#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

OÁI OĂM THAY !

Tối qua, Mồng Hai Tết, gặp lại vợ chồng Nhạc sĩ-Ca Trưởng Quốc Dũng - Thuý Loan từ Mỹ về vui quá. Dũng – Loan về bán nhà , may vào dịp Tết, anh  em bạn bè, mọi người quây quần đông đúc, hát xướng tưng bừng. (bác HT nhớ đến Bin.Giờ này Bin đang làm gì ?)
Chỉ một cây guitar thùng, cả bọn như một lũ lâu la gặp mùa xung độ, hát, nhảy, múa may “không chỗ nào chê hết”. Giữa bao nhiêu tạp âm, chuyện trò, cười đùa, chọc phá,  tiếng hát tiếng đàn cứ vang lên, anh em sau mấy năm trời xa cách giờ gặp lại nhau vui khôn xiết, tên nào cũng gân cổ lên hát hò. Không micro vẫn ồn tàn bạo.Ca trưởng Quốc Dũng cùng một người bạn hát Tình đồng chí,  nhắc lại kỷ niệm ngày xưa đi thi hát bài này đoạt giải Nhất Song ca. Mila múa minh họa nhiệt tình. Đàn chuyển qua tay Ký. Ký hát “ Vì đời”. Thấy đúng đời quá, Ký hát hấp dẫn quá. mọi người vỗ tay rần rần. Cu Bi trổ tài ảo thuật đến nhanh như Mila cũng phải chịu. Rồi tới Lan và Điệp của Út Thiện. Bắc Năm Tư mà ca ngọt ngay : "Lan ơi, sao em nỡ cắt dây chuông, cắt luôn dây điệng thọi...". Sau cùng, cảm động tàn canh, Dũng - Loan cùng các ca viên Hiển Linh bên nhau hát những bài hát  tiêu biểu của Trần Quốc Dũng như : sáng tác Đạo đầu tiên “ Chúa ơi,…Chúa ơi…”đơn sơ chân chất, sáng tác Đời đầu tiên : “Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già” buồn da diết…
Kỷ niệm qua lời ca tiếng đàn, mặt nhìn mặt,  tay nắm tay, khiến cho ai nấy ngậm ngùi, có  mấy kẻ rưng rưng, kẻ ngồi bên vội dúi  mảnh khăn giấy cho nó chậm nước mắt. Mặt ai nấy nhão hơn khăn ướt. Vậy còn bầy đặt hát nào Mẹ ơi của chị Triều, nào Màu tím hoa sim của Hữu Loan. Xuân mà sao cứ hát nhạc buồn quá trời, Tuấn rên ư ử, thôi hát “Ngụi ngầm”  đi. Dũng tuân lệnh, nuốt lệ vào lòng, cầm guitar rải nốt, giọng nghẹn ngào, thiết tha, hết sức quyến rũ, mê hồn người, với nhạc phẩm “Ngậm ngùi” quá nổi tiếng của Phạm Duy mà rằng : “Nía chăng bại nứa chồi diều …Voàng hươn nư trính đối khẹp mếm cành”. Khặc khặc ! Rõ là tiếng Việt Nam mà nghe  như tiếng Campuchia, lúc như chuyển sang Hoa ngữ.
Những cuộc hát hò hội ngộ thế này gọi là hát sống.
Hát mà gân cổ lên mới là hát sống.
Hát mà vừa hát vừa khóc mới là hát sống.
Hát mà còn dừng miếng mediator, gạt tay sửa chữ bình bông chứ không phải bình hoa, trong thơ Hữu Loan viết là bình bông.Hát tiếp, đoạn sau tập thể quên lại hát bình hoa, Ký lại cãi bình bông chứ không phải bình hoa. Ngừng hát để cãi nhau. Cười, hát tiếp.
Đấy, hát như thế tức là người sống hát nhạc sống. Hoa Thật !

Nhưng cuộc đời oái oăm!
 Dũng -Loan về lần này giao ngôi nhà 499 cho người mua rồi thì còn chỗ nào cho chúng ta sum vầy, ca hát nữa ? Những gì tối hôm qua chúng ta sống cho nhau như vậy quý hơn vàng. Vàng không mua được.
Cho nên, bạn ơi, khi chia ly, hãy khóc to vào. Và xin hãy khắc ghi "Những năm tháng vui ca" vào lòng.
Kiếp ca công phụng vụ Thượng Đế của chúng ta đẹp dường bao !
Còn bây giờ ?
Chúng ta lại tiếp tục làm người Sống nghe nhạc Chết thôi.
 Remote Tivi đâu rồi ?

CD Những năm tháng vui ca  của CĐ Hiển Linh

Vậy !
Ngày nay, người sống toàn nghe nhạc chết. Nhạc chết là Hoa giả .
Ta mở ti vi, ấy, trông cô ca sĩ hát trên sân khấu hát là cô ấy hát nhạc chết  đấy. Ta xem đại nhạc hội, Bai-nai,Bai-niếc gì ấy, múa may quay cuồng điên loạn theo nhạc chết cả đấy. Nó nằm chết trong máy, chờ nghe lệnh ta bấm nút. Không bấm nó không hát, không phải nhạc chết sao ?
Tại vì nhạc ấy người ta đã thu sẵn vào máy rồi, đến lúc thì vặn nút cho nó phát ra.
Không thu sẵn làm sao vừa nhảy tưng tưng như thế vừa ngân dài , láy lung được ?
Không thu sẵn  làm sao cho ra một dàn nhạc vĩ đại, trên sân khấu, nhạc chơi hoành tráng, tim-pha- ni bùm bùm bùm, nhưng anh đánh trống đang nằm ở nhà. Là sao, là sao ? Là đem Hoa Giả cắm bình.
Cuộc đời oái oăm quá nữa :
Con người ta khi chết, nằm trong áo quan rồi mới có cơ hội được nghe nhạc sống.
Bây giờ, gu thời đại  là  trước quan tài người thân, tang gia bối rối sẽ thuê một dàn nhạc Tobia, bao gồm một số kèn, trống, phách v.v. Những Nhạc công của dàn nhạc này mặc đồng phục áo, quần, mũ kết trắng viền đen, giày đen rất đẹp. Tay cầm nhạc cụ. Toàn ban nhạc được xếp đứng nghiêm chỉnh tại một vị trí chính thức và quan trọng trong nhà đám để chơi nhạc, gọi là nhạc đám ma. Dưới sự điều khiển bằng đũa của nhạc trưởng, các nghệ sĩ kèn bậm môi, phì phò thổi. Ai đánh trống đánh toát mồ hôi, ai gõ sênh phách, song lan cũng dặt dìu theo bước.
Đám tang người nam, bài Ơn cha thổi xong đoạn đầu, các nhạc công bỏ nhạc cụ xuống, cùng cất  tiếng hát :
“Nào những khi con buồn
Cha đến bên vỗ về  
bàn tay xoa trên trên mái tóc mến thương …” rồi nâng kèn lên thổi tiếp.
Có đám tang bà cụ, tấu xong đoạn đầu, các nhạc công bỏ nhạc cụ xuống, đồng thanh :
“Chinh nhân ơi,
Xin anh trở về, chinh nhân ơi xin anh trở về, 
người yêu anh bé nhỏ sẽ yêu anh trọn đời…”rồi nâng kèn lên thổi tiếp.

Những người Sống ấy đã trân trọng đứng hát Sống cho vị khán giả độc nhất là Người Chết đang nằm trong quan tài nghe.Thế là nhạc Sống dành cho người Chết.
Tang gia nào nghèo của, neo người thì lên mạng tải free nhạc Kèn đám ma về, mở máy phát ròng rã ba ngày ba đêm, cho tới khi đưa thiêu. Thức cũng phát, ngủ cũng phát. Nhạc chết canh thức cho người chết đỡ buồn. OK,  vậy là Người Chết nghe nhạc Chết.
 Tóm lại, có mấy loại nhạc Sống-Chết, có mấy loại oái oăm thay!:
1. Người sống hát nhạc sống : như tối hôm qua, gồm Dũng - Loan và …đồng bọn, trong số đó có nhạc sĩ CMKý, cha Hưng và chị Triều.
2. Người sống hát nhạc chết : mấy người hát Karaoke.
3. Người chết nghe nhạc sống : Hội kèn Đám Ma
4. Người chết nghe nhạc chết :  " Ứ ư ừ ư ử ứ ừ "triền miên. link tải : (tại đây)
Gẫm : Nhạc Sống nhạc Chết cũng nhiêu khê gớm !
NHT.

Không có nhận xét nào: