SĨ
Trên đời này có ối kẻ thích mang danh hiệu nghệ sĩ. Ví dụ một anh tóc dài cột sợi thun bung từ gói bánh mì thịt, áo đơn áo kép màu cam chói lọi giữa trời Sài Gòn nóng bốn mươi độ, quần lửng cháo lòng lộ hai cặp giò lông lá, đứng giữa đám đông ngay trước cửa nhà thờ
Đức Bà, tay cầm vài bản hát có chìa khóa Sol và một mớ nốt nhạc mang tên mình cốt để người khác gọi mình là Nhạc sĩ thì trong lòng thấy sướng lắm chẳng hạn. Và dù là tự phong hay được thiên hạ tôn vinh thì cái tước “sĩ” vẫn là một cái giống gì đó mà ai cũng thèm khát, ước mơ. Nhưng tôi còn biết tới một cái từ khác nữa không ít người thích. Nó không phải là một chức tước gì cả, nhưng nghe cứ nghệ sĩ tính, lang thang, lông bông, lơ tơ mơ, vô kỷ luật, bất cần đời, làm sao ấy. Vâng, đó là cái từ “lãng tử”, đàn bà con gái thích cái giống này, để rồi chị nào rước nó về mới thấy khốn nạn cái thân mình. Xem ra tôi cũng khá nghiêm túc, đâu ra đấy? Không phải, tôi chỉ không thích cái chữ sĩ mà nhiều người thích đấy thôi.
Ngày kia, trong thành phố, một nghệ sĩ đa tài, có tên tuổi nhờ tính giăng hoa, bỗng đổ bệnh nằm xuống. Sau ngày an táng anh, người vợ trẻ tìm thấy trên bàn làm việc của anh một tập Truyện ngắn còn trong tình trạng viết tay.
Câu chuyện sau đây nằm trong tập ấy. Nghe đồn nó chính là những trang tự thuật cuối đời của tác giả:
CÁI CHẾT CỦA MỘT TAY LÃNG TỬ
Slideshow “Cây thập giá đời tôi” của Gx. Đaminh.net có nội dung như sau:
Có một đoàn lữ hành
Mỗi người vác một cây thập giá
Chàng thanh niên hăm hở vác trên vai
Chúa ơi, nặng quá, con cắt bớt một chút nhé!
Rồi anh hì hục cắt thập giá bớt một đoạn
Đã quá! Anh huýt sáo và ca hát.
Nhưng khi thấy mình đi sau nhiều người
Chúa ơi! Con sẽ cắt thêm một đoạn nữa nhé.
Lần này anh cắt một đoạn khá dài
Chúa ơi! Cảm tạ Chúa muôn vàn!
Anh đi nhanh vượt qua tất cả mọi người.
Cuối đường anh bỗng thấy một vực thẳm.
Mọi người bắc thập giá làm cầu, họ đi qua vực thẳm dễ dàng.
Riêng anh phải ở lại vì thập giá của anh giờ đây quá ngắn.
Câu chuyện ngắn gọn trong slideshow này được minh họa bằng những tranh vẽ đơn sơ, rõ nghĩa và có cả phần tiếng Anh đi kèm, tóm lại là một việc làm công phu. Tuy nhiên, tôi thấy trong nội dung câu chuyện này có một, hai điểm vô lý.
Vả lại, tôi thích tưởng tượng ra rằng: Khi gặp vực thẳm, người ta sẽ ôm thập giá mà đu qua bờ vực bên kia, như thế chả thú vị, nên thơ lắm ru theo kiểu truyện cổ tích Peter Pan dành cho thiếu nhi, hay như ở Việt nam ta, lũ trẻ miền quê sông nước bây giờ không có cầu, chúng phải đu dây qua sông để đến trường đấy.
Đàng nào cũng hiểm nguy, gian khổ, nhưng vác thập giá trên vai cho giống Chúa Giêsu mà vác không ra hồn như cái anh thanh niên trong câu chuyện thì chả công phúc gì.
Đàng nào cũng phải vượt qua vực thẳm mới tới được đất Hứa, nhưng “bắc thập giá làm cầu mà đi qua“, tội chết! (Những chữ in nghiêng là những chữ mượn trong slideshow).
Đồng ý là đu thập giá mà bay qua cho rồi, chứ còn cách nào nữa đâu!
Vậy, sau đây, tôi xin phép bịa tiếp.
Nói bịa có vẻ thật thà, thực sự ta cứ xem như đây là một giấc mơ, một truyện viễn tưởng, một bài thơ chẳng hạn, nhưng cam đoan, phần tiếp theo của tôi không đến nỗi mâu thuẫn và vô lý lắm, dĩ nhiên phần ngon lành nhất xin cho phép tôi được dành cho tôi, bất chấp có bị ai vả vào mặt mấy cái, bởi rốt cuộc, phải lì lợm mới chiếm được chỗ tốt bạn ạ.
Anh thanh niên này có thể là bạn, có thể là tôi, hay ai đó, nhưng cứ cho là tôi.
Dĩ nhiên là tôi thì tôi đâu có chịu “ở lại” .
Và nếu là tôi thì xem ra hành động của tôi thật quái dị, khác thường, bởi trên đường đi, tôi không thấy ai làm như tôi cả. Dù đi hay ôm hay đu cũng phải để nguyên, cắt bớt thập giá là ăn gian rồi.
Dựa theo nội dung câu chuyện trên, hình như, muốn làm gì thì người ta chỉ có thể làm được trên đường đi bên phía bờ vực này. Sang tới bên kia vực, mọi toan tính coi như vô ích bởi vì đã là “cuối đường” rồi.
Sau khi bị cắt ngắn, bây giờ thập giá của tôi trở thành một cây chữ thập, vô nghĩa rồi, không qua vực được đâu. Chỉ còn có hai người nữa, tôi níu áo anh áp chót:
- Cho tôi đu ké thập giá của bồ nhé.
May mắn thay, đó là một người bạn đồng hành tốt bụng. Anh ấy sẵn sàng:
- Được. Chúng ta có thể dùng chung một thập giá. Để tôi qua trước.
Thế đấy! Người trên đời này tốt mấy cũng vẫn có sự nghi kỵ. Anh ta sợ bị tôi lừa, tôi nghĩ bụng thế. (Vậy thì thật sự, giữa tôi và anh ta, ai là kẻ đa nghi nhỉ! Đến đây tôi đã đáng bị vả chưa?)
Tại bờ vực bên kia, anh ta quay lại bảo tôi:
- Nào, bạn hãy quăng thập giá ngắn của bạn qua trước cho nhẹ gánh.
(Anh này tốt thật. Tôi đáng bị vả rồi).
Đến đây là cuối đường, tôi không thể lượng được sức ném, sao cho cây chữ thập của tôi không bị quá đà mà văng vào không gian vô định, hay yếu quá lại rơi tòm xuống vực sâu thì hỏng. Tôi chần chừ, tính toán. Khi ấy, người cuối cùng vừa trờ tới. Ông ta dừng bước, hạ thập giá khỏi vai, rồi khum hai bàn tay vào nhau mà gọi những người đã vừa qua bên kia hãy trở lại để nhận thập giá giúp tôi.
Một số đã nghe tiếng gọi và trở lại lập thành một hàng tiền vệ sẵn sàng đón nhận trái banh không đáng có của tôi sút sang. Tôi tự tin và ý thức được tính cách hấp dẫn vốn có của tôi. (Đừng vả, tội nghiệp “ngựa con”).
Khi tôi nâng ngang cây thập giá ngắn ngủn của tôi lên để ném qua đám người bên kia, thập giá rớt từ trên cao xuống đám người đang chờ đợi ấy và trước khi nó được đón nhận thì thật đáng tiếc, một cạnh nhọn của cây chữ thập đổ nghiêng đi mà đập vào giữa mặt một người đàn ông trong đám người ấy. Ông này vội ngồi xuống, ôm mặt và tôi thấy máu chảy qua kẽ ngón trên mu bàn tay của ông ấy. (Trời ơi, vả tôi đi!). Ngay tức khắc, mọi người xúm vào hộ đỡ và tìm cách chữa trị cho ông ta, đồng thời chụp lấy cây chữ thập. Tôi lẩm bẩm:
- Đây chỉ là một cây gỗ vô duyên.
Đoạn nhìn vào chiếc cầu thập giá của người bạn tốt bụng để lại, tôi mon men lại gần bờ vực, định ôm thân gỗ thẳng đó mà đu … Nhưng, bỗng một ai đó quát lớn:
- Khoan đã. Bạn không được qua cho tới khi…
Tôi quay lại phía sau, đó là lời phán quyết cứng cỏi của người đi sau cùng. Ông ta không cho tôi qua bên kia:
- Anh hãy nhường chiếc cầu này cho người bị thương để anh ta quay trở lại đây cho tôi chữa trị, vì tôi có đồ nghề cấp cứu.
Và vì lúc này người bị thương không thấy đường, nên người ta vận động thêm tám cây thập giá nữa, vị chi là chín, rồi sắp xếp, rồi ráp nối, đan xen lại thành một chiếc cáng gỗ an toàn cho người ôm mặt lăn mình qua.
Ở bên đây, tôi bị buộc làm một y tá (một cái nghề rất buồn tẻ và đáng gờm trong mắt những người bệnh đang nằm viện, không thích hợp với một nghệ sĩ như tôi chút nào) bất đắc dĩ để phụ việc cho ông thầy thuốc kiểm tra, băng bó vết thương trên sống mũi, ngay giữa hai con mắt của người bị họa.
Đang khi còn rị mọ với công tác cứu thương thì ba chúng tôi nghe ở bờ vực bên kia có tiếng người bàn tán. Thì ra những người bên đó đang xôn xao, lo lắng, không biết bây giờ, xong việc thì thập giá này trả cho ai, thập giá kia trả cho ai. Trên đời này, mỗi người một thập giá. Xét về sự đau khổ, không thập giá nào giống thập giá nào, nhưng xét về mặt hình thức, thập giá nào cũng là hai thanh gỗ, cao dài, ngang ngắn, bắt ngang thế kia. Mắt trần không thể phân biệt được. Chỉ có một cây thập giá duy nhất không lẫn vào đâu được, đó là cây thập giá của tôi. Nó đã bị tôi cắt đi một đoạn khá dài. Chắc chắn không ai cầm nhầm được của tôi. Điều đó làm cho tôi tuy còn ở bên này nhưng rất yên tâm. Và để cho an toàn hơn, tôi nói với sang bên kia bờ rằng:
- Hỡi người bạn tốt bụng, nhờ anh giữ dùm tôi cây thập giá ngắn.
Vừa nghe thế, có người thúc giục tôi sang luôn đi chứ còn nhờ vả nhắn nhe gì nữa, nhưng bên này ông thầy thuốc ngăn tôi lại:
- Anh phải nhường cho vị bị thương này qua trước bởi vì anh đã gây tai nạn cho người ta.
Thế cũng được thôi, nhưng tôi thầm khoái chí vì dù anh chàng nạn nhân của tôi có sang trước cũng chẳng ăn thua gì bởi vì thập giá của anh ta đang nằm chung với các cây khác, làm sao mà đi tiếp được (Xin bỉu môi chứ đừng vả, ai trong chúng ta cũng có chút ma-lanh). Dầu vậy, được thức tỉnh bằng lòng tốt của những người đi trước đã trở lại bắc cầu cho chúng tôi đi, tôi bèn kiêu hãnh lên tiếng:
- Thưa anh em, ai đã góp thập giá làm cầu, bây giờ xin hãy lấy lại, chừng đó tôi mới có thể yên lòng bước qua. Như anh em đã qua được bên ấy thế nào, tôi cũng chỉ cần còn lại một thập giá cuối cùng mà thôi.
Xem ra ý kiến của tôi có vẻ hữu lý và xác đáng, thế là chín người bắt đầu tiến tới bờ vực, nhắc từng cây thập giá lên tìm tòi, may ra nhận được vài dấu vết trầy xước thân quen trên thập giá của mình.
Vị thứ Nhất nói rằng cuộc đời ông khốn nạn như cuộc đời Gióp, tràn đầy đau khổ. Mọi người bên ấy xì xào:
-Hẳn thập giá của ông Nhất đây rất nặng. Vậy chúng ta sẽ dành cây nào nhẹ nhất thì trao cho ông ấy để đền bù lại những ngày tháng qua ông đã phải chịu đau khổ nhiều.
Vị thứ Hai tâm sự:
- Tôi cũng có một quãng đời dài tù tội oan ức hết sức cô đơn, đau khổ. Ở trong tù, vì là người hiền lành, và vì nhất quyết đọc kinh mỗi tối, tôi bị bạn tù đánh đập dã man lắm. Nếu quý vị đã từng ở trong trại tù, quý vị sẽ hiểu được thập giá của tôi nặng nề đến như thế nào.
Người ta lại lưu tâm tìm một cây thập giá khá nhẹ cho ông.
Vị thứ Ba nhớ lại những ngày dài sầu khổ âm thầm trong đời ông mà không bút mực, lời nói nào tả xiết. Trong nước mắt tuôn rơi, ngày đêm ông chỉ một lòng trông mong ơn Thiên Chúa ủi an chứ chẳng muốn điều gì hơn nữa.
Thế là những người đồng hành bèn đồng ý nhường cho ông một cây thập giá nhẹ như suối lệ để lòng ông được thanh thản.
Đến vị thứ Tư thì chẳng ai ngờ được con người thanh tao cao nhã như thế mà phải một đời đi trên con đường khổ đau, gồ ghề, gai góc, cô đơn. Nghe ông tâm sự ai cũng phải mủi lòng. Họ bèn hứa để cho ông một cây thập giá tương đối, vì những cây nhẹ đã có chủ.
Khổ thay, các vị thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy sau đó cũng đều mang những tâm trạng đau khổ không kém các người trước. Ông thứ Tám còn bị người ta sỉ vả, bách hại vu khống đủ điều xấu xa, sống triền miên trong nhục nhã, ê chề.
Thôi đành dù nặng nhẹ, mỗi người nhận lấy một thập giá còn lại. Tuy thế, không ai trong họ vội nhận lấy thập giá, bởi họ nghĩ tới ba chúng tôi là những người còn cần tới cây cầu dã chiến này. Chiếc cáng gỗ rộng vẫn an toàn hơn một cây thập giá mong manh.
Vậy khi vị thứ Chín đã được băng bó xong thì ông lần bước, lăn mình qua cầu, vượt qua vực thẳm dễ dàng như lần trở về. Tôi miên man suy nghĩ:
Sau khi mọi người đã nhận phần, sẽ còn một cây thập giá cuối cùng bắc ngang hai bờ vực, chờ tôi sang, không thể đoan chắc được đó là Khổ Đau của ai trong số chín vị đang đứng bên kia bờ, trong đó có phần của người bạn đã bằng lòng cho tôi mượn. Và mặc dù bạn ấy chờ tôi sang rồi mới nhận lại thập giá mình thì đâu chắc đó là cây thập giá đời anh ta, bởi vì trước đó, người ta đã xáo trộn tất cả giá trị thể lý cũng như tinh thần của nó rồi. Nhẹ lại trao cho nặng, người có tâm tư sầu khổ nặng nề lại được bù đắp bằng một thập giá nhẹ nhàng. Ai có thể đảm bảo tính chính xác cho việc đánh giá những sự khổ đau trong đời người?
Chỉ có cây thập giá ngắn thủ đoạn của tôi là không lẫn lộn với của ai được. Tôi đang mong chờ gặp lại nó. Phải! Cuộc đời tôi nên thơ biết bao, nhẹ nhàng biết bao. Tôi là một tay lãng tử hào hoa. Đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi, tài nghệ thiên phú, danh vọng tiền tài đủ cả. Tôi sống êm ái như trong cung mộng, sung túc như ngựa phi giữa đồng cỏ xanh. Chẳng lo lắng chi, chẳng phiền não gì. Cứ một cây guitar mộc với một tá cô gái đẹp luôn túc trực vây quanh, tôi ngao du khắp nơi, ca hát và huýt sáo cùng chim muông, cây cỏ. Đến bữa thì ngả tiệc ra. Cây thập giá của tôi đẹp tuyệt vời, không trầy xước, không tì ố, tuy nhiên vì là thập giá, nên nó vẫn nặng, nặng đối với đôi vai mong manh như cánh hạc của tôi ấy mà (Đẻ bọc điều có đáng bị vả không ạ?). Suốt cuộc đời tôi, hoạ chăng chỉ có một, hai nỗi khổ và như mọi người đã thấy đấy, tôi mau chóng cắt bớt nó đi rồi và vì vẫn còn cảm thấy chướng ngại, tôi lại cắt nó đi một lần nữa đấy.
Bạn đồng hành với tôi giờ chỉ còn ông thầy thuốc. Ông ta cũng bắt đầu đặt cây thập giá từ trên vai xuống để bắc ngang vực và chuẩn bị đu qua. Mọi người bên kia bờ hô to để chặn lại việc làm ấy:
- Đừng ! Ông hãy đặt thập giá của ông lên chiếc cầu chung này mà lăn mình qua cho nhẹ và mau. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ ông.
Nhưng người thầy thuốc sĩ diện, không chịu nhận sự giúp đỡ ấy. Ông ta gửi lời cám ơn sang bên kia, đoạn vẫn tiếp tục hành động theo ý mình, nghĩa là tự bắc cầu bằng chính thập giá của mình mà sang bờ. Đó là một người chân chính. Thật đáng phục.
Họ lại bảo tôi:
- Cả anh nữa, hãy sang đây với chúng tôi bằng chiếc cầu này.
Tôi ư? Tôi mà lại chịu lụy thế ư?
Nhìn tôi này: Một thanh niên trẻ tuổi, cao ráo, khỏe mạnh, tràn đầy nhựa sống…
Còn gì ngượng hơn khi thấy mọi người chiêm ngưỡng ông y sĩ già đầy can đảm tự bắc thập giá mình, lò dò, mò mẫm đu từng tấc dây qua vực, rồi nhìn lại một thanh niên như tôi đây tự nhiên nằm ềnh ra, yếu đuối như một đứa bé chưa biết đi, phải dựa vào chiều rộng thênh thang của cả chục thanh gỗ mới lăn sang được bên kia bờ vực thẳm.
Không. Không bao giờ. Thật đáng xấu hổ cho tôi nếu tôi làm như vậy. Chẳng thà đang đu mà trượt tay, nghe mọi người la toáng lên, chạy lại tiếp cứu để rồi sau đó họ bảo tôi là người can đảm, gặp khó khăn, nguy hiểm quyết không nản lòng, còn hơn.
Tôi tỏ ra cứng rắn hơn khi nhắc lại rằng tôi chỉ cần một cây thập giá đủ dài để bắc ngang hai bờ vực.
Như mọi người. Tôi nói thế. Không muốn một ưu tiên hay hậu đãi nào.
Hiểu ý tôi, mọi người liền bắt tay vào việc làm rã chiếc cầu gỗ ấy bằng cách đi nhận thập giá đã được trao cho họ. Mỗi người nâng lên một cây.
Thật lạ kỳ thay! Vừa khi mỗi cây thập giá được kính cẩn nâng lên trên hai tay của từng người trong đám đông ấy, lập tức tôi thấy chúng mềm ra như sáp ong, thứ sáp ong tuyệt hảo, màu vàng óng ánh, ỉu đi rồi dần dần tan chảy và biến mất như chưa từng hiện diện trước mắt tôi. Không hề có một sự khác biệt nào giữa các cây thập giá ấy. Không có thập giá nặng, thập giá nhẹ, không có thập giá to, thập giá bé hay thập giá ngắn, thập giá dài. Tất cả đều đẹp đẽ, sáng láng, óng ánh như nhau.
Tôi phải cấu véo vào bắp đùi tôi hai ba lần để chắc chắn trí khôn và nhận thức của mình lúc này đang rất tỉnh táo. Và như thế, mọi việc xảy ra nãy giờ đâu có phải là trong giấc mơ. Còn những người kia, họ đang như bay, vâng, họ đang như bay đi nhẹ nhàng và thảnh thơi vì không còn thập giá trên vai, họ bay xa dần, rất xa rồi mất dạng sau một làn mây mỏng. Văng vẳng đâu đây tiếng hát của đoàn thiên thần đơn sơ trong trắng dẫn đường cho họ về thiên tiên.
Rồi bất chợt, tôi điếng người khi nhận ra rằng giữa hai bờ vực không hề còn một cây cầu nào cho tôi nương qua bên đó. Tất cả các thập giá đều đã được thánh hoá và biến hình. Bên kia bờ vực, chỉ còn chỏng trơ mỗi một cây gỗ chữ thập của tôi. Nó nằm yên đó, cứng ngắc, không biến thành sáp vàng, không tan ra, nó ngắn ngủn và trơ trẽn.
Tôi hốt hoảng như đã rơi xuống vực rồi và phải mất một lúc lâu, tôi mới định thần lại để có can đảm nhận ra đây đúng là sự thật chứ không mộng mị gì nữa. Tôi đang phải trả giá cho thói ngông cuồng, lưu manh của mình.
Tôi gục đầu thất vọng não nề, lòng buồn bã, lê bước quay trở lại.
Nước mắt trào tuôn vì bất lực…
Ôi, công lao tôi vác thập giá gần đến đích cao vời. Đích của con đường được mệnh danh là “con đường không mấy ai đi”.
Ngay lúc này, một tia sáng rọi chiếu vào tâm trí tôi (cứ y như rằng mỗi khi nhận ra được mình yếu đuối là tôi liền được ơn thánh nâng đỡ). Tôi ba chân bốn cẳng chạy ngược về quá khứ, con đường xưa, có đoạn, tôi đã dừng lại để cắt ngắn thập giá đời mình.
Kia rồi, khúc gỗ bị cắt rời từ thập giá của tôi kia rồi. Nó vẫn đang nằm trơ vơ giữa đường, bên gốc cây đa già, ngay chỗ tôi đã dừng lại để triệt hạ nó cho đỡ nặng gánh đây mà. Nó khá dài, không ai buồn lấy. Chả thế mà khi còn đèo bòng nó trên lưng, bước chân tôi khó nhọc biết bao. Chỉ sau khi cắt nó đi rồi tôi mới “đi nhanh vượt qua tất cả mọi người” đấy thôi. Nhưng cũng thế mới khốn cho cái thân tôi. Mà đây lại là đoạn sau, còn đoạn trước tôi cắt lần đầu ở đâu? Phải lùi về sau nữa. Tôi vội rảo bước như sợ có ai lấy mất, mắt thao láo trông tìm. Bây giờ tôi biết, đối với tôi thập giá quan trọng như thế nào. A kia, từ xa tôi đã nhìn thấy hai đoạn gỗ nhỏ nằm im lìm bên vệ đường, cạnh lùm Quỳ vàng. Lo âu đến nỗi tôi hồ nghi không biết có phải từ thập giá mình rơi ra không. Tôi tiến lại gần nó, cầm chúng lên và đem ghép vào phần có sẵn trên tay. Y chóc! Đúng là lần cắt trước rồi. Hai khúc gỗ ngắn tôi cắt lần đầu đây, chúng ngắn hơn đoạn tôi cắt bỏ lần thứ hai.
Thoạt tiên, khi mới lãnh nhận thập giá, “hăm hở vác trên vai”, chỉ đi được vài trăm mét đường, tôi nhớ mình đã rên lên “Chúa ơi, nặng quá!”.
Bây giờ, với ba đoạn gỗ lượm lại, hai ngắn, một dài, tôi thử ướm chúng vào nhau theo hình thập tự, ngay tức khắc, tôi có một cây thập giá nhỏ. Chúa biết tôi mỏng dòn, hèn kém, chỉ vênh váo khoe khoang những sự phù phiếm đời này. Cái giống người mê chuộng phù vân giả tạo, là cái đếch gì mà ra vẻ ta đây. Trước mặt Chúa, sự phô trương hợm hĩnh bốc mùi có khác chi một đống phân thối. Tôi cho rằng đã đến lúc ta nên nhìn lại ta thôi. Nếu không thì chẳng chóng thì chầy, lại cũng có lúc phải đứng trước vực mà than khóc.
Ôi! cái vực thẳm khủng khiếp tôi đã từng trông thấy.
Chính vì đã được chứng kiến chiều sâu thăm thẳm của nó mà tôi có vài giây phút hồi tâm.
Chung quanh tôi không có ai. Tôi thoải mái vạch trần tôi ra như thế và tôi phát hiện ra một con đường.
Trên con đường mới này tôi sẽ vác cây thập giá nhỏ đi trước mặt Chúa,
cây thập giá của ăn năn,
của làm mới,
của trở lại.
Tôi bỗng thích đứa con thứ hoang đàng,
Tôi yêu cô Mađalêna bên bờ giếng,
Tôi thương tiếng khóc nức nở thảm thiết của ngư phủ Phêrô.
Tôi xót xa cho nỗi tuyệt vọng của Giuđa Ítscariôt.
Thà rằng chịu vất vả vác thập giá mà qua được vực thẳm, còn hơn ở bên này huýt sáo, hát ca trong cô đơn lạc lõng. Không vác thập giá thì đâu xứng đáng theo Chúa. Khi trước, tôi “cảm tạ Chúa muôn vàn” vì thập giá của tôi đã được cắt ngắn, nhưng bây giờ, ngắn dài, nặng nhẹ không thành vấn đề. Thập giá đời tôi, tôi sẽ vác, vác đến cùng . Xin Chúa hộ giúp con.
Tôi tìm cách chắp nối ba đoạn gỗ tôi vừa tìm lại được (vẫn theo thói ma mãnh) để làm thành một cây thập giá khéo tay hay làm, các ngàm không thể ăn khớp với nhau từng mi-li-mét vì tôi chỉ là thợ vụng. Đây là cây thập giá nhỏ đời tôi. Nó vẫn đẹp, nhưng đã đẹp cách khác rồi. Tôi mơ màng tưởng tượng ra nụ cười thương yêu của thánh Giuse lao động đang dành cho tôi.
Thế là đời tôi hai lần vác thập giá. Cây này lấy từ cây trước. Lỗi tại tôi, sợ gian nan, ngại nặng nhọc, yêu mình, chỉ muốn vác thập giá ngắn cho nhẹ. Lỗi tại tôi thiển cận, không nhìn trước sau.
Và tôi bắt đầu vác thập giá lên vai, lại hăm hở bước đi những bước đầu tiên, tiến về phía trước.
Chúa ơi, nặng quá!
Con cắt bớt một chút nhé !
Không! Không bao giờ than như thế nữa!
Con không cắt thập giá của con ngắn đi nữa.
Con vui lòng đón nhận sự nặng nề này, vì thập giá này là thập giá đời con. Không của ai khác.
Ôi, sao nó nhỏ mà nặng gấp đôi cây cũ ta!
Tôi cố vác thập giá lên vai, bước đi.
Chúa ơi, giúp con.
Mồ hôi vã ra, lưng vai đau buốt. Tôi cố hình dung Chúa Giêsu năm xưa đang trên đường đi lên núi Sọ. Toàn thân Ngài đầy vết thương tuôn máu với mạo gai trên đầu. Tôi không giống Chúa như vậy, chưa thấm vào đâu.
Mới đi được một đoạn đường ngắn, tôi mệt muốn xụi xuống. Không sao, Chúa đã từng ngã. Lại cố gượng đi, lại muốn gục. Satan, biến mau. Lạy Chúa, xin giúp con. Tôi dừng chân, hạ thập giá xuống, ngồi bệt trên đất để vuốt mồ hôi trên mặt tươm ra như tắm, để nghỉ mệt và suy nghĩ. Việc đền tội con hãy đọc … Thưa Chúa, cho con đền tội bằng đoạn đường này coi bộ xứng tội con hơn.
Bây giờ tôi đã có cách làm cho thập giá dễ mang. Tôi đục một lỗ trên đầu cây thập giá, đoạn xỏ vào lỗ đó một đoạn dây thừng dài, thắt nút cho dây thành một vòng tròn.
Rồi, đứng lên, tôi tiếp tục cuộc hành trình bằng cách quàng vòng dây thừng lên vai mà kéo cây thập giá đi chứ không phải là vác. Lúc này tôi như một con trâu đang cày ruộng. Hùng hục lôi thập giá đi, tôi đem hết sức lực mình có để vượt đường trường. Tôi cất tiếng hát một bài ca leo núi, giọng đặc khàn.
Hai vai tôi bắt đầu bị vòng dây cứa, bong da, đau rát. Tôi dừng bước lần nữa để thấm máu rịn ra trên hai vai áo. Chúa Giêsu cũng thế nhưng đau hơn tôi nhiều, bởi vì khi Người Bạn thân thiết nhất bị kẻ xấu sỉ nhục thì hình như tôi đang vui vẻ huýt sáo. Khi Bạn ấy bị đánh “hơn ba nghìn đòn” thì tôi mải ôm đàn hát ca. Khi Người Yêu tôi vác thập giá chuộc tội cho tôi, tôi đâu cần biết, tôi mải tung tăng đùa vui, cợt nhả với mấy cô gái trên đồi thông xanh ngắt hay đang ngả ngớn cùng bè bạn giữa bàn tiệc thừa mứa… Thánh giá Chúa năm xưa là từ gỗ Tội tổ tông của tôi đẽo thành đấy chứ còn gì!
Không có gì đáng phải kêu ca, than vãn.
Tôi nghiến răng chịu đựng, đứng lên đi tiếp.
Ôi sao ta không xin Chúa giúp sức nữa nhỉ!
Tôi liền chắp tay niệm “thần chú“:
Chúa ơi, con đang mang gánh nặng nề
vất vả giữa đường đời,
con đến với Chúa đây, xin bổ sức cho con.
Chúa ơi, xin cho con được nghỉ ngơi.
Thế là gánh nhẹ như bông, êm như tuyết. Tuyệt chiêu Chúa dạy đó.
Tôi đi tiếp.
Lúc này thì không thể quàng dây lên vai, vết thương bị chạm đau đớn lắm.
Tôi dùng hai tay kéo.
Thập giá được lôi đi xềnh xệch như khúc gỗ, văng bên này, dạt bên kia khiến tôi ngã dúi dụi. Ngã rồi dậy, rồi lại ngã. Cứ thế tôi đi được thêm một đoạn đường nữa, vừa đi vừa nghĩ về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chỉ có một chút xíu an ủi bởi gặp Mẹ, bởi được bà Veronica lau mặt, bởi được ông Simong vác đỡ một đoạn v.v.. nhưng tôi đây, tôi đang có cả một Chúa đi cùng. Chúa Giêsu đang đồng hành với tôi, luôn luôn, mãi mãi, Chúa đã hứa như vậy, Chúa chẳng sai lời. Tôi bắt đầu cảm thấy phấn khởi hơn, dù đau đớn quá. Hai bàn tay tôi bị dây thừng cứa, rát bỏng, không chịu nổi. Thôi những ngón tay co rút đau đớn thế này là không còn gảy guitar được nữa, vô dụng rồi. Chúa ơi, con không đùa được.
Tôi phải dừng chân đứng lại, “đổi thể và đổi thế”.
Tôi cố buộc vòng dây sâu xuống phần bụng để hai bàn tay được xòe ra cho đỡ xót.
Hai cánh tay vung vẩy theo nhịp chân bước, bụng tôi thót lại vì phải chịu sức nặng của thập giá kéo trì ra sau. Tôi cảm thấy bao tử, ruột non, ruột già của tôi tan nát, đứt đoạn. Chết mất thôi. Tôi ngã xuống. Chúa Giêsu đi đằng trước cũng ngã theo, bởi vì nếu Chúa vẫn đi thì tôi sẽ bị kéo lê. Chúa thương xót, ”Chúa đỡ nâng tôi” như xưa Chúa đỡ nâng vua Đa-vít.
Sau một chặng đường dài, tôi phải ngã xuống đứng lên nhiều bận và bây giờ, với đôi chân mỏi rời nhưng còn nguyên vẹn, tôi lại đi tiếp.
“Ai muốn theo Ta…”
Thôi, Chúa ơi, Chúa đừng nhắc, con nhớ như in câu ấy.
Nói xong, tôi gục xuống bên mé sông, bất tỉnh vì mất sức.
“Nếu đàn tôi không tấu vang
tiếng nhạc lòng tôi chứa chan
khúc ca tuyệt vời ngợi ca Gia-Liêm,
này vì trái tim tôi đang hồi nức nở,
này vì gót tha hương vẫn còn dang dở.
Bờ sông Ba-by-lon
Tôi ra ngồi tưởng nhớ Si-on”.
(Tv.136)
Một con ngỗng kêu quàng quạc, từ dưới mò lên, vẫy cánh văng nước tung tóe. Nó lại gần thân xác rũ rượi tàn tạ của tôi mà nhìn, mắt nó, con mắt ngỗng trừng trừng…
………
Tỉnh cơn ngất, tôi thấy toàn thân tôi tê liệt, không cử động nổi một chi nào. Tôi đang “bỏ mình” đến đâu rồi nhỉ! Không biết, chỉ biết đau quá, nhức quá.
Nhưng tôi muốn theo Chúa vì Chúa vẫn đang chờ tôi ở phía trước. Muốn theo Chúa thì phải vác thập giá mình mà theo Chúa, đâu có ai đi tay vo như tôi tưởng. Lại một dịp để tôi bày tỏ thiện chí ăn năn, đền bù thói cợt nhả, dám đem cắt thập giá Chúa trao.
Tôi gượng dậy, khó quá, mãi sau mới cột sợi thừng vào hai bàn chân được, tôi trườn mình đi .
Từng centimet đường, tôi dùng hai cùi chỏ và bụng để trườn đi như rắn bò, hai bàn chân cong lên làm móc, kéo theo mình cây thập giá đời. Sợi thừng có lúc bị tuột, tôi buộc lại. Máu tứa ra ở cổ chân. Cũng may, bụi đường và mồ hôi pha máu đã giúp cho đôi bàn chân tôi rít rịt, vì thế chúng càng làm cho sợi thừng bám chặt thêm vào da thịt tôi, không tuột ra nữa, nhưng nó cứa cổ chân tôi đứt thôi.
Thế nghĩa là tôi đang bỏ dần. Tôi bỏ từ hai vai, hai tay, cho đến mình mẩy rồi bây giờ là bỏ đến chân.
Thú thật là trên con đường tôi vừa đi, tôi đã cô đơn khóc thầm không biết bao nhiêu lần. Chỉ có Đấng Cứu Chuộc trần gian bằng cây Thánh Giá mới hiểu lòng tôi, không ngôi sao nào khác, nhưng làm sao cho Chúa biết rằng tôi đang bỏ mình đây? Quanh tôi cũng không còn ai, bạn bè thân quyến đã bỏ tôi đi hết rồi.
Tôi mơ tôi đang bồng bềnh, phiêu diêu trong sa mạc….
Tôi thèm được Chúa ôm vào lòng.
Chúa ơi, hiện ra đi, trông con này!
…….
Tôi sắp chết rồi. Toàn thân tôi mềm nhũn vì bị dây thừng xiết. Máu bắt đầu nhỏ giọt trên từng phần thân thể tôi. Máu trong tim tôi sẽ chảy ra cho bằng hết, rồi tôi sẽ thành một cái xác không hồn cho diều hâu bu tới.
Tôi thương tôi quá. Thương cho hết thảy mọi toan tính, sắp xếp, thủ đoạn tinh ma của tôi từ trước đến giờ.
Rồi tôi thương hết mọi người, thương những cụ ông, những cụ bà, những thiếu nữ chân yếu tay mềm, những người khuyết tật, những em bé, những người không có được sức khỏe tốt như tôi.
Tôi thương hết những người dễ ghét, khó ưa, những người có những tính cách lưu manh cò con như tôi, bởi tôi biết hậu quả của chúng là gì.
Mỗi người đều vác một thập giá đời, nhưng xem ra tôi lợi thế hơn cả vì đẫy sức, nhưng lại đáng thương hơn cả vì khốn nạn, yếu hèn.
Rồi tôi thương Chúa trong vườn Giệt, thương Đức Mẹ Pietà, thương Thánh Giuse “toan bỏ Người cách kín đáo”, thương các Thánh Tử Đạo lì lợm trước lý hình, hay trước những con sư tử thành Côlôsê. Ôi các Thánh Tử Đạo mến yêu.
“César, tôi cũng chào ông nhé, tôi đi chịu chết đây”.
Hóa ra tim tôi còn sống.
Tôi còn biết yêu đây thôi!
Tôi không sợ vực thẳm nữa. Chỉ sợ tim tôi khô héo thôi. Lạy Chúa, xin gìn giữ quả tim biết yêu của con cho nó còn phình phịch, phình phịch đều nhịp, dẫu nó đang thoi thóp.
Hơi thở tôi phều phào, tôi ngước cặp mắt lờ đờ nhìn lên bầu trời cao.
Trời cao năm xưa tím ngắt một mầu trên đỉnh đồiGolgotha. Nơi đó, Chúa chịu mang bản án tử hình, bị kẻ qua người lại nhục mạ, các thượng tế, kinh sư, kỳ mục chế giễu, ngay cả tên cướp dữ dằn cũng sỉ vả Ngài. Chúa cô đơn giữa trời và đất.
Còn tôi, sao mặt mũi, người ngợm tôi giống một tên trộm cướp thế này! Thằng cha nào? Tên trộm lành ở bên nào nhỉ, trái hay phải? Mụ mẫm rồi, không còn tinh quái ranh ma nữa, Chúa ơi. Con xin phó thác cho lòng thương xót của Chúa. Tôi luồn mình nâng cây thập giá nhỏ đặt trên lưng tôi và trong tư thế nằm dưới thập giá, tôi sấp mình, dang hai tay, gục mặt sát đất.
Tận hiến và xin được nghe Chúa nói một Lời cuối cùng như vầy:
“Ngay hôm nay, con sẽ được vào Nước Trời với Ta”.
Chúa ơi, nhưng chưa tới được bờ vực mà con đã tàn sức rồi ..
Một con ốc mượn hồn chui lên từ cát, nó thò đầu ra khỏi vỏ, trườn trên vai tôi tìm đồ ăn, nhưng nó phải giãy giọn giữa vị mặn của nước mắt, của mồ hôi và máu trước khi nó vô tình cắn vào đúng yết hầu của tôi một phát, rứt thịt tôi ra…
Trời vẫn biếc, mây vẫn bay. Không bóng tối vây quanh mặt đất. Đất đá, mồ mả vẫn an vị.
Tôi vui sướng
thở hắt ra….
Chúa Giêsu từ trên Thánh giá bước xuống, cất thập giá nhỏ đi, rồi âu yếm nâng tôi lên, ôm chặt vào lòng.
Gia đình cố văn sĩ cho in 1.000 bản Tập truyện ngắn ấy và phát hành rộng rãi trong các nhà sách. Theo sự nhận xét của các cô bé vừa bán sách vừa gói quà, thì thiên hạ hay mua tác phẩm này về để làm quà tặng các nghệ sĩ Công Giáo trong những dịp Bổn Mạng, Sinh Nhật , Tết tiếc… gì ấy.
Điều thú vị là ngay tại nhà sách, có nhiều linh mục, tu sĩ cũng cầm tập truyện này lên, dù có ý định mua hay không cũng cứ mở ra đọc ngay tại quầy sách, đọc ngấu nghiến từ đầu đến cuối, xem nhân vật chính trong truyện kia có gì … giống mình không.
Sĩ cả ấy mà!
ANNA
Đức Bà, tay cầm vài bản hát có chìa khóa Sol và một mớ nốt nhạc mang tên mình cốt để người khác gọi mình là Nhạc sĩ thì trong lòng thấy sướng lắm chẳng hạn. Và dù là tự phong hay được thiên hạ tôn vinh thì cái tước “sĩ” vẫn là một cái giống gì đó mà ai cũng thèm khát, ước mơ. Nhưng tôi còn biết tới một cái từ khác nữa không ít người thích. Nó không phải là một chức tước gì cả, nhưng nghe cứ nghệ sĩ tính, lang thang, lông bông, lơ tơ mơ, vô kỷ luật, bất cần đời, làm sao ấy. Vâng, đó là cái từ “lãng tử”, đàn bà con gái thích cái giống này, để rồi chị nào rước nó về mới thấy khốn nạn cái thân mình. Xem ra tôi cũng khá nghiêm túc, đâu ra đấy? Không phải, tôi chỉ không thích cái chữ sĩ mà nhiều người thích đấy thôi.
Ngày kia, trong thành phố, một nghệ sĩ đa tài, có tên tuổi nhờ tính giăng hoa, bỗng đổ bệnh nằm xuống. Sau ngày an táng anh, người vợ trẻ tìm thấy trên bàn làm việc của anh một tập Truyện ngắn còn trong tình trạng viết tay.
Câu chuyện sau đây nằm trong tập ấy. Nghe đồn nó chính là những trang tự thuật cuối đời của tác giả:
CÁI CHẾT CỦA MỘT TAY LÃNG TỬ
Slideshow “Cây thập giá đời tôi” của Gx. Đaminh.net có nội dung như sau:
Có một đoàn lữ hành
Mỗi người vác một cây thập giá
Chàng thanh niên hăm hở vác trên vai
Chúa ơi, nặng quá, con cắt bớt một chút nhé!
Rồi anh hì hục cắt thập giá bớt một đoạn
Đã quá! Anh huýt sáo và ca hát.
Nhưng khi thấy mình đi sau nhiều người
Chúa ơi! Con sẽ cắt thêm một đoạn nữa nhé.
Lần này anh cắt một đoạn khá dài
Chúa ơi! Cảm tạ Chúa muôn vàn!
Anh đi nhanh vượt qua tất cả mọi người.
Cuối đường anh bỗng thấy một vực thẳm.
Mọi người bắc thập giá làm cầu, họ đi qua vực thẳm dễ dàng.
Riêng anh phải ở lại vì thập giá của anh giờ đây quá ngắn.
Câu chuyện ngắn gọn trong slideshow này được minh họa bằng những tranh vẽ đơn sơ, rõ nghĩa và có cả phần tiếng Anh đi kèm, tóm lại là một việc làm công phu. Tuy nhiên, tôi thấy trong nội dung câu chuyện này có một, hai điểm vô lý.
Vả lại, tôi thích tưởng tượng ra rằng: Khi gặp vực thẳm, người ta sẽ ôm thập giá mà đu qua bờ vực bên kia, như thế chả thú vị, nên thơ lắm ru theo kiểu truyện cổ tích Peter Pan dành cho thiếu nhi, hay như ở Việt nam ta, lũ trẻ miền quê sông nước bây giờ không có cầu, chúng phải đu dây qua sông để đến trường đấy.
Đàng nào cũng hiểm nguy, gian khổ, nhưng vác thập giá trên vai cho giống Chúa Giêsu mà vác không ra hồn như cái anh thanh niên trong câu chuyện thì chả công phúc gì.
Đàng nào cũng phải vượt qua vực thẳm mới tới được đất Hứa, nhưng “bắc thập giá làm cầu mà đi qua“, tội chết! (Những chữ in nghiêng là những chữ mượn trong slideshow).
Đồng ý là đu thập giá mà bay qua cho rồi, chứ còn cách nào nữa đâu!
Vậy, sau đây, tôi xin phép bịa tiếp.
Nói bịa có vẻ thật thà, thực sự ta cứ xem như đây là một giấc mơ, một truyện viễn tưởng, một bài thơ chẳng hạn, nhưng cam đoan, phần tiếp theo của tôi không đến nỗi mâu thuẫn và vô lý lắm, dĩ nhiên phần ngon lành nhất xin cho phép tôi được dành cho tôi, bất chấp có bị ai vả vào mặt mấy cái, bởi rốt cuộc, phải lì lợm mới chiếm được chỗ tốt bạn ạ.
Anh thanh niên này có thể là bạn, có thể là tôi, hay ai đó, nhưng cứ cho là tôi.
Dĩ nhiên là tôi thì tôi đâu có chịu “ở lại” .
Và nếu là tôi thì xem ra hành động của tôi thật quái dị, khác thường, bởi trên đường đi, tôi không thấy ai làm như tôi cả. Dù đi hay ôm hay đu cũng phải để nguyên, cắt bớt thập giá là ăn gian rồi.
Dựa theo nội dung câu chuyện trên, hình như, muốn làm gì thì người ta chỉ có thể làm được trên đường đi bên phía bờ vực này. Sang tới bên kia vực, mọi toan tính coi như vô ích bởi vì đã là “cuối đường” rồi.
Sau khi bị cắt ngắn, bây giờ thập giá của tôi trở thành một cây chữ thập, vô nghĩa rồi, không qua vực được đâu. Chỉ còn có hai người nữa, tôi níu áo anh áp chót:
- Cho tôi đu ké thập giá của bồ nhé.
May mắn thay, đó là một người bạn đồng hành tốt bụng. Anh ấy sẵn sàng:
- Được. Chúng ta có thể dùng chung một thập giá. Để tôi qua trước.
Thế đấy! Người trên đời này tốt mấy cũng vẫn có sự nghi kỵ. Anh ta sợ bị tôi lừa, tôi nghĩ bụng thế. (Vậy thì thật sự, giữa tôi và anh ta, ai là kẻ đa nghi nhỉ! Đến đây tôi đã đáng bị vả chưa?)
Tại bờ vực bên kia, anh ta quay lại bảo tôi:
- Nào, bạn hãy quăng thập giá ngắn của bạn qua trước cho nhẹ gánh.
(Anh này tốt thật. Tôi đáng bị vả rồi).
Đến đây là cuối đường, tôi không thể lượng được sức ném, sao cho cây chữ thập của tôi không bị quá đà mà văng vào không gian vô định, hay yếu quá lại rơi tòm xuống vực sâu thì hỏng. Tôi chần chừ, tính toán. Khi ấy, người cuối cùng vừa trờ tới. Ông ta dừng bước, hạ thập giá khỏi vai, rồi khum hai bàn tay vào nhau mà gọi những người đã vừa qua bên kia hãy trở lại để nhận thập giá giúp tôi.
Một số đã nghe tiếng gọi và trở lại lập thành một hàng tiền vệ sẵn sàng đón nhận trái banh không đáng có của tôi sút sang. Tôi tự tin và ý thức được tính cách hấp dẫn vốn có của tôi. (Đừng vả, tội nghiệp “ngựa con”).
Khi tôi nâng ngang cây thập giá ngắn ngủn của tôi lên để ném qua đám người bên kia, thập giá rớt từ trên cao xuống đám người đang chờ đợi ấy và trước khi nó được đón nhận thì thật đáng tiếc, một cạnh nhọn của cây chữ thập đổ nghiêng đi mà đập vào giữa mặt một người đàn ông trong đám người ấy. Ông này vội ngồi xuống, ôm mặt và tôi thấy máu chảy qua kẽ ngón trên mu bàn tay của ông ấy. (Trời ơi, vả tôi đi!). Ngay tức khắc, mọi người xúm vào hộ đỡ và tìm cách chữa trị cho ông ta, đồng thời chụp lấy cây chữ thập. Tôi lẩm bẩm:
- Đây chỉ là một cây gỗ vô duyên.
Đoạn nhìn vào chiếc cầu thập giá của người bạn tốt bụng để lại, tôi mon men lại gần bờ vực, định ôm thân gỗ thẳng đó mà đu … Nhưng, bỗng một ai đó quát lớn:
- Khoan đã. Bạn không được qua cho tới khi…
Tôi quay lại phía sau, đó là lời phán quyết cứng cỏi của người đi sau cùng. Ông ta không cho tôi qua bên kia:
- Anh hãy nhường chiếc cầu này cho người bị thương để anh ta quay trở lại đây cho tôi chữa trị, vì tôi có đồ nghề cấp cứu.
Và vì lúc này người bị thương không thấy đường, nên người ta vận động thêm tám cây thập giá nữa, vị chi là chín, rồi sắp xếp, rồi ráp nối, đan xen lại thành một chiếc cáng gỗ an toàn cho người ôm mặt lăn mình qua.
Ở bên đây, tôi bị buộc làm một y tá (một cái nghề rất buồn tẻ và đáng gờm trong mắt những người bệnh đang nằm viện, không thích hợp với một nghệ sĩ như tôi chút nào) bất đắc dĩ để phụ việc cho ông thầy thuốc kiểm tra, băng bó vết thương trên sống mũi, ngay giữa hai con mắt của người bị họa.
Đang khi còn rị mọ với công tác cứu thương thì ba chúng tôi nghe ở bờ vực bên kia có tiếng người bàn tán. Thì ra những người bên đó đang xôn xao, lo lắng, không biết bây giờ, xong việc thì thập giá này trả cho ai, thập giá kia trả cho ai. Trên đời này, mỗi người một thập giá. Xét về sự đau khổ, không thập giá nào giống thập giá nào, nhưng xét về mặt hình thức, thập giá nào cũng là hai thanh gỗ, cao dài, ngang ngắn, bắt ngang thế kia. Mắt trần không thể phân biệt được. Chỉ có một cây thập giá duy nhất không lẫn vào đâu được, đó là cây thập giá của tôi. Nó đã bị tôi cắt đi một đoạn khá dài. Chắc chắn không ai cầm nhầm được của tôi. Điều đó làm cho tôi tuy còn ở bên này nhưng rất yên tâm. Và để cho an toàn hơn, tôi nói với sang bên kia bờ rằng:
- Hỡi người bạn tốt bụng, nhờ anh giữ dùm tôi cây thập giá ngắn.
Vừa nghe thế, có người thúc giục tôi sang luôn đi chứ còn nhờ vả nhắn nhe gì nữa, nhưng bên này ông thầy thuốc ngăn tôi lại:
- Anh phải nhường cho vị bị thương này qua trước bởi vì anh đã gây tai nạn cho người ta.
Thế cũng được thôi, nhưng tôi thầm khoái chí vì dù anh chàng nạn nhân của tôi có sang trước cũng chẳng ăn thua gì bởi vì thập giá của anh ta đang nằm chung với các cây khác, làm sao mà đi tiếp được (Xin bỉu môi chứ đừng vả, ai trong chúng ta cũng có chút ma-lanh). Dầu vậy, được thức tỉnh bằng lòng tốt của những người đi trước đã trở lại bắc cầu cho chúng tôi đi, tôi bèn kiêu hãnh lên tiếng:
- Thưa anh em, ai đã góp thập giá làm cầu, bây giờ xin hãy lấy lại, chừng đó tôi mới có thể yên lòng bước qua. Như anh em đã qua được bên ấy thế nào, tôi cũng chỉ cần còn lại một thập giá cuối cùng mà thôi.
Xem ra ý kiến của tôi có vẻ hữu lý và xác đáng, thế là chín người bắt đầu tiến tới bờ vực, nhắc từng cây thập giá lên tìm tòi, may ra nhận được vài dấu vết trầy xước thân quen trên thập giá của mình.
Vị thứ Nhất nói rằng cuộc đời ông khốn nạn như cuộc đời Gióp, tràn đầy đau khổ. Mọi người bên ấy xì xào:
-Hẳn thập giá của ông Nhất đây rất nặng. Vậy chúng ta sẽ dành cây nào nhẹ nhất thì trao cho ông ấy để đền bù lại những ngày tháng qua ông đã phải chịu đau khổ nhiều.
Vị thứ Hai tâm sự:
- Tôi cũng có một quãng đời dài tù tội oan ức hết sức cô đơn, đau khổ. Ở trong tù, vì là người hiền lành, và vì nhất quyết đọc kinh mỗi tối, tôi bị bạn tù đánh đập dã man lắm. Nếu quý vị đã từng ở trong trại tù, quý vị sẽ hiểu được thập giá của tôi nặng nề đến như thế nào.
Người ta lại lưu tâm tìm một cây thập giá khá nhẹ cho ông.
Vị thứ Ba nhớ lại những ngày dài sầu khổ âm thầm trong đời ông mà không bút mực, lời nói nào tả xiết. Trong nước mắt tuôn rơi, ngày đêm ông chỉ một lòng trông mong ơn Thiên Chúa ủi an chứ chẳng muốn điều gì hơn nữa.
Thế là những người đồng hành bèn đồng ý nhường cho ông một cây thập giá nhẹ như suối lệ để lòng ông được thanh thản.
Đến vị thứ Tư thì chẳng ai ngờ được con người thanh tao cao nhã như thế mà phải một đời đi trên con đường khổ đau, gồ ghề, gai góc, cô đơn. Nghe ông tâm sự ai cũng phải mủi lòng. Họ bèn hứa để cho ông một cây thập giá tương đối, vì những cây nhẹ đã có chủ.
Khổ thay, các vị thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy sau đó cũng đều mang những tâm trạng đau khổ không kém các người trước. Ông thứ Tám còn bị người ta sỉ vả, bách hại vu khống đủ điều xấu xa, sống triền miên trong nhục nhã, ê chề.
Thôi đành dù nặng nhẹ, mỗi người nhận lấy một thập giá còn lại. Tuy thế, không ai trong họ vội nhận lấy thập giá, bởi họ nghĩ tới ba chúng tôi là những người còn cần tới cây cầu dã chiến này. Chiếc cáng gỗ rộng vẫn an toàn hơn một cây thập giá mong manh.
Vậy khi vị thứ Chín đã được băng bó xong thì ông lần bước, lăn mình qua cầu, vượt qua vực thẳm dễ dàng như lần trở về. Tôi miên man suy nghĩ:
Sau khi mọi người đã nhận phần, sẽ còn một cây thập giá cuối cùng bắc ngang hai bờ vực, chờ tôi sang, không thể đoan chắc được đó là Khổ Đau của ai trong số chín vị đang đứng bên kia bờ, trong đó có phần của người bạn đã bằng lòng cho tôi mượn. Và mặc dù bạn ấy chờ tôi sang rồi mới nhận lại thập giá mình thì đâu chắc đó là cây thập giá đời anh ta, bởi vì trước đó, người ta đã xáo trộn tất cả giá trị thể lý cũng như tinh thần của nó rồi. Nhẹ lại trao cho nặng, người có tâm tư sầu khổ nặng nề lại được bù đắp bằng một thập giá nhẹ nhàng. Ai có thể đảm bảo tính chính xác cho việc đánh giá những sự khổ đau trong đời người?
Chỉ có cây thập giá ngắn thủ đoạn của tôi là không lẫn lộn với của ai được. Tôi đang mong chờ gặp lại nó. Phải! Cuộc đời tôi nên thơ biết bao, nhẹ nhàng biết bao. Tôi là một tay lãng tử hào hoa. Đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi, tài nghệ thiên phú, danh vọng tiền tài đủ cả. Tôi sống êm ái như trong cung mộng, sung túc như ngựa phi giữa đồng cỏ xanh. Chẳng lo lắng chi, chẳng phiền não gì. Cứ một cây guitar mộc với một tá cô gái đẹp luôn túc trực vây quanh, tôi ngao du khắp nơi, ca hát và huýt sáo cùng chim muông, cây cỏ. Đến bữa thì ngả tiệc ra. Cây thập giá của tôi đẹp tuyệt vời, không trầy xước, không tì ố, tuy nhiên vì là thập giá, nên nó vẫn nặng, nặng đối với đôi vai mong manh như cánh hạc của tôi ấy mà (Đẻ bọc điều có đáng bị vả không ạ?). Suốt cuộc đời tôi, hoạ chăng chỉ có một, hai nỗi khổ và như mọi người đã thấy đấy, tôi mau chóng cắt bớt nó đi rồi và vì vẫn còn cảm thấy chướng ngại, tôi lại cắt nó đi một lần nữa đấy.
Bạn đồng hành với tôi giờ chỉ còn ông thầy thuốc. Ông ta cũng bắt đầu đặt cây thập giá từ trên vai xuống để bắc ngang vực và chuẩn bị đu qua. Mọi người bên kia bờ hô to để chặn lại việc làm ấy:
- Đừng ! Ông hãy đặt thập giá của ông lên chiếc cầu chung này mà lăn mình qua cho nhẹ và mau. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ ông.
Nhưng người thầy thuốc sĩ diện, không chịu nhận sự giúp đỡ ấy. Ông ta gửi lời cám ơn sang bên kia, đoạn vẫn tiếp tục hành động theo ý mình, nghĩa là tự bắc cầu bằng chính thập giá của mình mà sang bờ. Đó là một người chân chính. Thật đáng phục.
Họ lại bảo tôi:
- Cả anh nữa, hãy sang đây với chúng tôi bằng chiếc cầu này.
Tôi ư? Tôi mà lại chịu lụy thế ư?
Nhìn tôi này: Một thanh niên trẻ tuổi, cao ráo, khỏe mạnh, tràn đầy nhựa sống…
Còn gì ngượng hơn khi thấy mọi người chiêm ngưỡng ông y sĩ già đầy can đảm tự bắc thập giá mình, lò dò, mò mẫm đu từng tấc dây qua vực, rồi nhìn lại một thanh niên như tôi đây tự nhiên nằm ềnh ra, yếu đuối như một đứa bé chưa biết đi, phải dựa vào chiều rộng thênh thang của cả chục thanh gỗ mới lăn sang được bên kia bờ vực thẳm.
Không. Không bao giờ. Thật đáng xấu hổ cho tôi nếu tôi làm như vậy. Chẳng thà đang đu mà trượt tay, nghe mọi người la toáng lên, chạy lại tiếp cứu để rồi sau đó họ bảo tôi là người can đảm, gặp khó khăn, nguy hiểm quyết không nản lòng, còn hơn.
Tôi tỏ ra cứng rắn hơn khi nhắc lại rằng tôi chỉ cần một cây thập giá đủ dài để bắc ngang hai bờ vực.
Như mọi người. Tôi nói thế. Không muốn một ưu tiên hay hậu đãi nào.
Hiểu ý tôi, mọi người liền bắt tay vào việc làm rã chiếc cầu gỗ ấy bằng cách đi nhận thập giá đã được trao cho họ. Mỗi người nâng lên một cây.
Thật lạ kỳ thay! Vừa khi mỗi cây thập giá được kính cẩn nâng lên trên hai tay của từng người trong đám đông ấy, lập tức tôi thấy chúng mềm ra như sáp ong, thứ sáp ong tuyệt hảo, màu vàng óng ánh, ỉu đi rồi dần dần tan chảy và biến mất như chưa từng hiện diện trước mắt tôi. Không hề có một sự khác biệt nào giữa các cây thập giá ấy. Không có thập giá nặng, thập giá nhẹ, không có thập giá to, thập giá bé hay thập giá ngắn, thập giá dài. Tất cả đều đẹp đẽ, sáng láng, óng ánh như nhau.
Tôi phải cấu véo vào bắp đùi tôi hai ba lần để chắc chắn trí khôn và nhận thức của mình lúc này đang rất tỉnh táo. Và như thế, mọi việc xảy ra nãy giờ đâu có phải là trong giấc mơ. Còn những người kia, họ đang như bay, vâng, họ đang như bay đi nhẹ nhàng và thảnh thơi vì không còn thập giá trên vai, họ bay xa dần, rất xa rồi mất dạng sau một làn mây mỏng. Văng vẳng đâu đây tiếng hát của đoàn thiên thần đơn sơ trong trắng dẫn đường cho họ về thiên tiên.
Rồi bất chợt, tôi điếng người khi nhận ra rằng giữa hai bờ vực không hề còn một cây cầu nào cho tôi nương qua bên đó. Tất cả các thập giá đều đã được thánh hoá và biến hình. Bên kia bờ vực, chỉ còn chỏng trơ mỗi một cây gỗ chữ thập của tôi. Nó nằm yên đó, cứng ngắc, không biến thành sáp vàng, không tan ra, nó ngắn ngủn và trơ trẽn.
Tôi hốt hoảng như đã rơi xuống vực rồi và phải mất một lúc lâu, tôi mới định thần lại để có can đảm nhận ra đây đúng là sự thật chứ không mộng mị gì nữa. Tôi đang phải trả giá cho thói ngông cuồng, lưu manh của mình.
Tôi gục đầu thất vọng não nề, lòng buồn bã, lê bước quay trở lại.
Nước mắt trào tuôn vì bất lực…
Ôi, công lao tôi vác thập giá gần đến đích cao vời. Đích của con đường được mệnh danh là “con đường không mấy ai đi”.
Ngay lúc này, một tia sáng rọi chiếu vào tâm trí tôi (cứ y như rằng mỗi khi nhận ra được mình yếu đuối là tôi liền được ơn thánh nâng đỡ). Tôi ba chân bốn cẳng chạy ngược về quá khứ, con đường xưa, có đoạn, tôi đã dừng lại để cắt ngắn thập giá đời mình.
Kia rồi, khúc gỗ bị cắt rời từ thập giá của tôi kia rồi. Nó vẫn đang nằm trơ vơ giữa đường, bên gốc cây đa già, ngay chỗ tôi đã dừng lại để triệt hạ nó cho đỡ nặng gánh đây mà. Nó khá dài, không ai buồn lấy. Chả thế mà khi còn đèo bòng nó trên lưng, bước chân tôi khó nhọc biết bao. Chỉ sau khi cắt nó đi rồi tôi mới “đi nhanh vượt qua tất cả mọi người” đấy thôi. Nhưng cũng thế mới khốn cho cái thân tôi. Mà đây lại là đoạn sau, còn đoạn trước tôi cắt lần đầu ở đâu? Phải lùi về sau nữa. Tôi vội rảo bước như sợ có ai lấy mất, mắt thao láo trông tìm. Bây giờ tôi biết, đối với tôi thập giá quan trọng như thế nào. A kia, từ xa tôi đã nhìn thấy hai đoạn gỗ nhỏ nằm im lìm bên vệ đường, cạnh lùm Quỳ vàng. Lo âu đến nỗi tôi hồ nghi không biết có phải từ thập giá mình rơi ra không. Tôi tiến lại gần nó, cầm chúng lên và đem ghép vào phần có sẵn trên tay. Y chóc! Đúng là lần cắt trước rồi. Hai khúc gỗ ngắn tôi cắt lần đầu đây, chúng ngắn hơn đoạn tôi cắt bỏ lần thứ hai.
Thoạt tiên, khi mới lãnh nhận thập giá, “hăm hở vác trên vai”, chỉ đi được vài trăm mét đường, tôi nhớ mình đã rên lên “Chúa ơi, nặng quá!”.
Bây giờ, với ba đoạn gỗ lượm lại, hai ngắn, một dài, tôi thử ướm chúng vào nhau theo hình thập tự, ngay tức khắc, tôi có một cây thập giá nhỏ. Chúa biết tôi mỏng dòn, hèn kém, chỉ vênh váo khoe khoang những sự phù phiếm đời này. Cái giống người mê chuộng phù vân giả tạo, là cái đếch gì mà ra vẻ ta đây. Trước mặt Chúa, sự phô trương hợm hĩnh bốc mùi có khác chi một đống phân thối. Tôi cho rằng đã đến lúc ta nên nhìn lại ta thôi. Nếu không thì chẳng chóng thì chầy, lại cũng có lúc phải đứng trước vực mà than khóc.
Ôi! cái vực thẳm khủng khiếp tôi đã từng trông thấy.
Chính vì đã được chứng kiến chiều sâu thăm thẳm của nó mà tôi có vài giây phút hồi tâm.
Chung quanh tôi không có ai. Tôi thoải mái vạch trần tôi ra như thế và tôi phát hiện ra một con đường.
Trên con đường mới này tôi sẽ vác cây thập giá nhỏ đi trước mặt Chúa,
cây thập giá của ăn năn,
của làm mới,
của trở lại.
Tôi bỗng thích đứa con thứ hoang đàng,
Tôi yêu cô Mađalêna bên bờ giếng,
Tôi thương tiếng khóc nức nở thảm thiết của ngư phủ Phêrô.
Tôi xót xa cho nỗi tuyệt vọng của Giuđa Ítscariôt.
Thà rằng chịu vất vả vác thập giá mà qua được vực thẳm, còn hơn ở bên này huýt sáo, hát ca trong cô đơn lạc lõng. Không vác thập giá thì đâu xứng đáng theo Chúa. Khi trước, tôi “cảm tạ Chúa muôn vàn” vì thập giá của tôi đã được cắt ngắn, nhưng bây giờ, ngắn dài, nặng nhẹ không thành vấn đề. Thập giá đời tôi, tôi sẽ vác, vác đến cùng . Xin Chúa hộ giúp con.
Tôi tìm cách chắp nối ba đoạn gỗ tôi vừa tìm lại được (vẫn theo thói ma mãnh) để làm thành một cây thập giá khéo tay hay làm, các ngàm không thể ăn khớp với nhau từng mi-li-mét vì tôi chỉ là thợ vụng. Đây là cây thập giá nhỏ đời tôi. Nó vẫn đẹp, nhưng đã đẹp cách khác rồi. Tôi mơ màng tưởng tượng ra nụ cười thương yêu của thánh Giuse lao động đang dành cho tôi.
Thế là đời tôi hai lần vác thập giá. Cây này lấy từ cây trước. Lỗi tại tôi, sợ gian nan, ngại nặng nhọc, yêu mình, chỉ muốn vác thập giá ngắn cho nhẹ. Lỗi tại tôi thiển cận, không nhìn trước sau.
Và tôi bắt đầu vác thập giá lên vai, lại hăm hở bước đi những bước đầu tiên, tiến về phía trước.
Chúa ơi, nặng quá!
Con cắt bớt một chút nhé !
Không! Không bao giờ than như thế nữa!
Con không cắt thập giá của con ngắn đi nữa.
Con vui lòng đón nhận sự nặng nề này, vì thập giá này là thập giá đời con. Không của ai khác.
Ôi, sao nó nhỏ mà nặng gấp đôi cây cũ ta!
Tôi cố vác thập giá lên vai, bước đi.
Chúa ơi, giúp con.
Mồ hôi vã ra, lưng vai đau buốt. Tôi cố hình dung Chúa Giêsu năm xưa đang trên đường đi lên núi Sọ. Toàn thân Ngài đầy vết thương tuôn máu với mạo gai trên đầu. Tôi không giống Chúa như vậy, chưa thấm vào đâu.
Mới đi được một đoạn đường ngắn, tôi mệt muốn xụi xuống. Không sao, Chúa đã từng ngã. Lại cố gượng đi, lại muốn gục. Satan, biến mau. Lạy Chúa, xin giúp con. Tôi dừng chân, hạ thập giá xuống, ngồi bệt trên đất để vuốt mồ hôi trên mặt tươm ra như tắm, để nghỉ mệt và suy nghĩ. Việc đền tội con hãy đọc … Thưa Chúa, cho con đền tội bằng đoạn đường này coi bộ xứng tội con hơn.
Bây giờ tôi đã có cách làm cho thập giá dễ mang. Tôi đục một lỗ trên đầu cây thập giá, đoạn xỏ vào lỗ đó một đoạn dây thừng dài, thắt nút cho dây thành một vòng tròn.
Rồi, đứng lên, tôi tiếp tục cuộc hành trình bằng cách quàng vòng dây thừng lên vai mà kéo cây thập giá đi chứ không phải là vác. Lúc này tôi như một con trâu đang cày ruộng. Hùng hục lôi thập giá đi, tôi đem hết sức lực mình có để vượt đường trường. Tôi cất tiếng hát một bài ca leo núi, giọng đặc khàn.
Hai vai tôi bắt đầu bị vòng dây cứa, bong da, đau rát. Tôi dừng bước lần nữa để thấm máu rịn ra trên hai vai áo. Chúa Giêsu cũng thế nhưng đau hơn tôi nhiều, bởi vì khi Người Bạn thân thiết nhất bị kẻ xấu sỉ nhục thì hình như tôi đang vui vẻ huýt sáo. Khi Bạn ấy bị đánh “hơn ba nghìn đòn” thì tôi mải ôm đàn hát ca. Khi Người Yêu tôi vác thập giá chuộc tội cho tôi, tôi đâu cần biết, tôi mải tung tăng đùa vui, cợt nhả với mấy cô gái trên đồi thông xanh ngắt hay đang ngả ngớn cùng bè bạn giữa bàn tiệc thừa mứa… Thánh giá Chúa năm xưa là từ gỗ Tội tổ tông của tôi đẽo thành đấy chứ còn gì!
Không có gì đáng phải kêu ca, than vãn.
Tôi nghiến răng chịu đựng, đứng lên đi tiếp.
Ôi sao ta không xin Chúa giúp sức nữa nhỉ!
Tôi liền chắp tay niệm “thần chú“:
Chúa ơi, con đang mang gánh nặng nề
vất vả giữa đường đời,
con đến với Chúa đây, xin bổ sức cho con.
Chúa ơi, xin cho con được nghỉ ngơi.
Thế là gánh nhẹ như bông, êm như tuyết. Tuyệt chiêu Chúa dạy đó.
Tôi đi tiếp.
Lúc này thì không thể quàng dây lên vai, vết thương bị chạm đau đớn lắm.
Tôi dùng hai tay kéo.
Thập giá được lôi đi xềnh xệch như khúc gỗ, văng bên này, dạt bên kia khiến tôi ngã dúi dụi. Ngã rồi dậy, rồi lại ngã. Cứ thế tôi đi được thêm một đoạn đường nữa, vừa đi vừa nghĩ về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chỉ có một chút xíu an ủi bởi gặp Mẹ, bởi được bà Veronica lau mặt, bởi được ông Simong vác đỡ một đoạn v.v.. nhưng tôi đây, tôi đang có cả một Chúa đi cùng. Chúa Giêsu đang đồng hành với tôi, luôn luôn, mãi mãi, Chúa đã hứa như vậy, Chúa chẳng sai lời. Tôi bắt đầu cảm thấy phấn khởi hơn, dù đau đớn quá. Hai bàn tay tôi bị dây thừng cứa, rát bỏng, không chịu nổi. Thôi những ngón tay co rút đau đớn thế này là không còn gảy guitar được nữa, vô dụng rồi. Chúa ơi, con không đùa được.
Tôi phải dừng chân đứng lại, “đổi thể và đổi thế”.
Tôi cố buộc vòng dây sâu xuống phần bụng để hai bàn tay được xòe ra cho đỡ xót.
Hai cánh tay vung vẩy theo nhịp chân bước, bụng tôi thót lại vì phải chịu sức nặng của thập giá kéo trì ra sau. Tôi cảm thấy bao tử, ruột non, ruột già của tôi tan nát, đứt đoạn. Chết mất thôi. Tôi ngã xuống. Chúa Giêsu đi đằng trước cũng ngã theo, bởi vì nếu Chúa vẫn đi thì tôi sẽ bị kéo lê. Chúa thương xót, ”Chúa đỡ nâng tôi” như xưa Chúa đỡ nâng vua Đa-vít.
Sau một chặng đường dài, tôi phải ngã xuống đứng lên nhiều bận và bây giờ, với đôi chân mỏi rời nhưng còn nguyên vẹn, tôi lại đi tiếp.
“Ai muốn theo Ta…”
Thôi, Chúa ơi, Chúa đừng nhắc, con nhớ như in câu ấy.
Nói xong, tôi gục xuống bên mé sông, bất tỉnh vì mất sức.
“Nếu đàn tôi không tấu vang
tiếng nhạc lòng tôi chứa chan
khúc ca tuyệt vời ngợi ca Gia-Liêm,
này vì trái tim tôi đang hồi nức nở,
này vì gót tha hương vẫn còn dang dở.
Bờ sông Ba-by-lon
Tôi ra ngồi tưởng nhớ Si-on”.
(Tv.136)
Một con ngỗng kêu quàng quạc, từ dưới mò lên, vẫy cánh văng nước tung tóe. Nó lại gần thân xác rũ rượi tàn tạ của tôi mà nhìn, mắt nó, con mắt ngỗng trừng trừng…
………
Tỉnh cơn ngất, tôi thấy toàn thân tôi tê liệt, không cử động nổi một chi nào. Tôi đang “bỏ mình” đến đâu rồi nhỉ! Không biết, chỉ biết đau quá, nhức quá.
Nhưng tôi muốn theo Chúa vì Chúa vẫn đang chờ tôi ở phía trước. Muốn theo Chúa thì phải vác thập giá mình mà theo Chúa, đâu có ai đi tay vo như tôi tưởng. Lại một dịp để tôi bày tỏ thiện chí ăn năn, đền bù thói cợt nhả, dám đem cắt thập giá Chúa trao.
Tôi gượng dậy, khó quá, mãi sau mới cột sợi thừng vào hai bàn chân được, tôi trườn mình đi .
Từng centimet đường, tôi dùng hai cùi chỏ và bụng để trườn đi như rắn bò, hai bàn chân cong lên làm móc, kéo theo mình cây thập giá đời. Sợi thừng có lúc bị tuột, tôi buộc lại. Máu tứa ra ở cổ chân. Cũng may, bụi đường và mồ hôi pha máu đã giúp cho đôi bàn chân tôi rít rịt, vì thế chúng càng làm cho sợi thừng bám chặt thêm vào da thịt tôi, không tuột ra nữa, nhưng nó cứa cổ chân tôi đứt thôi.
Thế nghĩa là tôi đang bỏ dần. Tôi bỏ từ hai vai, hai tay, cho đến mình mẩy rồi bây giờ là bỏ đến chân.
Thú thật là trên con đường tôi vừa đi, tôi đã cô đơn khóc thầm không biết bao nhiêu lần. Chỉ có Đấng Cứu Chuộc trần gian bằng cây Thánh Giá mới hiểu lòng tôi, không ngôi sao nào khác, nhưng làm sao cho Chúa biết rằng tôi đang bỏ mình đây? Quanh tôi cũng không còn ai, bạn bè thân quyến đã bỏ tôi đi hết rồi.
Tôi mơ tôi đang bồng bềnh, phiêu diêu trong sa mạc….
Tôi thèm được Chúa ôm vào lòng.
Chúa ơi, hiện ra đi, trông con này!
…….
Tôi sắp chết rồi. Toàn thân tôi mềm nhũn vì bị dây thừng xiết. Máu bắt đầu nhỏ giọt trên từng phần thân thể tôi. Máu trong tim tôi sẽ chảy ra cho bằng hết, rồi tôi sẽ thành một cái xác không hồn cho diều hâu bu tới.
Tôi thương tôi quá. Thương cho hết thảy mọi toan tính, sắp xếp, thủ đoạn tinh ma của tôi từ trước đến giờ.
Rồi tôi thương hết mọi người, thương những cụ ông, những cụ bà, những thiếu nữ chân yếu tay mềm, những người khuyết tật, những em bé, những người không có được sức khỏe tốt như tôi.
Tôi thương hết những người dễ ghét, khó ưa, những người có những tính cách lưu manh cò con như tôi, bởi tôi biết hậu quả của chúng là gì.
Mỗi người đều vác một thập giá đời, nhưng xem ra tôi lợi thế hơn cả vì đẫy sức, nhưng lại đáng thương hơn cả vì khốn nạn, yếu hèn.
Rồi tôi thương Chúa trong vườn Giệt, thương Đức Mẹ Pietà, thương Thánh Giuse “toan bỏ Người cách kín đáo”, thương các Thánh Tử Đạo lì lợm trước lý hình, hay trước những con sư tử thành Côlôsê. Ôi các Thánh Tử Đạo mến yêu.
“César, tôi cũng chào ông nhé, tôi đi chịu chết đây”.
Hóa ra tim tôi còn sống.
Tôi còn biết yêu đây thôi!
Tôi không sợ vực thẳm nữa. Chỉ sợ tim tôi khô héo thôi. Lạy Chúa, xin gìn giữ quả tim biết yêu của con cho nó còn phình phịch, phình phịch đều nhịp, dẫu nó đang thoi thóp.
Hơi thở tôi phều phào, tôi ngước cặp mắt lờ đờ nhìn lên bầu trời cao.
Trời cao năm xưa tím ngắt một mầu trên đỉnh đồiGolgotha. Nơi đó, Chúa chịu mang bản án tử hình, bị kẻ qua người lại nhục mạ, các thượng tế, kinh sư, kỳ mục chế giễu, ngay cả tên cướp dữ dằn cũng sỉ vả Ngài. Chúa cô đơn giữa trời và đất.
Còn tôi, sao mặt mũi, người ngợm tôi giống một tên trộm cướp thế này! Thằng cha nào? Tên trộm lành ở bên nào nhỉ, trái hay phải? Mụ mẫm rồi, không còn tinh quái ranh ma nữa, Chúa ơi. Con xin phó thác cho lòng thương xót của Chúa. Tôi luồn mình nâng cây thập giá nhỏ đặt trên lưng tôi và trong tư thế nằm dưới thập giá, tôi sấp mình, dang hai tay, gục mặt sát đất.
Tận hiến và xin được nghe Chúa nói một Lời cuối cùng như vầy:
“Ngay hôm nay, con sẽ được vào Nước Trời với Ta”.
Chúa ơi, nhưng chưa tới được bờ vực mà con đã tàn sức rồi ..
Một con ốc mượn hồn chui lên từ cát, nó thò đầu ra khỏi vỏ, trườn trên vai tôi tìm đồ ăn, nhưng nó phải giãy giọn giữa vị mặn của nước mắt, của mồ hôi và máu trước khi nó vô tình cắn vào đúng yết hầu của tôi một phát, rứt thịt tôi ra…
Trời vẫn biếc, mây vẫn bay. Không bóng tối vây quanh mặt đất. Đất đá, mồ mả vẫn an vị.
Tôi vui sướng
thở hắt ra….
Chúa Giêsu từ trên Thánh giá bước xuống, cất thập giá nhỏ đi, rồi âu yếm nâng tôi lên, ôm chặt vào lòng.
oooOooo
Điều thú vị là ngay tại nhà sách, có nhiều linh mục, tu sĩ cũng cầm tập truyện này lên, dù có ý định mua hay không cũng cứ mở ra đọc ngay tại quầy sách, đọc ngấu nghiến từ đầu đến cuối, xem nhân vật chính trong truyện kia có gì … giống mình không.
Sĩ cả ấy mà!
ANNA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét