#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp bút. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tạp bút. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

MẶC CHÚA ĐÙA TRÊU

Xe hư giữa đường là một hồng ân 
Người mẹ trẻ chạy theo đứa con lên Hai cứ lùi lũi đi khắp nhà. Em bé muốn chạy, nhưng bước chân còn chập chững, mẹ thường dang rộng hai tay đón bé mỗi khi bé vấp ngã. Đôi khi mẹ để bé ngã rồi nâng dậy. Dần dần, có lúc mẹ như bỏ mặc bé ngã sóng xoài trên đất. Bé tự lồm cồm bò dậy, đứng lên.
Lúc đầu ngã, bé còn khóc, sau cứ ngã là tự đứng lên, không khóc nữa.
Bé thích chạy từ xa đến, ôm chầm hai chân mẹ. Mẹ nhấc bé lên, bảo mi mẹ đi nào, bé vui sướng hôn chụt vào má mẹ. Một lần bé chạy tìm mẹ, bị va trán vào cạnh bàn, đau, khóc, nhưng mẹ không dỗ, không xoa, không bảo cái bàn này hư quá, làm đau đầu bé nhá. Trái lại, mẹ đợi cho bé tự nín, tự xoa...
Khi nhìn bé tự lo cho bản thân, mẹ bé rất xót xa, nhưng phải vậy để con mình mau lớn. Bé sẽ lớn dần, không có thói nhõng nhẽo, cậy dựa. Qua ánh mắt dịu dàng và chờ đợi của mẹ, bé biết, mẹ thương bé biết bao khi tập cho bé trưởng thành.
Thiên Chúa yêu thương nhân loại bằng tình yêu bao la sâu thẳm còn hơn tình người mẹ thương con.
Chuyến viếng thăm Mẹ Tà Pao, trên đường về, vừa ra khỏi núi, còn thuộc Đồng Kho, xe chúng tôi đã bị hư.
Không tìm đâu ra thợ sửa ô tô khi hai bên đường chỉ ngát xanh đồng lúa, qua lại là những trẻ chăn trâu lam lũ với đàn trâu tắm bùn trắng hếu, lững thững đi trên con đường quốc lộ dài vắng vẻ.
Hì hục, vất vả, mày mò, suốt mấy tiếng đồng hồ, người Saigon da trắng mặt trơn phơi mình trong nắng gắt, gục đầu vào bộ máy xe nóng hừng hực...
Rồi cuối cùng cũng có thiên sứ Chúa đến giúp.
Khi xe được sửa xong, mọi người lên xe thở phào sung sướng. Cả xe vui lòng đón nhận sự cố xe hư này như một cách nào đó, Người Mẹ nhân lành trên Trời muốn  nói điều gì âu yếm hơn ...Khi Mẹ nhận đây là quà mọn chúng tôi dâng Người, tôi tin như thế.
Chúng tôi cảm tạ Chúa, cám ơn Mẹ đã dạy chúng tôi bài học kiên nhẫn  đợi chờ...
Khi cái đầu va vào bàn, chúng tôi là những em bé biết cha mẹ thương mình nhưng mình phải biết nín, biết tự xoa chỗ đau, không đổ lỗi cho ai hay cho cái cạnh bàn, bởi biết rằng tình thương bao la kia vẫn dạt dào, có phai nhạt hay hững hờ bao giờ đâu.
Cách giáo dục của Thiên Chúa thật tuyệt hảo, nhiệm mầu, làm sao suy thấu. Một chút lặng lẽ suy tư, ta sẽ nhận ra Thánh Ý Chúa  trong từng biến cố nhỏ bé nhất xảy ra mỗi ngày, hằng ngày, từng lúc, từng hoàn cảnh. Thánh Ý ấy là chỉ muốn con cái được hạnh phúc mà thôi. Dù xem ra tưởng là điều xấu. Dẫu khi ta phàn nàn Chúa cứ thích....đùa trêu con.
Vì sao ta lại không bằng lòng cho Chúa đùa trêu ? Sao ta lại vô lý vậy ?
Chúa  thích trò Ú tim trốn tìm. Trong trò chơi này, Chúa muốn chúng ta phải ngơ ngác, lùng sục, lưng áo ướt đẫm mồ hôi mới thấy được chỗ núp của Chúa, để khi ta đã tìm thấy Chúa thì còn gì sung sướng hơn với tiếng reo mừng : A, bắt được rồi nha.Ý nghĩa Thánh Vịnh 42 (41) cũng cùng ý nghĩa với chuyện tâm hồn chúng ta luôn đi tìm Chúa, kỳ gặp được mới thôi : "Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa " (Tv 42,2-3).
Vậy trên đường đi tìm Chúa, phải có gian nan, vất vả, khát khao, đau đớn. Không có nhàn hạ, vừa lòng.
Cha trên Trời  biết rõ mọi sự. Khi ta dâng cho Người tất cả vì lòng Mến, Người biến tất cả thành Hồng Ân cho ta.
HT

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

THÔI ĐỪNG BUỒN NỮA


Có người than buồn quá, nghĩ không biết biển bên Tàu bị  thế này biển ta sẽ ra sao?
Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện phịa không ?
Chuyện tưởng tượng , nghe cho vui chứ có gì xấu xa đâu mà ngại, phải không !
 Đây tôi kể, có lần ông thánh An tôn tu rừng bị con quỷ cái nó lừa, nó bảo tôi là Giê-su đây, ông thờ lạy tôi đi. Thánh An-tôn nhìn vào tay nó, không thấy có dấu đanh, biết ngay nó là quỷ, liền vả cho nó một phát vào má, tức thì mặt nó méo hẳn sang bên kia.
Nó biến mất. Hôm sau trở lại, nó rình thấy thánh nhân ăn tí cơm trắng với đĩa rau nhỏ, nó thì thầm vào tai, ăn thế sao có sức tụng kinh, xem tôi này, ba tô đầy bụng. Thánh An-tôn quay mặt không thèm nhìn. Ngài dừng ăn, dâng sự đoi đói cho Chúa làm hy sinh cầu nguyện cho những người đang bị thử thách trong đời sống thiêng liêng. Hễ ai cầu nguyện có kèm hy sinh là  quỷ sợ run, nó lại cúp đuôi lủi mất.
Hôm sau nữa, con quỷ kéo thánh An-tôn ra ngoài bãi biển, nó bảo tôi là Phê-rô đây, tôi là anh em với những người ngư dân chài lưới, là môn đệ của Chúa đấy, hãy đi với tôi, ta cùng ra biển thả lưới, có Giê-su đón chờ ngoài khơi. Thánh An-tôn bảo nó mày đi mà nhảy xuống biển cho xong, xem Chúa có kéo mày lên không. Con quỷ kiêu ngạo nghĩ rằng nhảy xuống nước không khó, nó sẽ cám dỗ được ông thánh này. Nó liền chạy ra bờ biển nhảy tùm một cái. Ô, nó không chìm. Chả cần ai cứu vớt, nó vẫn nổi, nổi  lềnh bềnh như những con heo bên Tàu. Thánh An-tôn ngoái lại nhìn thấy nó nổi trên mặt nước thì hết hồn, tưởng nó nói thật, nhưng không, khi  nhìn kỹ hơn, ngài phát hiện con quỷ này đã nhanh chóng chết trương, bởi  nước biển đầy dầu cặn  từ nhà máy hóa dầu và đầy hóa chất được thải ra từ nhà máy chế tạo đồ chơi trẻ em của Trung cộng.
Ý tôi là mọi sự nếu biết nhìn theo lăng kính lạc quan, ta không nên buồn khi nhìn ra biển, nói về biển.
Biển của ta vẫn là của ta, sống sao cho tốt, xử sao cho hiền, ráng làm người công chính, còn mọi sự có Chúa biết. Chúa có cách của Chúa.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

HƯỚNG VỀ THIỆN HẢO


Vừa xem một vài hình ảnh các linh mục xả thân vì con chiên, bổn đạo, mình cảm thấy lòng nhẹ nhõm, bình an. A, thì ra chiêm ngưỡng những nét đẹp sống động vẫn hiện diện trong cuộc sống hằng ngày ấy đã giúp cho   ta thêm hiểu biết, thêm quảng đại, thêm yêu người, thêm biết ơn.
Sao ta phí công để nghe những thông tin xấu về các vị chưa đẹp làm gì !
Con số đó làm sao nhiều đến độ đáng cho ta quan tâm, mà quan tâm đến sự xấu, sự dữ làm gì nhỉ.
Hãy lưu ý điều này, mạng xã hội, báo chí ngày nay chỉ qua cái click tự do chứ  không qua lời khuyên dạy của ông bà cha mẹ. Vì thế kết quả có thể sai, hậu quả có thể tai hại khôn lường.
Bề Trên  chỉ dạy ta sử dụng ngũ quan và trí óc để học hỏi điều hay lẽ phải. Không có phụ huynh nào bảo con ơi đọc cái tin nói về người này, người nọ xấu xa lắm.Không có thầy cô nào khuyên học trò tìm mua báo lá cải. Hãy vứt hết những tin tức vớ vẩn, vô ích, mất thì giờ đi các cháu. Hãy thoát ra khỏi những cái tít về ca sĩ, nghệ sĩ ăn mặc, đi đứng, tiếp xúc, phát biểu, mua sắm, khoe nọ khoe kia, ngay cả họ xin lỗi, cám ơn cũng bỏ qua đi. Hãy quên đi những bài báo nói về đời tư ai đó, nhất là về chuyện tình cảm, vợ chồng của cá nhân người nào được truyền thông gọi là nổi tiếng. Tôi cam đoan  không có ích lợi gì cho các cháu.
Nếu các cháu là con nhà có Đạo lại càng cần dành thì giờ cho việc tìm hiểu Chúa qua Giáo Lý thay vì mê mẩn với ba cái hotgirl, hotboy....Hót mãi rồi cũng hết hót thôi các cháu ạ. Hãy nghe tôi, hãy tìm đọc Hạnh các Thánh. Các Thánh trong Đạo ta mới đích thực là hot. Các ngài nóng nảy bởi Lửa Thiêng là Chúa Thánh Thần, không bao giờ nguội.
Người lớn, có Đạo xin hãy bỏ ngoài tai, cho qua khỏi mắt những thông tin, những hình ảnh không hay về các linh mục, tu sĩ ...nếu nhận ra bài viết có ý bêu xấu. Đó là những bài báo lỗi đức Bác Ái, phương hại thanh danh người khác.
Xin nhớ cho còn rất nhiều linh mục, tu sĩ thánh thiện, sống âm thầm, khiêm tốn, không bao giờ muốn xuất hiện trước công chúng. Có rất nhiều linh mục, tu sĩ chỉ biết chăm chú phụng thờ, chu toàn việc bổn phận trong Dòng, trong Tu Hội, ngoài đời không ai biết mặt nhớ tên, ra thế gian nhìn như anh ngố. Lại có những vị hy sinh lăn xả  giữa đời, đem tình thương và cuộc đời ra làm chứng cho Thiên Chúa để mong dẫn  đưa những con chiên loay hoay biết đường trở về đàn, quần áo trông như phu xích lô, nhưng lòng đầy ắp Chúa.
Xin cảm ơn những Vị can đảm, đón nhận mọi bất công đàn áp, nói lên thành tiếng, dùm cho những uất ức dân đen gào không ai nghe.
Xin cảm ơn những Bước Chân Bảo Vệ Sự Sống âm thầm trong sương đêm, đi thu gom những thai nhi vô tội.
Xin cúi đầu kính nhớ những Chủ chăn đã sống và đã  chết vì đàn chiên.
Xin bái phục những tấm lòng đẹp như sao trên trời.
Nếu Bạn có thể, xin hãy tham dự vào dải Ngân Hà thiêng liêng ấy, cho tôi hân hạnh  chiêm ngắm, vì khi ấy chính Bạn là một Ánh Sao Xinh trên vòm trời không gợn mây. Bạn sẽ là người tôi rất yêu quý.
Ngàn vạn muôn ánh sao
Chúa yêu người, người ơi hãy đến đây...
(lời KDL)
Câu chuyện về sự tha thứ tuyệt vời mà tôi sắp sưu tầm gửi đến Bạn cũng cảm động đấy, xin đón đọc !
Thật tình là gõ xong bài này tôi không còn nghĩ gì đến các linh mục, tu sĩ "chất lượng kém", như trước nữa.
Mong thay và phúc thay cho tôi.
Nào xin cùng tôi hướng về thiện hảo.
HT










Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

TÌM LAN


Nhớ bạn vừa mất, muốn đi tìm giọng cười rổn rảng, tướng tá rình rang thân quen ấy mà không biết làm cách nào. Chợt nhớ hôm nay lễ Trọng kính hai Thánh lớn, mình cầu xin : Thánh Phêrô cho con nhìn vào Thiên Đàng tí thôi, xem Lan bạn con đã lên đến nơi an toàn chưa. Thánh nhân vừa trông thấy mình ngoi đầu qua khỏi tầng mây, quát xuống ngay, đã gọi tên đâu. Vâng con biết, phải gọi tên mới nhập được. Đây là con dòm thử chứ không vào. Thánh không tin cứ đứng yên ngoài cổng mà xem, con không lừa. Cho con nhìn tí.
Ngài đúng là Đá, một viên đá to choán ngay cổng, không làm sao mà thấy được một tị ti cảnh Thiên Giới. Nghe văng vẳng tiếng hát thiên thần du dương, biết ngay trên Thiên đàng chỉ có ca hát, ai cũng say sưa, vì là ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa, không bao giờ chán. Có một Vị cũng say sưa thờ phụng Chúa nhưng vì bổn phận, ngài luôn cảnh giác, đó chính là Thánh Phêrô. Không ai tự tiện leo lên Thiên Đàng. Có lần chị kia đã leo lên lại tụt xuống, leo lên lại tụt xuống mấy bận, Thánh bảo làm sao lại cứ phải vậy, chị làm cái gì thế, tôi chóng cả mặt đây này. Chị ấy thưa dạ tại ông bác sĩ đang cố cấp cứu cho con đấy ạ.  Không biết sau đó chị ta lên hẳn hay lại xuống....nằm bệnh viện chờ. Nhưng phải biết rằng, ta là con cái trần gian, không được làm phiền Thánh Cả. Ngài bị rối loạn tiền đình thì cầm chìa sao chắc, và khi ấy an ninh khu vực sẽ ra sao? Chí nguy !
Hôm nay ngày vui, hy vọng Thánh Cả dễ dãi, mình gại : Xin Thánh nhân cứ an tọa. Ngài cứ cầm chắc chiếc chìa to đùng nặng chịch ấy, con đã thưa con không vào, con chưa muốn vào là con y lời, vào rồi, lỡ mê quá không về nữa hóa ra cãi " lệnh triều" a ? Nếu ngài không cho con nhìn vào thì xin ngài nhìn giúp con, rồi cho con biết, Maria Goretti mới qua đời cách đây mấy hôm, giờ đã lên đến nơi chưa ạ ?
Thánh Phêrô liếc nhìn bộ mặt thật thà quá mức của mình thấy thương nên ngài với tay lấy quyển Danh Bộ Trần Gian, bìa đen, dày vô cùng không đo xuể. Dĩ nhiên ngài phải tin con thôi, đây là bạn con đấy ạ. Rõ ràng một nhóm bạn chúng con vừa tham dự Thánh Lễ An táng bạn ấy cách đây mấy hôm. Lễ 10 cha đồng tế Thánh ạ.
Kiểm tra một loáng ngài gấp sổ lại, đưa tay với quyển Danh Bộ thứ hai. Quyển này bìa vàng ròng, sáng trưng màu vinh quang, chắc chắn đây là danh sách các Linh Hồn đã được Nghỉ Yên hạnh phúc trên Nước Trời.
Thánh Phêrô đưa tay lật, rồi nhìn vào một trang. Ngài nhíu mày, có mấy Maria Goretti cơ con ơi, con phải nói rõ hơn cho ta nhận diện. Tóc ngắn phải không ?
Dạ vâng, bạn con tướng to con, giọng nói ồm ồm, nói cười sảng khoái, luôn vui vẻ , khi tại thế làm trùm Họ,  tích cực tham gia nhiều việc trong giáo xứ, tính tình hoạt bát, a....,.a.....
Gượm đã, người Việt Nam phải không ?
Dạ đúng, Thánh tinh anh quá.
Thánh nhân hóa buồn, ngài bảo con ơi, người Việt Nam còn nhiều việc phải làm, đến nỗi, trước khi vào Thiên Đàng cũng còn ít việc.
Sao cơ ? Con tưởng chết là hết chuyện chứ ?
Thì dĩ nhiên chết là xong, nhưng cái giống Việt Nam các con ấy là ...lắm chuyện lắm.
Dà, dà, xin ngài dạy bảo, con xin đón nhận để về nhắc nhở anh em kiểm điểm, bớt việc.
Thánh nhân nghe thế liền quắc mắt, quát rằng : Im đi, không kiểm điểm kiểm đung gì sất, nhiễm quá rồi đấy, thảo nào con chưa được duyệt. Ý ta là dân Việt Nam các con ít người được an nghỉ, ví dụ người chưa cho con cái đi ra nước ngoài học hành được thì nhắm mắt mà lòng còn nặng lo âu. Ví dụ khác nữa là  những ai  có lòng yêu non sông đất nước, chưa hẳn nhắm mắt đã yên khi mệnh nước lâm cơn nguy khốn. Nói đến đây hiểu chửa ?
Thế hóa ra bạn con còn bận đi biểu tình à ?
Không phải. Ở đây không giống ở trần gian.
Ý ta là chưa thấy bạn ấy xuất hiện thì nói thế, nhận định thế thôi, con hãy xuống bình an, cầu nguyện cho bạn con.Đừng ở đây quấy nhiễu, ta sắp chóng mặt rồi.
Mình vội vâng lời, cúi đầu bái tạ thánh nhân, lùi bước, trong lòng ...nghi vấn.
Rõ ràng nãy trong lúc Thánh Phêrô đang hăng hái phân tích vấn đề thì mình có giả vờ liêng liếc qua khe chân ngài, thấy một rẻo tị Thiên Đàng. Chắc chắn có Lan trong đó. Chúa đã phán : Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Lan đã từ bỏ tất cả, đã dâng tất cả cho Chúa, Lan đã vác thập giá theo Chúa thì đương nhiên Chúa thưởng Lan trong đó chứ, đông người Việt máu đỏ da vàng trong đó lắm cơ mà.
A, nhớ ra rồi, kính lạy Thánh Phêrô,con quên chi tiết này : Hà hà, bạn con  chậm chân đấy thôi, vì lẽ  bạn  ....lò cò trên đường  thánh giá đấy ạ.
Cười vang hào sảng tự thưởng, mình tụt xuống thoải mái.....
Yên tâm rồi các Bạn Thân ơi, Lan còn mải chơi....

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

TÌNH LỐI XÓM


( Mến tặng Maria Phanxicô Nguyễn thị Huỳnh Ánh tức Út, tức Cô láng giềng ơi)
Mới tháng trước cô Út còn buồn bã thông báo chị ơi, chắc em không vào Đạo được, vì lớn tuổi học kinh mãi không thuộc, thầy đánh rớt rồi  (tại đây).
 Vậy mà tuần này cô báo tin vui nhớ đi dự Lễ em nhé.
Đứng trước hàng bún riêu của Út tôi đùa đã thuộc bài hay hối lộ thầy đấy ? Út so vai rúc rích cười, nhớ đi Lễ nghen, em chỉ có bác với chị là hai người thân thôi đó.
Đi đâu Út cũng khoe em chỉ có bác và chị là hai người thân. Hàng xóm sát vách chung tường thôi chứ thân gì mà thân, thế nhưng Út mất cha mất mẹ, họ hàng anh em bên Lương, làm dâu nhà chồng tụng kinh niệm Phật. Nay bố mẹ chồng và chồng Út  lần lượt ra đi, quanh quẩn ra vào chỉ còn hai mẹ con cô trong căn nhà trống trải. Cu Lì nay đã lớn, phải đi làm phụ vợ nuôi con, nhà thêm vắng. Út coi mẹ tôi và tôi làm chỗ thân thiết vì hợp. Láng giềng hôm sớm có nhau, tâm sự sẻ chia vui buồn được, gọi là hợp. Còn nhớ khi chưa sửa nhà theo đường, bức tường chạy dọc ngăn sân nhà tôi và nhà bố mẹ chồng Út cao đúng 8 tấc, thanh niên như thằng em tôi  nhảy một cái từ bên này qua bên kia như chơi. Xóm này mấy lần sửa đường. Đường lên nhà lên. Bức tường thân thiện ấy biến mất lúc nào, thay vào đó là hàng rào, rồi bận khác thay hàng rào bằng tường xây. Hai nhà xài chung cái giếng đào, nước trong, thơm và sạch, nay người ta ngăn bằng tường, đương nhiên phải lấp cái giếng thơm, sạch và trong ấy đi. Các tường nhà cứ lên, cứ lên. Khung trời xóm nhỏ hẹp dần khó nhìn được trăng ngày rằm sao mùa Hạ.
Mặc cho tường cao mấy thì cao, vật có đổi sao có dời thế nào đi nữa, tình thân giữa cô Út và mẹ con tôi vẫn đằm thắm như thuở ban đầu và với tình cảm bền vững đó, tôi chứng kiến hết cuộc đời làm dâu cực khổ nhọc nhằn của cô Út.
Cu Lì bao nhiêu tuổi, hơn bấy nhiêu năm Út chịu đựng, nhịn nhục biết bao điều.
Ngày ấy hai nhà chung tường, bên này nghe hết, biết hết.
Về sau nghĩ lại tôi thầm cảm phục cô này còn nhân đức hơn người có Đạo.
Từ khi biết Út theo học lớp Giáo Lý Khai tâm, đi đọc kinh Lòng Thương Xót, lại thường gặp Út đi Lễ sáng, tôi cảm tạ Chúa vô vàn trước sự lạ này.
Con cá này là con cá đẹp.
Hôm qua nghe nói thầy dạy Giáo Lý muốn tìm hiểu  cuộc đời đặc biệt của Út như để trưng dẫn một chứng từ sống động về Hồng Ân Chúa thương Út như thế nào, Út nói em chỉ có hai người thân biết cuộc đời em, thầy cứ đợi mai Lễ thì gặp mà hỏi. Út bảo không muốn nhắc tới những ngày tháng cùng cực làm dâu nhà chồng, nếu có kiếp sau chắc Út không dám lấy chồng. Sợ lắm!
Cô Út được rửa tội
Chiều nay, 28 tháng Sáu, tại nhà thờ Chí Hòa, Út được lãnh nhận lần lượt ba Bí tích :  Rửa Tội, Thêm Sức và Rước Mình Máu Thánh Chúa.
Tôi tặng hoa và quà chúc mừng Út, lăng xăng chụp cho Út mấy kiểu quan trọng.
Quên đi mọi sự xấu xa trong cái xã hội mất hết đạo đức, nghĩa tình này, chúng tôi hạnh phúc trong hồng ân được làm người có Đạo, làm con cái một Cha trên Trời, và để vui một niềm vui đơn sơ nhỏ bé, bình thường mà nay trở nên hiếm có , đó là : Tình lối xóm.

Cầm nến sáng đón nhận Chúa Thánh Thần
Từ nay Út được rước Chúa rồi
Út là thành viên của Nhóm này ( hi hi, không khai tên đâu)
Út cũng ở trong Nhóm này ( hi hi, chỉ biết đọc kinh thôi...)

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

TIẾC LAN

Đưa Lan ra nghĩa trang xong, về, chúng tôi bạn bè Lan ai cũng ngậm ngùi khi kể lại cho nhau nghe những ngày tháng Lan từng vất vả lầm lũi đạp xe đi dạy học cách xa nhà mấy chục cây số để nuôi hai con gái nhỏ. Ngày ấy là những giây, những phút Lan đằng đẵng mong tin chồng và hai con trai, họ đi mãi không thấy về. Đi đâu? Còn đi đâu nữa nếu không làm con chim bay trên biển, con cá lội dưới dòng. Cho mãi đến hôm nọ trong tuần vừa rồi, khi nhắm mắt lìa đời Lan vẫn chưa gặp lại chồng con, coi như chết ngoài khơi rồi còn mong gì nữa. Xong một đời góa phụ trông chồng, nghĩ tới thấy nao lòng cuộn ruột. Vì sao người Việt Nam chúng ta lại khốn khổ thế nhỉ, tôi không hiểu  nếu như tôi phải rơi vào hoàn cảnh của Lan thì sao nhỉ, chắc tôi đã buông trôi tất cả. Không chịu nổi. Thế mà Lan ngoi ngóp từ mấy chục năm nay, cho đến chết. Mà Lan đâu có chết ngay. Lan còn phải chịu đau đớn, chịu mổ xẻ, chịu cắt đi một phần thân thể rồi đời mới cho Lan ra đi. Đau thế mà Lan luôn vui cười, yêu đời và yêu người. Lan can trường như một chiến sĩ.
Cô chị, cậu em kể Lan rất tốt bụng, có trường hợp Lan từng biết rõ người ta đang lừa dối Lan mà Lan vẫn để cho người ấy lừa.
Mỗi lần bạn bè có dịp gặp lại nhau thì miệng Lan oang oang, nói cười tíu tít, mặt tươi hớn hở với mọi người, không trừ một bạn nào, Lan hòa đồng và hiền hậu. Lan hoạt náo và dễ mến.
Bởi vậy bảo sao khi nghe tin Lan bệnh, Lan có vẻ không qua khỏi, chúng tôi xót xa thương Lan quá thế.
Ở gần thì bảo nhau ai có thể dứt việc nhà thì xuống thăm Lan, thay phiên nhau có mặt bên giường Lan cho Lan vui. Mấy ngày trước, xếp hàng một vào thăm Lan trong bệnh viện Thủ Đức, chúng tôi thực sự cảm động khi nghe Lan gọi tên từng người, gọi tên Hồng., tên Quy., hỏi thăm Q. mới đi Úc về hả, gọi tên Tùng , tên Yến, tên Minh, tên Phú, tên Phượng, tên tôi. Xuân Bình lo âu thế chị có bảo cho Lan biết là em có đi nhưng phải ở ngoài xe bế cháu không? Rồi, nhắm mắt lại, Lan sẽ thấy hết, biết hết, Bình ơi. Tôi ngỏ ý muốn chụp ảnh Lan để đăng thư xin lời cầu nguyện cho Lan, Lan dõng dạc : "Đồng ý". Thấy cô bạn bé nhỏ vào thăm, Lan nhắc: Thúy Nga  viết chữ đẹp. Nghe con gái báo có cô gì cô gì vào thăm, Lan bảo con thoa cho mẹ tí son môi để bạn mẹ nhìn thấy mẹ tươi. Đẹp chưa? Ừ đẹp rồi.
Phải chi tháng 6 DungB. về thì DungB. gặp được Lan rồi, DungB. sẽ trang điểm cho Lan, cầm tay Lan, ôm Lan vào lòng như DungB. muốn. Dẫu nghìn trùng xa cách nhưng Dung. chẳng  bao giờ xa lòng, với từng bạn hiền, phải không Dung?
Thoạt thấy vòng hoa tang người nhà DungB mang tới phân ưu, mình cay mắt, tiếc Lan không kịp gặp bạn.
Ơ  kìa, hay nhỉ, đã bảo rồi Lan sẽ thấy hết, gặp hết mà lại !
Cô Hoa săn sóc Lan bảo chưa từng thấy ai can đảm, lạc quan trên giường bệnh như Lan. Như chỉ có lần ai làm Lan đau, Lan kêu : Em đau chị ơi. Vậy thôi. Còn ai hỏi thăm cũng hớn hở khoe đỡ rồi, bệnh của Lan đã bớt nhiều rồi, Lan sắp khỏi rồi. Hừ, xạo nha Lan, ai nào ngờ Lan đang phải thu lều đi xa....
Như đã biết, cuộc đời Lan buồn quá, nản quá đi chứ, vậy mà Lan quyết chiến đấu dành lấy sự sống chứ không chịu chết. Lan trốn nhà, trốn con đi biệt tích nửa tháng để chữa bệnh. Thì ra Lan đã dại dột nghe theo cái nhóm người nào xúi bẩy, họ cáng Lan lên xe đưa đi tận Dalat, để Lan nằm mãi trong cái phòng tối, chỉ bôi nước muối vào vết thương, hy vọng tràn trề được chữa bằng lời ....cầu nguyện của họ. Ngày qua ngày, ung thư di căn đần lên trên, Lan đau quá, đòi  mãi họ mới thả cho về. Cứ như tù nhân trong tay họ.
Khốn nạn, về là thua, chữa sao được nữa, bắt con người ta nằm im, cho vi rút cắn rứt từng nội tạng, đến chết thì thôi.
Ôi cái bệnh nhân khù khờ, thật thà quá mức, tin người hết chỗ nói. Đã vậy cứ dấu các em, dấu con cái trong nhà, thậm thụt nghe theo mê muội. Tôi nói quá, nhưng ai biết chuyện cũng tức giận, đáng lẽ Lan không đến nỗi chết. Đáng lẽ những người cầu nguyện chữa lành cho Lan phải có chuyên môn về y khoa.Tôi tin vào phép lạ, nhưng tôi cũng tin vào khả năng Chúa ban cho con người. Các bác sĩ học biết căn bệnh, chữa cho đúng chuyên môn, là để cứu nhân độ thế, thương người như Chúa dạy , đâu phải  lô tô hên xui.
Mà thôi, nói gì nữa, không nói nữa !!!!! Thấy thương đồng bào mình quá. Đến bao giờ ta mới văn minh ?
Lại mong được nghe Lan nói cười .
"Ừ, đúng rồi". "Đúng rồi ".....Ha ha ha ha ha !
Lan ơi,

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

NHÀ THƯƠNG


Mỗi lần đi nuôi thân nhân nằm điều trị ở bệnh viện, chắc chắn Bạn đã từng gặp nhiều vấn đề để suy nghĩ.
Mấy ngày nay mình ở trong nhà thương với mẹ, loay hoay với Cụ hết ngày, nhưng cũng đủ có những lúc gom góp ưu tư thành chuyện. Chuyện dở, dở ẹc, chẳng đáng nhớ nhưng nhớ để kể lại, trước tiên là chuyện chút nước sôi. Chỉ cần chút nước sôi pha vào ly sữa cho đủ nóng ấm để người bệnh dễ uống, vậy mà đi từ trong căn-tin ra đến cổng bệnh viện không có. Có mà người ta không bán ...một tí.
Chuyện dở nữa là cái khung quạt máy quay nhưng ba cái cánh gãy một nên hai cái còn lại không quay. Không quay thì không mát. Không mát tức là nóng. Máy lạnh thì hư. Tóm lại là một phòng trung chuyển có bảy giường, hết ba bệnh nhân bỏ ra ngoài hành lang , hai cởi trần, còn hai nằm quạt kêu trời ơi ngộp quá.
Chuyện dở "cá nhân": cha nội cùng phòng phải cấp cứu vì tai biến mạch máu não, nguyên do là tối hôm trước đã bất tỉnh nhân sự, tỉnh dậy còn đi nhậu. Bác sĩ hỏi, giã khai chừng 6 chai hà. Dở ẹc !
Thêm chuyện dở nữa chẳng đáng có, đó là chuyện muôn đời : Nhà vệ sinh. ( Kinh phí nhà nước làm gì mà WC nơi nào cũng hãi hùng ghê !)
Thôi quên đi, qua chuyện hay vậy. Chuyện hay cũng nhiều, nên thấy vui vui  :
Con bé Như Ý bệnh, phải nằm lại, mẹ nó chỉ độ ba mươi là cùng, đi nuôi con bị xe đụng, cả hai mẹ con nằm viện luôn. Thương hết sức, con mẹ cứ nhảy lò cò, co cái chân đau mưng mủ. Cô gái hay thật ! Đúng là tình mẹ. Thương con nên chẳng hề than van cái chân đau đến thế, cứ cười !Lo cho con thôi.
Chuyện hay nữa là các " bác " rất dễ thương, nghĩ tệ là không biết có động lực nào mới xuất hiện thúc đẩy tinh thần mà các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân khá chu đáo. Có lần mình thấy cô hộ lý hơi bực mình gắt gỏng, nhưng ngay sau đó cô có lời nói dịu dàng lại ngay.
Thêm chuyện hay nữa là mình thấy các bệnh nhân trong cùng một phòng rất thương nhau. Có dịp biểu lộ tình thương này là họ tỏ ra ngay, qua việc chia sẻ nước nôi, đồ ăn, cho đến đồ dùng, bô chậu v.v., cho đến cả nhường nhau chút ấm áp, chút mát mẻ, hay tự nguyện đi lãnh thuốc dùm, đi mua quà sáng dùm, đi kêu y tá dùm ; đưa nhau đi siêu âm, chụp X-ray, đi xét nghiệm....( trừ xét nghiệm nước tiểu, phân v.v. thì ai nấy tự lo, không ai giúp ai được "khâu" này).
Người Việt Nam mình thật dễ thương. Nghĩ ra được chữ "Nhà thương" mà đặt cho bệnh viện thì thật là hay.
Ở một nơi xô bồ, chung chạ như bệnh viện, người thập phương tứ giới đến, ai nấy nằm dăm ngày rồi đi, vậy mà cũng quyến luyến nhau, xin địa chỉ, điện thoại ...Mong rằng khi gọi lại còn có tiếng A lô, đừng ai trả lời dạ    má con, ba con mất rồi.
Mỗi ngày mới, mặt trời lên rạng rỡ, tôi mong ở nhà thương, các bệnh nhân dìu nhau đi trong nắng vàng tươi vui , đi trong tiếng cười thân thiết, ước mong sao những toa thuốc thần tiên của Yêu Thương xoa dịu, chữa lành tất cả các bệnh tật cho mọi người, những đồng bào nghèo khó của tôi.
Thôi, đi ngủ sớm, mai dậy đi Lễ Nhất Chúa Nhật xong còn trở vào nhà thương với mẹ. Thay ca !
Ối, quên một chuyện, không biết hay hay dở tuyệt, đó là sáng nay y tá truyền nước biển cho mẹ mình, cô í bảo phải 8 tiếng. Đến trưa, con trông mẹ vừa thiếp đi một lúc, mở mắt ra thấy Cụ bứt hết cả dây, cả kim. Chai nước biển tóp teo, lủng lẳng trên móc cao. Nền nhà ướt sũng. Bà bảo cứ phải nằm im khó chịu, đau lưng lắm, bứt ra cho xong.  Hi hi, công nhận mẹ mình quậy thấy thương luôn nghe !
HT

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

....TỰ PHÁT


Lời Cảm Tạ đầu THÁNH LỄ MÃN KHÓA NĂM HỌC GIÁO LÝ 2012-2013 :
Kính thưa quý Đức Cha,
kính thưa quý Cha xứ,
kính thưa quý Sơ,
kính thưa quý Thầy,
kính thưa quý Hội Đồng Mục Vụ,
kính thưa quý Ông Bà Ngoại (?)
kính thưa quý Phụ Huynh,
con xin đại diện cho toàn thể các Em học Giáo Lý niên khóa vừa qua chân thành cám ơn
quý  Đức Cha
 quý .....
(đầy đủ những Vị trên) ..., đã thương đến dự Thánh Lễ Mãn Khóa Giáo Lý của chúng con.
Sự hiện diện của
quý ... (như trên)
là niềm vinh dự vô cùng cho chúng con. Xin
quý ...(như trên) ..cầu nguyện cho chúng con.
Chúng con xin cảm ơn quý .... ( lại đọc đầy đủ y như trên ).
Sau đây, chúng con xin kính mời cha Xứ lên phát biểu.
Lời Cha Xứ :
Hôm nay là thành quả  trách nhiệm của quý Phụ Huynh. Rất quan trọng trong việc đào tạo các em về mặt Giáo Lý. Tôi xin cám ơn quý Ông Bà đã vui lòng cho con em mình tham dự các khóa học vừa qua. Các bài học rất cần thiết cho các em. Thật hết lòng cảm ơn bậc làm cha mẹ biết lo cho con cái về phương diện tìm hiểu Đạo. Trong các khóa học, các em dần dần đã từ chỗ không biết gì đến nay đã biết cầu nguyện tự phát. Điều ấy nói lên rằng các em đã có một mối liên quan mật thiết với Chúa. Tôi xin hết lòng cám ơn quý Thầy, quý Sơ đã dạy dỗ các cháu. Công tác của quý Sơ quý Thầy rất tốt, không biết nói lời gì cám ơn. Tôi xin cám ơn.
Có người quay qua hỏi " Cầu nguyện tự phát là gì ?"
May sao, trong bài giảng của cha Phó trong Thánh Lễ, có ngay một đoạn giải thích rõ ràng.
Thánh Lễ :
Lời Cha Phó giảng :
Các con từ nay cố gắng lên, không những thuộc các bài Giáo Lý, hiểu các lẽ Đạo, mà còn biết cầu nguyện nữa. Các con hãy tập cầu nguyện tự phát, cha ví dụ như sau :
Lạy Chúa, hôm nay con xin dâng cho Chúa niềm vui được gặp lại các bạn cũ của con.
Lạy Chúa, con rất muốn yêu mến Chúa hết lòng hết sức con, nhưng con còn hay giận bạn quá, làm sao bây giờ Chúa ?
Chúa ơi, con đã thuộc bài rồi, nhưng mau quên, xin Chúa thêm trí nhớ cho con.
Chúa ơi, con buồn ngủ quá, xin phép Chúa con ...ngủ một tí.
Đó các con thấy chưa, cầu nguyện tự phát dễ như vậy đó, thay vì viết Nhật Ký, các con có thể viết ra hay thốt ra những lời cầu nguyện tự nhiên như vậy.
Cuối Lễ, mời Cộng Đoàn ở lại cùng tham dự màn múa quen thuộc với chúng con .
Nhạc trổi lên từ máy.
Mọi người cùng vỗ tay, nhún nhảy vui tươi.
Vị chi 2 tiếng rưỡi đồng hồ. Tính từ đầu em Trưởng đứng lên đọc Lời Cám Ơn cho đến lúc mọi người được mời múa.
Tóm lại, đầu là Các loại Cám ơn trang trọng, cuối là bài thánh vũ nhịp nhàng.
Thánh Lễ Misa ở giữa, nhẹ tênh, mong manh tựa sương khói.
Mình tường trình.... tự phát thôi, không ai bảo..
HT

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

ẤY ƠI, HÃY BIẾT SỢ


 Mình muốn nói với  Ấy.
Hôm qua một người quen của mình, thầy H. đi giúp bên Campuchia, kể cho mình nghe chuyện thầy đưa đôi vợ chồng vừa được tháo bùa, khỏe rồi, về VN. tạ ơn Đức Mẹ, làm  mình nhớ đến Ấy.
Từ trước đến giờ, riêng mình chẳng ân oán với Ấy, cứ đối đãi đơn sơ, bình thường, vả lại mình không hề biết  Ấy oán mình bao nhiêu năm nay để mà ....oán lại. Đùa đấy, sống trên đời , đã không thương yêu cho đủ thì thôi, nào còn dám nghĩ đến sự thù nghịch. Chúa dạy, phải yêu thương, không được thù oán một ai, Nhưng phần Ấy, Ấy biết, vậy mà Ấy cư xử như không biết. Ấy oán bao người rồi?Ấy hại ba  người rồi, Ấy tính hại thêm người thứ tư nữa là mình đây phải không ? Đừng Ấy ơi, trên đầu chúng ta còn Đấng phán xét Công Minh, Chính Trực.
Cái lý do để Ấy oán mình và kết án cả một tập thể kia thật hết sức vô lý, xấu tính. Mình nói thật, không thì không có lúc nào để nói thật với Ấy là Ấy đáng bị coi thường lắm. Ấy ghen tị với chuyện cách đây mấy chục năm để làm gì cho nặng lòng, mà sự thật lại không như Ấy nghĩ. Ấy cho rằng ngày đó, Ấy tài giỏi, khéo tay, đa tài không thua gì mình, thế mà chỉ có mình được ưu đãi, không ai để ý đến Ấy cả. Lầm rồi, Ấy lầm to rồi. Mở tai mà nghe đây này, hồi bé ấy mình không giỏi, vừa phải thôi, cũng không hề được yêu chiều hơn các bạn. Nếu có được thương riêng, đặc cách thì đáng lẽ bây giờ mình đây phải làm to chứ, đúng không ? Và nếu Ấy có hơn mình cái gì thì tức khắc thầy cô cũng nhận ra để mà đưa Ấy lên, thầy cô đè bẹp, trù dập Ấy để làm gì, không có một lý do nào cả, ngoại trừ chính cá nhân em trò đó tỏ ra chưa xứng đáng được khen thôi. Ấy làm sao chứ, mình xem Ấy như mọi bạn, còn tài năng thì mình nhớ là hồi còn đi học, Ấy không có gì nổi bật cả, mình nói thật mất lòng. Chắc chắn mất lòng Ấy, nhưng vì cho đến giờ Ấy vẫn trách móc thầy cô, nên buộc mình phải nói. Vậy là Ấy ôm mối hờn ghen vô lý vô duyên  trong lòng cả đời, sao dại thế ? Làm chi cho nặng nề như gông như cùm như đá đeo cổ vậy ?
Mình cũng thật ngỡ ngàng khi nghe Ấy tiết lộ người thứ tư mà Ấy muốn trù chính là mình. Chỉ vì lòng ghen tương nhỏ nhen nuôi mãi trong lòng mà Ấy rắp tâm làm cho mình bị bệnh liệt như 3 người mà  Ấy đã thực hiện thành công sao ? Thật đau lòng khi nghe Ấy thản nhiên khoe khoang tài ba của Ấy, đó là cái tài độc ác của mụ phù thủy Ấy ạ. Bạn bè mà đối xử với nhau như vậy à Ấy ? Ấy nhìn xem, bây giờ hoàn cảnh mình đâu có khá hơn Ấy, thiếu điều còn thua kém, Ấy biết rõ vì có một lần, chính Ấy đã chửi xéo mình qua một bạn khác rằng bây giờ Ấy an lòng nghe Chúa gọi về vì Ấy đã để lại cho thế gian một gia tài đồ sộ, đó là 4 đứa con ngoan, tài giỏi, khéo tay  không thua mẹ chúng, chứ không như ai chết đi không để lại cho đời cái gì cả. Khi nói câu này, Ấy liếc xéo mình. Ôi Trời, sao mình thấy tội cho Ấy quá. Ấy cận thị rồi, đi cắt cái kính nhìn cho đỡ hẹp hòi thiển cận.
Mình thì rất an phận Ấy ạ. Chúa đặt cho ơn gọi nào, vui lòng đón nhận, không bao giờ  kêu ca phiền trách.
Mình cũng chẳng  ghen tị với những bạn nay có cơ ngơi khá giả, con cái thành danh, vợ chồng hạnh phúc. Mừng cho các bạn ấy  và thương những bạn còn yếu kém, thiếu thốn...Ấy có như thế không nào ? Mình cũng chẳng thèm ganh tị về đường con cái, cái mà Ấy gọi là gia tài lớn của Ấy.
Thôi, hãy cùng mình sống vô tư, hiền hòa đi Ấy ơi. Đừng bao giờ nghĩ rằng người này không phải với tôi, người kia không tế nhị với tôi. Ấy có cái tính luôn luôn trách cứ, đổ lỗi cho người khác như vậy đó, Ấy đâu có biết ,phải không ? Thì để nhân đây,cho mình nói luôn. Đừng nghĩ là mình ghét Ấy. Không, ngược lại, vì vẫn coi Ấy là bạn nên mình mới nói giọng cứng cỏi đó. Vẫn còn kịp Ấy ạ. Một ngày mát trời nào đó, các bạn gặp lại Ấy trong cách ăn nói dịu dàng, khiêm tốn, biết nhận lỗi, khác hẳn trước, các bạn vui biết bao, mến Ấy biết bao.
Và cuối cùng là một điều rất quan trọng, mình xin Ấy :
Đừng nuôi ác tâm hại ai nữa.Chấm dứt ngay nhé. Có tội đấy. Trò ma quỉ đấy.
Thầy H. giúp xứ Campuchia kể cho mình nghe rằng, hiện nay, ông thầy bùa đã trù ếm cặp vợ chồng kia  đang phải đau đớn lắm, vì cái bùa nó trở ngược lại người làm bùa. Ấy có sợ không ?
Hãy biết sợ Ấy ạ.
Mình tha thiết xin Ấy, hãy sống hiền lành và làm việc thiện.
Hai chúng mình là hai chú chim bồ câu dễ thương nhé.
Những lời đắng đót có chứa vị tình thân, mến gửi Ấy. Hãy an tâm, bạn bè sẽ không ai trách Ấy đâu, mình cũng không trách Ấy, chỉ mong bạn biết rằng mình đây muốn tốt cho bạn thôi.
Xin Chúa chúc lành cho Ấy .
Luôn trân trọng niềm riêng của Ấy.
Chào,
HT.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

KHÔNG OÁI OĂM ĐÂU

Giữa yên ổn của sự an toàn nhưng dậm chân tại chỗ, với sự cố gắng chỉnh sửa để khá hơn, tốt hơn, bạn chọn điều nào ?
Sau một chương trình biểu diễn Thánh Ca rầm rộ và hoành tráng, ban tổ chức và các ca công khàn đặc, rã rời, chỉ cần một lời khen ngợi là mệt nhọc tan biến.
Biết vậy, nhưng tốt hơn, về lâu về dài hơn, lời chê vẫn có giá trị hơn là những lời tâng bốc, những bài viết ca tụng lên tận mây.
Huống hồ là những buổi ca hát, khuyết điểm lộ rõ, sao chúng ta không đón nhận ?
Mình nghĩ rằng, cùng là dân ca đoàn, chúng ta đừng khách sáo khen lao đầu môi chót lưỡi. Có sao nói vậy, nhận xét dùm người trong cuộc. Thấy có gì chưa đẹp, không đẹp, nói cho nhau biết. Người có trách nhiệm thì lắng nghe. Sao cứ nói nhiều về đức tính hiếu thiện mà hễ ai chê một cái là nổi sùng ?
Sau mỗi lần tham gia trình diễn Thánh ca, ca đoàn các Bạn có một buổi "đúc rút kinh nghiệm" không ạ ? Mình nghĩ là nên.
Nhiều năm trước, mình cũng đã từng chen chân, chen tay  vào những dịp như thế, và về sau này, khi đã "đi chỗ khác chơi", có ân hận rằng, sao hồi còn sinh hoạt ca đoàn, ta không làm thế ?
Bao giờ ra về cũng là ra về với một bụng đầy tự hào khinh mạn, ôi trời, hôm nay ca đoàn mình hát không chê được. (chán như con gián !)
Dà, đúng vậy, mỗi lần tổ chức đều có những khuyết điểm đáng phải quan tâm, nếu chúng ta không quan tâm, lần sau chúng ta lại như thế, gọi là dậm chân tại chỗ. Mà sự tiến bộ thì không cho phép đứng yên.
Không nói tới sự tự mãn, coi mình là số Một, ở đây mình chỉ muốn ngắn gọn nhưng thực tế, rằng, chúng ta cần lưu ý, đêm hôm ấy, âm thanh, ánh sáng ra sao ? đàn ra sao? tiếng hát ra sao ? Ra vào, y phục, sách hát, từng chi tiết nhỏ, xin hãy lôi ra, anh chị em tự nhận xét phê bình với nhau.
Mình nhớ một chi tiết rất dễ nhận ra là trong các buổi biểu diễn, khán giả chú ý nhiều đến KHUÔN MẶT ca viên. Nếu chúng ta không nhắc nhau tươi lên, nhìn vào Ca Trưởng, thì lần sau , lần sau, và hoài thôi, ca đòan của chúng ta nhìn rất buồn. Ai cũng cúi gằm mặt vào sách hát, hoặc có nhìn lên thì nét mặt không sáng được.
 Gần đây nhất là chương trình mừng 45 năm Thụ Phong của Linh Mục Nhạc Sư Kim Long, được tổ chức tại nhà thờ Mai Khôi và sau đó là chương trình Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Hải Linh, được tổ chức tại nhà thờ Xóm Thuốc.
Mình cam đoan, nếu nhìn lại vào video của cả hai Đêm quan trọng, hoành tráng (hi hi , lại nhiễm!)  này, anh chị em mỗi ca đoàn sẽ thấy ít nhất là một điều gì đó để : Ô cái này, ồ cái kia  không vừa ý. Và như thế, chắc chắn lần sau, ca đoàn các bạn sẽ đẹp hơn nhiều, lớn hơn nhiều. Cái đáng nói là ta nhìn vào ta,  rồi sửa chữa cho hoàn thiện hơn, chứ không phải chỉ nhìn vào người .
Vì không có điều kiện tham dự buổi Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Hải Linh, nên sau đó mình tìm trên mạng. Hình như mới có 2 bài, cả 2 bài đều khen ngợi đêm ấy tuyệt hảo. Hình ảnh thì tuyệt đẹp. Nhưng mình không tin trên đời này lại có sự tuyệt hảo, bèn hỏi K.H.,cháu Thầy Hải Linh, có khuyết điểm gì kể chị nghe.Cứ moi ra, khen là thường, chê mới có ích. Cô ấy bảo chỉ mải hát, có để ý gì đâu, nhưng sau đó Nhạc Sĩ P.T. gọi điện thoại, đáp ứng yêu cầu cho là oái oăm của HT là buổi hát ấy có chỗ nào dở ? có khâu nào đáng chê ? Rất vui là anh P.T. khen nhiều, có chê mà chê ít, như vậy cám ơn Chúa, Quê Hương thành công, đại thành công. Chúc mừng cha Xuân Thảo.
Còn Đêm Bài Ca Ngân Vang của LM. NS. Kim Long thì mình có đi, đi Lễ, đi nghe. Không chê đâu vì mình đến hơi trễ, lại phải ngồi ngoài sân, chỉ ngạc nhiên sao Bố KL. một trời Tác phẩm, mà  dâng Lễ lại hát bài của Viết Chung nhể ? (Anh VC. trên Thiên Đàng ...khoái chí nhé). Nói thật nhé, mình không chê ( biết !không làm thì đừng chê), nhưng người đi dự về chê "quả đi mât ".
Nào,đề nghị chúng mình cùng nhau tự kiểm điểm cho tốt. Đức Thánh Cha Phanxico chẳng khuyên là  "Hãy làm việc thiện" đó sao ! Mình thật lòng, đừng ai nói mình oái oăm nhé. Cám ơn nhiều.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

MÁI ẤM

Tôi vừa gửi gắm tâm tình về Nhà Hưu lên blog thì hôm nay lại nhận được thư Bạn thông tin về Mái Ấm.
Mái Ấm và Nhà Hưu cùng một dạng như nhau, trong hai nơi đó, chỉ có những tâm hồn, già, trẻ, cần nương tựa nơi  y dưỡng viên, nơi người bảo mẫu.
Ở đó rất cần sự chăm sóc, ân cần lo lắng, thương yêu thật sự.
Quý Ông quý Bà thì cần tâm sự, lắng nghe ủi an.
Các cháu mồ côi cần ...tất tần tật. Chúng thiếu cái mà Bạn có dư thừa, đó là Tình Yêu.
Bạn hãy nhìn vào đôi mắt trẻ thơ, nhất là đôi mắt những đứa trẻ sống trong một mái ấm tình thương. Chúng thiếu thốn tình thương như thế nào Bạn biết !
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều Mái Ấm.
Và sau một thời gian dài đi thăm viếng nhiều "Mái", kể cả chuyến đổ bộ vào bệnh viện Nhi Đồng vào ngày mồng Một Tết năm nào, tôi không có can đảm nghĩ về chuyện này nữa, vì lòng tôi không đủ rộng, tay tôi không đủ quà và nhất là sự phán đoán của tôi không đủ quảng đại.
Vậy thưa Bạn, nếu Bạn có điều kiện và thời giờ, muốn tìm thăm một Mái Ấm nào đó ở Việt Nam, xin gợi ý với Bạn vài điều :
1. Bạn  xác định rõ, tấm lòng tràn đầy yêu thương mình dành cho các bé là có thật.
2. Bạn chụp cho nhiều những cảnh cảm động mà cô cháu trong Mái Ấm dành cho nhau.
3. Bạn thật thà trao trọn niềm tin cho Vị Chủ Nhiệm Mái Ấm. Đừng nghi ngờ có sự gian lận hay giả dối.
4. Bạn nhìn các Vị ấy như nhìn các Thánh.
5. Bạn dốc hết túi ra, càng nhiều quà, Mái Ấm càng vui.
Cam đoan với Bạn,
nếu đạt được những điều kiện trên, Bạn sẽ rất hài lòng khi đến thăm một Mái Ấm.
Với điều 1, tôi nghiêng mình cảm phục Bạn.
Điều 2, ru lòng Bạn cho êm đềm, như một giấc mơ đẹp đi.
Xin Bạn nhớ kỹ điều 4, (như Hiến Pháp nhà nước vậy). Bởi nếu sai sót hoặc quên lời khuyên này, Bạn sẽ trở nên....giống tôi, khi ấy, tôi không thể giúp gì cho Bạn được.
Bạn còn đòi hỏi gì nữa không ? À, niềm vui của các cháu ấy hả ?
Vâng, dĩ nhiên trẻ con thấy khách đến nhà đứa nào chả thích. Cháu tôi có mẹ có cha đầy đủ mà còn thích cô bác đến chơi, huống hồ trẻ mồ côi trong nhà bảo trợ.
Lại còn thắc mắc về bữa ăn của các cháu nữa ư ? Cái này thì tôi không bảo đảm. Muốn biết các cháu no đói ra sao, cơm nấu có ngon không, thức ăn có đủ chất bổ dưỡng không, Bạn phải ĐỘT KÍCH.
Nói chung, muốn biết sự thật, mọi vấn đề , ta đều phải đột kích chứng kiến.Vì thế tôi mới đề nghị với Bạn điều 3.
Về điều 5, tuyệt đối xin Bạn đừng trao hiện kim vào tay Vị đứng đầu ngôi nhà tình thương ấy, nếu không sẽ hối hận dài lâu. Chúng ta phải xác định lại với nhau rằng : Đến với Mái Ấm Tình thương thì quà quý nhất, các cháu thèm nhất  là Tình thương chứ không phải bạc vàng tiền của. Bạn đến thăm các cháu hay vì mến Vị Chủ Nhiệm ? Dĩ nhiên toàn quyền ở Bạn, nhưng ở đây chúng ta đang nói tới vấn đề Mái Ấm. Nếu Bạn trao tiền cho Vị Chủ Nhiệm nhà nuôi trẻ, liệu cái Mái này có Ấm hơn không ?
Biết sao nói vậy. Bạn không tin thì thôi.

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

NHÀ HƯU



Còn chờ đợi còn thấy đằng đẵng.
Ai trong bất cứ một mối chờ đợi nào cũng chỉ mong thời gian chóng qua. Bao lâu chưa đạt được kết quả, bấy lâu cứ sốt ruột, đứng ngồi không yên. Cho nên, nơi ta muốn đến và rời nhanh nhất là trạm xe. Nơi các trẻ em mong nhất là sân trường ngày mãn khóa. Còn gì đằng đẵng hơn những ngày tháng trong nhà hưu ?
Mỗi lần có dịp bước vào một nhà Hưu dưỡng, tôi luôn phải né tránh ánh nhìn của các bô lão, các Quý Ông, Quý Bà ngụ trong đó. Luôn luôn là những đôi mắt đau đáu nhìn về nơi xa xăm. Hình ảnh ấy buồn bã làm sao ! Tôi biết, các Cụ lúc nào cũng nhìn qua một khung cửa, ngoài kia, có con gái tôi thế nọ thế kia, con trai tôi thế kia thế nọ. Nhất là khi nói về các cháu Nội Ngoại, Cụ nào cũng sáng bừng cặp mắt mờ đục, chiếc miệng móm sều nhoẻn cười thật tươi khi có người ngồi nghe Cụ khoe con khoe cháu. Khi nghe dụ khị, dỗ dành, Bà (Ông) ráng ăn hết chén cơm này, giữ sức khỏe, con cháu vào thấy Bà (Ông) có da có thịt thì mừng, vui, các Cụ cũng thích, nhưng im lặng, cái cách trả lời này cho thấy, Cụ hiểu vấn đề không lạc quan , đơn giản như thế. Dĩ nhiên gặp chúng nó thì vui thật, nhưng niềm vui qua mau, đôi khi nỗi buồn ập tới lúc nào không biết.
Nhà Hưu là nơi sạch sẽ, ngăn nắp, thứ tự, có người ra vào, lưu tâm chăm sóc sức khỏe cho từng thành viên, nhưng, không ai muốn ở nhà Hưu, hay nói cách khác, bần cùng bất đắc dĩ mới phải ở. Một Cụ Bà đã 90 tuổi cho biết, Cụ không ở nhà Hưu, vì ở nhà Hưu không được tự do.
Thế các Cụ ở nhà Hưu thì nói sao ? Một khi đã vào, chọn nhà Hưu làm nơi ăn ngủ, ngày qua ngày, đêm lại đêm, thì các Cụ luôn có thái độ chấp nhận, nhưng ...buồn.Buồn không thốt nên lời. Nó cứ thăm thẳm....
Tôi thương nỗi buồn ấy lắm.
Ước gì trên đời này những người con trai, con gái đừng phải rơi vào hoàn cảnh để cha mẹ mình phải vào nhà Hưu.
Một ngày nào đó, khi đến lượt tôi già cả, lẫn lộn, lẩm cẩm, người thân phải đưa vào nhà Hưu, tôi nghĩ sao ?
Ồ, thì cũng chấp nhận thôi. Cuộc đời chóng qua, ta đừng làm phiền lòng người xung quanh, thế là tốt.
Nhớ đến một Bà Cụ quen biết. Cụ rất già, nhưng vẫn ăn uống bình thường. Cụ nói giọng còn khỏe, suốt ngày ngồi trước cửa, thấy ai đi qua đi lại thì kể tội con dâu, chửi bời, nhiếc móc đứa nào ăn cắp tiền của bà.
Ôi thôi, nếu tôi có tật ấy, xin bà con đẩy ngay tôi vào nhà Hưu.
Ở nhà Hưu sạch sẽ, ngăn nắp, thứ tự có y tá, có thuốc men, và nhất là ở đó, mọi người không bị phiền lòng vì tôi. Tôi hứa, đôi mắt tôi sẽ rất vui, không chờ đợi, không thăm thẳm chiều trôi, không buồn vui lẫn lộn, tôi chỉ ngồi lẩm bẩm chuyện ngày xưa thôi không làm mất lòng ai ....
Nhưng, như một con bệnh tự kỷ như thế thì cũng bó tay...
Tuổi già thật đáng thương phải không ?
Còn một tuổi già khác thật dễ thương, đó là các Nữ Tu, các Linh mục lớn tuổi.
Mời Bạn bước vào một nhà Hưu trong tu viện nào đó.
Bạn sẽ thấy ở đó, tuổi già rất dễ thương và được kính trọng. Các Tu Sĩ trong nhà gọi các ngài là Quý Bà, Quý Mẹ, Quý Cha Cố...
Thật dễ thương phải không ạ ! Xin mời vào nhà Hưu.
Còn nếu ở ngoài vui thì xin cứ ở, chúc quý Vị  hài hước như thế này nè :
Chơi ngon
Thời trang  tếch-ních

Các cháu nhỏ thèm nhỏ rãi...

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

NGƯỜI MANG TÊN LE


Mới đây, tôi nhận được Tin nhắn bàn hỏi về Thánh nhạc, ký tên là Le Nguyen.
Thoạt tiên, nhìn vào tên này ai cũng có thể đoán đúng nhiều phần trăm người này họ Nguyễn, hoặc họ Lê. Đây cũng là một trường hợp bình thường .
Tôi không biết đây là tên được viết theo cách nào, Họ ở trước hay Họ ở sau ?
Đáng lẽ ra, tôi chỉ cần theo phép lịch sự trả lời vào đúng vấn đề người ta hỏi, là xong.
Nhưng không hiểu sao, nhìn vào cái tên không mang dấu chính tả tiếng Việt,  tự nhiên tôi ngồi suy xét linh tinh, mất bao thì giờ. Tôi tính vầy :
Cho là Họ Lê đi, thì tên là Nguyên, Nguyện, Nguyền...
Họ Nguyễn thì  tên sẽ là ..., a! lắm chuyện đây! Ta phải ghép các dấu vào, rồi xem mặt đặt tên, khổ đây là người không quen. Thì cứ thử : Lé, không đâu, mà cũng có thể .. - Lè, cũng không, ai mà tên thế - Lẻ, chắc không, nhưng hay là chỉ có bố, hoặc chỉ có mẹ... - Lẽ, chả lẽ muốn con mình làm lẽ sao ! Lẹ, có thể cha mẹ mong con mau chóng công thành danh toại ....Nhưng tiếng Việt còn dấu mũ ^ nữa. Nếu thêm ^ vào tên này có thể là Lế, Lề, Lể, ồ toàn những tên kỳ quá. Lễ , hay Lệ mới đẹp chứ.
Sau đó, tôi được biết tên người này là Le. Em tên Nguyễn văn Le. Làm le, lấy le, le te, le lói...đó, xấu chị hỉ !
Đơn giản thế thôi mà mình phức tạp hóa vấn đề làm chi.
Cũng bởi trong giao tiếp qua bàn phím, ngày nay người ta làm mất dấu tiếng Việt, khiến cho có những vụ hài hước cười bể bụng, nhưng cũng có những hiểu lầm kinh khủng dẫn tới xích mích, giận dỗi.
Cách xét đoán cũng vậy, không cho phép chúng ta nghĩ quàng xiên.
Tôi phải luôn sống đơn sơ, giản dị, không chỉ qua một cử chỉ nhỏ, như cái tên chưa thêm dấu, mà nghĩ đó là một cái tên xấu ( xấu từ cha mẹ họ xấu đi mới bậy chứ!)
Trong sinh hoạt tập thể con người với nhau, chúng ta luôn gặp nhiều tính cách khác biệt. Bao nhiêu khuôn mặt, bấy nhiêu tính cách. Tôi không thể nhìn người có nước da ngăm mà đinh ninh họ không sạch sẽ, người trắng trẻo chưa chắc siêng tắm rửa. Người gầy thầy cơm, chưa chắc. Béo ăn nhiều, làm sao dám nghĩ vậy được. Chỉ dám đưa ra một ví dụ đơn giản vậy thôi để tự nhắc nhở mình rằng hãy nhìn ở người đối diện tất cả những vẻ đẹp họ có. Người trước mặt tôi là Lễ, là Lệ , là Lê đó. Những cái tên hay đấy chứ.
Còn Le ư ? Ôi, xứng đáng biết bao. Chúng ta đều là thiên tử, con cái một Cha trên trời, chúng ta có quyền làm le, lấy le, le te cho le lói chứ Le. Cám ơn cha mẹ Le đã đặt cho Le cái tên rất có ý nghĩa Thần học.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

TRỖI DẬY KHỎE KHOẮN

Mọi sự trỗi dậy đều cần thiết cho mỗi chúng ta, nhất là trong tình trạng chây lì, biếng nhác.
Tính lười dần kéo con người đứng lại hơn là đi, ngồi xuống hơn là đứng, nằm xuống hơn là ngồi , và im lìm hơn là động đậy.
Nhiều khi tôi cảm thấy lì lợm đến độ không muốn động đậy, ấy là lúc phải báo nguy.
Cơ thể vẫn cử động nhưng rỗng tuếch, vẫn thở mà không hít lấy sự sống.
Như một tay chơi đàn vô cảm.
Như một họa sĩ đâm toạc bức toan khi cụt hứng.
Như nhà thơ cố chèn chữ nghĩa vào câu thơ...
Như tôi, khi từ sáng đến tối chỉ tiếp xúc với cách làm món..., cách nấu..., cách bày tiệc...
Vậy trong những lúc tưởng như chán chết đi được ấy, ta rất cần trỗi dậy.
Đâu phải đợi tới khi "mắt nhắm rồi lại mở ra ngay" mới  Giêsu, Maria, Giuse xin cứu con.
Trỗi dậy, không phải cho mình, mà cho người khác.
Chúa Giêsu chắc chắn thương bà mẹ góa mất người con quý tử. Nên mới cho anh ta sống lại.
Vinh Danh Chúa ở Tình Yêu.
Tôi cũng phải vì người lân cận mà đứng lên, trỗi dậy.
Làm việc như không có gì chán nản.
Vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.
Yêu mến, tín nhiệm như chưa hề thấy sự dối trá.
Mục đích là để cuộc sống luôn vui tươi, đẹp đẽ, vì nhau.
Tôi không thể nào gọi là trỗi dậy được khi tôi không tha thứ cho ai đó.
Chính sự tha thứ cách khiêm tốn chân thành là một sự trỗi dậy cao cả và khỏe khoắn nhất.
Tôi cho là thế. Và sau đó, chắc chắn  sẽ là sự khoan khoái.
Không gì bằng khoan khoái tinh thần và không khoan khoái tinh thần nào bằng sự chân tình tha thứ.
Tha thứ là chết cho cái tôi để trỗi dậy cho người.
Trỗi dậy từ từng cái chết nhỏ bé để tập đón nhận một sự chết vĩ đại mà Thánh Phanxicô đã trìu mến gọi là Chị Chết. Khi  Chị Chết viếng thăm, khuôn mặt Chị thân quen đến có thể ngả vào lòng Chị.
Và khi ấy, sự Sống nối tiếp sẽ hạnh phúc biết bao.
Người vô thần cũng không thể nghĩ khác hơn.
Chỉ đáng buồn thay cho những ai bị người đời nguyền rủa : "Đi chết đi".
(Và đáng tiếc thay chỉ có một số nào đó mà cả dân bị đuổi. Nhưng dân lành đừng ngại, tôi vẫn yêu người).
Hãy trỗi dậy, hỡi người ngủ mê thôi.
HT.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

BẬP PHÙ XÍ XÓA

Minh họa Tom & Jerry thật là thích hợp.
Bất cứ một blogger nào cũng muốn tự chăm sóc vườn mình, để hoa là hoa của mình, quả là quả của mình. Nhưng không phải blogger nào cũng là nhà văn. Đây là trường hợp của tôi. Thoạt đầu, ý tưởng tạo blog là một món quà cậu bạn họa sĩ tài hoa làm tặng cho tôi. Chắc chắn tôi khi ấy cũng chẳng nổi bật gì về văn chương chữ nghĩa, nhưng có tật hay viết. Từ khi có cái laptop, tôi siêng gõ lách cách , dĩ nhiên mổ cò. Và cậu bạn đã dùng blog  để khích lệ tôi, một người đã quá già để học hỏi Internet....
May thay, Trời cho tính tôi hiếu học.
Lúc đầu thi thoảng đưa lên được một bài Tạp bút. Viết tạp bút là để tập tành gõ Word và post bài.
Nay đã có blog được hơn một năm rồi. Truyện ngắn, truyện dài, chuyện phịa, vẽ vời, nhạc nhiếc lên cũng được một số, tôi vẫn thích mỗi ngày mình có một Tạp bút. Đây mới chính là của riêng mình. Mình hiện thời và mình là mình.
Nhưng nói dễ hơn làm, nhiều ngày, nhiều lúc, đầu óc trống rỗng, hay có suy mà nghĩ không ra. Mở blog mà không biết gõ gì.
Khi nào Bạn thấy tôi sưu tầm, lướt web, ấy là lúc đầu óc tôi không ra làm sao cả.
Khi nào Bạn thấy tôi đăng cuối bài câu này: " Cảm ơn ....đã gửi bài này cho NHT'", là Bạn biết tôi hôm ấy chán phèo thế nào.
Hôm qua, khi còn đang cảm thấy khổ tâm vì chưa viết gì cho blog, tôi nhận được một bài sưu tầm trên mạng do một cha bạn gửi cho. Bài thật hay, đọc xong thích ngay, mở blog để post lên cho mọi người cùng suy tư. Tôi rất thích chia sẻ như vậy. Nếu Bạn vào vườn này, nhằm lúc tôi đã click vô chữ XUẤT BẢN xong, Bạn đã đọc thấy bài ấy ở ngay Trang Chủ, mới cáu chỉ hôm qua.
Sau khi đăng bài ấy, tôi trở lại tìm Nguồn của nó để gõ tên Tác giả cho chính xác, nhà Đạo gọi là theo lẽ công bằng.
Gõ xong tên tác giả, đúng hơn là tên Người đánh Máy bài ấy rồi, tôi mới chú ý tới một câu viết kèm theo, đại ý là ai  lấy bài này đem đi đăng nơi khác mà không gõ tên người Đánh Máy thì là vô lễ, bất lịch sự, này kia....
tôi liền bị sốc, bởi đây giống như một tiếng chửi bâng quơ. Không biết chửi ai, chửi có đúng đâu mà !
Tôi quay ngoắt lại blog và XÓA ngay lập tức bài ấy. Chả việc gì phải mượn phải nhờ.( Nó biến mất rồi, Bạn không còn thấy đâu).
Bạn nghĩ xem, tôi có lòng tự trọng chứ.
Đâu phải tôi không nghĩ ra điều gì đâu. Chưa thôi.
Cám cảnh thay cho người chửi đổng ấy, bởi công lớn là ở Tác giả bài viết chứ đánh máy là chuyện nhỏ.
 Thôi kệ ! Bập phù, xí xóa !
Minh họa bài này bằng hình ảnh Tom và Jerry thật là thích hợp.
Cả hai đều láu cá, chí chóe rồi lại khoác vai nhau cười hòa. Tôi không láu cá, nhưng phải viết bài này, coi như xin phép cộng đồng cho tôi "chơi" anh chàng nào đó một cái, bởi tức mình to đầu  mà dại, Jerry bé dái mà khôn...
Thôi được rồi, hành nghề đánh máy tiếp đi Jerry, công to đấy.....
Tom HT.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

TÔI XIN GIỚI THIỆU

Hôm nay là Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa.
Chớm sang "tháng Sáu trời mưa", mùa Lễ Trọng, hoa vẫn còn ngút ngát trong nhà thờ.
Thầm cám ơn chị cắm hoa, chị L..
L. rất siêng năng, âm thầm, lại khéo tay, có con mắt nghệ thuật, cắm hoa khá đẹp.
Hôm nay Chúa được bảy bình
sáu bình ở dưới tình hình hơi đông...
Không biết Chúa có ngộp thở ?
Chắc không sao, vì đó là tấm lòng con cái dâng lên, hoa tươi, lòng thành, xin Chúa vui nhận.
Những dịp lễ Trọng, trong các nhà thờ vẫn thường đầy hoa đẹp như trong ảnh chụp trên đây.
Rất trang trọng, rất hoành tráng (dùng chữ này là nhiễm nặng mất rồi...)
Có điều lạ lắm, sáng nay trên một lẵng hoa có gắn một bảng chữ. Nho nhỏ, hình tròn, nền trắng, chữ đỏ.
Lại gần sẽ đọc được, hiểu được,
nhưng vấn đề mình muốn nói ở đây là nó là một bảng chữ.
Như ...quảng cáo.
Ngoài đời, ngành "prồ" bây giờ người ta hay làm vậy. Xem ti vi ắt thấy, ví dụ ngay dưới cái bàn cho "người kỳ diệu" Nick đứng diễn thuyết phải có tên nhà tài trợ rõ ràng, làm sao cho máy quay chiếu liên lỉ vào đấy, mọi người dán mắt vào, không ai có thể quên cái tên ấy.
Thế cho nên, muốn cho mọi người biết, phải viết chữ.
Vậy hôm nay, trên cung thánh, cũng có ...giới thiệu gì đó ....nghĩa là phải ra chữ người ta mới hiểu được, chứ không lẽ ông trùm bà quản cứ phải đứng nói "Tôi xin giới thiệu, hôm nay lễ Mình Máu Thánh Chúa".
Cũng thế cho nên, hôm nay cái bảng chữ ấy làm mình không thích.
Không thích.
Cho nên không muốn gõ nữa....
Hơ hơ !

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

SAO TÔI DẠI QUÁ VẬY ?

Có một lần, tôi mang niềm ân hận, nhẹ nhàng nhưng sâu thẳm, sâu thẳm vô cùng.
Chuyện dẫu là ký ức thời thơ ấu xa xưa, tôi vẫn nhớ như in. Để tôi kể Bạn nghe :
 Hồi đó, tôi chừng lên chín, gia đình tôi ở căn nhà gỗ sơn màu nâu đỏ, dưới dốc chùa Bà Sám, thuộc quận Đơn Dương, tỉnh Tuyên Đức, cách đập Đa Nhim 3 cây số,  xê xế đó có con đường mòn đi tắt vào Dòng Châu Sơn.
Thời gian ấy, mẹ tôi cho một cô ở trọ chung nhà . Cô có đứa con trai nhỏ chừng 2 tuổi. Nó tên là Vũ. Thằng nhỏ này làm sao không biết mà suốt ngày khóc lóc mè nheo mẹ nó : "Mẹ thương con, mẹ thương con". Từ sáng đến lúc đi ngủ, nó chỉ nói một câu đó làm tôi nhức đầu. Tôi ghét thằng Vũ lắm. Cô mẹ nó thì luôn ngọt ngào với nó. Cô không bao giờ quát la con. Mỗi câu "Mẹ thương con" của  Vũ thốt ra tôi nghe bực mình, nhưng mẹ nó luôn dịu dàng đáp lại : "Ừ, mẹ thương con". Hai mẹ con họ luôn sống trong tình thương dạt dào, âu yếm, không ai có thể dứt bỏ, chia lìa . Tôi nhận thấy, dù đang bận làm việc gì đó lắm, mẹ Vũ vẫn luôn kiên nhẫn lắng nghe con trai  kêu réo, nỉ non, thống thiết. Tôi nhớ chẳng bao giờ cô quát nín đi. Cô cứ để cho con cô khóc, làm như con cô có khóc thì cô mới có dịp nói cho con biết mình thương nó. Tôi nhớ giọng cô luôn nhẹ nhàng, cảm thông, yêu dấu, điều này lại càng làm tôi khó chịu, vì cứ phải nghe thằng Vũ lải nhải một câu hoài. Sao nó không nói câu khác cho tôi nhờ.Tôi ganh tị với tình thương mẹ nó dành cho nó.Mẹ thương con, mẹ thương con, ừ mẹ thương , mẹ thương. Trời ơi, nghe hoài mệt quá.
Nhiều năm sau....
 Một lần, nhân nghe mẹ kể những chuyện xửa xưa, tôi nhắc chuyện này.
Mẹ tôi bảo, hồi ấy, bố Vũ bỏ đi xa, mẹ nó còn trẻ không biết làm gì, mẹ tôi cho ở nhờ, không lấy tiền nhà. Thằng Vũ hay khóc vì nó bị bệnh hiểm nghèo, nó đau liên miên trong người.
Vũ và mẹ nó chỉ ở nhà tôi một thời gian ngắn.
Ít lâu sau, Vũ chết.
 Nghe mẹ kể, tôi lặng người.
Từ ấy, mỗi khi nhớ lại chuyện này, tôi thương bé Vũ vô cùng.
Tôi cũng thương mẹ nó.
Bây giờ, để đem chuyện cũ ra suy, tôi vẫn lặng người, ứa nước mắt khi nghĩ về tình thương Thiên Chúa dành cho loài người. Cũng y như thế. Tình Yêu là thế. Chúa như mẹ hiền, luôn thương từng người trong chúng ta như mẹ Vũ thương Vũ vậy.
Còn loài người thì như tôi, thuở nhỏ, chứng kiến rõ ràng tình Mẫu Tử của mẹ con người ta ngọt ngào như thế mà chỉ biết ghen tị, ganh ghét. Đã không biết phụ cô chăm sóc em bé, không hỏi han, chia sẻ, chỉ biết đứng ngoài nhìn vào rồi bực tức, ghét bỏ....Ấy là thái độ của tôi ngày ấy, vô can đối với lân cận, hình ảnh của một tâm hồn vô lo, ấu trĩ.
Cũng vậy, biết Chúa yêu loài người, Chúa yêu từng người, nhưng loài người hình như không ai thiết tha với Chúa như Vũ đối với mẹ Vũ.
 Tôi cũng vậy. Thật vô cùng dại dột. Dại dột vô cùng.
Sao mình không  bám lấy Chúa?
 Sao mình không mè nheo suốt ngày để Chúa phải bỏ việc ở bên mình, ừ, Cha thương con.
Chúa có thể thua một người mẹ trần gian về tình thương con cái sao ?
Vì sao tôi không nói hoài : Chúa thương con, Chúa thương con, Chúa thương con, Chúa thương con, Chúa thương con, Chúa thương con, Chúa thương con .
Vì sao tôi không khóc lóc suốt ngày?
Vì sao vậy ?
Vì tôi không thiết tha với Chúa.
Vì tôi không bám víu vào Chúa.
Vì tôi không đau trong người.
Tôi đâu có cần tình thương của Chúa.....
Tôi đâu có cần Chúa chăm sóc, lo lắng cho tôi.
Tôi đâu có muốn nghe câu dỗ dành trìu mến kia  :  "Ừ, mẹ thương , mẹ thương ".
Trời ơi,
vì sao tôi dại quá vậy ?

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

TÍNH TOÁN VỚI THÁNH

Trên mạng người ta chú thích dưới bức ảnh này đại khái là em bé thèm mẹ, em lấy phấn vẽ mẹ lên nền nhà rồi nằm vào trong lòng mẹ phấn ấy.
Ai chả làm được cái ảnh này, nhưng để nghĩ ra được ý tưởng như tác phẩm muốn nói thì thật hay.Tôi thấy cảm động, bởi tính tôi yêu con nít. Song, nghĩ lại, thực tế còn vô vàn vô số trẻ như vầy thì trái tim mình còn nhỏ bé quá, mình chưa đi đến đâu để gọi là cảm thông với những buồn phiền, nhớ thương của các cháu mồ côi.
Sáng nay đi Lễ nhận ra trong nhà thờ có quá nhiều hoa tươi. Lẵng, bình, lọ, cứ là chi chít, chật ních, em nào em nấy to khủng, lộng lẫy huy hoàng ....Chúa được 6, Đức Mẹ 5. Ấy là  Đức Mẹ Im-ma-cu-la-ta đứng trên hang đá Lộ Đức, còn Đức La Vang, áo tứ thân, ôm Con, được những 7. Thánh Giuse âm thầm  thường chỉ được hưởng hoa giả bằng ni-lông, hôm nay cũng ngát thơm  1 bình hoa thật. Các tượng đứng ngồi chung quanh tường hôm nay, nhờ hồng ân Tháng Đức Bà cũng được thơm lây.
Thoạt đầu giận lắm, nghĩ sao Đức Phanxicô lên mà còn hoang phí thế này, chợt nhớ ra à tháng Hoa.
Đoàn Con Hoa xúng xính áo dài khăn đống i ỉ í i ì i mấy khúc, dâng cả lên Đức Bà, xong sau đó các bà các cô cắm hoa nhà thờ mang xuống, phân chia, sắp xếp lại, như nhà trai về thì nhà gái bưng mâm quả xuống nhà dưới chia cau trầu cho họ hàng.
Thảo nào, hôm Chúa Nhật lễ ra thấy góc nhà xứ đầy những xô, những nước, những lá cùng hoa, gần bằng một hàng hoa ngoài chợ. Khéo nhà thờ mua cả chuyến hàng của cô bán hoa cũng nên.
Thế thì, ...tốn tiền lắm đấy nhỉ ! ( mình bắt đầu tính toán rồi đây! Hư quá, nhưng vào vấn đề buộc phải).
Một bông hoa Hồng cho là 2.000, Ly Ly phải 5.000, Cát Tường tươi lâu hơn, giá đắt hơn. Một lẵng hoa các loại, bé nhất, đơn giản nhất thì 200.000, to phải 500.000, một bình hoa cắm nghệ thuật Ikebana cần  tương đương hoa đẹp và chọn lọc như thế.
Vậy cộng cả bàn thờ Chúa, Mẹ, các Thánh, có lẽ phải mua hết cả hàng  cô bán hoa thật.
Xin phép Đức Bà cho con suy nghĩ vớ vẩn về chuyện mua hoa :
Phải chi mỗi bình hoa chỉ be bé xinh xinh thôi, còn tiền để dành cho quỹ giúp trẻ mồ côi, chắc trên trời ...không phiền. Mẹ nhỉ.
Ai bảo Chúa, Mẹ chê hoa dại nào?
Ai ?


Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

CHÚA YÊU AI ĐƠN SƠ

Bo vẽ
To đầu mà nhiều khi như trẻ con. Không phải đâu, rằng thì là đã đến tuổi già, người ta vẫn bảo ai già quá tính tình sẽ trở lại thành con nít. Nghe thật là thích. Mình già lắm rồi nên rất thích làm trẻ con, có cái đáng yêu của trẻ con chứ không phải là kiểu cưa sừng làm nghé. Cưa sừng làm nghé là khác, là điệu, là rởm, là tưởng còn bé lắm đấy hả, là ma-ri-sên phốc.
Trẻ con nhảy cò cò, nhảy dây, đánh đu chả ai gán cho chúng những chữ ấy.
Trẻ con tắm mưa, hét toáng giữa sân, chả ai bảo chúng khùng, còn thấy dễ yêu.
Còn mình, mình càng ngày càng thích đơn sơ này, giản dị này, thật thà này...đấy ai nghĩ sao thì nghĩ, đừng nhìn mình đây bằng con mắt ối giời, đừng nhếch mép cười nhạt.Mình già thật mà! Già chát luôn.
Mới năm ngoái , mình còn chọn cho đủ 5 tuýp màu để vẽ một bức tranh. Bảo phải sặc sỡ mới nổi.
Mới đầu năm nay còn khoe bạn ạ, mình mới may cái áo có hoa văn như tháp Chàm í, trông lạ lắm.
Hay mới tháng trước chứ đâu, mình còn tìm ảnh đại diện blog cho thật nên thơ, gõ họ và tên blogger lên đầy đủ cho thật oách. Mất bao nhiêu lần đăng-xóa, đăng-xóa, mất bao nhiêu thì giờ chỉnh sửa, toàn chọn màu Tím, đại khái là muốn cho mọi người biết tôi cũng thơ lắm đấy , "yêu màu tím hoa Sim" đích thị là người của "thơ dzăng", "nghệ thực" rồi. Còn đi siu tầm ảnh hoa nọ hoa kia, hoa Giấy nhà hàng xóm có không đăng, phải ra tận Bãi Dâu chụp cơ. Hoa nhà tím có, vàng có, trắng có, Bằng Lăng, Hoàng Anh, Nguyệt Quế thơm ngát, không, thấy nhà người  bên Mỹ có Oải Hương, Oải Hiếc gì đấy cũng ham, chớp chớp...
Không! Nay tôi đã già rồi, tôi thích thành trẻ con.
Đơn sơ giản dị thôi, càng đơn sơ giản dị càng tốt.
Thế, Đen -Trắng thôi nhỉ. Nhưng thiên hạ nhìn vào tưởng bảng Cáo Phó.
Phải màu Xám vào mới hay ! Tuổi trẻ, có một thời gian dài ơi là dài, mình rất chuộng hai màu Xám và Trắng. Ngày còn bé, 12 tuổi, được ba cho đi  học vẽ tại nhà Họa Sĩ Thịnh Del ở đâu như đường Hồng Thập Tự, nhớ là gần rạp gì đoàn Kim Chung hay diễn đó, bây giờ nó là đường gì nhỉ ?
Lần đầu tới nhà ông thầy, thấy sao thầy già mà trẻ con quá, tay vịn lên lớp học trên gác lửng thầy cho sơn 3 màu : Trắng, Hồng, Xanh nhạt. Nói chung thì nhẹ nhàng, mát mắt, dễ thương. Nhưng thấy cứ làm sao í, nhà họa sĩ chứ có phải nhà giữ trẻ đâu mà thầy chơi màu Mẫu giáo thế.
Lớn hơn một tí tuổi, đọc No man is an island của Thomas Merton, mình mê gam Xám- Trắng.
Bìa sách là phải Xám-Trắng-Đen mới là sách ...hay, nhiều tư tưởng thâm thúy,cao siêu.
Ấy là quyển 1. Sang đến quyển 2 cùng tên, nhà xuất bản đổi màu bìa thành gam Nâu-Cà phê sữa.
Từ đấy thấy Nâu cũng hấp dẫn ghê, tại vì ....tư tưởng Thomas Merton tuyệt vời.
Trở lại vườn yêu, mình vốn vẫn chấm màu Tím hoa Sim. Thấy nên thơ sao đâu ! Biển cũng phải là biển Tím cơ. Thủy triều Xanh của người ta cũng cho vào M.O. Picture chuyển sang Tím mới chịu được.
Đùng một cái, thấy biển, sóng, thủy triều, hoa, thứ gì chuyển sang Tím cũng vô duyên tệ.
Vô duyên quá đi, chịu không nổi.
Nhìn thấy chán.Chán những gì mình đã làm. Không ngờ trước giờ mình rởm thế nhỉ. Thì ra cái gu nghệ thuật của mình nhí nha nhí nhố quá thể. Sao không ai nhắc cho mình, góp ý cho mình?
Chả trách ai được, trách mình thôi.
Hôm nay mình thay đổi rồi.
Lâu lâu thay đổi cho đầu óc, trí tuệ nó quang ra một tí.
Thay đổi xong chợt nhận ra, ôi ta lại vẫn là ta xưa thôi.
Xám-Trắng-Đen, kể cũng đơn sơ, giản dị nhỉ.
Thôi được rồi, giá tí Hồng phấn vào thì xinh hơn đấy, nhưng sợ  ra blog của Mẫu Giáo.Các cô nhà Trẻ lại mò vào truy cập địa chỉ " cách lườm trẻ thành công" hay "cách nấu cháo cho bé mất hàng tiền đạo" thì Hải Triều'blog thua !HT' rất yêu trẻ nhưng không thích nấu ăn. Hoặc là các Sơ, đơn sơ cứ tưởng đây là trang dành cho con nít học Giáo lý Khai tâm thì nhầm luôn. HT' không qua khóa Giáo lý viên nào, chỉ viết linh tinh, đừng tin.
Nếu tôi còn trẻ, sẽ chọn màu Hồng.
Giờ thì chỉ thích giản dị thế này.
Chúa yêu trẻ em tại vì chúng đơn sơ, không màu mè.
Mình muốn giống trẻ em kiểu ấy.
Hi ,Chúa, yêu con nhé Chúa.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

NGẮN

1.Nhà thờ bằng kính. 
Cha xứ đeo kính. 
Giáo dân cung kính. 
Riêng ơn gọi của cái chuông không là kính.
Nó kêu : Keng kính cồng, tôi bằng đồng.



2. Các tín hữu bước vào một nhà thờ được xây cất bằng gương. Họ hướng mắt tìm nhà Tạm để bái Chúa. Khi ấy, họ nhìn thấy trong mỗi tấm kính đều có chân dung họ và mọi người đang ở trong nhà thờ. 
Họ hỏi nhau:  Chúa đâu ?
Ai biết !


3. Chuông nhà Dòng thong thả dóng 9 tiếng sầu. 
Các ma sơ nhìn nhau dò hỏi : Có phải chị Mátta nhà Hưu sinh thì không ?
Sơ Thủ thư Clara nghe vậy chép miệng : Thế mà cứ lần lượt vào đây ký mượn Chuông nguyện hồn ai của Hemingway.
4.Giáo viên dạy vi tính giảng về mạng : Khi bạn gõ chữ " John Donne" vào Google, lập tức máy sẽ cho kết quả về nhà thơ John Donne. Một  học viên thú vị phát biểu : Thậm chí, lần thêm, máy còn  cho cả  Thomas Merton, cho cả Hemingway, " Chuông nguyện hồn ai" ,"Không ai là một hòn đảo"...
Ông thầy gật gù : Thưa bạn, có cả tên của bạn nữa, nếu bạn muốn.
Học viên cúi xuống chăm chú ghi chép vào sổ tay : 
"Gõ gì cũng ra. Quan trọng là có tìm được điều gì  tốt đẹp hay không". 
Học trò đáng nể !
 5.Giáo xứ tôi có 4 ca đoàn. 
Mỗi ca đoàn nhận hát một giờ Lễ khác nhau. 
Ca trưởng nào cũng tự hào về   tiếng tăm của ca đoàn mình. 
Ngày kia, nghe kể, có ai đó tới xứ tôi tham dự một Thánh Lễ, về nhận xét như sau: Ca đoàn của nhà thờ này hát dở quá! 
Cả 4 ca đoàn, ngần ấy ca viên đều chột dạ.



6. Nhiều người nói ở nhà thờ Chí Hòa trước mỗi Thánh Lễ có xướng đọc chung một kinh gì kỳ lắm, nghe rất khó chịu vì không hiểu là đọc cái gì, ai muốn nghe, đi thử một lần cho biết.
Mình hỏi thẳng các ông Từ bà Đền, họ cũng bảo : Hiểu chết liền.
Mà cần gì phải nghe thử. 
Đọc kinh, hiểu mà không thực hành mới chết kinh.

7.Ngỗng nâu lẽo đẽo theo sau ngỗng trắng tỏ tình.
Ngỗng trắng càu nhàu : Đừng quác quác quạc quạc ồn ào, ầm ĩ như thế, để cho cháu bé trong nhà ngủ. Không ai là một hòn đảo đâu.
Ngỗng nâu : Chính thế, nên cô em phải có tôi đi cùng!
Ngỗng trắng : Bó tay cái ông này !
8. Mỗi lần nhìn ảnh này trên mạng tôi lại phì cười, nhớ chuyện kể chị Cả và anh Hai tôi thời thơ ấu.Ngày còn bé, chị Dung tôi được mẹ mua cho một đôi dép Nhật có quai chữ V đẹp lắm. Loại dép này, ai cũng biết là mỗi chiếc có 3 lỗ để khi quai đứt, bứt quai đứt ra, mua quai mới ấn vào. Vì quý dép mới, sợ anh Tuấn (thua chị Dung một tuổi) lấy đi nên tối nào, trước khi lên giường ngủ, chị Dung cũng khóa hai chiếc dép lại với nhau, đại loại như ảnh bên.
Vậy mà sáng nào thức dậy Cả cũng la toáng lên vì đôi dép mới ấy đang ở trong đôi chân của... thằng em. Chuyện này được lưu trữ trong kho ký ức của mẹ tôi, thật 100%, không phịa như ....ảnh này. 
9. Trong  viện dưỡng lão, sáng dậy, một bà cụ đọc kinh Cám ơn : ...và đã cho phần xác con đêm hôm qua được mọi sự lành, lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp.
Bà cụ giường bên thắc mắc : Sao hôm qua bà bảo với tôi là bà chỉ cầu xin Chúa ban cho ơn  nằm ngủ là đi luôn ? 
-  Ý là xin Chúa gọi kịp lúc đã ăn năn.
- Ừ, chứ bà và tôi, da dẻ thế này làm sao mà chết tươi được nhỉ.
10. Đề nghị nhà nước cho đội mũ bảo hiểm bằng vỏ bưởi thế này. Vì :
- Vỏ bưởi không tốn tiền mua.
- Vỏ bưởi mềm, thoáng, không đau đầu, không hại tóc, còn làm thơm tóc.
- Vỏ bưởi ôm trọn gáy, tránh được tai nạn đốt sống cổ.
- Vỏ bưởi là hàng thật, không thể là hàng giả được.
- Một màu xanh tươi mát rượi cả thành phố.
- Có thể dùng dao khắc họa hình ảnh trên mũ để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.
Và ích lợi sau cùng là ra đường, trông thấy nhau, bà con ta ai nấy rũ ra cười, coi như mười thang thuốc bổ cho không biếu không mỗi người.
Lưu ý : Hạn chế đội ra nắng. Hạn sử dụng: 10 ngày kể từ khi bóc bưởi.
HT.