CA ĐOÀN VÀ CHỨC NĂNG LIÊN HỆ
Bài này nói về ca đoàn và chức năng liên hệ như đề mục nêu trên.
1. Ca đoàn
Thông thường, ca đoàn là một nhóm thanh niên thiếu nữ tuổi còn trẻ trong mỗi họ đạo. Họ họp nhau thành một đoàn để tập hát và ca hát trong họ đạo mỗi khi cử hành thánh lễ, sinh hoạt phụng vụ hay làm các việc đạo đức. Lý do gia nhập ca đoàn cũng đơn giản : vào cho vui, ở ngoài thấy lạc lõng, hơn nữa có dịp quen biết nhau, gây dựng tình thân và biết đâu tìm được bạn đời trong dó nữa. Những lý do này rất tự nhiên. Nhưng đi xa và lên cao hơn một chút thì phải nói ca đoàn cũng là một thứ ơn gọi. vì vào ca đoàn cho đúng nghĩa cũng phải hy sinh khá nhiều : hy sinh thời giờ, hy sinh công sức, hy sinh ý thích riêng để góp phần vào việc tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu như mục đích thánh nhạc đã đề ra cho những ai muốn đi vào con đường này. Và như vậy ca đoàn không phải là một câu lạc bộ hay một hội ái hữu mà là một đoàn thể tông đồ muốn dùng lời ca tiếng hát để thánh hóa mình và thánh hóa những người khác. Hiểu như vậy thì vào ca đoàn mang một ý nghĩa cao đẹp và cũng chính vì ý nghĩa này mà ĐGH Phao-lô VI đã hết lời khen ngợi các ca đoàn như ngài nói : “Nhờ sức mạnh vô hình của nghệ thuật, các ca đoàn dễ bay lên vùng ánh sáng rạng ngời của chân lý, tìm gặp Thiên Chúa là Đấng thanh tẩy và thánh hóa. Như thế, họ có thể giúp cộng đoàn cử hành mầu nhiệm cứu độ trong những điều kiện thuận lợi khi chính họ thông phần mật thiết vào các ơn ích của mầu nhiệm đó.
Nhằm mục đích này, những tài liệu tôi vừa trưng dẫn, nhằm cổ võ các ca đoàn, từ những ca đoàn trong các đại giáo đường, các nhà thờ chánh tòa, các đan viện nổi tiếng cho tới các ban hát trong các nhà nguyện, nhà thờ nhỏ say sưa tập luyện và chuyên cần trau dồi nghệ thuật. Huấn thị về Thánh Nhạc muốn rằng không một buổi cử hành phụng vụ nào mà không có hát, nên đã yêu cầu trong trường hợp không có ban hát nhỏ, thì phải có ít là hai hay ba người biết hát và được huấn luyện vừa đủ, để có thể giúp giáo dân tham dự thánh lễ và các nghi thức bằng những bài hát đơn sơ dễ hát, lại biết điều khiển và làm điểm tựa cho họ dựa vào để hát.
Vì thế, khi thành lập ca đoàn nên để tâm tìm cho được những người thiện chí hay đúng hơn nói cho người ta hiểu ý nghĩa và mục đích của ca đoàn, để khi đã vào thì mỗi ca viên đều hết lòng với ca đoàn và sẵn sàng góp công góp sức, thời giờ hầu làm cho ca đoàn thành một nơi vui tươi đáng sống và có giá trị chiếu giãi ra chung quanh, bằng sức sống và tinh thần phục vụ của mình cũng như giá trị nghệ thuật của việc ca hát. Như vậy có vấn đề tổ chức. Phải tổ chức ca đoàn cho thành một tập thể có kỷ cương đường hướng với người lãnh đạo vừa có khả năng vừa có uy tín và những ca viên có tinh thần đồng đội và tinh thần kỷ luật. Như thế kể ra khá đòi hỏi. Nhưng phảỉ như vậy mới thành một ca đoàn có giá trị nội tại cho đáng với thời giờ và công sức bỏ ra. Ca đoàn đến mức độ này sẽ có sức thu hút và tỏa lan ảnh hưởng lành mạnh ra chung quanh. Nói ra thì có vẻ lý tưởng, nhưng lý tưởng thật. Vì thế ở trên mới nói vào ca đoàn là như đáp lại một thứ ơn kêu gọi.
