CHUYỆN CHA GIÀ CỐ UY
Trong một truyện ngắn trước, tôi có nhắc tới một nhân vật phụ là bà Giáo Thi. Bà giáo Thi có một người cháu gọi bà bằng cô ruột. Cậu ấy tên Thuyên, nhân viên thiết kế mỹ thuật trong ban ấn loát của nhà Dòng Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng. Mỗi lần cậu Thuyên đi
sinh hoạt ở nhà xứ về, thế nào cậu cũng có chuyện kể cho bà nghe, vì bà ở cùng nhà và vì bà nuôi cậu từ bé. Cậu Thuyên coi bà như bà mẹ thứ hai. Cậu gọi bà là má Hai. Có chuyện gì cậu Thuyên gặp ngoài xã hội cũng về tỉ tê với má Hai cậu. Má Hai cậu Thuyên gom được nhiều chuyện hay để mang sang nhà cô em gái làm quà và nhờ đó, là láng giềng sát vách, tôi được ăn ké không ít chuyện hay tuyệt không phải ai cũng được nghe biết đâu. Dẫu sao, những chuyện ấy phải được nghe chính bà Giáo kể lại mới hấp dẫn chứ tôi thì không có duyên kể chuyện, vả lại tôi sợ mình kể, câu chuyện sẽ bị tam sao thất bản, e không sát sự thật. Cậu Thuyên mà đã kể thì toàn sự thật. Sự thật trăm phần trăm. Vì thế, bà Giáo Thi có cả kho chuyện hay để kể lại cho lũ hậu sinh kém cỏi như tôi nghe trong những buổi chiều êm êm, mát dịu và lòng người chứa chan niềm yêu đời. Bà thường bắt đầu những chuyện hay ấy bằng một câu ai cũng biết, đại loại như thế này:
- Cứ phải qua đi ta mới nhìn ra tình yêu Thượng Đế dành cho cuộc đời mình kỳ diệu biết bao!
Lần này cũng thế, sau khi bà xác định câu chuyện đã xảy ra cách đây ba mươi lăm năm rồi, mà gẫm lại vẫn thấy cảm động vì bàn tay Chúa dẫn dắt mọi sự quá tuyệt vời, diệu vợi, bà kể -Thuyên cháu tôi, một hôm từ nhà xứ về mang vẻ mặt quan trọng và bí mật hỏi tôi rằng:
- Má Hai có biết trên tầng hai nhà xứ Dòng Chúa Cứu Thế có bàn thờ đặt tượng Đức Mẹ Là Mẹ Các Thai Nhi không?
Tôi bảo có chứ, ai chả biết. Thuyên hỏi tiếp:
- Thế má Hai có biết chuyện cha già cố Uy ho một phát cứu được một người không?
Với câu hỏi này thì tôi đành thú thật là không biết tí gì (mặc dù chính tôi ngày xưa, khi còn trẻ cũng đã từng cộng tác với chương trình Bảo Vệ Sự Sống rất nổi tiếng của cha già cố này). Vậy là cháu tôi bắc ngay cái ghế đẩu ngồi xuống bên cạnh tôi mà kể vanh vách, chi li từng tí, hết tất cả câu chuyện mà nó mới được nghe kể. Thuyên nói, nó được nghe con bé Chinh, bạn sinh hoạt cùng nhóm Áo Hồng với nó kể lại câu chuyện này, nhưng chắc chắn là bé Chinh đã nghe từ miệng cha già Uy vì tuần trước, nhóm Áo Hồng tổ chức vào thăm các cha già hưu mà Thuyên không tham gia được vì mắc thi. Mấy ngày sau, Thuyên phải mất một chầu yaourt sữa dê tươi ướp lạnh bao Chinh để được nghe Chinh kể chuyện lại.
Thuyên có trí nhớ rất tốt và nó đã kể lại mạch lạc câu chuyện ấy cho tôi nghe đầu đuôi như sau:
- Cha già cố nhớ như in những chuyện ngày xưa. Cha nói cha cám ơn các con đã bỏ những cuộc hội hè, vui chơi náo nhiệt để ghé vào thăm cha già lẩm cẩm này. (Cha nói thế chứ cha còn rất tinh tường. Cha không lẩm cẩm tí nào, mặc dù năm nay cha đã tám mươi mốt tuổi rồi. Cha chỉ ho tí thôi. Cả nhóm chen vào: Thôi, thôi, cha cứ nghỉ, đừng nói nữa kẻo không khí vào ngứa cổ lại ho, để chúng con nói chuyện cha ngồi nghe). Cha bảo:
- À, nhân tiện cái cơn ho này làm cha nhớ tới một kỷ niệm, các con cho cha kể một chuyện, là câu chuyện cơn ho của cha đã cứu một sinh linh như thế nào nhé.
Cả nhóm đồng tình, mở to mắt, ngồi im thin thít chờ nghe. Cha bắt đầu mở lời:
- Mỗi lần bị ho, cha không quên tạ ơn Chúa đã ban cho cha căn bệnh này. Hóa ra để nghiệm tình yêu Chúa, một chi tiết nhỏ như cơn ho nhẹ cũng đủ làm chứng cứ tuyệt vời các con ạ.
Những năm ấy, cha mới chịu chức, còn hăng say nhiệt thành lắm, nhưng đã bị bệnh ho. Cứ khúng khắng và cứ gõ bài, cứ đi, cứ họp, cứ nói. Cha đã nhai Chúa ngấu nghiến thì cha phải để Chúa nhai ngấu nghiến lại cha bằng những công việc nhà Dòng giao phó cho cha. Các con biết không, à các con không biết đâu, ông bà, bố mẹ các con thì biết đấy, cha chịu chức hơi trễ, cho nên cha phải ra sức làm vườn cho Chúa vớt vát lấy những năm tháng sức còn dài, vai còn rộng. Với lại, hồi chưa đi tu, tính cha cũng ưa hoạt động xã hội lắm. Hồi đó cha béo thế này này, mặt cha tròn thế này này, cái bụng cha ăn cơm nhà Chúa lẳn thế này này. Cha khỏe lắm, cứ ra Bắc vàoNam, quành trở ra Huế xoành xoạch. Cha làm việc hăng lắm: Nào viết bài gửi mạng này, nào sinh hoạt chương trình Bảo Vệ Sự Sống này, nào sáng tác nhạc này …
Chinh giơ tay xin phát biểu ngang:
- Thưa cha già cố, con thích bài “Mỗi người là một món quà” của cha già cố.
Cha già tươi nét mặt đón nhận lời khen ấy. Được thể, một bạn nam thưa tiếp:
- Con thích bài “Nối mạng với Trời”của cha (rồi bạn hát):
“Hãy gõ lên bàn phím…”
Cha già nghe hát cười vui tít mắt. Một bạn nữ khác thỏ thẻ:
- Thưa, con thấy trong các sáng tác của cha có bài “Chúa là cây đàn” hay nhất.
- Ấy vậy, con ơi, lầm rồi. Bài “Chúa là cây đàn” là sáng tác của hai Đấng Cây Đa Cây Đề trong nhà Dòng con ạ. Làm sao cha có thể viết được bài ấy.
- Thưa cha, nhạc cha viết, con thích nhất bài “Trở nên mọi sự cho mọi người” mà nhóm con vẫn hát trước giờ họp đấy ạ:
Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người….
Tất cả Ao Hồng có mặt đều vỗ tay, cất tiếng hát bài hát này, nghe nhịp nhàng như một khúc quân hành. Cha già hát theo. Xong bài, cha khoe:
- Ngày còn trẻ cha cũng hát thu âm đấy nhá, hát hay, hát khỏe lắm đấy nhá. Ô là là, nói tóm lại là cha có khả năng ôm đồm được nhiều việc lắm các con ơi.
(Cha già móm mém cười lả giả: Chả bù bây giờ tiếng hát cha đã yếu đi nhiều, sức đi cũng đã kém). Tuy vậy, cho đến giờ, trong nhà Hưu này cha vẫn viết đều. Ơn Chúa, ơn Mẹ Hằng Cứu Giúp ban, trong cái đầu tôi tớ Chúa đây còn nhiều sự muốn nói, muốn viết ra lắm. Kể tiếp nhá.
Bấy giờ được cha Giám Tỉnh cho phép, các cha Bề Trên trong Dòng thuận tình và hỗ trợ, cha dựng một đài đặt tượng Đức Mẹ Là Mẹ Các Thai Nhi như các con đã thấy bao năm nay ở cuối hành lang tầng một đó. Ở Hà Nội, Cha cũng lập một toà kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như thế và nhờ một cha khác lo giúp. Dưới chân đài và toà cha vừa nói là nơi các cộng sự viên của cha đi gom góp các xác trẻ sơ sinh bị vứt bỏ trong các hố rác y tế của các bệnh viện về đặt ở đấy. Cha đón nhận các xác ấy, làm phép xác, cầu nguyện và chúc lành cho chúng rồi mới giao cho các thầy đem đi chôn trong từng viên gạch. Lúc đầu nghe các cha bàn sẽ dùng những viên gạch đó để dựng Lăng Anh Hài, cha nghe sởn tóc gáy. Cầu xin Chúa thương xót chúng con, thôi đi những “mầm sự sống không được cho sống”. Cha còn xin được một mảnh đất ngoài Huế để dựng nghĩa trang các trẻ sơ sinh, nhưng đồng thời cha cứ phải viết bài, kêu gọi các thanh niên thiếu nữ trót lỡ lầm đừng phá thai, đừng bỏ con mình. Cha kêu gào khản cổ, cha thức đêm gõ bài gửi tràn lan trên mạng để đánh thức niềm tin và tình yêu sự Sống, thế mà số bao đựng xác trẻ cứ mang đến toà, đến đài vẫn nhiều. Cha quyết chiến đấu để bảo vệ lấy từng sự sống và bởi quanh cha có rất nhiều giáo dân hết lòng với sứ mạng này cho nên cha không thể nản lòng. Cha không bao giờ được lười biếng và vì các anh em đi gom xác trẻ phải đi ban đêm hoặc nửa đêm về sáng, mang về đến đài lúc ấy chỉ chừng bốn, năm giờ tinh mơ, cho nên sáng sớm ngủ dậy là cha đã phải ra đài cầu nguyện, làm phép và nhận xác ngay.
Thế rồi một sáng sớm kia, trời còn sương giá, cha đi dọc hành lang, hít thở khí trời một chút rồi bước đến đài Đức Mẹ Là Mẹ Các Thai Nhi như mọi khi. Dưới chân đài lúc đó có năm cái bao ni-lông, một cái màu trắng và bốn cái màu đen. Cha biết đó là xác của năm đứa trẻ bị vứt bỏ vừa khi chúng chào đời ngoài ý muốn của cha mẹ chúng. Ngày nào cũng vậy, cha nghĩ thật thương tâm, đau xót cho những đứa trẻ và cả cho những người mẹ cạn suy, thiếu hiểu biết và nhất là không có niềm tin, niềm trông cậy vào Chúa nhân từ, Mẹ Hằng Cứu Giúp mà bỏ con đi như thế. Chúng đều là những sinh linh bé bỏng, còn đỏ hỏn, chằng chịt với những dây màng, cuống rốn quấn quanh. Chúng còn bê bết máu. Chúng chưa kịp mở mắt, mở miệng, thậm chí có những bào thai đã rõ hẳn mười ngón tay, mười ngón chân, miệng mũi đã đâu vào đấy hết rồi mà không có hơi thở để cất tiếng khóc chào đời. Cha đau khổ vì không biết mình cứ còn phải lăn lộn với cuộc chiến dành sự sống này cho đến bao giờ.
Các con ạ, đứng trước đài, tự nhiên cha lên cơn ngứa cổ và bật ra một tiếng ho khan, bất thình lình, một trong năm cái bao ni lông ấy đụng đậy. Cha giật bắn người. Có phải vì cha ho mạnh quá nên mắt nổ đom đóm, trông gà hoá quốc không? Cha lùi lại một bước, cúi xuống, cố giằn cơn ho để im lặng nhìn thật kỹ vào cái bao màu trắng. Ôi Chúa ôi, nó lại sột soạt bên trong.Với bản năng tự nhiên, cha lập tức nhào tới mở miệng bao ra, bên trong là một bọc thịt đỏ hỏn nhầy nhụa với đầy đủ hai cánh tay hai cặp chân đang quờ quạng. Cha vạch rộng miệng bao ra nữa, liều mình lấy ba ngón tay xé toang cái màng nước nhầy nhụa bao quanh khuôn mặt và cổ của một bé sơ sinh.Vừa khi lộ rõ ra, cái miệng nhỏ xíu chợt cất tiếng khóc ré lên. Mẹ ơi, nó còn sống. Cha cấp tốc chạy vào toilet với cái khăn tắm ra bọc lấy nó. Khi cha vừa ôm nó vừa cuống quýt rút điện thoại bấm tìm một cộng sự viên gần Dòng nhất đến trợ giúp, thì bỗng xuất hiện một thanh niên còn trẻ măng, cỡ chừng hai mươi tuổi, đang đứng trước mặt cha với khuôn mặt đầm đìa nước mắt. Cậu ấy nức nở nói qua màn lệ:
- Cha ơi, con của con đó. Con chạy theo cái cô lượm nó tới đây.
Nói rồi cậu khóc ngất đến nỗi cha vội vàng đặt đứa trẻ vào tay cậu và nói:
- Đây, con của con đây cha không lấy, nhưng hãy để cha rửa tội cho nó đã chứ?
Người cha trẻ vuốt nước mắt nhễu nhão trên mặt, nín khóc và gật đầu lia lịa với vẻ ưng thuận tuyệt đối.
Thế đấy. Đứa trẻ đã được cứu sống phần hồn phần xác nhanh chóng như thế đấy. Cha gấp rút giao nó cho một nữ hộ sinh trong nhóm của cha lo giúp các việc mà người cha trẻ của nó không biết làm.
Sáng ấy cha đã trễ mất lễ Misa dâng chung với cộng đoàn anh em Dòng. Trước mặt cha giờ đây là một tâm hồn đang thổn thức vì hối hận. Động lòng thương , cha ôn tồn bảo:
- Nào, người cha trẻ, hãy nói cho cha rõ vì sao con biết trong cái bao này là đứa con của con và hãy kể hết ngọn nguồn câu chuyện cho cha nghe xem nào.
Cậu trai ấy đã chân thành khai thú rằng cậu đã dại dột nghe lời bạn gái lén mang cái thai ấy từ bệnh viện về đặt tại cổng nhà Dòng Chúa Cứu Thế rồi nấp vào một bức tường nhà bên để theo dõi. Chẳng mấy chốc, cậu đã thấy có một chị dừng xe đạp và với động tác rất lành nghề, chị ấy nhẹ nhàng, âu yếm nâng cái bao trắng nhỏ mà cô cậu đã làm dấu, đặt lên giỏ xe rồi mau chóng đạp xe ngang qua nhà sách, vào sân trong Dòng, lên thẳng hành lang tầng một. Cậu đã nhìn thấy cha ho và cậu nín thở cầu nguyện.
Thú xong được đến đây thì cậu lại trào nước mắt. Cha tin rằng Chúa đã đón nhận những gịot nước mắt ấy để lau khô mọi lỗi lầm cho cậu.
Chúa cũng nhân hậu đối với người mẹ trẻ khi cô ăn năn trở lại, cùng cậu đến gặp cha.
Họ đã được tha thứ và nhận phép lành của Chúa ra về bình an.
Ít lâu sau, cả hai cô cậu bế em bé tới trình diện cha trong tâm trạng hết sức an vui hạnh phúc. Họ xin cha đặt tên cho đứa con của họ để lưu giữ một kỷ niệm quý báu trong đời. Cha nói:
- Tên Thánh của nó là Giuse, như tên Thánh của cha.
Còn tên khai sinh thì anh chị tự đặt cho con mình, chứ nếu nói để kỷ niệm thì cha chỉ nhớ tới cái cơn ho hôm ấy của cha nó dịu dàng, êm ái biết bao mà thôi. Biết đặt tên thế nào cho bé.
Hai cô cậu nhìn nhau, tủm tỉm cười, rồi cô mẹ trẻ thưa rằng:
- Thưa cha, vì anh ấy cùng họ với cha nên chúng con sẽ đặt tên cho con của chúng con rất gần với tên cha. Xin cha vui lòng cho phép.
Đó, các con vừa nghe xong câu chuyện cổ tích có thật về cơn ho của cha rồi đó.
Mấy bạn Ao Hồng nhao nhao hỏi:
- Cha, cha. Chuyện này xảy ra lâu chưa cha?
- Cách đây, à… đã ba mươi lăm năm rồi con à.
- Cha, cha. Em bé đó là trai hay gái hở cha?
- Con trai.
- Cha, cha. Bây giờ em bé đó,à, cái anh đó, à cái chú đó vẫn sống chứ cha?
- Ừ, vẫn sống và sống khỏe mạnh con à.
- Cha mẹ đứa trẻ ấy sau đó đã kết hôn theo Luật chứ cha?
- Đã. Chính cha làm phép Hôn Phối cho họ.
- Cha ơi, họ ở Sàigòn chứ cha?
- Ừ, gia đình đó thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này. Tết nào cả hai bên nội, ngoại gia đình ấy cũng vào chúc Tết cha.
- Vui quá cha nhỉ. Như thế hằng năm cha và gia đình đó lại có dịp để ôn lại Hồng ân Chúa ban cho gia đình đó.
-Ô hô hô! Hằng ngày các con ơi. Hằng ngày cha nhớ ơn Chúa. Hằng ngày, từng giây từng phút … hà hà hà!
Cả phòng cha già cố Uy vang lên những tràng pháo tay rập ràng theo lời ca tạ ơn trong bài Thánh ca của một linh mục nhạc sĩ trong Dòng, bài này nổi tiếng từ thế kỷ trước tới giờ:
Xin tri ân, xin tri ân , con cám ơn Ngài
Yêu thương con, yêu thương con không bờ không bến.
Hôm nay đây, như hôm qua ,mai ngày vẫn thế
Chúa vẫn là Thiên Chúa của tình thương.
Cha già cũng hát, tiếng ngài không hề tồi, ngài lại còn góp thêm mấy tiếng ho vào nhịp nghỉ hơi để làm bè phụ họa. Khi vừa hát xong câu Điệp khúc lần cuối, chị Trưởng nhóm hỏi cha:
- Thưa cha già cố, vậy là cái … người í, ý con nói là cái bọc sơ sinh cha cứu sống năm nào í, năm nay đã ba mươi lăm tuổi rồi phải không cha?
- Ờ hờ hờ, đúng, đúng con ạ. Nay thì anh ta đã là người trưởng thành lắm rồi đấy.
Chị Trưởng e lệ nắm gấu quần cha già giựt giựt mấy cái cho đỡ ngượng:
- Cha già giới thiệu cho con đi.
Cả nhóm không kiêng dè nghiêm túc như nãy giờ nữa mà cười ồ nghiêng ngả, sẵn sàng đùa cợt trêu ghẹo chị Trưởng:
- Cha già mau cứu thêm một mạng người sắp chết vì cô đơn cha già ơi.
- Chị Trưởng của chúng con hết muốn đi tu rồi cha già ơi.
- Cha già nhìn chị con năm nay đã băm rồi nè.
Cha già cười hì hì:
- Không được, không được. Cha không thể giới thiệu anh ấy cho ai cả. Của Lễ quý hiếm phải dâng cho Chúa. Nhưng cha hứa sẽ kể chuyện cuộc đời anh ấy cho các con nghe vào một dịp khác. Được không?
Cả nhóm nhốn nháo lên:
- Dạ không được. Không chịu cha già cố đâu, đừng bắt chúng con chờ đợi. Sốt ruột lắm. Xin cha hãy kể ngay lúc này cho hết chuyện chúng con mới chịu ra về.
Chị Trưởng khéo léo nhắc cho nhóm nhớ rằng phải tạm biệt cha già vì đã đến giờ ra về để kịp họp nhận công tác cho Lễ Khấn sắp tới của các Thầy lớp Đức Mẹ Từ Bi được tổ chức vào tháng tới. Vậy là phải vâng lời Trưởng thôi. Thưa cha chúng con về.
Chinh kể tiếp:
- Ra về rồi, bọn này rủ nhau, sau lễ Khấn, mình lại vào nhà hưu thăm cha già cố Uy nữa. Ngài già rồi mà kể chuyện vẫn có duyên lắm. Lần sau Thuyên phải có mặt đấy nhé, tớ không kể lại nữa đâu.
Má Hai biết không, con vừa nhận được công tác đì-dai Thiệp mời dự Lễ Khấn nè. Đây là bản nháp các cha giao cho con. Má Hai thấy con giỏi không!
Bà giáo Thi nói:
- Thuyên cháu tôi đưa cho tôi xem một văn bản nháp bao gồm nội dung một Thiệp mời Lễ Khấn của nhà Dòng Chúa Cứu Thế, Sàigòn. Mặt trong của thiệp có in danh sách các Thầy sẽ được thụ phong Linh mục trong dịp này. Tôi đọc lướt từ trên xuống dưới danh sách ấy và thấy toàn tên lạ. Duy có một cái tên làm tôi cứ ngờ ngợ, ngờ ngợ, không biết có phải vì tôi có ấn tượng với câu chuyện Thuyên cháu tôi vừa kể không.
Này, cứ suy mà xem, trong danh sách ấy có một Thầy tên là Giuse LÊ QUANG NGHIÊM, (mở ngoặc đơn), năm sinh: 2005, (đóng ngoặc đơn).
Có phải đây là cái người được cha già Uy cứu năm xưa không nhỉ!
ANNA
sinh hoạt ở nhà xứ về, thế nào cậu cũng có chuyện kể cho bà nghe, vì bà ở cùng nhà và vì bà nuôi cậu từ bé. Cậu Thuyên coi bà như bà mẹ thứ hai. Cậu gọi bà là má Hai. Có chuyện gì cậu Thuyên gặp ngoài xã hội cũng về tỉ tê với má Hai cậu. Má Hai cậu Thuyên gom được nhiều chuyện hay để mang sang nhà cô em gái làm quà và nhờ đó, là láng giềng sát vách, tôi được ăn ké không ít chuyện hay tuyệt không phải ai cũng được nghe biết đâu. Dẫu sao, những chuyện ấy phải được nghe chính bà Giáo kể lại mới hấp dẫn chứ tôi thì không có duyên kể chuyện, vả lại tôi sợ mình kể, câu chuyện sẽ bị tam sao thất bản, e không sát sự thật. Cậu Thuyên mà đã kể thì toàn sự thật. Sự thật trăm phần trăm. Vì thế, bà Giáo Thi có cả kho chuyện hay để kể lại cho lũ hậu sinh kém cỏi như tôi nghe trong những buổi chiều êm êm, mát dịu và lòng người chứa chan niềm yêu đời. Bà thường bắt đầu những chuyện hay ấy bằng một câu ai cũng biết, đại loại như thế này:
- Cứ phải qua đi ta mới nhìn ra tình yêu Thượng Đế dành cho cuộc đời mình kỳ diệu biết bao!
Lần này cũng thế, sau khi bà xác định câu chuyện đã xảy ra cách đây ba mươi lăm năm rồi, mà gẫm lại vẫn thấy cảm động vì bàn tay Chúa dẫn dắt mọi sự quá tuyệt vời, diệu vợi, bà kể -Thuyên cháu tôi, một hôm từ nhà xứ về mang vẻ mặt quan trọng và bí mật hỏi tôi rằng:
- Má Hai có biết trên tầng hai nhà xứ Dòng Chúa Cứu Thế có bàn thờ đặt tượng Đức Mẹ Là Mẹ Các Thai Nhi không?
Tôi bảo có chứ, ai chả biết. Thuyên hỏi tiếp:
- Thế má Hai có biết chuyện cha già cố Uy ho một phát cứu được một người không?
Với câu hỏi này thì tôi đành thú thật là không biết tí gì (mặc dù chính tôi ngày xưa, khi còn trẻ cũng đã từng cộng tác với chương trình Bảo Vệ Sự Sống rất nổi tiếng của cha già cố này). Vậy là cháu tôi bắc ngay cái ghế đẩu ngồi xuống bên cạnh tôi mà kể vanh vách, chi li từng tí, hết tất cả câu chuyện mà nó mới được nghe kể. Thuyên nói, nó được nghe con bé Chinh, bạn sinh hoạt cùng nhóm Áo Hồng với nó kể lại câu chuyện này, nhưng chắc chắn là bé Chinh đã nghe từ miệng cha già Uy vì tuần trước, nhóm Áo Hồng tổ chức vào thăm các cha già hưu mà Thuyên không tham gia được vì mắc thi. Mấy ngày sau, Thuyên phải mất một chầu yaourt sữa dê tươi ướp lạnh bao Chinh để được nghe Chinh kể chuyện lại.
Thuyên có trí nhớ rất tốt và nó đã kể lại mạch lạc câu chuyện ấy cho tôi nghe đầu đuôi như sau:
- Cha già cố nhớ như in những chuyện ngày xưa. Cha nói cha cám ơn các con đã bỏ những cuộc hội hè, vui chơi náo nhiệt để ghé vào thăm cha già lẩm cẩm này. (Cha nói thế chứ cha còn rất tinh tường. Cha không lẩm cẩm tí nào, mặc dù năm nay cha đã tám mươi mốt tuổi rồi. Cha chỉ ho tí thôi. Cả nhóm chen vào: Thôi, thôi, cha cứ nghỉ, đừng nói nữa kẻo không khí vào ngứa cổ lại ho, để chúng con nói chuyện cha ngồi nghe). Cha bảo:
- À, nhân tiện cái cơn ho này làm cha nhớ tới một kỷ niệm, các con cho cha kể một chuyện, là câu chuyện cơn ho của cha đã cứu một sinh linh như thế nào nhé.
Cả nhóm đồng tình, mở to mắt, ngồi im thin thít chờ nghe. Cha bắt đầu mở lời:
- Mỗi lần bị ho, cha không quên tạ ơn Chúa đã ban cho cha căn bệnh này. Hóa ra để nghiệm tình yêu Chúa, một chi tiết nhỏ như cơn ho nhẹ cũng đủ làm chứng cứ tuyệt vời các con ạ.
Những năm ấy, cha mới chịu chức, còn hăng say nhiệt thành lắm, nhưng đã bị bệnh ho. Cứ khúng khắng và cứ gõ bài, cứ đi, cứ họp, cứ nói. Cha đã nhai Chúa ngấu nghiến thì cha phải để Chúa nhai ngấu nghiến lại cha bằng những công việc nhà Dòng giao phó cho cha. Các con biết không, à các con không biết đâu, ông bà, bố mẹ các con thì biết đấy, cha chịu chức hơi trễ, cho nên cha phải ra sức làm vườn cho Chúa vớt vát lấy những năm tháng sức còn dài, vai còn rộng. Với lại, hồi chưa đi tu, tính cha cũng ưa hoạt động xã hội lắm. Hồi đó cha béo thế này này, mặt cha tròn thế này này, cái bụng cha ăn cơm nhà Chúa lẳn thế này này. Cha khỏe lắm, cứ ra Bắc vàoNam, quành trở ra Huế xoành xoạch. Cha làm việc hăng lắm: Nào viết bài gửi mạng này, nào sinh hoạt chương trình Bảo Vệ Sự Sống này, nào sáng tác nhạc này …
Chinh giơ tay xin phát biểu ngang:
- Thưa cha già cố, con thích bài “Mỗi người là một món quà” của cha già cố.
Cha già tươi nét mặt đón nhận lời khen ấy. Được thể, một bạn nam thưa tiếp:
- Con thích bài “Nối mạng với Trời”của cha (rồi bạn hát):
“Hãy gõ lên bàn phím…”
Cha già nghe hát cười vui tít mắt. Một bạn nữ khác thỏ thẻ:
- Thưa, con thấy trong các sáng tác của cha có bài “Chúa là cây đàn” hay nhất.
- Ấy vậy, con ơi, lầm rồi. Bài “Chúa là cây đàn” là sáng tác của hai Đấng Cây Đa Cây Đề trong nhà Dòng con ạ. Làm sao cha có thể viết được bài ấy.
- Thưa cha, nhạc cha viết, con thích nhất bài “Trở nên mọi sự cho mọi người” mà nhóm con vẫn hát trước giờ họp đấy ạ:
Tôi đã trở nên mọi sự cho mọi người….
Tất cả Ao Hồng có mặt đều vỗ tay, cất tiếng hát bài hát này, nghe nhịp nhàng như một khúc quân hành. Cha già hát theo. Xong bài, cha khoe:
- Ngày còn trẻ cha cũng hát thu âm đấy nhá, hát hay, hát khỏe lắm đấy nhá. Ô là là, nói tóm lại là cha có khả năng ôm đồm được nhiều việc lắm các con ơi.
(Cha già móm mém cười lả giả: Chả bù bây giờ tiếng hát cha đã yếu đi nhiều, sức đi cũng đã kém). Tuy vậy, cho đến giờ, trong nhà Hưu này cha vẫn viết đều. Ơn Chúa, ơn Mẹ Hằng Cứu Giúp ban, trong cái đầu tôi tớ Chúa đây còn nhiều sự muốn nói, muốn viết ra lắm. Kể tiếp nhá.
Bấy giờ được cha Giám Tỉnh cho phép, các cha Bề Trên trong Dòng thuận tình và hỗ trợ, cha dựng một đài đặt tượng Đức Mẹ Là Mẹ Các Thai Nhi như các con đã thấy bao năm nay ở cuối hành lang tầng một đó. Ở Hà Nội, Cha cũng lập một toà kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như thế và nhờ một cha khác lo giúp. Dưới chân đài và toà cha vừa nói là nơi các cộng sự viên của cha đi gom góp các xác trẻ sơ sinh bị vứt bỏ trong các hố rác y tế của các bệnh viện về đặt ở đấy. Cha đón nhận các xác ấy, làm phép xác, cầu nguyện và chúc lành cho chúng rồi mới giao cho các thầy đem đi chôn trong từng viên gạch. Lúc đầu nghe các cha bàn sẽ dùng những viên gạch đó để dựng Lăng Anh Hài, cha nghe sởn tóc gáy. Cầu xin Chúa thương xót chúng con, thôi đi những “mầm sự sống không được cho sống”. Cha còn xin được một mảnh đất ngoài Huế để dựng nghĩa trang các trẻ sơ sinh, nhưng đồng thời cha cứ phải viết bài, kêu gọi các thanh niên thiếu nữ trót lỡ lầm đừng phá thai, đừng bỏ con mình. Cha kêu gào khản cổ, cha thức đêm gõ bài gửi tràn lan trên mạng để đánh thức niềm tin và tình yêu sự Sống, thế mà số bao đựng xác trẻ cứ mang đến toà, đến đài vẫn nhiều. Cha quyết chiến đấu để bảo vệ lấy từng sự sống và bởi quanh cha có rất nhiều giáo dân hết lòng với sứ mạng này cho nên cha không thể nản lòng. Cha không bao giờ được lười biếng và vì các anh em đi gom xác trẻ phải đi ban đêm hoặc nửa đêm về sáng, mang về đến đài lúc ấy chỉ chừng bốn, năm giờ tinh mơ, cho nên sáng sớm ngủ dậy là cha đã phải ra đài cầu nguyện, làm phép và nhận xác ngay.
Thế rồi một sáng sớm kia, trời còn sương giá, cha đi dọc hành lang, hít thở khí trời một chút rồi bước đến đài Đức Mẹ Là Mẹ Các Thai Nhi như mọi khi. Dưới chân đài lúc đó có năm cái bao ni-lông, một cái màu trắng và bốn cái màu đen. Cha biết đó là xác của năm đứa trẻ bị vứt bỏ vừa khi chúng chào đời ngoài ý muốn của cha mẹ chúng. Ngày nào cũng vậy, cha nghĩ thật thương tâm, đau xót cho những đứa trẻ và cả cho những người mẹ cạn suy, thiếu hiểu biết và nhất là không có niềm tin, niềm trông cậy vào Chúa nhân từ, Mẹ Hằng Cứu Giúp mà bỏ con đi như thế. Chúng đều là những sinh linh bé bỏng, còn đỏ hỏn, chằng chịt với những dây màng, cuống rốn quấn quanh. Chúng còn bê bết máu. Chúng chưa kịp mở mắt, mở miệng, thậm chí có những bào thai đã rõ hẳn mười ngón tay, mười ngón chân, miệng mũi đã đâu vào đấy hết rồi mà không có hơi thở để cất tiếng khóc chào đời. Cha đau khổ vì không biết mình cứ còn phải lăn lộn với cuộc chiến dành sự sống này cho đến bao giờ.
Các con ạ, đứng trước đài, tự nhiên cha lên cơn ngứa cổ và bật ra một tiếng ho khan, bất thình lình, một trong năm cái bao ni lông ấy đụng đậy. Cha giật bắn người. Có phải vì cha ho mạnh quá nên mắt nổ đom đóm, trông gà hoá quốc không? Cha lùi lại một bước, cúi xuống, cố giằn cơn ho để im lặng nhìn thật kỹ vào cái bao màu trắng. Ôi Chúa ôi, nó lại sột soạt bên trong.Với bản năng tự nhiên, cha lập tức nhào tới mở miệng bao ra, bên trong là một bọc thịt đỏ hỏn nhầy nhụa với đầy đủ hai cánh tay hai cặp chân đang quờ quạng. Cha vạch rộng miệng bao ra nữa, liều mình lấy ba ngón tay xé toang cái màng nước nhầy nhụa bao quanh khuôn mặt và cổ của một bé sơ sinh.Vừa khi lộ rõ ra, cái miệng nhỏ xíu chợt cất tiếng khóc ré lên. Mẹ ơi, nó còn sống. Cha cấp tốc chạy vào toilet với cái khăn tắm ra bọc lấy nó. Khi cha vừa ôm nó vừa cuống quýt rút điện thoại bấm tìm một cộng sự viên gần Dòng nhất đến trợ giúp, thì bỗng xuất hiện một thanh niên còn trẻ măng, cỡ chừng hai mươi tuổi, đang đứng trước mặt cha với khuôn mặt đầm đìa nước mắt. Cậu ấy nức nở nói qua màn lệ:
- Cha ơi, con của con đó. Con chạy theo cái cô lượm nó tới đây.
Nói rồi cậu khóc ngất đến nỗi cha vội vàng đặt đứa trẻ vào tay cậu và nói:
- Đây, con của con đây cha không lấy, nhưng hãy để cha rửa tội cho nó đã chứ?
Người cha trẻ vuốt nước mắt nhễu nhão trên mặt, nín khóc và gật đầu lia lịa với vẻ ưng thuận tuyệt đối.
Thế đấy. Đứa trẻ đã được cứu sống phần hồn phần xác nhanh chóng như thế đấy. Cha gấp rút giao nó cho một nữ hộ sinh trong nhóm của cha lo giúp các việc mà người cha trẻ của nó không biết làm.
Sáng ấy cha đã trễ mất lễ Misa dâng chung với cộng đoàn anh em Dòng. Trước mặt cha giờ đây là một tâm hồn đang thổn thức vì hối hận. Động lòng thương , cha ôn tồn bảo:
- Nào, người cha trẻ, hãy nói cho cha rõ vì sao con biết trong cái bao này là đứa con của con và hãy kể hết ngọn nguồn câu chuyện cho cha nghe xem nào.
Cậu trai ấy đã chân thành khai thú rằng cậu đã dại dột nghe lời bạn gái lén mang cái thai ấy từ bệnh viện về đặt tại cổng nhà Dòng Chúa Cứu Thế rồi nấp vào một bức tường nhà bên để theo dõi. Chẳng mấy chốc, cậu đã thấy có một chị dừng xe đạp và với động tác rất lành nghề, chị ấy nhẹ nhàng, âu yếm nâng cái bao trắng nhỏ mà cô cậu đã làm dấu, đặt lên giỏ xe rồi mau chóng đạp xe ngang qua nhà sách, vào sân trong Dòng, lên thẳng hành lang tầng một. Cậu đã nhìn thấy cha ho và cậu nín thở cầu nguyện.
Thú xong được đến đây thì cậu lại trào nước mắt. Cha tin rằng Chúa đã đón nhận những gịot nước mắt ấy để lau khô mọi lỗi lầm cho cậu.
Chúa cũng nhân hậu đối với người mẹ trẻ khi cô ăn năn trở lại, cùng cậu đến gặp cha.
Họ đã được tha thứ và nhận phép lành của Chúa ra về bình an.
Ít lâu sau, cả hai cô cậu bế em bé tới trình diện cha trong tâm trạng hết sức an vui hạnh phúc. Họ xin cha đặt tên cho đứa con của họ để lưu giữ một kỷ niệm quý báu trong đời. Cha nói:
- Tên Thánh của nó là Giuse, như tên Thánh của cha.
Còn tên khai sinh thì anh chị tự đặt cho con mình, chứ nếu nói để kỷ niệm thì cha chỉ nhớ tới cái cơn ho hôm ấy của cha nó dịu dàng, êm ái biết bao mà thôi. Biết đặt tên thế nào cho bé.
Hai cô cậu nhìn nhau, tủm tỉm cười, rồi cô mẹ trẻ thưa rằng:
- Thưa cha, vì anh ấy cùng họ với cha nên chúng con sẽ đặt tên cho con của chúng con rất gần với tên cha. Xin cha vui lòng cho phép.
Đó, các con vừa nghe xong câu chuyện cổ tích có thật về cơn ho của cha rồi đó.
Mấy bạn Ao Hồng nhao nhao hỏi:
- Cha, cha. Chuyện này xảy ra lâu chưa cha?
- Cách đây, à… đã ba mươi lăm năm rồi con à.
- Cha, cha. Em bé đó là trai hay gái hở cha?
- Con trai.
- Cha, cha. Bây giờ em bé đó,à, cái anh đó, à cái chú đó vẫn sống chứ cha?
- Ừ, vẫn sống và sống khỏe mạnh con à.
- Cha mẹ đứa trẻ ấy sau đó đã kết hôn theo Luật chứ cha?
- Đã. Chính cha làm phép Hôn Phối cho họ.
- Cha ơi, họ ở Sàigòn chứ cha?
- Ừ, gia đình đó thuộc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp này. Tết nào cả hai bên nội, ngoại gia đình ấy cũng vào chúc Tết cha.
- Vui quá cha nhỉ. Như thế hằng năm cha và gia đình đó lại có dịp để ôn lại Hồng ân Chúa ban cho gia đình đó.
-Ô hô hô! Hằng ngày các con ơi. Hằng ngày cha nhớ ơn Chúa. Hằng ngày, từng giây từng phút … hà hà hà!
Cả phòng cha già cố Uy vang lên những tràng pháo tay rập ràng theo lời ca tạ ơn trong bài Thánh ca của một linh mục nhạc sĩ trong Dòng, bài này nổi tiếng từ thế kỷ trước tới giờ:
Xin tri ân, xin tri ân , con cám ơn Ngài
Yêu thương con, yêu thương con không bờ không bến.
Hôm nay đây, như hôm qua ,mai ngày vẫn thế
Chúa vẫn là Thiên Chúa của tình thương.
Cha già cũng hát, tiếng ngài không hề tồi, ngài lại còn góp thêm mấy tiếng ho vào nhịp nghỉ hơi để làm bè phụ họa. Khi vừa hát xong câu Điệp khúc lần cuối, chị Trưởng nhóm hỏi cha:
- Thưa cha già cố, vậy là cái … người í, ý con nói là cái bọc sơ sinh cha cứu sống năm nào í, năm nay đã ba mươi lăm tuổi rồi phải không cha?
- Ờ hờ hờ, đúng, đúng con ạ. Nay thì anh ta đã là người trưởng thành lắm rồi đấy.
Chị Trưởng e lệ nắm gấu quần cha già giựt giựt mấy cái cho đỡ ngượng:
- Cha già giới thiệu cho con đi.
Cả nhóm không kiêng dè nghiêm túc như nãy giờ nữa mà cười ồ nghiêng ngả, sẵn sàng đùa cợt trêu ghẹo chị Trưởng:
- Cha già mau cứu thêm một mạng người sắp chết vì cô đơn cha già ơi.
- Chị Trưởng của chúng con hết muốn đi tu rồi cha già ơi.
- Cha già nhìn chị con năm nay đã băm rồi nè.
Cha già cười hì hì:
- Không được, không được. Cha không thể giới thiệu anh ấy cho ai cả. Của Lễ quý hiếm phải dâng cho Chúa. Nhưng cha hứa sẽ kể chuyện cuộc đời anh ấy cho các con nghe vào một dịp khác. Được không?
Cả nhóm nhốn nháo lên:
- Dạ không được. Không chịu cha già cố đâu, đừng bắt chúng con chờ đợi. Sốt ruột lắm. Xin cha hãy kể ngay lúc này cho hết chuyện chúng con mới chịu ra về.
Chị Trưởng khéo léo nhắc cho nhóm nhớ rằng phải tạm biệt cha già vì đã đến giờ ra về để kịp họp nhận công tác cho Lễ Khấn sắp tới của các Thầy lớp Đức Mẹ Từ Bi được tổ chức vào tháng tới. Vậy là phải vâng lời Trưởng thôi. Thưa cha chúng con về.
Chinh kể tiếp:
- Ra về rồi, bọn này rủ nhau, sau lễ Khấn, mình lại vào nhà hưu thăm cha già cố Uy nữa. Ngài già rồi mà kể chuyện vẫn có duyên lắm. Lần sau Thuyên phải có mặt đấy nhé, tớ không kể lại nữa đâu.
Má Hai biết không, con vừa nhận được công tác đì-dai Thiệp mời dự Lễ Khấn nè. Đây là bản nháp các cha giao cho con. Má Hai thấy con giỏi không!
Bà giáo Thi nói:
- Thuyên cháu tôi đưa cho tôi xem một văn bản nháp bao gồm nội dung một Thiệp mời Lễ Khấn của nhà Dòng Chúa Cứu Thế, Sàigòn. Mặt trong của thiệp có in danh sách các Thầy sẽ được thụ phong Linh mục trong dịp này. Tôi đọc lướt từ trên xuống dưới danh sách ấy và thấy toàn tên lạ. Duy có một cái tên làm tôi cứ ngờ ngợ, ngờ ngợ, không biết có phải vì tôi có ấn tượng với câu chuyện Thuyên cháu tôi vừa kể không.
Này, cứ suy mà xem, trong danh sách ấy có một Thầy tên là Giuse LÊ QUANG NGHIÊM, (mở ngoặc đơn), năm sinh: 2005, (đóng ngoặc đơn).
Có phải đây là cái người được cha già Uy cứu năm xưa không nhỉ!
ANNA
2 nhận xét:
Chị Hải Triều thân mến,
Em mới gọi phone hỏi thăm cha già cố ở Nhà Hưu mấy chi tiết còn hồ nghi trong câu chuyện chị ghi lại: Chú bé năm xưa không phải là Lê Quang Nghiêm đâu, mà tên thật là Lê Quang Uy-Liêm. Uy-Liêm là phiên âm của William, bởi ông nội cháu đã là người mang hai dòng máu nội Việt ngoại Mỹ, hiện nay cháu đang định cư tại California, làm việc tại Đài Little Sàigòn, chung chỗ với anh Bảo Tèo, lấy vợ Việt tên là Hải Âu ( chắc hồi xưa thích đọc tiểu thuyết Hải Âu Phi Xứ của Quỳnh Dao ), đẻ mấy đứa con đặt tên như sau:
- Đứa đầu là con trai tên Lê Quang Hải Quan ( nhân một lần về thăm quê VN bị chặn xét lâu quá mà mẹ cháu... đẻ rơi cháu bé ).
- Đứa kế là con trai tên Lê Quang Hải Quân ( hiện đã đi lính US Navy đeo lon thiếu úy rồi ).
- Đứa thứ ba con gái tên Lê Quang Hải Sản ( hiện là đầu bếp nổi tiếng trong êkíp Chan Can Cook ).
- Đứa thứ tư cũng con gái, thật bất ngờ, được đặt tên là Lê Quang Hải Triều, vì mẹ bé là Hải Âu đi hát ca đoàn Nhà Thờ, bè Sprano, một hôm đang mang bầu bé sắp sinh, lại đứng ngay trước mặt ca trưởng hợp xướng là cô Hải Triều, cô ấy quơ tay thế nào rơi cái đũa trúng vào bụng, vỡ nước ối tại chỗ, đưa đến Bệnh Viện Good Samaritan là sinh luôn bé gái, vì thế mà xin cô Hải Triều đặt tên bé là Hải Triều để kỷ niệm.
Còn riêng chuyện cha già "ho một cái mà cứu được một em bé" thì nghe có vẻ tiếu lâm nhưng lại rất chính xác. Cha già bảo với em rằng: cũng từ đó, đi đâu, làm gì cha cũng cố... ho mấy phát, hy vọng biết đâu lại cứu được một em bé nào đấy thì sao !?!
Tội nghiệp cha lắm chị Hải Triều ạ, cha già rồi vẫn cứ cố mà ho để BVSS nên em có hứa xin chị Hải Triều mua ít kẹo thuốc ho hiệu Halls gửi về, em sẽ đi "thăm nuôi" cha già, thế nào cha cũng cho em hưởng xái vì 2 lý do: em trùng tên Lê Quang Uy với cha già, lại cũng tu DCCT với cha già, lại cũng đang tiếp nối việc BVSS của cha già, lại cũng đang cố bắt chước cha già mà cố gắng ho liên tục, họ rải rác, ho kinh niên, hy vọng cũng "ho một phát cứu được một em bé".
Vậy nhé chị Hải Triều. Em cám ơn chị đã ghi lại và kể cho em nghe một chuyện... thật cứ như đùa ! Bình an của Chúa ở cùng chị, để chị cũng được ơn... ho như em !
Kính thư,
Em Lê Quang Uy DCCT
Ô lạ nhỉ,chuyện đùa mà có thật a cha Uy? Nhưng chuyện thật cha kể hay bằng vạn lần chuyện HT bịa í chứ. Đoạn cái em nữ ca viên vỡ bụng í,cha Uy dựng tỉnh khô hà.Bái phục sư phụ, sư phụ ráng sống tới 2040 là chuyện bịa thành sự.
Đăng nhận xét