#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

NÓI HẾT RA ĐỂ HÀNH ĐỘNG

NÓI HẾT RA ĐỂ HÀNH ĐỘNG
CU VINH
Một xã hội đi tới đâu cũng nghe tiếng thở dài ngao ngán. Từ ông đạp xích lô, chị công nhân, đến viên chức, đến cán bộ hưu trí, đương chức, cấp to cấp nhỏ, tất cả đều thấy chán nản, và mất phương hướng, mất lòng tin nghiêm trọng. Đạo đức băng hoại. Nảy nở vô vàn những thói hư tật xấu và những hành vi " trời không dung đất không tha". Bộ nào, ngành nào cũng có vấn đề về tha hóa. Quan to, quan nhỏ lộ mặt nhũng nhiễu, tham lam, hà hiếp dân lành. Vấn đề số 1 của xã hội, của đất nước là xây dựng cho được con người có văn hóa sống, văn hóa làm việc, văn hóa ứng xử, văn hóa chức vụ thì sau 15 năm qua, nước ta thất bại thảm hại.
Đó là ý của mình.
Còn đây là vài ý kiến của các nhà khoa học, của các lãnh đạo trong Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về xây dựng văn hóa:
“Đáng tiếc là sau 15 năm nhìn lại, có thể thấy xây dựng con người là lĩnh vực không thành công nhất trong những lĩnh vực không thành công của Nghị quyết 5”.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Liệu bây giờ có bao nhiêu phần trăm người dân tin rằng phần lớn cán bộ, đảng viên ta luôn trung thành với tư tưởng lấy dân làm gốc ấy?”
“Xã hội chúng ta đang ở trong tình trạng đạo đức bị xuống cấp, thậm chí có thể nói là bị một thương tổn rất nặng nề. Xuất hiện gia tăng đáng lo ngại về tội phạm, tệ nạn thậm chí những hành động rất xa lạ với nhân tính... Sự không gương mẫu của người lớn từ gia đình, trong giao tiếp xã hội, thậm chí cả lãnh đạo, dẫn đến nhiều biểu hiện đáng lo ngại về khủng hoảng niềm tin”.
“Đạo đức lối sống nhân cách văn hóa của người Việt Nam chúng ta nhiều nơi nhiều lúc vẫn chưa được quan tâm đúng mức, ngay từ nhà trường, gia đình, từ sự tự giác giữ gìn xây dựng của mỗi con người. Sự tha hóa, lối sống xa hoa, giả dối, vô cảm có xu hướng phát triển. Bệnh thành tích và hình thức trong các hoạt động văn hóa ngày càng lan rộng.
Những yếu kém nêu trên không chỉ hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội mà còn làm xấu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Theo tôi, đây là một nguy cơ, thậm chí còn là nguy cơ của mọi nguy cơ, trong bối cảnh chúng ta phải xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng”.
NGUỒN :(tại đây)

Không có nhận xét nào: