#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

NHẬT KÝ NGÀY TẬN THẾ


I.  Sáng qua đi Lễ, nhà thờ có cha khách dâng lễ. Sáng nay, chuông rung nhập lễ, không thấy cha già dễ mến tiến ra, mà vẫn là cha khách này.
Cha khách không già, cũng không trẻ lắm, nhưng cách phát âm ngộ quá. Rõ ràng cha nói được những chữ “rồi”, “rất”, “rộn ràng”, mà cứ nghe cha đọc tên Đức Mẹ là mình chỉ muốn leo lên tòa giảng sửa cho cha ngay lập tức.  Đứa trẻ ba tuổi nó còn đọc đúng là “ri”, mà sao cha cứ “dzi”, chỗ khác cũng “dzi”, đoạn nào có tên Đức Mẹ cũng đọc là "Ma-dzi-a”. Ma-dzi-a là cái gì? Giảng lễ thường mà cũng phải sửa miệng kỹ vậy sao? Hay ở quê cha đọc như vậy? Tiếng địa phương nào ấy nhỉ? Hay ở chủng viện cha được đặc cách đọc khác mọi người cho đặc biệt, cho  có…hồn ?
Mà cũng lạ, trong một bài giảng ngắn chủn, lúc đầu thì cha nói tiếng Nam, lúc sau lại ra tiếng Bắc. Câu tiếng Nam, câu tiếng Bắc. Có lúc pha chữ rất hay, trong một câu mà trộn Nam Bắc lên xuống rộn ràng lung tung. Cha này làm họa sĩ chắc pha màu hết xảy!
Nghe nói đi tu  phải được ở trong nhà huấn luyện, tập tành ít nhất là 6 năm mới được chịu chức hay khấn hứa gì ấy, mà sao trong bằng ấy năm tu luyện, cha không tập đọc được một chữ “ri” nhỉ?  Thật là một đời tu bí nhiệm! Phúc cho ai được nghe cha này giảng, vì kẻ ấy sẽ có cơ hội để hy sinh hãm mình. Hay ít ra cũng có điều kiện tập làm đức Di-Lặc, nhĩ tặc ngoáy tai cũng để yên được. Còn cười sảng khoái. Ôi, Di Lặc  thế nào cũng thành Phật,  mình thì còn khuya! 
II. Sáng nay đi chợ, gặp Sơ Bếp quen. Sơ còng lưng ra chợ lụ khụ tìm mua mấy loại rau đậu nấu canh cho mâm trên. Vừa ngổ, ngò gai, bạc hà, cà chua, giá,…lại mua thêm quả bí. Nghĩa là chuẩn bị cho một mâm cơm vài ba người ăn thôi mà phải nấu hai nồi, hai món canh riêng. Sơ giải thích rằng Sơ này ăn canh chua, Sơ kia ăn canh bí, Sơ này không ăn tôm, Sơ nọ sợ cà chua, sợ nước mắm, sợ hành. Ôi, lại một bí hiểm, à quên bí nhiệm nữa trong đời tu. Sao các Sơ của mình không lợi dụng bằng ấy năm dài trong nhà huấn luyện để tập ăn những gì nhà tu có ? Sao các Sơ không biết đến công lao chị em đi chợ, làm bếp vất vả cho mình đi đâu về có bữa cơm bày sẵn trước mặt ? Huống hồ người phục vụ cho ta lại là Sơ Bếp, một Nữ Tu già bằng bà Ngoại ta ? Cái này mình thấy các Sơ không hiền rồi, có hiền thì nói hiền như ma-cô đúng hơn, chứ đi tu, tu là sửa mà! Bằng ấy năm trong nhà dòng, có người cả một đời dài , sao không kiếm được ít thời giờ tập ăn uống giản dị, có sao ăn vậy đi, cho người khác đỡ khổ vì mình nhỉ! Ôi, mình quen sống ngoài đời buông tuồng, bạ gì ăn nấy, miễn sao có sức làm việc, không hiểu nếp sinh hoạt cao sang, lịch sự của hiền nhân, phê bình bậy bạ, xin tạ lỗi.
III. Sáng nay, mở thư, đọc được đôi giòng của bạn. Bạn báo cho biết là Bề Trên giận bạn rồi, không nói chuyện nữa, tại vì bạn láu táu quá, hỏi nhiều, hỏi vớ vẩn, linh tinh làm mất thì giờ của ngài, ngài bực, ngài gõ mấy chữ đuổi : “Biến cho nó thoáng”. Mình hỏi lại thế bạn hỏi cái gì mà ngài không trả lời? Bạn bảo thì hỏi về Chúa, về Đức Mẹ, các Thánh Nam, Nữ. Đấy, hỏi thế Bề Trên không đáp là đúng rồi. Những vấn đề thiêng liêng như thế thì phải tự tìm hiểu trong sách vở, tài liệu. Sách vở nói sai thì trình, trình rồi chờ nghe giảng, nghe giảng mà vẫn không chịu thì …thôi. Có rất nhiều bề dưới, ra vẻ ta đây giỏi, cứ vặn vẹo này kia làm Bề Trên bực, bạn hiểu chửa? Vả lại, Bề Trên cũng là người chứ không phải thánh, có những điều ngài không chuyên môn sao trách ngài không …chuyên môn.
Có những điều Trung cộng to tổ bố như thế mà còn sai trách sao lãnh địa Bề Trên bé bằng tẹo. Ừ mà sao đi tu bằng ấy tuổi mà còn …dỗi như trẻ con thế nhể ! Con xin lỗi Bề Trên, hôm nay mạng đã tiên báo là ngày tận thế nhưng đợi từ sáng đến giờ trời đất vẫn bình thường, không tối tăm chi cả, mừng quá, con viết nhật ký cho vui  thôi chứ không dám có ý gì ! Chứ con có ý gì thì xin cho trời tru đất diệt, nói thế ghê quá, dùng chữ tận thế đi, dễ nghe hơn. Bụp một phát biến mất hết những chữ này đi!

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

ỔN ẢO


ỔN ẢO!
Xin tặng hai chữ này cho người bạn thích sự bình an, bởi mình biết bạn vui lòng đón nhận.
Còn nếu quý bạn nào không chịu được nó thì xin click ngay vào dấu chữ X đỏ bên góc phải màn hình mà tắt ngay cái mặt “lóc”đáng ghét này đi.
Đúng là hai chữ trên trở nên vô duyên khi mình nói với bạn. Mình không phải là bạn, mình không biết bạn là ai, ra sao, thế nào, có chăng là nên đặt vào chính bản thân người nói thì đáng hơn. Vâng, thì mình nhận, đời mà! Sống tạm, ở trọ thôi ấy mà, sao ổn thật được, cho nên mình nhận nhiều khi mình có bất ổn. Ô-kê! Nhưng bất ổn thì nhận bất ổn, không chối, vì bất ổn là một trạng thái hoàn toàn bình thường của một người bình thường. Mình chỉ sợ sự ỔN ẢO, tức là không ổn mà tưởng là ổn, không ổn mà cho là ổn, không ổn mà che dấu, bảo ổn. Tệ nữa là không ổn mà chai lì, tự hào ta ổn và quyết không thay đổi hiện trạng tâm hồn. Khi đó, ta bất bình thường.
Rất nhiều khi mình lâm vào cảnh bối rối, lo sợ, buồn bã, hoang mang vô định chứ. 
Rất nhiều khi mình tức tối, bực mình, giận dữ chứ.
Rất nhiều khi mình kiêu căng tự mãn chứ.
Và rồi mình nhận ra tại sao mình bất ổn, tại mình lưu kĩu những cái “chấp ngã” đó đó.
Cho tới khi nào mình biết nhận lỗi tại mình, cố gắng “xả “ hết những oan ương đó đi, bấy giờ mới mong được ổn. Chắc chắn sẽ ổn.
Vậy tại sao không công nhận một chân lý hiển nhiên là con người ai cũng có thời, có khi bất ổn? Huống chi sự bất ổn đó do chính những thói xấu của mình, nhất là sự kiêu ngạo, mà có.
Tôi sẽ tự hỏi, tại sao hôm qua Lan bực mình với tôi? Quá đáng nha! 
Suy nghĩ lại, a, tại tôi…
Thôi rồi, mau chỉnh đốn.
Vì sao Huệ lánh mặt tôi vậy? Chuyện nhỏ làm gì dữ vậy!
Xét lại trong thời gian qua, a, tại tôi…
Nghe Hùng nói Thái ghét tôi. Kỳ không! Tôi thấy hoàn toàn bình an với mọi lời xỉa xói bên ngoài. Ai nói nấy nghe! Tôi làm gì mà ghét tôi? Hỏi chẳng ai trả lời,(mà giả như có ai trả lời, chắc tôi cũng.... không có can đảm lắng nghe), và tôi toan tính ôm sự bình an trong mối….bất ổn.
Tôi đi nằm, úp mặt vào gối, buồn bã, nghĩ ngợi, suy tư. Sao người này kẻ nọ được yêu được chuộng mà mình lại bị ghét bỏ? Mình đã nói gì, làm gì để bị Thái ghét? 
Khi không, vô cớ sao?
Không hề có cái “khi không, vô cớ” ở đây đâu! 
Có lẽ tôi đã xử sự sao đó nhỉ! 
Tôi nhớ lại thái độ, tư cách, cử chỉ của tôi trong chuyện kia, chuyện nọ có liên can đến Thái. 
Hình như tại ………………………………… tôi .(một dấu chấm dứt khoát).
Vậy đó, chỉ khi nào tôi biết thành thật tự vấn, mọi sự mới được giải quyết.
Giải quyết xong, mọi sự ổn thỏa.
Không còn Ổn Ảo, mà là bình an thật sự. 
Trong lòng vui vẻ, thấy yêu thương mọi người xung quanh cách lạ lùng!
Tâm hồn tôi bấy giờ như con diều tự do tung bay trong gió.
Đây chính là sự bình an đích thực, do bởi tôi biết hướng thiện và Thiên Chúa yêu ai thành tâm thiện chí, Người sẽ chúc phúc cho tôi.
Chúa giáng sinh chỉ mong ban Ân Phúc An Bình cho nhân loại. Tôi còn chần chừ gì nữa?

LUẬN VỀ CHỮ THIỆN




NHT.:
“Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
Thiện tâm, tâm thiện là làm sao mà người ta đa số phải lao nhọc, bất an?
Người phàm, phải sống giữa cõi đời ô trọc, lòng không được yên ổn đã đành, giới tu hành cũng lao đao, nhấp nhỏm. Qua chiếc áo tăng ni, giáo sĩ, ta thấy họ an vui, thanh nhàn, điềm tĩnh, nhưng chưa chắc bên trong không sóng gió! Thật tội nghiệp cho chiếc áo tu, suốt ngày ôm ấp một con trăn luôn vùng vẫy, quằn quại, mà không biết, không hay. Bên ngoài, các nếp áo vẫn nghiêm trang, thẳng thớm! Miệng vẫn thốt lời từ bi!
Là bởi chưa rành hai chữ thiện, ác.
Sống sao cho có thiện tâm đây?
Sách luân lý đạo Phật có luận về thiện ác rất hay, giá mà chúng ta biết khiêm tốn đọc rồi suy, rồi đổi thay, chỉnh sửa, tương lai chắc chắn có được nhiều vị ...đạt chánh quả.
Nói đâu xa xôi, chỉ xin ước cho đời tu sĩ được phúc bình an, muôn lòng bình an.
Mến chúc mọi người bình an.

LUẬN VỀ CHỮ THIỆN 
1. Thế  nào là thiện ? 
Theo Luận Thành Thật định nghĩa: 
Tùy làm việc gì, hay cho người sự ưa thích, ấy là thiện... 
Khiến người được vui, ấy gọi là ưa thích, cũng gọi là thiện, cũng gọi là phước
(Tùy dĩ hà nghiệp, năng dữ tha hão sự, thị danh thiện... 
Linh tha đắc lạc, thị danh vi hão, diệc danh vi thiện, diệc danh vi phước.) 
(Thành Thật Luận 8, phẩm Nghiệp 100) 
Lại cũng trong Luận Thành Thật, phẩm Giải:  
Nếu được lợi mình lợi người, lợi hiện tại và vị lai đều do tâm thiện làm gốc, nếu bị tổn mình tổn người, tổn hiện tại và vị lai đều do tâm bất thiện làm gốc! 
(Nhược nhân lợi tha lợi dĩ, kim lợi đương lợi, giai dĩ thiện tâm vi bản, nhược nhân tổn dĩ, kim tổn đương tổn giai dĩ bất thiện tâm vi bản.) 
Căn cứ theo Luận Thành Thật định nghĩa: Phàm làm việc gì khiến người ta vui thích là thiện, và lợi ích cho mình và người, hiện tại và vị lai là thiện.
2. Thế nào là thiện, ác?
Ngài Thái Hư định nghĩa thiện ác: Việc làm lợi mình lợi người, hiện tại và vị lai, lấy đại chúng làm tiền đề là thiện. Việc làm chỉ nhằm lợi ích mình hiện tại, lấy tổn hại người làm tiền đề là ác. 
Qua các nhà luận trên, tương đối chúng ta thấy thiện ác đã rõ. Nhưng cũng còn vài nghi vấn nhỏ. Như việc làm lợi mình lợi người, hiện tại và vị lai, gọi là thiện. Thực tế có nhiều việc lợi người, hại mình mà vẫn là thiện. Như thấy nhà cháy, một em bé đang bị kẹt trong  ấy, có người hi sinh chạy vào lửa cứu em ra. Khi cứu được em bé, người kia bị cháy phỏng khá nhiều, phải đau khổ vì những vết phỏng hành hạ. Sự an ổn của em bé, trong sự đau khổ của người kia như vậy, đâu phải hiện tại cả hai đều lợi? Hoặc như người phát nguyện vào bệnh viện lao, hủi săn sóc bệnh nhân. Hiện tại họ an ủi bệnh nhân được phần nào, song tương lai họ có thể bị truyền nhiễm. Như vậy, hiện tại thấy có lợi một phần, mà tương lai đâu hẳn là lợi? 
Tuy nhiên, theo Phật giáo, những hành động cứu người, vì người, hiện tại hoặc vị lai ta có khổ, song cái khổ ấy chỉ thời gian ngắn ngủi, sau này sẽ hưởng cái vui thời gian dài gấp mấy lần. Như trường hợp người cứu em bé sắp bị chết thiêu, người phát nguyện vào nhà thương lao chẳng hạn. Vì cái khổ ngắn, cái vui dài, nên cũng gọi là vui. Hơn nữa, tuy thân khổ mà cứu được mạng người, tâm vui thích, nên cũng gọi là vui. 
Bởi tánh cách phức tạp của thiện ác như thế, nên qui định tiêu chuẩn thật khó khăn. 
Thể theo những ý trên, tôi qui định tiêu chuẩn thiện ác thế này: 
“Đối tự thân, hành vi xuất phát từ ý chí hướng thượng, được hướng dẫn bằng trí sáng suốt là thiện. Hành vi xuất phát từ tâm niệm hưởng thụ dục lạc, bị sai sử bởi si mê là ác. 
Đối tha nhân, hành động xuất phát từ tình thương chân thật, được hướng dẫn bằng trí sáng suốt là thiện. Hành động xuất phát từ tâm tổn hại, sai sử bởi si mê là ác. 
Bản thân chúng ta, bất cứ một hành vi nào xuất phát từ ý chí hướng thượng cộng với trí suy nghĩ sáng suốt, đều đưa đến kết quả tốt đẹp, an ổn. Như từ người xấu xa hèn hạ muốn tiến lên người thường, từ người thường muốn tiến lên người tốt, từ người tốt muốn tiến lên thành người hiền, từ người hiền muốn tiến lên thành bậc Thánh. Sự mong mỏi tiến lên  ấy là ý chí hướng thượng. Có ý chí hướng thượng rồi, cần phải có trí sáng suốt xét đoán muốn thành người tốt người hiền phải làm thế nào? Sau khi xét đoán rồi, phải thanh lọc cái gì làm cho mình xấu, phụ trợ cái gì làm cho mình tốt. Có thế mới từ người xấu trở thành người tốt được. 

( trích Vài nét chính luân lý Phật giáo - Thích Thanh Từ)

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

LẠY CHÚA, CHẲNG THÀ TẬN THẾ




LẠY CHÚA, CHẲNG THÀ TẬN THẾ
Lạy Chúa,
Nếu quả thật chúng con sắp mất nước
Thì xin cho tận thế đến thật mau
Dầu đất liền hay đảo xa biến trước
Dân tộc con muôn kiếp vẫn bên nhau

Con chẳng muốn quân hung hăng cướp cạn

Kéo tay lôi xềnh xệch một đứa em
Đứa em kia chúng dập dụi bạo tàn
Trời cao xin cúi xuống nhìn xem

Xin Chúa nhớ Tên Ngài mang chữ S

Trong GIÊSU có cả nước Việt Nam
Tuy nhỏ bé nhưng không bao giờ chết
Chiếm ngon lành trọn vẹn một phần năm

Nếu có phải phân lìa thành trăm

Chúng con quyết bám vào Danh Chúa Cả
“Ra không” hết, còn hơn bị cướp băm
Con nài xin Chúa ơi, tận thế nhá.

Nếu quả thật chúng con sắp mất nước

Thì xin cho về lại với hư vô
Những tâm hồn thiết tha yêu Tổ Quốc 
Khỏi đớn đau nhìn lũ  cướp tràn bờ

Dầu nham thạch núi lửa hay động đất

Dẫu sóng thần hay hồng thuỷ khôn dò 
Cũng còn hơn Việt Nam bị mất nước
Con thà xin tận thế Chúa thương cho.

HẢI TRIỀU


GIEO HÒA THUẬN GẶT BÌNH AN




Thật sự là đáng buồn khi chúng ta không thể đối thoại trực tiếp với nhau.
Vì sao cứ để buồn vậy ?
Tôi cứ suy nghĩ vì sao phải khốn khổ vậy ?
Một anh bạn tôi  khuyên một chị bạn, nào hãy tìm cách nhẹ nhàng, dịu ngọt mà nói với  người ta xem có hòa được không ! Chị này trả lời, không được đâu anh, tôi thường nhờ con cháu chuyển lời chứ chẳng có nói trực tiếp với ổng được . Thật bất ngờ, khi nghe chị nói vậy, anh bạn tôi buột miệng tôi cũng vậy, toàn nhờ con nói dùm, bà xã tôi với tôi không nói chuyện với nhau được. Sao mà khổ thế! Sống chung, ra vào trông thấy mặt nhau mà không ai nói với ai nửa lời. Mở miệng là cãi nhau, mở miệng là khắc khẩu. 
Đã thế, trong im lặng có chắc là yên?
Có những mối bất bình càng để lâu trong im lặng càng hằn thêm gay go, khó hiểu.
Có những chuyện nhỏ, chỉ cần gặp nhau với thiện chí làm lành, tức khắc mọi sự êm thấm.
Thế mà hai bên cứ im lặng ngày này qua tháng nọ.
Người ta thường nói Im lặng có nhiều nghĩa.
 Im lặng có thể là đồng ý, là chấp nhận; có thể là chịu đựng, có thể là ngượng nghịu, có thể là nhận lỗi…, lại có thể là khinh bỉ nữa. Ta thèm vào nói với bây nữa! Sự im lặng ở đây là lời nói, nó nói lên thái độ bất hợp tác, dĩ nhiên với cái lý của người phát biểu nhưng có lẽ đây là sự im lặng đáng buồn hơn cả.
Không hẳn là khinh bỉ, nhưng vợ chồng im lặng với nhau thế nào cũng có ngày ra tòa ly dị. Ra tòa là khinh nhau ra mặt rồi còn gì! 
Không hẳn là bất hợp tác, nhưng đồng nghiệp né tránh nhau, thế nào cũng phải cãi nhau, không thì cũng không tránh khỏi sự nói xấu người vắng mặt. Bằng mặt chứ không bằng lòng là thế.
Không hẳn là ghen ghét nhau, nhưng có điều gì đó làm chúng ta không lại gần nhau được, hoàn cảnh đâm ra kỳ cục. Hai bên cùng kỳ cục! Những mối giao lưu kỳ cục không thể tốt đẹp. Không thể hòa bình. Cứ nói yêu hòa bình, có ai nói mình thích cãi nhau, đánh nhau đâu, vậy mà chiến tranh vẫn xảy ra khắp nơi, ngay trong lòng người.
Hằng năm, trên các hang đá Noel, trên chính diện các nhà thờ, người ta luôn trang trí câu: Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm”, người ta chúc  
nhau  Mùa Giáng Sinh vui vẻ và một Năm Mới hạnh phúc.
Lời chúc tốt lành trên chỉ thành sự trong lòng mỗi người có ý hướng thiện, nghĩa là có ước muốn hòa bình với tha nhân. Mỗi người anh em bên ta là một “Chúa Giêsu Hài Đồng nằm trong máng cỏ, nụ cười đơn sơ Chúa nằm giữa con chiên con bò”.(sáng tác: Viết Chung). 
Ai gieo Hòa Thuận sẽ gặt Bình An, bạn có tin không ?
Phần tôi, thấy mến người bạn nào khiêm tốn và thích bắt chước bạn ấy, tập gieo thuận hòa.
Tôi hạnh phúc và vui vẻ với điều ấy luôn.
Vậy xin nguyện ước sao, Mùa An Lành này,  mọi người đều thật sự đạt được niềm Vui và Phúc Thật Chúa ban trong lòng, khi chúng ta nhận ra nhau là Anh Em, con Một Cha trên Trời, để cùng thốt lên những lời hòa thuận, yêu thương. Bỏ qua mọi sai lầm, kỳ thị, khiêm tốn thật nhận lỗi về phần mình, Chúa thương những kẻ thành tâm thiện chí như vậy. " Lạy Chúa, xin ban cho con niềm vui đơn sơ, biết sống khiêm nhường, bé nhỏ, hòa đồng với mọi người quanh con để xứng đáng lãnh nhận Ơn Thánh Vô Cùng Chúa ban trong ngày Lễ Mừng Sinh Nhật Chúa đáng ghi muôn đời".

THẾ LÀ HAI VỢ CHỒNG CÃI NHAU

NHT.: Sống chung phải có lúc cãi nhau. Không cãi nhau mới là lạ. Nhưng cãi nhau hoài thì không được. Vậy nên lâu lâu cãi nhau cho có chuyện. Nhưng cũng phải để ý, đôi khi chuyện chẳng có gì là to tát, chỉ vì một lời nói vô tình mình làm người kia nổi giận, thế là cãi nhau. Tuy nhiên, sống chung phải có lúc kiếm chuyện ra mà cãi nhau, không lại than đời buồn...Cho nên,
MỜI ĐỌC CHO VUI

Vợ tôi hỏi:Trên TV có gì lạ không anh ?
Tôi trả lời: Có rất nhiều bụi bậm, chắc tại em quên lau.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.

Ngày mai sinh nhật bà xã tôi, tôi hỏi bả muốn gì? Bả nói bả muốn một cái gì láng cóng, đi từ 0 tới 200 trong vòng 3 giây. Tôi mua cho bả cái cân nhỏ để trong phòng tắm.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Vợ tôi đứng trước tấm gương ngắm nghía 5 phút rồi bảo tôi:
Em thấy hình như em ốm đi và giảm cân một chút phải không anh?
Tôi nói: Chắc em cần phải đi bác sĩ mắt khám lại.
 Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Vợ tôi đứng trước gương ngắm nghía 5 phút rồi bảo tôi:
Sau hai mươi năm lấy nhau, em thấy mình già hơn, mập hơn và xấu hơn trước nhiều phải không anh? Em buồn quá, ơ anh nói gì đi chứ.
Tôi nói: Tuy vậy mắt em vẫn còn tốt như hai mươi năm về trước, 20/20.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Kỷ niệm hai mươi năm cưới nhau, tôi hỏi bả muốn đi đâu.
Bả nói: Em muốn đi đến một chỗ mà từ lâu em đã không đặt chân đến
Tôi nói: Ủa Em muốn vào trong bếp hả?
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Vợ tôi hỏi: Anh ơi cái quần xanh này có làm mông em to hơn không anh?
Tôi nói: Ừa, nhưng mà không to bằng cái quần trắng hôm qua.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Giáng Sinh năm vừa rồi, tôi có tặng cho bà già vợ tôi một mảnh đất thiệt to trong một nghĩa trang thành phố rất đẹp để mai này bả có… đi thì có chỗ đẹp.
Giáng Sinh năm nay, vợ tôi muốn biết tôi sẽ mua quà gì cho má của bả.
Tôi nói: Mua quà làm gì, quà năm rồi bả chưa xài tới mà mua quà mới chi cho tốn tiền.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Tôi muốn mua một thùng Heineken giá $29.90, bà xã tôi không chịu vì mắc quá. Nhưng khi tôi thấy bả mua một lọ kem dưỡng da mặt cho đẹp giá $7.50.
Tôi nói: Em biết không sau khi hết thùng Heineken anh thấy em đẹp hơn nhiều…Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Khi đi ngang qua tiệm Walmart, tôi mua 4 cái vỏ bánh xe hơi, Vợ tôi cằn nhằn:
Anh mua vỏ bánh xe làm gì, anh đâu có xe đâu.
Tôi nói: Chứ hồi nãy em mua 4 cái “sú-chiêng” anh có cằn nhằn gì em đâu.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Tôi nói: Sau ngày cưới em, anh thành Triệu phú.
Vợ tôi: Em hãnh diện quá. Có phải nhờ em anh thành công không?
Tôi nói: Trước khi cưới em anh là Tỷ phú.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Vợ tôi: Ngày cưới em có phải là ngày vui nhất đời anh không?
Tôi nói: Không! Chỉ là ngày vui hạng nhì thôi.
Vợ tôi: Chứ ngày vui thứ nhất là ngày gì?
Tôi nói: Là cái ngày em cuốn gói “dzề” bên má em 3 tuần. Giời ơi ngày nào cũng xỉn.
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Trước ngày “Tình Nhân” (Valentine) vợ tôi nói: Đêm hôm qua, em nằm mơ thấy anh tặng em cái nhẫn hột xoàn, thế nghĩa là gì hả anh?
Ngày lễ “Tình Nhân” tôi tặng nàng cuốn sách "Đoán điềm giải mộng"
Thế là hai vợ chống cãi nhau.
Tôi đăng báo bán "Một quyển Tự Điển Bách Khoa Việt Nam , dầy 3.000 trang còn mới giá rẻ $10.00, lý do lấy dzợ tháng vừa rồi không cần nữa, có con dzợ cái gì nó cũng biết hết."
Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
Tôi hỏi: Tối hôm qua em đi đâu, suốt đêm không về?
Vợ nói: Em ở bên nhà con Phượng bạn thân em, đánh tứ sắc suốt đêm.
Tôi nói: Em học tánh nói láo từ hối nào vậy? Anh ở bên con Phượng suốt đêm có thấy em đâu.
Lần này xuýt chút nữa phải gọi xe cứu thương, con dzợ gì đâu dữ quá.

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

THƯ CÁM ƠN CỦA PHÁT- MỪNG



Đức Huy ngày 15 tháng 12 năm 2012 !
Chị kính mến!
Em đã vào trang Chị viết về chúng em, có những đoạn video cùng với những lời tâm sự mà trong lúc buồn thương chúng em đã không kiềm chế được lòng mình mà viết ra, giờ nhìn và đọc lại thấy (xí hổ quá!).
Cho em đôi chút tản mạn về ba từ NỢ TÌNH THƯƠNG. 
Thật lòng cám ơn Chị, Chị Kim Quy và chị Đinh A trưởng miền DM của em. 
Ngay từ lúc bắt  đầu đi chữa bệnh em chỉ dám nghĩ đến xin chị trưởng miền DM thêm lời cầu nguyện cho em ( lúc đó em  chưa có sđt của các chị ), không ngờ chị Đinh A của em lại điện cho tất cả các Chị trong miền DM rồi lại điện đến cho quý Chị và thế là ( chuyện lớn xảy ra ) em được toàn thể chị em trong và ngoài nước biết chuyện hợp ý cầu nguyện và giúp đỡ em. Nếu ở vào hoàn cảnh và tâm trạng của em lúc bấy giờ, các chị sẽ cảm nhận được sự hậu thuẫn của quý chị và mọi người dành cho em là động lực thúc đẩy lòng em lên can đảm và tinh thần phó thác triệt để vào Chúa. 
Em đã thưa chuyện với Chúa rằng: 
  - Lạy Chúa con không xứng đáng để Chúa ban ơn nhưng với lòng quảng đại của quý Cha ( đã dâng thánh lễ ) quý Dì , quý chị em CMC , quý vị ân nhân xa gần , họ hàng anh chị em đã dành cho con qua những giờ cầu nguyện ( con nghĩ Chúa sẽ phải suy nghĩ lại ) chỉ xin Chúa ban thêm cho con lòng kiên nhẫn, từng người một sẽ được tới phiên, con đã đứng vào hàng ngũ rồi đây, cho dù con có đứng là người cuối cùng - thì rồi có lúc sẽ được gọi đến tên. 

Và kì diệu thay phép lạ đã xảy đến cho em, cấp cứu nhập viện 2-3 lần, không dám quyết định mổ vì không tiền thế mà cứ tự nhiên người cho 100 ngàn, người 200 ngàn, người 500 ngàn, người 1 triệu, người 2-3 triệu .... Cùng với anh chị em và các cháu trong gia đình giúp đỡ lên em mới dám quyết  định đi mổ. Em thọ ơn nhiều người lắm, ở tất cả các quý ân nhân, em nhận ở mọi người cả về vật chất lẫn tinh thần ( không biết bao giờ mới trả được đây!?).
Ngày em lên bàn mổ qua sự quan tâm của chị trưởng miền và quý chị, các tin nhắn lại được gửi đi lời cầu nguyện lại râm ran vang lên. Và ánh mắt Chúa lại một lần nữa nhìn xuống người con yếu đuối và tội lỗi này  ( NÊN HAY KHÔNG NÊN BAN CHO NÓ ) và rồi vì quá đông người cầu xin nên Chúa mủi lòng xót thương ban cho Nó thêm 1 cơ hội.
- Và Nó đã được chữa lành.
Giờ đây Nó đã được ơn Chúa thương ban và ơn này là do lòng quảng đại của tất cả quý ân nhân dành cho Nó nên Nó nợ. NỢ TÌNH THƯƠNG.
Nhưng món nợ này lại làm Nó cảm động và hạnh phúc.
- ANH EM CHỚ MẮC NỢ NHAU ĐIỀU GÌ NGOÀI TÌNH THƯƠNG MẾN .
Nó mỉm cười, vì nó biết Nó không bị bỏ rơi, Nó có cộng đồng Dân Chúa yêu thương Nó.
- NGƯỜI TA CỨ DẤU NÀY MÀ NHẬN BIẾT CHÚNG CON LÀ MÔN ĐỆ THẦY LÀ CHÚNG CON  YÊU THƯƠNG NHAU.
Nó đã được cứu.
Nhờ ý nghĩa của ba từ chân lý: YÊU THƯƠNG NHAU.
Của tác giả là : ĐỨC GIÊSU-KITÔ.
Chị Hải Triều ơi, vài suy nghĩ thiển cận thế thôi Chị đọc đừng cười nhé. 
Giáng Sinh và năm mới sắp đến. Gia đình chúng em kính chúc Chị một mùa Giáng Sinh và một năm mới.
             THÁNH ĐỨC
             BÌNH AN
             HẠNH PHÚC

                                                                                Em của Chị
                                                                     Nguyễn Phát - Lưu Mừng

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

QUÊ XỆ RỒI!