2. Chức năng
Nói đến chức năng là nói đến trách nhiệm và tác dụng. Sau đây là trách nhiệm và tác dụng :
2,1 Trách nhiệm
Ca đoàn có trách nhiệm hát để phục vụ cộng đoàn. Trách nhiệm này đòi ca đoàn phải siêng năng tập hát và hát cho đúng bài bản, kỹ năng và nghệ thuật. Phần trách niệm chính thuộc về ca trưởng. Ca trưởng phải lo đôn đốc luyện tập và giữ phần trách nhiệm chính. Ca đoàn hay hay dở một phần lớn là tùy ở ca trưởng. Như thế đủ biết tầm quan trọng và vai trò của ca trưởng. Ca trưởng cần phải biết kỹ năng điều khiển, ca hát và qui luật về thánh nhạc. Bây giờ tại Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận có những khóa đào tạo hướng về công việc này. Một điều xem ra các ca đoàn ít lưu tâm, đó là tiếng hát. Thường hát là hát thôi chứ không để lý đến chất lượng của giọng ca. Có lẽ vì vậy ca viên các đoàn thường hát quá lớn như hét chứ không phải hát. Như thế thì còn gì là nghệ thuật, trong khi hát thánh ca phải cố liệu cho hát đúng, hát hay theo các tiêu chuẩn nghệ thuật. Điều này cũng áp dụng cho việc đệm đàn nữa. Mang các điệu đã có sẵn trên đàn organ vào đánh trong nhà thờ là không hợp với tiêu chuẩn phụng vụ, vì thánh nhạc không chấp nhận nhạc jazz trong nhà thờ.
2.2 Tác dụng
Tác dụng ở đây là cảm xúc gây ra cho thính giả ở nhà thờ. Nghe ca đoàn hát, người ta có cầu nguyện được không, ca đoàn có gây ra cho nguời nghe và động viên họ hát với những tình cảm lâng lâng sốt mến.
Bởi thế, hát ở nhà thờ phải theo qui luật của Thánh Nhạc cũng như các chỉ dẫn và đòi hỏi của Phụng Vụ. Là phụng vụ, khi ca đoàn hát các bài ca phù hợp với từng phần trong thánh lễ, theo từng thể loại như đáp ca, đối ca, tung hô, ca vịnh, cung đọc, ca khúc, nghĩa là từ vị trí, thể loại cho đến nội dung lời ca, tất cả đều nằm trong mục đích tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu. Ngoài ra là phân biệt rõ nhạc đạo với nhạc đời. Nhạc nào là đời thì chơi ở ngoài đời, nhạc nào là đạo mới đem vào nhà thờ. Cuối cùng là cầu nguyện và giúp cầu nguyện thật sự, trong khi hát và giúp người ta cầu nguyện, bằng những bài hát mà tâm tình và ý tưởng phát xuất từ những bản văn Kinh Thánh và Phụng vụ, lại được thể hiện với một cung cách đưa tâm hồn người nghe, người hát lên cao và mang đến cho tâm hồn họ, những tâm tình sốt mến, nghĩa là nghe hát và hát xong, người ta thấy có một cái gì đó và cũng còn để lại một cái gì đó. Do đấy, ca đoàn không hát theo lối đời. Lối đời là hát để được tiếng cho cá nhân cũng như đoàn thể. Ở đây không có cơ hội cho cá nhân trở thành ngôi sao và không biến người lĩnh xướng thành ca sĩ như ở phòng trà, các tụ điểm ca nhạc hay trên màn hình.
Trên đây là đôi điều về ca đoàn và chức năng liên hệ. Mong rằng ca đoàn hiểu và thực thi như thế để giúp bản thân và cộng đoàn nâng tâm hồn lên cùng Chúa, hầu đóng đúng vai trò của mình là làm tông đồ bằng lời ca tiếng hát để tôn vinh Chúa và thánh hóa các tín hữu.
