#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

GIẦY KHÔNG LẤM BỤI

Mỗi lần nghe bạn bè  nói vui  rằng các cha đọc lời khấn khó nghèo, còn giáo dân thực hành lời khấn ấy, tôi mỉm cười nhủ thầm thật đấy không đùa đâu.
Không đùa đâu, nghĩa là tôi cũng đồng ý chút chút, nhưng trong thực tế tôi biết có những nhà tu sống khó nghèo thực sự. Tôi rất mến những linh mục, tu sĩ sống đời sống đạm bạc đơn sơ giản dị trong cách ăn mặc, trong ứng xử, trong lựa chọn và nhất là trong sự bỏ mình.
Khó nghèo là một nhân đức, hay nói nhẹ nhàng là một đức tính từ bỏ dễ mến, đáng phục. Không chỉ có ở các bậc tu trì mà còn có thể nhìn thấy ở mọi người. Tiếp xúc với người đối diện, thoạt tiên ta chưa thể nhận ra đức tính này ở họ, nhưng nếu gần gũi, sống chung, chắc chắn ta sẽ thấy người khó nghèo lộ ra nhiều điểm mà tôi gọi là hữu xạ. Hữu xạ tự nhiên hương. Đóa hoa tỏa hương không phải vì ta xức dầu thơm cho nó. Người có đời sống khó nghèo dễ nhận ra. Tôi sẽ chỉ cho bạn bí quyết tìm ra đức tính khó nghèo nơi người đối diện.
Nhưng trước hết, xin nói trước là bài viết này chỉ hạn chế trong giới hạn ngắm nhìn nhân đức khó nghèo nơi các tu sĩ thôi. Tại sao ? Tại vì người nghèo trong đất nước Việt Nam quá đông, đông gấp nghìn lần quân Nguyên, cả tỉ trường hợp nghèo khó, làm sao tôi có thể nói tóm được.
Vậy chỉ có thể xúi bạn dòm vào một đơn vị nhỏ là bậc khấn dòng, tức đội quân truyền giáo ưu tú của Giáo hội.
Đừng sốt ruột, cách của tôi rất thực tế :
1. Đứng trước một tu sĩ,  nhìn vào "người", trước tiên bạn có thói quen nhìn vào chỗ nào, cái gì trên con người của "người" ? Xin trả lời ngay : ĐÔI DÉP.
Ô, tôi khá bình dân đấy nhỉ, thời nay các cha, các xơ ai mà đi dép. Vâng, thì giày hoặc xăng - đan vậy, bạn hãy liếc mắt vào đôi chân của "người", thấy ngay giàu - nghèo ở đôi giày, đôi xăng-đan đó.
Là tôi không kể đến sự điệu đàng, tính làm dáng, thói phô trương, đua đòi, chơi trội là những thói đời , không  thể có ở tu sĩ , không thể lôi cuốn người đời đi theo, nếu người đó mong tìm thấy Thiên Chúa .
Một lần, tôi bắt gặp đôi chân của một linh mục coi xứ trên cao nguyên, về thành phố họp và tôi kết luận, đây chính là đôi chân người truyền giáo : Đôi dép nhựa nhuộm màu đất đỏ, hai gót bị vạt mòn, một bên quai được cột thêm dây cột đồ cho chắc hoặc là nối đoạn quai đã bị đứt.
Người truyền giáo phải sống nghèo khó như thế đó bạn ơi. Dĩ nhiên tôi biết, nếu tôi để dép đứt quai là gây chậm trễ, phiền hà cho người anh em đồng hành với tôi, anh chị em ấy sẽ phải dừng bước, tìm cách giúp đỡ tôi sửa lại quai dép, nhìn tôi đi thử vài bước, xem vá víu như thế đã ổn chưa, có đau chân không v.v....nhưng tôi tin Chúa không tính chiều dài hay thời gian đoạn đường chúng tôi đi giảng đạo.Chúa tính tình yêu. Chúa nhìn vào sự chúng tôi lo lắng cho nhau. Nếu quai giày của tôi bền chắc, làm sao tôi thấy được  sự săn sóc của người bạn đi cùng ?
Từ hôm nay, đi đến đâu, nếu có gặp các cha hay các xơ, chúng mình cúi xuống nhìn kỹ xem các ngài đi dép (à không, ai lại sỉ nhục tu sĩ thế,đi giày cơ, đi xăng đan cơ) loại nào nhé. Có lấm bụi đường không nhé.Có mòn vẹt gót không nhé.
Đức Khó Nghèo nằm ở những hạt bụi đường đó bạn.
Nhân đức tu sĩ nằm ở đôi gót giày đó bạn.
Không đúng a ? Thế sao các cha vẫn giảng giáo dân ơi,hãy nhớ ngươi là bụi tro, một mai ngươi sẽ trở về bụi tro ? Toàn thân là một cục đất to mấy chục kí lô thì xấu hổ gì khi đôi giày dính bụi ? Đức Thánh Cha khuyên hãy ra đi, nhưng  xin thông cảm cho con, giày mới mua, đi thấy tiếc.
Dạ thưa, ngại ngùng tiếc xót thật, nhưng chính đôi giày luôn mới toanh, hàng hiệu đắt tiền láng coóng, a la mốt, mới làm cho người tu sĩ mang chúng phải lấy làm hổ thẹn.
ht.

Không có nhận xét nào: