#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

NGẠI XƯNG TỘI

1. Tôi không biết có nên suy vấn đề này, nếu như nó chẳng có ích cho tôi hay cho một ai đó.
Cũng không biết, nếu bỏ qua thì có uổng phí một cơ hội tốt nào đó chăng !
Rút cục thì viết như suy tư với chính mình, xem như chuyện trò với bản thân, một cách để không bị cuộc sống vô tình, vô cảm cuốn kéo mình một cách vô ý thức.
Có lần, tôi đọc được ở đâu đó một câu tâm niệm như sau : "Ngại xưng tội thì đừng phạm tội".
Tôi biết người viết câu ấy không thích lề thói khúm núm trước các linh mục cho nên đúng là ông có ngại vào tòa giải, vì trong đó ông sẽ đối thoại với chính nhân vật nằm trong giới ông né tránh.
Vậy điều tâm niệm của ông có chí lý không , tôi nghĩ rằng không. Ông lầm rồi. Vào tòa không phải để gặp linh mục. Muốn gặp linh mục thì vào nhà xứ, đâu cần phải quỳ trước tấm phên màn mong mỏng.
Xưng tội là một hành vi mang ý nghĩa tôn giáo, thiêng liêng thánh thiện.
Đây là việc lãnh nhận Bí tích, là đến với Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa, là đứa con phạm lỗi biết hối hận, chạy đến cha nó, xin được cha tha lỗi cho.
Xưng tội không hề là một hình phạt.
Đó là về phần tác giả câu tâm niệm có yếu tố lươi huyền lười, đồng thời là một con chiên chưa hiểu đúng bản chất bí tích Giao hòa.
Thế nhưng, tôi cũng được biết lý do tại sao người giáo hữu đó ngại xưng tội, ngại đến nỗi phải tự đặt cho mình một thứ tâm niệm, một lời tự nhủ, để tự nâng vực bản thân lên khỏi sự yếu đuối, không vượt qua được một chướng ngại nào đó trong đời sống tinh thần.
Đúng là ông khó có thể đối thoại với vị ngồi tòa, chính xác là các linh mục.
Tại sao ? Lý do ?
Tôi cũng biết, và vì biết ngọn nguồn, tôi xin được tôn trọng ông dù rằng ở trên, tôi đã nhận định là ông lầm, ông sai.
2. Có rất nhiều người Công giáo ngại đi xưng tội, hình như đa số là người ở phố thị , "Một năm ít là một lần trong mùa Phục Sinh" còn ngại nữa đừng nói hàng tháng theo lời khuyên của Đức Mẹ. Một chi tiết nhỏ nhưng mang ý nghĩa không nhỏ, đó là  có lẽ ngoại trừ trong một vài dòng tu, còn thì rất hiếm thấy người ta xưng tội mặt đối mặt như trò chuyện mà xưng tội với cha. Hoặc vì mắc cở, hoặc vì không muốn cha biết mặt, hoặc vì lý do nào đó nữa..nói lên tâm trạng hay đúng hơn là đời sống đức Tin của người tín hữu chưa hoàn toàn xác quyết :  Tôi đi lãnh nhận Bí tích thứ Ba trong Đạo, chứ nào ai bắt đi khai tội lỗi với cha để cha tha tội cho.
Vào tòa xưng tội trở thành một hành vi nhân bản hết sức can đảm, phấn đấu "vượt lên chính mình".
Có một thứ tâm lý ngại xưng tội dở nhất mà cũng đáng thương nhất, đó là con chiên  vốn bất phục tư cách, đời sống, sự ứng xử của vị mục tử đang chăn dắt mình. Tôi cam đoan có không ít người cố vượt cả chục cây số để đi xưng tội cha khác. Có vô số người để tội tồn kho một cách khổ sở chỉ vì ...ngại xưng tội với cha xứ.
Còn đâu mối liên hệ mục tử-con chiên !
Còn đâu ý nghĩa thiêng liêng của Bí Tích Giao hòa cùng Thiên Chúa :
Ông cha này đâu xứng đáng cho mình xưng tội !
Ôi đức tin của chúng ta ! Phải hiểu rằng nó ...toa bằng cái gì nhỉ ! Ước gì cái "hạt cải" mà Chúa nói nó to bằng cái nhà ba tầng đi, cho chúng ta còn có thể ví von đức tin mình, chứ hạt cải thật bày bán ngoài tiệm nó bé bằng cái vẩy, còn  ví thế nào được nữa mà ví !
3. Tắt một điều :
Chỉ khi nào tôi sống kết hợp với Chúa bằng tình con thảo,Tin, Cậy, Mến,  tôi mới không phải vượt qua cái gì sất.
Khi đó tôi bay !
Nhưng giờ cánh "thiên thần" còn vương nặng nhiều thứ, chưa bay được ! Cha Xứ ơi, help me !
ht.

Không có nhận xét nào: