#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

BẢN LĨNH CA TRƯỞNG



N. Ca Trưởng  bảo viết gấp cho N. Thánh vịnh 47. vì N. cũng mới vừa nhận "sô". Có gấp để kịp tập, tháng 10 hát . Gọi là lễ các sắc tộc. Mình bảo N. giải thích  "sắc tộc " này nghĩa là cái đí gì chứ ở VN thì từ này đại khái được hiểu là  đồng nghĩa với  "dân tộc". Thế thì ta sẽ hiểu lễ các sắc tộc nghĩa là lễ dành cho người dân tộc ở các vùng cao nguyên. Họ sẽ hát lễ bằng tiếng  họ, K.'Nor, K' Hor, Ê đê, Bahnar,hay H'Mông chẳng hạn . Ư ? ( nghĩ bụng thua, đây chỉ biết viết tiếng Kinh thôi).

 N. trả lời không phải. Sắc tộc đây là người Canada, Mỹ, Mễ, Úc, Hàn, Nhật,Việt v.v. . Trong lễ này N. nhận phụ trách tập một bài tiếng Việt. Mọi người, mọi sắc tộc đều sẽ hát tiếng Việt.
Nếu vậy viết thì dễ chứ tập mới khó.
Bảo, vậy thì ta viết Ngũ cung đi, N. thích lắm, nói dạ, cho ra Việt Nam.
Bấy giờ nói chuyện với N. xong,  mình tưởng tượng ra cảnh mấy cô đầm cô Tây  tới Việt Nam hay thích xúng xính áo dài khăn đống hún ha hún hớn lên sân khấu hát  ngường ngượng Qua cầu gió bay, Trèo lên quán Dốc, Trống cơm, thật  dễ thương.
Nhưng ấy là chuyện tưởng tượng. Còn chuyện Thánh ca, phải nghiêm túc, không được "cơ hội" dân ca. Thì dĩ nhiên, nhưng Mỹ, Âu, Úc mà hát dấu tiếng Việt được lại là một chuyện.
Hỏi lại N.,
" Vỗ tay đi nào, muôn dân hỡi, mừng Thiên Chúa  hãy cất tiếng hò reo" ( Tv 47,2).
 liệu  "các sắc tộc của N. "có hát được một câu tiếng mình dài như vậy không ? Lại còn láy lung theo Ngũ cung. N. bảo vậy chị viết cho em đơn giản thôi.
Thì cũng được,  mỗi chữ một nốt là đơn giản nhất , nhưng ngần ấy chữ, có 15 nốt nhạc chứ mấy, thì việc  tập cho người ngoại quốc hát tiếng Việt cũng chẳng hề đơn giản ( tiếng Việt ...xịn, khó học lắm à nha). Huống chi  viết mà cứ mỗi chữ một nốt  sao thấy nản wá !
Bèn làm cho N. nguyên bài gồm 1 Đáp 4 Xướng. Xướng không khó dù biết Solo thì khó mấy cũng hát được, mong rằng soliste láy mấy nốt móc kép " rế-đô-sìb-rế" cuối những câu Xướng cho ngọt là đủ hả lòng người viết, nhưng câu Đáp mới quan trọng, viết cho tập thể , nhất là trong trường hợp này thì chỉ dám quanh quẩn trong  Đồ thấp lên đến Rế thôi. Giai điệu  phải chấp nhận có uốn éo nhưng hy vọng " các sắc tộc  của N." có thể hát được.
Gửi cho N. N. cám ơn.
Dại ở cái là mình lại  nhiệt tình cho không biếu không  thêm  mấy câu Đáp tùy chọn nữa, đâm ra lắm chuyện như sau :
Câu thì có giai điệu khác .
Câu thì thêm bè.
Câu thì thêm tiếng vỗ tay.
Câu thì theo Tây .
N. hỏi lại theo chị thì chị ăn ý câu nào ? Em thì thích vui nhộn (mình hiểu là N.  có ý nói  vụ  vỗ tay ) nhưng nhạc của câu Đáp phù hợp với câu Xướng vẫn hay hơn, giống như đầu gà, đít gà không thì đầu gà đít vịt hi hi...
Thì tùy Ca Trưởng muốn đầu gà đít gì ?
N. cho biết Đức Cha ở chỗ N. thích cái gì xưa, cổ.( mình hiểu là không được  vỗ tay ).
Cuối cùng duyệt lại thì hai phần trong bài gửi cho N. là có cùng ...chủng loại , lại có hơi hướm ...cổ xưa : nghiêm trang, đứng đắn, như ý Đức Cha .
N. cũng có nhận xét là câu Đáp có sẵn trong bài là hợp với  những câu Xướng hơn cả .
Là đầu gà đít gà đấy.
Dù sao cứ tùy ý  người cảm nhận .
Ấy là tôn trọng, đồng thời cũng là đặt trách nhiệm vào khả năng chọn bài, lựa bài của Ca Trưởng.
Một trong những khả năng vô cùng cần thiết, đòi Ca Trưởng một Ca đoàn bắt buộc phải có, đó là khả năng  CHỌN BÀI. Biết chọn lựa bài Thánh Ca nào để tập cho Ca đoàn hát  không phải là dễ. Có học Thánh nhạc và các bộ môn liên quan đến Thánh nhạc là đương nhiên, nhưng vị Ca trưởng còn phải có sẵn một tâm hồn đạo hạnh, cảm thụ được âm nhạc Thánh một cách đứng đắn, nghệ thuật và tinh tế.
Ấy là bản lĩnh của Ca Trưởng.


Không có nhận xét nào: