#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

TÔI THƯỜNG RA VÔ KHÁM CHÍ HÒA

Đi theo đường hầm này để đến bực thang vòng vo dẫn lên lầu.
Lớp dạy chữ cho thiếu nhi phạm pháp nằm ở tầng  Hai.

Tôi đã thường ra vô khám Chí Hòa.
Đó là thời gian từ cuối năm 1974 sang đầu năm 1975, tôi nhận bài sai sếp Nhất cử vào Chí Hòa dạy học cho trẻ con trong khám. Đó là  một lớp gồm các Thiếu Nhi Phạm Pháp, chính xác hơn là mỗi tuần hai buổi đều đặn tôi vào dạy chữ cho một đám con nít chuyên ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp. Vì hằng ngày chúng bận làm các việc đó nên không có thời giờ đi đến trường lớp với các bạn cùng tuổi. Sau một thời gian hành nghề thì chúng gặp hạn, gặp xui, gặp cảnh sát, bị bắt bỏ vào đây. Trong nhà tù có khoảng 50 trẻ như thế, tôi vào để cầm tay từng cháu dạy tô, đồ, viết , dạy cho các cháu đọc chữ Quốc ngữ, học làm toán Cộng Trừ. Đứa lớn nhất chỉ 12, bé nhất có cu cậu lên 9.
Vài buổi đầu vào lớp, khi các thiếu nhi phạm pháp đang cắm cúi xuống trang vở để tập viết hoặc làm toán, tôi thường kín đáo ngắm từng đứa, có ý tò mò xem đầu chúng có giống đầu trâu và mặt chúng có giống mặt ngựa không.
Nhiều lần như thế là tôi đã nhận diện được từng khuôn mặt học trò của tôi và thuộc tên từng đứa.
Thậm chí tôi còn có thể nhớ bàn tay một vài bé có ghẻ ở  ngón nào.
Hầu như tất cả chúng nó đều ghẻ, ghẻ kinh ! Mùi ghẻ toát ra từ cơ thể lũ trẻ bao gồm các thứ hoi hoi, tanh tanh, lờ lợ, giống như mùi mủ và máu ở những bệnh nhân phong, nhưng cô quánh hơn, nồng hơn, vì chỗ ở tù túng hơn. Buổi đầu vào lớp tôi muốn ọe. Buổi tiếp theo nhờ nhìn vào những đôi mắt thơ ngây , tôi quên được mùi nhà tù. Đến buổi thứ ba thì cô trò bắt đầu trò chuyện. Tôi vẫn luôn là một cô giáo trẻ ngây thơ ở tuổi đôi mươi lần đầu tiếp xúc với những khốn cùng của xã hội. Mặc dù rất muốn tìm hiểu tất cả cuộc đời các cháu để tìm cách giúp các cháu sống tốt hơn chứ không hẳn là dạy chữ, sợ ban giám đốc khiển trách, tôi chỉ dám len lén hỏi thăm riêng từng trường hợp phạm pháp, mỗi khi cúi xuống trang vở trắng, giả vờ chỉ dạy cháu.
Khi nhìn vào mắt chúng, tôi biết chúng luôn trả lời những câu tôi hỏi một cách rất thật thà.Vả lại, có vẻ chúng cũng mến tôi vì nơi tôi có sự  trắc ẩn, gần gũi chúng.
Chúng không ngờ được là trong lòng, tôi coi chúng như cháu, như em tôi vậy, làm sao tôi có thể xa lánh chúng được. Thực sự là chúng đáng được yêu thương hơn trẻ con ngoài xã hội, những trẻ đang được cha mẹ bao bọc đầm ấm. Tôi yêu chúng.
Tôi đã có một bảng thống kê như sau :
Bé nam nhiều hơn bé nữ.
Thông thường tội chúng là giựt đồ ngoài bến xe, chợ búa, cửa hàng đông người qua lại.
Đa số là con nhà nghèo hoặc mồ côi.
Hầu hết là ...khôi ngô, xinh xắn và ...bẩn thỉu.
100% là có đôi mắt đẹp, đôi mắt của thiên thần.Những thiên thần có ghẻ.
Bạn sẽ thắc mắc rằng sao bảo yêu chúng mà không làm gì cho chúng ?
Bạn ơi, mỗi lần vào lớp là tôi có dịp tỏ lòng yêu thương các cháu qua việc dạy các cháu học đó chứ. Tôi còn dự tính nhiều điều có ích cho chúng nữa , nhưng một ngày kia, ...
Một ngày đáng nhớ, tôi phải xa tất cả các chúng trong khoảnh khắc.Đó là vào một ngày cuối tháng Tư, tôi ở nhà, nghe radio đọc tin quân quản chế độ mới tiếp thu khám Chí Hòa.
Khi ấy, tôi chắp tay cầu cho các cháu của tôi an toàn, bình an và gặp may mắn trên đường đời.
Điều nguyện xin lúc này là cho các trò bé nhỏ của tôi  gặp được người thân và ...hết ghẻ.
Dĩ nhiên, vẫn phải nghèo như cô.
Ai biết được ! Có thể là bây giờ, đâu đó nơi ngoại quốc, những khuôn mặt trẻ thơ bé bỏng tôi gặp và yêu trong khám Chí Hòa năm xưa, nay đã có những em đang trở thành những người Việt Nam tha hương với tài năng, đức độ rạng danh giống nòi...Mong thay !

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

KỶ NIỆM DẠY HỌC

(ảnh minh họa)

Sống trên đời ai cũng phải có nghề mưu sinh, mình thì hình như là không, không biết theo nghề gì, không biết làm nghề gì, không biết thích nghề gì.
Nhờ trời cho ở vào bên "thua cuộc" nên hồi đó mình biết được mấy nghề : Dệt chiếu, móc áo, móc khăn, làm bánh, đồ xôi, dạy học nữa, dạy tiếng Việt cho người không biết chữ và dạy tiếng Anh cho các quý bà chờ chồng bảo lãnh đi Mỹ. Tất cả những nghề đó mình đều hiền lành cặm cụi làm mà không biết đến đồng lương vì bằng cách này cách khác, người lãnh lương không phải là ta, hoặc hoặc nai lưng lao động rồi hợp tác xã không trả tiền công, hoặc hợp tác xã không có tiền trả công, hoặc lãnh lương về nộp cho mẹ hết. Nói tóm lại là từ năm 1975, cuộc đời dân ta sống ngày nào biết ngày đó. Mình như mọi người.
Hồi đó có hai chuyện, là hai lần mình hành nghề dạy học trong tình cảnh rất lạ và ngộ.
Chuyện thứ nhất :
Dạy chữ cho bác chủ tiệm Giò chả Lan Hương nổi tiếng chợ Ông Tạ.
Bấy giờ ông Tạ còn sống, chợ Ông Tạ cũ vẫn còn, cửa hàng giò chả Lan Hương ở trong chợ, khoảng cuối dong thứ ba. Bà Lan Hương người phốp pháp, phương phi, trắng trẻo. Không nhớ ai đã giới thiệu cô giáo trẻ này tới dạy chữ cho bà. Mỗi lần mình đến, bác học với vở bút nghiêm chỉnh. Bác gò chữ cẩn thận, học đánh vần kiên nhẫn, tưởng như một học trò ở tuổi nhi đồng chứ không phải là một bác gái năm mươi bắt đầu khai tâm a,b,c, tuy nhiên bác học rồi quên, không nhớ lâu. Được cô giáo có tính về hùa, trò lười thì cô cũng lười, không hề có một thứ luật nào ép buộc. Vì thế có nhiều lần đến dạy bác Lan Hương học nhưng hầu hết thời giờ là hai bác cháu nói chuyện chơi, chính là nghe bác kể chuyện nhà bác cách thân tình. Mình chẳng nhớ một chuyện gì hết, ngoại trừ chuyện cháu Nội của bác chết năm lên Bốn.
Một lần, bác dẫn mình vào nhà trong, cho xem bàn thờ cháu Nội của bác. Trời đất ! Bàn thờ lớn lắm, đàn ra hết nửa căn nhà, bày biện đủ các thứ : nhang đèn hoa quả trái trăng. Đèn thắp sáng trưng liên tục ngày đêm. Cháu bé trong di ảnh rất đẹp trai, khôi ngô tuấn tú, thương lắm, cháu mới mất đây thôi. Bác Lan Hương kể hôm ấy bố cháu mua cho cháu cây cà rem. Cháu đang ăn  kem thì mắt trợn ngược, lăn ra không biết gì nữa, rồi đi . Chỉ có thể hiểu là cháu bị nghẹn miếng kem, không thở được, thế thôi. Thật tội nghiệp! Bà Lan Hương nói cháu bà rất linh, bà lập bàn thờ và hằng ngày làm người phục vụ chăm sóc bàn thờ di ảnh.
Nhà nào làm nghề giò chả thường giàu, bác Lan Hương cũng vậy.
Mỗi tháng bác đều trả học phí, mình mang về đưa hết cho mẹ. Thời ấy, chợ chẳng có gì để mua, cả nước đều nghèo, nhưng có được mối dạy kèm tại gia ổn định thế này thì thật may mắn cho mình, còn hơn bao người lam lũ khác.
Một lần bác xin nghỉ học buổi tới. Bác nói bao giờ học lại bác sẽ nhờ người báo, hồi ấy chưa có điện thoại .
Kể từ đó, hai bác cháu xa nhau mãi mãi, vì cho tới giờ vẫn không có tin tức "xin học lại" của bác giò chả Lan Hương. Đó là thời người miền Nam bán tất cả để âm thầm đi vượt biên. Không biết người học trò lớn tuổi dễ mến của mình giờ ở đâu ? Nếu ai biết bác giò chả Lan Hương đã qua đời xin cho mình tên Thánh của bác.
Và không biết nếu bác Lan Hương đi vượt biên thì ai coi sóc bàn thờ cháu Nội của bác nhỉ !
ht.
''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''
ảnh minh họa
Chuyện thứ hai :
Dạy Bổ túc văn hóa cho công an.
Bấy giờ có đợt các giáo viên đi học tập. Tại một dịp học tập chung với các đồng nghiệp gồm cả Hiệu Trưởng, Hiệu Phó, giáo viên , văn phòng ....mình vào nhóm thầy H., hiệu trưởng. Thầy rất thích xem những tấm ảnh mình vẽ chơi.
Sau đó vài năm, ai dè thầy nhớ mình khi trường mở lớp Bổ Túc Văn Hóa ( BTVH) thiếu giáo viên môn Sinh Vật, cần vẽ vời.
Thầy mời mình dạy môn ấy cho lớp gồm mấy chục người lớn, toàn công an, cán bộ quận.
Mình cũng dạy các anh em ấy bình thường như vẫn vào các lớp trẻ em khác. Không một ý tưởng kỳ thị nào len lỏi vào. Cô giáo thật ngây thơ hồn nhiên ! Hồi đó, khổ mấy thì khổ,  người trong Nam không hề có ai biết tới bốn chữ " thế lực thù địch " đâu.(Bây giờ biết rồi!).
Mình đạp xe đến lớp dạy như vậy cũng được vài tháng.
Cho đến một hôm, ấy thì cho đến một hôm, việc gì phải đến sẽ đến.
Mình nghỉ dạy lớp BTVH này không có gì  phàn nàn, hiểu là không thích hợp, thế thôi.
Cô giáo muôn đời vẫn hồn nhiên ngây thơ.
Ai đời "trên" lại chấp nhận cho một người Công Giáo làm giáo viên dạy học cho công an bao giờ !
Không biết hồi đó thầy H. có bị vạ lây không ! Cũng không biết bây giờ gia đình thầy ở đâu ?
Mình nhớ thầy cô có con gái tên Hiền.
Ai biết về thầy cựu Hiệu trưởng trên đây làm ơn cho mình biết tin nhé.
ht.
'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

NGẠI XƯNG TỘI

1. Tôi không biết có nên suy vấn đề này, nếu như nó chẳng có ích cho tôi hay cho một ai đó.
Cũng không biết, nếu bỏ qua thì có uổng phí một cơ hội tốt nào đó chăng !
Rút cục thì viết như suy tư với chính mình, xem như chuyện trò với bản thân, một cách để không bị cuộc sống vô tình, vô cảm cuốn kéo mình một cách vô ý thức.
Có lần, tôi đọc được ở đâu đó một câu tâm niệm như sau : "Ngại xưng tội thì đừng phạm tội".
Tôi biết người viết câu ấy không thích lề thói khúm núm trước các linh mục cho nên đúng là ông có ngại vào tòa giải, vì trong đó ông sẽ đối thoại với chính nhân vật nằm trong giới ông né tránh.
Vậy điều tâm niệm của ông có chí lý không , tôi nghĩ rằng không. Ông lầm rồi. Vào tòa không phải để gặp linh mục. Muốn gặp linh mục thì vào nhà xứ, đâu cần phải quỳ trước tấm phên màn mong mỏng.
Xưng tội là một hành vi mang ý nghĩa tôn giáo, thiêng liêng thánh thiện.
Đây là việc lãnh nhận Bí tích, là đến với Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa, là đứa con phạm lỗi biết hối hận, chạy đến cha nó, xin được cha tha lỗi cho.
Xưng tội không hề là một hình phạt.
Đó là về phần tác giả câu tâm niệm có yếu tố lươi huyền lười, đồng thời là một con chiên chưa hiểu đúng bản chất bí tích Giao hòa.
Thế nhưng, tôi cũng được biết lý do tại sao người giáo hữu đó ngại xưng tội, ngại đến nỗi phải tự đặt cho mình một thứ tâm niệm, một lời tự nhủ, để tự nâng vực bản thân lên khỏi sự yếu đuối, không vượt qua được một chướng ngại nào đó trong đời sống tinh thần.
Đúng là ông khó có thể đối thoại với vị ngồi tòa, chính xác là các linh mục.
Tại sao ? Lý do ?
Tôi cũng biết, và vì biết ngọn nguồn, tôi xin được tôn trọng ông dù rằng ở trên, tôi đã nhận định là ông lầm, ông sai.
2. Có rất nhiều người Công giáo ngại đi xưng tội, hình như đa số là người ở phố thị , "Một năm ít là một lần trong mùa Phục Sinh" còn ngại nữa đừng nói hàng tháng theo lời khuyên của Đức Mẹ. Một chi tiết nhỏ nhưng mang ý nghĩa không nhỏ, đó là  có lẽ ngoại trừ trong một vài dòng tu, còn thì rất hiếm thấy người ta xưng tội mặt đối mặt như trò chuyện mà xưng tội với cha. Hoặc vì mắc cở, hoặc vì không muốn cha biết mặt, hoặc vì lý do nào đó nữa..nói lên tâm trạng hay đúng hơn là đời sống đức Tin của người tín hữu chưa hoàn toàn xác quyết :  Tôi đi lãnh nhận Bí tích thứ Ba trong Đạo, chứ nào ai bắt đi khai tội lỗi với cha để cha tha tội cho.
Vào tòa xưng tội trở thành một hành vi nhân bản hết sức can đảm, phấn đấu "vượt lên chính mình".
Có một thứ tâm lý ngại xưng tội dở nhất mà cũng đáng thương nhất, đó là con chiên  vốn bất phục tư cách, đời sống, sự ứng xử của vị mục tử đang chăn dắt mình. Tôi cam đoan có không ít người cố vượt cả chục cây số để đi xưng tội cha khác. Có vô số người để tội tồn kho một cách khổ sở chỉ vì ...ngại xưng tội với cha xứ.
Còn đâu mối liên hệ mục tử-con chiên !
Còn đâu ý nghĩa thiêng liêng của Bí Tích Giao hòa cùng Thiên Chúa :
Ông cha này đâu xứng đáng cho mình xưng tội !
Ôi đức tin của chúng ta ! Phải hiểu rằng nó ...toa bằng cái gì nhỉ ! Ước gì cái "hạt cải" mà Chúa nói nó to bằng cái nhà ba tầng đi, cho chúng ta còn có thể ví von đức tin mình, chứ hạt cải thật bày bán ngoài tiệm nó bé bằng cái vẩy, còn  ví thế nào được nữa mà ví !
3. Tắt một điều :
Chỉ khi nào tôi sống kết hợp với Chúa bằng tình con thảo,Tin, Cậy, Mến,  tôi mới không phải vượt qua cái gì sất.
Khi đó tôi bay !
Nhưng giờ cánh "thiên thần" còn vương nặng nhiều thứ, chưa bay được ! Cha Xứ ơi, help me !
ht.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

LỬA BÙNG SAO NỔI !

Ảnh minh họa
Sáng ngủ nướng, xác hồn om lại, đi Lễ chiều.
Không ngờ chiều nay được tham dự nghi thức ban bí tích Khai Tâm và Thêm Sức cho 11 Tân tòng, tất cả đều là những thanh niên thiếu nữ ở độ tuổi hai mươi.
Trông  từng em nghiêm trang, kính cẩn cúc cung lên nhận lãnh những nghi thức linh mục trao ban, mình tủm tỉm cười nhớ lại kỷ niệm oái oăm năm nào, mình bị bố bắt đi ...rửa tội.
Khổ thân con bé, đã bảo không ưa Đạo Chúa, không thích các ông các bà đến nhà dạy Giáo lý hỏi thưa, thế mà rốt cục cũng phải theo Đạo. Đó là một câu tóm gọn quá trình diễn biến tâm lý của mình trong thời gian nhà mới chuyển từ Đơn Dương về Sài gòn. Năm ấy mình 15 tuổi, đã biết đòi tự do, không chấp nhận áp bức.
Năm ấy, sáng Chủ nhật nào mấy anh em cũng bảo nhau tìm cách trốn các ông các bà quản từ hướng nhà thờ đi ra. Hễ các ông bà đó xuất hiện thì không bao giờ thấy anh Hai có mặt ở nhà, ba chị em lãnh đủ. Được lần một, lần hai, ba con ranh con phải ngồi ngay ngắn tại bàn tiếp khách, nghe hỏi, miệng thưa theo sách Bổn, đến lần ba thì mình nhăn nhó kêu đau bụng chui ngay vào buồng tắm, ngồi im thin thít, ai gọi cũng không trả lời, hai con em thì chạy vù sang hàng xóm chơi, phút chốc, nhà vắng vẻ hẳn, bố phải ra tiếp các ông các bà. Bố là người lớn, lại mới trở lại Đạo, không dạy Bổn được nữa, các ông các bà quanh quẩn vài ba câu chuyện xong là cáo lui. Vừa nghe tiếng guốc dép các cụ khua bé dần tới khi im thì mình hết đau bụng, mặt mũi hớn hở chui ra khỏi cái buồng vừa bé vừa ẩm ướt, trời Saigon bức, người ngợm toát hết mồ hôi, nhưng thà thế còn hơn phải ngồi nghe Hỏi, đáp Thưa các cụ, chục câu đủ nóng hết  cả người.
Hai con em còn bé không nói, anh Hai và mình lớn rồi, trốn học Giáo Lý như thế không được, vậy mà sao hồi ấy không bị bố mẹ la mắng hay bắt buộc. Phải, ngay từ khi bố mẹ trở lại Đạo, ở Đơn Dương, nhà đã có một buổi họp gia đình, bố bảo từ nay bố mẹ theo Đạo Công Giáo, bây giờ bố mẹ đem bàn thờ và tượng Phật lên cúng trên chùa, thay vào đó, mình sẽ lập bàn thờ Chúa, gồm Thánh giá và ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, các con được tự do tín ngưỡng, chúng con muốn theo Đạo nào tùy ý. Bố hỏi ý kiến từng đứa. Chị Cả và anh Hai tuyên bố vẫn thờ Phật. Mình , thứ Ba, đưa tay phát biểu con xin theo chị và anh.
Mấy năm sau mới có chuyện về Saigon, nhập xứ Đạo mới, đám quân Ru -Rêu rơi ngay vào tầm ngắm của cha xứ là phải cho các chúng học Giáo lý.
 Ý muốn cho chúng vào Đạo chính là ở cha Xứ. Không ở con, cũng không ở bố mẹ con.
Còn nhớ như in, một hôm, bố bảo thôi chúng mày đi rửa tội hết đi cho các ông các bà ấy đừng đến nữa.
Thế đấy, "thủ trưởng" bảo đi là đi thôi, có ý thức, có mến chuộng gì đâu ! Hô đi là tại thủ trưởng cũng nản màn "Hỏi-Thưa" mỗi sáng Chúa nhật rồi.
Vào nhà thờ, cha xứ bôi muối thì nhổ đi, bôi dầu thì chùi quẹt, đổ nước thì cho là phù phép, ma thuật, bụng ấm ức, bất tuân. Cha làm gì cứ làm, kệ. Lạy Chúa, con vốn là người ngoại Đạo !
Chả cần biết Rửa Tội nghĩa là gì vì mình có ý muốn, có bằng lòng  đâu cơ chứ !
Lòng mình bấy giờ là một bãi hoang vu, lạnh lẽo đó.
Quả thế, sự tình là về sau, một cha Linh Hướng Đại Chủng viện Saigon đã phải rửa tội lại cho mình. Một kỷ niệm đáng nhớ nhất đời.
Bây giờ nghĩ lại thấy lạ thật, ngày xưa các cha xứ mình nhận chiên như vậy a ?
Cha Xứ ơi, sao cha đầy Ơn Chúa Thánh Thần mà không hun cho con ấm lên, nóng lên trước đã thì lửa nơi con mới bùng  lên được chứ.
Hôm nay, mừng cho Giáo Hội có thêm 11 Tân tòng. Quý hóa lắm ! Ước mong trong số này đừng có em nào vô duyên với Chúa như mình ngày xưa.
Chỉ buồn cha. Cha dùng chữ "người" để gọi 11 con chiên quý  này !
A, "Hôm nay có 11 người lãnh nhận ...". 
A, "tôi xin giới thiệu với cộng đoàn, đây là 11 người ...".
Nghe chữ "người"  nó lạnh lùng, xa lạ làm sao !
Cha chả cười, thầy chả cười.
Gặp mấy ông dòng Chúa Cứu Thế thì phải biết ! :  Hân hoan, vui sướng, hớn ha hớn hở, tay bắt mặt  mừng, lí la lí lắc...:
A, " Thưa quý ông bà anh chị em, hôm nay cộng đoàn chúng ta có một niềm vui lớn, đó là chúng ta được hân hạnh đón nhận 11 anh chị em đây....". 
A, " Nào hãy nổ tung tràng pháo tay mừng quý anh chị em thân thương của chúng ta đây vừa mới gia nhập Hội Thánh Chúa...".
Nghe cha nói vậy là rần rần rần rần cả nhà thờ chúc mừng đó chớ !  Phải tạo ấn tượng yêu thương gần gũi ngay từ đầu để những Tân Tòng này thấm đẫm được ý nghĩa Yêu Thương của Đạo ta.
 Phải nồng ấm, sốt mến. Truyền giáo bây giờ không thể cù rà cù rũ hay lạnh nhạt ban Bí Tích cho có được đâu. Đấy, xem cha Hậu "đi sâu đi sát" với bà con vậy bà con mới thương, mới nghe mình giảng về Chúa.
Nơi lạnh nhất không phải ngăn đá tủ lạnh mà là ở mấy tâm thất trong tim  mục tử nào tại vị vì Ghế và Bổng.
Ý chính trong bài  Phúc Âm hôm nay là Chúa Giêsu đã ném lửa vào thế gian và muốn lửa ấy bùng lên.
Lạnh quá lửa tắt mất chứ bùng sao nổi, thưa cha ! Nhân vật làm bằng chứng là chính con đây.
ht.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

NHÌN MÌNH !


Nhiều khi tôi nghĩ là tôi đúng. Chưa chắc ! Để có thể xử sự đúng tôi cần nhìn lại sự việc.
Sau đó, có thể tôi đúng cũng có thể tôi sai, nhưng cần một lúc nào đó, tôi biết xét mình.
Hãy quý những giây phút xét mình, thành thật với lòng, công bằng với người, khi ấy tôi sẽ có những quyết định sáng suốt để không phải hối tiếc.
Hãy tâm niệm rằng bao lâu tôi còn đặt cái tôi lên cao thì người khác luôn phải ở thấp hơn.
Bao lâu tôi còn muốn nắm đàng chuôi thì người khác phải buông dao.
Tất cả những hư ảo luôn che mắt mình, khi đó mình chỉ thấy tên mình sáng chói, còn người khác thì vô danh .
Thế cũng còn đỡ hơn khi tôi làm một kẻ nặc danh để  tha nhân phải chịu thiệt, đó là sự thiếu minh bạch, không công bằng.
Tinh thần người Kytô hữu phải vằng vặc như trăng rằm, tươi sáng như ánh dương, không có gì là tối tăm mù ám, bởi Thiên Chúa chính là Ánh Sáng. 
Tôi phải luôn sống như giữa ban ngày, không che đậy, dấu diếm.
Trong thái độ xét mình chân thành, tôi sẽ nhận ra tôi, rõ như nhìn vào gương, một chiếc gương tốt, luôn được lau chùi bóng loáng, xấu đẹp sẽ lộ ra, khi ấy tôi không thể thiên vị mình điều gì. Không tin ư ? Hãy ngồi vào ghế của tiệm cắt tóc, bạn sẽ thấy bạn không đẹp như bạn tưởng. Chính xác ! Vì thế, tóc của tôi luôn thẳng và dài tự nhiên. Khi cần phải cắt, chẻ đều đuôi tóc sang hai bên, với hai nhát kéo xoẹt xoẹt thế là xong.
Khỏi cần ra tiệm. Khỏi cần mua gương.
Nhìn mình trong gương thấy ....gớm lắm !
Ô hô ! Vậy sao tôi lại muốn mọi người phải kính tôi, phục tôi nhỉ ! 
ht.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

CPCĐ 21 : ĐÔI ĐIỀU VỀ CA ĐOÀN-CA TRƯỞNG

NS.Antôn TIẾN LINH nhận hoa

ĐÔI ĐIỀU VỀ CA ĐOÀN VÀ CA TRƯỞNG
Trong những năm gần đây, phương tiện thông tin liên lạc đã trở nên nhanh chóng vì sự phát triển của internet.  Những kiến thức về đủ mọi lĩnh vực cũng dễ dàng được tìm thấy…  Trước kia, việc các thanh niên, thiếu nữ gia nhập ca đoàn xứ đạo có thể vì những lý do đơn giản như là vào ca đoàn để tìm kiếm bạn đời cho mình, hay vào ca đoàn để có chỗ ngồi mỗi khi có lễ trọng, hoặc vào ca đoàn để mỗi dịp hè được Cha sở cho đi nghỉ mát…  Nhưng giờ đây, ít nhiều cũng nhờ những phương tiện truyền thông, xem ra họ đã hiểu biết nhiều hơn.  Việc gia nhập ca đoàn bây giờ, các thanh niên, thiếu nữ đã có một ý thức cao hơn và đúng đắn hơn.  Và phần lớn các ca đoàn xứ đạo hiện nay dường như đã hiểu được rằng: tham gia ca đoàn phụng vụ là một việc làm tông đồ, việc Nhà Chúa.  Việc này chỉ đơn giản là việc hát và đàn để phục vụ Thánh lễ, và nói cho đúng, mục đích là để “Tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu” (Huấn thị về Âm nhạc trong phụng vụ 1967, số 4).
Bản thân tôi cũng nhờ mạng lưới internet mà tình cờ đọc được đây đó những bản nội quy dành cho ca đoàn, cả trong và ngoài nước.  Tôi đã sưu tầm và đọc được bảy bản nội quy ca đoàn.  Theo tôi, thì đa số bản nội quy đều tốt cả, không có vấn đề gì phải bàn đến.  Nhưng trong số đó, có hai bản nội quy đưa ra cơ cấu rất chặt chẽ để tổ chức một ca đoàn.  Cơ cấu ấy có điểm chung về phẩm trật quyền hành từ trên xuống dưới, gồm có đoàn trưởng, một hoặc hai đoàn phó (một lo đối nội và một lo đối ngoại), một ủy viên phụng vụ, ca trưởng, ca phó, quản lý, thủ quỹ, các trưởng bè và phó bè (gồm Soprano, Alto, Tenore, Basso).  Một trong hai bản có nhắc đến Cha linh hướng, nhưng không nằm trong cơ cấu tổ chức điều hành.  Vậy đoàn trưởng là người có quyền tối cao trong ca đoàn!   Ca trưởng là một thành viên được điều phối phân công!?  Thoạt nhìn, chúng ta thấy cơ cấu rất lý tưởng, nhưng đối với tôi đây là điều “tưởng là có lý”.

Như đã nói ở trên, nhiệm vụ chính của ca đoàn là lo việc đàn hát sao cho đúng cho hay, để có thể xứng đáng mà “Tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu”.  Ngoài việc này ra, không có gì khác quan trọng hơn.  Ý tôi muốn nói đến những việc linh tinh khác: như thăm bệnh nhân, viếng,  đọc kinh cho người quá cố, đi công tác từ thiện…  Vậy có thể nói, người chịu trách nhiệm chính cho công việc quan trọng này là ca trưởng.  Nói cách khác, tất cả mọi thành phần trong ca đoàn, mọi hình thức cơ cấu tổ chức được làm ra cũng chỉ để hỗ trợ, vun đắp, giúp đỡ cho ca trưởng nhằm mục đích chăm sóc ca đoàn, để hoàn thành trách nhiệm đàn hát này.  Còn nếu như việc đàn hát không phải là chính yếu, thì lúc bấy giờ, ta nên kiếm cái tên gọi khác để thay cho chữ ca đoàn.
Vậy ca trưởng phải như thế nào?  Thật vậy, để đúng vai trò người ca trưởng, thì có rất nhiều đòi hỏi… Theo ý tôi, để được mọi thành phần trong ca đoàn nhịp nhàng sát cánh, không nhiều thì ít, trước hết, ca trưởng phải có năng khiếu âm nhạc; kế đến, phải được học hành chuyên môn một cách tử tế, phải có lòng đạo đức, phải tha thiết với công việc phục vụ; và cuối cùng, là phải hết lòng yêu mến, tin tưởng và tôn trọng ca viên của mình.  Tôi chợt nghĩ, có lẽ vì một số các ca trưởng không đủ kiến thức, hoặc không có các yếu tố như tôi vừa nói, hoặc hát ca đoàn lâu năm rồi mọi người bảo lên đánh nhịp, và cũng có thể vì hoàn cảnh bó buộc phải làm ca trưởng nên mới sinh ra chuyện nội quy “lý tưởng” này…, mà từ đó, đoàn trưởng hoặc ban điều hành có thể mời ca trưởng nào khác về giúp, để luân phiên hoặc thay thế đánh nhịp!  Theo như tôi hiểu, những ca trưởng này hình như chỉ là những người thợ đánh nhịp hoặc giữ nhịp cho ca đoàn hát khỏi phải lộn xộn.  Có thể nói, đây là những anh chị mà “không mợ chợ cũng đông”.  Nhưng ca trưởng thực thụ thì phải là người nắm giữ linh hồn của ca đoàn, mà qua đó thể hiện được linh hồn của tác phẩm mà ca đoàn muốn trình bày.  Vì vậy, thông thường ca đoàn chỉ có một ca trưởng là như thế.  Theo như tôi biết, hầu hết các ca đoàn hoặc dàn nhạc danh tiếng trên thế giới cũng như thế.  Ca trưởng phải quí trọng thời gian của mọi người đã hy sinh đến học hát, cần phải coi buổi học hát là một bữa tiệc âm thanh mà mình có bổn phận phải làm cho phong phú, phải làm cho nó mới mẻ mỗi ngày, để mỗi lần đi học hát là mỗi lần các ca viên có thể học thêm được một cái gì đó, không riêng phương diện chuyên môn mà cả những mối tương quan thông thường nữa.  Vì thế, nếu muốn ca đoàn phát triển cách bền vững thì các ca trưởng thực thụ phải hy sinh nhiều, phải cố gắng không ngừng về mọi mặt, để làm sao cho các ca viên yêu thích việc đi học hát.
Theo một số thông tin ghi nhận bấy lâu nay, phần nhiều các ca đoàn khi bắt đầu thành lập, thì người tuyên bố thành lập thường sẽ là ca trưởng; bởi vì họ chắc chắn phải là người có khả năng ít nhiều trong việc dạy hát…  Tuy là cũng có những trường hợp do ai đó thành lập xong, rồi mời ca trưởng nào đó về huấn luyện.  Nhưng có thể nói là đa số các ca trưởng hiện nay trong các ca đoàn lớn nhỏ ở xứ đạo đều là người thành lập ca đoàn và họ tự chăm sóc.  Thông thường, những ca trưởng này sẽ rất yêu quý ca viên của họ và làm việc một cách tận tình, như vậy mới có thể tốt đẹp được.  Khi đó, ca trưởng hiểu hết các ca viên của mình, biết khả năng hoặc giới hạn của mỗi ca viên và ngay cả những tâm tính của họ nữa.  Từ đó, ca trưởng dễ có cái nhìn tổng quan và dễ dàng có những giải pháp này khác để phát triển ca đoàn.
Nhân đây, xin kể hai câu chuyện nhỏ có thật: một là, tôi có người bạn cũng là nhạc sỹ.  Anh cũng thành lập một ca đoàn đến nay đã hơn mười năm.  Cũng như tôi, anh đã hết lòng yêu quí từng ca viên trong ca đoàn, tha thiết vun đắp mỗi tuần; nào là dạy nhạc cho ca viên; sáng tác bài hát cho hợp phụng vụ; làm sách hát…  Ca đoàn ngày càng phát triển nhân sự, hát ngày càng tốt hơn.  Vì nghĩ rằng muốn cho công việc trôi chảy hơn và có người chia sẻ, nên anh thành lập ban điều hành.  Ban điều hành có đoàn trưởng và hai đoàn phó, một lo nội vụ một lo ngoại vụ, thủ quỹ, mà chưa có các trưởng bè.  Thời gian đầu, những người này rất nhiệt tình, năng nổ.  Việc gì anh ca trưởng đề ra, họ cũng sẵn lòng làm, không nề hà chi.  Chẳng qua, anh đoàn trưởng cũng chẳng biết tí gì về âm nhạc.  Trước đây, anh được ca trưởng kêu gọi vô hát trong ca đoàn là phúc lắm rồi.  Giờ đây, anh được cắt cử lên chức đoàn trưởng!...  Nhưng không lâu sau, một buổi tối, đang khi anh ca trưởng dạy hát cho ca đoàn, anh đoàn trưởng đề nghị tạm nghỉ giữa chừng.  Ca trưởng hỏi lý do, anh trả lời rằng: để ca đoàn đi viếng đọc kinh cho người quá cố trong xứ đạo!   Sau chốc lát ngập ngừng vì sợ ca viên bị hoang mang, anh ca trưởng cũng thuận theo, nhưng trong lòng bao nhiêu bối rối băn khoăn…  Tuần lễ sau, chính anh đoàn trưởng đưa cho anh ca trưởng hai bản nội quy sưu tầm trên mạng, và còn nói thêm rằng: Cha sở đã duyệt và lệnh cho các ca đoàn trong xứ đạo tuân theo kể từ hôm nay.  Thế là quyền tuyệt đối của vị đoàn trưởng được Cha sở chuẩn nhận.  Vài ngày sau đó, anh đã nghe các ca viên xầm xì rằng: đoàn trưởng đang mời ông này, ông kia về dạy nhạc và đánh nhịp cho ca đoàn hát, nếu anh ca trưởng không chịu tùng phục quyền đoàn trưởng của anh ta!  Thật nghiệt ngã!  Tôi được nghe anh ca trưởng tâm sự.  Anh cho rằng nếu mình ra đi lúc này, thì có thể nhiều người sẽ nghĩ mình coi trọng cái “quyền” bấy lâu nay; mà ra đi thì đau đớn lắm!  Điều đó, như cắt đi khúc ruột của mình vậy, vì anh xem ca đoàn cũng như con của mình với biết bao tình yêu dành cho nó… Còn nếu ở lại, thì đúng là không thể làm việc được.  Anh sợ rằng, Cha sở thấy lộn xộn mà giải tán ca đoàn.  Đó là điều mà anh không muốn nhìn thấy.  Tôi đã khuyên anh cứ kiên trì thêm xem.  Bình thường thì các Cha sở thương ca đoàn lắm, không mấy ai nỡ giải tán ca đoàn đâu.  Có thể, Ngài sẽ có một giải pháp nào đó tốt đẹp hơn mình nghĩ…
Ban Hợp xướng Pio X
Chuyện thứ hai là trường hợp của chị ca trưởng nọ, cũng là môn sinh của tôi.  Chị làm ca trưởng một ca đoàn cũng trên dưới mười năm.  Chị không phải là người sáng lập ca đoàn, nhưng là người kế nhiệm.  Chị không biết quyền của đoàn trưởng là thế nào với một ca đoàn chỉ được trên mười người…  cho đến một buổi dạy hát gần đây, đang khi dạy hát thì có một anh ca viên tự nhiên đứng lên ra về, mà không nói cho chị biết gì cả.  Rồi tuần kế tiếp cũng xảy ra chuyện tương tự như vậy, nhưng là một ca viên khác ra về.  Chị thấy như thế là không ổn.  Dẫu sao thì trong một lớp học, nếu học viên có điều chi cần kíp, thì theo phép lịch sự tối thiểu cũng phải xin phép giáo viên đứng lớp trước khi ra ngoài vào giữa giờ.  Đàng này thì không, nên chị đành phải nói đôi lời về việc này.  Đang khi nói, thì anh đoàn trưởng đã ngắt lời rằng chị là ca trưởng thì chị chỉ có việc dạy hát thôi!  Còn những chuyện khác để đoàn trưởng lo!  Anh lấy lý do rằng: các ca viên ra về là đều đã xin phép anh rồi, và khi anh đã cho phép thì cứ việc ra về, không cần phải nói cho ai nữa kể cả ca trưởng trong lúc đang dạy hát…  Đây không phải là vấn đề của quyền hành, nhưng điều này đã làm tổn thương đến uy tín và danh dự của chị.  Chị thấy rằng, không thể tiếp tục được nữa và đã xin nghỉ hẳn ca đoàn, vì theo chị, nếu cứ tiếp tục như thế này, chị sẽ không thể kiểm soát được tình trạng của ca viên, hoặc không thể biết được sự hiện diện của họ, để ước lượng thời gian học hát.  Như vậy, chỉ có phí sức, mà ca đoàn cũng sẽ không thể phát triển nổi!
Đúng thật!  Phải là một ca trưởng mới có thể thông cảm thấu đáo cho một ca trưởng.  Để có một bài hát đưa ra tập cho ca đoàn, cần biết bao nhiêu thứ để chuẩn bị, biết bao tiêu chuẩn phải cân nhắc.  Còn những người khác, nói một cách hàm hồ là chỉ có việc hát hoặc đánh đàn theo như những gì được chỉ dạy của ca trưởng, chẳng cần phải nghĩ ngợi hay lo lắng điều chi.  Chuẩn bị bài hát nghĩa là ta phải tìm kiếm, hoặc sáng tác hoặc chọn bài hát có sẵn, sao cho phù hợp với ý ngày lễ, phù hợp hình thể âm nhạc, phù hợp với động tác phụng vụ lúc đó, phù hợp với khả năng của ca viên, phù hợp khả năng người chơi đàn.  Nếu bài nhạc khó, phải tính đến thời gian tập luyện là bao nhiêu lâu, liệu rằng tất cả ca viên đều có mặt trong các buổi tập theo thời gian được dự tính không, hay là buổi thì người này xin vắng, buổi thì người kia xin nghỉ…  Như vậy, nếu ca trưởng không biết hoặc không quản lý được tình trạng nhân sự, thì sẽ không thể ước tính được thời gian tập luyện phù hợp.  Điều thật dễ hiểu!  Đối với lương tri của ca trưởng, thông thường, không bao giờ dám mạo hiểm cho ca đoàn mình hát những bài hát hoặc bài đàn mà chưa được tập dượt kỹ…  Vì nếu có xảy ra sự cố sai hỏng, thì người bị chê bai trước tiên chính là ca trưởng.  Thật xấu hổ lắm thay!  Đâu mấy ai nói rằng, lỗi này là tại ca đoàn hay là tại ban điều hành!   Nhưng nếu hát tốt, đàn tốt, thì người ta sẽ khen ca đoàn đàn tốt, và hát tốt, chứ đâu có mấy ai nhắc đến những khó nhọc của ca trưởng - người dày công sắp đặt mọi thứ, lo lắng mọi thứ, thời gian tập luyện, nhân sự, ráp nối, dàn dựng, xử lý tác phẩm…!  Nhiều việc như vậy, nhưng thật sự không thể chia sẻ công việc đó cho một ai khác.  Đó là những việc mắt xích bắt buộc phải làm của người chỉ huy; và chỉ một con người chỉ huy phải làm tất cả những việc đó mới có thể đi đến một kết quả như mong muốn.  Nói đến đây, chắc cũng sẽ có người chất vấn rằng: ca trưởng lo nhiều việc như vậy, thì phần nhân sự hãy để cho đoàn trưởng và ban điều hành quản lý cho; nếu thiếu người thì ban điều hành sẽ kêu gọi thêm cho đủ số ca viên…  Tôi không nghĩ như vậy là ổn.  Chắc chắn các ca trưởng có lương tri cũng giống như tôi ở điểm này rằng, ca trưởng thực thụ không quản lý ca viên bằng những con số, nhưng quản lý và chăm sóc họ bằng cách nhận diện rõ mỗi người là một gương mặt đáng yêu và khả năng cụ thể của từng người là như thế nào, giọng ca của mỗi người cao - thấp - trong - đục ra sao, ca viên nào hơi dài hơi ngắn…  Ca trưởng biết rõ ràng từng con người.  Nhờ vậy, ca trưởng mới có thể phân bổ, dàn dựng và xử lý cách hát ở các bè sao cho hay, cho đúng.  Thật vậy, trong mỗi buổi học hát của ca đoàn, nếu có vắng bất kỳ ca viên nào ca trưởng cũng đều biết cả.  Vì mỗi một ca viên là một chất giọng, là một gương mặt, là một khả năng nào đó mà người ca trưởng đã phải hình dung cũng như định đoạt sẵn trong chương trình làm việc của mình.
Cũng có thể sẽ có những ý kiến khác cho rằng, đa số các ca đoàn xứ đạo bây giờ cũng chỉ hát những ca khúc, mà những ca khúc này cộng đoàn già trẻ lớn bé đều quen thuộc cả, lâu lâu mới có một số ít tác phẩm mới, lúc đó mới cần phải tập cho tử tế thôi.  Nói như thế, việc dạy hát một ca khúc một bè hoặc hai bè cũng đâu có phải khổ công nhiều.  Chỉ có những khi gần đến lễ trọng như Giáng sinh, Phục sinh, thì ca đoàn mới cần tập những bài lớn có nhiều bè.  Vậy thì bình thường đi học hát là chỉ để ôn lại những ca khúc, mà nếu có tập luyện để hát mạnh nhẹ, xem ra cũng chẳng cần thiết nữa, bởi vì hầu hết tất cả các bài hát của ca đoàn dùng trong thánh lễ khi hát lên thì cộng đoàn cũng có thể hát theo rồi!   Nếu thế, quả thực người ca trưởng và ca đoàn trong hoàn cảnh này chẳng có gì để bàn.  Họ cũng không thuộc phạm trù lý tưởng của ca trưởng trong bài viết này.
Hơn nữa, chúng ta cũng có thể nói đến một thái cực khác.  Giả như các ca viên và ca trưởng đi hát ca đoàn được trả thù lao xứng đáng với công sức của họ, thì lúc đó mọi thành phần trong ca đoàn sẽ phải có một trách nhiệm nhất định.  Ca trưởng phải được học hành chuyên môn để có thể làm đúng phần việc của mình.  Ca viên được tuyển chọn phải xướng âm giỏi và phải có giọng ca phù hợp với bè của mình, người chơi đàn cũng vậy...  Và như vậy, việc đàn hát của ca đoàn chắc chắn phải là một việc làm nghiêm túc của mọi người trong ca đoàn.  Theo ý tôi, lúc đó mọi cơ cấu tổ chức điều hành dù đơn giản hay phức tạp sẽ dễ dàng được chấp nhận.  Trường hợp này có lẽ là lý tưởng thật, nhưng chắc phải còn lâu lắm ở các cộng đoàn giáo dân Việt Nam chúng ta mới có thể thực hiện được, kể cả các cộng đoàn Việt Nam tại hải ngoại.
Để kết luận, nếu ca đoàn xứ đạo nào có một cơ cấu giống như hai trong số bảy bản nội quy ca đoàn mà tôi đọc được trên mạng, gồm đoàn trưởng, đoàn phó, ca trưởng, trưởng phó bè… để điều hành.  Trong đó, ca trưởng là người chuyên môn, là người có trách nhiệm chính trong vai trò chính của ca đoàn, cũng được chỉ định phân công bởi cơ cấu này.  Như vậy, tôi nghĩ nó chỉ phù hợp với nơi nào không có người có khả năng làm ca trưởng thực thụ, phải nhờ đến những anh chị em “lão làng”, hoặc nhờ những người biết một chút nhạc, hoặc phải nhờ những ca trưởng ở địa phương khác đến giúp…, thậm chí có ca đoàn mời cả sinh viên nhạc viện về làm ca trưởng, mặc dù em này không có đạo!...  Còn đối với một ca đoàn đã có một ca trưởng được học hành chuyên môn một cách tử tế, đáp ứng được những đòi hỏi của một ca trưởng thực thụ thì không thể áp dụng cơ cấu ấy như đã bàn giải ở trên.  Điều này giống như việc đặt lưỡi cầy trước con trâu vậy!   Khi nhìn đến cơ cấu của Hội đồng mục vụ giáo xứ của một xứ đạo, chúng ta cũng thử nghĩ xem, để xứ đạo tốt đẹp thì Hội đồng mục vụ giáo xứ phục tùng Cha sở hay ngược lại?  Tôi nghĩ, giả như có chuyện chẳng lành, Cha sở phán một lời thì Hội đồng cũng chẳng còn ai.  Đó mới là điều bình thường mà không thể có chuyện ngược lại.  Chỉ đơn giản rằng, Hội đồng mục vụ giáo xứ được lập ra để phụ giúp Cha sở chăm sóc xứ đạo.  Theo tôi, ca trưởng thực thụ của một ca đoàn phụng vụ cũng giống như vậy, hoặc có thể nói ca trưởng là một thừa tác viên được Thiên Chúa mời gọi, phú bẩm năng khiếu và tuyển chọn cách riêng mà không phải ai cũng thay thế được.
Ngày 27.5.2013

An-tôn Tiến Linh
(tài liệu từ NS. AntônTiến Linh)
NS.Antôn Tiến Linh và ban Hợp xướng Pio X.
(ảnh: từ Internet)

TÔN VINH ĐỨC MẸ

Ủy Ban Thánh Nhạc: Thánh ca tôn vinh Đức Mẹ
Bài: Xuân Đại & Ảnh: Văn Chức - Văn Thân
T5, 17/10/2013 - 07:15
WGPSG -- “Tôi có cảm nghĩ mang tính chủ quan: Tôn giáo nào mà có khả năng đi vào trong văn hóa nghệ thuật và cụ thể là âm nhạc, thì đấy là dấu chứng, niềm tin tôn giáo ấy đã ăn sâu vào trong tâm hồn của con người”.

Trên đây là chia sẻ của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá TGP TPHCM, trong đêm Thánh ca tôn vinh Mẹ Maria, diễn ra vào lúc 19g00 ngày 14.10.2013, tại Hội trường GB Phạm Minh Mẫn, Trung tâm Mục vụ (TTMV) TGP TP.HCM, với chủ đề “Kính mừng Maria”, nhằm ngợi khen chúc tụng Mẹ Maria trong tháng Mân Côi.
Khoảng 500 người đến thưởng thức đêm nhạc, ngồi chật kín hội trường lớn của TTMV, tạo nên bầu khí đại gia đình giáo phận hướng lòng về Mẹ Maria. Đặc biệt hiện diện trong đêm nhạc có Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản -  Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột - Chủ tịch UBTN/HĐGMVN, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Giám mục phụ tá TGP TP.HCM, Cha Rôcô Nguyễn Duy - Trưởng ban Mục vụ Thánh nhạc TGP - Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc thuộc HĐGMVN, Cha Andrê Đỗ Xuân Quế - nguyên Trưởng ban Thánh nhạc (TBTN) TGP TP.HCM, Cha Phêrô Mai Tính  (Linh mục nhạc sĩ Mi Trầm) - TBTN giáo phận Nha Trang, cha Matthêu Nguyễn Văn Hiền, TBTN giáo phận Vĩnh Long, quý cha đang phục vụ tại TTMV và quý tu sĩ nam nữ, cùng đông đảo các bạn trẻ đến từ khắp nơi trong giáo phận.
Ban hợp xướng cùng dàn nhạc Piô X, dưới sự điều khiển của nhạc sĩ kiêm nhạc trưởng Tiến Linh, đã đem lại cho cộng đoàn một bầu khí cầu nguyện thật sốt sắng qua các bài thánh ca nhẹ nhàng, êm dịu, như chia sẻ của Đức cha Phêrô: “Khi các anh chị hát “Trên con đường về quê”, “Kìa ai dong duổi đường gió bụi”, thì tôi thấy lòng mình cũng hát lên, không phải là hát trên môi miệng mà là hát trong tâm hồn. Và như vậy là tôi đang cầu nguyện”.
Chương trình diễn tả qua 2 phần chính. Phần một gồm những bài thánh ca ngợi khen Mẹ Maria của các nhạc sĩ Việt Nam. Phần hai, gồm những nhạc phẩm Magnificat (Kinh Ngợi khen) bằng tiếng Latinh của Johann Sebastian Bach (nhạc sĩ thiên tài người Đức).
Trong phần một của đêm nhạc, cộng đoàn đã được tận hưởng không khí âm nhạc thật nhẹ nhàng qua những bài thánh ca: “Nào cùng hợp lời”, “Lời Mẹ nhắn nhủ”, “Kìa ai”, “Sao biển”, “Mẹ vinh quang”, “Lạy Đức Mẹ Mai Khôi”, “Kính mừng Maria”, “Trên con đường về quê”. Những cảm xúc tuy nhẹ nhàng nhưng sâu đậm tạo nên bởi những bài thánh ca Việt Nam này đã làm nhiều người rưng rưng nước mắt khi hồi tưởng về cả một thời thơ trẻ được gắn bó với Mẹ Maria kính yêu nhờ những bài hát này.
Trong phần hai, khi trình diễn 11 phần của nhạc phẩm Magnificat do Johann Sebastian Bach sáng tác, Ban hợp xướng đã cho cộng đoàn thấy những nét rất điêu luyện và vẻ đẹp thật hùng vĩ của thánh nhạc - như nhận xét của Đức cha Phêrô.
Đêm nhạc được khép lại lúc 20g30 với những lời chúc mừng và tri ân. Đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã bày tỏ cảm tưởng và, thay mặt gia đình TTMV cùng Ban Tổ chức, cảm ơn các ca viên trong Ban hợp xướng đã dày công tập luyện để có được đêm trình diễn thánh ca thật “thịnh soạn”. Trước phép lành kết thúc đêm nhạc, Đức cha Vinh Sơn đã thay mặt Ban Tổ chức tặng hoa cho nhạc sĩ, kiêm nhạc trưởng Tiến Linh.
Trước khi ra về, các khách quý đã chụp chung tấm hình lưu niệm với Ban hợp xướng.
NGUỒN : (tại đây)
Mời nghe Audio toàn bộ chương trình (Anh Tuấn thực hiện ) : (tại đây)

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

TUNG THEO GIÓ BAY


 Bạn sưu tầm trên Internet,gửi cho mình bài dưới, mình đọc là nhớ lại như in hôm mẹ mình nằm ở phòng cấp cứu bệnh viện đa khoa Tân Bình. Mẹ hôn mê suốt đêm, sáng ra mở mắt hỏi đây là nhà mình hay bệnh viện, mừng quá mở Ensure định pha cho mẹ nhưng tối đi vội không kịp mang phích. Đi tìm khắp khu, xuống cả căng- tin cũng chưa bán nước nóng. Thân nhân giường bên bảo ra cổng. Ngay cổng bệnh viện có hàng cà phê bình dân, trong góc quán có ấm nước đang sôi bốc khói, mình hỏi mua nửa ly nước nóng, vợ chồng chủ quán cà phê nhất định không bán...Nhất định không bán là không bán. Mình đứng sững, nhìn kỹ vào mặt hai anh chị. 
Người Saigon mình học thói lạnh lùng từ bao giờ vậy ta !
Thôi không muốn kể tiếp nữa. 
Chuyện gì người làm cho ta buồn hãy tung theo gió bay....
ht.

                         NƠI LẠNH NHẤT...

Một buổi sáng... 
Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. 
Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn:
- Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về.
Bà hàng phở nhìn nó rồi lại cụp đầu xuống. 
Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. 
Nào ngờ, bà mắng xối xả:
- Tao không bán. 
Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! 
Mua ít vậy sao tao bán? 
Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. 
Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. 
Mẹ nó đang bệnh..
"Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương".

Nguồn: Internet

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

NGẮM HOA-YÊU HOA


Đọc "Nụ cười - Nụ hoa" của cha Hậu xong, chợt nhớ ra mình cũng đã từng "Ra vườn hoa ém chơi", trồng hoa và được ngắm hoa. Ai chả thích ngắm nụ hoa nhỉ! Ngắm nụ cười càng yêu hơn. Mọi người, ngay cả những bệnh nhân tự kỷ, ai cũng thích người khác cười với mình, miễn là cười cho tự nhiên, cười thành thật, chứ đừng cười ni-lông, cười đất sét, ấy là kiểu ví von hoa thật-hoa giả. Ước gì hai bên đường đầy hoa, hoa nụ, hoa hàm tiếu, hoa nở xòe....("Hoa nào heo héo thì hái bỏ đi , chớ để làm chi ứ ư ư ừ hoa tàn").


1. 
Mình nhớ ngày còn bé, lên tám lên mười, hai chị em mình hay chành chọe cãi nhau. Mỗi lần tức với Cu Vê, mình hay gào khóc , la hét , đuổi theo nó mà rằng : "Mày cứ liệu hồn tao". Mỗi lần nghe câu ấy, cả nhà  lại nhìn mình phì cười. Mình ngạc nhiên lắm, quên cả giận thằng em, cứ tròn mắt  ơ kìa hay nhỉ, sao cả nhà không bênh vực mình là con gái mà quở phạt nó đi, nó là em mà cứ trêu chị , lại còn cười nhạo mình gì vậy, không hiểu. Nhưng sĩ, không hỏi. Không  lẽ bảo sao bố mẹ anh chị lại cười con ư ! Chỉ sợ hỏi thế cả nhà càng cười to hơn thì Cu Vê đắc ý, khoái chí, tức lắm đành chịu. Mãi sau, một lần mẹ mới chỉ cho cách mắng em : "Ngố quá, phải nói là mày cứ liệu hồn mày mới đúng chứ". Nghe ra, lúc ấy ngượng quá thể ! Thảo nào !
 Bây giờ nhớ lại, thấy vui, hóa ra chỉ vì cái sự ngố ấy, cả nhà  mình không ít lần đã trở thành những vườn hoa lung linh lung linh...

2.
Phượng kể, chồng Phượng có lần bực bội, làu bàu mắng cháu Nội : "Hư quá, bị đòn thôi, ra đây ông đánh cho không một cái roi nào vào mông". Hỏi, thế cháu nó có hiểu không, bạn bảo hiểu, nó cười rũ, chả sợ ông nữa. Cả nhà lại cười. Lại một vườn hoa nhà Phượng rung rinh rung rinh....

3.
Một lần nọ, sáng sớm hai cha con trông thấy nhau. Cha Bài gút - mo - ninh mình :
- "Chào chị Hải Triều. Sao, hôm nay chị có bớt mạnh khỏe không ?"
Nghe lời chào ấy của cha, bấy nhiêu người có mặt liền nở hoa ngay tắp lự. Hôm ấy những nụ hoa xòe hết cỡ, to đùng, chẳng có ngọn gió nào lung linh, rung rinh nổi, nghe vang cả nhà kakakakakakakakaka, cha vui tính quá ! 

Cứ thế, hoa nở tự nhiên, làm đẹp mọi nơi, làm tươi mặt mọi người.
ht.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

NỤ CƯỜI – NỤ HOA


NỤ CƯỜI – NỤ HOA

Lm Piô Ngô Phúc Hậu
Trích BGCN/TGPSG tháng 09/2012

1.Trong căn phòng nhạt nhòa ánh đèn trong đêm, bà cụ già ngồi xếp bằng, thì thầm lần hột. Bỗng có tiếng gõ cửa dồn dập.
 - Đứa nào vậy?
- Thưa mẹ, con đây.
- Cái ông này lại phá người ta rồi. Làm linh mục mà vẫn nghịch như giặc… Để cho mẹ đọc kinh.
- Con biết mẹ đang đọc kinh, nhưng con có chuyện khẩn trương, xin mẹ cho con vào.
- Ừ thì vào đi.
 Cha Quỳnh đẩy cửa đi vào, ngồi bên mép giường của mẹ. Ông chắp tay xá mẹ một cái.
 - Mẹ ơi, con có một chuyện bức xúc quá, không nói ra thì không chịu được. Mẹ đừng giận con, đừng đánh con nha.
- Ai mà dám đánh ông. Đánh ông để mang vạ tuyệt thông hả.
- Mẹ ơi, con là con trai út của mẹ. Con không có em, con thèm muốn chết, mà bố thì chết mất rồi. Vậy con đề nghị mẹ bước thêm bước nữa để con có thằng em trai.
- Thằng quỷ, làm cha rồi mà còn nghịch như quỷ vậy.
   Bà cố vơ vội cái quạt giấy đánh liên hồi vào lưng ông con. Vừa đánh vừa cười.
 - Mẹ ơi, mẹ tha lỗi cho con nha. Từ lâu con đã hứa với Chúa rằng mỗi ngày con phải làm ít nhất cho một người vui cười một lần. Nếu không thì không được đi ngủ. Hồi nãy khi xét mình con thấy ngày hôm nay con chưa làm cho ai cười. Vì thế con nghỉ đến mẹ. Bây giờ con đã làm cho mẹ cười. Thế là con đã chu toàn bổn phận của con đối với Chúa. Con xin phép mẹ đi ngủ. Chúc mẹ ngủ ngon.
  Nói xong cha Quỳnh lủi về phòng riêng, vừa đi vừa cười. Còn bà cụ, mẹ của cha Quỳnh thì tủm tỉm cười mãi cho đến khuya.
  Bà cứ nghĩ mãi về đứa con trai út. Khi còn ở trong bụng mẹ, nó là một thai nhi chòi đạp nhiều nhất. Khi ra chào đời, nó là đứa bé khóc dữ nhất. Khi bú mẹ thì nó vừa bú vừa nhún nhảy như muốn đánh đu. Miệng thì mút chụt chụt, còn tay thì vỗ vỗ, đập đập. Khi biết lẫy, biết bò và biết đi chập chững, thì cái miệng lúc nào cũng cười toe toét. Khi vào học ở chủng viện thì chuyên môn chọc cười thiên hạ. Khi đi cải tạo thì chung vui cho anh em đồng cảnh. Bây giờ vì thời thế phải tạm thời về bên cạnh mẹ già thì cũng chăng biết buồn là gì… Đây là đứa con mà bà có nhiều kỉ niệm nhất, được bà thương nhất. Bà thầm gọi nó là một thiên thần tung hoa. Cánh hoa rơi lả tả trên đầu, trên vai của mọi người. Cánh hoa rơi đầy trên cả lối đi khúc khuỷu của cuộc đời.

***

2. Tại một vùng nông thôn hẻo lánh, vừa rất sâu, vừa rất xa, lại mọc lên một dãy nhà lá mà người ta cứ gọi là trạm xá. Nó tọa lạc ngay trong khuôn viên của nhà thờ. Cha sở không có bằng tiến sĩ về y khoa, nhưng người ta cứ gọi là ông bác sĩ giám đốc. Dường như ông không theo học tại một trường y khoa nào. Dường như ông chỉ học mót, học lóm với mấy người thầy thuốc có tài. Mót mãi mót mãi ông có được một ôm kiến thức về y khoa. Y khoa bên Đông, y khoa bên Tây. Rồi bỗng dưng ông có bằng “lương y”. Ông mặc áo blouse trắng, ngồi coi mạch, chẩn bệnh, kê toa và phát thuốc nhân đạo.
 Bệnh nhân nghèo tìm lại được sức khỏe mà không tốn tiền. Uy tín của ông bay lên như diều. Diều cao, có gió kêu vi vu. Thế là cái trạm xá bé tí bỗng phải cơi nới. Một trăm, hai trăm, ba trăm bệnh nhân từ khắp nơi dồn về. Trạm xá phải miễn cưỡng trở thành bệnh xá. Y sĩ, y tá, y công gia tăng trở thành đội ngũ nườm nượp đi ra đi vào, đi tới đi lui. Ban hậu cần phải hì hục nấu cơm cho năm trăm phần ăn, cho mỗi bữa, cho mỗi ngày. Ân nhân từ trong ra tới ngoài nước đều vui vẻ mở hầu bao và mở từ tâm….
 Bỗng có một biến cố xảy ra.
 Tít bên sông, ngay trước cổng nhà thờ, hai anh y tá khiêng một bệnh nhân cần cấp cứu đi vào bệnh xá. Cái cáng khiêng bệnh nhân được đặt nằm giữa phòng. Hằng mấy chục bệnh nhân đang nằm viện vội vàng ngồi dậy, chạy ngay đến chỗ đặt cái cáng để xem. Bệnh nhân cấp cứu nằm im re, chăn phủ kín từ đầu đến chân. Mọi người xì xào hỏi hai y tá:
 -         Ai đấy?
-         Bệnh gì vậy?
-         Đàn ông hay đàn bà?
-         Mời cha sở xuống ngay ngồi tòa và xức dầu cho người ta kẻo không kịp.
 Hai anh y tá lầm lầm lì lì không thèm trả lời. Bầu khí căng thẳng quá chừng!
 Bỗng bệnh nhân cấp cứu tung chăn, đứng phắt dậy, giang tay, cười hề hề. Đó là cha sở, giám đốc bệnh xá. Cả nhà cười ầm lên, cười đến bể bụng luôn.
 Chẳng biết trên hành tinh này đã có ông giám đóc bệnh viện nào đùa nghịch như thế không? Tưởng là chuyện tiếu lâm. Thế mà lại là chuyện thật. Người tò mò đến tận nơi để chất vấn cha sở:
 -         Tại sao cha là linh mục, là giám đốc bệnh xá mà lại đùa giỡn một cách quá đáng như vậy?
-         Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.
 Ông giám đốc bệnh xá chỉ trả lời gọn lỏn có bấy nhiêu.
 Mà đúng thế thật. Cười là hạnh phúc. Hạnh phúc cho ta sức khỏe. Một nụ cười chẳng tốn xu nào. Mười thang thuốc trị giá một túi tiền. Kiếm tiền đâu có dễ. Cười và làm cho người ta cười là con đường ngắn nhất để đưa ta tới sức khỏe và hạnh phúc. Nụ cười là nụ hoa.

***

3/                                
“Ra đường thì gặp công nông
Về nhà gặp vợ, vợ không nói gì”
 Đó là câu ca dao phổ biến tại miền Bắc vào thời đang bước vào “đổi mới”. Xe công nông là xe cải tiến và tự chế, không có trong danh sách của cảnh sát giao thông. Đi nghênh ngang và chở đồ cũng nghênh ngang làm khổ người đi đường. Gặp nó thì bực bội, nhưng chẳng làm được gì nó. Khổ thì cắn răng mà chịu. Cãi và đánh nhau với nó, thì từ bị thương đến bị thương. Không chết, nhưng chết dở. Đó là cái khổ của đàn ông khi ra sống giữa trường đời.
 Cái khổ giữa đời là thế. Còn một cái khổ nữa hiện hữu và trường tồn ngay trong gia đình. Đó là bà vợ “không nói gì”. Người đàn ông đầu tắt mặt tối trên cánh đồng, trong nhà máy… để kiếm tiền nuôi vợ con. Mỗi lần về nhà mà thấy vợ tíu tít, toe toét, thì mồ hôi thôi chảy, cực nhọc tan biến. Nhưng nếu chẳng may về nhà thấy vợ lầm lầm lì lì, chẳng nói, chẳng rằng… thì khổ ơi là khổ.
 Một cụ già trải qua năm mươi năm sống đời vợ chồng đã tâm sự với bạn bè một cách tếu táo thế này:
 -         Khi nào vợ tớ mà lầm lì  không nói, thì tớ phải làm cho bà cười hi hi tớ mới thôi.
-         Cậu làm cách nào để cho vợ cười?
-         Tớ cứ cù vào nách. Nếu không chịu cười thì tớ cứ cù mãi cho tới khi bà phải đầu hàng thì tớ mới thôi. Chồng cười, vợ cười, con cái cười. Thế là bao nhiêu buồn phiền đều tan đi như mây khói.
 Ông già ấy bây giờ không còn nữa, nhưng cái trò cù nách vợ để kiếm nụ cười thì vẫn còn được áp dụng lai rai trong xóm làng. Đau khổ vẫn hiện hữu nhưng không chiếm hữu. Hạnh phúc vẫn bị đe dọa, nhưng không bao giờ đầu hàng. Chỉ vì nụ cười vẫn nở như nụ hoa.

***
4/ Một linh mục đi tù. Hỏi tại sao, ông chỉ cười trừ. Ông ngồi ăn cơm với bảy đồng cảnh. Tám người ngồi xếp bằng trên sạp, tạo thành một vòng tròn đẹp. Giữa vòng tròn là một thau cơm và một hũ muối. Cơm gạo lứt có mầu tím sám. Muối hột không trắng không đen. Ông bới một chén cơm vơi vơi. Ông chậm rãi và một miếng nho nhỏ. Ông nhai, nhai mãi. Nhai để tập thể dục cho hai hàm răng đang thiếu canxi. Nhai để cảm thấy vị ngọt đang rỉ ra và thấm xuống họng. Ông gắp một hột muối bỏ vào miệng. Ông cảm thấy vị mặn thấm vào chân răng. Ông thầm nghĩ: phải có mặn mới có mặn mà; muối mặn làm cho đời thêm mặn mà. Hoan hô muối! Tiếng muối vỡ vụn nghe rạo rạo. tạo nên một thứ âm thanh đơn điệu nhưng rất vui. Vui giữa bầu khí buồn man mác.
 Ông vừa nhai hết chén cơm vơi vơi thì các đồng cảnh đã buông đũa. Mỗi người đều ngốn hết từ ba đến bốn chén. Thấy đồng cảnh ăn nhanh và nhiều như thế, ông linh mục cười thầm trong bụng. Cứ cười thầm thôi cũng đủ biến ngục tù thành vườn hoa. Nụ cười là nụ hoa.

MỘT HỌC TRÒ CÓ NHIỀU THẦY CÔ


MỘT HỌC TRÒ CÓ NHIỀU THẦY CÔ
Lm Piô Ngô Phúc Hậu
Trích từ BGCN TGP/SG tháng 6.2012

1/ THẦY SẦU RIÊNG
Mình đi dạo lang thang trong vườn Đan viện Xitô. Vườn mà mênh mông như rừng. Bỗng xuất hiện một hàng sầu riêng. Mình đếm một, hai, ba, bốn…. đếm mãi mới hết. Lá sầu riêng lưa thưa không che được cái lõa lồ của trái. Kẽ nách này một chùm. Kẽ nách kia một quả. Không muốn giấu giếm, không thèm che đậy. Mình cười thầm trong bụng: “Khoe của”.
 Mình thì thầm đếm. Mình im lặng ngắm. Trên màn ký ức xuất hiện biết bao kỷ niệm vui buồn về trái sầu riêng. Bất giác mình thốt lên: ”Chào thầy”.
 Mình vẫn coi trái sầu riêng là bậc thầy dạy mình rất nhiều về nhân tình thế thái. Trên thế giới hiện nay có bảy tỷ người, thì có lẽ 95% chẳng biết trái sầu riêng là gì. Còn lại 5% thì chia làm hai phe. Phe này ca tụng sầu riêng là: “ngon tuyệt vời”. Phe kia thì chửi sầu riêng là: “thối như xác chết”. Phe ca tụng thì lầm lầm lì lì cứ ngồi ăn hì hục. Vừa liếm láp vừa mút mát. Liếm mút đến trơ trụi cái hột, đến nhẵn nhụi mười đầu ngón tay. Ăn rồi vẫn tiếc hùi hụi…
 Phe chửi thì ấm ĩ, mạt sát không tiếc lời. Lại còn ví von để bêu diếu: “Vàng vàng như…, nhão nhão như…, thum thủm như….”
 Mình đứng ở giữa không theo bên nào nhưng vẫn tự hỏi: “Ai đúng ai sai”. Ai cũng bảo mình là đúng và họ nói với tất cả tấm lòng thành của mình. Cuối cùng mình phải hỏi trái sầu riêng: “Sầu riêng ơi, mày thơm hay mày thối?”. Có tiếng trả lời: “Tương đối thôi”. Thì ra khả năng con người chỉ có thế. Đành phải chấp nhận nhau, tìm hiểu nhau và thông cảm với nhau thôi.
 Thầy sầu riêng ơi, em cám ơn thầy.

2/ CÔ MAI
Ông nhà vườn đang chuẩn bị hốt bạc. Ông trồng 1.000 cây mai. Ông chăm bẵm như cô bảo mẫu chăm sóc bé thơ. Ông bón phân. Ông tưới nước. Ông đo nhiệt độ ban ngày và ban đêm. Ông đo chiều cao của thân cây và chiều dài của cành xòe. Ông đi tới đi lui. Ông dừng chân và nhìn ngắm. Ông đặt tay lên trán và suy nghĩ… Người ta bảo ông nhà vườn phải lòng vườn mai.
 Rồi bỗng dưng ông quên vườn mai. Không bón phân. Không tưới nước… Người ta tưởng ông ngã bệnh nặng… Không phải. Ông mê cờ tướng, ngồi đánh cờ suốt ngày. Người ta xì xào: “Bán đồ phi phế”; “Đánh trống bỏ dùi”; “Mê bồ nhí thí phu nhân”. Nói mãi chán mồm, không ai thèm nhắc đến ông nhà vườn và 1.000 cây mai nữa.
 Bỗng ông nhà vườn lại xuất hiện nhưng không tưới bón mà lại phá phách. Ông ngắt hết lá của 1.000 cây mai, biến rừng xanh thành vườn chết cháy. Một ngàn cây mai giống như một ngàn thằng chết đói, Giơ tay khẳng khiu van xin cháo thị… Người xấu mồm bảo: “Thằng khùng giẫy chết”; “Con điên xé váy”. Ông nhà vườn nghe biết, nhưng không thèm chấp nhất.
 Thời gian trôi nhanh. Ngày đầu xuân xầm xập đi tới. Rừng mai chết biến thành rừng hoa mai vàng bạt ngàn. Trập trùng. Rực rỡ. Xe cộ từ thành phố đổ về nườm nượp. Con buôn xỉa tiền nhanh như máy. Ông nhà vườn hốt tiền nhanh hơn nhân viên môi trường hốt rác. Láng giềng xấu mồm bây giờ há hốc miệng. Chết điếng!
 Từ ngày ấy, hễ cứ thấy cây mai thì mình lại ngắm nghía và suy nghĩ, rồi buột miệng: “Chào cô”.Cây mai là hình ảnh tuyệt vời để mình suy niệm Mầu nhiệm Cứu Độ: “Từ thụ nạn đến Phục Sinh”, “Từ khổ giá đến vinh quang”.
 Cây mai cũng phải trải qua lịch sử: “Từ khổ gốc đến vinh quang”. Giáo dục trẻ em cũng phải theo gương cây mai. Mọi người muốn làm nên sự nghiệp cũng phải theo gương cây mai. Linh mục, tu sĩ muốn đạt được hào quang của bậc tu trì thì cũng phải nhận cây mai là cô giáo của mình.
 Chào Cô Mai.

3/ THẦY “SANH-SI-SỌP-GỪA”
Mình đi lượm rác chung quanh nhà thờ, nhác thấy một cây gừa thò đầu ra từ trong kẽ tường. Tức quá, mình túm lấy ngọn nó, kéo thật mạnh. Đứt ngọn. Mình lảo đảo muốn té... Mà gốc và rễ vẫn nằm gọn trong kẽ tường. Thế là nó thắng, mình thua. Mình đứng lặng suy nghĩ...
Sanh-Si-Sọp-Gừa giống như bốn thằng đàn ông có bà con với nhau. Lập trường của chúng nó là sống khỏe hơn sống đẹp. Rễ của chúng nó bủa ra chung quanh gốc cây để lấy muối khoáng y như các loại cây khác Chúng còn cho rễ bung ra khắp mọi cành, mọi nhánh. Rễ thả xuống tua tủa như tóc tiên. Rễ còn ôm chặt lấy thân cây như cánh tay vạm vỡ của thằng khổng lồ. Dùng rễ để tồn tại và tồn tại oai hùng. Nhưng để phát triển thì sao? Kế hoạch của chúng nó là không ồn ào như rễ. Chúng nó rất âm thầm và khiêm tốn.
Trái của chúng nó nhỏ xíu chẳng ai để ý. Chỉ loài chim mới thấy. Chim ăn rồi ỉa. Chim ỉa trên nóc nhà, trên đỉnh ngọn tháp. Trong cứt chim có hạt của chúng nó, hạt đó không bị hủy hoại. Nó âm thầm mọc lên. Mọc trên tháp, mọc trên ống máng, mọc trong kẽ tường. Bất khuất. Người ta tức mà chẳng làm gì được nó.
Bốn anh em nhà Sanh-Si-Sọp-Gừa vừa dạy mình một bài học về truyền giáo. Bài học ấy là:
-         Hiến thân mình làm thực phẩm nuôi chim.
-         Khiêm tốn biến thành cứt chim để được chim gieo giống hộ trên cao.
-         Sống cho trọn vẹn để hỗ trợ bất cứ tổ chức nào, bất cứ tôn giáo nào, miễn là tổ chức ấy có ý tốt. Khiêm tốn đến tận cùng, đến độ không ai biết đến, miễn là Đức Giê-su được rao giảng. Cứ thế Tin Mừng sẽ lớn lên, tồn tại, phát triển và bất khuất.
Cám ơn thầy Sanh-Si-Sọp-Gừa.

4/ CÔ ACB
Mình gặp một vị chủ chăn cao cấp, ngài vừa cười vừa kể chuyện :
Có một cô làm việc trong ngân hàng ACB. Cô mới xin học đạo và theo đạo. Đạo mới mà hơn đạo cũ : sốt sắng lắm! Nghe người ta khen mà tôi chưa gặp mặt cô lần nào. Bỗng hôm ấy, trong một dịp đại hội, có một người dẫn cô ấy đến giới thiệu với tôi.
 Đã biết chuyện và sẵn có thiên cảm với cô, tôi nói chuyện vui vẻ và cởi mở ngay.
-     Chị trở lại đạo hồi nào?
-     Thưa (ngập ngừng), con ‘đi tới’ chứ con không ‘trở lại’... Con theo đạo Phật. Đạo Phật quá hay. Bây giờ con khám phá ra là đạo Chúa hay hơn. Thế là con đi tới luôn. Con không ;trở lại’ đạo, vì con có đi sai đi lạc đâu mà ‘trở lại’...
 Kể xong chuyện, ngài nhắc nhở mình : « Coi chừng đấy nhá. Chúng ta có thói quen nói là người ngoại trở lại đạo. Nói vậy thì vừa sai vừa xúc phạm đấy... »
 Nghe chuyện « cô ACB trở lại đạo » mình hồi tưởng câu chuyện của nhà thơ Charles Péguy.
 Năm 39 tuổi Charles Péguy xin học đạo. Khi học giáo lý, anh được người giáo lý viên trình bày về Hỏa Ngục. Người ta thích nói về sự khủng khiếp của Hỏa Ngục, để người nghe vì sợ  Hỏa Ngục mà không dám phạm tội. Rõ thật là hay mà không hay.
 Sau khi kết thúc bài giáo lý về Hỏa Ngục, giáo lý viên phỏng vấn Charles Péguy.
-         Anh có sợ Hỏa Ngục không?
-         Không!
-         Ơ hay. Tại sao anh không sợ Hỏa Ngục?
-         Tôi có xuống đó đâu mà phải sợ nó.
-         Anh này buồn cười nhỉ. Tại sao anh biết là anh không xuống Hỏa Ngục?
-         Tôi biết chứ, vì Chúa không muốn cho tôi xuống Hỏa Ngục. Tôi cũng không muốn luôn.
???!!!
 Vô tình Charles Péguy trở thành thầy của giáo lý viên.
Vô tình cô ACB trở thành cô giáo của mình.
Cám ơn Thầy Charles Péguy. Cám ơn Cô ACB.

ĐÁM TANG BÀ NĂM



Đám Tang Bà Năm
 Lm. Piô NGÔ PHÚC HẬU

Cái Rắn, ngày 16-7-1995

Hôm nay Chúa nhật, sau lễ chiều, bà Sáu Sen hối mình :
 - Ông cố ơi !  Ông cố đi rửa tội gấp cho bà Năm Thân. Bà hết biết rồi. Gia đình người ta  đem xuồng tới đón.
 - Bà Năm xin theo đạo từ sáu tháng nay mà chưa rửa tội cho bà được… Thôi mình đi !
 Bà Năm nằm im lìm, hai mắt nhắm nghiền. Mình nhắc bà kêu Trời bằng cha… xin Chúa rước linh hồn bà về hưởng hạnh phúc thiên đàng với Chúa. Bà cụ cựa cái đầu, nhóp nhép cái miệng. Bà còn tỉnh, nhưng đã kiệt sức.
 - Maria, tôi rửa  bà nhân danh Chúa, và Con và Thánh Thần.
 Mình bắt tay giã từ ông Năm.
 - Tôi gởi ông Năm chút tiền để lo cho bà Năm. Tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho bà Năm và ông Năm.
 - Ông cha nhớ là tôi và bà nhà tôi đã xin theo đạo ông cha. Con út tôi cũng theo đạo ông cha. Còn mấy đứa kia, thì tôi sẽ nói với tụi nó.
 Bước xuống xuồng, nhìn trở lại, mình thấy bà con lối xóm đã bắt đầu dựng rạp; căn nhà của ông Năm đã xiêu vẹo; cửa ra vào là một hình bình hành mà hai góc nhọn đã quá nhọn. Có lẽ nó sẽ sập xuống trước khi bà Năm ra đi.
 Sở dĩ mình lần khân không muốn rửa tội sớm cho ông bà Năm, vì mình vẫn nghĩ câu nói sau đây là một thực tế : “Đi đạo lấy gạo mà ăn”. Thủng thẳng để chờ đợi là thượng sách. Nhưng nghĩ như thế có xúc phạm đến người nghèo không nhỉ ?

 Cái Rắn, ngày 17-1-1995

Sáng nay bà Sáu Sen hớt hải báo tin :
 - Bà Năm chết rồi ông cố ơi !
 - Hồi nào ?
 - Hồi khuya  nay. Mấy chị em tụi con trực suốt đêm ở bển.
 - Hỏi gia đình người ta xem chừng nào thì chôn cất để tôi qua làm lễ an táng.
 Bốn giờ chiều mười lăm, mình xuống xuồng.
 Bà con ngồi đầy sân. Mấy chục vành khăn tang đi ra đi vào. Một người đàn ông dõng dạc tuyên bố :
 - Trước khi ông cha nhà thờ làm lễ cho bà Năm, con cháu tập họp phía trước. Lên đèn cúng…
 - Đem đồ ăn ra !
 - Có bấy nhiêu thôi sao ?  Cho thêm vài món nữa !  Tội nghiệp bả .
 Mấy chục cái đầu cúi rạp xuống để tỏ lòng biết ơn đối với “công đức sinh thành”…
 -Tôi xin công bố: nhà thờ giúp một trăm tám mươi lăm ngàn đồng, mười ký gạo và ba bộ đồ; chánh quyền ấp chúng tôi giúp một trăm ngàn đồng. Bây giờ mời ông cha phát biểu cảm tưởng.
 Mình dự tính phát biểu cảm tưởng trong bài giảng của thánh lễ. Nhưng ca đoàn chưa tới. Bèn giảng trước thánh lễ để tranh thủ thời gian.
 Ai nấy trố mắt, há mỏ để nghe ông cha trệu trạo giọng “Hànội – Sàigòn”. Với giọng nói không ngọt ngào, mình chuyển đến bà con lương dân cảm nghĩ về cái chết theo Kitô giáo: “Chết là trở về với Chúa; chết là khởi đầu cuộc sống vĩnh cửu”. Từ  đó mình gởi lời chia vui với bà Năm và xin bà Năm cầu nguyện cho bà con lối xóm, để mọi người cùng được sum họp với bà trên thiên đàng. Giảng vừa xong, thì ca đoàn tới. Thánh lễ bắt đầu.
 - Yêu cầu bà con trật tự, để ông cha làm lễ.
 Một người đàn bà cho con bú, kéo vội vạt áo xuống. Ai nấy im lặng như tờ. Ca đoàn dìu mọi người vào thế giới thần linh : “Khi Chúa thương gọi tôi về. Hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ…”. Lời nghe thật rõ, nghe nhạc thật dịu. Chắc hẳn người lương dân cũng cảm thấy như mình. Cái chết đẹp như thế đó.
 Mình tập trung tư tưởng để dâng một thánh lễ thật sốt sắng. Chúa Giêsu hiện diện ở đây. Mình tha thiết xin Ngài mạc khải cho bà con lương dân đang trố mắt nhìn vào Ngài. Mình tin rằng họ đang gặp Ngài bằng một cách nào đó.
 Khung cảnh quá bệ rạc. Cái bàn tròn khập khiễng. Mái lá của hàng ba thấp lè tè không đủ độ cao để mình đâng Mình Thánh lên cao theo thông lệ. Có lẽ những nhà soạn giáo luật khe khắt không cho phép mình dâng thánh lễ trong điều kiện như thế. Nhưng mình thì nghĩ một cách giản dị: Chúa ngự ở đây cũng như  Ngài đã ngự trong hang Bêlem. Cần gì phải câu nệ…
 Mình kết thúc thánh lễ, thắp cho bà Năm cây nhang cuối cùng rồi trao thời gian còn lại cho ông Hai Dưỡng…
 - Bên tôn giáo làm lễ xong. Đạo tì tiến lên. Nghiêm !  Phút mặc niệm bắt đầu. Thôi !
 Hai hàng đạo tì lực lưỡng, mặc quần xà lỏn, trần như nhộng, tràn vào, nâng bổng quan tài lên, khom mình xuống chui qua khung cửa hẹp hình bình hành, rồi đi te te ra huyệt cách đó chừng bốn chục mét. Mình xách máy chụp rượt theo.
 Tiếng khóc của con cháu xen lẫn với tiếng cầu kinh của các bà hiền mẫu tạo nên một âm thanh loạn xà ngầu, nhưng lại làm tê tái lòng người. Mình chụp vội mấy tấm hình cuối cùng, rồi vội vã trở lại căn lều. Ông Năm ghé tai mình nói nhỏ :
 - Cha cho tôi xin cái mùng. Cái mùng cũ, tôi cho bả đem theo rồi.
 - Được
 Ông Hai Dưỡng kéo áo mình :
 - Ông cha ở lại dùng cơm chia buồn với ông Năm.
 - Rất tiếc tôi phải về. Xin ông Hai cho tôi kiếu.
 - Cũng được, nhưng ông cha uống với tôi nửa cốc rượu cho có tình cảm… Một nửa cốc nữa đi ông cha… Cám ơn ông cha nhiều lắm.
 Mình xuống xuồng ra về. Cơm bắt đầu bưng ra. Đó là tấm lòng của chồng con bà Năm đối với thịnh tình của bà con lối xóm. Các bà hiền mẫu của mình cũng ở lại để cầu lễ.
 ………..
 Bây giờ đã hai mươi giờ hai mươi phút. Bà Năm đang gởi xác ở đó, bên hàng bình bát rậm rì. Còn hồn của bà thì có lẽ đang sững sờ trước ngưỡng cửa của Người Cha, mà bà đã biết rất muộn màng.
 Trong căn lều xiêu vẹo, mấy chục vành khăn tang đang phân vân không biết là nên ra về hay nên ở lại. Ở lại thì không có chỗ ngả lưng. Ra về thì tội nghiệp cho vong linh người quá cố… Và ở tận miền biển xa tắp tít, một thằng con trai của bà Năm đang đi câu cua, chẳng hề biết mẹ mình đã chết. Chẳng ai đi báo tin cho hắn, vì chẳng biết hắn ở đâu mà tìm.

GIẬT MÌNH VÌ CÁO MÌNH


GIẬT MÌNH VÌ CÁO MÌNH
Lm Piô Ngô Phúc Hậu
Trích BGCN TGPSG 11/2012

            Mình đọc vội vàng Tông thư Cửa Ngõ Đức Tin. Đang đọc thật nhanh thì bị vấp. Đành thôi đọc nhanh, để đọc thật chậm.
 Dường như Đức Thánh Cha bức xúc lắm khi ngài viết: “ Giáo Hội phải liên tục tiến bước trên con đường sám hối và canh tân” (CNĐT 6). Nói như thế cũng y như nói: “Giáo Hội phải tắm hoài hoài”. Vì bẩn mới tắm. Vì bẩn hoài hoài nên mới phải tắm hoài hoài Lời nói của Đức Thánh Cha làm cho mình cảm thấy vừa xấu hổ vừa tự ái. Thì ra Giáo Hội của mình là như thế sao? Bẩn và bẩn hoài. Yếu đuối và sa ngã liền liền. Buồn quá!
 Đọc Tông thư Cửa Ngõ Đức Tin, nình giật mình nhớ đến thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc. Đức Gioan-Phaolô II tuyên bố:Giáo Hội và các nhà truyền giáo phải nêu lên chứng tá khiêm tốn, trước hết đối với chính mình, khi dám tự kiểm thảo ở mức độ cá nhân cũng như cộng đoàn, ngõ hầu sửa chữa lại trong cung cách sống của mình, những gì đi ngược với Tin Mừng và làm biến dạng dung nhan Đức Kitô” (SVĐCĐ 43).
 Đọc nhanh, đọc chậm rồi thôi đọc để ngẫm nghĩ. Mình tự hỏi: trong mấy chục năm truyền giáo, mình có loan báo một Đức Giêsu chính thống hay không? Câu hỏi lớn quá, mình chưa đủ can đảm để trả lời.
 Mình nghĩ về thời Công Vụ Tông Đồ. Mình thấy các Tông đồ cũng chưa hiểu hết được tâm ý của Thầy. Do đó các ngài cũng đã rao giảng một Đức Giêsu không trọn vẹn. Cụ thể là Chúa đã hủy bỏ trọn vẹn 47 câu trong chương 11 của sách Lêvi. Môsê đã long trọng mở đầu chương 11 như sau: “Giavee phán cùng Môsê và Aharon rằng”. Sau đó ông kể tỉ mỉ về những đồ ăn mà ông bảo là uế và ai ăn thì mắc uế. Ông bảo là uế, còn Đức Giêsu thì dạy rằng: “Mọi đồ ăn đều thanh hết” (Mc 7,19). Chúa tuyên bố rõ như thế, vậy mà các Tông đồ không hiểu. Vì không hiểu, nên các ông bị mắng nặng lời: “Cả anh em nữa, anh em cũng tối dạ như thế sao?” (Mc 7,8). Bị mắng là tối dạ, thế mà chừng mười năm sau, Thánh Phêrô vẫn tối dạ. Ông ngang nhiên chống lại Lời Chúa:
 -         Phêrô, trỗi dậy làm thịt mà ăn.
-         Lạy Chúa, không được đâu. Chưa bao giờ con bỏ vào miệng con những thứ ô uế ấy.
-         “Những gì Thiên Chúa tuyên bố là sạch, thì ngươi chớ bảo là ô uế” (Cv 10,12-15)
 Sau Thánh Phêrô thì đến Thánh Giacôbê. Để kết thúc Công Đồng Giêrusalem, Thánh Giacôbê dã tuyên bố một lời sai với giáo huấn của Chúa về luật thanh uế: “Người ngoại trở lại phải kiêng không được ăn thịt những con vật chết ngạt và không được ăn tiết” (Cv 15,19-20)
 Các Tông đồ đã là thế, thì huống hồ là mình. Mình chỉ còn biết cúi đầu nhận lỗi và thầm đọc Kinh Cáo Mình: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em….”
 Lại giật mình một lần nữa.
 Mình lấy máy tính ra để bấm, mới thấy rằng trong suốt 70 năm cuộc đời, mình đã đọc Kinh Cáo Mình ít nhất là 25.550 lần. Mình đã sám hối mỗi ngày ít nhất là một lần. Mình liên tục sám hối. Sám hối nhiều hơn lòng muốn của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI. Thế mà kết quả thì…. Chả thấy gì hết. Tại sao vậy? Mình nghiệm ra rằng: Hằng ngày mình chỉ thành thật thú tội “cùng Thiên Chúa toàn năng” mà thôi. Còn câu “và cùng anh chị em” thì chỉ là nói phét. Khi lấy tay đấm ngực và đọc: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Thì cũng chỉ là nói dóc đấy thôi.
 Trong thực tế mình chỉ nhận lỗi với Chúa, còn với tha nhân, thì đừng hòng. Nếu mình đủ can đảm và thành thật, thì mình cứ thẳng thắn đọc Kinh Cáo Mình như sau: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và không cùng anh chị em…. không  phải lỗi tại tôi, không phải lỗi tại tôi một tí nào….”
 Bây giờ mình mới ngộ ra rằng: sám hối và sám hối thành thật là đoạn đường tất yếu phải có trước Phép Rửa. Người truyền giáo cũng phải sám hối liên tục để rao giảng môt Đức Giêsu tròn trịa, không méo mó. Chính Đức Giêsu đã kêu gọi sám hối trước, rồi tin vào Tin Mừng: “Thời kỳ đã mãn và triều đại nước Thiên Chúa đã gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15)
 Mình đang cúi đầu xấu hổ và đã sám hối dối trá 25.550 lần. thì … bỗng lại giật mình. Trên màn ảnh ký ức của mình, hiện ra một gia đình biết sám hối chân thành. Cả gia đình cùng đọc Kinh Cáo Mình, nhưng rất chính xác, chứ không dối trá như mình.
 Gia đình ấy có hai vợ chồng và bốn đứa con. Tối nào cũng đọc kinh. Bố cục giờ kinh rất khoa học:
 -         Hát Kinh Cầu Xin Chúa Thánh Thần
-         Ba Kinh: Tin, Cậy, Mến
-         Bài Tin Mừng. Đọc, chia sẻ và cầu nguyện tự phát.
-         Suy gẫm một Mầu Nhiệm Mân Côi và lần hạt một chục.
-         Xét mình chung
-         Đọc Kinh Cáo Mình
-         Hát bài kính Đức Mẹ
-         Kết thúc bằng nghi thức chúc lành
 Mình đánh giá phần xét mình chung là tuyệt vời. Mình ghi nhận một buổi xét mình chung như sau:
 Chồng: Sáng hôm nay anh nóng nảy và đã nặng lời với em. Anh xin lỗi. Em bỏ qua cho anh nhé
Vợ: Thì cũng tại em lì, anh mới quạu như thế. Em xin lỗi anh.
Hai vợ chồng bắt tay nhau, nở những nụ cười rất chân thành, rất thoải mái. Bốn đứa con vỗ tay hoan hô. Vợ chồng cười. Con cái cười. Cả nhà vui.
Sau đó đến lượt con cái sám hối do chính cha mẹ hướng dẫn
Mẹ: Sáng nay thằng Hai ăn hiếp em, không đúng tư cách của một người anh. Con phải xin lỗi em con.
Thằng anh cười bẽn lẽn, vừa bắt tay xin lỗi em. Thằng em cũng cười bẽn lẽn với anh.
Bố: Út, hồi chiều con có lỗi với chị. Khoanh tay xin lỗi chị đàng hoàng.
Thằng Út đến trước mặt chị, khoanh tay, nói lí nhí: “em xin lỗi chị, em hứa không như vậy nữa”. Cô chị ôm cậu em, đánh yêu vài cái lên lưng em.
Sau khi mọi người xin lỗi nhau, cả nhà cùng đọc: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và  cùng anh chị em…” Lời thú nhận rất chân thành. Lòng tha thứ rất chân thành. Tình yêu chan hòa. Hạnh phúc tràn ngập. Ấn tượng vô cùng!
 Kinh Cáo Mình làm mình giật mình. Nhờ giật mình, mình thình lình nghĩ ra nhiều chuyện. Chuyện buồn, chuyện vui, chuyện vô ích và hữu ích, và có cả chuyện buồn cười nữa.

·                             một linh mục vừa đọc kinh vừa nói phét 25.550 lần. Chuyện có thật, không hề thêm bớt. Đáng buồn. Nhưng cũng chỉ đáng buồn cười thôi.
·                             Các Tông đồ mà không hiểu lời Chúa dạy. Do đó trên đường loan báo Tin Mừng, có những giáo huấn của các ngài không phù hợp với ý Chúa. Chuyện kỳ lạ mà có thật. Người truyền giáo phái khiêm tốn và sám hối liên lỉ, đó là điều vừa rất đúng, vừa rất bức xúc.
·                             Một gia đình giáo dân biết đưa tinh thần sám hối vào buổi đọc kình tối là một sáng kiến không do chủ chăn, mà còn tiến bộ hơn chủ chăn, thì quả là một việc làm vừa đáng tuyên dương, vừa nên chứng nhân cho mọi gia đình và mọi người.
·                             Giáo Hội phải liên tục tiến bước trên con đường sám hối và canh tân. Đó là một giáo huấn mà mình phải mãi mãi ghi nhớ và ghi ơn Đức Bênêdictô XVI.

TẢN MẠN VỀ VATICANÔ II


TẢN MẠN VỀ VATICANÔ II
 Nhật Ký Truyền Giáo
Lm. Piô Ngô Phúc Hậu

Sài Gòn, ... 1962

Hôm nay Chủng viện Sàigòn đón tiếp Đức cha Trần Văn Thiện mới từ Rôma về và xin ngài kể chuyện Công đồng. Chuyện ngài kể nóng hổi như viên gạch mới ra lò. Nhưng điều mình thích thú lại là chuyện bên lề Công đồng. Chuyện kể như sau :
 “Các nghị phụ thuyết trình bằng tiếng Latinh. Văn chương Latinh của các nghị phụ thì xuýt xoát như nhau. Nhưng giọng Latinh của các ngài thì trời ơi đất hỡi. Nhất là khi các nghị phụ Mỹ thuyết trình, thì chỉ có Chúa nghe thôi. Vả lại mình đã có bản dịch tiếng Pháp cầm trong tay rồi, nên nghe hay không nghe cũng được. Ngồi lâu buồn ngủ, tôi xuống phòng giải khát được thiết lập ngay bên dưới những hàng ghế bậc thang. Không ngờ lại gặp một Đức cha người Pêru cũng vừa "cúp cua" xuống đây.
 Tôi đến nói chuyện với ngài. Ngài nói tiếng Tây Ban Nha, tôi không hiểu. Tôi nói tiếng Pháp, ngài không hiểu. Chúng tôi đành nói chuyện bằng tiếng Latinh, tiếng Latinh ba cọc ba đồng, nhưng cũng hiểu được nhau :
 - Địa phận của Đức cha có bao nhiêu dân ?
 - Một triệu rưỡi.
 - Trong số đó có bao nhiêu giáo dân ?
 - Thì một triệu rưỡi chứ còn gì. 100% mà !
 - Thế địa phận Đức cha có bao nhiêu linh mục ?
 - Mười ba, cộng với tôi là mười bốn.
 - ? !
 Tình hình Công giáo ở Mỹ châu Latinh là như thế đó. Phải có Công đồng để làm lại mọi sự".
 Gần một nửa dân số Công giáo thế giới nằm trong vùng Mỹ châu Latinh. Nhưng đạo ở đó èo uột như thế đấy. Có cần phải trở về quá khứ để duyệt lại phương pháp truyền giáo ở đó không nhỉ ?

****
 Hà Nội,... 1993

Hôm nay mình vô chủng viện Hà Nội. Tình cờ gặp lại cha Chí từ Sàigòn mới ra. Hồi còn học ở trường Hồ Ngọc Cẩn, cha Chí ngồi dưới mình một lớp. Gần bốn chục năm xa cách hôm nay gặp lại nhau, biết để đâu cho hết chuyện tâm sự. Chuyện nọ xọ chuyện kia. Loanh quanh một hồi, rồi đến chuyện Công đồng. Cha Chí kể :
 “Hôm ấy là một ngày mùa đông. Mùa đông bên ấy lạnh lắm, nên cửa kính đóng im ỉm. Đóng cửa kính, thì căn phòng ấm áp, nhưng… hôi lắm. Và hôm ấy Đức Gioan 23 đang tiếp kiến một vị Hồng y. Đức Giáo Hoàng ngỏ ý muốn mở Công đồng, Công đồng Vaticanô II. Đức Hồng y sửng sốt hỏi :
 - Đức Thánh Cha mở Công đồng để làm chi vậy ?
 - Để làm chi hả ? Đây này... (Đức Giáo Hoàng đứng dậy ra mở cửa sổ cho không khí trong sạch tràn vào). Đấy, thấy chưa ? Ngộp quá rồi mà !...”
 Không biết cha Chí kể chuyện thật hay chuyện tiếu lâm, nhưng chắc chắn là Giáo hội phải canh tân và đó là mục tiêu của Vaticanô II. Nhưng Vaticanô II bế mạc 30 năm rồi mà dường như công việc canh tân vẫn chưa đạt tiêu chuẩn. Tại sao ? Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trả lời dứt khoát trong Thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu độ”.
 “Sứ vụ truyền giáo canh tân Giáo hội, tăng cường niềm tin và căn tính người Kitô hữu, đem lại diệu cảm mới và những động lực mới. Niềm tin càng mạnh khi đem chia sẻ" (SVĐCĐ, 2). Từ đó mình xác tín rằng : nếu Giáo hội không đến với muôn dân, thì Giáo hội không thể canh tân được; hoặc mọi công tác canh tân sẽ trở nên vô hiệu. Nếu không đến với muôn dân, Giáo hội sẽ mãi mãi là căn phòng mùa đông, cửa kính đóng im ỉm.

MỘT HỌC TRÒ CÓ NHIỀU THẦY CÔ -2-



MỘT HỌC TRÒ CÓ NHIỀU THẦY CÔ -2-
 Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
Trích BGCN/TGPSG 7/2012

1/ Thầy Philipphê
Được Thầy tuyển chọn, Philipphê mừng quá vội chạy đi khoe với Nathanael: “Đấng mà Môi-sê và các ngôn sứ nói, tớ vừa mới gặp. Đó là Đức Giê-su, con ông Giuse, người làng Nagiarét”. Nghe nói đến Nagiarét, Nathanael cười muốn bể bụng: “Nagiarét có gì hay đâu?”. Quả vậy, mọi ngôn sứ, mọi nhân tài đều xuất thân từ Samari và Giuđê. Galilê quê một cục. Nagiarét quê hai-ba cục. Lịch sử minh chứng điều đó. Nagiarét quê mùa tới mức độ người Ai Cập cũng biết và có một câu ngạn ngữ nói về cái quê mùa ấy của Nagiarét: “Thằng đàn ông nào mà ông Trời ghét nhất thì được ông ấy cho một người vợ Nagiarét”, Nghĩa là đời nó tàn.
 Nathanael nói đúng quá, Philipphê đành ngậm tăm. Nhưng may quá, anh ta lại nảy ra một sáng kiến: “thì cậu cứ đến mà xem”. Philipphê dẫn Nathanael đến gặp Đức Giêsu… Thế là xong. Nathanael cúi đầu trước Đức Giê-su Nagiarét: Quả thật, Thầy là Con Chiên Thiên Chúa hằng sống”. Philipphê lật thế cờ từ thua đậm thành thắng lớn.
 Thấy Philipphê hí hửng sung sướng, mình nghĩ ngay đến chiến thuật bất ngờ của ông ta: “Cái gì mình thấy bí thì trao cho Đức Giê-su. Hễ gặp khó khăn vượt tầm tay thì nhờ Đức Giê-su giải quyết. Tâm hồn nào cứng cỏi mình không chinh phục được, thì cứ gửi gắm cho Đức Giê-su. Thế là xong”.
 Trên đường truyền giáo, mình bắt chước Philipphê và thấy kết quả đến ngay trước mắt. Tự nhiên mình cảm thấy Philipphê như một người đàn anh giàu kinh nghiệm. Bất giác mình gọi ông là “thầy giáo của mình”.

2/ Cô giáo Pearl Buck
Pearl Buck là con của một cặp vợ chồng người Mỹ sang truyền giáo ở Trung Quốc. Sống ở đấy và lớn lên ở đấy. Bà am tường văn hóa Trung Hoa như người Tàu và hơn người Tàu. Bà là nhà văn được giải Nobel.
 Mình biết bà từ khi đọc cuốn La Mère (Người mẹ) rồi cuốn Good Earth (Đất lành). Nhờ bà mình có thêm mớ kiến thức về văn hóa Đông Tây. Nhờ bà mình có được nhiều chuyện dí dỏm để trình bày Tin Mừng.
 Khi đọc cuốn Những người đàn bà vĩ đại của dòng họ Kennedy, mình khám phá ra một chân trời mới: một phương pháp truyền giáo khá mới lạ.
 Bà Pearl Buck là bạn thân của mẹ Tổng Thống Kennedy. Bà Pearl Buck là tín đồ Tin Lành nên mặc nhiên là chống Thánh lễ Misa và chức linh mục: coi chức linh mục là phạm thánh. Bà mẹ Tổng Thống Kennedy là một tín đồ Công giáo: Rất nhiệt thành, rất ham đi dâng lễ.
 Một lần kia bà mẹ Tổng Thống Kennedy mời bà Pearl Buck đi dự lễ. Đó là điều tối kỵ đối với tín đồ Tin Lành. Bà Pearl Buck nể bạn mà đi. Nhưng trong thâm tâm thì cứ thấy lợn cợn.
 Sau lần dâng lễ ấy, bà Pearl Buck thú nhận: :Thánh lễ Misa của đạo Công giáo Rôma ru tâm hồn con người vào thế giới thần linh thật”.
 Thay vì chống đối và kết án, bà Pearl Buck lại khen ngợi và tôn vinh, tại sao lại có một hiệu quả ngược chiều như thế? Mình ngẫm nghĩ và thấy rằng chính Đức Giê-su trong Bí tích Thánh Thể đã chinh phục bà Pearl Buck. Từ sự kiện ấy, mình quyết tâm mời người lương đi dự lễ, lễ cưới, lễ truyền giáo, lễ bổn mạng họ đạo…  mình động viên giáo dân mời tối đa bạn lương dân đến tham dự.
 Mình nhận định như sau:
·        Ai ghét đạo mà đi lễ thì thôi ghét.
·        Ai vô tâm vô tình với đạo mà đi lễ, thì có thiện cảm với đạo
·        Ai có thiện cảm với đạo mà đi lễ, thì sẽ xin theo đạo.
Kết quả đó là do chính Đức Giê-su Thánh Thể thực hiện.
 Một lần kia mình tổ chức lễ 20/11, mình gọi là ngày nhớ ơn thầy. Ai trong họ đạo từ nhỏ tới lớn đã từng học với thầy cô nào, thì mời đến nhà thờ dự lễ để cha sở có điều kiện cám ơn chung một lần. Sau thánh lễ các cô phát biểu: “Cha ơi, chings con khóc hết, chịu không nổi. Cả nhà thờ chùng đứng, cùng ngồi, cùng hát, cùng im lặng. Nhât là khi các em cùng cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho thầy cô chúng con”. Các thầy thì không khóc, nhưng thành thật công nhận: “Ấn tượng quá linh mục ơi!”.
Bà Pearl Buck ơi, nhờ bà mà tôi mới nghĩ ra cách truyền giáo này. Cám ơn bà! Xin bà cho tôi gọi bà là cô giáo của tôi.

3/ Thày “Cằm đàn ông”
Tòa Giám mục Hưng Hóa nhận được tin vui nửa vời từ nhà thờ Sapa: Nhà nước đã chấp thuận cho giải tỏa kh dân cư tọa lạc trên đất của nhà thờ. Nhưng với điều kiện là phải bồi thường cho dân đang tọa lạc trên đất giải tỏa. Số tiền bồi hoàn cho dân là 12 tỉ. Nếu nhà thờ không có khả năng bồi hoàn, thì nhà nước xử dụng mảnh đất này vào mục đích khác.
Nghe tin, ai nấy đều mừng nhưng vẫn ngơ ngác. Mười hai tỉ - Nợ sẽ ngập đầu. Lo được không? Không lo được thì mất trắng. Công cốc. Có một người hỏi ướm thử Đức cha Gioan:
-         Quỹ giáo phận còn tiền không?
-         Quỹ giáo phận Hưng Hóa giống như cái cằm đàn ông. Râu vừa lún phún thò ra thì đã phải cạo. Cạo trơn tru rồi, râu lại mọc ra nữa. Giáo phận có đồng nào thì xào đồng nấy. Chẳng lúc nào có tiền. Nhưng nếu cần tiền thì lại có.        
Mình chả có ý kiến gì, chỉ tủm tỉm cười.
Lấy cái cằm đàn ông để ví von về quỹ giáo phận thì hay quá, đúng quá. Mình đã lăn lộn với công tác truyền giáo chẵn bốn mươi năm tại miền cuối Việt. Mình đã thấy rõ như ban ngày là chẳng bao giờ có tiền, nhưng chẳng bao giờ thiếu tiền. Nếu cần, thì Chúa cho. Cho theo kiểu của Ngài.
1* Cho đúng lúc, hoặc cho trước, hoặc cho sau một chút.
2* Cho vừa đủ, hoặc thiếu một tí, chứ không bao giờ cho dư.
Từ hôm nay, mình nhận định: quỹ truyền giáo của mình giồng như cái cằm của đàn ông. Đúng quá! Cám ơn “cái cằm đàn ông”. Từ nay ta gọi mi là thầy giáo của ta.
Hiện nay giáo phận Hưng Hóa đang loay hoay với vụ nhà thờ Sapa. Biện pháp đầu tiên là đi vay. Vay các cha xứ, vay giáo dân. Vay người giầu, vay cả người nghèo. Kết quả ra sao? Mình chả biết. Nhưng có một người biết rất rõ. Đó là cái cằm đàn ông.