#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

GIẢI TỎA CHO PIO X

Về bài GIẢI TỎA MỘT NGỘ NHẬN
của lm.Anrê Đỗ Xuân Quế
LINK : 
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/binh-luan/gi%e1%ba%a3i-t%e1%bb%8fa-m%e1%bb%99t-ng%e1%bb%99-nh%e1%ba%adn/
Đây hình như là bài của cha Quế được đăng trên mạng lần gần đây nhất, bởi hôm qua, họp mặt gia đình con cái Thánh Martinô, mình mới vừa nghe anh em đồng nghiệp nhắc tới. Chốn thân thương thế mà mình thờ ơ sao đang! Về nhà vội mở ra xem từ cuối lên đầu (nghề của nàng!).

Cuối đọc trước, thấy  có Reply cám ơn cha, nhờ cha mà con biết thưởng thức nhạc hợp ...sướng (nguyên văn: Cám ơn cha Anre Đỗ, nhờ giải thích của cha mà con biết được sử thưởng thức nhạc hợp sướng). Có comment khác thấy vơi ấm ức (nguyên văn: Nào là những dịp hát mừng Giáng Sinh ở tu viện Mai Khôi,đặc biệt là gần đây ở trung tâm hành hương Đức Mẹ TàBao…Vậy hôm nay, đọc qua lời “minh bạc” của cha Anre về biến cố xì xầm vụ hát nhép của ca đoàn PioX, con cảm thấy có phần nào vơi đi nỗi lòng sự ấm ức cả một ca đoàn mang tầm cỡ như thế mà lại hát nhép).
 Đọc  bài của cha Quế xong, ngay lập tức, mình phát hiện ra là từ trước tới nay mình dốt quá! Trong bài, có nhiều điều cha nói tới, mình chả hiểu, chả biết.
Trước hết là vụ "công thức mới". Cha Quế viết :
Tôi xin làm chứng rằng Pio X không hát nhép mà chỉ hát theo dàn nhạc công thức mới. Công thức này do nhạc sư Tiến Dũng nghĩ ra và khiến ông đã dám đưa mõ, sênh, chuông chùa, đàn ghi-ta điện tử vào để biểu diễn các nhạc phẩm cổ điển của Mozart và  Bach.
Thật là tiếc vì cho tới nay mình chưa được thưởng thức một  tác phẩm  nào viết theo công thức mới của linh mục nhạc sư Tiến Dũng. Đọc tiếp :
Người ta thấy Pio X dùng laptop thì tưởng là họ gắn đĩa hát vào rồi đàn hát theo đĩa gài trong đó. Nhưng không phải. Đó chỉ đơn giản là sử dụng softwave Encore. Trong chương trình Encore này, các bản phối khí cho mỗi bài hát, bản dàn đã được tùy nghi tăng giảm âm lượng của từng nhạc cụ để các bản ấy có thể hòa quyện với nhạc cụ chơi sống là Violino, Cello và Clarinetto basso. Hai cái keyboard được đặt cố định: một cái dùng tiếng đàn phím (piano hoặc organ) một cái để thay thế flute và clarinetto soprano.
Mục đích khi sử dụng máy tính trong việc này là nhằm gia tăng âm lượng cho bộ đàn dây, vì Violino, muốn nghe được, theo lẽ thường phải có ít nhất 12 cây cho một bè mới nghe tốt được ; Cello phải ít nhất 4 cái mới đủ sức làm nền và cân bằng âm lượng với hợp xướng. Trong chương trình Encore này, mỗi thứ tiếng đàn, kèn, sáo được sắp đặt theo những kênh riêng biệt để điều chỉnh độ dày, độ mỏng. Nếu tiếng đàn calesta hoặc arpa không có ở bên ngoài thì trong máy, phải chỉnh cho mức nhanh chậm lớn hơn bình thường để có thể nghe được tiếng của nó, hoăc bớt một chút tiếng contra basso khi chỗ đó tiếng kèn clarinetto bass thổi mạnh…
Nguyên đoạn trên thì ngoài tên các nhạc cụ quá quen thuộc trong dàn nhạc, mình còn biết hai chữ tiếng Anh cha nhắc tới cũng là mấy thứ mình đang sử dụng, là : laptop và softwave Encore. Cũng  thấy mình hoàn toàn ngớ ngẩn khi nhờ bài cha viết, mình mới biết được tác dụng tuyệt diệu của laptop, của Encore khi biểu diễn hợp ....sướng. Có lẽ, không phải ai cũng hiểu được mục đích của việc "sử dụng máy tính trong việc này", cho nên người ta mới ngộ nhận và cha Quế mới phải viết bài giải tỏa chớ ! Đọc tiếp :
...dùng laptop để thực hiện các chức năng này, trước là gia tăng những cái đã có cho tiếng violino được đầy đặn, sau là bổ túc những tiếng đàn. kèn hay trống  chưa có như timpani, calesta…, để tác phẩm phối khí sống được toàn vẹn và người nghe cũng được mãn nguyện về sự đầy đủ của nó như một bữa tiệc thịnh soạn mà ít tốn kém về nhân lực và tài chính…Quả thực khi tiếng đàn Violino được gia tăng trong máy tính thì các nhạc công thấy tự tin và chơi hay hơn thấy rõ.
Đọc tới đây mình rất thắc mắc tại sao phương pháp có hiệu quả tốt đẹp như vậy mà từ trước tới giờ không thấy những tướng tài có đạo quân ( gồm ca viên, dàn nhạc, phòng thu, kinh nghiệm biểu diễn..) hùng hậu trong tay như nhạc sĩ Trần Quốc Dũng, nhạc sĩ Chu Minh Ký, nhạc sĩ Quang Phúc, nhạc sĩ Trung Chính, nhạc sĩ Thế Thông, nhạc sĩ Vũ Đình Ân đem ra sử dụng ? Hay các Tên này dấu nghề, dấu tài, không chỉ cho Hải Triều, để Hải Triều dốt, cho dốt luôn ? Nỡ hóm với mình  thế à, các bạn  hiền?
Nói thật là mình không biết. Nếu các bạn biết thì dạy cho mình, cám ơn.
Còn bài cha Quế khen Tiến Linh và Pio X như vậy, lại thêm đoạn sau  của tác giả Hoàng Minh Thái nào đó vừa ngọt như đường vừa nhiều như thế thì ...ngon rồi. Bravo Pio X. Bravo Tiến Linh.
Ban Hợp xướng Pio X

