#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

"GIÊSU ƠI, CÓ CON ĐÂY"


Ngắm ảnh Maria ngồi bên chân Chúa, tôi bừng tỉnh. Mấy hôm lang thang quẩn quanh, thế giới thấy chỉ có VN mình buồn, với đầy những sản phẩm trí tuệ cao như... mặt đất, lòng không bụng trống, đi nhiều thấy xa Chúa, xa  hơn là Mátta làm nội trợ. Nhớ những giây phút tịnh lặng mà thèm trở về, bèn trở về đây.
Lại về bên chân Chúa, bỏ lại sau lưng tất cả 
Lặng thinh
Lặng thinh
Hạnh phúc cho con khi con chọn phần tốt nhất, lạy Chúa.
"Chẳng muốn nói lời chi, 
chỉ muốn lắng im lặng nhìn
chờ tiếng Chúa dịu êm
con thấy tình yêu lớn thêm..." 

Ai thích cầu nguyện nào, mình xin chép vài câu chuyện về chủ đề này để quý Bạn cùng mình suy niệm nhé.

CẦU NGUYỆN
(trích Gợi ý bài giảng của Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái)

 1. Chọn phần tốt nhất (Lc 10, 38-42)

Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học.
Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quì cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Ampère. Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông.
Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi:
- Anh bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không?
Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ:
- Thưa Thầy, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép Thầy cho con hỏi một vấn đề liên quan đến đức tin!
Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn:
- Anh lầm rồi, đức tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm?
Chàng sinh viên liền hỏi:
- Thưa Thầy, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không?
Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời:
- Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!
          "Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!"( Bác học AMPÈRE)


* 2. Cầu nguyện đích thực:

Đối với nhiều người, cầu nguyện là nói để xin.
Nhưng, xét theo một nghĩa nào đó, sự cầu nguyện đích thực chỉ bắt đầu khi ta ngừng nói. Cách cầu nguyện tốt nhất là ở bên chân Chúa, chẳng nói lời nào và cũng chẳng làm gì cả, như Maria vậy.
Có người nghĩ rằng làm việc là cách chứng tỏ cụ thể tình yêu của mình đối với Chúa, cho nên cứ ngồi im bên chân Chúa là mất giờ vô ích, nhất là khi ta còn nhiều việc phải làm. Có lẽ đúng. Nhưng nếu làm việc mà không cầu nguyện thì những việc làm kia dễ trở thành những việc làm vì mình và cho mình chứ không phải vì Chúa và cho Chúa; và cũng có thể chúng trở thành những việc của mình chứ không phải của Chúa. Kết quả là sau khi ngưng việc, ta cảm thấy lòng mình trống rỗng, con người mình rất hời hợt nông cạn.
Thoreau nói: "Đừng sợ đời mình kết thúc, nhưng hãy sợ đời mình chưa bao giờ bắt đầu".
Nhà tâm bệnh học Thomas Moore nói: "Có người có thể chữa khỏi những rối loạn tâm thần chỉ cần bằng cách tự ban cho mình mỗi ngày một ít phút thinh lặng suy nghĩ". Đối với sức khoẻ tâm thần mà đã là như thế, huống chi đối với sức khoẻ siêu nhiên.
  "Đừng sợ đời mình kết thúc, nhưng hãy sợ đời mình chưa bao giờ bắt đầu".(Thoreau)

3. Cho Chúa cơ hội :

 Một bà lão đến một Linh mục xin tham vấn:
- Thưa cha, tôi đã cầu nguyện không ngừng suốt 14 năm qua, nhưng tôi chả cảm thấy sự hiện diện của Chúa gì cả. 
- Thế Bà có cho Chúa cơ hội để nói với Bà lời nào không?
- À... không. Tôi cứ nói miết. Nhưng như thế không phải là cầu nguyện sao?
- Không. Bây giờ tôi khuyên bà mỗi ngày bỏ ra 15 phút chỉ ngồi im trước mặt Chúa thôi.
Bà cụ đã làm theo lời khuyên đó. Chỉ vài ngày sau, Bà trở lại khoe:
- Thật tuyệt diệu: Khi tôi nói với Chúa thì tôi chẳng cảm thấy gì cả. Nhưng khi tôi ngồi yên trước mặt Ngài thì tôi thấy như mình được sự hiện diện của Ngài bao phủ lấy tôi.
 "Thế Bà có cho Chúa cơ hội để nói với Bà lời nào không?"

4. Vấn đề của con :

 Khi linh mục đang thống kê tình hình của xứ đạo, ngài hỏi một gia đình câu hỏi thường lệ:
- Các con có thường cầu nguyện chung cả gia đình không?
Gia trưởng trả lời:
- Thưa cha, chúng con không có thời giờ. 
- Giả như con biết một đứa con sẽ bị bệnh nếu chúng con không cầu nguyện, gia đình con có cầu nguyện không?
- Ồ, con đoán chúng con sẽ cầu nguyện. 
- Giả sử con biết ngày nào đó khi gia đình lơ là việc cầu nguyện, một đứa con sẽ gặp tai nạn. Các con có cùng cầu nguyện không?
- Tất nhiên chúng con sẽ cầu nguyện. 
- Giả sử mỗi ngày con quên cầu nguyện, giáo luật phạt 5 đôla. Các con có sao lãng việc cầu nguyện không?
- Chắc chúng con sẽ cầu nguyện. Nhưng ý của những câu hỏi này là gì?
- Vấn đề của con là không có thời giờ. Con có thể tìm được thời giờ. Con không nghĩ cầu nguyện chung gia đình là quan trọng như nộp phạt hay giữ sức khỏe cho con. Ơn ban của Chúa qua lời cầu nguyện quan trọng hơn bất cứ những gì con có thể nghĩ tới.
 Con có thể tìm được thời giờ.

5. Hai mái chèo : Ora et Labora 
 Một ngư dân đưa một thanh niên lên thuyền của ông. Một bên mái chèo có viết chữ cầu nguyện và bên kia viết chữ làm việc. Anh thanh niên nói vẻ khinh miệt: "Này chú, chú lỗi thời quá. Ai muốn cầu nguyện làm gì, nếu như họ làm việc?"
Bác ngư phủ không nói gì, nhưng buông lỏng mái chèo có viết chữ cầu nguyện và chèo mái kia. Ông chèo và chèo mãi, nhưng chiếc thuyền chỉ quay tròn mà không tiến đi được.
Anh thanh niên hiểu ra rằng bên cạnh mái chèo làm việc, chúng ta cũng cần phải có mái chèo cầu nguyện.
Ông chèo và chèo mãi, nhưng chiếc thuyền chỉ quay tròn...


6. "Giê su ơi, có Jim đây"
Có những lúc quá đau, quá mệt không đọc được một kinh, Tôi nhớ lại chuyện ông già Jim. Cứ mỗi ngày lúc 12 giờ trưa ông ta vào nhà thờ không quá hai phút. Ông từ (giữ nhà thờ) rất thắc mắc theo dõi, rồi một hôm chận ông Jim lại và hỏi:
- Tại sao bác vào đây mỗi ngày?
- Tôi đến cầu nguyện.
- Không thể được! Kinh gì trong hai phút?
- Tôi vừa già, vừa dốt, đọc kinh theo kiểu của tôi.
- Ông nói gì với Chúa?
- Tôi cầu nguyện: "Giêsu, có Jim đây!" rồi tôi về.
Thời gian trôi qua. Jim già yếu, bệnh tật, phải vào bệnh viện, nơi khu vực người già. Sau đó Jim yếu liệt, chuẩn bị đi xa. Linh mục tuyên úy và nữ tu y tá đến bên giường Jim:
- Jim ơi, hãy nói cho chúng tôi biết, tại sao từ ngày ông vào khu vực này, có nhiều điều thay đổi, bệnh nhân vui vẻ hơn, chấp nhận thuốc thang, sống có tình nghĩa hơn?
- Chả biết!... Lúc còn sức tôi đi quanh thăm mọi người, chào hỏi, chuyện trò một chốc; lúc sau liệt giường tôi gọi tên họ, thăm hỏi, làm cho họ cười. Với Jim ai cũng vui.
- Thế tại sao Jim vui, Jim hạnh phúc?
- Khi nào cha và sơ được người ta đến thăm mỗi ngày có vui không?
- Vui chứ! Nhưng có thấy ai thăm Jim đâu?
- Lúc mới vào, tôi có xin hai chiếc ghế, một dành riêng cho cha và sơ, một cho khách quí của tôi, thấy không?
- Khách của ông là ai?
- Là Chúa Giêsu. Trước kia tôi đến thăm Ngài ban trưa, nay đi hết nổi, cứ 12 giờ trưa Ngài đến thăm tôi.
- Ngài nói gì với Jim?
- Ngài bảo: Jim, có Giêsu đây!...
Trước lúc Jim chết, người ta thấy Jim đưa tay chỉ chiếc ghế như thể muốn mời ai ngồi, Jim mỉm cười, nhắm mắt ra đi. Những lúc tôi không còn sức để đọc nổi dù một kinh, tôi lặp đi lặp lại: "Giêsu, có con đây", tôi cảm thấy như Chúa Giêsu trả lời: "Thuận ơi, có Giêsu đây!" Tôi vui vẻ và bình an.
( ĐHY. PX. Nguyễn văn Thuận).

Không có nhận xét nào: