#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

BLOGGER CŨNG PHẢN HỒI

Ảnh minh họa 

Bài Giải tỏa cho Pio X vừa được đăng lên, ngay tức khắc có e-mail, điện thoại phản hồi.
Ngộ ở chỗ là có bạn không tin Hải Triều dốt thật, cho nên mình phải đọc lại xem mình có xạo không mà bạn không tin.
Hi hi, thì ra mình chưa nói đủ ý. Phải nói tiếp, nói thêm.
 Đây, về vấn đề đang bàn tới, mình có thông, nhưng thông…sơ sơ hai điều này :

1.Về âm thanh của  Encore :
 Chắc chắn âm thanh của phần mềm Chép nhạc không hay. Việc kiểm chứng nhận xét này hoàn toàn có thể thực hiện được một cách dễ dàng với bất cứ một cái laptop nào có cài đặt Encore. Khi phát ra, những nốt nhạc nghe rất khô cộc, không thể thay thế cho bất cứ một nhạc cụ nào muốn chơi cho có tình cảm. Mặc dù về cao độ và trường độ, Encore hoàn toàn chính xác, nhưng sử dụng loại âm thanh bởi máy móc này để phụ vào dàn nhạc hơi hẻo nhạc công, thì hiệu quả to tát kiểu này sẽ chỉ càng đè nặng tâm hồn người nghe. Theo thiển ý, tôi cho rằng điều tối kỵ nhất trong nghệ thuật là sự VÔ HỒN.
Máy móc như gỗ, đá, không có tình cảm. Một trong những điều kiện phải có để đăng ký vào một trang web là“chứng minh bạn không phải là robot", chẳng lẽ cái “mạng” nó còn cần cái  tình hơn mình sao ?
Tôi cũng cho rằng các nhạc sĩ kỹ tính sẽ chỉ chấp nhận cho ban tổ chức sử dụng âm thanh của phần mềm Chép Nhạc tác phẩm của mình cho những dịp hội hè, đình đám, tiệc tùng, văn nghệ vui chơi ngoài trời hay ở nơi nào đó nghệ thuật không là cái gì cả.Lại càng không phải là nơi cầu nguyện.
Nhạc sĩ Tiến Linh nổi tiếng là người kỹ tính trên mọi người kỹ tính. Việc anh sử dụng hình thức dàn nhạc bằng âm thanh của phần mềm Encore như cha Anrê trình bày chắc chắn phải có lý do riêng. Vậy rất mong anh chia sẻ việc làm này trước công chúng, bởi một sự giải tỏa cho anh khỏi bị ngộ nhận, sợ rằng chưa đủ.
       2. Về hậu quả :
Tạm cho rằng,về nhận xét tôi đã có lý, còn nhạc sĩ Tiến Linh thì có quyền sử dụng máy móc hỗ trợ dàn nhạc. Như vậy, các Ca Trưởng có thể đến với ca đoàn bằng một chiếc laptop gọn nhẹ. Nhưng một lúc nào đó, nghĩ về một tương lai gần, sang năm, hay tháng sau, hay biết đâu chỉ mươi ngày nữa, đầu mùa Vọng này, khi bước vào Thánh Lễ ở một nhà thờ nào đó, dù nhỏ bé vô danh thôi, giáo hữu chúng ta bỗng được chào mời xôm tụ bằng một dàn nhạc gồm đủ thứ vi-ô-lông, vi-ô-la,vi-ô-lông xen, kèn, sáo, trống phách, thanh la, não bạt, công-trờ-bạt. Rồi cũng cả một dàn nhạc, đệm cho bất cứ một phần nào trong Thánh Lễ…Cam đoan không ai kiểm soát được âm thanh của nó sẽ gây ra hậu quả như thế nào. Ai phụ trách việc chuyên môn này? Người ấy có giỏi bằng Tiến Linh không? Vậy mà ngay như nhạc sĩ Tiến Linh tài giỏi mấy cũng không thể là một vị chỉ huy thoắt ẩn thoắt hiện như Thánh Martinô để điều khiển những con chuột, chuột này di trên các laptop trong các nhà thờ, ở khắp mọi nơi.
Người điều khiển là  một chuyện. Chuyện quan trọng hơn là bản phối. Có mười Tiến Linh cũng chịu thua một bản phối linh tinh các cái. Không được duyệt trước, nó mà đã phát ra, chúng ta chỉ có từ "huyết áp cao" cho tới "bất toại". Rất may, tạ ơn Trời, nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam cứ gọi là hằng hà sa số. Thêm một cái may nữa là bài ai phối, người ấy điều khiển, không ai thèm lấn át ai. Như thế tạm gọi là trật tự, hòa bình.
Nhưng, dù sao, lại theo thiển ý của một kẻ kém cỏi chuyên môn, trong vấn đề dàn nhạc điện tử, với tốc độ tiến bộ từng ngày như hiện nay và sắp tới của nó, tôi chấp nhận thua, thua cay. Tôi chỉ biết tha thiết thưa cùng quý đồng nghiệp, chỉ trong thanh vắng Thiên Chúa mới lên tiếng. Chỉ với một tiếng đàn đệm nhẹ nâng đỡ tiếng hát, thế là đủ. Cầu nguyện, dâng Lễ không phải là lúc thưởng thức âm nhạc, nói chi …nghe cái “Encore” kém cỏi.
Bỗng nghĩ mà rùng mình. Khi ấy, không biết mình sẽ đi Lễ ở đâu ?

Không có nhận xét nào: