#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

CPCĐ số 22 : QUẨN QUANH CA KHÚC


Tôi vừa tiếp chuyện qua điện thoại với một bạn là dân ca đoàn.
Bạn chia sẻ nhiều ưu tư tương tự những ưu tư các anh chị khác đã bày tỏ trong buổi tọa đàm vừa rồi tại Trung tâm Mục vụ, nhiều chi tiết hơn và nhiều nỗi niềm riêng tư hơn.
Xem ra vấn đề Ban Hát trong nhà thờ không chỉ đơn giản có người thiện chí gia nhập, có người tập hát,thế là thành đâu.
Hầu như tất cả những vấn đề được Ban Tổ chức Đại Hội bàn tới đều có...vấn đề, từ vai trò Ca đoàn - Ca Trưởng, cha xứ, bản văn, Imprimatur, bài bị cấm hát, v.v. cho tới các cung hát Thánh Vịnh trong nhà tu cũng chưa được tất cả hài lòng, hài lòng tất cả.
Người Sài gòn bảo các tỉnh cần thiết phải về thành phố họp để nhận quyết định cuối cùng của Toàn Quốc.
Người miền xa nói, ngay Saigon cũng ba bè bảy mối, nhiều giáo xứ hát linh tinh, không ai nghe ai.
Quả thật bạn nói có phần đúng.
Mình ở Sài gòn, vào nhà thờ chỉ cầu xin ván Lễ ấy ca đoàn hát tử tế, cám ơn anh chị em ca viên.
Cho tới nay, trải qua biết bao nhiêu cuộc Đại Hội Thánh Nhạc Toàn Quốc, mình vẫn rất lo sợ mỗi khi nghe khởi đầu chuẩn bị Thánh Lễ mà " tùng tà là tùng tùng tùng"....tiếp đó là những điệu nhạc Điện Tử được mở hết công suất, cho vang lên náo động cả khuôn viên nhà thờ ( không gian lúc ấy hệt như mô tả trong bài viết của quý vị  nào đó là nghe loại nhạc này người ta chỉ muốn ôm chầm lấy người bên cạnh mà nhảy cà tưng).
Thường là được phép cha xứ, ban coi máy mở lớn những CD Hoàng Oanh hát Thánh ca, "Năm xưa trên cây sồi" chẳng hạn. Người đi Lễ bảo là Lễ hôm nay hoành tráng, có Đức Cha về làm phép, chủ sự....Mình nói thêm, đâu có Đức Cha ở đấy có lùng tùng xòe.
Lễ hằng tuần thì hãi ở chỗ bài bản vẫn có những phần phăng ra ngoài Phụng Vụ, gọi là bất cần thân thể, nghĩa là Đáp Ca vẫn hát những ca khúc có Tiểu khúc 2,3,4, dựa theo câu 1 mà nhạc sĩ sáng tác viết lời khác bản văn. Theo giải đáp của Quý Ban Tổ chức thì loại bài đó không được.
Đã từ nhiều năm trước, mình biết phải viết Đáp Ca theo Bản văn, nên tất cả những bài hát phổ nhạc Thánh Vịnh của mình, dù là  đầy đủ cho cả 3 năm ABC, mình đã ghi là THÁNH VỊNH, Cảm hứng Thánh Vịnh..Không phải Đáp Ca. Bạn nên hát trong những dịp khác ngoài Đáp Ca.
Vậy mà cho tới nay , biết bao lần họp, có ban  hát cả bài về Đức Mẹ vào phần Đáp Ca. Hiệp Lễ cũng .."phang" luôn Đức Mẹ. Đâu phải Lễ về Đức Mẹ là chọn bài Đức Mẹ thoải mái đâu bạn !
Trong khi đó, từ Hương Trầm mấy cho tới Hương Trầm mười mấy rồi, gần 20 rồi, số nào cũng ca ngợi Bình Ca ngất trời. Bài nào bài ấy chất chứa đầy kiến thức cao siêu hàn lâm mang từ Rô ma về, biết bao công sức , bao năm tháng ăn học mới thu thập được , chả ai áp dụng. Linh mục nhạc sĩ Ân Đức nhận xét là hát Đối Ca trong Thánh Lễ không thành công vì còn xa lạ với người Việt Nam, buồn, người nghe khó hiểu. Nghe  mà thương!
Nói thật chứ Cụ Chant Gregorian vào năm 2013 này như Thánh để trên tòa thôi, vẫn chưa có Ca Trưởng nào tha thiết rước Cụ về nhà, nói chi ca viên sáng tối túi bụi kế sinh nhai nuôi vợ con, nói chi cha xứ mải tính công thợ xây nhà thờ.
Thời @ , ai ê a ?
Ngay ở trong một Đan viện, ngày nay các thầy tu còn đề nghị bài này chọn điệu Slow hợp đấy nhỉ nữa là !
Theo mình thì giáo dân Việt Nam ta bây giờ cứ " Hồng ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man.." là  cả và nhà thờ đồng ca rào rào đầy hứng khởi !
Quanh quẩn với Ca Khúc, cha xứ không nói gì là ô kê con gà đen. Có khi nghe Bình Ca cha còn bảo chúng mày hát nghe chán chết cha chết mẹ !
Cha đi tu cha không biết đâu, chúng con đây này, nghe ca khúc hoài, Hải Triều thì buồn rũ rượi !
Antôn Tiến Linh thì đang....khóc đó ! Pio X làm chứng nhá !
ht.

Không có nhận xét nào: