông trong nhà thờ. Có chăng là với một chút cần cù, khéo léo nào đó mà gã nhảy vào được cái thế giới du dương, lãng mạn của nghệ thuật âm nhạc mà nói cho cùng, nhạc sĩ, quanh quẩn cũng chỉ là một dạng nghệ nhân biết sắp xếp những hạt đậu đen, đậu trắng sao cho chúng vào một thứ trật tự vô trật tự chủ quan nào đó trên những dãy hàng rào gồm từng lớp bó rải (bó mà lại rải, rải đều) năm thanh tre với một hệ thống căn bản rất xưa cũ, già nua, đã được thiết lập từ bao đời nay, thế là cái kẻ khéo léo bầy đặt lại những hạt ngũ cốc ấy bỗng dưng trở nên một tài năng đáng ngưỡng mộ giữa muôn người. Nếu bạn không tin tô, chắc chắn bạn không tin, bởi vì ai lại đi tin một doanh nhân suốt từ sáng sớm, sơ mi vét tông cà vạt chỉnh tề lao xe đến văn phòng chứng khoán, cho đến cuối giấc chiều, ngày ngày chăm chú ngồi đối diện với những con số, những tấm bảng kẻ ô trên đó những đường lên xuống ngắn dài xiên xẹo mẹo dậu thay đổi từng giây từng phút để rồi tất cả các chúng sẽ được quy ra toàn tiền là tiền, rồi trao đổi, rồi mua bán, rồi giao dịch, thắng thua, thế mà lại đi mô tả phân tích cuộc đời và sự nghiệp của một nghệ sĩ, chính xác là một nhạc sĩ. Bạn sẽ cho rằng tay doanh nhân này chỉ bốc phét ta đây và tưởng tượng ra đủ thứ có thể xảy ra lẫn không xảy ra để chứng tỏ hắn có cả tài năng làm giàu lẫn một tâm hồn nghệ sĩ chơi vơi. Nhưng hãy tin tôi, bởi vì thề có cha xứ làm chứng, gã này ở trong cùng một giáo xứ với tôi, hồi chúng tôi còn là những cậu bé giúp lễ cơ .
Năm ấy, tôi được chọn giúp lễ, một đôi với thằng Thân, cái thằng mà bây giờ trong danh sách ban Thánh Ca có gõ tên nó là nhạc sĩ Hồng Thiên Ân đấy. Hình hắn trên thiệp mời này đây. Tên thật của Hồng Thiên Ân là Thân, Thân tuổi khỉ. Tất nhiên, tới đây khi biết tên thật của Thân ( chính tôi nói ra, như một chứng cứ bảo đảm chuyện có thật trăm phần), bạn hiểu ngay lý do vì sao nhạc sĩ này có bút hiệu là Hồng Thiên Ân rồi chứ gì. Bạn thấy đấy, trong chữ Thiên Ân có đầy đủ chữ Thân, phải không nào.Thân bấy giờ cao bằng tôi về chiều thẳng đứng, cho nên cha xứ chọn chúng tôi vào một đôi, còn chiều ngang của nó thua xa tôi. Thân có dáng người gầy gò vì đói ăn và vì gì nữa tôi không biết nhưng chắc chắn vì nhà nó không có bữa sáng bao giờ. Thỉnh thoảng, dâng lễ xong, ra ngoài, cha xứ có dúi cho nó gói xôi hay ổ bánh mì.Về sau này tôi còn được biết ngài cũng thường giúp đỡ bố nó một khoản nào đó để bố nó có đủ tiền đóng học phí cho nó không đến nỗi phải bỏ học vì nghèo và vì mồ côi mẹ sớm. Tội nghiệp, cái xe ba gác của ba nó giờ cũng đâu có chạy được nữa.
Sau này, khi lên lớp lớn chúng tôi đã ra dáng thanh niên, nhất là mỗi đầu lễ, khi ba cha con chúng tôi cùng nhịp nhàng, khoan thai bước ra cung thánh thì nom cha có phần lép vế, yếu đuối và nhỏ bé hơn hai thằng đứng hai bên cha, cho nên bấy giờ ngài đã cho cả Thân và tôi đi học lớp Giáo lý viên. Công tác giúp lễ dành cho các em nhỏ, những thằng bé con còn thấp tủn, đứng chỉ đến thắt lưng cha xứ, ngây thơ như những thiên thần con trai, ô mà sao các họa sĩ hay vẽ thiên thần là những em bé bụ bẫm có những lọn tóc quăn xinh xắn mà không phải là những cu cậu đầu đinh hay húi cua sạch sẽ, gọn gàng như mấy chú giúp lễ chúng tôi bấy giờ nhỉ. Các hoạ sĩ luôn biết khôn ngoan, dung hòa mọi vật dù tầm thường, xấu xí, gồ ghề đến đâu cũng sẽ trở nên nghệ thuật và có ý nghĩa. Trong một bức tranh, các chi tiết phụ sẽ tô điểm cho chi tiết chính nổi bật và đẹp đẽ lên. Cha chủ tế luôn trở nên vĩ đại, oai vệ và cao ráo hơn nhờ có hai thằng cu tí lũn tũn chắp tay nghiêm trang đi trước. Tuy nhiên, phải khẳng định ngay điều này kẻo bạn lại hiểu nhầm ý tôi, đó là cha xứ chúng tôi tuy hơi thiếu thước tấc, à không, đậm người thì đúng hơn, nhưng ngài có một khuôn mặt rất phúc hậu, kèm theo đó là một tấm lòng mục tử còn phúc hậu gấp bội phần. Tóm lại, đó là một linh mục quý hiếm, khó tìm. Cha thương yêu chúng tôi và chúng tôi rất mến ngài.
Trở lại chuyện hồi ấy, vào năm cuối bậc trung học, một giai đoạn mà bất cứ cậu học trò nào cũng đều có lý do chính đáng để từ chối mọi lời kêu gọi đóng góp sức lực dồi dào của một trang thanh niên mới lớn cho công tác nhà xứ, tôi cũng đã đành phải bỏ lớp dạy Giáo lý để toàn tâm toàn ý cho việc học thi vào đại học. Từ đó, tôi và Thân ít gặp nhau. Thi đậu, tôi lên hẳn thành phố để học, còn Thân chắc vẫn ở xứ thôi.
Thế nhưng, nếu thế thì làm quái gì có chuyện về cái anh chàng nhạc sĩ Thánh ca nghèo khổ, tội nghiệp mà tôi biết rõ mồn một về đời tư ấy để kể cho bạn nghe cơ chứ.
Phải thế này. Một lần, tôi dành một ngày nghỉ về thăm bố mẹ, nhân dịp cũng ghé nhà xứ thăm bố xứ yêu quý. Ngài có nhắc đến Thân và cho tôi biết một vài thông tin về cái thằng đứng bên phải cha năm xưa. Thân thi đậu ngành sư phạm và dạy học ngay tại tỉnh nhà. Điều làm tôi chú ý là Thân vừa dạy học, vừa nhận chân dọn lễ và kéo chuông nhà thờ. Đây, bạn có thể cùng tôi mường tượng ra thời khóa biểu của Thân bấy giờ, một thầy giáo làng cấp tỉnh, lại vừa là một ông Từ dọn lễ, đồng thời kiêm luôn công việc của Quasimodo như sau: Ba giờ rưỡi sáng dậy, (sớm thế đấy), răng cọ, áo xống chỉnh tề, đoạn, tay leng xeng chùm chìa khóa, chân tiến thẳng đến nhà thờ, mở phòng áo, quét nhà, dọn khăn, chén, xem lịch, dọn áo, chuẩn bị bánh và rượu, ra cung thánh, bái Chúa, bật đèn, lấy chổi quét kỹ lại từng bậc một, sao cho như li như lau, bóng nhẵn, mát rượi cả hai lòng bàn chân, xong lật khăn phủ bàn thờ cất đi, đặt chén thánh, đĩa thánh, khăn thánh lên, mở sách thánh cho lễ sáng ngày hôm ấy, hai bệ, mỗi bệ một quyển. Tất cả các vật thánh đều phải được tinh sạch, thơm tho và ngăn nắp. Kế đó là lần lượt bật đèn, bật quạt giáo dân, bên nam, bên nữ. Tiếp đến là xem lại đồng hồ cho chính xác rồi bước ra gác chuông. Trong bầu khí thinh lặng, yên ắng giấc ban mai, ông Từ Thân thong thả tháo sợi dây chuông ra khỏi cái vòng sắt trên tường, nắm chặt sợi dây, nhún người lấy đà kéo dây cho chuông và quả thoi chạm nhau một lần đầu: Keng, rồi keng tiếp từng tiếng một, mạnh mẽ, rõ ràng. Với cái đà chuông quăng, một tràng dài keng kinh coong inh ỏi nối liền nhau liên tục, sau đó cho nó ngân nga đoạn cuối để chấm dứt bằng vài tiếng keng thôi, êm dần, êm dần… nhẹ nhàng và thanh thoát. Đó là chuông ngày thường, còn vào những ngày Lễ Trọng thì Quasimodo hứng khởi và lấy hết sức mình để kéo hầu giáo xứ những hồi chuông giáo đường lảnh lót, trang trọng, dồn dập và dài hơi khiến không một con chiên nào của Chúa còn có thể nằm yên trong lớp chăn êm ấm được. Dù sao, kéo chuông cũng chỉ là một công việc, chúng mình bỏ qua, không nên dài dòng.
Buổi chiều, sau giờ đứng lớp ở trường cấp hai về, Thân lại gắn mình vào từng ấy việc, từng ấy động tác như thế để chuẩn bị cho lễ chiều.
Ở trên, tôi vừa nói rằng công việc thầy giáo Thân làm thêm ở nhà xứ khiến tôi chú ý là bởi lẽ, đối với tôi, các chúng hoàn toàn nhàm chán, buồn tẻ và vô vị. Của đáng tội, đáng lẽ ra, những việc mà Thân nhận làm chỉ nên giao cho các thầy tu hay các bà Xơ, các vị ấy cũng quen việc. Còn Thân, một thanh niên trẻ, đầy nhiệt huyết và sức lực của một trang chiến sĩ có khả năng xông pha ra ngoài mọi mặt trận cuộc đời. Bạn ấy có thể đĩnh đạc bước vào đời với tấm bằng đại học mà tiến thân vào ngành sư phạm, giáo dục hay tâm lý gì đó cũng chuẩn. Ở thành phố, dạy kèm sẽ giúp cho bạn kiếm thêm. Thân nghĩ sao nhỉ? tôi tự hỏi và rồi tự trả lời: Đó hoá ra là một anh chàng thanh niên khỏe mạnh nhưng an phận thủ thường hay đại loại là hạng người nhạt nhẽo, lười biếng gì gì đó (nhân sao vật vậy, bút hiệu của Thân cũng nói lên tính cách của hắn: Thiên Ân = Yên thân đấy). Dù sao cũng không có gì lạ, bởi trên đời này, ngoài Thân ra, cũng không thiếu những cô cậu chết khi tuổi đời còn rất trẻ, ngay khi bên trong lồng ngực khỏe mạnh, vạm vỡ, trái tim họ còn đang đập thình thịch và khắp tứ chi, nội tạng họ, máu huyết vẫn còn lưu thông bình thường. Nghĩ cũng tiếc cho bạn mình.
Hôm ấy, thăm cha xứ xong, tôi đi tìm Thân, dự định rủ bạn ngồi quán. Nghe nói Thân dạy học hai buổi, tối còn tham gia một nhóm sinh hoạt trẻ gì đó, thường là khuya mới về tới nhà. Tôi viết mấy chữ hẹn gặp nhờ cha xứ đưa \. Đến tối, tôi nhận được hồi âm của Thân như sau :
Bạn quý,khỏe chứ ? Rất vui nghe tin bạn về thăm nhà, mình vẫn mãi luôn nhớ bạn, bạn là thằng đứng bên trái lái tim bố xứ, một thằng bạn giỏi giang, thông minh và tháo vát. Tiếc rằng tối nay mình phải theo nhóm xuống Gò Vấp làm việc với một trung tâm trị bệnh miễn phí cho người nghèo, không biết mấy giờ mới về tới nhà. Biết tin bạn là mình mừng lắm. Xin Chúa chúc lành. Cầu cho mình một kinh.
Lần ấy chúng tôi không gặp mặt nhau.
Thế rồi bẵng đi cả chục năm nay, gia đình, công việc, nói chung, mọi sự tất bật cuốn hút tôi, cái thành phố nhộn nhịp, quay cuồng này lôi kéo tôi vào một cái vòng xoáy, chậc, bạn thấy đấy, chúng ta bỏ lại sau lưng những ngày xưa yêu dấu từ bao giờ mất rồi, phải không bạn.
Đọc tiếp thiệp mời xem nào.
Phần hai: Mục đích buổi giao lưu này là để anh chị em hai giới doanh nhân và nghệ sĩ có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ, nâng đỡ và hỗ trợ nhau trong hai môi trường nghề nghiệp có vẻ hơi khác biệt này, nhằm hạt giống Tin Mừng được nở rộ phong phú và trải rộng hơn. Hay đấy nhỉ. Hoan hô đức cha đã có ý tưởng mới lạ khi tổ chức chương trình này. Kính mời…, vào lúc…, ngày…, tháng…, năm…, tại…. Sự hiện diện của…. A, được, ngày hôm ấy xin báo trước với bạn là tôi sẽ đến tham dự buổi giao lưu này, nhân dịp để gặp lại cố nhân của tôi.
%%%%%%%%
Cả hội trường vỗ tay rào rào sau lời mời của cô em-xi duyên dáng dành cho nhân vật tiếp theo: nhạc sĩ Hồng Thiên Ân.
Nhạc sĩ từ hàng ghế dưới nhanh nhẹn và nhẹ nhàng tiến lên sân khấu. Một người đàn ông còn trẻ, đeo kính trắng, người mảnh như sợi mây, da ngăm đen xanh xao, tóc hơi dài, mặt hơi buồn, trông có dáng nghiêm túc của một ông giáo làng hay một anh thầy Dòng, lại có nét điệu đàng của một nghệ sĩ đường phố, nhìn chung nhạc sĩ đi đứng hơi vội vã, có vẻ là người luôn bận rộn và không có thì giờ chăm sóc cho bản thân. Hình như nghệ sĩ nào bận rộn sáng tác nhiều cũng có một ngoại hình gồm chân tay, người ngợm, tóc tai, mặt mũi na ná với một bức tượng đồng đen đã bong đi nhiều phần đồng mạ bóng bẩy bên ngoài, để thòi ra những mảng sắt đúc chắc cứng, xám xịt, và xù xì bên trong, mắt người đời chỉ còn thấy ở họ những cái vảy đồng xấu xí, có vẻ dơ bẩn bám víu tạm bợ tưởng chừng như phải cần có những cơn mưa gội tắm và những buổi sáng đem tượng ra phơi dưới ánh nắng mặt trời. Ít người hiểu được chất đồng thô cứng bên trong mới chính là lõi của tượng, cốt của tượng. Chính chất ấy tạo thành tượng và làm cho tượng đứng vững với thời gian.
Nhạc sĩ mở đầu phần của mình cũng là tự giới thiệu bản thân ngắn gọn như mấy vị vừa lên trước. Sau đây là phần chia sẻ của anh:
Thưa quý vị, cách đây hơn mười năm, tôi chuẩn bị làm giáo viên cấp hai và trong thời gian chờ nhận nhiệm sở, những lúc rảnh rỗi, tôi đã bập bẹ những nốt nhạc đầu tiên, những bài học nhạc lý sơ cấp, những giai điệu đơn giản phổ lời từ Phúc âm, Thánh Vịnh. Ơn cha xứ tôi, ngài chính là thầy dạy Thánh nhạc, Thánh ca cho tôi trong những bước đầu chập chững này. Ngoài ra, tôi cũng tham gia một nhóm nhỏ đi thăm nom, phát thuốc, tư vấn và săn sóc những bệnh nhân HIV.
Thế rồi, trong công tác tình nguyện này, tai nạn đã xảy ra cho tôi khi tôi dìu một bệnh nhân đang trong tâm trạng thất vọng, chán nản, đòi kết liễu cuộc đời. Anh ta giẫy giụa, bất bình lúc chúng tôi đưa kim chích thuốc vào ven cho anh. Anh ta vung tay hất si-ranh, kim đang truyền thuốc bật ra, máu và thuốc văng bắn tung toé. Tôi cố gắng kìm lại tình trạng hung tợn này, bất ngờ thế nào mà cây kim bật ngược găm sâu vào cánh tay trái của tôi. Tôi rút kim ra và thấy chỗ ấy bật máu. Dĩ nhiên mọi người cố gắng mau chóng giúp tôi thực hiện mọi thao tác khử trùng để ngừa bệnh vì chắc chắn trong kim có máu của bệnh nhân.
(Tới đây, cây bút âm nhạc khoắng một dấu lặng trắng trên dòng kẻ với khóa Fa, tem-pô 50). Nhạc sĩ buồn bã, chậm rãi kể tiếp chuyện đời mình: Sau đó, anh trưởng nhóm chuyển tôi đi bệnh viện xét nghiệm. Kết quả của tôi là dương tính.(Thêm một dấu lặng dài hơn được tấu lên, giá trị của nó làm tan nát mọi tâm hồn). Tôi cúi xuống đất và nhìn thấy nền gạch bệnh viện toác ra, vết nứt thăm thẳm và đen ngòm chực muốn nuốt lấy tôi. Tôi vội co rúm người, ôm cứng một cái cột nào đó ở gần tay mình nhất, hai chân chụm chặt lại, cố bám lấy phần nền nhà còn an toàn và để không phải trông thấy cái cảnh hãi hùng ấy, tôi ngước mắt nhìn lên trần nhà. Không ai treo Thánh Giá trên trần nhà để giúp tôi nhớ Chúa. Cũng chẳng thấy bàn tay ánh sáng của Ngài cứu vớt tôi lên. Chưa bao giờ tôi thấy mình mềm nhũn và bất lực như lúc ấy. Tôi chỉ còn biết lủi thủi bước đi mà đầu óc hoàn toàn trống rỗng, chỉ có một ý nghĩ khủng khiếp ghê gớm, đó là mình “bị” rồi. “Bị rồi”.
Nhạc sĩ ngưng giọng.
Cử tọa đồng tấu một dấu lặng có ý nghĩa đáng giá nhất, viết chung vào tác phẩm thương đau của nhạc sĩ Thánh ca Hồng Thiên Ân khốn khổ khốn nạn của chúng ta. (Dây công- trờ-bạt nảy phừ-ừng một nốt thật thấp, nghe trầm buồn quá sức lẽ mình). Hồng Thiên Ân nhìn xuống khán giả, ánh mắt anh dừng lại nơi khuôn mặt một giám đốc trẻ tuổi rất đỗi quen thuộc, người này đang ngồi bất động trên một chiếc ghế ở cánh trái hội trường. Người ấy nhìn lên nhưng không nhìn ai, cũng không nhìn vào diễn giả mà ở đây là một đôi mắt hoen đỏ, ngấn nước, xa xăm, tràn đầy cảm xúc xót xa, thảng thốt. Đại gia nhắm mắt, ngước cổ, để nuốt lấy cái chất mằn mặn, đăng đắng đang tiết ra ở mũi làm cho anh cảm thấy ướt át, ngượng nghịu. Nét mặt đại gia trở nên bệch bạc, đớn đau …
Từ khi biết mình bị nhiễm Siđa (nhạc sĩ kể), một cơn xì-troét triền miên làm tôi gần như buông xuôi tất cả, tung hê tất cả, bỏ mặc tất cả, xa lánh tất cả. Mọi lời an ủi, khuyên lơn đối với tôi lúc bấy giờ đều vô nghĩa .
Nhạc sĩ khẽ mỉm cười, nhẹ nhàng thưa tiếp:
-Vì thế, chính Chúa đã phải ra tay. Chúa đã nâng tôi lên. Mấy tháng sau đợt khủng hoảng vì căn bệnh đó, tôi dần dà bình tĩnh lại, vì không chết được thì phải sống thôi. Tôi lao đầu vào công việc, mọi việc. Cha xứ nói, bố rất vui nếu anh giúp bố việc dọn lễ và kéo chuông, tôi nhận luôn. Giờ riêng, tôi lại tiếp tục học nhạc, nghiền ngẫm sách đạo đức, thường xuyên viết lách và cảm hứng đến dồi dào đã giúp tôi sống vui. Tôi thấy âm nhạc còn nhiều điều mới lạ và tôi lại tiếp tục nghiên cứu thêm. Ca đoàn hát một số bài do tôi viết ra và các ca viên đã khuyến khích tôi viết thêm về Lời Chúa, về tâm tình với Thánh Thể, với Đức Mẹ. Tôi uống thuốc thường xuyên, tái khám đều đặn và có nhiều việc phải làm, vô vàn vô số cảm xúc lúc nào cũng sẵn sàng tuôn trào ra trong ngòi bút của mình. Bận rộn đến nỗi tôi không còn nhớ, không còn nghĩ rằng mình là bệnh nhân Et nữa. (mỉm cười, tươi tỉnh, tự tin).
Tiếng vỗ tay đồng cảm nổ rền khắp hội trường.
Xin thưa thêm, giọng nói nhạc sĩ tha thiết vang lên, nhóm tư vấn HIV của chúng tôi còn tìm ra thêm nhiều bệnh nhân mới rất cần đến sự nâng đỡ và trợ giúp của chúng ta. Anh chị em nào có dịp xin mời theo chúng tôi đi thăm và mang Chúa đến cho họ. Tôi xin hết lời. Cám ơn anh chị em đã nhẫn nại lắng nghe.
Mọi người vỗ tay lần nữa và tất cả như đều thở ra một hơi dài sau bài chia sẻ với lời lẽ và âm vực vừa phải, êm đềm, cảm động của nhạc sĩ Siđa Hồng Thiên Ân mà sao nãy giờ ai cũng nghe như trong mình đang phải ngụp lặn dưới một con sóng thần ác quái, nặng nề nào đó nó nhấn mọi người xuống đáy vực âm u, muộn phiền, không tả được. Quả thật, Hồng Thiên Ân đã mỉm cười, tươi tỉnh và tự tin, nhưng dường như tất cả những trái tim bằng thịt đang đập nhịp tại đây đang phải chịu đựng một cú quặn thắt bất ngờ mà phần chia sẻ chân tình của anh đã như sợi dây thừng lạnh lùng và thản nhiên siết chặt lấy lồng ngực yếu mềm của họ.
Có vài chị giám đốc trẻ, áo váy hoa xinh cúi xuống, kín đáo đưa hai ngón tay lên chùi vội mấy giọt lệ còn đang lóng lánh lưng tròng.
Ở dưới khán đài, vị đại gia mặt bệch ban nãy đang cúi đầu thật thấp, gập hẳn cổ xuống, để không cho ai có thể nhìn thấy trên khuôn mặt lã chã, đầm đìa nước mắt đàn ông của anh niềm thương mến xót xa dâng tràn dành cho người bạn cũ trong buổi họp mặt ý nghĩa này .
Tiếp theo chương trình, chúng tôi xin được giới thiệu nhạc sĩ …
Cử tọa vỗ tay.
ANNA
ANNA
1 nhận xét:
Chúc mừng blog mới của Chị Hải Triều
Đăng nhận xét