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
.Bài gửi đăng NHT'blog
Bài này nói về ca đoàn và chức năng liên hệ như đề mục nêu trên.
1. Ca đoàn
Thông thường, ca đoàn là một nhóm thanh niên thiếu nữ tuổi còn trẻ trong mỗi họ đạo. Họ họp nhau thành một đoàn để tập hát và ca hát trong họ đạo mỗi khi cử hành thánh lễ, sinh hoạt phụng vụ hay làm các việc đạo đức. Lý do gia nhập ca đoàn cũng đơn giản : vào cho vui, ở ngoài thấy lạc lõng, hơn nữa có dịp quen biết nhau, gây dựng tình thân và biết đâu tìm được bạn đời trong dó nữa. Những lý do này rất tự nhiên. Nhưng đi xa và lên cao hơn một chút thì phải nói ca đoàn cũng là một thứ ơn gọi. vì vào ca đoàn cho đúng nghĩa cũng phải hy sinh khá nhiều : hy sinh thời giờ, hy sinh công sức, hy sinh ý thích riêng để góp phần vào việc tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu như mục đích thánh nhạc đã đề ra cho những ai muốn đi vào con đường này. Và như vậy ca đoàn không phải là một câu lạc bộ hay một hội ái hữu mà là một đoàn thể tông đồ muốn dùng lời ca tiếng hát để thánh hóa mình và thánh hóa những người khác. Hiểu như vậy thì vào ca đoàn mang một ý nghĩa cao đẹp và cũng chính vì ý nghĩa này mà ĐGH Phao-lô VI đã hết lời khen ngợi các ca đoàn như ngài nói : “Nhờ sức mạnh vô hình của nghệ thuật, các ca đoàn dễ bay lên vùng ánh sáng rạng ngời của chân lý, tìm gặp Thiên Chúa là Đấng thanh tẩy và thánh hóa. Như thế, họ có thể giúp cộng đoàn cử hành mầu nhiệm cứu độ trong những điều kiện thuận lợi khi chính họ thông phần mật thiết vào các ơn ích của mầu nhiệm đó.
Nhằm mục đích này, những tài liệu tôi vừa trưng dẫn, nhằm cổ võ các ca đoàn, từ những ca đoàn trong các đại giáo đường, các nhà thờ chánh tòa, các đan viện nổi tiếng cho tới các ban hát trong các nhà nguyện, nhà thờ nhỏ say sưa tập luyện và chuyên cần trau dồi nghệ thuật. Huấn thị về Thánh Nhạc muốn rằng không một buổi cử hành phụng vụ nào mà không có hát, nên đã yêu cầu trong trường hợp không có ban hát nhỏ, thì phải có ít là hai hay ba người biết hát và được huấn luyện vừa đủ, để có thể giúp giáo dân tham dự thánh lễ và các nghi thức bằng những bài hát đơn sơ dễ hát, lại biết điều khiển và làm điểm tựa cho họ dựa vào để hát.
Vì thế, khi thành lập ca đoàn nên để tâm tìm cho được những người thiện chí hay đúng hơn nói cho người ta hiểu ý nghĩa và mục đích của ca đoàn, để khi đã vào thì mỗi ca viên đều hết lòng với ca đoàn và sẵn sàng góp công góp sức, thời giờ hầu làm cho ca đoàn thành một nơi vui tươi đáng sống và có giá trị chiếu giãi ra chung quanh, bằng sức sống và tinh thần phục vụ của mình cũng như giá trị nghệ thuật của việc ca hát. Như vậy có vấn đề tổ chức. Phải tổ chức ca đoàn cho thành một tập thể có kỷ cương đường hướng với người lãnh đạo vừa có khả năng vừa có uy tín và những ca viên có tinh thần đồng đội và tinh thần kỷ luật. Như thế kể ra khá đòi hỏi. Nhưng phảỉ như vậy mới thành một ca đoàn có giá trị nội tại cho đáng với thời giờ và công sức bỏ ra. Ca đoàn đến mức độ này sẽ có sức thu hút và tỏa lan ảnh hưởng lành mạnh ra chung quanh. Nói ra thì có vẻ lý tưởng, nhưng lý tưởng thật. Vì thế ở trên mới nói vào ca đoàn là như đáp lại một thứ ơn kêu gọi.
2. Chức năng
Nói đến chức năng là nói đến trách nhiệm và tác dụng. Sau đây là trách nhiệm và tác dụng :
2,1 Trách nhiệm
Ca đoàn có trách nhiệm hát để phục vụ cộng đoàn. Trách nhiệm này đòi ca đoàn phải siêng năng tập hát và hát cho đúng bài bản, kỹ năng và nghệ thuật. Phần trách niệm chính thuộc về ca trưởng. Ca trưởng phải lo đôn đốc luyện tập và giữ phần trách nhiệm chính. Ca đoàn hay hay dở một phần lớn là tùy ở ca trưởng. Như thế đủ biết tầm quan trọng và vai trò của ca trưởng. Ca trưởng cần phải biết kỹ năng điều khiển, ca hát và qui luật về thánh nhạc. Bây giờ tại Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận có những khóa đào tạo hướng về công việc này. Một điều xem ra các ca đoàn ít lưu tâm, đó là tiếng hát. Thường hát là hát thôi chứ không để lý đến chất lượng của giọng ca. Có lẽ vì vậy ca viên các đoàn thường hát quá lớn như hét chứ không phải hát. Như thế thì còn gì là nghệ thuật, trong khi hát thánh ca phải cố liệu cho hát đúng, hát hay theo các tiêu chuẩn nghệ thuật. Điều này cũng áp dụng cho việc đệm đàn nữa. Mang các điệu đã có sẵn trên đàn organ vào đánh trong nhà thờ là không hợp với tiêu chuẩn phụng vụ, vì thánh nhạc không chấp nhận nhạc jazz trong nhà thờ.
2.2 Tác dụng
Tác dụng ở đây là cảm xúc gây ra cho thính giả ở nhà thờ. Nghe ca đoàn hát, người ta có cầu nguyện được không, ca đoàn có gây ra cho nguời nghe và động viên họ hát với những tình cảm lâng lâng sốt mến.
Bởi thế, hát ở nhà thờ phải theo qui luật của Thánh Nhạc cũng như các chỉ dẫn và đòi hỏi của Phụng Vụ. Là phụng vụ, khi ca đoàn hát các bài ca phù hợp với từng phần trong thánh lễ, theo từng thể loại như đáp ca, đối ca, tung hô, ca vịnh, cung đọc, ca khúc, nghĩa là từ vị trí, thể loại cho đến nội dung lời ca, tất cả đều nằm trong mục đích tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu. Ngoài ra là phân biệt rõ nhạc đạo với nhạc đời. Nhạc nào là đời thì chơi ở ngoài đời, nhạc nào là đạo mới đem vào nhà thờ. Cuối cùng là cầu nguyện và giúp cầu nguyện thật sự, trong khi hát và giúp người ta cầu nguyện, bằng những bài hát mà tâm tình và ý tưởng phát xuất từ những bản văn Kinh Thánh và Phụng vụ, lại được thể hiện với một cung cách đưa tâm hồn người nghe, người hát lên cao và mang đến cho tâm hồn họ, những tâm tình sốt mến, nghĩa là nghe hát và hát xong, người ta thấy có một cái gì đó và cũng còn để lại một cái gì đó. Do đấy, ca đoàn không hát theo lối đời. Lối đời là hát để được tiếng cho cá nhân cũng như đoàn thể. Ở đây không có cơ hội cho cá nhân trở thành ngôi sao và không biến người lĩnh xướng thành ca sĩ như ở phòng trà, các tụ điểm ca nhạc hay trên màn hình.
Trên đây là đôi điều về ca đoàn và chức năng liên hệ. Mong rằng ca đoàn hiểu và thực thi như thế để giúp bản thân và cộng đoàn nâng tâm hồn lên cùng Chúa, hầu đóng đúng vai trò của mình là làm tông đồ bằng lời ca tiếng hát để tôn vinh Chúa và thánh hóa các tín hữu.
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
.Bài gửi đăng NHT'blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét