#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông tin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thông tin. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

MARATHON CHUỖI MÂN CÔI THÁNG 5

MẸ LAVANG

XIN ĐỨC MẸ CẦU CHO CHÚNG CON VÀ TOÀN THẾ GIỚI
TRONG CƠN ĐẠI DỊCH COVID19 NÀY.

 CUBA

BỈ


FATIMA


ISTANBUL


LOURDES


MỄ DU


NAGASAKI


THỔ NHĨ KỲ ( Nhà Đức Mẹ )

TÂY BAN NHA


QUÉBEC- CANADA

SYDNEY- AUSTRALIA


ZARVANYTSIA-UKRAINA
Ukraina


MIẾN ĐIỆN


GUADALUPE- MEXICO


Gozo, Malta


ALTOTTING - GERMAN

LIBAN

Pompeii-Naples-Italia

( Ảnh : Thanh Hương)

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

2021 : NĂM THÁNH GIUSE

 


Vào thứ Ba 8/12/2020, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã công bố Năm Thánh Giuse, để kỷ niệm 150 năm ngày thánh nhân được công bố là người bảo trợ Giáo hội hoàn vũ.

Đức Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết ngài thiết lập Năm Thánh này để “mọi tín hữu theo gương Thánh Giuse, củng cố đời sống đức tin bằng cách hằng ngày thực hiện trọn vẹn ý muốn của Chúa.”

Dưới đây là những điều bạn cần biết về Năm Thánh Giuse:

Tại sao lại có những năm được mang các chủ đề cụ thể (từ Giáo hội)?
Giáo hội cử hành diễn trình của thời gian qua lịch phụng vụ – bao gồm các lễ như Phục sinh và Giáng sinh, và các mùa như Mùa Chay và Mùa Vọng. Ngoài ra, các vị Giáo hoàng còn có thể dành riêng những khoảng thời gian nào đó để Giáo hội suy ngẫm sâu sắc hơn về một khía cạnh cụ thể của giáo huấn hoặc niềm tin Công giáo. Một số năm trước đây đã được các vị giáo hoàng gần đây chọn lựa như thế, bao gồm Năm Đức Tin, Năm Thánh Thể và Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Lý do để Đức Giáo hoàng công bố Năm Thánh Giuse?
Khi tuyên bố Năm Thánh Giuse, Đức Giáo hoàng Phanxicô lưu ý rằng: Năm nay kỷ niệm 150 năm ngày Giáo hoàng Piô IX tuyên bố Thánh Giuse là người bảo trợ Giáo hội hoàn vũ vào ngày 8-12-1870.

Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết đại dịch coronavirus khiến ngài càng thêm mong muốn suy ngẫm về Thánh Giuse, vì rất nhiều người trong đại dịch đã âm thầm hy sinh để bảo vệ người khác, giống như Thánh Giuse đã âm thầm bảo vệ và chăm sóc Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

“Mỗi người chúng ta đều có thể khám phá rằng Thánh Giuse – một người chẳng được để ý – vẫn hiện diện hằng ngày cách âm thầm kín đáo, để cầu thay nguyện giúp, trợ giúp và hướng dẫn chúng ta khi gặp khó khăn,” Đức Giáo hoàng viết.

Đức Giáo hoàng cũng cho biết ngài muốn nhấn mạnh vai trò của Thánh Giuse trong tư cách là một người cha phục vụ gia đình bằng tình thương và khiêm nhường. Ngài nói thêm: “Thế giới của chúng ta ngày nay cần những người cha”.

Năm Thánh Giuse bắt đầu và kết thúc khi nào?
Năm này bắt đầu từ ngày 8-12-2020 và kết thúc vào ngày 8-12-2021.

Những ân huệ đặc biệt nào được ban trong năm nay?
Khi người Công giáo cầu nguyện và suy ngẫm về cuộc đời của Thánh Giuse trong suốt năm tới, họ có cơ hội nhận được ơn toàn xá, nghĩa là được miễn trừ mọi hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra. Ơn toàn xá này có thể được dành cho bản thân hoặc cho một linh hồn trong luyện ngục.

Ân xá đòi hỏi phải thực hiện một hành động cụ thể do Giáo hội xác định, cùng với việc xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng, và không vướng mắc tội lỗi.

Những ân xá trong Năm Thánh Giuse có thể nhận được nhờ một số lời kinh và hành động khác nhau, bao gồm việc cầu nguyện cho những người thất nghiệp, phó thác công việc hằng ngày của mình cho Thánh Giuse, thực hiện những hành vi của lòng thương xót bên ngoài hay trong lòng, hoặc suy niệm Kinh Lạy Cha ít nhất 30 phút.

Tại sao Giáo hội tôn kính Thánh Giuse?
Người Công giáo không tôn thờ các vị thánh, nhưng cầu xin sự chuyển cầu trên trời của các ngài trước mặt Thiên Chúa và tìm cách noi gương các nhân đức của các ngài trên mặt đất này. Giáo hội Công giáo tôn kính Thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu. Ngài được gọi là vị thánh bảo trợ của Giáo hội hoàn vũ. Ngài cũng là người bảo trợ cho công nhân, cho các người cha, cho mọi người được ơn chết lành.

( Nguồn : Web CongGiao 247)


Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN TIẾP THEO


Từ hôm nay, Bạn cứ mở Youtube, tìm từ khóa Thánh Lễ trực tuyến để tham dự Thánh lễ ở nhà theo ngày nhé. 
Dĩ nhiên, xin lưu ý Bạn nhớ lời dặn Những lưu ý của UBPT về TL Trực Tuyến. Mong rằng các Giáo phận sẽ có thêm nhiều Thánh lễ Online để giáo dân có nhiều lựa chọn. Như Thánh lễ hôm nay, thứ Ba, ngày 31.tháng 3 năm 2020 :

Sàigòn :



Hà Nội :

Xuân Lộc :

Ban Mê Thuột : 

Long Xuyên : Chương trình trực tuyến của Long Xuyên

Kon Tum : Theo link dưới đây, bạn có được thông báo về  Thánh Lễ trực tuyến của các Giáo Phận trên toàn quốc. Xin cảm ơn Giáo phận Kontum :
Cập nhật các Thánh lễ trực tuyến tại các Giáo phận trong mùa dịch Corona 


Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

VỀ THÁNH LỄ TRỰC TUYẾN


Ủy ban Phụng Tự: 

những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ



Thánh lễ là “hành vi cao cả được thực hiện để tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa con người” (Hiến chế về Phụng vụ thánh, Sacrosanctum Concilium, số 7). Vì thế, ở mọi nơi và trong mọi trường hợp, thánh lễ cần phải được chuẩn bị, cử hành và tham dự trong tâm thế và tư thế xứng hợp với giá trị linh thánh của hành vi phụng vụ cao cả này. Đối với nhiều hoàn cảnh đặc thù như tại bệnh viện, trại giam, hoặc những tình huống ngoại thường hay cấm cách, Hội Thánh không ngừng tìm kiếm những phương thế thuận lợi nhất để giúp các tín hữu không ngừng liên kết với Đức Kitô Thượng Tế và nhiệm thể của Người là Hội Thánh, nhờ đó kín múc dồi dào ân sủng từ suối nguồn Thánh Thể. Ngày nay với những phương tiện kỹ thuật trực tuyến và truyền thông xã hội, các tín hữu có thể tham dự thánh lễ theo nhiều cách thức đa dạng; tuy nhiên, các phương tiện trực tuyến có thể đánh mất tính linh thánh của cử hành phụng vụ. Vì thế, trong hoàn cảnh của đại dịch COVID-19 hiện nay, Ủy ban Phụng tự lưu ý những nguyên tắc chung cho việc cử hành và tham dự thánh lễ trực tuyến như sau:
1. Về kỹ thuật, vài cách thức trực tuyến phổ biến hiện nay gồm có (1) phát trực tiếp: thu hình/ quay phim và truyền trực tiếp cùng thời điểm (livestream); (2) phát lại: những chương trình đã được “phát trực tiếp” còn lưu trên các kênh truyền thông và không gian mạng (ví dụ: Youtube, ứng dụng truyền hình,…); (3) thu sẵn: sản xuất một chương trình với mục đích để phát lại sau đó theo thời gian định sẵn (pre-recorded).
Trong phụng vụ, khi giám mục giáo phận cho phép, chương trình trực tuyến thánh lễ trong giáo phận chỉ được sử dụng cách thức “phát trực tiếp” để thu và phát sóng thánh lễ đang cử hành cho cộng đoàn tham dự từ xa. Như thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, các tín hữu nên tham dự thánh lễ “phát trực tiếp” để được hiệp thông cách trọn vẹn và sống động, hơn là xem các thánh lễ được “phát lại” trên mạng sau thời điểm đã cử hành. Phương thức “thu sẵn” một thánh lễ với ý định để phát lại vào thời điểm sau đó thì không được chấp nhận là một cử hành phụng vụ trực tuyến.
2. Do “việc truyền thanh và truyền hình về những hoạt động thánh, đặc biệt về việc cử hành thánh lễ, phải được thực hiện cách xứng đáng và thận trọng dưới sự hướng dẫn và đảm bảo của người có đủ năng lực do các giám mục chỉ định” (SC số 20), giám mục giáo phận chịu trách nhiệm đối với các chương trình trực tuyến thánh lễ để luật phụng vụ được tuân thủ cách đầy đủ: cử hành đúng lịch phụng vụ, đúng bản văn phụng vụ và kinh thánh đã được phê chuẩn,… (x. SC số 22). Vì thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, giám mục giáo phận cần chỉ định các nhà thờ và linh mục được chính thức cử hành thánh lễ phát trực tuyến nhằm tránh những vi phạm kỷ luật phụng tự đối với bí tích cao cả này.
3. Vì bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ Hội Thánh nên dù thánh lễ được cử hành riêng hoặc với cộng đoàn phụng vụ, được phát trực tuyến hay không, các linh mục vẫn cần có những chuẩn bị xứng hợp về tâm hồn cũng như những yếu tố đòi buộc theo quy chế tổng quát của sách lễ Rôma:
- Thành tâm cử hành mầu nhiệm thánh thật sốt sắng và trang nghiêm; không hời hợt, vội vã;
- Lưu tâm đến lễ phục (áo alba, dây các phép và áo lễ), khung cảnh phụng tự và chỉ cử hành trong nhà thờ hoặc nhà nguyện;
- Không tự ý bỏ hoặc giảm bớt các yếu tố của nghi thức thánh lễ.
Cách riêng khi cử hành các thánh lễ được phát trực tuyến, vì cộng đồng mạng tham gia chương trình trực tuyến bao gồm anh chị em thuộc các tôn giáo bạn và nhiều thành phần xã hội mở rộng nên chủ tế cần lưu tâm thêm đến những yếu tố sau:
- Chuẩn bị bài giảng chu đáo, ý thức đây là cơ hội loan báo Tin Mừng;
- Chọn lựa ngôn từ để xây dựng một cộng đồng yêu thương, hợp nhất theo tinh thần Phúc Âm;
- Cần tập trung làm nổi bật sự hiện diện của Chúa Kitô trong cử hành phụng vụ, tránh những thái độ phô diễn cá nhân;
- Ý thức đang cử hành với cộng đoàn phụng vụ tham dự trực tuyến.
4. Khi người tín hữu ở trong hoàn cảnh đặc thù như hiện nay, không thể tham dự cử hành bí tích tại giáo xứ, họ vẫn có thể hiệp thông với Hội Thánh đồng thời lãnh nhận ơn chữa lành và an ủi của Chúa qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến tại nhà. Tuy nhiên, các tín hữu vẫn phải tham dự thánh lễ được trực tuyến một cách ý thức, tích cực và trọn vẹn với những ưu tiên sau:
- Chuẩn bị tâm hồn và y phục như tham dự thánh lễ tại giáo xứ với cộng đoàn phụng vụ, có thể đọc kinh, suy niệm Lời Chúa trước giờ tham dự trực tuyến;
- Tham dự thánh lễ trực tuyến như khi đang hiện diện giữa cộng đoàn phụng vụ tại giáo xứ: không sử dụng điện thoại, không làm việc riêng, vẫn thưa đáp (và hát), thực hiện các tư thế, cử chỉ tôn kính và giữ thinh lặng theo quy định của thánh lễ;
- Hiệp ý với chủ tế để cầu nguyện cho các nhu cầu của Hội Thánh, cộng đoàn và cá nhân, đặc biệt cho các nhu cầu khẩn thiết trong cơn đại dịch này;
- Cần có tâm hồn thành tâm thống hối và ước ao kết hợp với Chúa bằng việc rước lễ thiêng liêng. Mỗi giáo phận có thể hướng dẫn kinh nguyện cho tín hữu chuẩn bị tâm hồn rước lễ thiêng liêng;
- Sau khi tham dự thánh lễ cách trọn vẹn (từ xa), cần ý thức sống giá trị bí tích vừa tham dự và bổn phận loan báo Tin Mừng cứu độ.
Ngày 27 tháng 03 năm 2020.

Ủy ban Phụng tựtrực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam


Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

BẢO VỆ PHỔI VÀ CỔ HỌNG

 Chai nước luôn để trước mặt nhé Bạn.
Cứ 15 phút chịu khó uống một vài ngụm nước lọc để bảo vệ phổi và cổ họng Bạn trong nạn dịch  Covid -19 đang rất nguy hiểm này  .
Mong mọi sự bình an đến với Bạn và những người thân yêu của Bạn.
Cầu xin cho mọi người được an toàn, xin cho thế giới sớm  thoát qua khỏi nạn dịch.
Xin Chúa ban cho mọi miền trên địa cầu một không khí trong lành, một thiên nhiên xanh tốt, vì Danh Chúa Giê-su yêu thương nhân loại chúng con muôn đời.
Xin Chúa mau đón nhận mọi Linh hồn đã qua đời vì dịch bệnh này.


Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

XIN CHÚA ĐÓN NHẬN


TƯỞNG NIỆM 39 NẠN NHÂN 
CHẾT TRONG THÙNG ĐÔNG LẠNH 
SANG ANH.
XIN CHÚA ĐÓN NHẬN CÁC LINH HỒN MÀ CHÚNG CON ĐANG TIẾC THƯƠNG.

 

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

TANG CHUNG


Có phải sự im lặng trước nay của tôi đã góp phần vào việc đưa đẩy các Em trẻ phải bỏ gia đình, quê hương, ra đi tìm tự do,để rồi phải chết thảm thế này không ?  Đúng đấy, và tất cả chúng ta đều nặng nợ với Linh Hồn các Em.
 

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2019

THÁNH THI THÁNH GIÁ HIÊN NGANG



Bài Thánh Ca THÁNH GIÁ HIÊN NGANG

Vì bài hát này có tới 11 Tiểu khúc, hai giai điệu khác nhau, lại  lên xuống nhiều lần giữa Điệp khúc và Tiểu khúc, làm cho một số  Ca Trưởng phải lúng túng  vì muốn sắp xếp sao cho hai bè Duo đỡ mệt. Câu hỏi của các Anh Chị  là  : Có thể thay đổi thứ tự các Tiểu khúc không ?
Tôi nghĩ rằng công sức tập hát của ca viên là đáng trân trọng . Vậy, tùy Ca trưởng, ở bài này, các Anh Chị thay đổi thứ tự các Tiểu khúc, trước là sao cho hợp lý với ý nghĩa của bài Thánh Thi , sau là sao cho người xướng có sức hát . 
Xin đăng nội dung Bản Văn ca ngợi Thánh Giá Chúa , trích trong Các Giờ Kinh Phụng Vụ , để quý Anh Chị nghiên cứu .
Thánh Thi trong Kinh Sáng CHÚA NHẬT LỄ LÁ (giáo hội đọc sáng hôm nay, trước Thánh lễ )chính là Xuất xứ Cảm Hứng của bài Thánh ca THÁNH GIÁ HIÊN NGANG. 
ht.


                                                        Kinh Sáng
                                              CHÚA NHẬT LỄ LÁ
                                                           lễ trọng

Thánh thi 

          Sầu chất nặng, thêm giấm chua mật đắng,
          Đinh sắt, lưỡi đòng, gai nhọn đâm thâu
         Thân nát tan và máu nước tuôn trào
         Cho vũ trụ càn khôn được thanh tẩy !

          Ta tin thật muôn rừng xanh chẳng thấy
          Một cây nào : cành, hoa, quả như ngươi !
          Mấy mũi đinh nhẹ quá, thập tự ơi, 
          Sao mang nổi tấm hình hài vô giá  ?

          Rủ cành xuống, hỡi cây cao bóng cả,
          Giãn thở ra cho thân cứng hóa mềm,
          Như chiếc giường vừa trải nệm ấm êm
          Chờ Vua Cả đến đặt mình nằm xuống .

          Ôi thập tự, chỉ ngươi là xứng đáng
          Giá chuộc đời, đem cất giữ trong tim !
          Biển trần gian, tàu cờ hiệu Máu Chiên,
          Ngươi rước kẻ đắm chìm cho cập bến.

         Cung trầm bổng dệt bài ca cầu nguyện,
         Xin khấu đầu thượng tiến Chúa Ba Ngôi
         Đã đổ hồng ân cứu chuộc loài người,
         Muôn muôn thuở, xin dâng lời vinh chúc !

( Trích CGKPV, Kinh Sáng Chúa Nhật Lễ Lá)