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Không ổn,
Những bản phối trên máy vi tính chỉ được dùng như một phần hỗ trợ
trong lúc ca đoàn tập hát, hoặc sử dụng để làm CD nhạc. Trong Thánh
đường, có thể sử dụng nhiều loại nhạc cụ, tùy theo Giáo Hội địa phương
cho phép, nhưng phải diễn sống, tức là phải có nhạc công Công giáo
trực tiếp sử dụng nhạc cụ. Điều cha Quế phát biểu có lẽ chỉ với tính
chất cá nhân, không dựa trên một điều khoàn nào trong phụng vụ cho
phép như thế. Nếu có luật cho phép như thế thì những bài thánh ca được
viết với phần đệm hoặc phối khí (nhằm mục đích truyền tải nội dung, âm
hưởng của bài hát), ca đoàn chỉ việc nhét đĩa vào đàn mà sử dụng trong
thánh lễ vô tư có được chăng? Đàn điện từ ngày nay đa chức năng, người
ca trưởng cũng đâu thể thu sẵn phần đệm vào đàn rồi trong thánh lễ mở
lên cho ca đoàn hát (đàn hiện nay có thể thu được 16 track nhạc).
Không biết cha Quế dựa vào luật nào để phát biểu như vậy. Nếu dựa vào
lời phát biểu trên mạng của cha không biết nền thánh nhạc Việt Nam có
bị loạn lên không, các buổi biểu diễn thánh nhạc sẽ được tiếp nhận như
thế nào?
CTH

GX Phú Hạnh nói...

Cám ơn LM Đỗ Xuân Quế.

Nặc danh nói...

bài viết hay