#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

SUY SỰ CHẾT



Bởi không phải chỉ trong sự tử vong con người mới chết nhiều nhất.
For tis not in mere death that men die most.
Elizabeth Barrett Browning  
~*~
Chết chẳng là gì. Không sống mới đáng sợ.
It is nothing to die. It is frightful not to live.
Victor Hugo
~*~
Chúng ta bảo tình yêu là sự sống; nhưng tình yêu không có hy vọng và niềm tin là cái chết đau đớn.
Love, we say, is life; but love without hope and faith is agonizing death.
Elbert Hubbard    
~*~
Cái chết đến với tất cả con người, nhưng những thành tựu vĩ đại sẽ dựng nên tượng đài mãi trường tồn cho tới khi mặt trời trở nên lạnh lẽo.
Death comes to all, but great achievements build a monument which shall endure until the sun grows cold.
Ralph Waldo Emerson  
~*~
Tình yêu là thứ duy nhất chúng ta có thể mang theo mình khi ra đi, và nó khiến kết thúc trở thành dễ dàng.
Love is the only thing that we can carry with us when we go, and it makes the end so easy.
Louisa May Alcott
~*~
Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều, và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy điều ta làm nên thật tốt. Nên đáng giá.
We don’t get a chance to do that many things, and every one should be really excellent. Because this is our life. Life is brief, and then you die, you know? And we’ve all chosen to do this with our lives. So it better be damn good. It better be worth it.
Steve Jobs  
~*~
Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn tới thiên đường cũng không muốn phải chết để lên được đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể trốn thoát. Và nên như vậy, bởi Cái chết có lẽ là phát minh tốt nhất của Sự sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Tôi xin lỗi nếu điều đó nghe có vẻ cường điệu, nhưng đó hoàn toàn là sự thật.
No one wants to die. Even people who want to go to heaven don’t want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life’s change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true.
Steve Jobs  
~*~
Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ - tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại - tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái bẫy suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái tim.
Remembering that I’ll be dead soon is the most important tool I’ve ever encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything — all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure — these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose. You are already naked. There is no reason not to follow your heart.
Steve Jobs  
~*~
Cái chết không bao giờ khiến người thông thái ngạc nhiên, anh ta luôn sẵn sàng lên đường.
Death never takes the wise man by surprise, he is always ready to go.
La Fontaine  
~*~
Cuộc đời là sa mạc, cuộc đời cô độc, cái chết đưa chúng ta trở về với nhân loại.
Life is the desert, life the solitude, death joins us to the great majority.
Edward Young    
~*~
Chỉ đức hạnh vẫn giữ vẻ uy nghi trong cái chết.
Virtue alone has majesty in death.
Edward Young  
~*~
Sự ra đời chính là nơi bắt đầu của cái chết, Cũng như ngọn bấc bỏ lỡ giây phút mình bắt lửa.
Our birth is nothing but our death begun, As tapers waste the moment they take fire.
Edward Young    
~*~
Cánh tay của một thiên thần không thể kéo tôi lên từ nấm mộ; cả đội quân thiên thần cũng không thể giam tôi ở đó.
An angel's arm can't snatch me from the grave; legions of angels can't confine me there.
Edward Young  
~*~
Giấc ngủ sau lao động vất vả, bến cảng sau biển khơi giông tố, sự bình yên sau chiến tranh, cái chết sau cuộc đời đều là niềm vui lớn lao.
Sleep after toil, port after stormy seas, Ease after war, death after life does greatly please.
Edmund Spenser    
~*~
Ý nghĩa tối thượng mà tất các các câu chuyện gợi tới có hai mặt: sự tiếp diễn của cuộc sống và sự không thể cưỡng lại của cái chết.
The ultimate meaning to which all stories refer has two faces: the continuity of life, the inevitability of death.
Italo Calvino    
~*~
Quan trọng không phải anh chết như thế nào mà anh đã sống như thế nào. Việc chết đi không quan trọng, nó diễn ra nhanh lắm.
It matters not how a man dies, but how he lives. The act of dying is not of importance, it lasts so short a time.
Samuel Johnson  
~*~
Cái chết - giấc ngủ cuối cùng ? Không, đó là sự thức dậy cuối cùng.
Death - the last sleep? No, it is the final awakening.
Walter Scott  
~*~
Ai cũng yêu bạn khi bạn đã nằm sâu sáu thước dưới mặt đất.
Everybody loves you when you're six foot in the ground.
John Lennon  
~*~
Tôi không sợ chết vì tôi không tin vào nó. Đó chỉ là ra khỏi xe này và vào xe khác.
I'm not afraid of death because I don't believe in it. It's just getting out of one car, and into another.
John Lennon  
~*~
Đời sống, Đời chết. Đời cười, Đời khóc. Đời thử và Đời bỏ cuộc. Nhưng Đời trông khác biệt trong mắt của mỗi người.
Life lives, life dies. Life laughs, life cries. Life gives up and life tries. But life looks different through everyone's eyes.
Khuyết danh  
~*~
Sự im lặng tột cùng dẫn tới nỗi buồn. Đây là hình ảnh của cái chết.
Absolute silence leads to sadness. It is the image of death.
Jean Jacques Rousseau  
~*~
Con người không chết khi nên chết mà khi có thể chết.
A person doesn't die when he should but when he can.
Gabriel Garcia Marquez    
~*~
Con người chúng ta đều bình đẳng trước cái chết.
As men, we are all equal in the presence of death.
Publilius Syrus    
~*~
Phải chết cay đắng tới sầu thảm, nhưng nghĩ tới việc phải chết mà chưa kịp sống thì không thể chịu nổi.
To die is poignantly bitter, but the idea of having to die without having lived is unbearable.
Erich Fromm
~*~
Hầu hết mọi người chết trước khi thực sự được sinh thành. Sự sáng tạo có nghĩa là được sinh thành trước khi chết.
Most people die before they are fully born. Creativeness means to be born before one dies.
Erich Fromm        
~*~
Chỉ những người không sợ chết mới là đáng sống.
Only those are fit to live who are not afraid to die.
Douglas MacArthur    
~*~
Nỗi sợ cái chết đến từ nỗi sợ cuộc sống. Người sống được hết mình luôn sẵn sàng chết bất cứ lúc nào.
The fear of death follows from the fear of life. A man who lives fully is prepared to die at any time.
Mark Twain    
~*~
Cái chết hợp nhất cũng như là chia li; nó khiến mọi cảm xúc nhỏ mọn đều phải lặng im.
Death unites as well as separates; it silences all paltry feeling.
Balzac  
~*~
Sợ chết là nỗi sợ hãi phi lý nhất, vì người đã chết chẳng có nguy cơ bị tai nạn.
The fear of death is the most unjustified of all fears, for there's no risk of accident for someone who's dead.
Albert Einstein    
~*~
Tôi cảm ơn Chúa đã độ lượng ban cho mình cơ hội để hiểu rằng cái chết là chìa khóa mở cánh cửa dẫn tới chân hạnh phúc.
I thank my God for graciously granting me the opportunity of learning that death is the key which unlocks the door to our true happiness.
Wolfgang Amadeus Mozart
( trích tudiendanhngon.vn)
và câu cuối cùng :
Khi suy về sự chết, 
tôi mang tâm trạng mong mỏi 
giây phút hạnh phúc 
của trẻ ở trường 
được cha mẹ đón về. 
NHT.
(Không có câu tiếng Anh, vì tui là người Việt Nam, và vì tui thấy lũ con nít bây giờ ớn nhà Trẻ quá chừng. Hehehe)
NHT.

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

NHỚ HẢI ÂU

NHT. Tin Hải Âu đột tử đến với người thân trong phút chốc, từ trong ra ngoài hải ngoại, từ Mỹ gọi về VN. Báo đăng. Điện thoại hỏi cô Triều biết tin Hải Âu chưa. Ai cũng thẫn thờ buông câu : Thật bàng hoàng. Thật buồn. Ngỡ ngàng quá. Mình biết, nhưng xót xa cháu ra đi khi còn quá trẻ, chỉ muốn thinh lặng. Lặng im để cầu nguyện cho Hải Âu. Nhìn ảnh Âu rất nghệ sĩ  trong bộ cánh lịch sự của một đạo diễn, thoáng nhìn nụ cười tươi của cháu, mình vẫn nhớ hình ảnh Hải Âu lũn chũn năm xưa, vẫn thấy như in khuôn mặt của nó hồi nó mới có bốn năm tuổi gì đó, mũm mĩm, tròn vo, hiền lành, y mặt nhạc sĩ Công Giáo Viết Chung, thân phụ của Âu. Lớn lên, theo thời gian, đắm đuối , say sưa, bận rộn với bao dự tính, công trình nghệ thuật, Hải Âu vẫn hiện diện giữa anh em, bạn bè, các cô chú ...với nụ cười hiền hòa ấy.
Nay thì nụ cười ấy chỉ còn trên di ảnh.... 
Trong blog này, HT. phải mượn mấy chi tiết của một bài báo để nhớ Âu vì Âu ra đi đột ngột ai ngờ .
Thành thật chia buồn với gia đình của Âu. Cám ơn e-mail chú Minh của Âu báo tin. Cám ơn thím Đăng của Âu gọi điện về cho em. Cám ơn chị Hòe với lời thông tin chân tình đau xót của chị. Cám ơn Ca trưởng Đức Toàn đã thông báo giờ Lễ .
Xin Chúa thêm sức cho các anh chị em của Âu đứng vững trước sự chia ly bất ngờ này.
Diễm,Thiên, Tố, Hải Đường, Bình Ca bảo trọng. Cô cầu nguyện cho các cháu .
Và chúng ta cùng hợp ý cầu nguyện cho Hải Âu : Linh hồn SAVIO thân yêu của chúng ta, sớm được  hưởng Nhan Thánh Chúa.
Requiescat  In Pace, Hải Âu.
Đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu (1976-2013)

Đạo diễn phim ‘Thạch Sanh’ qua đời vì đột quỵ ở tuổi 37
Rất nhiều đồng nghiệp trong giới bàng hoàng và xót xa khi nhận được hung tin đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu mất ở tuổi 37 do một cơn đột quỵ.
Vào lúc 14h30 phút trưa hôm qua 7/3, gia đình và người thân vô cùng sốc khi phải đón nhận tin về cái chết của đạo diễn Hải Âu dù anh còn rất trẻ.
Đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu là em trai của cố nhạc sĩ Đỗ Quang – ông bầu của nhóm nhạc 1088. Năm ngoái, anh được nhiều người biết đến khi quyết định chuyển thể truyện cổ tích Thạch Sanh thành tác phẩm điện ảnh dùng hiệu ứng 3D Thạch Sanh. Hơn một năm nghiên cứu về kịch bản từ nhà sản xuất, đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu đã chọn Thạch Sanh làm phim đầu tay. Anh cho biết quyết định lấy câu chuyện về Thạch Sanh để làm phim bởi nội dung vừa mang tính nhân văn lại vừa có cơ hội áp dụng công nghệ kỹ thuật 3D.
Để thực hiện bộ phim mang hơi hướng thần thoại này, anh đã gặp rất nhiều khó khăn như tìm diễn viên chính hay những hình ảnh 3D được đưa vào phim như: chằn tinh, voi ngựa, những cảnh đánh nhau giữa Thạch Sanh và chằn tinh. Sau một thời gian dài casting, đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu cũng tìm được 3 gương mặt chính tham gia là diễn viên Dương Cẩm Lynh, Công Ninh và cựu thành viên nhóm nhạc 1088 - ca sĩ Nhật Tinh Anh.
Phim bấm máy ngày 7/7 kết thúc cảnh quay vào ngày 27/8/2012. Tuy nhiên, trước khi bộ phim dự kiến phát sóng vào dịp hè năm nay, đạo diễn của phim đã vội vàng ra đi, để lại nhiều đau thương cho gia đình và người thân.
Đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu sinh năm 1976. Anh từng làm những phim ngắn dàn dựng nhiều kỹ xảo như Lệ phí cascadeur, Anh hùng... Phim do hãng Golden Eye Movie (G.E.M) sản xuất.
Được biết, tang lễ của đạo diễn 37 tuổi này đang được tổ chức tại tư gia ở số 4B, đường số 2, cư xá Lữ Gia, phường 15, quận 11, TP.HCM.
(Nguồn: (Zing me) 

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

SUY NIỆM NGÀY PHỤ NỮ



Tấm danh thiếp của Mẹ Têrêsa Calcutta thường in năm dòng chữ dưới đây, và được phân phát cho mọi người để nói lên hướng đi, lối sống đơn giản của Mẹ Têrêsa mà linh đạo ấy được tinh lọc từ những cảm nghiệm khi ngài làm việc cho những "người nghèo nhất trong những người nghèo" vì tình yêu Thiên Chúa.
Nó gồm sáu bước căn bản : thinh lặng, cầu nguyện, tin tưởng, bác ái, phục vụ, và bình an.
Làm quen với một trong những bước này sẽ tự nhiên dẫn đến bước khác. Nếu ai sống theo tiến trình này cách tự nhiên thì đời sống của họ đương nhiên sẽ dễ dàng hơn, vui vẻ hơn, và bình an hơn.
Bởi suy niệm và thực hành một số điều sau đây, chúng ta cũng có thể khám phá ra những lợi ích của một lối sống đơn giản - và chúng ta không nhất thiết phải là người Công Giáo, hay tôn giáo nào đặc biệt để thực hành các điều ấy.
Nếu chúng ta thấy xa lạ với sự thinh lặng, hay không biết cầu nguyện thì Mẹ Têrêsa đề nghị hãy thử dâng hiến những hành động bác ái nhỏ bé cho người khác -- và chúng ta sẽ thấy tâm hồn mình mở rộng. Ðiều quan trọng là, khi đọc, chúng ta cũng phải thi hành điều gì đó, bất cứ điều gì, và bởi hành động yêu thương đó chúng ta (và người khác) sẽ được phong phú hơn.
Kết Quả của Thinh Lặng là CẦU NGUYỆN
Kết Quả của Cầu Nguyện là ÐỨC TIN
Kết Quả của Ðức Tin là TÌNH YÊU
Kết Quả của Tình Yêu là PHỤC VỤ
Kết Quả của Phục Vụ là BÌNH AN

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

LẶNG NGƯỜI

NHT. Bạn biết không, mình vừa post những ảnh này lên, không chịu nổi, mình liếc liếc xong vội đóng lại ngay . Người ta đề tít là "Lặng nhìn cuộc sống" nhưng mình không có can đảm nhìn kỹ những mảnh đời này, mình lặng cả người khi những khuôn mặt trẻ thơ hay các cụ già, người tàn tật khốn khổ này hiện ra trước mắt mình. Bạn có  dám nhìn mà lòng chẳng mảy may không ?

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

ROTATE 180 o

Bí quyết nào thay đổi cuộc đời ta ?
Nào cùng soi gương.
Chúng mình hãy đảo ngược 180 độ chân dung của mình.
Đơn giản quá, thế mà tại sao chúng ta cứ phải nhăn nhó, cau có, khó chịu với mình, với nhau làm gì.Bạn thấy đấy, tôi chỉ cần vẽ  một khuôn mặt già nua, cau có, khó khăn như ảnh bên trái , xong tôi làm một cú  rotate 180 độ, lập tức tôi có một chân dung khác là ảnh bên phải đấy. 
Khác hẳn, tươi cười dễ thương chưa ! Nhanh hơn soi gương nữa nhá !
Cuộc đời là tấm gương, khi ta cau mặt, đời khó chịu làm sao.
Khi ta cười, cuộc đời mỉm cười lại với ta.
Ước gì chúng ta đều là những người bạn vui tính, tốt bụng của nhau.
Bửu bối của bạn đây :


Xin tặng bạn một Trò góp vui tập thể :
XƯỚNG :                                            ĐÁP :
Một nụ cười                                  Mười thang thuốc bổ
Hai nụ cười                                   Phá đổ ghen tương
Ba nụ cười                                    Sưởi ấm yêu thương
Bốn nụ cười                                  Cảm thông tha thứ
Năm nụ cười                                 Kết tình anh em    
                                         
Chúc bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe, tươi trẻ,  không có ....ghẻ ! Ha ha ha ! 
(Ghi lại từ một bài học đơn sơ trên một mảnh giấy nhỏ bé, nhưng hiệu quả không ngờ nếu bạn chịu khó thực hành nó, và nhất là khi bạn đến tĩnh tâm tại tu viện Bác Ái để trực tiếp tập hát với Linh mục sở tại và ngắm nụ cười của ngài . Xin giới thiệu  người truyền bá bài học này : Linh mục Antôn Trần văn Bài - Phú Dòng)
HT.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

MỘT LỜI CẢNH BÁO


Trên tờ Records của giáo phận Perth, Australia, có đăng lời tâm sự của một cựu linh mục, một nhà thần học sau gần 20 năm trong thiên chức linh mục, nay đã hoàn tục. Bài tâm sự này là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta không nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện hằng ngày.
“Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô. Tôi xác quyết rằng dù sống hay dù chết, dù tù đày, bắt bớ, dù khốn cùng, quẫn bách. Không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô”.
Tôi đã nhiều lần gân cổ, mặt đanh lại khi hát những câu hát trên. Cứ tưởng như là chỉ cần gào to lên như vậy thì tôi sẽ đời đời sống trong lòng mến của Thiên Chúa. Thật ra, cũng không hoàn toàn là vô lý. Thật sự, đúng là tù đày, bắt bớ, khốn cùng, quẫn bách đã không tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa. Nhưng, đơn giản là vì những thứ ấy không xảy ra trên đất nước tự do này. Ai dám bỏ tù tôi, ai dám kỳ thị tôi, ngược đãi tôi vì tôi là người Công giáo, tôi kiện lên họ tới Tối Cao Pháp Viện chứ chơi à.
Tuy nhiên, đã có một thứ nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn đã không chỉ tách tôi mà thực sự là “bứng” tôi hoàn toàn khỏi lòng mến của Thiên Chúa: một đời sống bận rộn và thiếu sự cầu nguyện.
Năm 1972, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ thần học ở Rôma, tôi đã nổi như cồn với tác phẩm đầu tay “Tiếng thở dài”. Cuốn sách trình bày những suy tư thần học về ý nghĩa của sự đau khổ trong kiếp nhân sinh này, đã được bề trên, các linh mục và anh chị em giáo dân đón nhận nhiệt liệt. Có những người viết thư cho tôi cho biết họ tìm lại được đức tin sau khi đọc cuốn sách đó. Họ tìm lại được lòng trông cậy vào Chúa và khen nức nở các ý kiến của tôi. Mỗi khi có chuyện không như ý, theo lời khuyên trong cuốn sách, họ cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, con biết Chúa hằng yêu thương con. Con phó thác mọi sự trong tay Chúa. Nhưng, lạy Chúa, qua chuyện không vui này, Chúa muốn nói với con điều gì ?”
Khốn nạn thân tôi, trong khi khuyên người ta cầu nguyện, tôi càng ngày càng ít dành thời gian cho việc cầu nguyện. Tôi miệt mài trong các thư viện, cố viết hay hơn nữa, nhiều hơn nữa. Tôi tưởng tôi đã gặp được Chúa trong những suy tư thần học, cho nên tôi xao lãng đời sống cầu nguyện, tôi đã không thực hành chính những điều tôi nói và viết hằng ngày trên bục giảng và trong các tác phẩm của tôi. Có lẽ, tôi đã cho rằng cầu nguyện chỉ là hình thức cấp thấp dành cho những người bình dân. Siêu đẳng như tôi thì không cần. Càng ngày, tôi cũng càng ít có giờ cho giáo dân và càng ngày, tôi càng bướng bỉnh, kiêu căng với các đấng bề trên. Chuyện gì đến cũng đã đến. Tôi không muốn sa vào những phân tích vụn vặt. Điều tôi muốn nói với các bạn sau nhiều năm suy tư, sau những đêm dài không ngủ và trong sự hối tiếc chân thành của tôi là sự thật đơn giản này: Những hiểu biết sâu hơn về Thiên Chúa, nhiều hơn về Thiên Chúa không giúp giữ tôi trong lòng mến của Ngài. Chính đời sống cầu nguyện đơn sơ mà mẹ tôi tập cho tôi từ ngày còn bé mới giữ tôi lại trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Chẳng vậy, mà trong Phúc âm biết bao nhiêu lần chúng ta gặp câu này: “Sau đó, Người lui vào một nơi thanh vắng mà cầu nguyện”. Chính Chúa Con mỗi ngày còn cần đến sự cầu nguyện ở nơi thanh vắng để hiểu được ý Chúa Cha. Chúng ta là ai, tư cách gì, mà đòi có thể biết được ý Chúa qua trí khôn, qua sự xét đoán nông cạn của mình trong cái náo nhiệt, bận rộn của cuộc sống quay cuồng chung quanh.
Chẳng vậy, tất cả các lần Đức Mẹ hiện ra, Mẹ đã không nói gì nhiều hơn là lặp lại tiếng kêu gọi khẩn cấp hãy cầu nguyện đó sao. Chúng ta cũng nhìn thấy điều này nơi các Thánh mà chúng ta hằng tôn kính. Chính sự cầu nguyện đã giúp các Ngài nên Thánh.
Tôi đặc biệt mong muốn lặp lại ở đây những điều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã viết trong cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” :
"Việc cầu nguyện vừa là tìm tòi Thiên Chúa, vừa là mặc khải Thiên Chúa. Nơi việc cầu nguyện của ta, Thiên Chúa tỏ rỏ Ngài là Đấng Sáng Tạo và là Cha, là Đấng Cứu Chuộc và là Chúa Cứu Thế, là Thần Khí “dò thấu mọi sự, cả đến những gì sâu xa nhất của Thiên Chúa” (1 Cr 2, 10), cũng như dò thấu những gì bí mật của tâm hồn. Trong việc cầu nguyện, trước hết, Thiên Chúa tỏ ra Ngài là tình thương xót, nghĩa là một Tình yêu đi tới gặp con người đau khổ. Tình yêu này nâng đỡ, vực dậy và mời gọi chúng ta hãy tin tưởng”.
Trên tất cả mọi sự, tôi nhận rõ rằng chính việc thiếu một đời sống cầu nguyện đã giết chết ơn gọi Linh mục trong tôi.
Lời bàn:
Những lời cảnh báo này thật đáng suy nghĩ. Bao nhiêu lần tôi đi dự lễ ngày Chúa Nhật mà chỉ mong cha làm cho nhanh nhanh để tôi về còn lo làm chuyện khác. Tôi có chuyện gì đáng lo hơn là phần rỗi linh hồn của tôi.
Tôi có một công việc rồi, còn muốn kiếm thêm một công việc nữa đến nỗi không còn có giờ cầu nguyện nữa. Sống như điên, cày như điên như thế có phải là cuộc sống được chúc phúc không ?
 Đặng Tự Do

HÃY DÀNH THÌ GIỜ



  Hãy dành thì giờ để suy nghĩ. Đó là nguồn sức mạnh.
  Hãy dành thì giờ để cầu nguyện. Đó là sức mạnh toàn năng. 
  Hãy dành thì giờ cất tiếng cười. Đó là tiếng nhạc của tâm hồn. 
  Hãy dành thì giờ chơi đùa. Đó là bí mật trẻ mãi không già. 
  Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu.Ưu tiên Thiên Chúa ban. 
  Hãy dành thì giờ để cho đi. Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ. 
  Hãy dành thì giờ đọc sách. Đó là nguồn mạch minh triết. 
  Hãy dành thì giờ để thân thiện. Đó là đường dẫn tới hạnh phúc. 
  Hãy dành thì giờ để làm việc. Đó là giá của thành công. 
  Hãy dành thì giờ cho bác ái . Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
(Mẹ Thêrêsa Calcutta)

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

CÓ HAI CHA


NHT. Nhớ một buổi sáng chết cười với cha An-tôn TVB. và cha Vincent TVL.
Có hai cha được mời đi làm Lễ, phải ngủ lại đêm tại nhà một giáo hữu thân thiết. Gia chủ  dành cho hai cha một phòng tử tế nhưng trong phòng chỉ có một chiếc giường .
Cha trẻ dòng Xi-tô, vì kính quý cha già mới nói rằng : Con khổ tu, quen đi chân đất, nằm đất, khí hậu nóng bức quá, xin  nằm dưới nền nhà. Mời cha!
Cha già  tu triều ái ngại nhưng cũng chấp nhận, trả lời, tôi ốm yếu không chịu được lạnh, cám ơn cha đã nhường giường.
Hai cha nhường nhau, hồi lâu ngã ngũ như đề nghị của cả hai ,cha trẻ nằm đất, cha già ở trên giường.
Nửa đêm, cha trẻ Xi-tô tỉnh giấc, lẩm bẩm, giời nóng thế này, mình phải cho cha bố hưởng cái mát của nền gạch một tí. Khổ thân ông cụ, người già  ai cũng thoái hóa cột sống, để bố nằm trên nệm Kim Đan có mà gãy lưng, chịu sau nổi.Nghĩ vậy rồi thấy cha già ngủ yên, cha trẻ liền bế ngài, đặt nằm xuống đất, đoạn cha nhảy tót lên cái lò nướng. Cả hai cha đi vào giấc điệp ngon lành. Cha già thì mát lưng, nằm duỗi thẳng dưới đất, ngáy ro ro. Cha Xi-tô khỏe mạnh, đổi chỗ xong  ngủ tít, bởi mấy chục năm đi tu trong nhà Dòng có bao giờ được hưởng giường ấm nệm êm.
"Con dâng linh hồn trong tay Chúa
Chúa giữ gìn con yên hàn trong đêm này"...
Kéo gỗ làm đình đã đời rồi, cha già tỉnh giấc thấy mình sao lại nằm đất thế này, nhưng nhìn lên thấy cha trẻ cong con tôm trên giường , ngài tủm tỉm cười, thầm nghĩ, tội nghiệp cha í, quanh năm suốt tháng, ban ngày gánh nước trồng rau, cặm cụi làm đậu phụ, đem bán lấy quỹ anh em nuôi nhau, ban đêm ngủ trên miếng ván, khi chết thì các cha trong nhà Dòng khênh cả người cả ván đi chôn. Ấy còn đỡ, nghe đồn, dưới mỗi tấm ván là một cái lỗ đã được đào sẵn, cha thầy nào chết cứ là hạ thẳng xuống cho tiện. (Bây giờ chắc bấm remote điều khiển, nghi thức hạ huyệt ấy càng nhanh).
Cám ơn thiên thần đã đổi chỗ cho hai chúng tôi.
Đồng hồ điểm 4 tiếng, trước giờ Kinh Sáng, thiên thần hiện ra thật, nhẹ nhàng nâng cha già đặt lên giường, đoạn bê cha trẻ hạ xuống đất.
Hai cha trở về vị trí ban đầu.
Khi thức dậy, cha già tưởng đổi chỗ là chuyện đêm qua mình nằm mơ, nên sợ cha trẻ nằm đất lạnh cả một đêm dài, nặng mình, ốm mất, ngài dịu dàng hỏi thăm :
- Sao ? Thế cha có bớt …khỏe mạnh không ?”
Cha trẻ cười ha ha sảng khoái, cám ơn cha con vẫn còn khỏe.
Đoạn lồm cồm bò dậy, bụng thắc mắc, quái lạ, sao thế nhỉ !
Có gì lạ đâu. Khi hai cha biết lo cho nhau thì Chúa sắp đặt như thế cho cả hai qua đêm  ngon giấc.
Rồi vì gia chủ chưa thức dậy, cha Xi-tô vào bếp, mò được hai gói mì ăn liền, nấu nước pha 2 tô.
Hai cha con ăn sáng cho kịp lên nhà thờ dâng Lễ sớm.
Chuyện bịa nhưng có thật chín mươi chín phần trăm.
1% bịa là " 2 tô", vì cha trẻ chỉ làm có một tô mì mời cha già dùng thôi, còn ngài thì nhịn.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

QUANH QUẨN


Hai ngày khép cổng bỏ vườn đi ăn cưới trên  cao nguyên.
Buông hết. Không nghĩ, không suy, không buồn, không mơ mộng, thấy đỡ ngu. Hai ngón giữa không phải mổ cò đỡ đau, hai ngón trỏ ngừng rê rê đỡ buốt. Lưng đỡ còng, mắt đỡ nhặm, tấm thân gầy đỡ xanh xao. Xa  thằng cu Mạng  thấy mình khôn hẳn ra,dù tháng đủ đầy ba mốt. Có thế chứ, việc gì phải cặm cụi ! Người viết ta đọc. Hà cớ gì ta phải viết, biết có ai đọc ta ! Khóa Sol của ta nghiêng nghiêng, nhạc ta  đẫm buồn phiền, chữ nghĩa ta nhuộm tím, tri kỷ ơi.
Thôi hay ta lại lên đường chăng ….
Quần đây, áo đây, khăn đây, kem đánh răng bàn chải đây.
Bước chân ra khỏi căn gác nhỏ, bạn bè nhốn nháo vây quanh cười đùa hơ hớ, vui cực.
Ông cha ở Thụy Sĩ về có Sô-cô-la ngon làm quà, bà bác  ngắm nghía, nhận xét đây là đồ của dân ngoại đây. Không bà ạ, đồ hải ngoại. Tội bà đi Lễ , tai toàn nghe đọc dân ngoại.
Nâng ly rượu chúc hôn, nghe bác gái dặn cha cụ đừng say xỉn, uống vừa thôi, mình chen bảo, ngày xưa trong đám Ca-na , chính Đức Mẹ đầu têu cho con cái ăn nhậu chứ ai. Cả bàn khoái chí, cười hố hố, Đức Mẹ cho phép nhậu. Dzô !
Tiệc xong, chào nhau “Thi đua ờ ghen”, “Thi đua ờ ghen”, “gút lai”. Đi, cực vui  thế.
Ô, nhưng còn bạn với ta trên meo thì sao nhỉ, đâu vì những rông rài này mà bỏ được.
Nhỡ một cái tin vui ! Nhỡ một cái tin buồn ! Nhỡ mình lâm cơn sầu  lụy bạn biết đâu chia sẻ! Nhỡ mình chết, ai phúng hoa ai hức hức ! Thôi nào, khoan hành động, dừng bước giang hồ chếch meo đi xem. Hai ngày, ối chu choa, dầy đặc. Cảm thấy như có lỗi lớn với  bạn bè, lại gò lưng vào từng thư, đọc đi đọc lại, tưởng tượng ra người ấy, người nọ đang mong thư mình, người ấy người nọ đang đọc từng dòng chữ mình gõ lên, người ấy người nọ đang nhe răng cười toe với mình một cái, đầy hấp lực, đầy quyến rũ, đầy tình cảm, và cũng có thể là đầy nhựa khói thuốc hay đầy ...bựa. Dù gì cũng phải Answer,send.... ngoài ra còn Download, Forward.,trớt quớt .....
Lại lom lom, gõ gõ…..Há há !
Thật đúng không ai là một hòn đảo, đố có bỏ  meo được nhá.
Chỉ vỏn vẹn  cái màn hình mà chứa đầy đủ cả thế giới, không sướng ư ?
Vậy vào mạng thế này gọi là khôn hay dại đây nhể ! Thật ra chẳng phải là khôn hay dại, vấn đề ở đây là sống - còn. Liệu không có laptop, anh có “buồn đến chết đi được” không ! Nếu không buồn đến chết thì ok, vứt nó đi, hay đi vào rừng mà ở, hay là vác ba lô lên vai đi đi…Ngồi làm gì chỉ khổ cho cái lưng.
Nói vậy chứ đố !
Quanh quẩn tí thôi !

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

HIỂU CHẾT LIỀN

Lệ Đỏ
Lệ không vàng lệ đỏ
Cấm mắt biếc bằng yên
Đá trong gai đá tím 
Ai hiểu được chết liền....tù tì
Hi hi hi hu hu hi hi 
Vẽ cái chi vẽ cái chi chi !

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

MÌNH MỚI NGU THẬT


Hai phụ nữ cùng  nhau vào nhà thờ cầu nguyện.
Bà áo cánh  đen chắp tay vái Chúa một cái rồi kính cẩn, tha thiết thưa : Lạy Chúa, Chúa biết đấy, cái bếp nhà con đã xuống cấp quá rồi, con muốn sửa lại mà không có tiền. Xin Chúa ban cho con, cách này cách khác, tùy ý Chúa, dư chút đỉnh càng tốt, đề phòng phát sinh.
Bà áo bông sặc sỡ nguýt bạn một cái, đồ ngu. Sao không xin đổi luôn cái nhà cho rồi. Sửa cái bếp xong tới lượt căn trên hư, nói chung nhà bà quá đát rồi, xin thì xin một thể đi.
Bà kia nghe nó chửi mình ngu, nóng mặt, quên mất hiện tại mình đang ở nơi linh thiêng, bèn sừng sổ sao bà nói tôi ngu bà ? Chúa là Cha nhân từ biết rõ những điều có ích cho ta, cần tới đâu xin tới đó. Ngài ghét ai tham lam.
Tôi đâu có nói bà tham. Đó là tính theo khoa học, theo sự khôn ngoan. Không phải Chúa ban cho con người trí thông minh và sự khôn ngoan đó sao? Bà ngu bà mới xin chút chút, xin nửa vời. Coi tôi nè, hồi đó mới về hưu, buồn chết cha, tôi xin Chúa cho công việc gì làm đỡ buồn. Đúng một tháng sau, con dâu mang cháu tới gửi, nó trả cho hai triệu, má coi chừng nó dùm, mỗi tháng con gửi biếu má chút tiền, tối cháu ngủ, má binh xập xám với mấy bác kia.
Bà áo đen nghe, ngẫm nghĩ, đoạn chép miệng, cũng ngu thật, nhưng, phải chi tôi biết chơi bài như bà, đây suốt ngày lo ba bữa cơm, hỏi bà tôi không dòm cái bếp thì dòm cái gì ?
Thì ra hai ái nữ của Chúa rất thực tế, chứ không như mình đây.
Sáng dậy, như người ta tập thể dục cho dãn xương sống, khỏe đôi chân chút đi. Không, ngồi ngay vào vị trí khuya hôm qua, nệm ghế còn chưa kịp nguội, mắt lom lom, tay lóc chóc.
Đã bẩu, ngày nào cũng chỉ chừng ấy tin tức thôi, mê gì ? đọc gì ?
Cái gì nó có thì nó vẫn có mấy chục năm nay không thay đổi thì bây giờ đổi thay sao được ?
Nhìn cái cây sầu đâu ngoài sân xem, bố mày để cho thằng cháu họ giời ơi mang từ Bắc vào giồng đến nay nó vẫn y như thế, có khác gì đâu nào. Nó chỉ cằn cỗi già nua đi thôi quan ạ. Tao bẩu nhổ đi, giồng cây khác, không nghe, cứ bảo kỷ niệm. Kỷ niệm với chả kỷ nung. Con cái nhà chỉ giỏi nỏ mồm hay cãi.
Mẹ đừng mắng nữa, con biết rồi. Mẹ ra sa lông ăn giầu đi, để yên con đang truy cập.
Lại lom lom, kích kích, kéo lên kéo xuống. Thế thôi! Sao vẫn như hôm qua nhẩy ! Bao giờ viết xong Hiến pháp nhẩy ? Ôi giời, cứ hết ông này nói, lại đến ông kia nói, nói đi nói lại, sao trên mạng họ nói nhau khỏe thế ? Mà sao có cái gọi là suy thoái đạo đức nào ở đây nữa ? Phải có thì mới suy mới vượng chứ trước giờ có đâu ! Đại biểu quốc hội mà lên mạng ăn nói kém cỏi, vô giáo dục quá...
Thôi, không ngồi nữa, xuống hãm chè  rỗi !
Thì ra hai bác gái kia có phúc bởi biết dùng thời giờ Chúa ban mà đi nhà thờ, chứ như mình đây mới ngu thật.
Cứ vừa lướt vừa lẩm bẩm không có gì mới, vẫn vậy, vẫn thế. Thì thế! Làm sao mà mới được. Mất thì giờ. Ngu quá !Nguyên mấy cái trong History cứ tưởng hay lắm, ngày nào cũng mở, mong có gì mới, tháng ba mươi ngày ngu cả ba mươi.
A! Tháng Hai này não mình có khá hơn đấy, vì là tháng thiếu, chỉ có hai tám ngày thôi.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

NGƯỜI TỊ NẠN HẠNH PHÚC


NHT. Khi nghĩ về cái tít 'người tị nạn hạnh phúc nhất' người ta dành cho Anh Đỗ, mình không thích.
Mình muốn gọi anh là "một người tị nạn hạnh phúc", bởi vì trong tâm tư riêng mình, đã tị nạn, người Việt Nam chẳng ai hạnh phúc , để có thể có người nhất, có người nhì. Thật là hạnh phúc cho Anh Đỗ và thấy ấm lòng khi ngắm cặp mắt và nụ cười hồn nhiên hiếm có của một đồng bào ta, một thế hệ sau ta . Cám ơn Trời, còn có một người Việt Nam hạnh phúc nơi tha phương.
Thôi hãy tạm quên nỗi buồn chung, ta xem Anh Đỗ cho ...dzui :
VIDEO - PHẦN 1 :(tại đây)
ANH ĐỖ 'người tị nạn hạnh phúc nhất' (Credit: ABC)
Phim của Anh Đỗ vượt qua ‘Sunday Night’, ‘Seven News’, và cả ’Underground - The Julian Assange Story’ về số lượt người xem, đứng đầu trong xếp hạng các chương trình vào tối chủ nhật rồi.
Đây là kết quả‘ngoài dự đoán’ - nhà phân tích truyền thông Steve Allen phát biểu trên tờ The Australian.
‘Anh Does Vietnam’ là hành trình về quê của Anh Đỗ. Anh về Việt Nam, đi từ Bắc chí Nam, khám phá lại vùng đất nơi anh sinh ra với một cách nhìn rất cá nhân, vui nhộn.
Trong một thông cáo báo chí, Anh Đỗ cho biết lý do anh thực hiện cuốn phim hai phần này: ‘Vài năm trước, gia đình tôi cùng về lại Việt Nam. Chúng tôi đã thu hình rất nhiều băng video. Gần đây, tôi xem lại và thấy chúng rất vui nhộn, không chỉ bởi các thành viên trong gia đình tôi khá vui tính mà bởi vì người Việt Nam sẵn có năng khiếu hài hước. Bởi vậy, tôi nghĩ đến việc trở lại và khám phá đất nước này cùng đội ngũ làm phim của kênh 7.’
‘Trong cuộc hành trình về quê này, tôi đã tìm câu trả lời cho một câu hỏi, rằng cuộc đời tôi sẽ ra sao nếu tôi không đến Úc và không trở thành một diễn viên hài. Thực sự đó là một sự kiện làm thay đổi cả số phận. Tôi đã hình dung lại cuộc đời và tuổi thơ của cha mẹ tôi. Kết thúc hành trình, sau nhiều khám phá, với không ít nụ cười và cả những giọt nước mắt, tôi cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có. Có thể, tôi sẽ bị cho là hơi quá lời, nhưng tôi nghĩ chuyến đi đã làm tôi tôi lạc quan hơn.’
Với hai phần của phim, chúng ta có dịp khám phá Việt Nam qua đôi mắt của Anh Đỗ. Từ chuyện anh thử hành nghề xích lô ở Sài Gòn, chuyện đi lại ở thành phố “không bao giờ ngủ”, rồi những câu chuyện  sinh  hoạt đời thường trên đường phố, chuyện tập thể dục dưỡng sinh buổi sáng, đến khám phá những bản sắc của văn hóa cổ truyền Việt như võ cổ truyền, các phiên chợ. Qua những thước phim vui nhộn, ta khám phá cảnh sắc, hương vị và vẻ đẹp Việt Nam tiềm ẩn. Qua bộ phim, mỗi khán giả hẳn đã có thể tự tìm ra câu trả lời, rằng tại sao Việt Nam là một trong những điểm đến rất thu hút với khách du lịch gồm đủ lứa tuổi ở châu Á.
Phải chăng vì thế mà phim thu hút một lượng khán giả không nhỏ?
Anh Đỗ sinh ra ở Việt Nam. Anh là tác giả cuốn tiểu sử tự thuật 'The Happiest Refugee' (Người tị nạn hạnh phúc nhất),miêu tả cuộc hành trình đến Úc bằng thuyền khi còn là một đứa trẻ hai tuổi.  Cuốn sách đã đoạt nhiều giải thưởng, đáng chú ý nhất là giải'Book Industry Awards' (Giải thưởng của ngành công nghiệp sách) do Hiệp hội các Nhà xuất bản Úc trao tặng. Anh Đỗ cũng từng tham gia dàn dựng chương trình truyền hình 'Thank God You’re Here' (tạm dịch: Tạ ơn Chúa, chúng ta ở đây) và 'Good News Week' (tạm dịch: Tuần tin mừng).
 "Anh Does Vietnam"- Phần 2  :
 

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

XUÂN TƯỞNG, TÁC GIẢ LỜI THIÊNG

 Thức & Thế ở Lâm Đồng tặng mình Tuyển tập nhạc của Xuân Tưởng vì nghe mình kể, một hôm xưa, có lần trong buổi họp, "cả và" ban Thánh nhạc Saigon  ngơ ngác hỏi : Xuân Tưởng là ai ? Tác giả bài thánh ca  LỜI THIÊNG nổi tiếng trong giới ca đoàn, giờ ở đâu? Còn, mất ? Hồi đó, HT cũng "hô..ông biếc!"
 Nay, với món quà hữu duyên thiên lý này, mình xin thưa trình cùng Quý Bạn sinh hoạt Thánh Ca,
 Xuân Tưởng là đây :
Bìa sau của Tuyển tập (ảnh HT.)
Nhạc sĩ XUÂN TƯỞNG
Tên gọi : Antôn Trần văn Tường
Sinh ngày 12 tháng 06 năm 1952, tại Nga Sơn, Thanh Hóa.
- Học tiểu chủng viện Simon Hòa Đà Lạt 1963-1971
- Phục vụ cộng đoàn M'Lon,Thạnh Mỹ, Đơn Dương. Lâm Đồng 1970-1971.
- Học Đại chủng viện Minh Hòa, Đà Lạt 1971-1975.
- Phục vụ cộng đoàn Thanh Xuân, Bảo Lộc 1975-1977.
- Phục vụ cộng đoàn Thánh Tâm- Lộc Phát, Bảo Lộc 1977-1978.
- Tạ thế ngày 05-04-1981 tại Tp.Hồ Chí Minh.
- An táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Thanh Xuân, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Ngày Giỗ thầy Xuân Tưởng, tại Thánh Mẫu, linh mục Cát Hạnh đã gửi " Lời tạ từ 30 năm cũ" vào Tập nhạc này với những dòng nhớ bạn như sau :
"....nhớ về một thời đã qua với Xuân Tưởng, Cát Hạnh và Djã Thảo, tưởng chừng như ánh sao băng của tuổi hai mươi, khi "Ba chàng ngự lâm" thuở nào cùng kết ước "Vườn đào". Vậy mà hôm nay ba mươi năm trôi qua rồi, đúng là thời gian ngút ngàn. Xuân Tưởng( Antôn Trần văn Tường) đã ra đi thật xa và cũng mười lăm năm rồi, Djã Thảo (Giuse Phạm Ngọc Bích)* cũng không còn nữa. Trên cõi đời này, giữa mịt mù sương khói dương gian, chỉ còn lại một người, một mình tôi đem thương nhớ về".
Cát Hạnh
Giỗ Xuân Tưởng lần thứ 30 ( 05.04.1981* 05.04.2011)
(trích Dâng Chúa một đời **)
Trong tập Thánh ca Xuân Tưởng, chúng ta còn có thể gặp lại thủ bút của nhạc sĩ yểu mệnh này qua những dòng thư gửi bạn, viết trong khi lâm bệnh :


Cầm " Dâng Chúa một đời" trên tay, mình nghe văng vẳng tiếng cộng đoàn hát bài "Lời thiêng":
"Bàn tay con nâng lên cao
dâng Chúa hết những ý nghĩ
dâng Chúa trót xác thân con
Tương lai còn dài Chúa dắt con đi sợ gì những nỗi gian nguy.
Đời con qua như mây bay
con tiến bước giữa thế giới
khao khát sẽ mãi không ngơi
Cho con một lần thấy Chúa trong con nghe lời Chúa ru trong hồn".
Thật chính xác ! Xuân Tưởng giờ đâu còn gặp "những nỗi gian nguy". Xuân Tưởng đã "một lần thấy Chúa" rồi! Ôi, thầy Tường ôi, thầy Tường ôi, nghe Chúa ru ra sao, ra sao, ra sao ....?


.  Ảnh trong bài chụp từ Tuyển tập DÂNG CHÚA MỘT ĐỜI - Xuân Tưởng
.  Để có bài đăng này, NHT. xin gửi lời cám ơn cha Cát Hạnh, đồng thời  cám ơn tấm thịnh tình của hai Bạn Thức & Thế.
. Xin một lời hợp nguyện cho Linh Hồn ANTÔN Xuân Tưởng (1950-1981).

----------------------------------------------------------------------------------------
*     Cha Bích (1950-1996): Phó Xứ giáo xứ Thánh Tâm, Lộc Tiến. (chú thích trong Dâng Chúa một đời)
**   Gồm 44 bài Thánh ca của Xuân Tưởng. 

ĐẦU XUÔI ĐUÔI KHÓC

Có một người đàn ông ngang tàng nhưng ngay thẳng, ghét hối lộ tham nhũng, luôn hãnh diện vì vợ mình là một phụ nữ đảm đang quán xuyến. Vào tay bà mọi sự khó khăn trở nên dễ dàng. Đặc biệt  khi phải đối diện với những khó khăn khi vào nhà xứ, điều mà với tính tình khí khái ương ngạnh, ông không vượt qua nổi. Quá tín nhiệm vào mối giao hảo của nội tướng đến nỗi ông cho rằng chỉ việc đi nhà thờ vào mỗi Chúa nhật là tốt rồi, khi chết  cứ theo vợ, thế nào cũng được thánh Phêrô mở cửa Thiên Đàng cho vào.
Giờ chỉ còn lo một việc là có thể bà ấy còn sống mà Chúa gọi mình về trước thì sao ? Chẳng lẽ khuyên vợ nên ăn nhiều đồ Trung cộng để ung thư chết sớm ? Lại nếu vợ chết rồi nhưng còn đang ở Luyện ngục đền dăm ba tội thì mình bỗng ngã lăn quay ra theo, bấy giờ ai dẫn mình vào chầu Thánh Cả ?
Suy nghĩ mông lung lắm, hồi sau ông lấy hết can đảm bàn bạc với vợ nỗi ưu tư này, sợ hiền thê bù lu bù loa sao đang sống sờ sờ thế này mà nói chuyện chết chóc cho xúi quẩy. Dù sao cũng phải giữ nhân đức nhịn nhục cho nó, tích đức nuôi con, đồng thời Chúa thương gọi hai linh hồn cùng một lúc cho có đôi. Nghe tỉ tê, chị vợ cười xòa, tưởng chuyện gì, nhà đừng lo em đã chuẩn bị hết rồi. Đầu xuôi đuôi sẽ lọt.
Thế nào ?
Bà vợ ghé tai chồng thì thà thì thào một lúc lâu, ông chồng gục gà gục gặc, còn nhăn nhó, bán tín bán nghi vì hậu quả chưa rõ, nhưng nhắm chừng trước nay chuyện gì vợ mình lo cũng thu vén tối đa, thành công mỹ mãn, thôi đành để vợ tính.
Thật ra người vợ chỉ biết tần tảo làm lụng, kiếm tiền cho chồng con có cuộc sống ấm no thôi. Còn cái khoản đầu xuôi đuôi lọt ấy là do khi có việc cần vào nhà xứ, lối nào, bà đều biết cách vào an toàn mau chóng. Cái phong bì chỉ đáng năm trăm bạc lẻ, mà giúp ta dễ chịu biết bao. Hỏi a, kiếm được nhiều tiền để mà làm gì, chết có mang theo được đâu nà !
Chúa rất nhân từ, không muốn bà vợ lún sâu trong vòng kiềm tỏa của sự hối lộ, Người chủ trương chống tham nhũng ra mặt. Người động lòng thương hai vợ chồng, bèn gọi họ về sớm, lại cùng về một lúc, thế là trọn đời được ơn Chúa " ban cho có đôi" như lời bài hát tác giả Phanxicô viết cho các đám cưới.
Hai vợ chồng đang lơ lửng thì gặp một linh mục tốt lành bay vèo ngang. Cha thoáng thấy mặt người quen, bèn dừng lại, nét mặt khẩn trương, mở lời nhắn nhe riêng người phụ nữ vài câu thống thiết. Thôi anh chị về sau, tôi về trước, còn phải mau cầu bầu cho các anh em linh mục của tôi. See ya again.
Cha dứt câu, người phụ nữ liền mở trí mở lòng, nước mắt chảy ra.
NHT.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

KINH VÔ HÌNH


Tetsugen, một sinh viên môn Thiền, quyết thực hiện một công trình lớn: in bảy ngàn bản kinh Phật, vốn cho tới lúc ấy, mới có bản văn bằng tiếng Tàu.
Anh rảo khắp nước Nhật để quyên góp tiền bạc cho dự án của mình. Một vài người giàu tặng anh tới cả trăm đồng vàng, nhưng phần lớn anh nhận là những đồng xu nhỏ của những người làm nông. Tetsugen biểu lộ một lòng biết ơn như nhau đối với người cho, không kể ít nhiều.
Sau mười năm đi đây đi đó, cuối cùng anh đã quyên đủ số tiền cần thiết cho dự định. Đúng lúc đó, nước lũ sông Uji dâng cao khiến cho hàng ngàn người không cửa không nhà cũng như không thức ăn. Tetsugen liền đem tất cả số tiền quyên góp cho dự án mình ấp ủ bấy lâu để để trợ giúp dân nghèo.
Rồi anh lại quyên góp để gây vốn. Phải mất nhiều năm, anh mới có đủ số tiền cần thiết. Một cơn dịch lan tràn khắp đất nước, và thế là Tetsugen lại đem tất cả số tiền đã gom để giúp những người khốn khổ.
Rồi một lần nữa anh lại lên đường gom góp và hai mươi năm sau, ước mơ kinh Phật xuất bản bằng tiếng Nhật cuối cùng trở thành hiện thực.
Bản in cho lần xuất bản đầu tiên của kinh Phật hiện được trưng bày tại tu viện Obaku, Tokyo. Người Nhật kể cho con cháu họ rằng, Tetsugen đã xuất bản kinh Phật cả thảy ba lần, hai lần đầu là những bộ kinh vô hình, vượt trổi lần thứ ba.

( trích Taking flight- Anthony de Mello. M.A. dịch)

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

MỘT NHÀ SƯ TỒI


Đêm giá lạnh mùa đông, một người đàn ông dáng khổ hạnh lang thang gõ cửa một ngôi đền, xin trú ẩn. Ông ta đứng run rẩy dưới màn tuyết lạnh trông thật thảm hại, nên nhà sư trụ trì lưỡng lự, dù rất muốn để ông ra đi nhưng lại bảo : “Được, ông có thể ở lại, nhưng chỉ qua đêm. Đây là đền chùa chứ không phải trại tế bần. Sáng mai ông phải đi”.
Nửa đêm, nhà sư nghe có tiếng răng rắc khác thường. Ông chạy vội vào chùa và thấy một cảnh tượng không thể tin được. Kẻ phàm tục ấy đang sưởi ấm bên một đống lửa đốt ngay trong điện. 
Tượng Phật bằng gỗ biến đâu mất. 
Nhà sư hỏi : “Tượng Phật đâu?”.
Kẻ lang thang chỉ vào đống lửa và nói : “ Không thì con chết cóng mất, thầy ôi”.
Nhà sư sửng sốt kêu lên : “Ông điên rồi sao? Ông không biết ông đã làm gì? Đó là tượng Đức Phật! Ông vừa đốt tượng Đức Phật”.
Ngọn lửa tàn dần. Người lữ khách nhìn chằm chằm vào ngọn lửa rồi lấy gậy khơi đống tro.
“Ông còn làm cái gì nữa đây?”, nhà sư la lên.
“Con tìm cốt Phật, đấng mà con đã đốt cháy".
Lâu sau, nhà sư mách lại vụ việc cho một thiền sư. 
Vị cao tăng dạy: “  Ngài là một nhà sư tồi, bởi ngài đã coi  một đức Phật chết trọng hơn là một đức Phật  sống”.



( Trích Taking Flight- A.de Mello,S.J.)

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

NGƯỜI ĐẸP

Ca tụng cô gái đẹp có gương mặt kiều diễm, ngoai hình hấp dẫn v.v… là khen cái đẹp chóng phai,hữu hạn, ngầm chứa khổ đau, sớm nở tối tàn không có chi đáng tán dương.
Chẳng có vẻ đẹp nào ở diện mạo một hoa hậu  là đúng tiêu chuẩn cả,đẹp hay không là ở chỗ :
Giữ gìn trang nghiêm giới hạnh là thân đẹp
Ăn ở hiền hòa, thủy chung là nết đẹp. 
Thấy người ta ngã mà nâng lên, đó là cử chỉ đẹp
Thấy người ta đói cho ăn, rách cho mặc, nghèo túng mà giúp đỡ, đó là tấm lòng đẹp. 
Phụng dưỡng cha mẹ già, chu cấp người cô quả cô độc, tôn quý các bậc hiền thánh đó là tâm hồn đẹp
Thấy người ta lâm nguy, sợ hãi mà nói lời an ủi giúp đỡ, đó là ngôn từ đẹp. 
Không một tà niệm nảy sinh, đó là ý đẹp
Thấy người ta u tối, kém hiểu biết, mà khai mở trí tuệ, cho học hành chữ nghĩa, đó là trí tuệ đẹp“.
Trên đây là những lời đẹp được sưu tầm đây đó,
phần mình, như đứng giữa vườn hoa nếu được hỏi thích hoa nào nhất, 
mình sẽ trả lời,
 thích Đức THÀNH THẬT KHIÊM NHƯỜNG nhất . Đây là vẻ đẹp khả ái dành cho mọi người, không phân biệt giới tính, chức vụ, sang hèn, giàu nghèo, trẻ già , tu tục.
NHT. 

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

BÁO VIẾT VỀ BẠN QUÝ CỦA TÔI

Nhóm bạn CMC ở Bãi Dâu. ĐỖ QUÝ  chống nạnh, áo đen có hoa, đứng ngoài cùng, bên phải ảnh.
NHT. Họp mặt năm ngoái, gặp lại  CMC Đỗ Quý, bạn kê khai sơ yếu lý lịch là chồng chết, có 8 con ruột và nhiều con nuôi, đồng thời chỉ ngay một cậu thanh niên khá chững chạc đứng xớ rớ gần đấy: Con nuôi của Quý đó. Nghe bạn tâm sự nhiều hơn, tôi mới biết nhà Quý quả thật là một ngôi nhà đặc biệt. Không tin, mời bạn đọc người ta viết về Đỗ Quý, bạn "CMC"của tôi. Có 10 bài báo nói về Quý, tôi cũng hãnh diện post hết lên đây để khoe người phụ nữ  nhân hậu từ tâm,có nụ cười đẹp nét khiêm nhường thành thật này là bạn mình .
Đây là một bài, trích  ( (tại đây)
" Nếu tôi sợ lây bệnh Siđa thì chắc tôi đã không làm những việc này, mà nếu có lây cũng có sao đâu, gần 60 tuổi, sống mấy năm nữa chết là được rồi. Nhưng ngay cả đứa con trai út của tôi mới 17 tuổi, hằng ngày nó vẫn ăn ngủ cùng mấy người bệnh đó có thấy sao đâu..." ( lời chị Đỗ thị Quý)
Người mẹ và "đàn con HIV"
Khi tôi dẫn về nhà hai người mang bệnh cho ở chung, con tôi có đứa đã phản đối kịch liệt: "Mẹ buồn cười thật, nhà không ở thì cho mướn, tự nhiên đưa mấy đứa Sida về ở, rồi lỡ bị lây thì làm sao".
                                                                    Bà Đỗ Thị Quý
"Nếu tôi sợ lây bệnh Sida thì chắc tôi đã không làm những việc này, mà nếu có lây thì cũng có sao đâu chứ, tôi gần 60 tuổi rồi, sống mấy năm nữa chết là được rồi. Nhưng ngay cả đứa con trai út của tôi mới 17 tuổi hằng ngày nó vẫn ăn ngủ cùng mấy người bệnh đó có thấy sao đâu…", bà Đỗ Thị Quý (khu phố 6, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi) chia sẻ khi chúng tôi hỏi về nỗi lo lây nhiễm bệnh khi hằng ngày bà vẫn tiếp xúc, chăm sóc cho những người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ.
Người đàn bà không sợ… căn bệnh thế kỷ
Chúng tôi đến thăm nhà bà Quý vào một sáng chủ nhật, căn nhà diện tích khá lớn nhưng trong nhà mọi vật dụng đều đơn giản, nổi bật là dãy giường tầng sơn màu trắng, ngay ngoài sân có mắc ba bốn chiếc võng, một bàn ghế đá, mọi người đang ngồi uống nước, chuyện trò khá rôm rả.
Mới nhìn vào ai cũng thấy căn nhà bình thường như bao căn nhà khác ở thị trấn Củ Chi này nhưng chắc sẽ không ít người bất ngờ khi biết rằng ngoài bà Quý (56 tuổi) và cậu con trai út thì sáu, bảy người còn lại đều mang căn bệnh chết người được bà Quý đưa về nhà mình nuôi dưỡng với sự thương yêu đùm bọc hết lòng, tất cả họ dù ở nhiều lứa tuổi nhưng đều gọi bà Quý là mẹ xưng con một cách rất thân thương.
Trên đường tìm đến nhà bà Quý, trong đầu chúng tôi luôn không khỏi thắc mắc, điều gì đã khiến cho người đàn bà này mạnh dạn đưa về nhà mình nuôi dưỡng, chăm sóc những người bệnh mà hầu như ai nghe tới cũng có phần e sợ, hơn nữa bà lại còn để con ruột của mình sống chung với những người bệnh?
Ngồi ngay bên bàn xỏ hột nút - công việc giản đơn hằng ngày của những người bệnh trong nhà, bà Quý nhỏ nhẹ cho biết về "cơ duyên" gắn bó với những người bệnh: "Thực sự cũng không phải do tôi có ý định này từ đầu, tất cả là vì tôi cũng đã từng có một người con trai bị nghiện ma túy và hồi đó tôi đã gửi con cho một mái ấm chăm sóc, tôi đến thăm con và thấy người ta chẳng phải người thân mà lại đối xử với con mình quá tốt, nó không ngồi ăn uống được, họ đã nâng con tôi dậy, đút cho nó ăn nữa…
Chứng kiến hình ảnh đó, tôi thực sự xúc động và cảm thấy rằng trên đời này vẫn còn rất nhiều người tốt… Khi tôi dẫn về nhà hai người mang bệnh cho ở chung, con tôi có đứa đã phản đối kịch liệt: "Mẹ buồn cười thật, nhà không ở thì cho mướn, tự nhiên đưa mấy đứa Sida về ở, rồi lỡ bị lây thì làm sao", đó là do tụi nó chưa hiểu hết về căn bệnh này nên mới lo sợ thế, nhưng sau đó khi đã hiểu ra thì chúng không còn phản đối nữa".
Có lẽ nếu không nghe, chứng kiến trực tiếp những lời bà nói và những hành động của bà với những người bệnh mà bà coi như con đẻ của mình, chắc nhiều người sẽ khó tin được. Bà nói về việc làm "bình thường" của mình một cách nhẹ tênh, chẳng lộ vẻ gì "khác thường" cả.
Khi nghe chúng tôi bày tỏ nỗi lo về nguy cơ có thể lây nhiễm, bà cười lớn rồi bảo rằng: "Mới đầu nhiều bệnh nhân vào nhà tôi ở quận 12, TP HCM, rất yếu, có đứa chỉ nặng vỏn vẹn ba mươi mấy ký, rồi có khi bị cả bệnh lao nữa, nhưng do nhà chật nên nhiều khi tôi phải nằm chung với tụi nó luôn - ba người nằm một cái nệm, song đến bây giờ tôi vẫn thấy mình khỏe mạnh bình thường, không bị lây nhiễm gì cả. Ngay như ở đây, quần áo của tôi và con trai tôi cũng đều giặt chung một máy giặt với mọi người trong nhà mà.
Trong quá trình chăm sóc người bệnh, tôi còn tự học một số kiến thức về nghề y, tự chích, bôi thuốc rồi chăm sóc ăn uống cho tụi nó. Bởi vậy mà nhiều người tuổi tác cũng không kém gì tôi bao nhiêu vẫn gọi tôi bằng mẹ xưng con. Lúc đầu thấy ngượng lắm nhưng rồi tình cảm thân thiết trong gia đình cứ ngày một lớn hơn khiến mọi người quen dần và đến bây giờ thì chẳng còn ai ngượng về việc xưng hô mẹ - con nữa".
Câu chuyện đời của những "người con đặc biệt"
Nhắc đến hoàn cảnh của những người con đặc biệt của mình, giọng bà Quý có vẻ trầm buồn hơn, đôi lúc thấy bà dường như cố kìm giữ những giọt nước mắt xúc động, cảm thương khi nói đến những đoạn đời thăng trầm của họ. "Những người ở đây (người lớn tuổi nhất cũng đã 60 tuổi - PV) chủ yếu bị bệnh do nghiện ma túy và quan hệ tình dục bừa bãi, mỗi người một hoàn cảnh, một tâm sự riêng rất tội nghiệp, đứa thì vợ con bỏ, hay hoàn cảnh gia đình lộn xộn, người thì người thân không tin tưởng, kỳ thị, có người về tới nhà là bị người nhà theo dõi này kia… trong khi những người này họ rất nhạy cảm, chỉ một ánh nhìn kỳ thị hay sự đối xử không tế nhị sẽ khiến họ rất dễ tự ái, mặc cảm. Biết vậy nên mọi người trong nhà này sống với nhau thân thiết, vui vẻ còn hơn cả một gia đình, ai bị đau bệnh là mọi người đều động viên, chung tay an ủi, săn sóc".
Từ trong nhà đi ra, anh K. - người chuyên nấu ăn cho mọi người trong nhà, cất tiếng  hỏi "mẹ Quý" cách nấu món canh cua rau đay vì anh không biết cách lọc cua đã xay. Bà cười bảo cứ chuẩn bị mọi thứ trước đi, chút xíu bà vào sẽ chỉ cách làm cho.
Anh K. năm nay 29 tuổi, phát hiện bị bệnh cách đây khoảng 3 năm, người khá gầy gò, trên tay vẫn còn rõ nét một vài đường xăm và vết sẹo nhỏ. "Lúc trước do buồn chuyện gia đình (ba mẹ ly hôn rồi hai người có hạnh phúc mới) nên tôi thường ăn nhậu suốt, rồi dính vào ma túy lúc nào không hay, bị nghiện kéo dài tới 5 năm, sau đó còn sống như vợ chồng cùng với một người phụ nữ lớn hơn tôi mấy tuổi (người này cũng mất cách nay khoảng hơn 1 tháng).
Thực sự đến bây giờ chúng tôi cũng không biết ai lây bệnh cho ai nữa vì cả hai đều bị bệnh này cả… Từ ngày được ở với mẹ Quý và mọi người trong nhà, tôi thấy vui và thoải mái lắm, nếu không được ở đây chắc tôi nghiện lại từ lâu hay có thể đã chết rồi cũng nên", anh K. mỉm cười nhìn mẹ Quý.
Nghe mọi người trong nhà nói chuyện rôm rả, từ chiếc lều tách biệt bên ngoài vườn, ông S. (60 tuổi) cũng đi vào ngồi chơi góp vào câu chuyện (riêng ông S. ở tách biệt vì ông ngại sẽ lây bệnh vảy nến cho mọi người). Mới nhìn ông chắc nhiều người phải e sợ vì khắp người ông bị vảy nến với rất nhiều đốm đỏ, đốm trắng… Cách đây gần hai chục năm ông S. cũng có một gia đình yên ấm cùng một đứa con gái dễ thương, hằng ngày ông đi dạy học và làm nhiều nghề khác để kiếm sống. Nhưng từ ngày vợ chồng ly hôn, ông ra ngoài mướn nhà trọ ở. Buồn chán, đau khổ, rồi có lần quan hệ với những người phụ nữ khác nhưng do hiểu biết nên ông đều dùng biện pháp bảo vệ.
Nhưng một ngày kia (năm 2005) ông bị bệnh đi khám ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ kêu ông đến nói riêng ông mới ngã ngửa, không tin vào tai mình nữa, ông về Viện Pasteur xét nghiệm thêm lần nữa thì mới biết chính xác là có bệnh… "Tôi uống thuốc ARV 6 năm nay rồi, bệnh cũng ổn định, nhưng vài năm gần đây tôi lại bị thêm bệnh vảy nến, nên nhiều lúc cũng thấy bi quan, chán nản lắm.
May mắn là ở đây, mẹ Quý cũng có chấm thuốc, mát-xa chữa trị cho tôi, giờ mới đỡ nhiều đó, chứ hồi trước nhìn thấy ghê lắm. Gia đình tôi ở quận Bình Thạnh, khi biết tôi bệnh, họ đã không nhìn tôi nữa, con gái tôi năm nay hai mấy tuổi rồi nhưng nó không hề biết tôi bị bệnh thế này, và tôi cũng chưa bao giờ dám lại gần nó…", ông vừa nói vừa cố kìm giữ những giọt nước mắt tủi phận.
                                                        Anh K. đang chuẩn bị bữa ăn
Chị X.Đ. vừa đi vá xe máy về cũng ra ngồi cùng mẹ Quý tiếp khách, thoảng nhìn chị giống như một người đàn ông thực thụ vì mái tóc hay quần áo hoàn toàn là của nam giới, chị trẻ hơn so với cái tuổi 48 của mình và không có vẻ gì của một người mang căn bệnh thế kỷ…
Theo lời của mẹ Quý thì X.Đ. đã dính vào ma túy ngay từ những năm 13, 14 tuổi, vào tù ra khám không biết bao nhiêu lần, thời gian X.Đ. nghiện ma túy cũng phải hơn 10 năm, rồi sau đó còn bị bệnh lao nặng nên hồi mới vào đây X.Đ. chỉ nặng khoảng 39 kg nhưng đến giờ đã tăng lên 49 kg nhìn rất mạnh khỏe, hằng ngày X.Đ. là tài xế xe máy chuyên chở mẹ Quý đi đây đi đó.
"Gia đình tôi trước kia ở Hóc Môn, rồi cũng có thời gian chuyển qua quận 12, hồi đó tôi cũng có "chơi" ma túy nhưng tính ra tôi đã bỏ được hơn 20 năm nay rồi. Thời gian mẹ tôi bị bệnh nằm liệt giường gần 2 năm trời khiến tôi rất buồn, một tháng phải lo tiền thuốc, chữa bệnh gần chục triệu đồng nên nhà cửa cứ bán dần hết, mọi chuyện cứ càng ngày đi vào ngõ cụt nên tôi đâm ra chán nản, suy sụp… Khoảng năm 2008, tôi cứ thấy người đau yếu, uống thuốc hoài không hết, đi khám bệnh người ta mới đề nghị tôi lên Viện Pasteur thử máu, kết quả là tôi dương tính với virus HIV…", chị X.Đ. kể lại.
Ở gia đình đặc biệt này, hoàn cảnh của anh N.H. (35 tuổi, ngụ quận 2) cũng khiến nhiều người không khỏi xúc động. Anh bị lây bệnh từ bên ngoài nhưng không biết nên đã về nhà truyền nhiễm cho người vợ của mình (vợ anh N.H. đã mất cách nay 4 năm), điều còn đau buồn hơn là sau đó đứa con gái của anh cũng mang trong người mầm bệnh chết chóc bị lây truyền từ người mẹ…
                                                               Ông S. và căn lều tách biệt
Mỗi người đều có một câu chuyện quá khứ không muốn hay ngại ngần khi kể lại, nhưng họ đã cùng được chia sẻ, thương yêu, nuôi dưỡng bởi một người mẹ đặc biệt có tấm lòng bao dung, nhân ái. "Điều tôi mong muốn là có thêm điều kiện để giúp cho những người bệnh này sống tốt, và trên hết là xã hội nên có cái nhìn thiện cảm, rộng mở hơn một chút nữa, bởi nếu ra ngoài đời những người này sẽ sống sao đây, vì thế để họ có một chỗ sống tập trung thì chắc chắn sẽ bớt cho xã hội nhiều chuyện phức tạp", bà Quý tâm sự mà như nhắn nhủ với chúng tôi.
Trên đường về, chúng tôi cứ nhớ văng vẳng câu nói của chị X.Đ.: "Ở đây vui như một gia đình hạnh phúc vì mọi người không hề có sự phân biệt đối xử. Có nhiều người hô hào này kia rồi nói HIV/AIDS có gì đâu mà phải sợ chứ, nhưng khi đối diện với thực tế lại hoàn toàn khác. Một số người đến đây còn không dám ngồi vào bàn ăn cùng chúng tôi nữa, nhưng nói thật nếu tôi ra quán, ăn uống bình thường, những người khác làm sao biết tôi bị bệnh được, họ cũng ngồi ăn cùng chắc họ bị lây hết hay sao".
Hiện gia đình này luôn nhận được nhiều sự trợ giúp từ nhiều người, nhiều tấm lòng hảo tâm… bên cạnh đó mọi người trong nhà còn có việc làm thêm để góp vào chăm lo cho mọi người trong nhà. Bà Quý cho biết: "Tiền chợ cũng không tốn nhiều lắm, một ngày khẩu phần ăn cho mỗi người cũng được khoảng hơn 10 ngàn, ngoài ra còn mì gói, trái cây này kia nữa. Công việc trong nhà thì mọi người chia nhau làm".
Vợ chồng bà Đỗ Thị Quý có tất cả 8 người con, chồng bà đã mất cách nay 8 năm. Hiện ngoài khu nhà nuôi người bệnh nhiễm HIV ở khu phố 6, thị trấn Củ Chi, thì căn nhà nhỏ ở quận 12 của bà Quý cũng được dùng để nuôi dưỡng những người bệnh này.
( Báo Mẹ yêu bé-15.11.2011)