Cách đây hơn chục năm, lần đầu
tiên trong đời, tôi được nghe hát Ca Trù, là nghe trong khuôn viên một nhà
thờ Công Giáo, chính xác là trong phòng khách nhà Hưu dưỡng Chí Hòa. Không có linh mục tu sĩ giáo dân tham dự, chỉ lác đác vài mặt khách yêu thơ ca bảo nhau đến.
Một buổi gặp gỡ khá là hắt hiu như cảnh
vật, bầu khí các nhà Hưu, nhưng ướp đượm
không khí thân tình của những tâm hồn nghệ sĩ. Không có đào nương nào cả. Người
ca là nghệ sĩ Tô Long. Trống là anh Hùng, hình như đó là nghệ sĩ Mạnh Hùng.
Không nhớ tên người đàn. Chỉ có mươi khách hâm mộ mà người đàn người ca cùng trống phách nhiệt tình, tha thiết. Bấy giờ tôi chưa biết thế nào là Ca trù nên không thể được gọi là hâm mộ, chỉ là nghe mà tò mò, học hỏi. Điều làm tôi cảm mến Ca trù đó là bộ dạng và cách biểu cảm của chú Tô Long khi hát. Tôi thì tôi cho rằng đàn bà hát mới đúng, chắc gọi đi hát chay thế này khó tìm ca nương nên chú phải hát thôi, vậy mà nghe cũng ngọt, cũng thích.
Không nhớ tên người đàn. Chỉ có mươi khách hâm mộ mà người đàn người ca cùng trống phách nhiệt tình, tha thiết. Bấy giờ tôi chưa biết thế nào là Ca trù nên không thể được gọi là hâm mộ, chỉ là nghe mà tò mò, học hỏi. Điều làm tôi cảm mến Ca trù đó là bộ dạng và cách biểu cảm của chú Tô Long khi hát. Tôi thì tôi cho rằng đàn bà hát mới đúng, chắc gọi đi hát chay thế này khó tìm ca nương nên chú phải hát thôi, vậy mà nghe cũng ngọt, cũng thích.
Thế mới là Nghệ sĩ chứ.
Hôm ấy chú Long hát mấy bài mẫu :
Hồng Hồng Tuyết Tuyết, Gặp Xuân, Xẩm Cô Đầu v.v.
Chú Long hứa sẽ cho tôi một cuộn
băng cát-sét có thu ít bài, rồi cho địa chỉ câu lạc bộ Ca Trù đâu như ở Phú
Nhuận để tôi tới tham gia. Tôi ừ hữ vì
câu lạc bộ ấy xa nhà, lại sinh hoạt vào buổi tối, thật khó khăn đối với tôi vì
có một số việc nhà phải chu toàn vào buổi tối. Nếu không có tôi, mẹ tôi sẽ rất
bận bịu. Dầu vậy, một tuần câu lạc bộ chỉ sinh hoạt một tối, cố gắng có lẽ
được. Trong bụng tôi chỉ nghĩ, coi như mình đi học Bổ túc Văn hóa vậy. Chưa
biết thì học cho biết, đấy là một tính tốt. Và tôi quyết định đi.
Buổi đầu tiên mò mẫm tới địa chỉ
chú Tô Long ghi cho, tôi phải hỏi loanh quanh, đi loanh quanh một lúc mới ra.
Bây giờ vẫn nhớ đường Trần kế Xương, vào hẻm , tìm được đến ngôi chùa tên gì be
bé yên yên là coi như không sợ lạc. Đi một quãng chừng 50 mét là tới nơi. Câu
lạc bộ Ca trù sinh hoạt tại tư gia anh
Nhã, được giới thiệu là Chủ Nhiệm Câu lạc bộ, một người rất yêu Ca trù. Nhà nằm
trong khuôn viên thoáng đẹp, rộng rãi, có cây cối, vườn tược thấy mê. Tôi được
giới thiệu với chị Loan, vợ anh Nhã. Chị là con gái Nhiếp Ảnh gia Phạm Mùi nổi
tiếng ngày xưa. Chị dẫn tôi đi xem nhà , xem các tác phẩm của cha chị trong
phòng lưu niệm. Chị Loan thuyết minh cho tôi hiểu từng tác phẩm và người mẫu
trong tác phẩm, đặc biệt hai chị em đứng lâu hơn trước bức ảnh đen trắng ông
chụp ba cô gái mặc áo dài, ngồi quay lưng, xõa ba mái tóc đen nhánh buông dài
xuống. Chị Loan kể những người mẫu trong ảnh ấy đều là họ hàng cả, các cô em họ
của chị đấy . Ảnh ba chị chụp chị ngày xưa nữa. Chị Loan không ngờ từ bé, tôi
đã từng biết, thích và cắt lấy làm album nghệ thuật riêng mình những tác phẩm
này của ba chị hồi xưa người ta đăng trên báo Thế giới Tự Do a. Ngày học Tiểu
học, tôi có được loại báo này, bao vở rất tốt. Trang nào có đăng những ảnh
đẹp thì không bao, để cắt lấy ảnh. Được
một xấp, lâu lâu lại giở ra xem, ngắm từng tấm. Dĩ nhiên mặt sau cũng có ảnh,
nhiều khi cả hai mặt báo đều là ảnh đẹp
hết thì trong lòng tiếc lắm. Đắn đo mãi mới chọn một trong hai. Thế giới Tự Do
ngày xưa in ảnh đẹp hơn hết các báo khác, giấy tốt hơn hết các báo khác. Bây
giờ, được nhìn thấy trực tiếp tác phẩm
thật còn gì thích bằng, lại được chính người nhà Nghệ Sĩ hướng dẫn cho thưởng
lãm, tôi thấy sướng. Anh Nhã, chị Loan là hai chủ nhà rất dễ mến, dễ thương.
Tối hôm ấy là buổi đầu tiên, tôi chính thức tham dự sinh hoạt
câu lạc bộ Ca trù. Gặp lại nghệ sĩ Mạnh Hùng dạy đàn Đáy. Một cô gì quên tên
dạy ca. Nghệ sĩ Tô Long như đã hứa, cho tôi một cát sét Ca Trù. Mang quà về,
đêm ấy tôi thao thức : rằng nghe hát chầm chậm thế này thì tôi sẽ có thể ký âm
Ca Trù được. Không khó.
Nhưng căn bản phải chịu khó học
nghe, học hát, học đàn, học nhiều thứ mình chưa biết đã….
Ai dè, mẹ tôi là người có tâm hồn
rất …ghét Ca Trù.
Sáng hôm sau vừa thức dậy đã hí
hoáy mở cái máy Casio của chị nhà thơ Tâm Khảm tặng. Đút băng Ca trù vào, sảng
khoái nhấn play một phát, tiếng đàn đáy vừa vang lên, nghe tom chát một tiếng, mẹ
tôi la toáng :
Cái gì thế, cái gì thế ? Nghe làm cái gì, tắt
đi. Tắt ngay đi.
Thôi thế là xong !
Từ hôm ấy trở đi, cứ sắp đến giờ
đi sinh hoạt ở câu lạc bộ Ca trù thì y như rằng tôi nói dối mẹ. Tối thì đi việc
này, tối thì đi việc kia. Thậm thà thậm thụt như đi gặp người yêu. Yêu Ca trù
thật rồi. May mà tuần yêu có một lần. Kỳ đó, tôi được học sử dụng đàn Đáy, bắt
đầu sáng tác, đồng thời ký âm một số bài bản Thầy Bùi, chú Tô Long tặng. Dấm da
dấm dúi, ở nhà thì cứ đợi mẹ đi chợ mới mở cát sét. Còn ngồi tại câu lạc bộ thì vừa nghe nghệ nhân ca, dạy
ca, mình vừa ký âm bài ấy ra trên giấy luôn. Bài nào cũng nghe, ghi, nghe, ghi,
dần dần nghe quen, ghi thấy dễ. Không thấy ai cho tôi học ca, học gõ phách. Ca
nương Thu Thủy thì cứ thường hay khích lệ tôi về việc ký âm. Tham gia vui vẻ cũng
được 4 tháng.
Một hôm, Thủy gọi họp. Họp có
đông đủ những người lớn, quan trọng trong câu lạc bộ.
Tôi được phân công làm Trưởng ban
Ký âm.
Có thế thôi mà kể từ sau buổi họp
ấy, tôi biến luôn.
Không hề trở lại nhà anh Nhã chị
Loan lần nào nữa, cho tới giờ.
Cũng thấy nhớ anh chị ấy, nhưng
tôi không thích cái phân công này, mà từ chối thì không được.
Tôi thích học ca, học gõ phách
cơ.
Nghĩ lại buồn cười, thế mà cũng kéo dài tình trạng nói dối mẹ cho đến
cùng được mới hay !.
Ấy là chuyện mối tình tôi với Ca
Trù .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét