#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

CAY ĐẮNG QUÁ !


Chúng ta đang ở lúc cho nhau nhiều cay đắng quá.
Cay đắng trong lòng còn ngậm ngùi che dấu. Nay ai cũng có thể buột miệng dành cho nhau đắng cay bất cứ lúc nào, trong bất cứ vấn đề gì.
Quá nhiều chuyện đắng cay, không thể nào im lặng nổi, không thể nào bỏ qua được.
Chuyện lớn đã đành, mình thân phận bọt bèo bé nhỏ không biết bàn chi, nhưng những chuyện bình thường, nghe được, hiểu được, cũng bứt rứt không yên.
Bạn vừa gửi cho mình một bài Thiền trên mạng, răn mình nên Quên.
Bài quá hay, tư tưởng quá đẹp.
Đọc một đoạn dài rồi thì mình muốn hét toáng lên :
Không thiền, không quên được.
Tức lắm, tức lắm.
Thế là vì trong đầu chợt hiện ra nào Mỹ Yên, nào mất đất, nào án oan, nào kém cỏi, ngu si ,dốt nát. 
Người ra đường là chuẩn bị gặp cướp, ngợm vênh vang tính toàn tiền tỉ. 
Dân chạy lũ khốn cùng, đập thủy điện cứ xả.
Ai bán nước hại dân ?
 Thầy thuốc giết người, bảo mẫu như phù thủy.
Ác thần lên phim, trung quân lãnh án.
Người người rên xiết than van.
Và ...và ...và ...và ....
Bao điều không kể xiết.
Vậy mà ,
Thiền bảo phải im, bỏ ngoài tai, quên hết. Giữ sao cho lòng dịu hòa, ngọt ngào êm nhẹ vân vân...
Ối giời ơi, chúng con ăn cay nuốt đắng, chưa điên được xin cho hét toáng.
Làm sao yên được thưa giời !
Lạy Trời xin mưa, chúng con khát lắm.
Chúng con đang xé lưỡi, đắng họng.Xuýt xoa xuýt xoa.
Xin Trời thương xót chúng con.
Cay đắng quá ! Nhiều cay đắng quá Trời ơi !
ht.

THUỐC TẠM XOA DỊU CƠN CAY ĐẮNG 
ĐỪNG DẠI UỐNG VÀO ĐẮNG CAY THÊM.
Ngày 3 viên, uống lúc lên cơn :
Viên 1:

Sách Toán soạn ngu !
Nặc danh10:16 Ngày 10 tháng 11 năm 2013 Lại có bài toán do GV làm ví dụ ở một trường ngay trung tâm HN (trong đó con tôi học ). Nhà Hưng có 5 người: Bố, mẹ, Hưng và Ông, Bà. Hỏi nếu mỗi người đi một đôi giầy(dép) thì tổng số là bao nhiêu chiếc dép. Biết rằng một đôi giầy (dép ) có hai chiếc. Hưng trả lời là nhà em có 9 chiếc dép. Thầy giáo mắng Hưng là ngu. Hưng bảo thầy ngu thì có vì ông Hưng là thương binh cụt một chân trong chiến dich Mậu thân. Thầy thì không lường được hết khi ra đầu bài, còn thằng học trò chê thầy dốt cũng phải.

Viên 2 : 
Chú thích của chú Tễu :"Tiên sư bố mày, không biết chữ thì làm sao ghi được là "Không biết chữ"!?
Viên 3 : 
Pa nô tại trường Đại học Hà Nội.



THU CAROLINA

Mấy lá già đang ...yếu ớt và mờ nhạt dần, không còn sắc sảo như hồi nào nữa...và có lẽ sắp sửa rơi rụng sau những cơn gió bão sắp tới...
Trong khi đó mấy chú lá non đang mơn mởn, sắc sảo và hừng hực sức sống!
Có điều...chúng còn đơn sơ quá...mai kia mấy chú nai đi ngang có khi mấy chú lá non này mất mạng như chơi!
LK.

Bóng già lặng lẽ bên song cửa
Rừng Thu in dấu bước chân con
Sương buông nhẹ cánh lá non
Chim xa ngoái lại lòng buồn thương quê.
ht.

Cỏ non tíu tít bên hè,
Vàng thu chớm rụng, dấu hè sắp qua.
Thu ơi!
LK.

Chúa ơi nhân thế mịt mù
hồn con chao đảo khác chi lá vàng
chưa khô đã rụng ngỡ ngàng
phù du mấy thuở ... mơ màng trần gian.
 MH.
Có người nhặt chiếc lá rơi
bâng khuâng tự nhủ à ơi thu về
lắng hồn nghe gió thu se
nghe rừng lá động nghe hè sắp qua
nghe thương mấy chiếc lá già
lắt lay yếu ớt như là sắp rơi
lạy Trời cho lá khoan rơi
cho con ngắm lá bồi hồi đón thu.
MH.

*********************************

 
Thơ rơi theo lá từng câu
chị tôi đi nhặt về xâu thành vòng
đeo vần vào cổ nhong nhong
lời bay trải khắp vườn Long thành quà.
ht.
Phòng ai thoảng hương Thông
Rừng Thu ải lá đỏ chen vàng
Có nhớ Đà Lạt không ?
( Haiku-ht.)
*********************************************
Chút khoảnh khắc đầu thu Carolina ngay sau nhà...nhưng không phải sớm hôm...mà giấc xế trưa...

Tấm hình dưới đây...
lúc chụp không thấy có cái lá khô dưới cái chồi non, có lẽ ở đâu đó rơi xuống ngay lúc bấm máy, do đó chiếc lá này không nằm ngay chỗ ..strongest points (rule of third) như dự định!
Lúc xem xong, chạy ra lại thì chiếc lá này biến đâu mất tiêu rồi!
 Tiếc ngẩn tiếc ngơ!

Khi chọn góc độ để chụp tấm này, bỗng dưng nhìn thấy trong khung hình sau khi lia máy và zoom tới zoom lui, chợt thấy như có hai lối đi!? 
...bâng khuâng hai ngã
hồn đi hướng nào?



Hình này lại là một sự diệu kỳ! Chỉ nhận ra sau khi chụp xong và chuyển qua computer và phóng lớn ra!
Chiếc lá khô trên cây Long cố giữ nó gần cái điểm mạnh nhất để làm chủ điểm của cái composition. Lúc chụp không thấy cái lá khô nho nhỏ nằm trên đó!?
Chỉ khi chụp xong rồi mới thấy!
phải chăng chiếc lá nho nhỏ đó lìa đời trước khi chiếc lá khô kia, và có lẽ chiếc lá khô kia quá đau khổ khi thấy con trẻ của mình sớm lìa cây nên cố ôm giữ lại đứa con thơ của mình một chút cho đỡ nhớ chăng? Trộm đoán mò thế thôi, chả biết có đúng không? Nhưng càng nhìn càng thấy thiên nhiên quả thật là diệu kỳ ngay ở sau nhà cứ chẳng đi đâu xa! Tạ ơn Chúa! :




Ảnh trong bài được gửi từ : LONGKHONG- Thu Carolina

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

ÂM NHẠC BAROQUE


"Nhạc Baroque phong cách của âm nhạc phương Tây trong khoảng thời gian từ 1600 đến 1760.
Theo Wiki, các giai đoạn của nhạc cổ điển phương Tây được người ta chia ra như sau:
Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi thể loại Thánh ca (Chant), còn gọi là đồng ca nhà thờ hay Thánh ca Gregory.
Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.
Baroque: khoảng 1600-1760, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn.
Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách.
Lãng mạn, 1815-1910: là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.
Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện Đại và Hậu Hiện Đại.
Âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ 21.
Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ 20 hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm “Tân Cổ Điển”.
Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây chỉ có tính quy ước tương đối, ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, bởi các giai đoạn thường gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách.
Từ “baroque” xuất xứ từ “barroco” của Bồ Đào Nha, có nghĩa là “ngọc trai xấu xí”, một từ…tiêu cực mô tả thể loại âm nhạc trang trí công phu so với trước đó và tên “Baroque”cũng được dùng để chỉ nghệ thuật kiến trúc cùng thời điểm ấy.
Baroque có thể coi như nền móng tạo thành một phần lớn các tác phẩm của nhạc cổ điển. Các nhà soạn nhạc của thời đại baroque bao gồm: Johann Sebastian Bach, George Frideric Handel, Alessandro Scarlatti, Antonio Vivaldi, Georg Philipp Telemann, Jean-Baptiste Lully, Arcangelo Corelli, François Couperin, Denis Gaultier, Claudio Monteverdi, Jean-Philippe Rameau và Henry Purcell.
Trong giai đoạn này, các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn sử dụng âm nhạc phức tạp hơn thời trước đó, thực hiện thay đổi các ký hiệu âm nhạc, và phát triển các kỹ thuật mới của nhạc cụ, và opera cũng được thành lập như là một thể loại âm nhạc.
Nhiều thuật ngữ âm nhạc và các khái niệm từ kỷ nguyên này vẫn còn giá trị và được sử dụng đến ngày nay."
(Nguồn: Đọt chuối non)

CÓ NÊN VUI ?

Trẻ con là Thiên thần
Hôm qua bạn bè nhắc mình đọc một bài báo mới để biết tin tức nóng hổi về một cô bạn .
Đọc xong cả hai bài, báo hôm qua, tiếp sang hôm nay, đã rõ ngọn nguồn, mình không biết nên buồn hay vui.
Trong bài này cứ tạm gọi cô là bạn mình bởi không ít ngày mình đã từng ra vô nhà cô như người nhà.
Chắc chắn khi gặp bạn mình, không ai tin báo nói đúng. Bởi người mà báo tố cáo đó  là một khuôn mặt rất hiền lành, giản dị.
Chắc chắn khi tiếp xúc với bạn mình, mọi người sẽ nghĩ rằng phóng viên bịa chuyện. Bởi người bị ném đá trên mạng qua 2 bài báo là một phụ nữ ăn nói luôn dịu dàng, nhẹ nhàng, tới nỗi mình không tin chị hàng xóm bạn mình dặn mình  rằng em đừng chơi với ...con mẹ đó.
Nhưng sự thật từ lâu đã như thế đấy. Hình thức bên ngoài của một người không nói lên được những gì chứa đựng bên trong họ, tới nay mình thấm câu này.
Đọc bài, xem ảnh, mình thương xót lũ trẻ quá, đến nghẹn ngào, không dám nhìn lâu.
Nửa muốn buồn, như lâu nay mình vẫn buồn bạn.
Nửa muốn vui, vì mong sao đây là lúc bạn có cơ hội cải thiện.
Nếu nói thương lũ trẻ, mình muốn ra nhẽ từ lâu, nhưng bạn bè chung quanh khuyên không nỡ.
Nếu nói thương cô bạn, mình cũng muốn mắng vào mặt bạn từ lâu, nhưng bạn trơ mặt ra hứng sẵn, mình cảm thấy bất lực trước cái trơ trẽn của bạn.
Còn nếu xét kỹ hơn nữa, nói thật, mình mong bạn bị ....mất hết.
Không ganh ghét, không oán hờn gì cả, mong bạn mất hết hoàn toàn theo nghĩa đức Tin.
Bạn mất hết đi, thì bạn mới có thể quay về với Chúa được.
Không ai làm tôi hai chủ, hoặc khinh chủ này mà mến chủ kia.
Mình muốn bạn nhớ đến các Linh Hồn cần cầu nguyện, hơn là ngồi đếm tiền. Hình như bạn mất nhiều thì giờ về tiền của rồi. Đời vui không bạn, sướng không bạn ?
Mình thì buồn lắm, chỉ mong gặp lại bạn trong hoàn cảnh bạn làm nghề lượm ve chai.
Sống nghèo thanh cao sao đẹp thế! Bạn có hiểu không ?
Ai ham giàu chứ mình chẳng ham.
Mười mấy năm nay bạn là phù thủy đội lốt mẹ hiền.
Tích góp tiền cách của bạn  dở lắm, ác với phụ huynh các cháu lắm, hại dân lắm, suốt bao năm nay bạn phải đút lót thế nào, Phường mới để yên cho bạn hoạt động chứ.
Này, đôi khi nghĩ về bạn, mình có ân hận là đã không tố cáo bạn đấy.
Cho nên, đọc tin phóng viên tố cáo bạn (trục lợi)  trẻ em để làm giàu, bài đã lên mặt báo hai ngày nay, phanh phui hết, biết chắc chắn bạn đang đau lắm đây, nhưng mình thì có lẽ nên vui.
Nên vui ! Ừ, nên vui.
Vui với người vui, khóc với người khóc, cho phép mình vui trước vì biết , trong tương lai, bạn sẽ vui, nếu !
Một chữ "Nếu" dành cho người có thành tâm thiện chí.
Mong bạn như vậy.
ht.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

NHỮNG BẢN NHẠC BAROQUE NÊN NGHE




00:00 - 03:57 J.S. Bach - Air (Orchestral Suite No. 3 in D major) 
03:57 - 07:00 Antonio Vivaldi - Spring II (Largo) 
07:00 - 12:30 Tommaso Albinoni - Adagio (in D minor, Op. 9, No. 2) 
13:30 - 16:00 J.S. Bach - Keyboard Concerto (No.5 in F minor, Largo) 
16:00 - 21:00 J. Pachelbell - Canon (in D major) 
21:00 - 27:24 Handel: Lute and Harp Concerto (in B flat major, Op. 4 No.6, II. Larghetto)
Từ Góc Âm Nhạc : (tại đây)

KHÔNG CẦN LỜI

Tại quảng trường St Peter, Vatican hôm 6-11-2013. 

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

CPCĐ số 22 : QUẨN QUANH CA KHÚC


Tôi vừa tiếp chuyện qua điện thoại với một bạn là dân ca đoàn.
Bạn chia sẻ nhiều ưu tư tương tự những ưu tư các anh chị khác đã bày tỏ trong buổi tọa đàm vừa rồi tại Trung tâm Mục vụ, nhiều chi tiết hơn và nhiều nỗi niềm riêng tư hơn.
Xem ra vấn đề Ban Hát trong nhà thờ không chỉ đơn giản có người thiện chí gia nhập, có người tập hát,thế là thành đâu.
Hầu như tất cả những vấn đề được Ban Tổ chức Đại Hội bàn tới đều có...vấn đề, từ vai trò Ca đoàn - Ca Trưởng, cha xứ, bản văn, Imprimatur, bài bị cấm hát, v.v. cho tới các cung hát Thánh Vịnh trong nhà tu cũng chưa được tất cả hài lòng, hài lòng tất cả.
Người Sài gòn bảo các tỉnh cần thiết phải về thành phố họp để nhận quyết định cuối cùng của Toàn Quốc.
Người miền xa nói, ngay Saigon cũng ba bè bảy mối, nhiều giáo xứ hát linh tinh, không ai nghe ai.
Quả thật bạn nói có phần đúng.
Mình ở Sài gòn, vào nhà thờ chỉ cầu xin ván Lễ ấy ca đoàn hát tử tế, cám ơn anh chị em ca viên.
Cho tới nay, trải qua biết bao nhiêu cuộc Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc, mình vẫn rất lo sợ mỗi khi nghe khởi đầu chuẩn bị Thánh Lễ mà " tùng tà là tùng tùng tùng"....tiếp đó là những điệu nhạc Điện Tử được mở hết công suất, cho vang lên náo động cả khuôn viên nhà thờ ( không gian lúc ấy hệt như mô tả trong bài viết của quý vị  nào đó là nghe loại nhạc này người ta chỉ muốn ôm chầm lấy người bên cạnh mà nhảy cà tưng).
Thường là được phép cha xứ, ban coi máy mở lớn những CD Hoàng Oanh hát Thánh ca, "Năm xưa trên cây sồi" chẳng hạn. Người đi Lễ bảo là Lễ hôm nay hoành tráng, có Đức Cha về làm phép, chủ sự....Mình nói thêm, đâu có Đức Cha ở đấy có lùng tùng xòe.
Lễ hằng tuần thì hãi ở chỗ bài bản vẫn có những phần phăng ra ngoài Phụng Vụ, gọi là bất cần thân thể, nghĩa là Đáp Ca vẫn hát những ca khúc có Tiểu khúc 2,3,4, dựa theo câu 1 mà nhạc sĩ sáng tác viết lời khác bản văn. Theo giải đáp của Quý Ban Tổ chức thì loại bài đó không được.
Đã từ nhiều năm trước, mình biết phải viết Đáp Ca theo Bản văn, nên tất cả những bài hát phổ nhạc Thánh Vịnh của mình, dù là  đầy đủ cho cả 3 năm ABC, mình đã ghi là THÁNH VỊNH, Cảm hứng Thánh Vịnh..Không phải Đáp Ca. Bạn nên hát trong những dịp khác ngoài Đáp Ca.
Vậy mà cho tới nay , biết bao lần họp, có ban  hát cả bài về Đức Mẹ vào phần Đáp Ca. Hiệp Lễ cũng .."phang" luôn Đức Mẹ. Đâu phải Lễ về Đức Mẹ là chọn bài Đức Mẹ thoải mái đâu bạn !
Trong khi đó, từ Hương Trầm mấy cho tới Hương Trầm mười mấy rồi, gần 20 rồi, số nào cũng ca ngợi Bình Ca ngất trời. Bài nào bài ấy chất chứa đầy kiến thức cao siêu hàn lâm mang từ Rô ma về, biết bao công sức , bao năm tháng ăn học mới thu thập được , chả ai áp dụng. Linh mục nhạc sĩ Ân Đức nhận xét là hát Đối Ca trong Thánh Lễ không thành công vì còn xa lạ với người Việt Nam, buồn, người nghe khó hiểu. Nghe  mà thương!
Nói thật chứ Cụ Chant Gregorian vào năm 2013 này như Thánh để trên tòa thôi, vẫn chưa có Ca Trưởng nào tha thiết rước Cụ về nhà, nói chi ca viên sáng tối túi bụi kế sinh nhai nuôi vợ con, nói chi cha xứ mải tính công thợ xây nhà thờ.
Thời @ , ai ê a ?
Ngay ở trong một Đan viện, ngày nay các thầy tu còn đề nghị bài này chọn điệu Slow hợp đấy nhỉ nữa là !
Theo mình thì giáo dân Việt Nam ta bây giờ cứ " Hồng ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man.." là  cả và nhà thờ đồng ca rào rào đầy hứng khởi !
Quanh quẩn với Ca Khúc, cha xứ không nói gì là ô kê con gà đen. Có khi nghe Bình Ca cha còn bảo chúng mày hát nghe chán chết cha chết mẹ !
Cha đi tu cha không biết đâu, chúng con đây này, nghe ca khúc hoài, Hải Triều thì buồn rũ rượi !
Antôn Tiến Linh thì đang....khóc đó ! Pio X làm chứng nhá !
ht.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

TỰ CHỮA BỆNH

Tự chữa bệnh với đôi bàn chân
(bài  do LoanPhan giới thiệu)
Tục ngữ có câu : "Người già đôi chân già trước" Giữ đôi chân tốt chính là mấu chốt phòng bệnh để kéo dài tuổi thọ.
 http://doiduathanky.com/cms/wp-content/uploads/2012/05/direct-17.jpg


Các chuyên gia nghiên cứu phương pháp tự chữa bệnh cho rằng trên đôi bàn chân có rất nhiều đầu mối thần kinh liên quan  đến các tạng phủ. Cho nên dùng tay để chà xát, xoa bóp rất có lợi  cho sức khoẻ.
Thí dụ :
Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt  
Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày, xát ngón thứ 2 có thể chữa được chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua.
Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì,
Lòng bàn  chân có liên quan đến thận.  Xát gan bàn chân có thể chữa được lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng. 
 Ngón thứ tư có liên quan đến gan, xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai  đau mỏi .. 
Thường xuyên xát gan bàn chân không những làm  tăng lưu lượng máu, tăng tính đàn hồi thành mạch máu, mà còn kích  thích não bộ trị được chứng nhức đầu, hoa mắt, mất ngủ, mộng mị .Người già thường xuyên xát chân còn phòng được chứng tê bì,  chân tay giá lạnh.  

 Phương pháp xát chân cụ thể  

 Trước tiên ngâm chân vào nước nóng 15 phút, lau sạch..
 Ngồi trên giường hoặc ghế, chân nọ gác lên đầu gối chân kia,
 một tay xoa gan bàn chân, một tay xoa mu bàn chân, xát đi, xát lại
 khoảng 200 lần là vừa. Ðổi chân, cũng làm như trên. Xát cho đến
 khi nóng, người cảm thấy khoan khoái, dễ chịu là được.
 Mỗi ngày  làm 2 lần vào buổi sáng và tối.
 

Sáng xoa mặt, tối xoa chân

(bài do các bạn HungNguyenPhuong Ngo và KimAnhTruong đóng góp)

Đây là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả mọi người để giữ gìn sức khỏe. Như chúng ta biết bộ mặt, vành tai, bàn tay, bàn chân, lưng, ngực là những cơ quan phản ánh toàn bộ tình trạng cơ thể, do đó nếu mỗi sáng và tối, các bạn chịu khó xoa mặt, mũi, chân tay như hướng dẫn dưới đây thì chắc chắn sẽ phòng ngừa hoặc giảm được bệnh tật. Quan trọng là cần thực hiện một cách nghiêm túc, đều đặn mỗi ngày.

SÁNG XOA MẶT

Có 8 động tác, mỗi động tác xoa từ nửa phút đến một phút (30-60 lần). Sáng sớm vừa ngủ dậy, trước khi xuống giường, xoa hai tay vào nhau cho nóng rồi làm 8 động tác sau đây: 
Xoa hai ổ mắt: Úp hai cườm tay lên hai ổ mắt (tay chạm xung quanh mắt, gờ xương, không đè mạnh vào mắt) xoa vòng quanh mắt cho đủ 30 lần. Công dụng: Làm cho mắt tinh và sáng, khai thông khí huyết, đỡ mệt mỏi, nhức tê hai tay.
Xoa mũi: Đặt 2 ngón tay trỏ miết vào 2 cạnh bên mũi lên tới cạnh mắt 30 lần. Sau đó chập 2 ngón tay cái và trỏ vuốt từ trên sống mũi xuống 30 lần. Công dụng: Làm cuống phổi, cuống họng, lá mía, sống lưng, mông, háng khỏe lên. Đặc biệt động tác miết ngược từ 2 cánh mũi lên mắt còn chữa được bệnh sa tử cung ở phụ nữ, có tác dụng cường dương đối với nam giới. 
Xoa má: Dùng 2 tay xoa toàn bộ má mỗi bên 30 lần. Công dụng: làm cho toàn bộ xương sườn, cánh lưng, thần kinh sườn, hai lá phổi, gan, mật, dạ dày được thông thoáng.
Xoa tai: Dùng 2 ngón tay cái để sau 2 tai, các ngón còn lại để ở phía trước tai rồi xoa vành tai và toàn bộ tai mỗi bên 30 lần. Công dụng: Trị ù tai, tai điếc... Ngoài ra còn trị được nhiều bệnh ngoại vi và nội tạng của cơ thể.
Xoa trán: Úp bàn tay xoa toàn bộ trán, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: chữa các bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng. 
Xoa miệng, cằm: Dùng cả bàn tay xoa toàn bộ miệng, cằm, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: chữa các bệnh lục phủ ngũ tạng.
Cào trên đầu: Lấy 10 đầu ngón tay của 2 bàn tay cào từ trước đầu ra sau, xong từ đỉnh tai kéo ra sau gáy 30-60 lần. Công dụng: giúp máu lưu thông lên não, chữa đau mỏi toàn thân, tốt cho hệ thần kinh não bộ, đặc biệt đối với chân tay người bị liệt.
Xoa sau gáy: Dùng cả bàn tay xoa sau gáy, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: tăng sức chịu đựng của toàn bộ cơ thể.
Tóm lại: Xoa mặt buổi sáng có 4 tác dụng: giúp khí huyết lưu thông toàn bộ cơ thể; da dẻ mịn màng, đẹp đẽ; làm tiêu nám, mụn trên da mặt; giúp mắt tinh, tai thính, tỉnh táo, dễ chịu.
Chú ý: Sau khi thực hiện xong, khoảng 5 phút nên rửa mặt bằng khăn bông nhúng nước ấm, rồi dùng khăn chà xát kỹ mặt, cổ, gáy, nếu nguội có thể nhúng tiếp nước ấm.
Đây là động tác bổ sung cho cách xoa mặt bằng tay nói trên để đạt hiệu quả tốt hơn.
 

TỐI XOA CHÂN

Ngược lại với xoa mặt, các bạn nên xoa chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện 6 động tác sau đây: 
Động tác 1: Ngồi trên sàn, bàn chân trái đặt lên đầu gối chân phải. Bàn tay trái để lên mu bàn chân, bàn tay phải đặt dưới lòng bàn chân. Sau đó vuốt nhẹ bàn chân theo hướng mũi tên trong ảnh. Đổi chân và lặp lại động tác này. 
Động tác 2: Đặt cổ chân trái lên đầu gối phải. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ và xoa đều lên phần mặt trong của gót chân theo hướng mũi tên như trong ảnh. 
Động tác 3: Ngón tay cái đặt phía dưới lòng bàn chân, sau đó ấn và vuốt nhẹ theo đường rãnh giữa những ngón chân.
Động tác 4: Dùng ngón cái của bàn tay trái ấn và miết nhẹ theo đường mũi tên như trong ảnh cho đến ngón cái của bàn chân.
Động tác 5: Đặt bàn chân trái lên đầu gối và kéo mũi chân hơi chúi xuống đất. Dùng ngón tay cái xoa lòng bàn chân thành hình những vòng tròn nhỏ theo hướng mũi tên trong ảnh.
Động tác 6: Nắm lấy những ngón chân, bóp và vuốt nhẹ như trong ảnh. Sau đó lập lại động tác 1.
Kết luận
Trong suốt quá trình thực hiện các động tác đừng quên thoa một ít dầu massage. Trong khi thực hiện các động tác sáng xoa mặt, tối xoa chân nói trên, hãy cố gắng tìm những chỗ đau thốn, khó chịu nhất trên mặt, chân và day ấn chỗ đó nhiều hơn (trừ trường hợp là mụn bọc hay sưng tấy). Day từ nhẹ tới mạnh đến khi nào hết đau mới thôi (nếu cần có thể làm mỗi ngày vài lần). Đây là những bí quyết rất đơn giản nhưng hữu hiệu vì các điểm đau thốn trên da là những sinh huyệt báo hiệu bệnh sắp hay đang xảy ra. Day ấn các điểm trên sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh làm lành bệnh một cách tự nhiên.

Bài đọc thêm :

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

TOM and JERRY


Tom and Jerry at MGM - music performed live by the John Wilson Orchestra - 2013 BBC Proms

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

HÁT CA-NGỢI KHEN-CẢM TẠ

ht. : Trong vụ này có mặt mình mà mình chẳng được tích sự gì sất ngoại trừ có hân hạnh được đánh ghi  cả 10 vân tay trên bàn ghế phòng ăn (qua lượt chiếc khăn lau bàn màu đỏ) và mấy cụm hoa Hồng Dalat dưới chân Đức Bà. Cắm hoa xong, đờ người ra ngắm công trình cực ...khổ, càng ngắm càng mắc cở, mấy bà Dì tu hội đi về thế nào cũng la toáng cha Giám Đốc TTMV. cha ở nhà để đứa nào nghịch đồ cắm hoa của con lung tung hết thế này. He he, tội tại cha, lỗi tại cha, ai bảo cha giao nhầm công tác cho ht. 
******
Tóm tắt chương trình Hợp diễn 
                                HÁT CA - NGỢI KHEN - CẢM TẠ
                                            tại Trung Tâm Mục Vụ Đà-lạt - 31.10.2013 :

NGỢI KHEN - Ban Hợp xướng GREGORIO CẢ - Ban Thánh Nhạc Giáo hạt Đà-lạt:


AVE MARIA - Nhóm HOANG DÃ- Giáo xứ Langbiang :

Nghệ sĩ ĐỨC THẮNG (nhà thờ Chính tòa Saigon) - độc tấu Jesus, Joy of Man's Desiring :

BÀI ĐỌC CHI TIẾT : (tại đây)
Vài hình ảnh trong khuôn viên Trung Tâm Mục Vụ Đà-lạt :
(ảnh ht.)
Mái nhà thờ
Sân khấu - Hội trường.
Tùng phỏng vấn cô ht. cắm hoa có ý nghĩa gì ?
Mình hào hứng  trả lời :7 hoa Bạch Hồng kính 7 Sự Thương Khó Đức Mẹ.
( phải  căng mắt nhìn rất kỹ, rất lâu mới thấy được ý nghĩa ...sâu sắc của cách mình cắm hoa đấy nhé).
Góc trái cuối nhà nguyện. Tượng Pièta  được bao bọc bởi những cây Tùng Xoắn quý.
Xa xa là "Thành phố buồn lắm tơ vương, cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn"...
Cảnh sau nhà bếp. Hoa Trạng Nguyên chờ "Một mùa Giáng Sinh an lành".
Đầu nhà Bảo Tàng với hoa Loa Kèn. Cố chụp cảnh này để về hỏi chủ nhà hoa này tên chi mà cứ rủ đầu.
Nó chính là Loa Kèn ....héo chứ hoa chi,  hỏi lọa.
Thông non đang được "lời ru bú mớm nâng niu ".
Đồi xa xa, núi xa xa.
Thông nhà cha mới nhú.
Chủng viện  mái đỏ kề bên
Người tu  tụng niệm  ở trên sườn đồi. 
Vườn rau Chủng viện xanh ngon
Đi buôn bắp sú nuôi con nhà thầy.


ĐỨC GIÁO HOÀNG BỊ DÀNH NGÔI

THẬT LÀ DỄ THƯƠNG !

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

TÔI THƯỜNG RA VÔ KHÁM CHÍ HÒA

Đi theo đường hầm này để đến bực thang vòng vo dẫn lên lầu.
Lớp dạy chữ cho thiếu nhi phạm pháp nằm ở tầng  Hai.

Tôi đã thường ra vô khám Chí Hòa.
Đó là thời gian từ cuối năm 1974 sang đầu năm 1975, tôi nhận bài sai sếp Nhất cử vào Chí Hòa dạy học cho trẻ con trong khám. Đó là  một lớp gồm các Thiếu Nhi Phạm Pháp, chính xác hơn là mỗi tuần hai buổi đều đặn tôi vào dạy chữ cho một đám con nít chuyên ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp. Vì hằng ngày chúng bận làm các việc đó nên không có thời giờ đi đến trường lớp với các bạn cùng tuổi. Sau một thời gian hành nghề thì chúng gặp hạn, gặp xui, gặp cảnh sát, bị bắt bỏ vào đây. Trong nhà tù có khoảng 50 trẻ như thế, tôi vào để cầm tay từng cháu dạy tô, đồ, viết , dạy cho các cháu đọc chữ Quốc ngữ, học làm toán Cộng Trừ. Đứa lớn nhất chỉ 12, bé nhất có cu cậu lên 9.
Vài buổi đầu vào lớp, khi các thiếu nhi phạm pháp đang cắm cúi xuống trang vở để tập viết hoặc làm toán, tôi thường kín đáo ngắm từng đứa, có ý tò mò xem đầu chúng có giống đầu trâu và mặt chúng có giống mặt ngựa không.
Nhiều lần như thế là tôi đã nhận diện được từng khuôn mặt học trò của tôi và thuộc tên từng đứa.
Thậm chí tôi còn có thể nhớ bàn tay một vài bé có ghẻ ở  ngón nào.
Hầu như tất cả chúng nó đều ghẻ, ghẻ kinh ! Mùi ghẻ toát ra từ cơ thể lũ trẻ bao gồm các thứ hoi hoi, tanh tanh, lờ lợ, giống như mùi mủ và máu ở những bệnh nhân phong, nhưng cô quánh hơn, nồng hơn, vì chỗ ở tù túng hơn. Buổi đầu vào lớp tôi muốn ọe. Buổi tiếp theo nhờ nhìn vào những đôi mắt thơ ngây , tôi quên được mùi nhà tù. Đến buổi thứ ba thì cô trò bắt đầu trò chuyện. Tôi vẫn luôn là một cô giáo trẻ ngây thơ ở tuổi đôi mươi lần đầu tiếp xúc với những khốn cùng của xã hội. Mặc dù rất muốn tìm hiểu tất cả cuộc đời các cháu để tìm cách giúp các cháu sống tốt hơn chứ không hẳn là dạy chữ, sợ ban giám đốc khiển trách, tôi chỉ dám len lén hỏi thăm riêng từng trường hợp phạm pháp, mỗi khi cúi xuống trang vở trắng, giả vờ chỉ dạy cháu.
Khi nhìn vào mắt chúng, tôi biết chúng luôn trả lời những câu tôi hỏi một cách rất thật thà.Vả lại, có vẻ chúng cũng mến tôi vì nơi tôi có sự  trắc ẩn, gần gũi chúng.
Chúng không ngờ được là trong lòng, tôi coi chúng như cháu, như em tôi vậy, làm sao tôi có thể xa lánh chúng được. Thực sự là chúng đáng được yêu thương hơn trẻ con ngoài xã hội, những trẻ đang được cha mẹ bao bọc đầm ấm. Tôi yêu chúng.
Tôi đã có một bảng thống kê như sau :
Bé nam nhiều hơn bé nữ.
Thông thường tội chúng là giựt đồ ngoài bến xe, chợ búa, cửa hàng đông người qua lại.
Đa số là con nhà nghèo hoặc mồ côi.
Hầu hết là ...khôi ngô, xinh xắn và ...bẩn thỉu.
100% là có đôi mắt đẹp, đôi mắt của thiên thần.Những thiên thần có ghẻ.
Bạn sẽ thắc mắc rằng sao bảo yêu chúng mà không làm gì cho chúng ?
Bạn ơi, mỗi lần vào lớp là tôi có dịp tỏ lòng yêu thương các cháu qua việc dạy các cháu học đó chứ. Tôi còn dự tính nhiều điều có ích cho chúng nữa , nhưng một ngày kia, ...
Một ngày đáng nhớ, tôi phải xa tất cả các chúng trong khoảnh khắc.Đó là vào một ngày cuối tháng Tư, tôi ở nhà, nghe radio đọc tin quân quản chế độ mới tiếp thu khám Chí Hòa.
Khi ấy, tôi chắp tay cầu cho các cháu của tôi an toàn, bình an và gặp may mắn trên đường đời.
Điều nguyện xin lúc này là cho các trò bé nhỏ của tôi  gặp được người thân và ...hết ghẻ.
Dĩ nhiên, vẫn phải nghèo như cô.
Ai biết được ! Có thể là bây giờ, đâu đó nơi ngoại quốc, những khuôn mặt trẻ thơ bé bỏng tôi gặp và yêu trong khám Chí Hòa năm xưa, nay đã có những em đang trở thành những người Việt Nam tha hương với tài năng, đức độ rạng danh giống nòi...Mong thay !

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

KỶ NIỆM DẠY HỌC

(ảnh minh họa)

Sống trên đời ai cũng phải có nghề mưu sinh, mình thì hình như là không, không biết theo nghề gì, không biết làm nghề gì, không biết thích nghề gì.
Nhờ trời cho ở vào bên "thua cuộc" nên hồi đó mình biết được mấy nghề : Dệt chiếu, móc áo, móc khăn, làm bánh, đồ xôi, dạy học nữa, dạy tiếng Việt cho người không biết chữ và dạy tiếng Anh cho các quý bà chờ chồng bảo lãnh đi Mỹ. Tất cả những nghề đó mình đều hiền lành cặm cụi làm mà không biết đến đồng lương vì bằng cách này cách khác, người lãnh lương không phải là ta, hoặc hoặc nai lưng lao động rồi hợp tác xã không trả tiền công, hoặc hợp tác xã không có tiền trả công, hoặc lãnh lương về nộp cho mẹ hết. Nói tóm lại là từ năm 1975, cuộc đời dân ta sống ngày nào biết ngày đó. Mình như mọi người.
Hồi đó có hai chuyện, là hai lần mình hành nghề dạy học trong tình cảnh rất lạ và ngộ.
Chuyện thứ nhất :
Dạy chữ cho bác chủ tiệm Giò chả Lan Hương nổi tiếng chợ Ông Tạ.
Bấy giờ ông Tạ còn sống, chợ Ông Tạ cũ vẫn còn, cửa hàng giò chả Lan Hương ở trong chợ, khoảng cuối dong thứ ba. Bà Lan Hương người phốp pháp, phương phi, trắng trẻo. Không nhớ ai đã giới thiệu cô giáo trẻ này tới dạy chữ cho bà. Mỗi lần mình đến, bác học với vở bút nghiêm chỉnh. Bác gò chữ cẩn thận, học đánh vần kiên nhẫn, tưởng như một học trò ở tuổi nhi đồng chứ không phải là một bác gái năm mươi bắt đầu khai tâm a,b,c, tuy nhiên bác học rồi quên, không nhớ lâu. Được cô giáo có tính về hùa, trò lười thì cô cũng lười, không hề có một thứ luật nào ép buộc. Vì thế có nhiều lần đến dạy bác Lan Hương học nhưng hầu hết thời giờ là hai bác cháu nói chuyện chơi, chính là nghe bác kể chuyện nhà bác cách thân tình. Mình chẳng nhớ một chuyện gì hết, ngoại trừ chuyện cháu Nội của bác chết năm lên Bốn.
Một lần, bác dẫn mình vào nhà trong, cho xem bàn thờ cháu Nội của bác. Trời đất ! Bàn thờ lớn lắm, đàn ra hết nửa căn nhà, bày biện đủ các thứ : nhang đèn hoa quả trái trăng. Đèn thắp sáng trưng liên tục ngày đêm. Cháu bé trong di ảnh rất đẹp trai, khôi ngô tuấn tú, thương lắm, cháu mới mất đây thôi. Bác Lan Hương kể hôm ấy bố cháu mua cho cháu cây cà rem. Cháu đang ăn  kem thì mắt trợn ngược, lăn ra không biết gì nữa, rồi đi . Chỉ có thể hiểu là cháu bị nghẹn miếng kem, không thở được, thế thôi. Thật tội nghiệp! Bà Lan Hương nói cháu bà rất linh, bà lập bàn thờ và hằng ngày làm người phục vụ chăm sóc bàn thờ di ảnh.
Nhà nào làm nghề giò chả thường giàu, bác Lan Hương cũng vậy.
Mỗi tháng bác đều trả học phí, mình mang về đưa hết cho mẹ. Thời ấy, chợ chẳng có gì để mua, cả nước đều nghèo, nhưng có được mối dạy kèm tại gia ổn định thế này thì thật may mắn cho mình, còn hơn bao người lam lũ khác.
Một lần bác xin nghỉ học buổi tới. Bác nói bao giờ học lại bác sẽ nhờ người báo, hồi ấy chưa có điện thoại .
Kể từ đó, hai bác cháu xa nhau mãi mãi, vì cho tới giờ vẫn không có tin tức "xin học lại" của bác giò chả Lan Hương. Đó là thời người miền Nam bán tất cả để âm thầm đi vượt biên. Không biết người học trò lớn tuổi dễ mến của mình giờ ở đâu ? Nếu ai biết bác giò chả Lan Hương đã qua đời xin cho mình tên Thánh của bác.
Và không biết nếu bác Lan Hương đi vượt biên thì ai coi sóc bàn thờ cháu Nội của bác nhỉ !
ht.
''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''
ảnh minh họa
Chuyện thứ hai :
Dạy Bổ túc văn hóa cho công an.
Bấy giờ có đợt các giáo viên đi học tập. Tại một dịp học tập chung với các đồng nghiệp gồm cả Hiệu Trưởng, Hiệu Phó, giáo viên , văn phòng ....mình vào nhóm thầy H., hiệu trưởng. Thầy rất thích xem những tấm ảnh mình vẽ chơi.
Sau đó vài năm, ai dè thầy nhớ mình khi trường mở lớp Bổ Túc Văn Hóa ( BTVH) thiếu giáo viên môn Sinh Vật, cần vẽ vời.
Thầy mời mình dạy môn ấy cho lớp gồm mấy chục người lớn, toàn công an, cán bộ quận.
Mình cũng dạy các anh em ấy bình thường như vẫn vào các lớp trẻ em khác. Không một ý tưởng kỳ thị nào len lỏi vào. Cô giáo thật ngây thơ hồn nhiên ! Hồi đó, khổ mấy thì khổ,  người trong Nam không hề có ai biết tới bốn chữ " thế lực thù địch " đâu.(Bây giờ biết rồi!).
Mình đạp xe đến lớp dạy như vậy cũng được vài tháng.
Cho đến một hôm, ấy thì cho đến một hôm, việc gì phải đến sẽ đến.
Mình nghỉ dạy lớp BTVH này không có gì  phàn nàn, hiểu là không thích hợp, thế thôi.
Cô giáo muôn đời vẫn hồn nhiên ngây thơ.
Ai đời "trên" lại chấp nhận cho một người Công Giáo làm giáo viên dạy học cho công an bao giờ !
Không biết hồi đó thầy H. có bị vạ lây không ! Cũng không biết bây giờ gia đình thầy ở đâu ?
Mình nhớ thầy cô có con gái tên Hiền.
Ai biết về thầy cựu Hiệu trưởng trên đây làm ơn cho mình biết tin nhé.
ht.
'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

NGẠI XƯNG TỘI

1. Tôi không biết có nên suy vấn đề này, nếu như nó chẳng có ích cho tôi hay cho một ai đó.
Cũng không biết, nếu bỏ qua thì có uổng phí một cơ hội tốt nào đó chăng !
Rút cục thì viết như suy tư với chính mình, xem như chuyện trò với bản thân, một cách để không bị cuộc sống vô tình, vô cảm cuốn kéo mình một cách vô ý thức.
Có lần, tôi đọc được ở đâu đó một câu tâm niệm như sau : "Ngại xưng tội thì đừng phạm tội".
Tôi biết người viết câu ấy không thích lề thói khúm núm trước các linh mục cho nên đúng là ông có ngại vào tòa giải, vì trong đó ông sẽ đối thoại với chính nhân vật nằm trong giới ông né tránh.
Vậy điều tâm niệm của ông có chí lý không , tôi nghĩ rằng không. Ông lầm rồi. Vào tòa không phải để gặp linh mục. Muốn gặp linh mục thì vào nhà xứ, đâu cần phải quỳ trước tấm phên màn mong mỏng.
Xưng tội là một hành vi mang ý nghĩa tôn giáo, thiêng liêng thánh thiện.
Đây là việc lãnh nhận Bí tích, là đến với Lòng Nhân Từ của Thiên Chúa, là đứa con phạm lỗi biết hối hận, chạy đến cha nó, xin được cha tha lỗi cho.
Xưng tội không hề là một hình phạt.
Đó là về phần tác giả câu tâm niệm có yếu tố lươi huyền lười, đồng thời là một con chiên chưa hiểu đúng bản chất bí tích Giao hòa.
Thế nhưng, tôi cũng được biết lý do tại sao người giáo hữu đó ngại xưng tội, ngại đến nỗi phải tự đặt cho mình một thứ tâm niệm, một lời tự nhủ, để tự nâng vực bản thân lên khỏi sự yếu đuối, không vượt qua được một chướng ngại nào đó trong đời sống tinh thần.
Đúng là ông khó có thể đối thoại với vị ngồi tòa, chính xác là các linh mục.
Tại sao ? Lý do ?
Tôi cũng biết, và vì biết ngọn nguồn, tôi xin được tôn trọng ông dù rằng ở trên, tôi đã nhận định là ông lầm, ông sai.
2. Có rất nhiều người Công giáo ngại đi xưng tội, hình như đa số là người ở phố thị , "Một năm ít là một lần trong mùa Phục Sinh" còn ngại nữa đừng nói hàng tháng theo lời khuyên của Đức Mẹ. Một chi tiết nhỏ nhưng mang ý nghĩa không nhỏ, đó là  có lẽ ngoại trừ trong một vài dòng tu, còn thì rất hiếm thấy người ta xưng tội mặt đối mặt như trò chuyện mà xưng tội với cha. Hoặc vì mắc cở, hoặc vì không muốn cha biết mặt, hoặc vì lý do nào đó nữa..nói lên tâm trạng hay đúng hơn là đời sống đức Tin của người tín hữu chưa hoàn toàn xác quyết :  Tôi đi lãnh nhận Bí tích thứ Ba trong Đạo, chứ nào ai bắt đi khai tội lỗi với cha để cha tha tội cho.
Vào tòa xưng tội trở thành một hành vi nhân bản hết sức can đảm, phấn đấu "vượt lên chính mình".
Có một thứ tâm lý ngại xưng tội dở nhất mà cũng đáng thương nhất, đó là con chiên  vốn bất phục tư cách, đời sống, sự ứng xử của vị mục tử đang chăn dắt mình. Tôi cam đoan có không ít người cố vượt cả chục cây số để đi xưng tội cha khác. Có vô số người để tội tồn kho một cách khổ sở chỉ vì ...ngại xưng tội với cha xứ.
Còn đâu mối liên hệ mục tử-con chiên !
Còn đâu ý nghĩa thiêng liêng của Bí Tích Giao hòa cùng Thiên Chúa :
Ông cha này đâu xứng đáng cho mình xưng tội !
Ôi đức tin của chúng ta ! Phải hiểu rằng nó ...toa bằng cái gì nhỉ ! Ước gì cái "hạt cải" mà Chúa nói nó to bằng cái nhà ba tầng đi, cho chúng ta còn có thể ví von đức tin mình, chứ hạt cải thật bày bán ngoài tiệm nó bé bằng cái vẩy, còn  ví thế nào được nữa mà ví !
3. Tắt một điều :
Chỉ khi nào tôi sống kết hợp với Chúa bằng tình con thảo,Tin, Cậy, Mến,  tôi mới không phải vượt qua cái gì sất.
Khi đó tôi bay !
Nhưng giờ cánh "thiên thần" còn vương nặng nhiều thứ, chưa bay được ! Cha Xứ ơi, help me !
ht.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

LỬA BÙNG SAO NỔI !

Ảnh minh họa
Sáng ngủ nướng, xác hồn om lại, đi Lễ chiều.
Không ngờ chiều nay được tham dự nghi thức ban bí tích Khai Tâm và Thêm Sức cho 11 Tân tòng, tất cả đều là những thanh niên thiếu nữ ở độ tuổi hai mươi.
Trông  từng em nghiêm trang, kính cẩn cúc cung lên nhận lãnh những nghi thức linh mục trao ban, mình tủm tỉm cười nhớ lại kỷ niệm oái oăm năm nào, mình bị bố bắt đi ...rửa tội.
Khổ thân con bé, đã bảo không ưa Đạo Chúa, không thích các ông các bà đến nhà dạy Giáo lý hỏi thưa, thế mà rốt cục cũng phải theo Đạo. Đó là một câu tóm gọn quá trình diễn biến tâm lý của mình trong thời gian nhà mới chuyển từ Đơn Dương về Sài gòn. Năm ấy mình 15 tuổi, đã biết đòi tự do, không chấp nhận áp bức.
Năm ấy, sáng Chủ nhật nào mấy anh em cũng bảo nhau tìm cách trốn các ông các bà quản từ hướng nhà thờ đi ra. Hễ các ông bà đó xuất hiện thì không bao giờ thấy anh Hai có mặt ở nhà, ba chị em lãnh đủ. Được lần một, lần hai, ba con ranh con phải ngồi ngay ngắn tại bàn tiếp khách, nghe hỏi, miệng thưa theo sách Bổn, đến lần ba thì mình nhăn nhó kêu đau bụng chui ngay vào buồng tắm, ngồi im thin thít, ai gọi cũng không trả lời, hai con em thì chạy vù sang hàng xóm chơi, phút chốc, nhà vắng vẻ hẳn, bố phải ra tiếp các ông các bà. Bố là người lớn, lại mới trở lại Đạo, không dạy Bổn được nữa, các ông các bà quanh quẩn vài ba câu chuyện xong là cáo lui. Vừa nghe tiếng guốc dép các cụ khua bé dần tới khi im thì mình hết đau bụng, mặt mũi hớn hở chui ra khỏi cái buồng vừa bé vừa ẩm ướt, trời Saigon bức, người ngợm toát hết mồ hôi, nhưng thà thế còn hơn phải ngồi nghe Hỏi, đáp Thưa các cụ, chục câu đủ nóng hết  cả người.
Hai con em còn bé không nói, anh Hai và mình lớn rồi, trốn học Giáo Lý như thế không được, vậy mà sao hồi ấy không bị bố mẹ la mắng hay bắt buộc. Phải, ngay từ khi bố mẹ trở lại Đạo, ở Đơn Dương, nhà đã có một buổi họp gia đình, bố bảo từ nay bố mẹ theo Đạo Công Giáo, bây giờ bố mẹ đem bàn thờ và tượng Phật lên cúng trên chùa, thay vào đó, mình sẽ lập bàn thờ Chúa, gồm Thánh giá và ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, các con được tự do tín ngưỡng, chúng con muốn theo Đạo nào tùy ý. Bố hỏi ý kiến từng đứa. Chị Cả và anh Hai tuyên bố vẫn thờ Phật. Mình , thứ Ba, đưa tay phát biểu con xin theo chị và anh.
Mấy năm sau mới có chuyện về Saigon, nhập xứ Đạo mới, đám quân Ru -Rêu rơi ngay vào tầm ngắm của cha xứ là phải cho các chúng học Giáo lý.
 Ý muốn cho chúng vào Đạo chính là ở cha Xứ. Không ở con, cũng không ở bố mẹ con.
Còn nhớ như in, một hôm, bố bảo thôi chúng mày đi rửa tội hết đi cho các ông các bà ấy đừng đến nữa.
Thế đấy, "thủ trưởng" bảo đi là đi thôi, có ý thức, có mến chuộng gì đâu ! Hô đi là tại thủ trưởng cũng nản màn "Hỏi-Thưa" mỗi sáng Chúa nhật rồi.
Vào nhà thờ, cha xứ bôi muối thì nhổ đi, bôi dầu thì chùi quẹt, đổ nước thì cho là phù phép, ma thuật, bụng ấm ức, bất tuân. Cha làm gì cứ làm, kệ. Lạy Chúa, con vốn là người ngoại Đạo !
Chả cần biết Rửa Tội nghĩa là gì vì mình có ý muốn, có bằng lòng  đâu cơ chứ !
Lòng mình bấy giờ là một bãi hoang vu, lạnh lẽo đó.
Quả thế, sự tình là về sau, một cha Linh Hướng Đại Chủng viện Saigon đã phải rửa tội lại cho mình. Một kỷ niệm đáng nhớ nhất đời.
Bây giờ nghĩ lại thấy lạ thật, ngày xưa các cha xứ mình nhận chiên như vậy a ?
Cha Xứ ơi, sao cha đầy Ơn Chúa Thánh Thần mà không hun cho con ấm lên, nóng lên trước đã thì lửa nơi con mới bùng  lên được chứ.
Hôm nay, mừng cho Giáo Hội có thêm 11 Tân tòng. Quý hóa lắm ! Ước mong trong số này đừng có em nào vô duyên với Chúa như mình ngày xưa.
Chỉ buồn cha. Cha dùng chữ "người" để gọi 11 con chiên quý  này !
A, "Hôm nay có 11 người lãnh nhận ...". 
A, "tôi xin giới thiệu với cộng đoàn, đây là 11 người ...".
Nghe chữ "người"  nó lạnh lùng, xa lạ làm sao !
Cha chả cười, thầy chả cười.
Gặp mấy ông dòng Chúa Cứu Thế thì phải biết ! :  Hân hoan, vui sướng, hớn ha hớn hở, tay bắt mặt  mừng, lí la lí lắc...:
A, " Thưa quý ông bà anh chị em, hôm nay cộng đoàn chúng ta có một niềm vui lớn, đó là chúng ta được hân hạnh đón nhận 11 anh chị em đây....". 
A, " Nào hãy nổ tung tràng pháo tay mừng quý anh chị em thân thương của chúng ta đây vừa mới gia nhập Hội Thánh Chúa...".
Nghe cha nói vậy là rần rần rần rần cả nhà thờ chúc mừng đó chớ !  Phải tạo ấn tượng yêu thương gần gũi ngay từ đầu để những Tân Tòng này thấm đẫm được ý nghĩa Yêu Thương của Đạo ta.
 Phải nồng ấm, sốt mến. Truyền giáo bây giờ không thể cù rà cù rũ hay lạnh nhạt ban Bí Tích cho có được đâu. Đấy, xem cha Hậu "đi sâu đi sát" với bà con vậy bà con mới thương, mới nghe mình giảng về Chúa.
Nơi lạnh nhất không phải ngăn đá tủ lạnh mà là ở mấy tâm thất trong tim  mục tử nào tại vị vì Ghế và Bổng.
Ý chính trong bài  Phúc Âm hôm nay là Chúa Giêsu đã ném lửa vào thế gian và muốn lửa ấy bùng lên.
Lạnh quá lửa tắt mất chứ bùng sao nổi, thưa cha ! Nhân vật làm bằng chứng là chính con đây.
ht.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

NHÌN MÌNH !


Nhiều khi tôi nghĩ là tôi đúng. Chưa chắc ! Để có thể xử sự đúng tôi cần nhìn lại sự việc.
Sau đó, có thể tôi đúng cũng có thể tôi sai, nhưng cần một lúc nào đó, tôi biết xét mình.
Hãy quý những giây phút xét mình, thành thật với lòng, công bằng với người, khi ấy tôi sẽ có những quyết định sáng suốt để không phải hối tiếc.
Hãy tâm niệm rằng bao lâu tôi còn đặt cái tôi lên cao thì người khác luôn phải ở thấp hơn.
Bao lâu tôi còn muốn nắm đàng chuôi thì người khác phải buông dao.
Tất cả những hư ảo luôn che mắt mình, khi đó mình chỉ thấy tên mình sáng chói, còn người khác thì vô danh .
Thế cũng còn đỡ hơn khi tôi làm một kẻ nặc danh để  tha nhân phải chịu thiệt, đó là sự thiếu minh bạch, không công bằng.
Tinh thần người Kytô hữu phải vằng vặc như trăng rằm, tươi sáng như ánh dương, không có gì là tối tăm mù ám, bởi Thiên Chúa chính là Ánh Sáng. 
Tôi phải luôn sống như giữa ban ngày, không che đậy, dấu diếm.
Trong thái độ xét mình chân thành, tôi sẽ nhận ra tôi, rõ như nhìn vào gương, một chiếc gương tốt, luôn được lau chùi bóng loáng, xấu đẹp sẽ lộ ra, khi ấy tôi không thể thiên vị mình điều gì. Không tin ư ? Hãy ngồi vào ghế của tiệm cắt tóc, bạn sẽ thấy bạn không đẹp như bạn tưởng. Chính xác ! Vì thế, tóc của tôi luôn thẳng và dài tự nhiên. Khi cần phải cắt, chẻ đều đuôi tóc sang hai bên, với hai nhát kéo xoẹt xoẹt thế là xong.
Khỏi cần ra tiệm. Khỏi cần mua gương.
Nhìn mình trong gương thấy ....gớm lắm !
Ô hô ! Vậy sao tôi lại muốn mọi người phải kính tôi, phục tôi nhỉ ! 
ht.