Bài : Nhạc sĩ Antôn TIẾN LINH
Chị Hải Triều quí mến,
Gọi là công thức mới cho nôm na dễ hiểu. Dàn nhạc của cha Tiến Dũng ngày xưa vì thiếu Cello nên cha đã đưa cây Guitare điện để thay thế, thiếu Clarinetto và Oboe nên mới đưa sax alto và sax tenore thay thế, đôi khi đưa vào cả chiếc mõ chiếc sênh...
làm cho dàn nhạc có thêm màu sắc mới, nên cha gọi là công thức mới. Ngày xưa ta thấy Johannes Brams cũng vậy, ông ấy biết trong làng mình ở có những cây đàn kèn sáo nào là ông theo đó mà viết bài cho họ chơi.
Thật sự ra hồi cha Tiến Dũng còn sống thì ngài chưa bao giờ nghĩ đến sự tham gia của máy vi tính trong dàn nhạc. Điều này em mới thực hiện khoảng độ 10 năm trở lại đây thôi. Chỉ đơn giản là, em nghĩ có lẽ không bao giờ mình có thể trở nên giàu có mà mua sắm được đầy đủ các nhạc cụ của dàn nhạc theo ước mơ của mình, tại sao trí tưởng tượng của mình trên bản phối khí mãi mãi phải nằm trên giấy vì không bao giờ có thể cử lên được vì không đủ nhạc cụ...
Việc em dùng encore kết hợp với một số nhạc cụ chơi sống để tăng cường gia cố cho những nhạc cụ này và bổ túc những nhạc cụ mình chưa có, như đã nói, là việc làm không hề đơn giản... vì mọi chi tiết dù nhỏ nhất cũng phải được em kiểm soát nếu không nó sẽ trở nên thô thiển máy móc tầm thường và nhiều khuyết điểm khác... Do đó mọi sự sắp đặt phải được chuẩn bị trước ở nhà, chuẩn bị rất khéo léo và chu đáo đến từng chi tiết, rồi sau đó phải phối hợp sao cho nhịp nhàng... Người nghe sẽ thưởng thức một bữa tiệc âm thanh toàn vẹn đầy đủ mà không mấy tốn kém về nhân lực và tài chính. Hơn nữa, để phối hợp nhịp nhàng nó đòi hỏi mọi thành phần phải luyện tập thật nhiều và theo em nghĩ, công khó này chắc chắn là của lễ tinh tuyền dâng lên Thiên Chúa và làm cho Người được vui lòng.
Em có dạy môn học này tại nhà, môn này được dạy cùng với bộ môn phối khí cho dàn nhạc giao hưởng.
Vài hàng thăm chị
Thân mến
Tiến Linh
Chị Hải Triều quí mến,
Gọi là công thức mới cho nôm na dễ hiểu. Dàn nhạc của cha Tiến Dũng ngày xưa vì thiếu Cello nên cha đã đưa cây Guitare điện để thay thế, thiếu Clarinetto và Oboe nên mới đưa sax alto và sax tenore thay thế, đôi khi đưa vào cả chiếc mõ chiếc sênh...
làm cho dàn nhạc có thêm màu sắc mới, nên cha gọi là công thức mới. Ngày xưa ta thấy Johannes Brams cũng vậy, ông ấy biết trong làng mình ở có những cây đàn kèn sáo nào là ông theo đó mà viết bài cho họ chơi.
Thật sự ra hồi cha Tiến Dũng còn sống thì ngài chưa bao giờ nghĩ đến sự tham gia của máy vi tính trong dàn nhạc. Điều này em mới thực hiện khoảng độ 10 năm trở lại đây thôi. Chỉ đơn giản là, em nghĩ có lẽ không bao giờ mình có thể trở nên giàu có mà mua sắm được đầy đủ các nhạc cụ của dàn nhạc theo ước mơ của mình, tại sao trí tưởng tượng của mình trên bản phối khí mãi mãi phải nằm trên giấy vì không bao giờ có thể cử lên được vì không đủ nhạc cụ...
Việc em dùng encore kết hợp với một số nhạc cụ chơi sống để tăng cường gia cố cho những nhạc cụ này và bổ túc những nhạc cụ mình chưa có, như đã nói, là việc làm không hề đơn giản... vì mọi chi tiết dù nhỏ nhất cũng phải được em kiểm soát nếu không nó sẽ trở nên thô thiển máy móc tầm thường và nhiều khuyết điểm khác... Do đó mọi sự sắp đặt phải được chuẩn bị trước ở nhà, chuẩn bị rất khéo léo và chu đáo đến từng chi tiết, rồi sau đó phải phối hợp sao cho nhịp nhàng... Người nghe sẽ thưởng thức một bữa tiệc âm thanh toàn vẹn đầy đủ mà không mấy tốn kém về nhân lực và tài chính. Hơn nữa, để phối hợp nhịp nhàng nó đòi hỏi mọi thành phần phải luyện tập thật nhiều và theo em nghĩ, công khó này chắc chắn là của lễ tinh tuyền dâng lên Thiên Chúa và làm cho Người được vui lòng.
Em có dạy môn học này tại nhà, môn này được dạy cùng với bộ môn phối khí cho dàn nhạc giao hưởng.
Vài hàng thăm chị
Thân mến
Tiến Linh
************************************************
Chân thành cảm ơn Nhạc sĩ Antôn Đinh Tiến Linh.
Mến chúc Pio X ngày càng thăng tiến trong lý tưởng.
NHT.
Mến chúc Pio X ngày càng thăng tiến trong lý tưởng.
NHT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét