CỦA LINH MỤC NHẠC SƯ ANTÔN TIẾN DŨNG
Dàn nhạc CTM với lmns. Tiến Dũng và Đgm. Nguyễn Văn Hòa
năm 2004
Nói đến dàn nhạc ban kèn Công giáo VN mà
không nói đến dàn nhạc CTM của linh mục nhạc sư Antôn Tiến Dũng là chuyện
lạ! Không phải vì đây là dàn nhạc Công giáo đầu tiên ở VN; cũng không phải
do đây là dàn nhạc hay nhất, cũng không phải vì đó là dàn nhạc đông người, quy
tụ nhiều nhạc công trứ` danh, hay nhạc trưởng kiệt xuất vân vân… để phải nhắc
đến, mà vì đây là dàn nhạc độc đáo có một không hai ở VN và trên thế giới.
Thế nào là độc đáo?
Có mấy câu hỏi từ rất lâu do nhiều người
thuộc giới âm nhạc hàn lâm đạo đời đặt ra và có câu đã được chính lmns. Tiến
Dũng trả lời, có câu họ tự trả lời cho nhau, nay nhắc lại để chúng ta hiểu tính
độc đáo của dàn nhạc CTM do lmns. Tiến Dũng thành lập.
Linh mục Antôn Tiến Dũng là một nhạc sư
sáng tác thuộc đẳng cấp quốc tế, sao lại lập dàn nhạc là việc của của những
giới biểu diễn?
Lmns. từng dạy học trò của mình rằng:
muốn chứng minh mình là nhạc sĩ đẳng cấp quốc tế, phải có bên cạnh piano và dàn
nhạc. Piano để dạo thử những tác phẩm mình sáng tác và hòa âm dưới góc độ
đậm đặc cô chắt, dàn nhạc để thể hiện những tác phẩm mình sáng tác và phối khí
dưới góc độ triển khai bung nở. Qua câu dặn dò đó ta hiểu được lý do và
mục đích lmns. Tiến Dũng thành lập dàn nhạc CTM.
Thành lập dàn nhạc giao hưởng là chuyện
của một quốc gia, vì chỉ có nhà nước mới nuôi nổi dàn nhạc giao hưởng, tư nhân
làm sao gánh nổi?
Đúng là việc của cả một quốc gia, nhưng
dựa vào tinh thần luôn rất cao của người Công giáo, cụ thể là họ có thể làm
nhiều việc mà chẳng đòi Giáo hội trả lương, lmns. Tiến Dũng mạnh dạn thành lập
dàn nhạc giao hưởng cho Giáo hội dựa trên điều kiện đó.
CTM là tên dàn nhạc, tên ấy có ý nghĩa
gì?
CTM là chữ viết tắt của CÔNG THỨC
MỚI. Nghĩa là một số nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng thông thường được
lmns. thay thế bằng những nhạc cụ có thanh sắc tương tự để dễ mua sắm theo hoàn
cảnh kinh tế VN. Đàng khác, cho ra những thanh âm gần gũi với dân tộc hơn, ví
dụ thay trompette bằng guitar điện, thay timpani bằng trống trường, thay
woodblock bằng mõ chùa… theo ý cha, khi nào có thể sẽ thay xylophone bằng đàn
t’rưng của Tây Nguyên…
Tác phẩm dành cho dàn nhạc CTM do ai
viết?
Do chính lmns. Tiến Dũng viết hầu hết
các hình thể âm nhạc bác học.
Nhạc trưởng là ai? Nhạc công gồm thành
phần nào?
Nhạc trưởng là những người học trò, nhạc
công cũng là học trò của lmns. Tiến Dũng. Chủ trương của cha dàn nhạc CTM
còn là nơi để học trò của cha thực tập những gì mình đã học.
Ai trực tiếp thay lmns. Tiến Dũng trông
coi dàn nhạc?
Lần lượt thay nhau từ lmns. Hoàng Kim,
lmns. Đỗ Bá Kông, ns. Ngọc Kôn.
Dàn nhạc CTM sinh hoạt thế nào?
Giờ tập hàng tuần là 9g-11g mỗi sáng
chúa nhật, nhưng ban lãnh đạo dàn nhạc phải họp với cha để được chỉ đạo vào mỗi
chiều thứ bảy trước đó vào lúc 16g30.
Tập xong rồi diễn ở đâu và cho ai nghe?
Thường biểu diễn trong các nhà thờ mà
dàn nhạc mượn địa điểm tập dượt, hoặc có lễ lớn, có ai mời thì đi, và chỉ diễn
trong nhà thờ cho giáo dân nghe.
Dàn nhạc lập thân ở tại?
Qua vài chục năm tồn tại, dàn nhạc CTM
đã lần lượt tập dưiợt ở nhiều nơi: nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Huyện Sĩ, nhà thờ
Tân Định
Số nhạc công bao nhiêu?
Dao động ở khoảng 40-60 người.
Nhạc công có được hưởng thù lao gì
không?
Không.
Mua sắm và tu bồi bổ dưỡng nhạc cụ là
chuyện lớn và tốn kém, lấy đâu ra kinh phí để làm việc đó?
Đầu tiên mua sắm do hai vơ chồng đại ân
nhân Nguyễn Văn Hãn và Nguyễn Thị Yên (bà Nguyễn Thị Yên là chị ruột của lmns.
Tiến Lộc) đã bỏ một số tiền rất lớn ra giúp lmns. Tiến Dũng mua sắm nhạc cụ;
sau đó việc tu bổ do các học trò ở nước ngoài như bác sĩ Nguyễn Nghĩa Bỉnh, em
Phương Viên… gửi tiền về giúp đỡ; ngoài ra còn có một số ân nhân ở VN cũng rộng
tình giúp đỡ.
Thành lập một dàn nhạc thì dễ, nuôi dàn
nhạc ấy sống mới là khó, đó là câu nói cửa miệng phản ảnh một sự thực khắc
nghiệt mà chỉ những ai đã trải qua mới thấu hiểu. Vậy để trường tồn rất
lâu, dàn nhạc CTM có những bí quyết gì?
Bí quyết duy nhất là chính lmns. Tiến
Dũng, linh hồn của công trình, sức mạnh của nghệ thuật đã thuyết phục mọi người
hy sinh và cống hiến.
Trên đây là vài nét phác họa dàn nhạc
CTM.
KIM EM
DÀN NHẠC SALVE MATER
Ns. Ngọc Kôn & dn. Salve Mater ở nhà thờ Bình Hòa, Gia
Định, tp.HCM năm 1989
Dưới đây xin ghi lại hình ảnh và vài dòng vắn tắt về dàn nhạc bán
giao hưởng SALVE MATER (do ns. Ngọc Kôn khai sinh năm 1988 và khai tử năm
1996).
DANH LOẠI DÀN NHẠC
Khái lược mà nói, có những loại dàn nhạc như:
1. Dàn nhạc hòa tấu (orchestra) giao hưởng (sinfonia) hay hòa tấu
cổ điển (classica), gồm các loại nhạc khí chia thành từng bộ: Bộ kèn tiếng đục
(xưa gọi là bộ gỗ), bộ kèn tiếng trong (xưa gọi là bộ đồng), bộ đàn để kéo, bộ
đàn để gảy, bộ gõ (xưa gọi là bộ kích tác), nếu có thêm vài thứ nhạc khí đặc
biệt như Xylofono, Vibrafono, hay Arpa… thì được xếp vào một trong các bộ trên
mà không kể thành bộ riêng.
Dàn nhạc loại này cử những tác phẩm
giao hưởng, hay những tác phẩm có chiều kích lớn. Có bản tổng phổ chuyên biệt
dành cho nó.
2. Dàn nhạc bán giao hưởng (semi-
classica) hay dàn nhạc classica-Jazz hoặc dàn nhạc tân thời (modernica), gồm:
a.Hoặc là đủ các bộ trên, nhưng có thêm
những nhạc khí như Piano, Orgue.
b.
Hoặc là đủ các bộ trên
nhưng có thêm những nhạc khí tân thời như bộ Sassofono, hay bộ Chitara
(Guitar)…
c.Hoặc là thiếu một bộ nào đã kể ở dàn
nhạc giao hưởng, bù lại bằng những thứ hay một trong những thứ vừa kể ở số 2/a,
số 2/b, kể cả việc thay bộ gỗ bằng dàn trống Jazz. Nói tóm lại, Dàn nhạc bán
giao hưởng sử dụng nhạc khí rất rộng rãi và tùy nghi, cho thích hợp với sở
thích nhẹ nhàng dễ dãi của một số người thời nay. Dàn nhạc này cử những tác
phẩm đủ loại, cũng không loại trừ việc cử những tác phẩm Giao hưởng để
những tác phẩm này mang một màu sắc mới, hay làm nhẹ đi tính uyên bác của nó
phần nào, giúp tác phẩm Giao hưởng tiếp cận với nhiều giới hơn. dàn nhạc này sử
dụng bản tổng phổ riêng.
3. Dàn nhạc diễu hành (fanfaria) hay dàn nhạc Nhà binh: Dàn nhạc đi
rước, hay còn gọi là hội kèn mà thôi, chia thành: Bộ kèn tiếng đục, bộ kèn
trống trong, bộ gõ. Có nhiều loại lớn nhỏ (riêng ở Mỹ, khi dàn nhạc diễu hành
ngồi tại chỗ, thì có thêm vào Contrabasso nữa). Dàn nhạc loại này cử những tác
phẩm đặc biệt dành cho diễu hành, duyệt binh, hát quốc ca, đi rước, đón tiếp…
Có bản tổng phổ riêng.
4. Dàn kích động: Nhạc phát xuất từ
dàn nhạc diễu hành, nhưng người Mỹ da đen lập ra một biên chế khác hẳn, pha
trộn tất cả những loại dàn nhạc trên, biên chế tuy nhỏ, nhưng gây chấn động. Vì
thế loại này còn có tên Dàn nhạc Jazz…chia ra làm hai hướng: hot-jazz chơi
liền, chơi ngẫu hứng với một trình độ nghệ thuật tuy tự phát nhưng rất nghiêm
chỉnh. cold-jazz chơi bản tổng phổ hẳn hoi, có viết trước với sự suy tính cẩn
trọng. Dàn kích động nhạc cử những tác phẩm riêng theo phong cách của
Jazz.
Dàn
nhạc Salve Mater trong nhà thờ Cái Mơn, gp. Mỹ Tho
5. Dàn nhạc sa-lông (orchestra da
camera) hay gọi là dàn nhạc nhẹ: Nhằm đáp ứng nhu cầu thu băng thu hình,
dàn nhạc Giao hưởng thu nhỏ lại thành dàn nhạc nhẹ, tuy nhiên vẫn cứ những tác
phẩm có tính kinh điển như dàn nhạc Giao hưởng, hay viết lại cho thích hợp.
6. Dàn nhạc nhỏ có các loại:
a. Dàn nhạc tay đôi: gồm hai nhạc
khí nào đó. Tác phẩm gọi là Duo hay Duetto.
b. Dàn nhạc tay ba : gồm ba
nhạc khí. Tác phẩm gọi là terzetto.
c. Dàn nhạc tay tư :
rất được ưa chuộng, gồm bốn nhạc khí. Tác phẩm gọi là quartuor hay quartetto.
d.Dàn nhạc tay năm: gồm năm nhạc khí.
Tác phẩm gọi là quintetto.
e. Dàn nhạc tay sáu : gồm sáu
nhạc khí. Tác phẩm gọi là sextuor hay sestetto.
f. Dàn
nhạc tay bảy : gồm bảy nhạc khí. Tác phẩm gọi là septuor hay setteto.
g. Dàn nhạc tay tám : gồm
tám nhạc khí. Tác phẩm gọi là ottetto.
h. Dàn nhạc tay chín : gồm
chín nhạc khí. Tác phẩm gọi là nonetto.
7. Dàn nhạc trẻ (estrade) thành lập rất nhiều nơi: Các tụ điểm âm
nhạc, sân khấu, phòng trà, nhà hàng, liên hoan, khiêu vũ, đình đám… Có thể gồm
ba Chitara, Organo điện tử, trống Jazz, đôi khi có thêm Sassofono Altop hay
Tenore, hoặc Clarinetto, hay tromba, trombone…Tác phẩm thường là ca khúc, chơi
ngẫu hứng (gọi là Fultro), không có bản tổng phổ.
Dựa vào bảng sắp xếp một cách rất khái
quát trên, dàn nhạc SALVE MATER được kể vào danh loại hai, tức là dàn nhạc
bán giao hưởng, vì những yếu tố:
1. Nhạc khí gồm có các bộ:
a. Bộ kèn tiếng đục
b. Bộ kèn tiếng trong
c. Bộ kèn Sassofono
d.Bộ Chitara
e. Bộ gõ đi kèm với dàn trống Jazz
f. Bộ
đàn để kéo (Violino, viola, Cello, Contrabasso)
g. Bộ đàn để gảy (Mandolino)
h. Organ điện tử.
2. Tác phẩm:
a. Giao hưởng
b. Các thể loại khác.
Dù biên chế, nhân lực, nhạc khí, nhu cầu…luôn biến đổi, đòi hỏi sự
thích ứng không ngừng, nhưng vẫn duy trì danh loại một dàn nhạc bán giao hưởng
bởi nhiều lý do sau:
1. Tạo một điểm hiệp nhất cho tất cả anh chị em thiện chí, không phân
biệt tôn giáo, tài năng, tuổi tác, hoàn cảnh… ai cũng có thể tìm thấy chính
mình ở đây.
2. Làm nơi học tập, trau dồi, thi thố tài năng.
3. Tạo một mái nhà vui vẻ - yêu thương để thăng tiến nhiều mặt.
4. Ca ngợi danh Chúa cùng với Mẹ Maria.
5. Phục vụ các giáo xứ khi có yêu cầu
6. Tạo một dàn nhạc phụng vụ.
7. Đem âm nhạc đến với mọi người một cách nhẹ nhàng, và vừa phải.
8.
Tạo một nơi tập họp những
tài năng để đem ra sử dụng đúng nơi, đúng lúc, cốt khai triển thêm những tài năng
mới với hoài bão cung cấp cho các giáo xứ gần, xa.
Dàn
nhạc Salve Materr trong nhà thờ Tân Chí Linh
BIÊN CHẾ CỦA DÀN NHẠC SALVE MATER
BIÊN CHẾ CỦA DÀN NHẠC SALVE MATER
Năm 1994, biên chế dàn nhạc
SALVE MATER như sau:
(Xếp thứ tự theo bản Tổng phổ)
I. BỘ KÈN TIẾNG ĐỤC (xưa gọi là bộ gỗ)
gồm có:
1. Một sáo dịu êm
2. Một Flauto
3. Bốn Clarineti
II. BỘ KÈN TIẾNG TRONG (xưa gọi là
bộ đồng):
4. Hai Trombe
III. BỘ SASSOFONO:
5. Hai Sassofoni Alto
6. Một Sassofono Tenore
7. Một Sassofono Baritono
IV. BỘ CHITARA:
8. Ba Chitare canto
9. Một Chitara basso
V. BỘ GÕ:
10. Một bộ Triangolo 3 giọng.
11. Một Maracas
12. Một Tamburino
13. Một dàn trống Jazz
VI. BỘ ĐÀN ĐỂ KÉO:
14. Mười sáu đàn Violini
15. Một Viola
16. Một Vioncello (Cello)
17. Hai Contrabassi
VII BỘ ĐÀN ĐỂ GẢY :
18. Mandolini Soprano 5
19. Mandoli Alto 3
Biên chế của dàn nhạc SALVE MATER năm 1994 là thế, mỗi năm có
thay đổi. Tuy rất khó khăn cho người phối Dàn nhạc, nhưng vẫn giữ chủ trương
như số VIII đã nêu trên.
Vì vậy, dàn nhạc SALVE MATER luôn luôn mở rộng vòng tay đón
nhận mọi người tham gia, không bao giờ e ngại hoặc đặt điều kiện gì, miễn với
thiện chí, muốn tìm sự vui vẻ, yêu thương.
Trích nguyên văn quyển DÀN NHẠC SALVE MATER trang 9-13
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN NHẠC SĨ THẾ THÔNG ĐÃ TẢI GIÚP TÀI LIỆU NÀY. NHT'
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét