#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

CPCĐ số 11 : CÁM ƠN ANH EM TÊRÊSA


CÁM ƠN ANH EM TÊRÊSA
Chúng tôi quây quần bên những ly cà phê đá lạnh trong một buổi tối chớm Thu, lại nói chuyện Thánh Ca.

Hôm qua, thứ Bảy, mồng 1 tháng 9, 9 giờ tối, Tấn ghé  chở tôi vô nhà chị Nga  rủ chị ra Violette. Chị Nga bị lở mồm (…long móng), kêu đau không nói chuyện được. Thôi cho chị ở nhà. Hai chị em quay ra quán thì vừa gặp Thuận, Kiều, Chương trờ tới rồi sau đó là Thái, Trang và con trai nhỏ. Xin giới thiệu, các anh em có tên trên đây hiện đang sinh hoạt trong  Ca Đoàn Tê-rê-sa. Chương là Ca Trưởng. Các bạn gọi Chương là Sếp. Sếp trẻ tuổi già nghề, Sếp vui tính.
Bởi vừa mới đón nhận ý kiến một cô ca viên  đọc sớm bài Trả lời Phản hồi của NKT. trong Cà Phê Ca Đoàn số 09 xong, nên tôi đưa vấn đề của cô này để hỏi anh em Tê-rê-sa luôn. Câu hỏi là :
- Liệu có nhiều Cha Xứ lưu tâm tới Ca Đoàn không ?” Nghĩ sao, tôi xin đổi lại câu hỏi này là :
- “ Có nhiều Cha Xứ ưu ái  Ca Đoàn không ?” Các bạn lần lượt cho các câu đáp :
- Còn tùy”. 
- Nếu khi còn là Thầy giúp xứ mà Cha yêu thích, chú tâm tới Giáo Lý thì  ra Xứ, Cha sẽ  dành thời giờ cho công việc Dạy Giáo Lý. Nếu Thầy hát tốt, có khuynh hướng về Thánh Nhạc thì khi thành Cha ra Xứ, Cha sẽ  ưu ái Ca Đoàn”.
- Đúng là không nên dùng chữ lưu tâm, vì vừa phải thôi, chứ Ca Đoàn mà được Cha Xứ lưu tâm quá mức, chuyện gì cũng phải “qua Cha mà đến với”… Ca Đoàn  thì rối lắm.
Tôi đặt câu hỏi khác , như khơi chuyện dùm tác giả NKT :
- “ Vậy anh em có biết có  nơi nào mà vì quan tâm tới Ca Đoàn, nên Cha Xứ chịu khó tổ chức những dịp Tĩnh tâm, cho mời các Linh mục hay các Vị chuyên môn về Thánh Nhạc tới nói chuyện với các Thành Viên các Ca Đoàn không ?
Thái trả lời ngay :
- Hiếm lắm”. 
Lúc này tôi nhớ lại lời NKT khoe “ ca đoàn chúng tôi lại có dịp …”. Tác giả “yêu Hiệp Nhất” nhấn mạnh chữ “ lại “ làm cho mình thấy tủi thân thay cho các anh em Ca Sĩ của Chúa, sinh hoạt ở  trong nước, khi nghe chính họ thốt ra  câu “ Hiếm lắm”. Nghe thấy thương !
Tôi bèn nhớ lại :
- Ngày xưa, ban Thánh Nhạc Sàigòn, dưới thời Cha An-rê  Đỗ Xuân Quế làm Trưởng ban, đã từng lên kế hoạch lâu dài là tổ chức những dịp  Giao lưu giữa các Nhạc Sĩ Thánh Ca với các Anh Chị Em Ca đoàn các Xứ. Kế hoạch này đã thực hiện được đâu như vài lần với kết quả tốt đẹp. Tiếc  rằng chương trình không kéo dài được lâu hơn , hình như vì tuổi thọ của Ban quá ngắn”.
Ca Trưởng Chương xác nhận Chương đã từng có hai lần tham dự những buổi Giao lưu như vậy.
 Kiều cũng muốn  gặp gỡ để đặt câu hỏi ( nghe giản dị mà hệ lụy đa phần) :
- "Thế nào là một bài Thánh Ca ? Đưa tay lên giá đĩa, rút một CD Thánh Ca Việt Nam sản xuất gần đây nghe, y như rằng bảy, tám phần mười nặng mùi đời, trong đó có những bài xác nhận là tác giả đã được  Imprimatur. Vậy làm thế nào để biết đây là một bài Thánh Ca ? Thánh Ca phải khác nhạc Đời. Thánh Ca không nói hay dở mà là nó tác động sâu sa đến phần tinh thần người nghe thế nào, người hát cũng  phải cảm được thế nào trong tâm tình mình với Chúa ? (có vẻ như Thánh Ca ngoại quốc đơn sơ mà thấm lòng hơn nhạc ta). Phần Ca Sĩ hát Thánh Ca  lại phải chọn hát Nhạc và Lời thế nào cho phù hợp với tiếng lòng Ca Sĩ đối với Chúa ?  Thánh Ca sẽ nuôi tâm hồn Ca Sĩ của Chúa như thế nào ? Ca Sĩ của Chúa  không cần son phấn lụa là, không ham nổi tiếng hotboy, hotgirl. Ca Sĩ của Chúa không giống Ca Sĩ trần gian, họ chỉ cần hát cho Chúa nghe là đủ sung sướng, hạnh phúc". 
Tôi biết, họ là những Anh, những Chị, những Em chuyên chăm chịu khó thức dậy từ 4 giờ sáng đi hát Lễ, không mệt mỏi, than phiền…Đám ma, đám cưới, 8 giờ sáng, 3 giờ chiều kêu là có mặt .
 Cho nên, ước mong quý Ban Thánh Nhạc Giáo phận thành phố hcm. tổ chức lại những buổi Giao Lưu cho thỏa lòng các Ca Sĩ rất đáng mến đây. Họ muốn hiểu biết hơn. Họ muốn rõ ràng, rạch ròi hơn để khỏi phải chấp nhận những Lời mơ hồ, chắp vá, lãng mạn ướt át kiểu trần tục, những âm thanh nghèo nàn gieo chán nản, thất vọng cho họ và cho nền Thánh Nhạc nói chung.
Tôi thì nhận xét  các Nhạc sĩ Công Giáo VN về sau này lưu tâm đến Kinh Thánh nhiều hơn chúng tôi mấy chục năm trước, nhưng bây giờ thảm họa hình như rơi vào phần Nhạc, đương nhiên tính cả phần phối. Nhiều năm nay mình không nghe CD nhạc Đạo VN. cũng vì vậy.
Phần tôi hèn mọn, thôi thì người ta có khả năng ra CD, mình không có, xin miễn …bàn , kẻo mang tiếng ganh tị. BT, CTMB, …hơ hơ hơ !
11 giờ rưỡi khuya, chúng tôi rời quán Cà Phê chan hòa sắc Tím. Buồn, nên tặng nhau làm vui mấy chữ bác sĩ miền Bắc hay viết tắt trong bệnh án ( trích chuyện Cười) : 
-bệnh án ghi :BT : hiểu là Bình Thường, coi chừng là Bó Tay .
-bệnh án ghi: CTMB:  Có Trời Mới Biết.  Còn nữa :
-bệnh RLTH : Rối Loạn Tiêu Hóa, cũng có thể là bệnh : ruột lòi tới h….  
Cám ơn Chương, Kiều, Thuận, Tấn, Thái, Trang nhiều. 
Gặp nhau vui nhiều buồn ít ha bà con !



Không có nhận xét nào: