#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Tạp bút số 23:Trách người...

Trách người
       nhớ Tinh Châu
Gã chính cống người Việt da vàng máu đỏ, được cha mẹ sinh ra tại Việt Nam, quê ngoài Bắc,sống trong Nam, lớn lên ở ven Cầu Sạn,chính hiệu dân Ông Tạ có quán Cây Còn của bà Thục, nhà thuộc xứ An Lạc, con cái Chúa.
Càng giao liu thì càng nhận ra gã có nhiều tài. Gã nói về văn chương chữ nghĩa rất hay, gã vịnh thơ Đường vanh vách, dịch thơ Đường bóng bảy, phóng chữ bay bướm, sáng tác nhạc, phổ thơ tình, thơ mẹ con. Giai điệu nghe cũng mướt gớm! Gã còn có tài biến hóa Diệu ca mùi mẫn của ngài Nguyễn Thế Thuấn thành thơ với bảy Ca khúc cả thảy, thì đủ biết! Còn dọa khi hưỡn hưỡn  sẽ ôm đàn  phổ  nhạc. Âu cũng mừng nước Việt có một nhân tài hiếm quý.
Chỉ tiếc cọp xa rừng.
Gã  giờ đang sống trong một căn hộ thuê bên Mỹ, nơi có nhiều  nóc nhà cao tầng. Gã vẫn vò võ thức đêm gõ thơ, viết nhạc, vẫn yêu văn chương, vẫn khỏe khảo luận thi phú, vẫn đủ sức lụi hụi, lục tìm vô khối sáng tác mới cũ đủ loại của gã còn ủ trong các thùng giấy các-tông được vận chuyển cẩn thận từ đất Mẹ  qua. Mình biết bà chị ruột gã là một chị nàng sống tình cảm rất là ướt, ướt rượt, chị ấy bảo hồi mới sang Mỹ nhớ nhà khóc hết một năm rưỡi.Nhân ấy, mình hỏi vậy chứ gã có khóc không? Chúa ạ, gã thú có. Thử xem, còn có cảnh nào thảm hơn cảnh mấy chị em nhà gã  đem cả trận hồng lệ tuôn tràn vào đất nước nhà người khi ấy!
Mình xót xa thương, nghe cũng đắng lòng nhưng biết giờ ở bên í, người Việt  ta thường hay dọn đến túm tụm lại gần nhau, vừa không phải nói tiếng Mỹ vừa tối lửa tắt đèn có nhau, thì lấy thế làm niềm an ủi cho người đi lẫn kẻ ở. Dĩ nhiên, ở nước người đi làm hãng về là đóng cửa,tắt đèn lăn quay ra  thôi và để có nhau thì phải đợi uých-ken, “Bảy ngày đợi mong” của Trần Thiện Thanh có lý!
Thế nhưng,
Cái meo hôm rồi gã làm mình ức.
Gã gửi cho mình bài thơ Đường của Giả Đảo:
                ĐỘ TANG CÀN                                            
      Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương    
      Qui tâm nhật dạ ức Hàm Dương  
      Vô đoan cánh độ Tang Càn thủy
      Hốt kiến Tinh Châu thị cố hương 
Gã dịch như sau :
       Qua bến Tang Càn                              
 Mười năm ngụ đất Tinh Châu 
 Nhớ Hàm Dương khiến lòng sầu mang mang          
 Một hôm qua bến Tang Càn                   
 Hốt nhiên lại nhớ ngôi làng Tinh Châu.            
Cả như cứ gửi hai bài thơ này thôi đi, rồi thây kệ người ta muốn nghĩ ra cái gì thì nghĩ, muốn tưởng gì thì tưởng, tùy người ta.Thì được, sẽ chẳng khiến ai động lòng.
 Thế nhưng, sau đó, gã lại  đi phân tích rõ ràng rằng:
Cái bến Tang Càn này đã có lần được đổi tên là bến Nghé”,
rồi lả giả :
Chẳng biết bao giờ mới ngồi ở cố hương mà lại nhớ ngôi làng San Jose..”.
Đấy, khúc này, là người Hàm Dương, ai nghe chẳng tủi,chẳng ghen.
Rồi còn : hu hu.., tức là khóc, là cảm động, là nước mắt nước mũi chảy ra, nhớ San Jose đến thế cơ đấy!
Nhớ ngôi làng San Jose”!,thế mà xoen xoét nhắc tới Ông Tạ,
biết hết các  …Tuấn Ngọc 1,2,3, dù chỉ thèm ngồi đằng trước, nghĩa là cũng đúng với lời mô tả qua hai câu thơ của chính gã
Lang thang mà nhớ vỉa hè
Ngày đi xao xác lối về quán không…
“Nhớ ngôi làng San Jose”,thế mà tra nguyên vùng ”Chí Gòa xóm Đạo” bao la, gã biết hết,  đã từng ngao du qua hết. Thì hồi bé gã đã chả từng  tắm mưa ở  Cầu Sạn là gì ! Ngồi vẹt ghế đá, đứng dựa đổ cả hàng rào nhà thờ Xây Dựng là gì ! Có gã Việt, gã Hi bạn gã làm chứng, cấm có sai.
Biết, nhớ, thì phải thương, phải yêu, phải ôm ấp, phải nhận làm của riêng mình, phải cố gắng đi làm để dành tiền mua vé máy bay bay về  thăm chốn cũ dấu yêu, "mỗi năm ít là một lần trong mùa Phục sinh", chứ ai lại đi“Nhớ ngôi làng San Jose”…
Ở “Tinh Châu” chưa được “thập sương”,còn ở Tinh Châu mà  đã đem lòng chuẩn bị mong nhớ “Tinh Châu”.Gần gũi, gắn bó với Tinh Châu đến thế thì thôi!Ừ thì ai chẳng biết Tinh Châu đẹp, Tinh Châu sang, Tinh Châu hiện đại.
Thế Hàm Dương ở đâu trong lòng rồi gã ơi!
Người Hàm Dương có còn ai cho gã nhớ đến sầu mang mang ?
Chốn Hàm Dương biết gã có bao giờ ngoảnh lại?
Ơi gã người Hàm Dương xa xứ kia ơi!

8 nhận xét:

Nặc danh nói...

Cảm ơn Hải Triều b'log đã có một tản văn ngọt ngào vui, ngổn ngang nhớ, ngậm ngùi hay. Ai đọc cũng cảm thấy nao lòng. Dẫu ngày Tinh Châu, thủa Hàm Dương. Nào ai đã từng qua một bến sông...

Nặc danh nói...

Chủ nhân blog ơi! Muốn "cắt và dán" một email lên đây. Để góp vui với entry này nhưng hình như trang blog không chấp nhận. Nhạc sĩ Hải Triều có cách nào giúp đỡ không...

Nặc danh nói...

Một ngày, Giả Đảo gặp Hạ tri Chương, chào nhau, vòng tay tương kính, thăm hỏi chuyện nhân gian, chuyện lân lí, rồi, đến chuyện... văn chương. Hồi lâu, Giả tiên sinh mới thưa, Lão thi bá, tại hạ có đọc "Hồi hương ngẫu thư" của Lão thi bá. Ngẫm mình cũng có chút tình giống bài thơ rất mực ngậm ngùi của Lão thi bá.

Hồi hương ngẫu thư,

Thiếu tiểu li gia, Lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn, Khách tòng hà xứ lai

Viết lúc về quê [ l ]

Nhỏ rời nhà, Lão hồi hương
Giọng quê vẫn thế, tóc sương phai màu
Gặp bày trẻ, chẳng biết nhau
Chúng cười hỏi, Bác đi đâu qua làng ...

[ ll ]

Nhỏ ra đi, Lão quay về
Giọng quê không đổi,bạc hề tóc mai
Bày trẻ gặp, chẳng biết ai
Chúng cười vui nói, Lão sai đường rồi ...

Lão thi bá, đây đúng là một thiên tuyệt bút. Dám hỏi Lão thi bá, Lão thi bá đi cùng trời cuối đất chẳng hay có khi nao nhớ nhà. Giả tiên sinh nói như... hát. Lão hủ tuy có đi khắp nơi, nhưng chỉ để... lang thang. Chưa tới chân núi đã... nhớ nhà. Ta có nge Giả tiên sinh cũng đã từng... Vâng, tại hạ đã từng ngụ đất Tinh Châu. Giả tiên sinh, Đất Tinh Châu thế nào. Thưa Lão thi bá, đất Tinh Châu rộng, người thưa, đất đai trù phú, cây trái ngọt lành. Một nơi chảy tràn sữa và mật ong. Cách nói của Giả tiên sinh ta nge lạ tai...Thế đất ấy có trồng được cây cam cây quýt như quê ta. Ta cũng vì nhớ cam quýt mà "hồi hương" nên "chợt ngoáy bút đôi dòng"...Cam quýt xứ ấy nhiều, chỉ e... Lão thi bá không có... sức mà ăn. Ta nge nói, giống cam quýt ở Giang Bắc ngọt đem trồng ở Giang Nam lại chua. Cam quýt Tinh Châu thế nào. Ngọt chứ. Thưa, ngọt, thậm chí, rất ngọt. Ừ, ừ.. quả là ta có thích.... ngọt. Vậy, hà cớ gì Giả tiên sinh lại cũng... "hồi hương". Thưa Lão thi bá, quả là cam quýt ngọt có làm vơi nỗi nhớ nhà, Nhưng đêm về tại hạ không thể vừa... ngủ vừa... ăn cam quýt...thế nên tại hạ vẫn thường mơ thấy... cam quýt. Ta,ta... sợ thay cái "nỗi cam quýt" của Giả tiên sinh. Bình sinh ta tự hào là kẻ sành sõi cây quả thời trân, nay lại thấy có Giả tiên sinh. Hừ, coi như ta đã đến... chân núi...Mỗi lần tại hạ mơ giấc mơ... cam quýt, thường bật dậy giữa khuya mà...ngâm thơ của Lí Bạch thi hào. À! Lão hủ có biết người này, ông ta chỉ thích rượu, nào thích cam quýt. Quả là ông ta chỉ thích rượu,[hay có lẽ, ông ta chỉ thích những trái cây đã... lên men chăng...] nhưng cũng là kẻ...da diết nhớ nhà. Nhất là những "khuya tĩnh lặng". Vậy, dám xin Giả tiên sinh "đọc" cho nge...

Tĩnh Dạ Tứ

Sàng tiền minh nguyệt quang
Ngi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương

Khuya tĩnh lặng

Ánh trăng rọi sáng bên giường
Ngỡ đâu đất đẫm giọt sương quê nhà
Ngẩng đầu ngắm ánh trăng ngà
Cố hương xa ngái, khiến ta gục đầu.

Nặc danh nói...

Lão hủ vẫn thường thấy những ánh trăng ám ảnh như thế dọc đường lữ thứ. Giả tiên sinh qua bến Tang Càn dưới một đêm trăng chứ. Thật chẳng gì qua mắt được Lão thi bá. Quả tình tại hạ qua bến Tang Càn "chẳng vì lí do gì sất" nhưng đúng là vào một đêm trăng. [Bọn hậu sinh dốt nát, chẳng rõ nguồn cơn, còn vẽ chuyện dịch dzích dzắc...một hôm mí lại chẳng ..hai hôm]. "Chẳng vì lí do gì sất" thế Giả tiên sinh bao giờ quay lại Tinh Châu, đễ ta tiễn mấy dặm đường. Oh! Tại hạ còn chưa kịp, chưa kịp... ăn gì...Giả tiên sinh nhớ món gì ở quê cho lão hủ biết... cam quýt nhé. Ôi! thôi, nếu có thể, Lão thi bá cứ "đãi" tại hạ quả cóc, quả ổi cũng được. Xưa Giả tiên sinh cũng thích ăn cóc, ổi ư. Xưa tại hạ không thích lắm, nhưng nay mới biết, đất Tinh Châu không có, chỉ có quê nhà... "Đó chẳng phải lí do sao, Giả tiên sinh". Thật chẳng gì qua được mắt lão thi bá... Nhất là, nhất là... "ngâm" chúng hai ba ngày hãy dùng.... mặc kệ cam quýt đất Tinh Châu. Món ổi ngâm, cóc ép, Tinh Châu làm gì có. Thế ra, thế ra các hạ..các hạ.. đánh lừa... Vâng, vâng, tại hạ đánh lừa thi ca, đánh lừa định mệnh...Tuy tại hạ viết "vô đoan" thật ra, thật ra là "có lí do cả" xin lão thi bá nhẹ miệng cho...kẻo bọn hậu sinh chúng biết thì khổ...Giả tiên sinh đừng lo lão hủ chẳng phải "kẻ nỏ mồm". Vậy ta ngâm cóc, ổi là vừa vài ngày sau xin mời Giả tiên sinh ghé chơi. Còn bây giờ, Giả tiên sinh cứ về qua nhà "gõ" cửa báo cho mọi người đón vui. Cảm ơn và, xin chào lão thi bá, nhà tại hạ, tại hạ cứ "đẩy" cửa mà vào....[ba gai thế đấy...]


*** Vài điều cần Note :
- Đây không phải là Thoại Kịch... mà là một vở Kịch... Giai Thoại...Một cảnh, một màn, Ba nhân vật, nhưng chỉ cần hai diễn viên...[một chỉ... say không cần diễn...]
- Tác giả không chịu trách nhiệm về "Tính Lịch Sử", "Tính Giai Thoại" cùng những đối thoại của nhân vật trong câu chuyện. Và, cũng không quan tâm đến "Tính ăn quà vặt" của "họ". Tóm lại, tác giả chẳng có trách nhiệm gì sất.
- Tác giả không hề biết tí gì về tuổi tác cũng như mối quan hệ giữa họ. Ai là bác, là anh, là em... Ai "Sơ Đường", ai "Thịnh Đường", ai "Mạt Đường" tác già không hề biết và, cũng không biết "người biết"...Chịu ! [ Dân ta muốn biết sử Tàu / Chỉ có một cách, cùng nhau Gúc Gồ...] [ba gai thế đấy...]
- Tuy nhiên, họ là những tên tuổi có thật, và những bài thơ dẫn chuyện chính là tác phẩm của họ. Người viết xin chịu trách nhiêm về những vần thơ sáu tám. Dù hay, dù dở
- hi..hi, he..he..hu..hu, và, ha..ha . Là những "hư từ"... cần thiết để điền vào dấu [...] trong văn bản. Đây là nghệ thuật trình bày văn bản mới nhằm đánh lừa "tầng lớp" độc giả nghiêm trang, nghiêm túc, nghiêm cẩn, nghiêm chỉnh, nghiêm minh, mà vẫn giữ được tính hài hước... hi..hi.
- Và, cuối cùng cảm ơn Hải Triều' blog đã gợi một kí ức thật đẹp trong một tản văn dễ thương. Chúc chị vui khỏe.
- Capriccio.

Nặc danh nói...

Subject: Đánh lừa định mệnh, Đánh lừa thi ca...


Một ngày, Giả Đảo gặp Hạ tri Chương, chào nhau, vòng tay tương kính, thăm hỏi chuyện nhân gian, chuyện lân lí, rồi, đến chuyện... văn chương. Hồi lâu, Giả tiên sinh mới thưa, Lão thi bá, tại hạ có đọc "Hồi hương ngẫu thư" của Lão thi bá. Ngẫm mình cũng có chút tình giống bài thơ rất mực ngậm ngùi của Lão thi bá.

Hồi hương ngẫu thư,

Thiếu tiểu li gia, Lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn, Khách tòng hà xứ lai

Viết lúc về quê [ l ]

Nhỏ rời nhà, Lão hồi hương
Giọng quê vẫn thế, tóc sương phai màu
Gặp bày trẻ, chẳng biết nhau
Chúng cười hỏi, Bác đi đâu qua làng ...

[ ll ]

Nhỏ ra đi, Lão quay về
Giọng quê không đổi,bạc hề tóc mai
Bày trẻ gặp, chẳng biết ai
Chúng cười vui nói, Lão sai đường rồi ...

Lão thi bá, đây đúng là một thiên tuyệt bút. Dám hỏi Lão thi bá, Lão thi bá đi cùng trời cuối đất chẳng hay có khi nao nhớ nhà. Giả tiên sinh nói như... hát. Lão hủ tuy có đi khắp nơi, nhưng chỉ để... lang thang. Chưa tới chân núi đã... nhớ nhà. Ta có nge Giả tiên sinh cũng đã từng... Vâng, tại hạ đã từng ngụ đất Tinh Châu. Giả tiên sinh, Đất Tinh Châu thế nào. Thưa Lão thi bá, đất Tinh Châu rộng, người thưa, đất đai trù phú, cây trái ngọt lành. Một nơi chảy tràn sữa và mật ong. Cách nói của Giả tiên sinh ta nge lạ tai...Thế đất ấy có trồng được cây cam cây quýt như quê ta. Ta cũng vì nhớ cam quýt mà "hồi hương" nên "chợt ngoáy bút đôi dòng"...Cam quýt xứ ấy nhiều, chỉ e... Lão thi bá không có... sức mà ăn. Ta nge nói, giống cam quýt ở Giang Bắc ngọt đem trồng ở Giang Nam lại chua. Cam quýt Tinh Châu thế nào. Ngọt chứ. Thưa, ngọt, thậm chí, rất ngọt. Ừ, ừ.. quả là ta có thích.... ngọt. Vậy, hà cớ gì Giả tiên sinh lại cũng... "hồi hương". Thưa Lão thi bá, quả là cam quýt ngọt có làm vơi nỗi nhớ nhà, Nhưng đêm về tại hạ không thể vừa... ngủ vừa... ăn cam quýt...thế nên tại hạ vẫn thường mơ thấy... cam quýt. Ta,ta... sợ thay cái "nỗi cam quýt" của Giả tiên sinh. Bình sinh ta tự hào là kẻ sành sõi cây quả thời trân, nay lại thấy có Giả tiên sinh. Hừ, coi như ta đã đến... chân núi...Mỗi lần tại hạ mơ giấc mơ... cam quýt, thường bật dậy giữa khuya mà...ngâm thơ của Lí Bạch thi hào. À! Lão hủ có biết người này, ông ta chỉ thích rượu, nào thích cam quýt. Quả là ông ta chỉ thích rượu,[hay có lẽ, ông ta chỉ thích những trái cây đã... lên men chăng...] nhưng cũng là kẻ...da diết nhớ nhà. Nhất là những "khuya tĩnh lặng". Vậy, dám xin Giả tiên sinh "đọc" cho nge...

Tĩnh Dạ Tứ

Sàng tiền minh nguyệt quang
Ngi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương

Khuya tĩnh lặng

Ánh trăng rọi sáng bên giường
Ngỡ đâu đất đẫm giọt sương quê nhà
Ngẩng đầu ngắm ánh trăng ngà
Cố hương xa ngái, khiến ta gục đầu.

Nặc danh nói...

Subject: Đánh lừa định mệnh, Đánh lừa thi ca...


Một ngày, Giả Đảo gặp Hạ tri Chương, chào nhau, vòng tay tương kính, thăm hỏi chuyện nhân gian, chuyện lân lí, rồi, đến chuyện... văn chương. Hồi lâu, Giả tiên sinh mới thưa, Lão thi bá, tại hạ có đọc "Hồi hương ngẫu thư" của Lão thi bá. Ngẫm mình cũng có chút tình giống bài thơ rất mực ngậm ngùi của Lão thi bá.

Hồi hương ngẫu thư,

Thiếu tiểu li gia, Lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn, Khách tòng hà xứ lai

Viết lúc về quê [ l ]

Nhỏ rời nhà, Lão hồi hương
Giọng quê vẫn thế, tóc sương phai màu
Gặp bày trẻ, chẳng biết nhau
Chúng cười hỏi, Bác đi đâu qua làng ...

[ ll ]

Nhỏ ra đi, Lão quay về
Giọng quê không đổi,bạc hề tóc mai
Bày trẻ gặp, chẳng biết ai
Chúng cười vui nói, Lão sai đường rồi ...

Lão thi bá, đây đúng là một thiên tuyệt bút. Dám hỏi Lão thi bá, Lão thi bá đi cùng trời cuối đất chẳng hay có khi nao nhớ nhà. Giả tiên sinh nói như... hát. Lão hủ tuy có đi khắp nơi, nhưng chỉ để... lang thang. Chưa tới chân núi đã... nhớ nhà. Ta có nge Giả tiên sinh cũng đã từng... Vâng, tại hạ đã từng ngụ đất Tinh Châu. Giả tiên sinh, Đất Tinh Châu thế nào. Thưa Lão thi bá, đất Tinh Châu rộng, người thưa, đất đai trù phú, cây trái ngọt lành. Một nơi chảy tràn sữa và mật ong. Cách nói của Giả tiên sinh ta nge lạ tai...Thế đất ấy có trồng được cây cam cây quýt như quê ta. Ta cũng vì nhớ cam quýt mà "hồi hương" nên "chợt ngoáy bút đôi dòng"...Cam quýt xứ ấy nhiều, chỉ e... Lão thi bá không có... sức mà ăn. Ta nge nói, giống cam quýt ở Giang Bắc ngọt đem trồng ở Giang Nam lại chua. Cam quýt Tinh Châu thế nào. Ngọt chứ. Thưa, ngọt, thậm chí, rất ngọt. Ừ, ừ.. quả là ta có thích.... ngọt. Vậy, hà cớ gì Giả tiên sinh lại cũng... "hồi hương". Thưa Lão thi bá, quả là cam quýt ngọt có làm vơi nỗi nhớ nhà, Nhưng đêm về tại hạ không thể vừa... ngủ vừa... ăn cam quýt...thế nên tại hạ vẫn thường mơ thấy... cam quýt. Ta,ta... sợ thay cái "nỗi cam quýt" của Giả tiên sinh. Bình sinh ta tự hào là kẻ sành sõi cây quả thời trân, nay lại thấy có Giả tiên sinh. Hừ, coi như ta đã đến... chân núi...Mỗi lần tại hạ mơ giấc mơ... cam quýt, thường bật dậy giữa khuya mà...ngâm thơ của Lí Bạch thi hào. À! Lão hủ có biết người này, ông ta chỉ thích rượu, nào thích cam quýt. Quả là ông ta chỉ thích rượu,[hay có lẽ, ông ta chỉ thích những trái cây đã... lên men chăng...] nhưng cũng là kẻ...da diết nhớ nhà. Nhất là những "khuya tĩnh lặng". Vậy, dám xin Giả tiên sinh "đọc" cho nge...
[còn tiếp...]

Nặc danh nói...

Tĩnh Dạ Tứ

Sàng tiền minh nguyệt quang
Ngi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương

Khuya tĩnh lặng

Ánh trăng rọi sáng bên giường
Ngỡ đâu đất đẫm giọt sương quê nhà
Ngẩng đầu ngắm ánh trăng ngà
Cố hương xa ngái, khiến ta gục đầu.

Lão hủ vẫn thường thấy những ánh trăng ám ảnh như thế dọc đường lữ thứ. Giả tiên sinh qua bến Tang Càn dưới một đêm trăng chứ. Thật chẳng gì qua mắt được Lão thi bá. Quả tình tại hạ qua bến Tang Càn "chẳng vì lí do gì sất" nhưng đúng là vào một đêm trăng. [Bọn hậu sinh dốt nát, chẳng rõ nguồn cơn, còn vẽ chuyện dịch dzích dzắc...một hôm mí lại chẳng ..hai hôm]. "Chẳng vì lí do gì sất" thế Giả tiên sinh bao giờ quay lại Tinh Châu, đễ ta tiễn mấy dặm đường. Oh! Tại hạ còn chưa kịp, chưa kịp... ăn gì...Giả tiên sinh nhớ món gì ở quê cho lão hủ biết... cam quýt nhé. Ôi! thôi, nếu có thể, Lão thi bá cứ "đãi" tại hạ quả cóc, quả ổi cũng được. Xưa Giả tiên sinh cũng thích ăn cóc, ổi ư. Xưa tại hạ không thích lắm, nhưng nay mới biết, đất Tinh Châu không có, chỉ có quê nhà... "Đó chẳng phải lí do sao, Giả tiên sinh". Thật chẳng gì qua được mắt lão thi bá... Nhất là, nhất là... "ngâm" chúng hai ba ngày hãy dùng.... mặc kệ cam quýt đất Tinh Châu. Món ổi ngâm, cóc ép, Tinh Châu làm gì có. Thế ra, thế ra các hạ..các hạ.. đánh lừa... Vâng, vâng, tại hạ đánh lừa thi ca, đánh lừa định mệnh...Tuy tại hạ viết "vô đoan" thật ra, thật ra là "có lí do cả" xin lão thi bá nhẹ miệng cho...kẻo bọn hậu sinh chúng biết thì khổ...Giả tiên sinh đừng lo lão hủ chẳng phải "kẻ nỏ mồm". Vậy ta ngâm cóc, ổi là vừa vài ngày sau xin mời Giả tiên sinh ghé chơi. Còn bây giờ, Giả tiên sinh cứ về qua nhà "gõ" cửa báo cho mọi người đón vui. Cảm ơn và, xin chào lão thi bá, nhà tại hạ, tại hạ cứ "đẩy" cửa mà vào....[ba gai thế đấy...]


*** Vài điều cần Note :
- Đây không phải là Thoại Kịch... mà là một vở Kịch... Giai Thoại...Một cảnh, một màn, Ba nhân vật, nhưng chỉ cần hai diễn viên...[một chỉ... say không cần diễn...]
- Người viết không chịu trách nhiệm về "Tính Lịch Sử", "Tính Giai Thoại" cùng những đối thoại của nhân vật trong câu chuyện. Và, cũng không quan tâm đến "Tính ăn quà vặt" của "họ". Tóm lại, người viết chẳng có trách nhiệm gì sất.
- Người viết không hề biết tí gì về tuổi tác cũng như mối quan hệ giữa họ. Ai là bác, là anh, là em... Ai "Sơ Đường", ai "Thịnh Đường", ai "Mạt Đường" tác già không hề biết và, cũng không biết "người biết"...Chịu ! [ Dân ta muốn biết sử Tàu / Chỉ có một cách, cùng nhau Gúc Gồ...] [ba gai thế đấy...]
- Tuy nhiên, họ là những tên tuổi có thật, và những bài thơ dẫn chuyện chính là tác phẩm của họ. Người viết xin chịu trách nhiêm về những vần thơ sáu tám. Dù hay, dù dở
- hi..hi, he..he..hu..hu, và, ha..ha . Là những "hư từ"... cần thiết để điền vào dấu [...] trong văn bản. Đây là nghệ thuật trình bày văn bản mới nhằm đánh lừa "tầng lớp" độc giả nghiêm trang, nghiêm túc, nghiêm cẩn, nghiêm chỉnh, nghiêm minh, mà vẫn giữ được tính hài hước... hi..hi.
- Và, cuối cùng cảm ơn Hải Triều' blog đã gợi một kí ức thật đẹp trong một tản văn dễ thương. Chúc chị vui khỏe.
- Capriccio.

Nặc danh nói...

Tĩnh Dạ Tứ

Sàng tiền minh nguyệt quang
Ngi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương

Khuya tĩnh lặng

Ánh trăng rọi sáng bên giường
Ngỡ đâu đất đẫm giọt sương quê nhà
Ngẩng đầu ngắm ánh trăng ngà
Cố hương xa ngái, khiến ta gục đầu.

Lão hủ vẫn thường thấy những ánh trăng ám ảnh như thế dọc đường lữ thứ. Giả tiên sinh qua bến Tang Càn dưới một đêm trăng chứ. Thật chẳng gì qua mắt được Lão thi bá. Quả tình tại hạ qua bến Tang Càn "chẳng vì lí do gì sất" nhưng đúng là vào một đêm trăng. [Bọn hậu sinh dốt nát, chẳng rõ nguồn cơn, còn vẽ chuyện dịch dzích dzắc...một hôm mí lại chẳng ..hai hôm]. "Chẳng vì lí do gì sất" thế Giả tiên sinh bao giờ quay lại Tinh Châu, đễ ta tiễn mấy dặm đường. Oh! Tại hạ còn chưa kịp, chưa kịp... ăn gì...Giả tiên sinh nhớ món gì ở quê cho lão hủ biết... cam quýt nhé. Ôi! thôi, nếu có thể, Lão thi bá cứ "đãi" tại hạ quả cóc, quả ổi cũng được. Xưa Giả tiên sinh cũng thích ăn cóc, ổi ư. Xưa tại hạ không thích lắm, nhưng nay mới biết, đất Tinh Châu không có, chỉ có quê nhà... "Đó chẳng phải lí do sao, Giả tiên sinh". Thật chẳng gì qua được mắt lão thi bá... Nhất là, nhất là... "ngâm" chúng hai ba ngày hãy dùng.... mặc kệ cam quýt đất Tinh Châu. Món ổi ngâm, cóc ép, Tinh Châu làm gì có. Thế ra, thế ra các hạ..các hạ.. đánh lừa... Vâng, vâng, tại hạ đánh lừa thi ca, đánh lừa định mệnh...Tuy tại hạ viết "vô đoan" thật ra, thật ra là "có lí do cả" xin lão thi bá nhẹ miệng cho...kẻo bọn hậu sinh chúng biết thì khổ...Giả tiên sinh đừng lo lão hủ chẳng phải "kẻ nỏ mồm". Vậy ta ngâm cóc, ổi là vừa vài ngày sau xin mời Giả tiên sinh ghé chơi. Còn bây giờ, Giả tiên sinh cứ về qua nhà "gõ" cửa báo cho mọi người đón vui. Cảm ơn và, xin chào lão thi bá, nhà tại hạ, tại hạ cứ "đẩy" cửa mà vào....[ba gai thế đấy...]


*** Vài điều cần Note :
- Đây không phải là Thoại Kịch... mà là một vở Kịch... Giai Thoại...Một cảnh, một màn, Ba nhân vật, nhưng chỉ cần hai diễn viên...[một chỉ... say không cần diễn...]
- Người viết không chịu trách nhiệm về "Tính Lịch Sử", "Tính Giai Thoại" cùng những đối thoại của nhân vật trong câu chuyện. Và, cũng không quan tâm đến "Tính ăn quà vặt" của "họ". Tóm lại, người viết chẳng có trách nhiệm gì sất.
- Người viết không hề biết tí gì về tuổi tác cũng như mối quan hệ giữa họ. Ai là bác, là anh, là em... Ai "Sơ Đường", ai "Thịnh Đường", ai "Mạt Đường" tác già không hề biết và, cũng không biết "người biết"...Chịu ! [ Dân ta muốn biết sử Tàu / Chỉ có một cách, cùng nhau Gúc Gồ...] [ba gai thế đấy...]
- Tuy nhiên, họ là những tên tuổi có thật, và những bài thơ dẫn chuyện chính là tác phẩm của họ. Người viết xin chịu trách nhiêm về những vần thơ sáu tám. Dù hay, dù dở
- hi..hi, he..he..hu..hu, và, ha..ha . Là những "hư từ"... cần thiết để điền vào dấu [...] trong văn bản. Đây là nghệ thuật trình bày văn bản mới nhằm đánh lừa "tầng lớp" độc giả nghiêm trang, nghiêm túc, nghiêm cẩn, nghiêm chỉnh, nghiêm minh, mà vẫn giữ được tính hài hước... hi..hi.
- Và, cuối cùng cảm ơn Hải Triều' blog đã gợi một kí ức thật đẹp trong một tản văn dễ thương. Chúc chị vui khỏe.
- Capriccio.