Tớ chia sẻ với cậu một tâm sự rất thật, đó là tớ vừa bị một vố quê! Và cậu là người duy nhất để cho tớ rút ruột rút gan ra nói chuyện này, bởi vì chính cậu cũng là thằng bị quê trong vụ này. Người khác không biết chuyện, sẽ cho rằng tớ nhăng nhít hoặc ra vẻ bí nhiệm, nhưng tớ tin, cậu hiểu lòng tớ đơn thành. Cậu là "ngôi sao hiểu lòng tớ" cậu ạ.
Có gì là bí ẩn, nhiệm mầu đâu khi tớ vừa tỏ lòng xót thương cụ, thì phía cậu cũng cùng lúc ai oán thốt lên: Ôi, nghe cụ nói, em thấy mủi lòng quá. Đấy nhá, thế có phải là chực khóc không? Thế có phải là nức nở trong lòng rồi không ? Đàn ông con trai mà  mẫn cảm như cậu thế thì khổ lắm. Khổ thật chứ không đùa đâu, nhưng tớ thì hoàn toàn thông cảm với cậu, là bởi vì lúc ấy, chứng kiến cảnh cụ cúi đầu tạ lỗi con cháu, chỉ có cái đứa vô tình vô tính vô tinh nó mới dửng dưng, chứ hai chúng mình, vốn đã quen sụt sùi khi đặt bút viết nhạc thì thấy sao thương quá sức lẽ mình, cậu nhỉ! Cậu xem, xã hội thời nay, dù là ở phố xá phồn hoa đô hội như nơi chúng mình ở thế này hay ở nhà quê người quê thật thà như đếm, cái nghĩa, cái tình bị vứt ra bờ ruộng hết. Thế mà, gặp cảnh xót xa thương người già, cậu suýt khóc, tớ cũng mắt đỏ long lanh. Thế là đáng quý cậu ạ. Chị em mình cần phải bảo tồn đức tính dễ mủi lòng này. Tớ sẽ tìm cách biểu dương cậu, bằng cách nào chưa biết nhưng từ đây, cậu đã thành tri âm tri kỷ của tớ rồi đấy. Vì tớ thích ai có tâm hồn mong manh, dễ vỡ, dễ thấm, dễ rung. Ta không ngại ai bảo ta sến cậu nhỉ. Chúa bảo phải yêu người. Gặp cái phải yêu ngay, huống hồ là ta đã từng tiếp xúc cụ. Cụ đáng kính, đáng mến. Cụ tốt lành, tận tâm, cần cù săn sóc con cháu, những đứa như chúng mình đây. Cụ như cha mẹ, cụ như thầy. Chắc hẳn, vừa qua, cậu cũng như tớ, chúng ta đều nhận ra cụ hết sức khiêm tốn, hạ mình. Và chúng mình nhất trí cảm động vì gương sáng của cụ. 
Vậy sao tớ lại than là bị chọc quê ? 
Cậu biết đấy! 
Hóa ra chúng mình nhầm. 
Cụ không sai, cụ chỉ nói không chính xác thôi. Cụ bảo thôi nín đi con, lệ đẫm vai rồi, không việc gì phải xót thương ta.
Hai đứa nặc nô này lúc trước toan đứng ra làm bia đỡ cho cụ hay ít ra cũng gõ cửa từng nhà, nài van em lạy các anh xin các anh đừng phát biểu nữa, để cho cụ yên, đoạn tớ dang hai cánh tay, sẵn sàng bảo vệ cụ, không cho đứa nào chạm vào ve áo cụ. Chúng mình bảo nhau thôi rước cụ về nhà nghỉ cho đỡ mệt.
Hoá ra chúng mình nhầm.
Cụ đâu có mệt! Cụ vẫn khỏe thây! Xem chừng cụ còn khỏe hơn cậu, hơn tớ, hai con nhái bén và bọ ngựa. Cụ làm việc bằng mấy cậu ấy chứ, ở đấy mà chả thương với xót.
Vô duyên quá, thật là vô duyên. Cậu và tớ mới đáng tội nghiệp. Đừng có mà bày trò hào phóng, bảo tội nghiệp cụ. Tội gì mà tội! Nghiệp gì mà nghiệp! Tội và Nghiệp là tiếng nhà Phật đấy, cậu có hiểu không? Để lúc nào xin cụ giảng cho. Xin đi! Cụ hay lắm, rất minh mẫn, tỉnh táo, thông suốt và ân cần giúp đỡ con cháu. Những gì không biết cứ đơn sơ hỏi, như tớ đấy, hỏi là trước sau, chẳng chóng thì muộn thế nào cũng được cụ ban lời hướng dẫn. Miễn là phải dốt thật (như tớ đấy!), cụ mí thương, hiểu chửa?
Hay là tớ với cậu lại cá nào? Mà thôi, để cu Hải ngồi mát ăn bát vàng a !
Có điều, cậu có giỏi thì tự đi mà hỏi nhá. Lần này không được xúi dại tớ nữa đâu đấy.
Tớ quê xệ lắm rồi!

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

ĐẠI HẠ GIÁ

NHT.: Đây là một bài do bạn bè gửi cho qua email, mình đọc, có rơm rớm nước mắt và tui tủi, nên hỏi ai viết mà hay thế. Bạn bảo không biết.Vậy xin phép tác giả và nếu ai biết tên tác giả xin cho NHT biết để khỏi hồ đồ.Xin cám ơn.(NHT.: trieuthanhca@gmail.com)

 ĐẠI HẠ GIÁ
Thời buổi này còn cái gì không hạ giá nhỉ? Sách vở, quần áo, đồ điện tử v...v... hạ giá! Tôi cầm mảnh bằng đại học cạ cục mãi chưa tìm ra việc làm, cũng nhào ra vỉa hè bán sách đại hạ giá. Từ Victor Hugo, Leon Tolstoy, Tagore, Dostoievski... đến Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng... cả thảy đều bị hạ nằm la liệt. Lắm lúc ngồi chồm hổm nhìn xuống các tên tuổi từng vang bóng một thời, tôi thầm hỏi:
- Nên cười hay nên khóc, thưa chư liệt vị?
 Cách đây ít lâu, một ông lão hình dáng tiều tụy mang đến bán hai pho sách dày. Một cuốn là Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh do Khai Trí tái bản. Cuốn kia là Petit Larousse Illustré in tại Paris năm 1973. Sách còn tinh tươm lắm, hẳn chủ nhân đã xài rất kỹ. Thấy giá rẻ, tôi mua. Loại ấn bản này đây, gặp loại khách biên biết, bán cũng được lời.
Ngoài bìa và một số trang ruột của mỗi cuốn, đều có ấn dấu son hình ellipse: Bibliothèque - Đô Bi - Professeur. À, té ra ông lão vốn từng là giáo chức. Thảo nào! Cất tiền vào ví rồi mà ông cứ dùng dằng nuối tiếc, ngoảnh lại nhìn những tài liệu - tài sản phải đứt ruột bán đi. Ngoái mãi mấy lần rồi ông mới dắt chiếc xe đạp cà tàng đạp về. Mắt ông đỏ hoe. Lòng tôi chợt se lại!
 Chiều 25 Tết. Ngồi cạnh các danh tác tôi vẫn lim dim, thấp thỏm, chồm hổm ra đấy. Qua đường không ai thấy, lá vàng rơi trên giấy. Sài Gòn chả có mưa bụi cho đủ khổ thơ Vũ Đình Liên. Nhưng bụi đường thì tha hồ, đủ khổ thứ dân lê lết vệ đường như tôi.
- Anh mua bánh bò, bánh tiêu?
Một chị hàng rong đến mời. Tôi lắc đầu. Bỗng chị sững người chăm chú nhìn vào hai bộ từ điển. Chị ngồi thụp xuống, đặt sề bánh bên cạnh, cầm hết cuốn này đến cuốn kia lật lật. Rồi chị hỏi giá cả hai. Ngần ngừ lúc lâu, chị nói:
- Anh có bán... trả góp không?
- Trời đất ơi! Người ta bán trả góp đủ thứ, chứ sách vở, sách đại hạ giá ai đời bán trả góp? Vả lại, tôi nào biết chị là ai, ở đâu?
- Tôi cần mua cả hai - chị nói tiếp - xin anh giữ, đừng bán cho người khác. Khi nào góp đủ, tôi sẽ lấy trọn. Anh thông cảm làm ơn giúp tôi.
Thấy lạ, tôi hỏi chuyện mới vỡ lẽ. Đô Bi chính là thầy cũ của chị hàng rong. Chị Tám (tên chị) bất ngờ thấy có dấu son quen, hiểu ra hoàn cảnh của thầy, bèn nảy ý chuộc lại cho người mình từng thọ ơn giáo dục. Song, bán bánh bò bánh tiêu nào được bao nhiêu, lại còn nuôi con nhỏ, không đủ tiền mua một lần nên chị xin trả góp.
Tôi cảm động quá, trao ngay hai bộ từ điển cho chị Tám:
- Chị hãy cầm lấy, kịp làm quà Tết cho thầy. Tôi cũng xin lại đúng số vốn mà thôi, chị à.
- Nhưng...
- Đừng ngại, chị trả góp dần sau này cũng được.
Chị lấy làm mừng rỡ, cuống quít trả tôi một ít tiền.
- Chao ôi, quý hóa quá! Cảm ơn... cảm ơn... anh nhá!
Mai lại, chị Tám trả góp tiếp. Chị kể :
- Thầy Bi thảm lắm... Gần Tết, cô lại ngã bệnh... Thầy nhận sách, mừng mừng tủi tủi tội ghê, anh à!... Thầy cũ trò xưa khóc, khóc mãi!
Tôi vụt muốn nhảy cỡn lên và thét to:
Hỡi ông Victor, ông Lev, ông Dostoievski... ơi! Ông Khái, ông Vũ, ông Ngô... ơi! Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là ‘Tấm lòng’ .

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

LỜI TỐ GIÁC CỦA Lm. JUAN CARLOS MARTOS


Chúa ơi đi theo Chúa con sẽ được những gì?
Xin Chúa thương đến những nạn nhân này và ôm ấp họ trong lòng nhân từ của Chúa. 

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

CHA QUẾ TRẢ LỜI DŨNG LOAN

NHT.:  Sau khi nhận được bài viết có tên : DÀN NHẠC CTM vừa đăng trên NHT'blog với hình thức thư điện tử, HT đã chuyển  bản chính cho cha An-rê Đỗ Xuân Quế và cha đã có ngay hồi âm cho tác giả. 

DÀN NHẠC CTM


DÀN NHẠC CTM
Kính thưa cha Đỗ Xuân Quế,
Trước hết, chúng con xin phép được được bày tỏ lòng biết ơn của chúng con đối với những đóng góp lớn lao của cha trong công tác Thánh Nhạc cũng như những hướng dẫn của cha đối với các ca đoàn trong công việc thờ phượng Chúa, đã giúp chúng con rất nhiều trong việc phụng thờ Chúa bằng lời ca tiếng hát.

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

BÀN TAY MẸ



NHỮNG TÁC PHẨM 
TỪ HAI BÀN TAY 
CỦA MẸ TÔI

Khăn và mũ  cho cháu ngoại 
Áo cho con gái
Khăn cho con gái
Vớ cho con gái
Áo cho con gái

Áo cho cháu cố
Áo cho cháu cố

Bộ mũ vớ cho cháu cố


Tấm áo đang đan dở dang

NHÂN THÁNG CÁC LINH HỒN



          NHÂN THÁNG CÁC LINH HỒN
                           Bài : L.m. An-rê ĐỖ XUÂN QUẾ o.p.
Hằng năm có tháng Mười Một để cầu cho các linh hồn. Truyền thống lâu đời của người công giáo Việt Nam vẫn dành cho tháng này một sự trân trọng đặc biệt.

CA ĐOÀN và CHỨC NĂNG LIÊN HỆ


 CA ĐOÀN VÀ CHỨC NĂNG LIÊN HỆ
Bài này nói về ca đoàn và chức năng liên hệ như đề mục nêu trên.

CHA QUẾ CẢM TÁC


   
                                              Một ông già trọng tuổi
                                              Vẫn tha thiết một niềm
                                              Cố đọc kinh lần chuỗi.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

MỘT CHÂN DUNG ĐÁNG QUÝ


CHÂN DUNG
MỘT TÂM HỒN 
LUÔN KẾT HỢP MẬT THIẾT
VỚI CHÚA VÀ MẸ MARIA




 
Tại tư gia của Ông, sáng thứ Hai, 19 tháng 11 năm 2012.
                                                                                                                      NHT.

Ở ĐÂU CÓ BÁC ÁI TỪ BI


 Ca trưởng xuội lơ!
LƯU MỪNG, BẠN TÔI
Lưu Mừng, tháng 4 năm 2012

1. Tôi có một người bạn tên là Lưu thị Mừng.
Chồng Mừng là nhạc sĩ Công Giáo, bút hiệu Tri Ân.

CHỨC NĂNG CỦA THÁNH NHẠC


Bài : L.M. An-rê ĐỖ XUÂN QUẾ o.p.


    Mấy năm gần đây, thánh nhạc hay được bàn tới trong các cuộc họp định kỳ của UBTNTQ.