#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

GIÁ MÀ


GIÁ MÀ
 Lm. PIÔ NGÔ PHÚC HẬU
BGCN/TGPSG 8/2013

Mình trở lại thăm Giáo xứ Yên Tập để ôn lại những kỷ niệm của đầu thập niên 50, thế kỷ XX. Mình đi tìm cây gáo ở đầu dốc nhà xứ: không còn một dấu vết. Mình chạy xuống vườn để tìm những cây bưởi và những cây sấu: chỉ còn lác đác vài cây. Nhà xứ thì thay đổi toàn diện. Óc tưởng tượng của mình bị lạc hướng… Buồn tình, mình chạy ra nhà thờ. Đứng ở cuối nhà thờ, nhìn con dốc đang lao xuống theo triền đồi, rồi mất hút sau các bụi rậm. Chẳng biết con dốc đi về đâu, mình phóng tầm nhìn về cánh đồng trải rộng giữa hai giáo xứ: Yên Tập và Tạ Xá. Nối kết hai giáo xứ là một con đường. Nhìn thấy con đường, mình sực nhớ lại chuyện xưa. Chuyện cảm động vô cùng khiến mình đứng ngẩn ngơ, quên cả không gian và thời gian.

****
            Sáng hôm ấy, sau khi cởi vội vàng bộ áo lễ. Cha cố Thịnh ra đứng trước cửa nhà mặc áo. Hai tay khoanh thật chặt, vai so, cổ rụt, run run. Cơn sốt chưa dứt. Cha cố đang phân vân không biết có nên về nhà xứ ngay để đọc kinh cám ơn sau lễ, thì… một người đàn ông vội vàng đi tới, ông khoanh tay, cúi đầu thân thưa:
-         Con xin mời cha đi kẻ liệt ạ.
-         Kẻ liệt ở Gò Lau hả?
-         Thưa cha không. Kẻ liệt ở Đồng Cạn.
-         Giêsu Maria, lạy Chúa tôi. Xa thế! Tôi đang bị sốt rét. Nhưng mà phải đi. Không đi thì có tội. Về nhà xứ chờ tôi…
 Ăn vội vàng bữa sáng xong, mình sách túi kẻ liệt lẽo đẽo đi theo Cha Cố. Cha Cố khoanh tay đi trước, còn mình và người đón kẻ liệt thì im lặng đi theo sau. Ba cha con cuốc bộ hơn hai tiếng đồng hồ thì tới Ro Lục. Cha Cố vào nhà thờ lấy Mình Thánh rồi đi Đồng Cạn. Mới đi được tám cây số mà hai chân mình đã nhão ra rồi. Bây giờ còn phải lội bộ chín cây số nữa. Eo ơi! May quá. Cha Cố xoa đầu mình bảo: “Mày không phải đi. Cho mày vào nhà xứ chờ.” Sung sướng quá chừng! Nhưng bỗng thấy tủi tủi vì Cha Cố vẫn cứ khoanh tay mà đi.
 Không phải đi Đồng Cạn, tức là không phải lội bộ đi và lội bộ về, vị chi là 18 cây số. Sướng thì có sướng, nhưng buồn thì nhiều hơn sướng. Cứ đi ra đi vào ngong ngóng chờ, chả biết làm gì. Thời giờ chờ dài như vô tận.
 Một giờ trưa Cha Cố mới về tới. Bà bếp bưng vội lên một bát cháo hành để Cha Cố giải cảm. Vừa thổi phù phù, vừa húp sụp sụp, Cha Cố cảm thấy thoải mái. Mồ hôi vã ra. Thế là yên tâm rồi. Đang sung sướng vì thấy cơn sốt đã rút lui, thì… lại có một người đàn ông lom khom cúi đầu.
 -         Mời cha đi kẻ liệt ạ.
-         Kẻ liệt ở Suối hả?
-         Vâng ạ.
-         Đi ngay bây giờ. Đi ba cây số, về ba cây số, kịp ăn cơm bốn giờ chiều.
 Cha Cố ra nhà thờ lấy Mình Thánh, rồi vội vã ra đi. Đi không khoanh tay như ban sáng. Mà rảo bước thật nhanh. Hai cánh tay vung vẩy, ra vẻ ta đây. Mình vội vã đuổi theo. Cha Cố quay lại bảo: “Mày ở nhà”. Buồn và tủi. Lủi thủi quay về. Chỉ biết chờ và chờ.
 Đúng bốn giờ chiều thì Cha Cố về tới nhà. Chưa kịp rửa mặt thì bà bếp đã bưng mâm cơm lên. Cơm sốt canh nóng. Chưa ăn nước dãi đã tứa ra. Cha Cố ngồi nhóp nhép một mình, thưởng thức một bữa cơm ngon. Ngon vì quá đói, ngon vì cơn sốt đã bỏ chạy, ngon vì sức khỏe đã tạm phục hồi.
 Mâm cơm vừa bưng xuống, đĩa chuối tráng miệng vừa bưng lên, thì… một người đàn ông lại khúm núm đi vào.
 -         Con lạy cha, xin mời cha đi kẻ liệt ạ.
-         Kẻ liệt Gò Dài phải không?
-         Vâng ạ.
-         Lại phải về Yên Tập rồi mới đi Gò Dài. Mười cây số. Phải đi ngay kẻo tối.
Ông trùm, bà quản, bà bếp nhao nhao lên:
-         Cha đừng về Yên Tập bây giờ. Cha vẫn còn bệnh. Mai hẵng về.
-         Ừ… “nhân can như thần gián”. Mai về sớm cũng còn kịp. Chúa chẳng bắt tội mình đâu.
 Sáng sớm hôm sau, cha con ăn vội nắm xôi, rồi lên đường, vừa đi vừa xỉa răng. Cha thì sải bước. Con thì chạy lúp xúp. Toát mồ hôi. Rát bàn chân.
 Vừa tới cổng nhà bệnh nhân thì… ba, bốn người đàn bà xồn xồn lao ra, ngã lăn đùng dưới chân Cha Cố, người sau đè lên người trước. Người nào cũng gào lên: “Mẹ con chết rồi, cha ơi là cha ơi”.
Cha Cố đứng lặng người, lấy tay đấm ngực…
 Bà cụ già giữ đạo suốt đời mà khi chết không được “ăn mày” các phép. Một nỗi đau xót bao trùm toàn bộ đại gia tộc. Con cháu cứ lăn ra mà khóc, cứ ngã chồng đống lên nhau mà gào lên: “Cha ơi là cha ơi! Mẹ chúng con, bà chúng con chết mà không được chịu phép xức dầu, không được rước của ăn đàng. Ới cha ơi là cha ơi!”.
 Cha Cố Thịnh đứng lặng như một pho tượng, hai mắt nhắm nghiền, để nghe tiếng lương tâm đang gào thét, đang cắn xé và đang cào nát linh hồn. Cha Cố thầm xin Chúa cho núi đồi đè xuống trên mình, để đền tội, tội lợi dụng câu ngạn ngữ: “nhân can như thần gián” để lách luật, để trốn bổn phận, khiến một bà cụ già phải chết như người ngoại. Để đền cái tội to đùng này, Cha Cố quyết định phá luật : Dâng một Thánh lễ tại gia cho bà cụ, mà không hề xin phép bề trên.
 Sau cái Thánh lễ phá luật để đền tội này, lương tâm mục tử vẫn không buông tha Cha Cố Thịnh. Nó cứ gào thét, nó cứ cắn xé triền miên từ năm này qua năm khác. Lâu lâu Cha Cố lại đay nghiến câu ngạn ngữ: “nhân can như thần gián” và nguyền rủa nó như một thằng quỷ cám dỗ.
 Hình ảnh Cha Cố Thịnh ăn năn sám hối khắc sâu vào trong tâm khảm của mình, khiến mình cảm phục Cha Cố quá sức. Mình không ngần ngại so sánh ngài với Cha Thánh Gioan Maria Vianney. Mình thề với lương tâm là sau này khi làm linh mục, mình cũng sẽ chăm sóc giáo dân y như thế.
 Bây giờ mình đã là linh mục, còn Cha Cố thì đã về bên kia thế giới. Mình lãnh chức linh mục đã được 49 năm. Còn Cha Cố thì đã lãnh phần thưởng Nước Trời được 37 năm. Cả hai thời gian đều quá dài. Nhưng hình ảnh một linh mục ăn năn sám hối vẫn hiện ra trên màn ảnh ký ức của mình: rõ mồn một, từng nét và từng nét.
 ·                Một linh mục đang lên cơn sốt mà can đảm vừa khoanh tay vừa đi bộ 33 cây số để xức dầu và trao Mình Thánh Chúa cho hai kẻ liệt sống trong vùng núi đồi heo hút của miền cực bắc của tỉnh Phú Thọ.
·                Ngày hôm trước đã đi bộ 33 cây số, đôi chân chưa hết mỏi thì sáng hôm sau lại lội bộ thêm 10 cây số nữa. Cũng chỉ vì lại có thêm một kẻ liệt.
·                Một linh mục đang mặc cảm tội lỗi triền miên, vì đã không đi kẻ liệt ngay khi được mời, để rồi kẻ liệt phải chịu chết mà không được ăn mày các Bí tích cuối cùng. Công luận không phiền trách. Ai cũng cho rắng sự chậm trễ ấy của linh mục là rất hợp tình và rất hợp lý. Ai cũng an ủi, ai cũng bênh vực. Kệ. Linh mục cứ nhắm mắt để thấy lương tâm dầy vò và cắn xé linh hồn mình. Đau khổ một mình. Không muốn được chia sẻ. Không muốn được tha thứ…
 Hồi ức về Cha Cố Thịnh khiến mình cảm động đến rơi lệ. Thương mến vô vàn! Xót xa ngàn trùng! Nhưng sau những phút thương xót, mình lại bắt đầu thắc mắc. Thắc mắc đủ thứ rồi bắt đầu thốt lên: “Giá mà Cha Cố cũng yêu thương lương dân như thế!”.
 + Thời ấy là thời tiền Vaticanô II, trong nhà thờ ngày nào cũng đọc kinh cầu nguyện với Thánh Phanxicô Xaviê, trong kinh có một câu cực sốc: “Người ngoại sa xuống đầy rẫy Hỏa Ngục thì ô danh Chúa tôi là dường nào…”. Nếu tin người ngoại phải sa Hỏa Ngục nhiều như thế, thì tại sao không nôn nóng cứu vớt, không bức xúc loan báo Tin Mừng? Tại sao? Tại sao?
 Giá mà Cha Cố Thịnh hằng ngày băn khoăn, hằng ngày cắn rứt lương tâm, vì người ngoại chưa được biết Chúa, thì tuyệt vời biết bao nhiêu. Yêu thương giáo dân đến thế mà lơ là với lương dân đến thế. Tại sao? Tại sao?
 + Mình hồi tưởng về thời thơ ấu. Trước khi vào chủng viện, mình đã trả bài hết bốn phần của cuốn sách bổn. Đặc biệt là phần thứ bốn: Phần thứ bốn dạy về những việc bổn đạo phải làm hằng ngày. Dạy rất chi li, dạy rất kỹ lưỡng, từ việc thức dậy tức thì phải làm thế nào, cho tới việc khuyên mẹ mới đẻ đừng để bé nằm với mình… Thế nhưng, tuyệt nhiên không có một câu nào dạy về việc loan báo Tin Mừng.
 + Bây giờ mình nhớ lại bản báo cáo thiêng liêng của các cha ngày xưa. Báo cáo số người bỏ Phục Sinh, số người rước lễ, số lần đi kẻ liệt, số trẻ em được rửa tội… Không thấy mục báo cáo về số lương dân trong vùng. Sau Vaticanô II, Giáo Hội Ấn Độ hạ quyết tâm dành 50% linh mục cho giáo dân và 50% linh mục cho lương dân. Ở Việt nam thì chưa thấy.
 + Mình đi dự lễ nhậm chức quản xứ của một số anh em linh mục. Mình thấy có nhiều nghi thức cảm động gây ấn tượng: nào là mở đóng cửa nhà tạm, bước lên tòa giảng, ngồi vào tòa xá giải, xuống cuối nhà thờ giật chuông, đóng-mở cửa chính của nhà thờ. Đó là xứ vụ của cha xứ: cử hành bí tích, dạy dỗ tín đồ… Nhưng không hề có nghi thức nào nhắc nhở cha xứ phải loan báo Tin Mừng cho lương dân. Đức Gioan Phaolô II coi sứ vụ loan báo Tin Mừng cho lương dân là sứ vụ hàng đầu của linh mục. Thế mà sứ vụ ấy lại không được nói đến trong nghi thức nhậm chức của cha quản xứ. Đáng tiếc lắm thay!
 Ôi! giá mà Cha Cố thịnh của tôi để cho lương tâm cắn xé linh hồn mình vì mình đã để cho biết bao người lương dân nhắm mắt lìa đời, mà vẫn chưa biết Chúa là Cha.
 Ôi! giá mà cuốn sách bổn thời ấy dạy giáo dân rằng: “truyền giáo là bản chất của Giáo Hội”.
 Ôi! Giá mà hôm nay trong nghi thức nhậm chức của cha quản xứ có một cử chỉ nhắc nhở đặc biệt về sứ mạng loan báo Tin Mừng cho lương dân.
 Ôi! Giá mà… giá mà!

KIÊNG THỊT VÀ ĂN THỊT



 Kiêng thịt và ăn chay
 Lm. Pio NGÔ PHÚC HẬU 
--------------------------------------------------
Cái Rắn, ngày 28-3-1997
Mình vừa vứt bỏ cây tăm, thì có người hỏi từ phía sau lưng
- Đã tới 12 giờ chưa, ông cố ?
- Chi vậy ?
- Để con đánh kẻng cho người ta ăn cơm trưa.
- Tại sao vậy ?
- Hôm nay là ngày ăn chay, phải đánh chuông mới được ăn cơm.
- Luật nào vậy ?
- Biết đâu à !
Sau nghi thức suy tôn Thánh Gía, mình mở cuộc điều tra về tục lệ ăn chay ở đây. Các ông già, bà già đua nhau khoe trí nhớ của mình.
- Sáng :  nhịn; 12 giờ :  nghe chuông nhật một thì ăn cơm. Trưa ăn no. Tối ăn đói.
- Ăn một miếng thịt heo bằng lóng tay cái, thì mắc tội trọng. Được ăn loài có máu lạnh như ếch, lươn, kỳ đà, cá, tôm.
- Các loại chim thì được ăn cò, quắm, thằng bè.
- Được ăn vịt lộn, vì vịt lộn được kể là trứng. Khi con vịt con chui ra khỏi vỏ trứng mới kể là con vịt và cấm không được ăn…
Để khen thưởng trí nhớ sắc sảo của bà con, mình tặng họ một câu chuyện, câu chuyện của đời mình.
Năm 1945 mình đi tu làm chú tiểu tại nhà xứ Vĩnh Lộc, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây. Thứ Tư lễ Tro năm 1946, mình thấy các thầy kẻ giảng tập trung về nhà xứ rất đông :   thầy Nhã, thầy Tài, thầy Viêm… Nhà xứ vui như lễ hội. Cha già cố phấn khởi chưa từng thấy.
- Các cậu xuống ao kéo lưới bắt cá mè làm gỏi đãi các thầy một bữa…
- Vâng ạ. Xin cha già cho phép chúng con đi lấy quần đùi đã ạ.
- Cho chúng mày làm ông Adong, không cần che chúm gì hết… Bằng quả ớt chứ gì.
Chúng mình nhảy tùm xuống ao, gạt bèo, giăng lưới, đập nước. Vọc nước, quậy bùn là thú vui của tụi mình. Một thú vui được chấp thuận, được khích lệ :  Sướng ơi là sướng !
Bữa cơm chay hôm ấy trở thành bữa cơm thịnh soạn nhất trong năm. Cha già cố và các thầy ăn uống phủ phê. Còn tụi mình thì không thích ăn và cũng không được phép ăn. Trẻ con không ăn gỏi cá bao giờ. Đùa giỡn thì sướng hơn.
Kể xong câu chuyện. Không thấy ai thắc mắc gì. Ai nấy đều cười vui vẻ. Ai cũng biết rằng luật chỉ cấm ăn thịt, chứ không cấm ăn cá. Không ai phát giác ra rằng ăn gỏi cá, một món ăn thịnh soạn nhất như thế là vi phạm tinh thần luật một cách trầm trọng, là nhân danh luật để vi phạm luật. Mình lấy sách lễ Rôma đọc lại lời nguyện nhập lễ, để thấy mục đích của việc ăn chay, kiêng thịt.
“Lạy Chúa, ngày hôm nay, tất cả chúng con ăn chay, hãm mình để bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Xin giúp chúng con hằngbiết sống khắc khổ, để ngày thêm vững mạnh mà chiến thắng ác thần”.
Mình đọc thêm lời Tiền tụng Mùa Chay III.
“Cha muốn chúng con dùng việc hãm mình để cảm tạ Cha. Nhờ đó, chúng con là những người tội lỗi, giảm bớt được tính kiêu căng và khi giúp nuôi dưỡng những người thiếu thốn, chúng con biết noi theo lòng nhân hậu của Cha”.
Như vậy rõ ràng mục tiêu của việc ăn chay kiêng thịt chỉ là: rèn luyện ý chí, nhờ việc khắc khổ trong vấn đề ăn uống và tiêu xài, để đương đầu và thắng các chước cám dỗ, đồng thời có thêm tiền bạc giúp đỡ người nghèo.
Như vậy rõ ràng là cha già cố của mình đã đánh mất toàn bộ tinh thần ăn chay kiêng thịt bằng bữa gỏi cá năm ấy. Nhưng nói cho cùng thì cha già cố của mình cũng vô tội. Vậy ai là người có lỗi trong vụ vi phạm luật pháp này ? Phải quy trách nhiệm cho ông làm luật. Cái lối trình bày hình thức luật mà quên tinh thần luật ấy, mình đã hấp thụ ngay trong lớp thần học. Chính thầy mình đã dạy rằng : ăn vịt lộn ngày kiêng thịt là không vi phạm luật, vì vịt lộn khi còn ở trong trứng, thì chỉ là trứng, chứ không phải là vịt. Khi trình bày cái vỏ luật, thầy mình đã quên không tham chiếu tinh thần luật, nên đã lạc xa mục tiêu của luật.
Nghĩ lại chuyện xưa, mình mắc cỡ quá chừng. Từ nay mình sẽ nói với anh chị em dự tòng, tân tòng và cả đạo dòng một cách giản dị rằng :
“Ngày kiêng thịt, thì ăn khem khổ. Ngày ăn chay, thì ăn ít thôi. Thắng cái thèm và cái đói để thắng cái yếu đuối. Trong những ngày ấy, chỉ nên ăn rau mà thôi. Ăn khem khổ như thế sẽ dành ra được chút tiền để san sẻ cho người nghèo”.
Tuyệt nhiên mình không nhắc gì đến chuyện ăn vịt lộn không phải là ăn thịt vịt; ăn lươn um, ếch chiên bơ… không lỗi luật kiêng thịt. Mình trả lại tất cả những thứ đó cho thầy. Những thứ đó không thể là hành trang của người truyền giáo. Rườm rà đến chịu không nổi !  Kềnh càng đến đi không được !  Phức tạp đến lầm đường lạc lối !

Cái Rắn, ngày 20-2-1999

 Hôm nay khách Sàigòn đổ xuống Cái Rắn như đi trẩy hội. Hai vỏ lãi lớn nuốt tối đa mà chỉ được sáu mươi khách. Còn hai chục khách nữa đứng xớ rớ… chờ ba vỏ lãi nhỏ.  Sân nhà thờ đầy người. Bệnh nhân chờ bác sĩ và nha sĩ. Trẻ em chờ hội chợ và quà bánh. Kẻ qua người lại tấp nập. Bác sĩ Nghĩa nghiêm trang và thủng thỉnh như ông thiên triều đi … Cha Lộc có cặp mắt hấp háy, hấp háy như muốn đùa với cả thế gian. Thầy Nhiên có cặp môi mấp máy, mấp máy như đang bứt rứt trước một ẩn số khó giải trình… Khách nào cũng đói mèm vì hôm qua là ngày chay và đêm qua là đêm ngủ không tròn giấc.
Bữa cơm trưa chỉ thịnh soạn ở mức dưới trung bình, nhưng lại được khách chiếu cố tận tình. Đói bụng thì cơm nguội trở thành yến xào. Vừa ăn vừa tưởng nhớ ngày chay vừa qua mà xót xa trong lòng :
- Hôm qua ăn chay, đói run cả chân tay.
- Đúng là có ma quỷ cám dỗ thật. Bữa chay tối nào đồ ăn cũng chẳng ra gì, mà miệng thì ăn gì cũng thấy ngon, cứ muốn ăn mãi cho đến mất chay thì thôi.
- Hồi tôi học ở chủng viện Sàigòn, bữa chay tối thường chỉ có rau muốn luộc chấm mắm giằm hột vịt. Bình thường thì ăn hai đĩa, bữa chay tối chỉ ăn một đĩa. Nhưng ma quỷ cám dỗ nên làm bộ rưới nước mắm thật nhiều, để phải lấy thêm cơm cho bớt mặn. Rồi làm bộ bới cơm hơi lố, để rưới thêm nước mắm cho vừa miệng… Cuối cùng thì một đĩa thành một đĩa phết chín mươi chín. Vừa đủ để lương tâm không bị cắn rứt ?  Đúng là trò hề.

Cà Mau, ngày …
Hôm nay Đức cha xuống cấm phòng với hạt Minh Hải. Mình tâm sự với ngài.
- Thưa Đức cha, con thấy cái luật kiêng thịt lỉnh kỉnh và khôi hài quá à !  Ăn một miếng thịt heo thì có tội nặng, còn ăn một lẫu lươn thì không có tội !  Tại sao lại cho ăn thịt loài có máu lạnh ?
- Luật này rất phù hợp đối với tây phương. Ở bên đó mà không có thịt, thì bữa cơm trở nên khắc khổ liền.
-Thưa Đức cha, ở bên Tây, người công giáo còn kiêng thịt không ?
- Chung chung thì họ lơ là. Nhưng có nhiều nơi Nhà Nước vẫn cấm bán thịt vào các ngày thứ Sáu. Không phải vì họ giữ luật đạo, mà vì đó là quyền lợi của nghiệp đoàn bán cá.
- Con đề nghị điều chỉnh lại luật kiêng thịt và ăn chay để đạt được mục tiêu Giáo hội đề ra cho mùa chay.

(Trích NHẬT KÝ TRUYỀN GIÁO)

BIA ÔM

BIA ÔM
LM.Pio NGÔ PHÚC HẬU
----------------------------------------------------------------------------
EM.
Tôi gặp Em ở quán bia ôm. Tôi không biết Em. Em không biết tôi. Tôi thấy Em khóc thảm thiết, khóc như mưa. Tôi suy nghĩ mông lung về Em.
1.
Tôi nhấc máy điện thoại.
- Nhà thờ Bảo Lộc tôi nghe.
- Anh Tám ơi!
- Ơi!
- Có người mời Em đi bia ôm. Em nhận lời, với điều kiện phải có anh Tám cùng đi.
- Có những ai?
- Anh Hai Điện, anh Út Văn, anh Tám và em.
- Nếu có anh Út Văn, thì mình đồng ý. Mình rủ thêm cha phó cho mạnh phe ta.
Năm tay chơi tập trung ở nhà xứ Quản Long, Anh Hai Điện tình nguyện làm khổ chủ, tuyên bố như ông tướng:
- Tôi bao hết, nên tôi có quyền ra lệnh:
+ Một: không được xưng hô cha chú với các tiếp viên. Phải xưng hô anh em theo kiểu du lịch.
+ Hai: Tôi biểu ôm thì ôm. Tôi biểu hôn, thì hôn. Rõ chưa?
- Rõ! Ai nấy đều cười hề hề theo kiểu phá đám.
2.
Đây không phải là quán bia ôm, mà là nhà hàng bia ôm: rộng rãi, sang trọng. Anh Hai Điện cười với cô tiếp viên, rồi ra lệnh cho ông Giám Đốc đang đi xuống cầu thang:
- Ê! Kiếm cho tao một phòng riêng ở trên lầu nghe mày!
- Hết trơn rồi! Để em biểu tụi nó dọn ở dưới này cũng được, miễn là kín đáo và ấm áp thì thôi.
Hai bàn vuông nối với nhau một cách nhuần nhuyễn thành một bàn chữ nhật. Chỉ có năm thực khách, nhưng mười cái ghế được xếp đều đặn y như thuộc lòng. Bình phong vây xung quanh Ấm. Ba ông linh mục ngồi trên ba cái ghế nối liền nhau, nối liền với anh Út Văn.
- Ê! Không được ngồi vậy, anh Hai Điện ra lệnh:
- Thôi, cha cố linh thiêng lắm, không như chúng mình đâu, anh Út Văn dang tay bao bọc ba ông linh mục, y như gà mẹ ủ con dưới cánh.
Tôi ghi điểm thầm trong bụng: 1 – 0 !
Bỗng Em xuất hiện. Em mặc áo dài trắng, trong trắng như một thư sinh. Tóc thề óng ả chảy xuống phủ ngang lưng. Em xếp ly lên bàn, cười duyên với từng thực khách. Rất khiêm tốn. Rất e lệ. Em đến ngồi ngay ngắn bên anh Hai Điện. Anh Hai Điện  vuốt tóc cho Em, nâng bàn tay Em, đếm từng ngón tay thon thả. Trìu mến. Trân trọng.
- Này cháu, cháu tên gì? Anh Út Văn phá đám (tôi lại thầm ghi điểm: 2 - 0)
- Cháu tên Thủy.
- Cháu có đạo không?
- (Em lấy dấu thánh giá một cách trang trọng thay cho câu trả lời).
- À, cháu theo đạo Thiên Chúa. Thế cháu có biết ai đây không?
- Cháu hổng biết.
- Cha sở của cháu đấy.
Em sửng sốt. Hai hàng nước mắt đổ xuống tồm tộp. Em khóc như mưa, mưa bất ngờ.
- Con xin lỗi cha. Con chỉ đi lễ vài lần, nhưng đứng ngoài, nên con không biết cha.
Trận bia ôm đã biến thành bữa cơm gia đình, trong đó Em là đứa con được yêu thương nhất. Tôi mỉm cười nhìn anh Hai Điện đang đực mặt ra và lại âm thầm ghi điểm: 3 – 0 .
3.
Tôi hỏi chị hậu cần:
- Con có biết Thủy không?
- Biết hết trơn.
- Nó ở họ đạo nào vậy?
- Nó ở trên Hậu Giang xuống. Tụi nó có cả một băng lận, lộn xộn lắm. Ở đó thì chỉ có thế, rồi dẫn nhau đi chỗ khác…Con chỉ biết nấu bếp. Ai muốn làm gì thì làm…
EM.
Bây giờ em còn ở đó hay không? Tôi không biết. Nhưng hình ảnh của Em vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi:
* Em mặc áo dài trắng. Khiêm tốn. E lệ.
* EM ngồi rất nết na. Vạt áo dài phủ lên hai đường đùi khép kín. Tóc thề buông thả, xoá hết đường nét khiêu gợi.
* Em lấy dấu thánh giá một cách hồn nhiên. Em tuyên xưng niềm tin một cách dạn dĩ.
* Em khóc nức nở. Em khóc bất ngờ. không phải Em khóc, nhưng là lương tâm của Em khóc…
Em không còn là thiên thần, nhưng thiên thần tính vẫn còn trong Em. Em chưa rơi xuống vực thẳm, nhưng vực thẳm đang mời Em…
            Thanh niêm nam nữ từ nông thôn đang đổ về thành phố. Ai nấy đều muốn có tiền để sống tư lập…, để sống hơn cái kiếp lạc hậu của nông thôn. Làm gì ở thành phố thì không ai biết, nhưng chắc chắn một điều là mỗi lần từ thành phố trở về thăm quê, thì được hàng trăm cặp mắt dòm ngó một cách thèm thuồng. Chỉ thế thôi cũng đủ sướng rồi. Những đứa con có hiếu thì sửa nhà cho cha mẹ, mua xe đạp cho em đi học. Tiền mồ hôi nước mắt, hay tiền bán đức hạnh? Ai mà biết. Nhưng đồng tiền hấp dẫn như có ma lực. Tôi không có ý kiến gì về dòng thác lũ này. Nó là quy luật của lịch sử, không ai cản chân nó được.
EM.
Em đi làm để kiếm tiền. Đó là quyền của Em, quyền của công dân, quyền của con người. Nhưng Em làm tôi hồi hộp quá. Tôi van Em: hãy dừng lại ngay; hãy lùi bước thật lẹ…Em hãy làm bất cứ việc nào để có tiền, nhưng đừng đánh mất thiên thần tính đang gào khóc trong Em.
(Trích VIẾT CHO EM)


MỜI NHỮNG CÁNH TAY


NHT' : Cha Pio Ngô Phúc Hậu gửi thư cho người quen ở Saigon, nhờ tìm và cung cấp ý tưởng cho cha viết tác phẩm mới về Truyền Giáo. Người quen cha lại chuyển thư cha cho HT 'email, miệng dặn dò nhớ giúp cha.
Vậy mình xin đăng cả 2 bức thư lên blog, hy vọng có nhiều độc giả quý mến công cuộc truyền giáo của cha Pio Ngô Phúc Hậu, sẽ giúp cha có nhiều ý tưởng cho sách mới. Sách mới sẽ ra cũng là phương tiện giúp cho chính quý vị , những  vị trí thức hay các nhà suy tưởng ngoài Công Giáo  và cả những con chiên Chúa còn những băn khoăn mơ hồ có cơ hội hiểu biết hơn về Đạo, thỏa mãn được những thắc mắc , bất bình... và tường thuật lại cho thân quyến, bạn bè.
Mình cũng sẽ copy thêm một số bài viết về chủ đề Truyền Giáo rất ngộ nghĩnh của cha Ngô Phúc Hậu lên blog này. Kính mời quý khách thăm NHT' đón đọc.
Về những ý tưởng muốn trình bày thắc mắc với cha Hậu, xin quý độc giả gửi về email :
Hải Triều : trieuthanhca@gmail.com
Rất mong có nhiều cánh tay nối dài công cuộc truyền giáo với cha Hậu.
Vì thị lực cha nay có giảm sút, cha không sử dụng email, tất cả Thư Đến này sẽ được cô Cẩm Tú in ra giấy, gửi tới Sơn Tây cho cha bằng đường bưu điện .
Kính báo.
File đính kèm CCF08062013.pdf

ĐI LANG THANG

ĐI LANG THANG
*LM Piô Ngô Phúc Hậu
Sơn Tây 25.02.2012

Hôm nay mình dành trọn buổi sáng để đi dạo. đi dạo để tạo sức cho đôi chân già nua. Đi dạo để thấy phía sau lưng của thi xã Sơn Tây, một thị xã đang hãnh diện vì mới được sáp nhập vào Hà Nội thủ đô của tổ quốc. Đi để may ra vớ được thời cơ mở một giáo điểm mới.
Giã từ phố Lê Lợi sầm uất, mình leo lên đê sông Hồng. đứng trên đê cao, để ngắm dòng sông – chả thấy dòng sông đâu. Chỉ thấy bãi cát và sương mù. Đi trên đê cao thấy mình cao hơn nóc nhà người ta. Lòng nhẹ lâng lâng, quên thế sự thăng trầm.
Mình đi, đi mãi về hướng Nam mải mê ngắm cảnh làng mạc với ruộng vườn và ao chuôm, mình quên hẳn bản thân. Chỉ còn thấy quê hương yêu dấu. yêu quá là yêu! Yêu con bò đang vô tư đứng giữa đường, nghếch mõm nhìn trời, bất chấp tiếng còi ô tô đang kêu inh ỏi. yêu con ngang trống đang khệnh khạng đuổi theo con ngang mái vừa bé vừa nhanh. Yêu cây đa cổ thụ đang lấy chùm rễ phụ ôm lấy một cá miếu cổ, sợ nó lùi dần vào quên lãng. Yêu bà cụ răng đen chít khăn mỏ quạ đang cười tươi với một cháu gái mặc đẹp như nàng công chúa…
Trời rét căm căm. Mưa bui bui. Hạt mưa nhỏ như nước đái muỗi, không đủ sức rơi xuống đất đành bay theo gió bấc. Rét quá, mình phải khoanh tay mà đi. So vai, rụt cổ, khúm núm y như đưa con gái đang ăn vụng bị mẹ bắt quả tang. Người người người khoanh tay. Người người khúm núm. Mùa rét miền Bắc là thế. Mưa phùn gió bấc là vậy. Buồn cười…
Mình đang đắc chí với câu “mùa đông là mùa lễ phép, là mùa khúm núm”, thì bỗng cụt hứng! một luồng gió lạnh buốt từ dưới sông thổi lên quật vào mặt tuồn vào cổ, luồn qua nách, lách vào mọi ngõ ngách của thân thể. Mình thôi khoanh tay, để lấy hai bàn tay bịt mặt. lạnh buốt xương sống, tê buốt hai chân.
Chẳng còn hứng thú gì để ngắm cảnh, mình đành dừng bước để thủ thế. Hai đường đùi khép khít khịt. hai bàn tay bịt chặt lấy mặt. Nhưng vẫn để hở một kẻ nhỏ, để thấy xe cộ lác đác vụt qua, để may ra gặp được một tình người ấm áp…
Bỗng thấy một ông già từ đàng xa đi tới. tay phải cầm roi tre, vừa đi vừa quất, y như một người vô công rỗi nghề. Râu bạc trắng, ngắn tủn và lưa thưa, mẫu người không cầu toàn. Mình thôi bịt mặt, chăm chắm nhìn ông. Ông dứng lại, chăm chắm nhìn mình. Mình toe miệng cười. Ông toét miệng đáp lễ. Mình vội vã chạy đến với ông. Hai bàn tay xoắn lấy nhau. Mình đon đả hỏi:
-         Bác đi đâu đấy?
-         Tôi đi chăn bò. Mới buộc nó vào nọc ở đàng kia. Tính về nhà nghỉ một tí.
-         Nhà bác ở xa không?
-         Ngay đàng kia kìa.
-         Năm nay bác thọ bao nhiêu?
-         Bảy mươi hai rồi.
-         Thế là bác thua tôi bốn tuổi. tôi bảy mươi sáu rồi.
-         Tôi thua thì tôi xin làm em.
-         Làm em thì phải ăn thêm vác nặng. còn tôi làm anh thì…đóng đanh vào đit.
Hai người cùng cười hể hả, y như bạn thân từ thuở thơ ấu. Chưa quen mà đã thân, mình dấn tới:
-         Bác cho tôi theo về thăm nhà được không?
-         Thế thì hân hạnh quá.
Hai ông già băng qua đường, xuống dốc đê, vừa đi vừa nhảy bậc y như hai thằng trẻ con. Từ chân đê về đến nhà ông chăn bò không tới 100m. Căn nhà gỗ ba gian cũ kỹ. Trang trí nội thất vừa chật chội vừa rườm rà, y như bà già đang níu kéo sắc đẹp một cách vô vọng.
 Sau một tuần trà, hai ông già thi nhau dốc bầu tâm sự, mình mở màn:
-         bác tên là gì nhỉ?
-         Em tên là Châu (tên tác giả đặt, không phải tên thật).
-         Tại sao bác bảy mươi hai tuổi rồi mà còn lanh lẹ thế? Răng còn nguyên, mắt còn tinh, tai còn thính. Chỉ có cổ thì…như có dây leo…
-         Em mồ côi cả cha lẫn mẹ, được Đến Và đem về nuôi, ai cũng bảo em sống được đến ba mươi lăm tuổi là cùng. Thế mà năm kia em mừng thất tuần rồi đấy.
-         Nhắm chừng bác sống tới một trăm không?
-         Sống chết là do trời định, có ai biết được đâu? Thế còn bác thì nhà ở đâu?
-         Nhà tôi ở trong Nam. Tôi di cư vào Nam năm 1954. sau ba mươi bảy năm tha phương cầu thực, bây giờ lá rụng về cội. Cội ở 70 Lê Lợi, Sơn Tây.
-         Thế còn vợ con thì thế nào?
-         Không vợ, không con. Cu ki chùi lủi. vì thế hôm nay mới rảnh mà đi lang thang. Nhờ đi lang thang mới gặp bác ở đây. Nhờ gặp nhau mà biết nhau và kết nghĩa anh em.
-         70 Lê Lợi là chỗ nào nhỉ ?
-         Là nhà thờ Sơn Tây.
-         Thế thì em biết. Em đến đó hôm có đám tang ông giám mục. Thế bác đi tu ha?
-         Ừ. Tôi là linh mục. Nhưng nghỉ hưu rồi. sở thích của tôi là truyền giáo. Nếu bác muốn tìm hiểu về đạo Công giáo thì tôi nói hết cho mà nghe.
-         Đạo nào tôi cũng quý. Nếu được thì bác đến nhà tôi, dạy đạo cho tôi.
-         Sẵn sàng. Để rồi chúng mình tính sau. Bây giờ tôi phải về, vì sắp tới giờ cơm. Chúng tôi ăn cơm tập thể. Mai mốt tôi sẽ tặng bác một cuốn sách do tôi viết. Bác đọc sẽ thấy tôi là ai và đạo Công giáo là gì… Thôi chào bác nhá.
-         Anh về. Nhớ trở lại thăm em nhá.
 Hai ông già bắt tay nhau, vỗ vai nhau, cười với nhau, níu kéo nhau. Có vẻ thân thương lắm, may mà không có ai trông thấy. Nếu có ai thấy thì bia miệng lại dèm pha: “Già mà chơi trống bỏi. Già mà như trẻ con”.
 Sáng nay mình lấy một cuốn Nhật Ký Truyền Giáo và một cuốn Viết Cho em bỏ vào túi sách, nhẩn nha đến bậc cầu thang, xuống văn phòng, bảo chú tu sinh:
 -         Con lấy xe máy chở cha đi dạo một tiếng đồng hồ.
Xe chạy với tốc độ 40km/h. gió thổi vù vù. Lạnh quá! Mình giấu mặt sau lưng chú tu sinh để tránh gió. Gió lạnh không quất vào mặt được, thì lại vuốt hai đường đùi. Đùi tê cóng, mình phải lấy hai bàn tay mà xoa. Hai đùi ấm lên. Nhưng hai mu bàn tay lại lạnh buốt. đúng là tránh hùm phải hạm. Buồn cười. đời là vậy.
 Sau mười phút. Mình đã đứng trong sân nhà ông Châu. Căn nhà gỗ ba gian: cửa đóng im lìm. Căn nhà dưới: cửa mở kiểu e thẹn. Mình la to:
 -         Ông Châu có ở nhà không?
-         Có! (Giọng the thé của đàn bà). Ông ơi! Về mau đi, có khách hỏi thăm ông đấy!
 Ông Châu từ bên nhà đứa con cả, vội vã chạy về. Hai vợ chồng mừng qua đua nhau nói tíu tít, nói oang oang. Chồng nói nhiều, vợ nói nhiều hơn. Cuối cùng chồng ngồi yên để cho vợ nói một mình.
 Bà khen chồng: “Ông nhà tôi lành lắm. từ ngày lấy nhau đến bây giờ, tôi chưa hề nghe ông ấy nói ‘Đ…M…’ bao giờ”.
 Bà khoe con: “Con cái nhà tôi đứa nào cũng có công ăn việc làm. Chỉ có đứa con gái thì nghèo. Chồng nó gặp khó khăn phải bán nhà bán cửa, ra Hà Nội làm mướn. Không đến nỗi thiếu ăn nhưng không dư dả được. Mà…nó có một đứa con học giỏi lắm. Tôi dặn nó phải học thật giỏi để được lên tivi… Con nhà tôi không biết nói tục, đứa nào chửi tục thì tôi bảo: dù anh hay em cũng được vả vào mồm nó”.
 Bà tôn vinh ông thân sinh: “Ông cụ sinh ra chúng tôi dạy chúng tôi phải giúp đỡ xóm giềng. Ai không có cơm ăn, thì cho người ta một bát gạo. Ai hỏi vay, thì cho vay. Không được từ chối..”.
 Bà tự khen mình: “Tôi nhớ mãi lời dạy của ông cụ. Thấy ai nghèo, tôi cũng giúp đỡ. Có những người xấu vay mà không trả. Tôi cũng bỏ qua luôn…”.
 Thấy bà già nối muốn cụt hơi, mình ra tay tế độ. Mình vỗ vai bà già:
-         Bà ơi, bây giờ bà cho tôi phỏng vấn nhá. Tôi không phải là nhà báo, nhưng tôi cũng có viết lai rai.
-         Bác muốn phỏng vấn cái gì?
-         Bà có bốn đứa con, vậy mỗi đứa bà chùi đít cho nó bao nhiêu lần?
-         Tôi chả nhớ đâu.
-         Tôi tính rồi. Mỗi đứa con được mẹ chùi đít ít nhất là 1.500 lần. Mẹ chùi đít cho con nhiều như thế, mà con thì chưa chùi cho mẹ được một lần nào. Thế mới thấy: công cha mẹ thì qua nhiều, mà con cái đáp đền chẳng có bao nhiêu.
-         Có chứ. Tôi được chùi đít cho ông cụ tôi nhiều lần. Những ngày cuối đời, cụ nằm một chỗ, tôi phải lo hết, từ thay quần áo cho tới lau chùi…
-         Bà hiếu thảo với cha mẹ: tốt quá. Nhưng còn người cha nữa mà chưa thấy bà hiếu thảo.
-         Tôi có một cha một mẹ thôi. Còn cha mẹ nào nữa?
-         Ông Trời là người cha cao nhất. Chúng ta vừa phải thờ cha mẹ, vừa phải thờ ông Trời nữa. Tôi là linh mục truyền giáo, tôi chỉ mơ ước được thấy bà thờ Trời, gọi Ông Trời là cha. Bà đã hiếu thảo với cha mẹ, bà đã yêu thương những người nghèo, bà đã làm đúng ý trời đấy. Tôi đề nghị với bà là, mỗi sáng bà chắp tay lạy Trời nhưng phải gọi Ông Trời là cha: “Lạy ông Trời là cha của con”. Khi nào rảnh tôi sẽ đến đây nói chuyện ông Trời là cha cho bà nghe.
-         Thế bác là linh mục hả? Vâng con xin mời cha đến dạy con về đạo. Con đội ơn cha.
-         Rồi, tôi về nhá. Tôi sẽ trở lại thăm hai bác hoài hoài.
 Mình ra về, lòng vui phơi phới. Vui quá, quên cả mưa phùn, quên cả gió bấc. Mình thầm cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Chúa biến gia đình này thành gia đình Lyđia, con đầu lòng của giáo đoàn Philipphê”.
PIO NGÔ PHÚC HẬU
 Trích BGCN, TGP SG số tháng 5.2012
 NGUỒN : (tại đây)

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

BUÔNG DAO ĐỒ TỂ




Xem original blog : "NÓ CÓ DAO"  (tại đây)
____________________________________________
BUÔNG DAO ĐỒ TỂ

Nhìn những hình ảnh trong cái TV nó cứ nhảy múa chập chùng đến chóng mặt, đầu óc thì cứ nặng chình chịt, còn mình mẩy tui thì nó cứ rêm rêm đủ chỗ, chán quá trời, thèm một cốc đế đến quíu cả lưỡi luôn.  Từ hôm bị khiêng vào bệnh viện và bác sĩ cho biết hai trái thận của tui đã “đi chợ” thì đời hết còn sướng rên mé đìu hiu nữa, bác sĩ còn nói chỉ chậm một hôm nữa thì sáng khiêng tui vào nhà thương thì trưa họ đẩy xuống nhà xác rồi, cũng còn may, nhưng mà bệnh tui hết thuốc chữa rồi, chỉ còn mong “Bà” cứu mà thôi.  Bây giờ một tuần hai bận vào nhà thương lọc máu cho đến khi nào tìm được thận để thay vào thì thôi, rồi còn tiền chạy thầy, chạy thuốc, bôi trơn các cửa ải quan chức để được lên danh sách xin Thận… Úi chèng ơi, nghĩ đến là nhức đầu muốn nổi điên, chán ơi là chán.  Mấy thằng bạn nhậu trời đánh trốn đâu mất biệt từ khi biết tui té bịnh, nhiều lần tui gọi phone, nháy máy mà chẳng ma nào thèm trả lời.  Chẳng biết tụi nó bận nhậu, hay sợ nếu trả lời thì bị tui mượn tiền hay sao chứ.  Khi còn phong độ thì ngày nào tụi nó cũng gọi tui đi nhậu bất kể giờ giấc, còn bây giờ một cái nhắn tin hỏi thăm cũng không có, cầu cho ông vật bà bắn tụi nó như tui cho biết thân á.
Ngoài trời đang mưa lớn, con hẻm nhà tui chắc lại sắp bị lụt nước như tuần rồi, rầu quá. Nghĩ đến chuyện tối nay lại được tham gia cúp điện, tui lật đật lôi cái máy vi tính ra, và đi long rong trên mạng cả tiếng mà chẳng biết mình đã đi đến đâu.  Đọc vài tin tức thành phố thì thấy toàn những chuyện trời ơi đất hỡi, chuyện các quan lớn tổ chức đám cưới trăm triệu cho các cậu ấm, cô chiêu hoang đàng, chuyện chỗ này ăn chơi, góc kia nhậu, tụ điểm nọ xập xình ca múa, lại có cả chuyện mấy ông lính “ngụy” lê lết ăn xin ngoài đường làm xấu bộ mặt thành phố, làm phiền cho công an và dân phòng phải chật vật gom bi họ lại, chở ra bỏ ngoài Củ Chi thành đồng.  Mèn, đủ thứ chuyện lung tung xà bèng cả lên.  Bình thường tui khoái mấy chuyện này lắm vì nó là đề tài mà bạn nhậu tụi này nói rôm rả suốt buổi nhậu, thế nhưng từ khi bị cấm không được cầm lon bia nữa thì tui hết hứng đọc mấy cái chuyện đó nữa.  Bây giờ tui xoay qua đọc văn hay đọc blog cho đỡ buồn, đỡ thèm rượu.  Hôm nay tự dung ông xui bà khiến hay sao mà tui vào ngay một trang blog của gã Hải Triều nào đó, mà càng đọc tui càng ngờ ngợ có … tui trong đó, đọc cho đến đoạn cuối thì đúng rồi, đúng là chuyện kể về tui, thật ra là blog nói xấu tui thì đúng hơn.  Nếu tui đọc cái blog này trước khi bị bịnh vật chắc tui sẽ nổi xung thiên lên, nhưng mà bây giờ thì chỉ bật cười, có phần mếu máo nữa.  Chuyện kể về tui và mấy mẹ con nằm chung phòng bệnh mấy tháng trước, chuyện tụi đầu gấu như tui hù dọa họ làm cho họ sợ mất hồn chẳng còn dám xin trở lại bệnh viện nữa dù bà cụ chắc có khi cũng cần vào lại.  Để nhớ lại coi, bữa đó tui đang nhậu xỉn thì té ngay ở bàn nhậu, rồi khi tỉnh lại trong bịnh viện thì thấy có hai mẹ con bà nọ ngồi thu lu trong cái giường cạnh bên cái giường tui nằm.  Họ ít nói hoặc chỉ nói nho nhỏ với nhau, hình như đang nói xấu tui hay sao đó nên không dám nói lớn, còn tui thì lại khát khô họng, cứ gào con vợ đi tìm cho tui chai bia hay xị đế để dằn bụng, lại gặp cái con vợ cà chớn, cứ đôi co cãi lại xoèn xoẹt làm tui càng thêm mất mặt với láng giềng mới.  Cãi cọ một hồi chán chường thì con vợ nó bỏ đi ra chợ, lúc đó tui mới nhìn sang hai mẹ con bà nọ, một bà sồn sồn gầy nhom như thiếu ăn thiếu ngủ mấy chục năm nay như là từ cái dạo ấy, còn bà mẹ già thì dòm dáng người trông hiền lành phúc hậu nhưng cứ húc hắc ho khan mãi, tui nghe mà phát bực. 
Trong khi tui cứ đứng ngồi không yên vì chỉ muốn ra về, lại thêm mấy cú phone nhắn đi nhậu tiếp, thì tui nghe bà “con” nói với bà mẹ “Mợ cố ráng ở đây trị bệnh nhe mợ, cho thật hết bệnh hẵng về”.  Nghe có tức không chứ, tui thì muốn lóng ngóng đi về, còn họ thì cứ ráng chịu trận ở lại nhà thương, tui tự nghĩ hình như họ đang trêu ngươi tui chắc!  Chả biết làm gì nữa tui vớ cái remote bật TV lên xem, tui đổi đài lia lịa để tìm mấy chương trình vui nhộn cho bớt buồn.  Dân nhậu tụi tui thích cái gì ồn ào cho nên xem một lúc tui cũng tạm quên cơn thèm rượu.  Đến chừng nhìn sang lần nữa thì thấy hai mẹ con đã quay lưng lại với tui, và tay họ cầm cái gì như chuỗi tràng hạt, miệng thì thầm lí nhí chắc là đọc kinh, mặc thây bọn họ tui cứ tiếp tục đổi đài xem show, lại cố tình vặn lớn hơn để không phải nghe tiếng họ cầu kinh.  Chừng một giờ sau thì con vợ tui trở về đi vào phòng, nó kể là vừa đi ra chỗ tui nhậu hằng đêm, và đã nói với tụi bạn nhậu của tui đừng kiu réo tui nữa, thế là có một màn cãi nhau xuýt nữa có đứa bị bể đầu sứt trán.  Cãi ong óng một hồi xong nó nguýt nguẩy đi ra về, bỏ lại tui với hai người hàng xóm thầm lặng. Chán quá, tui leo lên giường trùm mền làm một giấc.  Đang thiu thiu ngủ thì điện thoại réo vang, đầu dây kia thằng Nghĩa Móm nhắn là đang có độ nhậu với thằng Hùng Bựa, tui len lén ngồi dậy, xỏ dép và chuồn ra ngoài kêu xe ôm “đến hẹn lại lên”.  Đến gần khuya, tụi nó chở tui về liệng trước cửa nhà thương, khệnh khạng bước vào phòng, cố leo được lên cái giường là tui đánh một giấc đến sáng.  Vậy đó, hết một ngày thứ nhất.
Hôm sau, tui đã tỉnh táo lại ít nhiều, khi gặp bác sĩ tui liền xin xuất viện, ổng không cho bắt tui phải ở lại để theo dõi cái áp xuất áp xiếc gì đó của tui, nghe nói đã cao tới trời, xém bị đứt bóng hôm trước nếu con vợ không kịp lôi tui vào đây thì chắc tui đã đi đoàn tụ ông bà rồi.  Nghe vậy tui cũng bắt ớn, đành nằm lại trong phòng.  Tui nhắn máy dặn con vợ buổi trưa khi vào đây nhớ “bôi trơn” cho bảo vệ để tuồn vào một chai bia, thèm quá trời muốn phát điên lên được.  Trong khi tui thì cả ngày cứ ngật ngừ vì thiếu rượu, thiếu nhậu thì hai bà hàng xóm của tôi lại vẫn cứ nhỏ nhẹ trò chuyện với nhau, có lúc lại yên lặng như đang nhập thiền. Cũng có khi bà mẹ lâm râm đọc kinh, còn bà “con” thì lâm râm đọc mấy cuốn sách gì đó, tui liếc thấy mấy cái hàng nhạc chồng chất lên nhau loạn cả lên, chẳng thấy lời hát chi cả, hổng biết bà con có giả bộ thông thái chọc nư tui hay không, chứ nhạc nhung gì mà chẳng có chữ gì hết.  Họ làm như là hể vào đây thì cứ sáng uống thuốc, chiều ăn cơm, tối đọc kinh, rồi hết bịnh, rồi đi về;  Đời sống như vậy theo tui thì chán quá đi.
Đến trưa thì bác sĩ vào lôi tui đi khám máu, khám tim, gan, phèo, phổi.  Đang nằm trong phòng khám tui nghe tiếng con vợ tui nó léo nhéo gì đó ở ngoài hành lang, rồi nó biến đi mất dạng.  Sau buổi trưa lại có thêm một cô con gái khác của bà cụ vào thế chỗ cho bà chị kia về nghỉ. Lại thêm một cái mặt rầu rầu trang nghiêm làm như sắp đưa đám tang tui ra nghĩa địa, bực quá trời luôn.  Đến xế chiều sau khi xem xét hồ sơ bệnh lý, ông bác sĩ đưa cho tui một nắm thuốc bảo uống ngay kẻo lên tăng-xông, lên đường, lên mỡ, tui nốc vào mà không biết trong đó cũng có tị thuốc ngũ, thế là tui bị làm một giấc dài, chắc con vợ tui lại bôi trơn để y tá bỏ thuốc ngủ cho tui uống vì sợ tui lén trốn ra đi nhậu tiếp như hôm qua.  Điện thoại lại reo từng chập, con bà nó, mắt quíu lại rồi, chân đứng không vững nữa, đành leo lên giường.  Xong, đã hết một ngày thứ hai.
Buổi sáng ngày thứ ba thì bác sĩ lại vào và nói không cho đi tui đâu hết.  Tui đi loanh quanh trong phòng gọi điện tìm con vợ và lũ bạn nhậu, nhắn tin tùm lum mà chẳng đứa nào gọi lại.  Cái bà em mới vô coi bộ biết chuyện dân giang hồ tứ chiến như tui nên càng ít nói hơn cả bà chị hôm qua.  Chừng đến xế chiều thì bà chị lại trở vô thay ca cho bà em, chập sau thì mới thấy con vợ tui nhơn nhơn đi vào, nó nói bận chạy hàng nhái cả ngày để kiếm cho đủ tiền bệnh phí hổm rày.  Bực mình cái là nó chẳng mang theo chai bia hay xị đế nào cả mà chỉ rinh vào một chục cam và cái cà-mèn cháo sườn, nó lên lớp là ăn cho nhẹ bụng mà lại nên thuốc chứ bia biết gì giờ này.  Thế là lại thêm một chầu đấu khẩu um tỏi cả phòng lên.  Vậy mà một chút cũng yên, rồi nó nhảy tót lên giường nằm chung với tui, và giựt cái remote bấm sang đài có phim Hàn Quốc, những cái giọng léo nhéo, khóc lóc ỉ ôi trong phim tui nghe bắt phát mệt, định bụng giựt cái remote mở mấy đài xem xổ số để dò mấy con đề tui đang nuôi, nhưng nghĩ lại con vợ tui nó cũng sẽ chẳng chịu thua mà sẽ quậy nữa, nên thôi.  Tui liếc sang giường bên thì thấy cái bà chị hình như đang mím môi hay bĩu môi gì đó, làm như là đang muốn xía dô chuyện của vợ chồng tui.  À, nếu vậy thì tui phải ra oai cho họ biết tay tui.  Tui khều con vợ, rồi nói nhỏ cho nó nghe bảo nó xuống lấy dao cắt mấy trái cam ra, xong rồi nhớ bỏ con dao trên bàn chứ đừng cất vào giỏ xách.  Nó bổ cam xong thì tui ngồi dậy, bỏ vài miếng cam vào miệng, nhăn mặt rồi chửi đổng một tràng lấy le, thiệt ý là hù dọa hàng xóm của tui thôi.  Nghĩ lại tức cười thiệt, cái kế sách để con dao như vậy mà ngon cơm nghen.  Tui vờ nhìn bâng quơ thì thấy hai chị em nét mặt đã đổi sang màu tai tái, xám xanh. Bà chị thì co rút lại ngồi trong cái ghế đẩu nhỏ ở góc phòng, im re, còn bà em thì nắm tay bà mẹ nói lí nhí gì đó làm như để trấn an nổi sợ sệt của bà mẹ cũng như cho cô ta …. Hà hà, biết tay ông chưa, đờn bà con gái mà bày đặt làm le hả, tui chỉ ngán cái con vợ mồm loe mép vãi của tui thôi, còn mấy bà mấy cô thì sức mấy, bỏ đi tám!  Kể từ lúc đó thì tui an nhiên tự tại quản lý tất cả mọi thứ trong phòng coi như là của riêng tụi tui, TV, tủ lạnh, bật đèn tắt đèn tùy hứng mà hàng xóm tui hổng dám hó hé gì rốt ráo.  À, bây giờ tui mới thấy cái oai của mấy ông cán bộ quản lý, muốn thì tịch thu, thích thì giữ cho mình, hét ra lửa, mửa ra khói, hèn chi mấy quan cứ bám trụ, cứ mua chức bán quyền. Xong vụ hù dọa mấy cô láng giềng thì hết ngày thứ ba.
Rồi  qua đến ngày thứ sáu thì mọi chuyện như đã êm lại, bây giờ thì tui cũng sáng thuốc, trưa cơm, chiều TV, nhưng tối lên đèn thì tui nhậu cách ly qua điện thoại, cũng đỡ ghiền chút chút.  Sang đến ngày thứ bảy thì tui được cho phép nghỉ ngơi, rồi bác sĩ cho xuất viện.  Ổng dặn là tui không được uống rượu bia nữa, tui ậm ừ cho qua chuyện.  
Tối hôm đó đám bạn nhậu thâm căn lố cố tổ chức ăn mừng sự trở lại của tui, “Một, hai, ba …dzô, dzô…”, vui mát trời ông địa luôn.


………
Hôm nay ngồi đây đọc blog nhớ lại chuyện trong bịnh viện hôm nọ, tuy thấy mắc cười nhưng hồi nãy nhìn lại hình tui trong gương, cái mặt tui bây giờ còn xám xanh hơn mấy chị em hôm nọ nữa . Con dao thì vẫn còn nằm trên bàn bếp, mà bây giờ tui cũng sợ nhìn nó y như lúc hai chị em hàng xóm nhìn nó.  Tui cũng nhìn lấm lét như vậy bởi vì bây giờ thì cái hình ảnh thần chết mang cái lưỡi dao bén ngót cứ như đang muốn gặp tui để bàn chuyện giúp tui đi vượt biển thế gian.  Bây giờ tui thèm sự yên tĩnh, thèm được có hai bà hàng xóm nằm cạnh bên giường như hôm nào để có dịp trò chuyện tâm sự, để hỏi thăm xem bà cụ đã khỏe chưa.  Mà tui cũng vẫn còn thèm rượu lắm nhưng chẳng dám vớ vào.  Bây giờ hai trái thận đã nghỉ hưu rồi, chẳng còn để mà lọc mấy cái lợn cợn đó nữa, giờ mà uống vào thì có cơ ngơi đi đoàn tụ ông bà sớm. Thôi hổng dám đâu, tui thì chưa muốn đi gặp ông bà sớm, đành cố nhịn để chờ thời.  
Thôi, vầy nghen, cho tui nhắn lời xin lỗi đến bà cụ và cả hai bà chị láng giềng bất đắc dĩ hôm nọ, xin tha thứ cho tui lúc đó chắc bị con ma men nó hành hạ nên làm thánh làm tướng, nhất là xin xót thương kẻ bệnh hoạn ngặt nghèo như tui bây giờ.  Làm phước nghe hai bà chị, nếu có đọc kinh hằng ngày thì xin giúp lời cầu nguyện ông Phật hay Đức Bà phù hộ tế độ cho tui được qua cơn bịnh này. Tui xin thề không dám chơi với ông ma men nữa, và sẽ từ bỏ đám bạn nhậu đầu gấu cà chớn, và tui cũng sẽ quẳng đi con dao dùng để hù dọa hôm đó.  Tui nhớ mang máng là ông bà xưa có nói “buông dao đồ tể xuống thì sẽ thành Phật”.  Dao tui buông rồi, còn làm Phật thì tui hổng ham vì tui nhậu món mặn đã quen, ăn chay trường rủi bịnh còi xương thì làm Phật cũng chết trơ xương. Thôi hén, xin xí xóa mần ơn.  Tui hy vọng mấy bà chị siêng năng đạo đức cầu kinh dùm thì Chúa, Phật sẽ thương nghe lời và ban ơn cứu giúp cho tui.  Tui hứa là nếu tui mà được ban phước đức cho khỏi bệnh thì tui sẽ đãi mấy bà chị một chầu nhậu linh đình, nói thiệt lòng chứ không đãi bôi miệng lưỡi đâu.  Mà mấy bà chị cứ thoải mái nhậu hén, còn tui, hổng biết lành bệnh rồi có sương sương lại được không nữa, kệ đời nó, tới lúc đó hẳn tính tiếp.
Ờ, mà bây giờ tui nhớ ngờ ngợ là cái bà chị lớn sao dòm mặt mũi và tướng mạo hao hao giống như mấy ma sơ ở trường các bà phước ngày xưa.  Mấy ma sơ ở trong nhà dòng thì ăn nói nhỏ nhẹ, hiền khô, vậy mà ra lớp học thì có nhiều bà dữ lắm nghen, bà nào bà nấy cũng lăm lăm cây roi mây trên bàn, nhìn bắt ớn.  Tui nhớ hôm ở nhà thương, nếu tui không đem dao ra hù dọa thì hổng chừng bà chị sẽ rút cây roi mây ra ăn thua đủ với tui chứ chẳng chơi, cứ nhìn cái môi mấp máy, cái tay run run là tui nghĩ chắc sẽ có chuyện. May quá, hôm đó con vợ tui đã quá là ồn ào, mà nếu thêm chuyện đôi co với hai bà chị nữa thì chưa biết ra sao. Cái nghề tay trái của nó là nghề chặt thịt heo ở chợ Chánh Hưng, tui sợ...Nhưng thôi chuyện đã qua, bà chị có là ma sơ bà phước hay không thì bây giờ tui đã xuống cấp rồi, tay chưn yếu xìu, đuổi con ruồi còn hông nổi nói chi cầm dao.  Giờ tui mà có gặp lại mấy bà chị hàng xóm nhà thương thì chắc tui sẽ đổi tông khác, sẽ không hù dọa chọc giận mấy bà mấy chị nữa đâu, mà hổng chừng tui xin học kinh, học nhạc cho nhẹ nhàng thần thái hơn.  
Vậy nhen, cho tui gởi lời xin lỗi chân tình, dù có hơi muộn màng nhưng vẫn … có còn hơn không, có còn hơn không… 
LaKy

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

GIẦY KHÔNG LẤM BỤI

Mỗi lần nghe bạn bè  nói vui  rằng các cha đọc lời khấn khó nghèo, còn giáo dân thực hành lời khấn ấy, tôi mỉm cười nhủ thầm thật đấy không đùa đâu.
Không đùa đâu, nghĩa là tôi cũng đồng ý chút chút, nhưng trong thực tế tôi biết có những nhà tu sống khó nghèo thực sự. Tôi rất mến những linh mục, tu sĩ sống đời sống đạm bạc đơn sơ giản dị trong cách ăn mặc, trong ứng xử, trong lựa chọn và nhất là trong sự bỏ mình.
Khó nghèo là một nhân đức, hay nói nhẹ nhàng là một đức tính từ bỏ dễ mến, đáng phục. Không chỉ có ở các bậc tu trì mà còn có thể nhìn thấy ở mọi người. Tiếp xúc với người đối diện, thoạt tiên ta chưa thể nhận ra đức tính này ở họ, nhưng nếu gần gũi, sống chung, chắc chắn ta sẽ thấy người khó nghèo lộ ra nhiều điểm mà tôi gọi là hữu xạ. Hữu xạ tự nhiên hương. Đóa hoa tỏa hương không phải vì ta xức dầu thơm cho nó. Người có đời sống khó nghèo dễ nhận ra. Tôi sẽ chỉ cho bạn bí quyết tìm ra đức tính khó nghèo nơi người đối diện.
Nhưng trước hết, xin nói trước là bài viết này chỉ hạn chế trong giới hạn ngắm nhìn nhân đức khó nghèo nơi các tu sĩ thôi. Tại sao ? Tại vì người nghèo trong đất nước Việt Nam quá đông, đông gấp nghìn lần quân Nguyên, cả tỉ trường hợp nghèo khó, làm sao tôi có thể nói tóm được.
Vậy chỉ có thể xúi bạn dòm vào một đơn vị nhỏ là bậc khấn dòng, tức đội quân truyền giáo ưu tú của Giáo hội.
Đừng sốt ruột, cách của tôi rất thực tế :
1. Đứng trước một tu sĩ,  nhìn vào "người", trước tiên bạn có thói quen nhìn vào chỗ nào, cái gì trên con người của "người" ? Xin trả lời ngay : ĐÔI DÉP.
Ô, tôi khá bình dân đấy nhỉ, thời nay các cha, các xơ ai mà đi dép. Vâng, thì giày hoặc xăng - đan vậy, bạn hãy liếc mắt vào đôi chân của "người", thấy ngay giàu - nghèo ở đôi giày, đôi xăng-đan đó.
Là tôi không kể đến sự điệu đàng, tính làm dáng, thói phô trương, đua đòi, chơi trội là những thói đời , không  thể có ở tu sĩ , không thể lôi cuốn người đời đi theo, nếu người đó mong tìm thấy Thiên Chúa .
Một lần, tôi bắt gặp đôi chân của một linh mục coi xứ trên cao nguyên, về thành phố họp và tôi kết luận, đây chính là đôi chân người truyền giáo : Đôi dép nhựa nhuộm màu đất đỏ, hai gót bị vạt mòn, một bên quai được cột thêm dây cột đồ cho chắc hoặc là nối đoạn quai đã bị đứt.
Người truyền giáo phải sống nghèo khó như thế đó bạn ơi. Dĩ nhiên tôi biết, nếu tôi để dép đứt quai là gây chậm trễ, phiền hà cho người anh em đồng hành với tôi, anh chị em ấy sẽ phải dừng bước, tìm cách giúp đỡ tôi sửa lại quai dép, nhìn tôi đi thử vài bước, xem vá víu như thế đã ổn chưa, có đau chân không v.v....nhưng tôi tin Chúa không tính chiều dài hay thời gian đoạn đường chúng tôi đi giảng đạo.Chúa tính tình yêu. Chúa nhìn vào sự chúng tôi lo lắng cho nhau. Nếu quai giày của tôi bền chắc, làm sao tôi thấy được  sự săn sóc của người bạn đi cùng ?
Từ hôm nay, đi đến đâu, nếu có gặp các cha hay các xơ, chúng mình cúi xuống nhìn kỹ xem các ngài đi dép (à không, ai lại sỉ nhục tu sĩ thế,đi giày cơ, đi xăng đan cơ) loại nào nhé. Có lấm bụi đường không nhé.Có mòn vẹt gót không nhé.
Đức Khó Nghèo nằm ở những hạt bụi đường đó bạn.
Nhân đức tu sĩ nằm ở đôi gót giày đó bạn.
Không đúng a ? Thế sao các cha vẫn giảng giáo dân ơi,hãy nhớ ngươi là bụi tro, một mai ngươi sẽ trở về bụi tro ? Toàn thân là một cục đất to mấy chục kí lô thì xấu hổ gì khi đôi giày dính bụi ? Đức Thánh Cha khuyên hãy ra đi, nhưng  xin thông cảm cho con, giày mới mua, đi thấy tiếc.
Dạ thưa, ngại ngùng tiếc xót thật, nhưng chính đôi giày luôn mới toanh, hàng hiệu đắt tiền láng coóng, a la mốt, mới làm cho người tu sĩ mang chúng phải lấy làm hổ thẹn.
ht.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

CHIẾC ÁO DÒNG


Bất cứ một tu sĩ nào, dù nam hay nữ,  khi khoác lên người chiếc áo dòng, trông vẫn ....đẹp hơn là khi mặc y phục thường. Áo dòng có nhiều màu : đen, trắng, xám, xanh, nâu, thậm chí đỏ chói, tu sĩ mặc y phục dòng nhìn luôn tốt lành, thánh thiện.
Ngày nay, người đi tu không chỉ sống trong nội vi tu viện. Việc chăm chú chắp tay cầu nguyện suốt ngày, hết buổi kinh này đến buổi kinh kia trong nhà thờ không nói lên được tất cả tinh thần truyền giáo của Chúa.Phải ra đi, sống giữa lòng đời, lao động, dạy dỗ và dẫn đường cho đàn chiên.
Cho nên các cha, các thầy, các xơ chỉ mặc áo dòng trong lễ chung hay trong các dịp hội họp cần phân biệt dòng hay cần đại diện cho dòng. Ngay  trong các giờ kinh phụng vụ trưa, chiều, tối, tu sĩ cũng có thể được phép mặc áo ngắn, tùy luật nhà dòng. Vì lý do hoạt động tông đồ cần nhanh nhẹn, gọn gàng, tu sĩ càng không bị gò bó trong những chiếc áo thụng thùng thình.
Dù mặc áo dòng hay không mặc áo dòng , tu sĩ vẫn là tu sĩ, người yêu của Chúa Giêsu, người tình nguyện khấn hứa với Chúa và với Bề trên ba lời Khấn lý tưởng mà người đời không buộc giữ. Cho nên mới gọi đời tu là lý tưởng cao vời. Con đường tu trì là con đường không mấy ai muốn đi.
Chiếc áo dòng, theo ý nghĩa đó, là biểu chứng, là sự nhắc nhở người đi tu luôn nhớ mình phải sống vâng lời Bề trên, sống trong sạch và sống khó nghèo.
Một nữ tu đã viết bài " Tôi và chiếc áo dòng" (tại đây) trình bày những bất đồng và những đồng ý với câu nói  "Chiếc áo dòng không làm nên thầy tu": "Tôi không hoàn toàn đồng ý và cũng không hoàn toàn phản bác câu nói này". Câu nói quá quen thuộc, có lẽ ai cũng hiểu, ai cũng có thể nói lên 3 điều đồng ý và 3 điều phản đối  như xơ phân tích vấn đề trong bài viết, xin tóm tắt ý xơ như sau :
Câu nói có lý :
1. Bản chất tu sĩ vẫn trong sạch, vâng lời, khó nghèo, dù không khoác áo dòng.
2. Tu luật không bắt tu sĩ mặc áo dòng.
3. Có dòng không có tu phục.
Câu nói không đúng :
1. Tu phục là dấu chỉ sự thánh hiến và nhân chứng của sự nghèo khó.
2. Giúp cho người khác biết mình là tu sĩ.
3. Tỏ cho mọi người biết mình thuộc về Thiên Chúa.
Tôi tán thành câu xơ phát biểu :
"Tu phục không chỉ là dấu chỉ tôn vinh Thiên Chúa mà thôi, nó còn nói lên sự từ bỏ và lối sống nghèo khó của người bước theo Đức Kitô trên hành trình dâng hiến",
 nhưng có một vấn đề, không biết phải đặt vào đâu khi bàn về câu nói quá quen thuộc này, trong bài của xơ, tôi không tìm thấy, nhưng hình như nó có liên quan tới hai số 1 ở trên thì phải. Xin thử đưa ra, mong được sự hướng dẫn, giải thích của quý tu sĩ là những người con Chúa yêu dấu cách riêng, một đời khoác chiếc áo dòng cao quý và như vậy, chắc chắn phải chịu trách nhiệm về tư cách đạo đức của mình với danh nghĩa là  linh mục, tu sĩ của Chúa..
Xin thưa :
- Bản chất tu sĩ trước hết là bản chất con người. Con người tự bản chất không giữ 3 lời khấn của tu sĩ .
- Tu phục là dấu chỉ sự thánh hiến và nhân chứng của sự nghèo khó, nhưng tu sĩ không luôn sống thánh thiện và có những tu sĩ mà sự giàu có thì không chịu thua ai.
- Tu sĩ giả ( mặc áo dòng ngày đêm)  thì không thuộc về Thiên Chúa.
 Như vậy, chắc chắn chiếc áo dòng không phải là điều kiện bắt buộc phải có.
 Thế còn TINH THẦN TU ?
Cụ thể là người tu sĩ mặc áo dòng mà trong lòng bức bối với Bề trên vì phải vâng lời, thì chiếc áo dòng có ý nghĩa gì ? Mặc áo dòng mà tình cảm nặng tính thế tục thì chiếc áo dòng có ý nghĩa gì ? Và sau cùng, gây ra nhiều gương ...tối giữa đời , là mặc áo dòng mà thích sống vương giả, giàu có, thích ăn ở sang trọng, xài đồ tiện nghi, tân thời, thì chiếc áo dòng có ý nghĩa gì ?
Theo tôi, TINH THẦN TU cao cả và cần thiết hơn hết.
TINH THẦN TU biểu lộ rõ ràng qua đời sống hằng ngày của một tu sĩ,  chiếc áo dòng không là cái gì cả.
Câu ngạn ngữ nổi tiếng này có ý đó.
Phần tôi, vẫn yêu chiếc áo dòng của Tu sĩ mà không cần bàn luận.
ht.

LÀM GIÀU TRƯỚC MẶT THIÊN CHÚA

Bài giảng Chúa Nhật XVIII TN. hôm nay : 
Tin Mừng Lc.12,13-21 : LÀM GIÀU TRƯỚC MẶT THIÊN CHÚA
NGUỒN : (tại đây)
Bài liên quan : (tại đây)

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

ÔI, LẠI CẤM !

NHT' : Bao giờ cấm, blogger chỉ cần copy một đoạn rồi dẫn link, thì không bị phạt. Đó là lời dặn dò của người ra luật.Thế cũng như không, chả hiểu nhà nước ký cái 72 để làm gì, lại một sản phẩm của "đỉnh cao trí tuệ" ra đời.



L Ạ I  C Ấ M !
PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Cán bộ quản lí Nhà nước yếu kém và lười biếng, sợ việc, sợ trách nhiệm, quen lối quản lí bằng mệnh lệnh hành chính vừa dễ dàng, vừa nhàn nhã, lại phô trương được quyền uy vì thế cứ cái gì phức tạp, khó quản lí liền ra lệnh cấm đoán là xong . Nghị định 72/2013 qui định: Trang thông tin cá nhân trên mạng internet chỉ được đưa tin của chính mình, không được trích dẫn, tổng hợp tùy tiện thông tin từ các cơ quan báo chí là sản phẩm của cách quản lí đó! Đó là một mệnh lệnh hành chính vi Hiến, là sự cấm đoán tước đoạt quyền Con Người.
Nghị định 72/2013 được ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kí ngày 15. 7. 2013 và ban hành ngày 31. 7. 2013. Các ông lãnh đạo bộ Thông tin – Truyền thông đề xuất và viết dự thảo Nghị định, ông Thủ tướng kí Nghị định 72/2013 đều là những ông Cộng sản bự, các ông có nhớ ông Mác, người khai sinh ra chủ nghĩa Cộng sản, khai sinh ra mô hình Nhà nước Cộng sản của các ông viết về Con Người như thế nào không? Ông Mác viết rất chí lí rằng: Con Người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Chỉ có con vật mới chỉ biết bản thân nó. Con Người là sinh vật xã hội. Phần sinh vật là phần di truyền do cha mẹ sinh ra. Phần xã hội do Con Người đó tự sinh ra mình bằng cách tiếp nhận nền văn hóa xã hội của loài Người để hình thành nên Con Người xã hội của mình. Con Người xã hội không thể tách ra khỏi xã hội. Con Người xã hội sống không thể chỉ cho riêng mình.
Ngay từ thời xã hội Việt Nam còn trì trệ trong nền văn minh nông nghiệp cơ bắp: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu / Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa, còn khép kín trong văn hóa làng xã: Phép vua thua lệ làng, con người xã hội đã được đề cao: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, nước nhà thịnh suy, mọi người Dân đều phải quan tâm, đều phải có trách nhiệm.
Đi qua nền văn minh nông nghiệp, bước vào nền văn minh công nghiệp, Con Người xã hội không phải chỉ quan tâm lo toan đến những vấn đề của quốc gia, dân tộc mình mà còn phải bận tâm nghĩ suy, tham gia kiến giải những vấn đề của hành tinh, của loài người.
Ngày nay loài người đã đi qua nền văn minh công nghiệp, bước vào nền văn minh tin học. Không phải chỉ rút ngắn mọi khoảng cách không gian, thời gian, nền văn minh tin học còn nâng Con Người xã hội lên vị trí rất cao. Với văn minh tin học, mọi người Dân bình thường đều tiếp cận được với những vấn đề đang đặt ra của đất nước mình và của thế giới.
Văn minh công nghiệp đã thỏa mãn được những nhu cầu rất cao của Con Người sinh vật. Văn minh tin học lại đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của Con Người xã hội, nâng cao vị trí của Con Người xã hội, mở rộng những vấn đề quan tâm, lo toan của Con Người xã hội. Thế mà giữa thời văn minh tin học ở một Nhà nước vẫn tự nhận là đỉnh cao trí tuệ lại có nghị định buộc trang thông tin cá nhân trên mạng toàn cầu chỉ được đưa tin về chính mình, không được trích dẫn, tổng hợp thông tin từ các cơ quan báo chí! Cấm người Dân không được trích dẫn tổng hợp thông tin từ các cơ quan báo chí thực chất là cấm người Dân bàn luận, kiến giải những vấn đề các cơ quan báo chí đã thông tin.
Những trang facebook, blog, website dù của cá nhân nhưng không phải chỉ là những trang nhật kí cá nhân, chỉ chứa đựng thông tin cá nhân. Nếu chỉ là trang nhật kí, thông tin cá nhân thì chả cần dùng internet, chẳng cần phải lên mạng toàn cầu. Facebook, blog, website là công cụ không thể thiếu của Con Người xã hội thời văn minh tin học để Con Người xã hội được bộc lộ chính kiến về những vấn đề xã hội, để Con Người xã hội của những người Dân bình thường được thể hiện mình, được tham gia bàn bạc, kiến giải những vấn đề xã hội của đất nước, của loài người. Facebook, blog, website cho người Dân được sử dụng tốt nhất quyền tự do ngôn luận đóng góp cho xã hội.
Nghị định 72/2013 buộc những trang thông tin cá nhân trên mạng internet chỉ được đưa tin cá nhân, không được trích dẫn, tổng hợp lại thông tin trên báo chí đã vi phạm điều 69 Hiến pháp hiện hành: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Nghị định 72/2013 đã chống lại một tư tưởng Nhân văn hiếm hoi của chính Nhà nước Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra. Nếu không chống lại thì nghị định 72/2013 đã vạch trần sự giả dối, nói một đằng làm một nẻo của Nhà nước Cộng sản Việt Nam khi những quan chức lãnh đạo Nhà nước Cộng sản Việt Nam miệng leo lẻo nói Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra nhưng tay lại ném vào mặt Dân nghị định 72/2013 cấm Dân không được bàn luận những vấn đề xã hội  trên những trang thông tin cá nhân mạng internet.
Nghị định 72/2013 cũng tước đoạt một quyền cơ bản trong những quyền đương nhiên của Con Người, quyền: “Mọi Người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.” (Tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua từ năm 1948 và Nhà nước Việt Nam kí kết thực hiện từ năm 1982)
Nghị định 72/2013 buộc các trang mạng xã hội của cá nhân chỉ được đưa thông tin cá nhân, không được trích dẫn, tổng hợp thông tin của các cơ quan báo chí đã thô thiển, thấp hèn hóa Con Người, là một nghị định lạc lõng với thời đại.
Những trí thức thực sự có tầm hiểu biết sâu rộng, đương nhiên trang mạng cá nhân của họ không thể thiếu những bài viết về những vấn đề xã hội với những phát hiện sâu sắc ở góc nhìn văn hóa. Những bài viết đó vô cùng có ích cho xã hội, càng có ích cho nhà quản lí xã hội. Cấm trang mạng cá nhân của trí thức không được bàn những vấn đề xã hội, chỉ được đưa thông tin cá nhân, nghị dịnh 72/2013 là một nghị định ngu Dân.
Một nghị định Nhà nước thời tin học mà cấm trang thông tin cá nhân trên mạng internet không được đưa thông tin xã hội, chỉ được đưa thông tin về chính mình thì Con Người xã hội của người soạn thảo nghị định nhỏ bé đến mức như không có. Không có Con Người xã hội, chỉ có Con Người sinh vật, Con Người đó lại ở vị trí quản lí Nhà nước là thảm họa cho người Dân, là điều xỉ nhục cho một đất nước văn hiến.
Nghị định 72/2013 là sự hốt hoảng của một Nhà nước độc tài trước sự lớn mạnh nhanh chóng, mạnh mẽ của những trang cá nhân nói tiếng nói thẳng thắn, trung thực của người Dân về những vấn đề xã hội hàng ngày và những vấn đề khẩn thiết của đất nước. Thẳng thắn, trung thực, những tiếng nói đó không thể đồng thuận, nương nhẹ với những chủ trương, chính sách và việc làm của một Nhà nước tham nhũng đang đi ngược lại lợi ích của người Dân
Với một Nhà nước dân chủ, người Dân tham gia luận bàn, kiến giải những vấn đề xã hội được thông tin trên báo chí là điều quá bình thường, lành mạnh. Càng có nhiều ý kiến phản hồi ngược chiều về những vấn đề xã hội của người Dân, Nhà nước càng mở rộng tầm nhìn, càng có thêm nhiều góc nhìn và điểm sáng tư duy, càng năng động kịp thời điều chỉnh những hoạt động của Nhà nước phù hợp với cuộc sống và lòng Dân. Với Nhà nước độc tài, quen độc quyền chân lí, độc quyền lẽ phải, coi mọi ý kiến khác biệt đều là “thế lực thù địch” và khi “thế lực thù địch” xuất hiện đông đảo, mạnh mẽ trên các trang mạng cá nhân thì hốt hoảng đến rối trí vội ban hành nghị định 72/2013: Cấm! Cấm! Cấm!
Tôi mong cơn hốt hoảng mau qua đi, những người soạn thảo nghị định 72/2013 bình tĩnh, tỉnh táo, khôn ngoan trở lại mà ngôn ngữ dân gian nói là “khôn hồn” thì chỉnh sửa lại ngay ghị định 72/2013, bãi bỏ ngay nội dung tước đoạt quyền Con Người, thấp hèn hóa Con Người và ngu Dân khi qui định, trang mạng xã hội của cá nhân chỉ được đưa thông tin cá nhân, không được trích dẫn, tổng hợp thông tin trên các cơ quan báo chí.
P.Đ.T.
NGUỒN : (tại đây)

TIN MỪNG Lc 12,13-21


NHT' : 40giaysuyniemLoiChua.net. (tại đây), theo mình nhận xét, là một công trình đã được thực hiện với nhiều công sức, ý tưởng suy niệm, vẽ tranh, dịch thuật, làm Powerpoint show của rất nhiều cộng sự viên nhiệt thành đạo đức. NHT' xin hoan nghênh những quý vị đã góp công sức cho ra trang web quý báu này và xin phép đăng tải lên đây để mọi người cùng suy niệm về Tin Mừng Chúa Nhật 13 TN năm C, một bài rất hay, rất thấm, rất bổ ích. 
                                               Kính chúc vạn an trong ơn nghĩa Chúa.

Tin Mừng Lc 12,13-21
         
Khi ấy, có người trong đám đông nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”. Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?” Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu”. Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!” Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!” Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.”













NGUỒN : (tại đây)

BÉ NATHAN DE BRITO

NHT': Mình có nhiều chuyện muốn tâu với nhà vua, toàn những chuyện không đáng nói, không muốn nói, nhưng cần thiết phải nói, bởi vì nó ích quốc lợi dân, đó là lòng dân, dân đen thấp cổ bé miệng không dám nói, mình liều mạng nói. Nói rồi chết không ân hận. Buồn phiền quá, nói. Bỗng, trong đêm đen, một tia sáng nhỏ tuyệt đẹp xuyên qua đường hầm làm tươi rói bầu trời xám ngoét, làm hồng lên con tim héo hắt trong mình, làm mình muốn quên hết cả và triều đình, quên cả Bệ hạ, quên cả những mặt nạ từ bi... .Đọc bài viết dưới đây và xem ảnh chụp thấy cảm động, vui thích quá chừng, ước gì có thêm một bé nữa, một bé nữa nhỉ...Cám ơn truyền thông đã đưa em bé lên. Nathan de Brito, con hãy cố gắng sống đúng với lý tưởng cao đẹp con đang theo đuổi nhé, đừng làm vua con ơi, làm vua người ta muôn tâu Bệ hạ là người ta mắng cho đấy. 




WYD: Một bé trai 9 tuổi đã làm Đức Thánh Cha rơi lệ.
Têrêsa Thu Lan 8/2/2013

Hình ảnh và video cuả một bé trai 9 tuổi làm Đức Thánh Cha rơi lệ đã lan tràn 'như lửa cháy' trên cộng đồng mạng trong những ngày qua.
Lúc đó là hôm thứ Sáu ngày 26 tháng 7 khi xe cuả Đức Thánh Cha đi qua phố Rio, một cậu bé trai tên là Nathan de Brito, mặc áo thun cuả đội banh Brazil, đã len lỏi chạy theo Đức Thánh Cha một hồi rất lâu, rồi khi chiếc xe tạm ngừng thì đã vượt qua hàng rào an ninh, leo lên ôm lấy ngài và noí trong nước mắt: "Đức Thánh Cha ơi, con muốn trở thành một linh mục của Chuá Kitô, làm đại diện cho Chúa Kitô"
Đức Thánh Cha đã tỏ ra rất xúc động, Ngài noí với em rằng:"Cha sẽ cầu nguyện cho con, nhưng Cha xin con cũng cầu nguyện cho Cha", sau đó Ngài lau nước mắt cho em, ôm lấy em và nói, "Kể từ hôm nay thì ơn Kêu Gọi cuả con là chắc chắn nhé".
Phải khó khăn lắm người ta mới gỡ em ra khỏi Đức Thánh Cha và kéo em xuống.
Cậu bé Nathan còn tiếp tục tung nụ hôn tới cho Đức Thánh Cha, cho đến khi một nhân viên an ninh giỗ dành em và đưa em về với gia đình.
Theo tin từ Brazil cho biết thì Nathan là một cư dân cuả khu phố Cabo Rio, và sau khi sự việc xảy ra thì em đã được chào đón như một vị anh hùng.
Hãng truyền hình O Globo TV mô tả rằng: "Mọi người đều đã biết về ước muốn làm linh mục cuả em và muốn biết thêm về cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng và làm thế nào mà em đã có đủ can đảm để vượt qua hàng rào các nhân viên bảo vệ."
Bạn bè của em thì hãnh diện vì 'một trong những người cuả chúng' đã được gặp Đức Giáo Hoàng, còn gia đình de Brito thì cho biết họ cảm thấy "rất may mắn."
Còn cảm tưởng cuả em?
"Em cần phải học thêm thần học", cậu bé nói với một nụ cười, thêm rằng em sẵn sàng làm "tất cả mọi thứ" để theo đuổi ơn gọi làm linh mục cuả em.
Keyla Fernandes, cô giáo của em, cho biết de Brito có điểm học xuất sắc và hạnh kiểm tốt.
"Hạnh kiểm tốt chứng tỏ em đã thấm nhuần các đức tính Kitô giáo, chẳng hạn như đức vâng lời," cô nói.
Còn Cha Xứ Valdir Mesquita dự đoán rằng cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng cuả em "sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người khác muốn làm linh mục."
Kể từ khi em lên năm hay sáu tuổi, "em đã nói rằng em muốn trở thành một linh mục," Cha Mesquita nói. "Cuộc gặp gỡ này chắc chắn sẽ lưu lại trong trái tim cuả em và mãi mãi thay đổi cuộc sống của em."
Nhắc lại sự việc đó trong bài phát biểu tại buổi họp ngày 30 tháng 7 để cảm ơn các nhân viên Ngày Giới trẻ Thế giới 2013, Đức Tổng Giám Mục Orani Tempesta của Rio de Janeiro cũng nói rằng tình cảm của cậu bé (dành cho Đức Thánh Cha) "là điển hình của toàn thể người dân Brazil."

NGUỒN : (tại đây)

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

MẶT NẠ TỪ BI


Tôi muốn người hãy tháo ngay chiếc mặt nạ xấu xí đáng xấu hổ ấy ra.
Khuôn mặt người trái soan, nước da người trắng, sống mũi người cao, đôi mắt người tròn to, đen nhánh, đôi môi người chỉ thốt lời thơ êm, người như thánh đẹp trong mắt mọi người.
 Tại sao người đeo mặt nạ ?
Có phải bây giờ thấy bạn bè nổi trội, hãnh tiến, người cũng đua đòi ?
Có phải bây giờ cần nhiều chi phí cho cuộc sống riêng nên người tìm cách kiếm chác ?
Có phải người mồ côi vất vả ?
Không, chẳng tại cái gì. Tôi nghi người bởi lòng tham mà ra.
Người bảo người từ bi từ thiện, người cứu giúp cô nhi quả phụ, vậy chứ ai cần ?
Người có một muốn hai, có hai muốn mười, bao giờ cho đủ ?
Người than van năn nỉ, người bòn mót, tích góp, rồi ngồi ngắm của.
Trước đó, người đeo mặt nạ vào.
Như thể nghệ sĩ chuẩn bị lên sâu khấu phải tô vẽ phấn son cho ra vẻ, nhân vật của người đóng vai nghèo khổ, bệnh tật, đói khát. Nếu không được xót thương, người sẽ gục chết.
Khán giả là đồng loại, ai nấy xót xa, một tấm lòng dủ thương chia người tấm áo.
Ngây thơ, quảng đại, họ đem cho người nào thuốc nào băng, nào bánh nào sữa.
Tất cả những gì gọi là chia sẻ chân thành ấy được người đáp lại bằng sự giả dối không ngờ, người che khuất mặt thật bằng tấm bìa vẽ miệng cười buồn bã, hai mắt cụp xuống tang thương. Người than còn thiếu, người quen của người còn thiếu, người cần giúp đỡ, ai có thương cứu giúp người cùng, giúp đâu cũng là giúp, xin giúp người.
Thực ra người đã có cơ ngơi to lớn, người đã có người hầu cơm bưng nước rót, người là con nhà giàu cơ mà.
Nhưng người tham đó thôi. Người muốn làm trượng phu cứu nhân độ thế, người muốn làm vị ban phát hào phóng lừng danh khiến mọi người kính nể cúi chào .
Phải, cái danh nó cám dỗ người rồi, cái tờ giấy xanh nó làm cho người đứng ngồi không yên, người phải tính toán, người phải ra đi kiếm tìm.
Người ơi, ai khiến người  ngược xuôi vất vả ?
Hãy nhìn lại và sống thật đi thôi, khoác áo từ bi mà lòng tham vô đáy hèn lắm ạ , người đời khinh cho.
Đừng đeo mặt nạ nữa, cái mặt nạ là một thứ cải trang dành cho nghệ sĩ trên sân khấu thôi, khi rời vai kịch, nghệ sĩ ấy sẽ sống thật chứ đâu có mãi là vua hay lính ? Thưa người, phải chăng người là kịch sĩ ? Không có đâu ! Kịch sĩ mà đóng dở thế a ? Nếu trung thực, người hãy để mặt mộc, mặt thật có mốc cũng chẳng bị ai cười, sống với mặt nạ nhếch nhác xanh đỏ nhìn tởm lợm lắm. Huống chi người, một thôn nữ thánh thiện đơn sơ, vì tham bòn mót, đeo chi cái mặt nạ giả bần cùng đi ăn xin ? Hoài lắm người. Ngừng thôi người, hỡi nhà từ thiện đáng thương !
HT



Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

CPCĐ 18 :MUÔN TÂU BỆ HẠ -4-


BỆ HẠ NGHĨ SAO ?
Khi bàn về vấn đề Nhạc-Lễ là lúc thần giận Bệ hạ lắm thì thôi. Giận nhất luôn.
Làm sao á ta, cứ như Bệ hạ là gỗ, là đá không bằng, Bệ hạ không có tâm hồn nghệ sĩ gì hết trơn. Mà nào thần có nói gì đến những loại nhạc cao siêu, hàn lâm, gây khó cho Bệ hạ đâu. Thần cũng không đòi Bệ hạ phải giỏi nhạc lý, giỏi xướng thanh, biết đánh nhịp hoa mỹ như các vị  học trò nhạc sư Hải Linh. Còn Nhạc-Lễ là đương nhiên Bệ hạ phải rành. Bệ hạ không rành Nhạc-Lễ , Bệ hạ làm vua làm chi, không lẽ làm vua chỉ để ngồi trên ngai vàng quát tháo và sai quân thiết tiệc ăn nhậu thôi sao ? Riêng về Nhạc thì từ nhỏ, Bệ hạ cũng phải được giáo quan dạy cho ít là bảy nốt rồi chứ, lại hằng ngày Bệ hạ là vua mà không tế đàn tạ ơn Đức  Chúa Thượng Thiên tối cao, thử hỏi chúng thần ai được phép làm việc này ? Đó, Bệ hạ thấy thần phân tích vấn đề minh bạch không? Bệ hạ đừng có cãi, thần nói thật, thần thấy Bệ hạ lười biếng việc triều đình lắm, nói vậy hơi quá, chứ mà người toàn đổ công đổ bạc lo chuyện gì, xây thành xây lũy cho cao làm chi, có đâu trộm đạo giặc thù viếng lắm mà sợ, hay chỉ để lưu danh cho đời ? Ôi, phù hoa, thảy đều phù hoa, Bệ hạ chưa chết có khi tường thành này đã được trao vào tay vị vương khác, biết bao gương tày liếp mà sao Bệ hạ hám danh làm gì, .
 Trong khi đó, ban Nhạc Lễ trong triều quá ư thiếu thốn, khát khao học hỏi, tìm hiểu về ngành chuyên môn, mà không có nhạc sư hướng dẫn.
 Bệ hạ không yêu âm nhạc thì để thần dân yêu.
Bệ hạ không ca hát thì để chúng thần ca hát.
Chúng thần thèm ca hát, nhảy múa lắm.
Đứng trong trời đất, chúng thần sẽ ca hát say sưa những lời thánh thiện tốt đẹp nhất trần gian, sao cho lương dân cảm nhận ơn Đức Chúa Thượng Thiên thương mọi người trần thế, cho mây bay gió thổi, cho mưa sa nắng gắt, cho  mặt trời sáng soi, cho trăng thanh vằng vặc, cho suối nước trong veo, cho tất cả vũ trụ càn khôn, cho cả sự chết đến đem họ về trời.
Như thế Ca Hát trong triều quả là một sứ mạng cao cả lắm thay, phải không Bệ hạ?
Vậy xin hỏi nè : Sao hồi nào tới giờ, Bệ hạ không khuyến khích , không nâng đỡ, không thăm nom, hỏi han dàn Nhạc Lễ một lần cho các vị ấy đỡ tủi ?
Sao vậy ? Đừng để dân tình truyền khẩu "Bệ hạ hãm tài" nha !
Nói chi vòng vo vô ích, Bệ hạ khô khốc sao hiểu, vậy phải nói thẳng ra thôi. Hôm nay thần xin dâng một đề nghị : Bệ hạ làm ơn ra chiếu chỉ rước nhạc sư về triều dạy cho dàn Nhạc Lễ về môn Phụng Ca.
Được không Bệ hạ ? Không được à ?  Không dài lâu thì một khóa thôi.
Được không Bệ hạ ? Không được à ? Không một khóa thì một buổi thôi.
Được không Bệ hạ ?
 Bệ hạ nhìn xem, quanh đây chí ít cũng có một, hai tiểu quốc, tuy quốc vương ở đó không hẳn là xuất thân từ viện hàn lâm, bác học gì nhưng ông có tâm hồn mến yêu Nhạc Lễ, nên đã từng thỉnh mời các bậc tài ba về triều đình giảng huấn về Phụng ca, rất ích lợi và lý thú, khiến cho dàn Nhạc Lễ của họ khởi sắc nhanh chóng. Một lần, rồi lại mời lần nữa, lần nữa, ca công nghe nhiều, thấm đẫm tình yêu nghệ thuật Thánh, thể hiện nghệ thuật ấy qua đời sống thực tế, con dân đất nước mà Bệ hạ đang trị vì đây được lên tinh thần, cuộc đời  hướng thiện, tốt lành, đất nước mình đẹp đẽ biết bao. Bệ hạ thực hiện điều này, thần cam đoan các tiểu quốc láng giềng sẽ noi gương Bệ hạ hết thảy.
Vậy Bệ hạ nghĩ sao ?
Trong khi chờ đợi quyết định của Bệ hạ, thần xin cúi đầu đa tạ Bệ hạ đã lắng nghe thần tâu chuyện. Nhân đây, thần xin gửi tới Bệ hạ một audio ngắn 5 phút , thu được từ buổi nói chuyện về Phụng ca của quan Tiến Lộc dành cho các ca công trong triều đình, với chủ đề Ngôn sứ hát ca. Quan đây nổi tiếng tính tình vui vẻ, chịu đi, chịu nói, Bệ hạ cứ rước về triều giảng dạy, của Trời ban sao ta  không hưởng !
Bệ hạ nghĩ sao ?
HT
Bài liên quan : (tại đây)