TẬP NGẶT
Ra khỏi nhà nguyện, chị Giáo Ngần đi về phía sân phơi. Chị muốn xem có cái lúp nào rơi xuống đất không. Mùa này nắng sớm nhưng gió phật mạnh, phơi mà không cặp kỹ thế nào cũng phải giặt lại. Giặt không ngại, chỉ sợ nó không kịp khô, khổ thân, rồi lại phải mặc vào
người lúc áo lúp còn chưa khô hẳn, chua hôi khó chịu lắm. Mỗi người chỉ có hai bộ Dòng, thế mà thường xuyên các em phải giặt lại lúp áo, mới là vô ý vô tứ lạ.
Chưa có cái lúp nào rơi, nhưng góc sân có một chiếc áo dòng nửa nằm ủ rũ dưới đất, nửa vắt ngang cành nguyệt quế chưa kịp ra nụ. Chị Giáo Ngần cầm chiếc áo còn se se lên, xem tên rồi lẳng lặng mang về phòng. Lúc này là giờ công tác.
Vì đang trong mùa Mừng nên Bề Trên nới rộng luật thinh lặng, chị em được nói chuyện trong các giờ, trừ giờ Kinh và giờ ngủ. Như thế, các Tập sinh của chúng ta vừa làm công tác vừa thủ thỉ thù thi với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất y như mấy bà tám ngoài đời. Nói vậy chứ không phải vậy. Chị em thường nhắc nhau khi nhắm chừng câu chuyện đi hơi xa khỏi cánh cổng Tu viện thì chuyển bến, à quên, chuyển hướng ngay. Tuy vô ý vô tứ, nhưng các cô Tập sinh của chúng ta dễ thương lắm. Trong mùa Mừng, họ cứ như những con chim non suốt ngày véo von, ca hát: Ôi Ma-ri-a, này con thiết tha tận hiến cho Mẹ, hồn xác, tâm tư, ước mong.., La-la la la – hết bài Mẹ, lại đến bài Chúa: Nếu ta cùng chết với Ngài ta sẽ sống với Ngài.Vừa giặt khăn thánh vừa hát ca Nhập lễ, vừa lau nhà lại vừa dâng lễ: Lời chân thành dâng tiến… Ở dãy la-va-bô, ban cắm hoa đang làm nhiệm vụ: Thơ và Min. Hai chị đang vừa cắm hoa vừa cùng lẩm nhẩm bài hát mới tập tối hôm qua, chưa thuộc hết, chỉ nhớ được trong bài ấy có câu nghe kỳ kỳ sao ấy :
Ngài tin con thì Ngài được gì,
sao Ngài không bỏ con đi, con nào đáng…
Cứ làm như đánh đố Chúa không bằng. Min nghĩ bụng sẽ góp ý chị Giáo bỏ bài này đi.
Min khéo tay và thích cắm hoa, chị hay chọn việc cắm hoa. Ở nhà Tập, năm nay, chị Giáo cho treo một cái bảng, gọi là bảng Công vụ. Trên bảng công vụ có kẻ từng ô, cột ngang ghi sẵn các công việc trong ngày, cột dọc để trống. Hằng ngày, mỗi người tự chọn công tác bằng cách điền tên mình vào cột dọc. Min cũng biết vẽ, thường chị chỉ vẽ Chúa, Mẹ, vẽ theo mẫu có sẵn thôi, đôi khi dở chứng sáng tác vẽ tình mẫu tử, thiên thần chẳng hạn, thì mặt các nhân vật trong tranh của Min luôn già hơn nhân vật ấy trong trí tưởng tượng của chị khoảng trên dưới mươi tuổi. Cũng có khi chị vẽ Đức Mẹ rất xinh, nhưng Chúa Con Mẹ bế trên tay thì như mắc bệnh … già. Vẽ em bé thật không dễ chút nào đâu. Càng đơn sơ, giản dị càng khó diễn tả.
Min ngắm nghía bình hoa sắp hoàn tất, chị bảo Thơ :
- Thế là xong Thánh Thể, bàn thờ chính. Bây giờ Thơ cắt cho em xin mấy nhánh đinh lăng em chen vào bình hồng này đi chị. Cám ơn chị. Bàn thờ Thánh Giuse đâu chị? Bình này cho Đức Mẹ chị Thơ nhá. Ừ, ừ, xinh nhỉ.
Thơ, hai tay bưng hai bình hoa nhỏ, vừa nhún nhảy lại vừa gượng nhẹ, sợ những cánh hoa bị rung sẽ lệch chỗ, có khi rơi kềnh cả tác phẩm xuống đất thì phải cắm lại. Ở ngoài, Min tiếp tục lựa hoa, cành, lá cho mấy bình còn lại. Chị Giáo Ngần đi ngang, Min vui tươi quay nhìn bề trên: Em chào chị.
- Thơ đâu rồi Min ?
- Dạ chị Thơ mang hoa vào nhà nguyện ra ngay chị ạ.
- Các em nhớ dọn sạch những hoa lá còn lại, để rơi xuống lỗ cống, bị nghẹt như lần trước thì phiền lắm đấy em ạ.
- Dạ vâng , em nhớ ạ.
Min cười lả giả: Chị ơi, chị mua vật liệu cho chúng em học làm hoa giả chị nhé. Chị Giáo Ngần không thích hoa giả, tuy việc học làm hoa cũng là một công việc thú vị đấy, nhưng dù sao chị cũng phải nêu ra một lý do xác đáng để an ủi em Min (chiều quá hư đấy!) rằng thời khoá biểu đã đủ cho các em, vả lại đây không phải môn học trong năm Tập ngặt. Vậy là Min cụt hứng rồi. Chị chàng có tật hay mè nheo, đòi hỏi, không chiều được .
Thơ đã ra tới nơi, chào chị Giáo rồi cầm vài nhánh lá làm tiếp công việc. Chị Giáo Ngần nói với Thơ về cái áo phơi ngoài dây. Thơ hốt hoảng, gãi đầu thưa to :
- Ôi, thế ạ. Em cám ơn chị. Chị cho em xin.
-Chị không hiểu sao chỉ có mỗi việc cặp lấy nó thôi mà các em cứ phải để cho chị nhắc. Vào phòng chị lấy áo mang ra phơi lại đi. Nhớ cặp vào. Tôi ấy à là tôi định phạt cô cái tật cẩu thả đấy chứ không phải cứ xin là được đâu. (Dọa dẫm mà mặt không nghiêm hay nghiêm mà chỉ là giả vờ nghiêm thì không làm ai sợ. Chị Giáo Ngần như thế).
Min thích thú cười lén nhìn Thơ.
Thơ vừa cuống quýt cám ơn bề trên vừa chạy vội lên bậc tam cấp, chưa kịp tới cửa phòng bề trên, chợt nhớ ra điều gì , Thơ dừng chân, ngoái lại cười với sơ Ngần:
-Chị ơi, hãy xin thì sẽ được mà chị. Hi… hi… hi.
-Cái cô này.
Đấy là một mẩu chuyện nhỏ kể ra để thấy mối liên hệ thân thiện giữa chị Giáo Ngần với các tập sinh. Giữa bề trên Ngần với các em Tập không có sự ngăn cách, sợ sệt hay quyền bính. Ngăn cách sẽ không hiểu được các em, mà không hiểu được thì không huấn luyện được. Làm các em sợ thì chúng nó sống giấu diếm càng tệ hơn. Che giấu tật xấu biết đâu mà sửa! Còn dùng quyền bính ư ? Chị Ngần vẫn thường suy nghĩ: Quyền gì mà quyền! Mình chỉ là người chị đi trước, bây giờ giúp đỡ các em cho nó tiến lên, coi như mình là người phục vụ tập thể thôi. Chị nhận bài sai Giáo Tập từ năm ngoái, các em lớp trước rất mến chị. Lớp Chúa Thánh Linh này là lớp thứ hai chị trông coi. Lớp này cũng xem chị như một người chị lớn dễ chịu, một người dì, một người mẹ dễ thương chứ không phải là một bề trên đáng kính và đáng … sợ. Chị Ngần tính tình vui vẻ, hiền lành. Chị là một chị giáo Tập hòa đồng và dễ tha thứ, dùng tình thương để dạy dỗ, sửa phạt các em. Tuy chọn cuộc sống lý tưởng, nhưng các cô Tập sinh tuổi đôi mươi này vẫn “dzui là chính” và rất hay phạm lỗi, những lỗi mà bề trên đã dặn dò kỹ lưỡng cũng như những lỗi hết sức hồn nhiên ngây thơ, không cần phải dạy dỗ, lớn rồi phải tự biết, thế mà vẫn phạm. Một em Min có tật gọt bút chì vương vãi ở bất cứ nơi nào, vẽ vời, gôm tẩy, xong, thổi phù một cái là phủi mông đứng lên, không ngoái lại, sợ làm vợ ông Lót chắc. Đã vậy, quét nhà thì một nhát đến tai, hai nhát đến gáy. Một em Thơ lơ đễnh, hay mơ mộng viển vông, có tật học đàn xong quên rút dây ra khỏi ổ cắm điện, ủi khăn thánh xong quên rút dây bàn ủi, mặc áo cài sót khuy. Em Hướng chậm như rùa, hay trễ giờ kinh, hay ngáp, hay ngủ trong nhà nguyện (đã có lần trong nhà nguyện mình phải bóp mũi cô nàng cho nó thức dậy thế mà nó vẫn cứ thói mê ngủ). Em nào nữa nhỉ, à , còn cái Nhàn. Cái Nhàn bê cái gì cũng đổ, cầm cái gì cũng tuột, lóng nga lóng ngóng, vụng về không ai bằng. Còn em Lanh, ai lại đi vứt cái mẩu thuốc ngải cứu còn đỏ lửa vào sọt rác bằng nhựa cơ chứ, lại còn em tưởng… em tưởng… (may hôm ấy cái sọt rác chỉ bốc khói là đã được dập tắt chứ không thì cháy nhà chứ chả đùa. Chẳng lẽ suốt ngày phạt, suốt ngày dạy ư? Không, phải từ từ, kiên nhẫn. Dù sao chúng cũng chỉ là những cô gái mới lớn thôi mà. Phải dùng yêu thương dạy bảo mới được, đức Mến trên hết mà lị, hơn nữa, các em là những Tập sinh rất có thiện chí, trẻ trung yêu đời, thích tu, có sự sửa đổi và nhất là chúng rất yêu thương, hòa đồng với nhau. Chị Ngần tự nhủ lòng như thế và luôn sẵn sàng bỏ qua khi các em phạm lỗi. Bề trên cũng còn có khi lỗi nữa là.
Thế nhưng, sáng nay, khi quỳ cầu nguyện trước Thánh Thể, chị chợt băn khoăn chia trí. Chị đâm ra suy nghĩ mông lung, không biết mình thông cảm với các em như thế có phải là giáo dục các em đúng cách không, có làm tròn nhiệm vụ bề trên giao phó cho mình không, hay sự hòa đồng, dễ dãi của mình làm cho các em coi thường kỷ luật đời tu và lơ là việc tu đức là yếu tố quan trọng nhất, là mục đích tối thượng trong hai năm Tập. Chị bắt đầu cảm thấy có gì lấn cấn ở đây khi nghĩ đến trách nhiệm của mình lúc phải trình bày với bề trên Cả về kết quả việc huấn luyện nhà tập và về hạnh kiểm của từng em Tập, chắc chắn sẽ phải có trong những tháng cuối năm.
Đang không có vấn đề bỗng dưng thành có vấn đề.
Đang yên ổn bỗng dưng thành lo lắng.
Đang tự tin hài lòng bỗng dưng thành bất bình với chính mình.
Đang biển lặng sóng yên bỗng dưng chênh chao, lảo đảo.
Chị Ngần tưởng tượng khuôn mặt phúc hậu, trắng trẻo, đạo đức và nghiêm nghị của Bề Trên Cả đang hiện diện trước mặt chị. Bà ngỏ ý muốn nghe chị trình bày về những sinh hoạt, những chương trình, cùng là các cái trong phạm vi nhà Tập mà chị có bổn phận trông coi trong nhiệm kỳ này. Bỗng dưng chị cảm thấy hơi khó chịu với nét mặt nghiêm trang của Mẹ Bề Trên. Chị nghĩ Mẹ không cần thiết phải nghiêm với chị đâu, có gì mà phải nghiêm cơ chứ. Sao các bề trên cứ phải nghiêm trang đạo đức thế nhỉ? Chị Ngần rất sợ phải làm Mẹ Bề Trên. Nếu được bầu, chị thà làm đơn xin ra khỏi Dòng còn hơn. Ơ hay, mẹ hỏi thì phải trình bầy, sao tự nhiên mình lại nổi quạu thế nhỉ? Chị Ngần trở về với thực tại khi chị thấy em Nhàn đang khệ nệ bê chậu Mai Chiếu Thuỷ lên cung thánh. Vấp một cái bây giờ đấy cô hậu đậu. An toàn rồi, không sao, nhưng chị vẫn không tin tưởng vào cái em Tập này, cứ phải để ý suốt thì bực mình lắm. Thôi bái Chúa con ra, xem các em học hành ra sao, xin lỗi Chúa nãy giờ con chia trí quá, con đã bay lên mãi tận phòng bề trên cơ.
Cha Giáo đang dạy môn Tu đức trong phòng hội, chị Giáo men theo lối hành lang bên trái, tránh cho ngài và các em chia trí, chị đi nhẹ lên phòng ngủ để kiểm tra giường chiếu. Ngày nào cũng phải sửa, phải xếp lại mấy tấm khăn trải giường méo mó, xộc xệch. Con gái con đứa gì mà… thôi, không nói nữa, mệt quá.
Chuông hết giờ học rồi đấy, lại sắp sửa có một đàn ngan ùa ra khỏi chuồng cạp cạp ầm ĩ cả lên. Y như rằng. Mười tám, mười chín tuổi cả rồi mà nghe chuông giờ chơi là cô nào cô nấy nhẫy cẫng lên như con nít, hô hoán, rủ rê nhau loạn xạ, ầm ĩ cả nhà, đuổi nhau chạy huỳnh huỵch muốn vỡ hết gạch dưới chân. Có lần, đang giờ chơi của nhà Tập, một người hàng xóm sát tường nhà Dòng đã leo lên lầu mắng sang: No ăn rửng mỡ. Nhớ đến chuyện ấy thật xấu hổ. Có lần, vùa tan giờ Luân lý, chúng chạy ra nô đùa xém chút nữa xô cả vào người cha Giáo nữa đấy. Tối nay huấn đức phải nhắc nhở chuyện này mới được.
Chị Giáo Ngần cảm thấy hơi bực dọc trong người khi chợt phát hiện ra là chị hoàn toàn chịu thua cái tuổi trẻ hoạt bát, hăng hái và nhiệt thành của lũ em mình. Chị thấy hơi mệt, hơi rức đầu, chị muốn đi nằm, hay lại ốm? Không, chỉ thấy khó chịu thôi, khó chịu chứ không cảm cúm, ho hắng gì sất.
Con người ta cũng phải có lúc này lúc khác chứ đâu gang sắt mà lúc nào cũng khỏe như vâm mãi được. Bây giờ đi nằm thì không biết các em làm việc ra sao đây. Thôi kệ, muốn ra sao thì ra, nhiều khi theo sát quá “họ” không thích. Thế là chị Giáo Ngần đi về phòng. Chị kéo rèm cửa sổ cho căn phòng bớt sáng. Khi trong người không được khỏe thì ánh sáng mặt trời hay làm cho ta thấy bức bối, nóng nảy hơn. Chị nằm xuống, toàn bộ thân thể yếu đuối, mỏng manh của người nữ tu trải dài thẳng thắn, đứng đắn trên chiếc giường đơn bằng sắt sơn màu xanh xám giản dị. Rồi mệt mỏi, chị thiếp đi lúc nào không biết.
Có tiếng gọi chị Giáo ơi, chị ở đâu rồi. Chị Ngần uể oải ngồi dậy, nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường và nhận ra giờ giấc đã đi qua nhanh không tưởng, đến giờ cơm, mấy lượt chuông gọi không nghe. Như vậy là chị đã ốm thật rồi, không, chỉ là ngủ mệt quá giờ Kinh Trưa thôi.
Bữa cơm trưa Giáo Ngần ăn không ngon miệng. Chị không ốm nhưng không thấy vui. Không thấy vui nên ăn không ngon. Cám ơn xong, chị đi về sân nhà Tập ngay để lướt qua một lượt những gì mà ban sáng chị chưa kiểm tra được.
Có mấy thứ chị không được hài lòng. Min, Thơ cắm hoa lại sót một cành lá đây, cái bình này không dùng thì cất lên kệ, sao cứ để chơ vơ ở sàn rửa ? Lúp ai bay ngang sân kia ?
Trông thấy Hướng, chị nhớ ra lỗi của em ấy, chị bảo Hướng sáng nay cô vào lễ trễ như vậy thì hôm nay phải kiếm giờ đọc bù 50 kinh, phạt luôn, xong, nghĩ, bao nhiêu kinh mới bù cho đáng, chị đâm ra bực dọc vì cái lỗi này khó phạt quá, bấy giờ chị mới nhận ra giáo dục là một việc rất khó khăn, huấn luyện là một trách nhiệm lớn lao biết chừng nào. Mỗi người phải tự ý thức sống theo kỷ luật cho nghiêm chỉnh chứ sao cứ để cho người khác phải quản lý mình vậy? Chị thoáng trông thấy nét mặt Hướng ngạc nhiên, hai mắt nó mở to, miệng nó chẩu ra không kiểm soát, nhưng rồi nó biết lỗi và chỉ thưa nhỏ nhẹ:
- Thưa chị vâng ạ. Em xin lỗi chị.
Em xin lỗi chị là thế nào, toàn lỗi với Chúa, với tập thể mà cứ xin lỗi một người là xong? Mấy người cứ làm như tôi là cái sọt rác cho mấy người muốn vứt cái gì vào cũng được hở?
Ô hay, sao mình tức cái con bé này quá. Nó chỉ biết xin lỗi và xin lỗi.
Chị giáo Ngần kềm lòng, kềm lưỡi, không thì chị sẽ phải gắt gỏng lớn tiếng mất thôi. Chị với chậu quần áo của chị trên kệ xuống, mở nước, rắc chút bột giặt, công việc này giúp chị bớt giận dữ, bực mình.
Ngay khi ấy, một tiếng kêu đánh xoảng, liên hoàn, mấy cái chậu nhôm trong tay em Nhàn mang từ nhà bếp về rơi xuống đất, lần lượt lăn theo nhau một đoạn rồi cùng đổ kềnh trên nền nhà. Nhàn toét miệng cười vô duyên, lấm lét nhìn chị giáo, hai tay vội vã thu gom mấy thủ phạm hại người dã man. Tại chúng mày trơn qúa đấy nhá, không phải tại người bưng đâu. Cả như mọi khi, mỗi lần Nhàn hậu đậu là từ chị Giáo cho đến các chị em trong lớp được dịp nổ vang một trận cười vui nhộn, nhưng hôm nay, lúc này, giữa cơn dầu sôi lửa bỏng thế này đây , không đùa được đâu. Bề trên đâu có cười, ai dám cười ?
Bỗng từ đâu, Lanh hớt hơ hớt hải chạy đến, hùng dũng như một trang chiến sĩ chuẩn bị nhảy lên lưng chiến mã oai phong ra trận, bình tĩnh (bình tĩnh mà run), lại gần chị Giáo:
- Thưa chị, ( từ từ, run nhiều hơn bình tĩnh), e..m .. đổ dầu hôi vào chỗ nến dính trên khăn trải bàn thánh, nó không đi ạ. Xin chị dạy cho em phải làm sao ạ.
- Thế bây giờ nó làm sao ?
- Dạ thưa chị, dầu nó loang lung tung mà nến còn nguyên ạ. Em có vò vò… (Lanh làm động tác nắm hờ hờ hai bàn tay, day tới day lui ..) mà nến vụn ra chứ vẫn bám vào vải.
Chị giáo Ngần lắc lắc đầu, không được, đâu phải vậy, vậy ra chuyện này chị chưa dạy các em à? Chị tưởng tượng ra chiếc khăn trải bàn thánh trắng tinh như tuyết đang phải nhớp nháp, hôi nồng nặc mùi dầu hỏa mà khó chịu quá, cái chất gì gớm ghiếc ở trong bụng nó đang chực trào đưa lên cổ họng chị. Chị nhăn nhó với cô em Tập :
- Thôi em cứ để đấy chị làm. Em đừng vò còn hơn.
Hai chị em nín thinh, không nói gì thêm. Chị Ngần không nhìn Lanh, chị chăm chú giặt chiếc áo đen của chị. Lanh mất hết dũng khí, Lanh muốn nói em tưởng dầu hôi lau được nến trên vải, nhưng sự im lặng bất ngờ của bề trên làm cô ngỡ ngàng, sợ hãi không thốt nên lời. Cô cứ cúi đầu, không biết làm sao bây giờ. Chợt lén thấy ánh mắt xúi bẩy của Min, ra chiều: Biến đi là vừa, cô nhìn “sếp”, lí nhí trong miệng: Em xin lỗi chị em đã làm bẩn khăn. Em không biết, xin chị dạy ạ. Lạ chưa, chị giáo Ngần cũng vẫn ắng ngắt với Lanh. Chị cứ giặt. Chị giận Lanh sao? Chị ơi đâu đáng. Lanh buồn bã, lủi thủi bước đi, cô sắp khóc.
Chỉ loáng lúc sau, trong một góc sân nhà, góc rất riêng, rất kín, ý là gần khu nhà vệ sinh í, đã có tiếng xì xào của ai đó vang lên, xì xào thật bé, thật khẽ: Chị Giáo sao thế nhỉ? Hôm nay sao dữ dằn lạ lùng vậy ta ?
Không ai biết câu trả lời.
Không có câu trả lời. Chỉ thấy thương Lanh.
Một bầu không khí hoang mang và “théc méc không biết hỏi ai” đang lan nhanh trong khu nhà Tập. Tất cả các cô gái trẻ trung xinh xắn, ngoan ngùy, tất cả các bà xơ nhí hồn nhiên vui tươi đều đang trải qua những giây phút căng thẳng nhất đời, à không, nhất thời thôi, chứ không đến nỗi tệ lắm, nhưng thật sự là tất cả đang cùng mang một tâm trạng lo âu, sợ sệt .
Có một sự thay đổi nào đó đang làm các cô suy nghĩ nhiều, chắc chắn sự thay đổi này có ảnh hưởng đến đời sống chung, đến mọi người trong Tập viện. Đó là tính tình của chị Giáo . Eo ôi, chị Giáo mà buồn, mà khó, thì cả lớp làm sao vui, làm sao quậy. Sống trên đời này mà không được vui, không được quậy thì còn ý nghĩa gì.
Tối hôm ấy, trong không gian tĩnh lặng, tiết trời dịu êm, ở một góc khuôn viên nhà Tập, có hai bóng đen âm thầm dắt nhau ra ngồi ở gốc cây Ngọc Lan tâm sự :
-Hôm nay là một ngày buồn.
-Ừ, buồn quá.
-Mất vui.
-Mất vui lại còn lo nữa.
-Chị lo thế nào ?
-Thì lo ngày mai làm sao ấy, lỡ có chuyện gì ..
-Ừ, phải đứa nào, đứa ấy lãnh đủ.
(Cả hai im lặng một lúc lâu rồi lại thì thầm tiếp):
- Nghĩ ra được biện pháp gì tích cực chưa ?
-Chưa. Nhưng… Này, có phải chị Giáo …
-Sao ?
-Có phải … người già tính tình khó chịu lắm phải không?
-Chị Giáo mình đâu đã già . Vớ vẩn.
-Chị Giáo chưa già, nhưng chị Giáo chỉ nhỏ hơn mẹ em năm tuổi. Năm ngoái… em về hè, em thấy mẹ em…
-Làm sao ấy phải không ?
-Ừ, khó chịu, hay cáu gắt.
-Mẹ em cũng thế thôi, cả tỉ việc nhà đổ trên đầu…
-Không, không phải cáu vì bận rộn đâu. Cáu vô lý, cáu vô cớ.
Bóng đen kia không biết nói gì, ngồi im, đợi nghe tiếp.
-Không phải mình nói xấu mẹ nhưng bấy giờ em thấy tức mẹ em lắm. Chẳng có gì cũng giận bố, mẹ bảo tự nhiên thấy ghét bố… Bố em dễ thương lắm, bố không giận lại mẹ, yêu mẹ hơn, bố tìm dịp để chiều mẹ, bố bảo chúng em cố gắng làm cho mẹ vui… Một hôm, bố gọi em đến ngồi nói chuyện như hai đứa mình nãy giờ thế này này. Bố bảo, tình trạng của mẹ không có gì là lạ, chỉ một thời gian thôi rồi mẹ lại bình thường. Người phụ nữ trung niên nào cũng có một giai đoạn rất khó chịu như vậy. Rồi sẽ hết thôi. Phải biết để cảm thông, thương yêu và tha thứ cho họ.
-Ai cũng thế à?
-Ừ, phụ nữ ai cũng thế. Chị Giáo mình cũng thế.
(Bóng đen này vừa nói vừa nghiêng đầu gần sát mái đầu kia, bàn tay phải đưa lên che miệng bởi cô sắp tuyên bố cho bạn biết một.. phát hiện rất khoa học):
- Tin em đi, Giáo mình đang bị… ấy đấy.
Ấy là cái gì ?
Cầu xin Chúa cho cái ấy mau qua.
ANNA
người lúc áo lúp còn chưa khô hẳn, chua hôi khó chịu lắm. Mỗi người chỉ có hai bộ Dòng, thế mà thường xuyên các em phải giặt lại lúp áo, mới là vô ý vô tứ lạ.
Chưa có cái lúp nào rơi, nhưng góc sân có một chiếc áo dòng nửa nằm ủ rũ dưới đất, nửa vắt ngang cành nguyệt quế chưa kịp ra nụ. Chị Giáo Ngần cầm chiếc áo còn se se lên, xem tên rồi lẳng lặng mang về phòng. Lúc này là giờ công tác.
Vì đang trong mùa Mừng nên Bề Trên nới rộng luật thinh lặng, chị em được nói chuyện trong các giờ, trừ giờ Kinh và giờ ngủ. Như thế, các Tập sinh của chúng ta vừa làm công tác vừa thủ thỉ thù thi với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất y như mấy bà tám ngoài đời. Nói vậy chứ không phải vậy. Chị em thường nhắc nhau khi nhắm chừng câu chuyện đi hơi xa khỏi cánh cổng Tu viện thì chuyển bến, à quên, chuyển hướng ngay. Tuy vô ý vô tứ, nhưng các cô Tập sinh của chúng ta dễ thương lắm. Trong mùa Mừng, họ cứ như những con chim non suốt ngày véo von, ca hát: Ôi Ma-ri-a, này con thiết tha tận hiến cho Mẹ, hồn xác, tâm tư, ước mong.., La-la la la – hết bài Mẹ, lại đến bài Chúa: Nếu ta cùng chết với Ngài ta sẽ sống với Ngài.Vừa giặt khăn thánh vừa hát ca Nhập lễ, vừa lau nhà lại vừa dâng lễ: Lời chân thành dâng tiến… Ở dãy la-va-bô, ban cắm hoa đang làm nhiệm vụ: Thơ và Min. Hai chị đang vừa cắm hoa vừa cùng lẩm nhẩm bài hát mới tập tối hôm qua, chưa thuộc hết, chỉ nhớ được trong bài ấy có câu nghe kỳ kỳ sao ấy :
Ngài tin con thì Ngài được gì,
sao Ngài không bỏ con đi, con nào đáng…
Cứ làm như đánh đố Chúa không bằng. Min nghĩ bụng sẽ góp ý chị Giáo bỏ bài này đi.
Min khéo tay và thích cắm hoa, chị hay chọn việc cắm hoa. Ở nhà Tập, năm nay, chị Giáo cho treo một cái bảng, gọi là bảng Công vụ. Trên bảng công vụ có kẻ từng ô, cột ngang ghi sẵn các công việc trong ngày, cột dọc để trống. Hằng ngày, mỗi người tự chọn công tác bằng cách điền tên mình vào cột dọc. Min cũng biết vẽ, thường chị chỉ vẽ Chúa, Mẹ, vẽ theo mẫu có sẵn thôi, đôi khi dở chứng sáng tác vẽ tình mẫu tử, thiên thần chẳng hạn, thì mặt các nhân vật trong tranh của Min luôn già hơn nhân vật ấy trong trí tưởng tượng của chị khoảng trên dưới mươi tuổi. Cũng có khi chị vẽ Đức Mẹ rất xinh, nhưng Chúa Con Mẹ bế trên tay thì như mắc bệnh … già. Vẽ em bé thật không dễ chút nào đâu. Càng đơn sơ, giản dị càng khó diễn tả.
Min ngắm nghía bình hoa sắp hoàn tất, chị bảo Thơ :
- Thế là xong Thánh Thể, bàn thờ chính. Bây giờ Thơ cắt cho em xin mấy nhánh đinh lăng em chen vào bình hồng này đi chị. Cám ơn chị. Bàn thờ Thánh Giuse đâu chị? Bình này cho Đức Mẹ chị Thơ nhá. Ừ, ừ, xinh nhỉ.
Thơ, hai tay bưng hai bình hoa nhỏ, vừa nhún nhảy lại vừa gượng nhẹ, sợ những cánh hoa bị rung sẽ lệch chỗ, có khi rơi kềnh cả tác phẩm xuống đất thì phải cắm lại. Ở ngoài, Min tiếp tục lựa hoa, cành, lá cho mấy bình còn lại. Chị Giáo Ngần đi ngang, Min vui tươi quay nhìn bề trên: Em chào chị.
- Thơ đâu rồi Min ?
- Dạ chị Thơ mang hoa vào nhà nguyện ra ngay chị ạ.
- Các em nhớ dọn sạch những hoa lá còn lại, để rơi xuống lỗ cống, bị nghẹt như lần trước thì phiền lắm đấy em ạ.
- Dạ vâng , em nhớ ạ.
Min cười lả giả: Chị ơi, chị mua vật liệu cho chúng em học làm hoa giả chị nhé. Chị Giáo Ngần không thích hoa giả, tuy việc học làm hoa cũng là một công việc thú vị đấy, nhưng dù sao chị cũng phải nêu ra một lý do xác đáng để an ủi em Min (chiều quá hư đấy!) rằng thời khoá biểu đã đủ cho các em, vả lại đây không phải môn học trong năm Tập ngặt. Vậy là Min cụt hứng rồi. Chị chàng có tật hay mè nheo, đòi hỏi, không chiều được .
Thơ đã ra tới nơi, chào chị Giáo rồi cầm vài nhánh lá làm tiếp công việc. Chị Giáo Ngần nói với Thơ về cái áo phơi ngoài dây. Thơ hốt hoảng, gãi đầu thưa to :
- Ôi, thế ạ. Em cám ơn chị. Chị cho em xin.
-Chị không hiểu sao chỉ có mỗi việc cặp lấy nó thôi mà các em cứ phải để cho chị nhắc. Vào phòng chị lấy áo mang ra phơi lại đi. Nhớ cặp vào. Tôi ấy à là tôi định phạt cô cái tật cẩu thả đấy chứ không phải cứ xin là được đâu. (Dọa dẫm mà mặt không nghiêm hay nghiêm mà chỉ là giả vờ nghiêm thì không làm ai sợ. Chị Giáo Ngần như thế).
Min thích thú cười lén nhìn Thơ.
Thơ vừa cuống quýt cám ơn bề trên vừa chạy vội lên bậc tam cấp, chưa kịp tới cửa phòng bề trên, chợt nhớ ra điều gì , Thơ dừng chân, ngoái lại cười với sơ Ngần:
-Chị ơi, hãy xin thì sẽ được mà chị. Hi… hi… hi.
-Cái cô này.
Đấy là một mẩu chuyện nhỏ kể ra để thấy mối liên hệ thân thiện giữa chị Giáo Ngần với các tập sinh. Giữa bề trên Ngần với các em Tập không có sự ngăn cách, sợ sệt hay quyền bính. Ngăn cách sẽ không hiểu được các em, mà không hiểu được thì không huấn luyện được. Làm các em sợ thì chúng nó sống giấu diếm càng tệ hơn. Che giấu tật xấu biết đâu mà sửa! Còn dùng quyền bính ư ? Chị Ngần vẫn thường suy nghĩ: Quyền gì mà quyền! Mình chỉ là người chị đi trước, bây giờ giúp đỡ các em cho nó tiến lên, coi như mình là người phục vụ tập thể thôi. Chị nhận bài sai Giáo Tập từ năm ngoái, các em lớp trước rất mến chị. Lớp Chúa Thánh Linh này là lớp thứ hai chị trông coi. Lớp này cũng xem chị như một người chị lớn dễ chịu, một người dì, một người mẹ dễ thương chứ không phải là một bề trên đáng kính và đáng … sợ. Chị Ngần tính tình vui vẻ, hiền lành. Chị là một chị giáo Tập hòa đồng và dễ tha thứ, dùng tình thương để dạy dỗ, sửa phạt các em. Tuy chọn cuộc sống lý tưởng, nhưng các cô Tập sinh tuổi đôi mươi này vẫn “dzui là chính” và rất hay phạm lỗi, những lỗi mà bề trên đã dặn dò kỹ lưỡng cũng như những lỗi hết sức hồn nhiên ngây thơ, không cần phải dạy dỗ, lớn rồi phải tự biết, thế mà vẫn phạm. Một em Min có tật gọt bút chì vương vãi ở bất cứ nơi nào, vẽ vời, gôm tẩy, xong, thổi phù một cái là phủi mông đứng lên, không ngoái lại, sợ làm vợ ông Lót chắc. Đã vậy, quét nhà thì một nhát đến tai, hai nhát đến gáy. Một em Thơ lơ đễnh, hay mơ mộng viển vông, có tật học đàn xong quên rút dây ra khỏi ổ cắm điện, ủi khăn thánh xong quên rút dây bàn ủi, mặc áo cài sót khuy. Em Hướng chậm như rùa, hay trễ giờ kinh, hay ngáp, hay ngủ trong nhà nguyện (đã có lần trong nhà nguyện mình phải bóp mũi cô nàng cho nó thức dậy thế mà nó vẫn cứ thói mê ngủ). Em nào nữa nhỉ, à , còn cái Nhàn. Cái Nhàn bê cái gì cũng đổ, cầm cái gì cũng tuột, lóng nga lóng ngóng, vụng về không ai bằng. Còn em Lanh, ai lại đi vứt cái mẩu thuốc ngải cứu còn đỏ lửa vào sọt rác bằng nhựa cơ chứ, lại còn em tưởng… em tưởng… (may hôm ấy cái sọt rác chỉ bốc khói là đã được dập tắt chứ không thì cháy nhà chứ chả đùa. Chẳng lẽ suốt ngày phạt, suốt ngày dạy ư? Không, phải từ từ, kiên nhẫn. Dù sao chúng cũng chỉ là những cô gái mới lớn thôi mà. Phải dùng yêu thương dạy bảo mới được, đức Mến trên hết mà lị, hơn nữa, các em là những Tập sinh rất có thiện chí, trẻ trung yêu đời, thích tu, có sự sửa đổi và nhất là chúng rất yêu thương, hòa đồng với nhau. Chị Ngần tự nhủ lòng như thế và luôn sẵn sàng bỏ qua khi các em phạm lỗi. Bề trên cũng còn có khi lỗi nữa là.
Thế nhưng, sáng nay, khi quỳ cầu nguyện trước Thánh Thể, chị chợt băn khoăn chia trí. Chị đâm ra suy nghĩ mông lung, không biết mình thông cảm với các em như thế có phải là giáo dục các em đúng cách không, có làm tròn nhiệm vụ bề trên giao phó cho mình không, hay sự hòa đồng, dễ dãi của mình làm cho các em coi thường kỷ luật đời tu và lơ là việc tu đức là yếu tố quan trọng nhất, là mục đích tối thượng trong hai năm Tập. Chị bắt đầu cảm thấy có gì lấn cấn ở đây khi nghĩ đến trách nhiệm của mình lúc phải trình bày với bề trên Cả về kết quả việc huấn luyện nhà tập và về hạnh kiểm của từng em Tập, chắc chắn sẽ phải có trong những tháng cuối năm.
Đang không có vấn đề bỗng dưng thành có vấn đề.
Đang yên ổn bỗng dưng thành lo lắng.
Đang tự tin hài lòng bỗng dưng thành bất bình với chính mình.
Đang biển lặng sóng yên bỗng dưng chênh chao, lảo đảo.
Chị Ngần tưởng tượng khuôn mặt phúc hậu, trắng trẻo, đạo đức và nghiêm nghị của Bề Trên Cả đang hiện diện trước mặt chị. Bà ngỏ ý muốn nghe chị trình bày về những sinh hoạt, những chương trình, cùng là các cái trong phạm vi nhà Tập mà chị có bổn phận trông coi trong nhiệm kỳ này. Bỗng dưng chị cảm thấy hơi khó chịu với nét mặt nghiêm trang của Mẹ Bề Trên. Chị nghĩ Mẹ không cần thiết phải nghiêm với chị đâu, có gì mà phải nghiêm cơ chứ. Sao các bề trên cứ phải nghiêm trang đạo đức thế nhỉ? Chị Ngần rất sợ phải làm Mẹ Bề Trên. Nếu được bầu, chị thà làm đơn xin ra khỏi Dòng còn hơn. Ơ hay, mẹ hỏi thì phải trình bầy, sao tự nhiên mình lại nổi quạu thế nhỉ? Chị Ngần trở về với thực tại khi chị thấy em Nhàn đang khệ nệ bê chậu Mai Chiếu Thuỷ lên cung thánh. Vấp một cái bây giờ đấy cô hậu đậu. An toàn rồi, không sao, nhưng chị vẫn không tin tưởng vào cái em Tập này, cứ phải để ý suốt thì bực mình lắm. Thôi bái Chúa con ra, xem các em học hành ra sao, xin lỗi Chúa nãy giờ con chia trí quá, con đã bay lên mãi tận phòng bề trên cơ.
Cha Giáo đang dạy môn Tu đức trong phòng hội, chị Giáo men theo lối hành lang bên trái, tránh cho ngài và các em chia trí, chị đi nhẹ lên phòng ngủ để kiểm tra giường chiếu. Ngày nào cũng phải sửa, phải xếp lại mấy tấm khăn trải giường méo mó, xộc xệch. Con gái con đứa gì mà… thôi, không nói nữa, mệt quá.
Chuông hết giờ học rồi đấy, lại sắp sửa có một đàn ngan ùa ra khỏi chuồng cạp cạp ầm ĩ cả lên. Y như rằng. Mười tám, mười chín tuổi cả rồi mà nghe chuông giờ chơi là cô nào cô nấy nhẫy cẫng lên như con nít, hô hoán, rủ rê nhau loạn xạ, ầm ĩ cả nhà, đuổi nhau chạy huỳnh huỵch muốn vỡ hết gạch dưới chân. Có lần, đang giờ chơi của nhà Tập, một người hàng xóm sát tường nhà Dòng đã leo lên lầu mắng sang: No ăn rửng mỡ. Nhớ đến chuyện ấy thật xấu hổ. Có lần, vùa tan giờ Luân lý, chúng chạy ra nô đùa xém chút nữa xô cả vào người cha Giáo nữa đấy. Tối nay huấn đức phải nhắc nhở chuyện này mới được.
Chị Giáo Ngần cảm thấy hơi bực dọc trong người khi chợt phát hiện ra là chị hoàn toàn chịu thua cái tuổi trẻ hoạt bát, hăng hái và nhiệt thành của lũ em mình. Chị thấy hơi mệt, hơi rức đầu, chị muốn đi nằm, hay lại ốm? Không, chỉ thấy khó chịu thôi, khó chịu chứ không cảm cúm, ho hắng gì sất.
Con người ta cũng phải có lúc này lúc khác chứ đâu gang sắt mà lúc nào cũng khỏe như vâm mãi được. Bây giờ đi nằm thì không biết các em làm việc ra sao đây. Thôi kệ, muốn ra sao thì ra, nhiều khi theo sát quá “họ” không thích. Thế là chị Giáo Ngần đi về phòng. Chị kéo rèm cửa sổ cho căn phòng bớt sáng. Khi trong người không được khỏe thì ánh sáng mặt trời hay làm cho ta thấy bức bối, nóng nảy hơn. Chị nằm xuống, toàn bộ thân thể yếu đuối, mỏng manh của người nữ tu trải dài thẳng thắn, đứng đắn trên chiếc giường đơn bằng sắt sơn màu xanh xám giản dị. Rồi mệt mỏi, chị thiếp đi lúc nào không biết.
Có tiếng gọi chị Giáo ơi, chị ở đâu rồi. Chị Ngần uể oải ngồi dậy, nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường và nhận ra giờ giấc đã đi qua nhanh không tưởng, đến giờ cơm, mấy lượt chuông gọi không nghe. Như vậy là chị đã ốm thật rồi, không, chỉ là ngủ mệt quá giờ Kinh Trưa thôi.
Bữa cơm trưa Giáo Ngần ăn không ngon miệng. Chị không ốm nhưng không thấy vui. Không thấy vui nên ăn không ngon. Cám ơn xong, chị đi về sân nhà Tập ngay để lướt qua một lượt những gì mà ban sáng chị chưa kiểm tra được.
Có mấy thứ chị không được hài lòng. Min, Thơ cắm hoa lại sót một cành lá đây, cái bình này không dùng thì cất lên kệ, sao cứ để chơ vơ ở sàn rửa ? Lúp ai bay ngang sân kia ?
Trông thấy Hướng, chị nhớ ra lỗi của em ấy, chị bảo Hướng sáng nay cô vào lễ trễ như vậy thì hôm nay phải kiếm giờ đọc bù 50 kinh, phạt luôn, xong, nghĩ, bao nhiêu kinh mới bù cho đáng, chị đâm ra bực dọc vì cái lỗi này khó phạt quá, bấy giờ chị mới nhận ra giáo dục là một việc rất khó khăn, huấn luyện là một trách nhiệm lớn lao biết chừng nào. Mỗi người phải tự ý thức sống theo kỷ luật cho nghiêm chỉnh chứ sao cứ để cho người khác phải quản lý mình vậy? Chị thoáng trông thấy nét mặt Hướng ngạc nhiên, hai mắt nó mở to, miệng nó chẩu ra không kiểm soát, nhưng rồi nó biết lỗi và chỉ thưa nhỏ nhẹ:
- Thưa chị vâng ạ. Em xin lỗi chị.
Em xin lỗi chị là thế nào, toàn lỗi với Chúa, với tập thể mà cứ xin lỗi một người là xong? Mấy người cứ làm như tôi là cái sọt rác cho mấy người muốn vứt cái gì vào cũng được hở?
Ô hay, sao mình tức cái con bé này quá. Nó chỉ biết xin lỗi và xin lỗi.
Chị giáo Ngần kềm lòng, kềm lưỡi, không thì chị sẽ phải gắt gỏng lớn tiếng mất thôi. Chị với chậu quần áo của chị trên kệ xuống, mở nước, rắc chút bột giặt, công việc này giúp chị bớt giận dữ, bực mình.
Ngay khi ấy, một tiếng kêu đánh xoảng, liên hoàn, mấy cái chậu nhôm trong tay em Nhàn mang từ nhà bếp về rơi xuống đất, lần lượt lăn theo nhau một đoạn rồi cùng đổ kềnh trên nền nhà. Nhàn toét miệng cười vô duyên, lấm lét nhìn chị giáo, hai tay vội vã thu gom mấy thủ phạm hại người dã man. Tại chúng mày trơn qúa đấy nhá, không phải tại người bưng đâu. Cả như mọi khi, mỗi lần Nhàn hậu đậu là từ chị Giáo cho đến các chị em trong lớp được dịp nổ vang một trận cười vui nhộn, nhưng hôm nay, lúc này, giữa cơn dầu sôi lửa bỏng thế này đây , không đùa được đâu. Bề trên đâu có cười, ai dám cười ?
Bỗng từ đâu, Lanh hớt hơ hớt hải chạy đến, hùng dũng như một trang chiến sĩ chuẩn bị nhảy lên lưng chiến mã oai phong ra trận, bình tĩnh (bình tĩnh mà run), lại gần chị Giáo:
- Thưa chị, ( từ từ, run nhiều hơn bình tĩnh), e..m .. đổ dầu hôi vào chỗ nến dính trên khăn trải bàn thánh, nó không đi ạ. Xin chị dạy cho em phải làm sao ạ.
- Thế bây giờ nó làm sao ?
- Dạ thưa chị, dầu nó loang lung tung mà nến còn nguyên ạ. Em có vò vò… (Lanh làm động tác nắm hờ hờ hai bàn tay, day tới day lui ..) mà nến vụn ra chứ vẫn bám vào vải.
Chị giáo Ngần lắc lắc đầu, không được, đâu phải vậy, vậy ra chuyện này chị chưa dạy các em à? Chị tưởng tượng ra chiếc khăn trải bàn thánh trắng tinh như tuyết đang phải nhớp nháp, hôi nồng nặc mùi dầu hỏa mà khó chịu quá, cái chất gì gớm ghiếc ở trong bụng nó đang chực trào đưa lên cổ họng chị. Chị nhăn nhó với cô em Tập :
- Thôi em cứ để đấy chị làm. Em đừng vò còn hơn.
Hai chị em nín thinh, không nói gì thêm. Chị Ngần không nhìn Lanh, chị chăm chú giặt chiếc áo đen của chị. Lanh mất hết dũng khí, Lanh muốn nói em tưởng dầu hôi lau được nến trên vải, nhưng sự im lặng bất ngờ của bề trên làm cô ngỡ ngàng, sợ hãi không thốt nên lời. Cô cứ cúi đầu, không biết làm sao bây giờ. Chợt lén thấy ánh mắt xúi bẩy của Min, ra chiều: Biến đi là vừa, cô nhìn “sếp”, lí nhí trong miệng: Em xin lỗi chị em đã làm bẩn khăn. Em không biết, xin chị dạy ạ. Lạ chưa, chị giáo Ngần cũng vẫn ắng ngắt với Lanh. Chị cứ giặt. Chị giận Lanh sao? Chị ơi đâu đáng. Lanh buồn bã, lủi thủi bước đi, cô sắp khóc.
Chỉ loáng lúc sau, trong một góc sân nhà, góc rất riêng, rất kín, ý là gần khu nhà vệ sinh í, đã có tiếng xì xào của ai đó vang lên, xì xào thật bé, thật khẽ: Chị Giáo sao thế nhỉ? Hôm nay sao dữ dằn lạ lùng vậy ta ?
Không ai biết câu trả lời.
Không có câu trả lời. Chỉ thấy thương Lanh.
Một bầu không khí hoang mang và “théc méc không biết hỏi ai” đang lan nhanh trong khu nhà Tập. Tất cả các cô gái trẻ trung xinh xắn, ngoan ngùy, tất cả các bà xơ nhí hồn nhiên vui tươi đều đang trải qua những giây phút căng thẳng nhất đời, à không, nhất thời thôi, chứ không đến nỗi tệ lắm, nhưng thật sự là tất cả đang cùng mang một tâm trạng lo âu, sợ sệt .
Có một sự thay đổi nào đó đang làm các cô suy nghĩ nhiều, chắc chắn sự thay đổi này có ảnh hưởng đến đời sống chung, đến mọi người trong Tập viện. Đó là tính tình của chị Giáo . Eo ôi, chị Giáo mà buồn, mà khó, thì cả lớp làm sao vui, làm sao quậy. Sống trên đời này mà không được vui, không được quậy thì còn ý nghĩa gì.
Tối hôm ấy, trong không gian tĩnh lặng, tiết trời dịu êm, ở một góc khuôn viên nhà Tập, có hai bóng đen âm thầm dắt nhau ra ngồi ở gốc cây Ngọc Lan tâm sự :
-Hôm nay là một ngày buồn.
-Ừ, buồn quá.
-Mất vui.
-Mất vui lại còn lo nữa.
-Chị lo thế nào ?
-Thì lo ngày mai làm sao ấy, lỡ có chuyện gì ..
-Ừ, phải đứa nào, đứa ấy lãnh đủ.
(Cả hai im lặng một lúc lâu rồi lại thì thầm tiếp):
- Nghĩ ra được biện pháp gì tích cực chưa ?
-Chưa. Nhưng… Này, có phải chị Giáo …
-Sao ?
-Có phải … người già tính tình khó chịu lắm phải không?
-Chị Giáo mình đâu đã già . Vớ vẩn.
-Chị Giáo chưa già, nhưng chị Giáo chỉ nhỏ hơn mẹ em năm tuổi. Năm ngoái… em về hè, em thấy mẹ em…
-Làm sao ấy phải không ?
-Ừ, khó chịu, hay cáu gắt.
-Mẹ em cũng thế thôi, cả tỉ việc nhà đổ trên đầu…
-Không, không phải cáu vì bận rộn đâu. Cáu vô lý, cáu vô cớ.
Bóng đen kia không biết nói gì, ngồi im, đợi nghe tiếp.
-Không phải mình nói xấu mẹ nhưng bấy giờ em thấy tức mẹ em lắm. Chẳng có gì cũng giận bố, mẹ bảo tự nhiên thấy ghét bố… Bố em dễ thương lắm, bố không giận lại mẹ, yêu mẹ hơn, bố tìm dịp để chiều mẹ, bố bảo chúng em cố gắng làm cho mẹ vui… Một hôm, bố gọi em đến ngồi nói chuyện như hai đứa mình nãy giờ thế này này. Bố bảo, tình trạng của mẹ không có gì là lạ, chỉ một thời gian thôi rồi mẹ lại bình thường. Người phụ nữ trung niên nào cũng có một giai đoạn rất khó chịu như vậy. Rồi sẽ hết thôi. Phải biết để cảm thông, thương yêu và tha thứ cho họ.
-Ai cũng thế à?
-Ừ, phụ nữ ai cũng thế. Chị Giáo mình cũng thế.
(Bóng đen này vừa nói vừa nghiêng đầu gần sát mái đầu kia, bàn tay phải đưa lên che miệng bởi cô sắp tuyên bố cho bạn biết một.. phát hiện rất khoa học):
- Tin em đi, Giáo mình đang bị… ấy đấy.
Ấy là cái gì ?
Cầu xin Chúa cho cái ấy mau qua.
ANNA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét