Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013
BÊN CHÂN CHÚA
Trân trọng giới thiệu
BÊN CHÂN CHÚA
Sách dày 724 trang,
gồm 500 bài Thánh Ca về CHÚA, THÁNH VỊNH, ĐỨC MARIA và CHƯ THÁNH.
in trên giấy láng.
Sách hiện có bày tại nhà sách Dòng Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, quận 3, Saigon.
Kính mời Quý Vị yêu Thánh Ca tìm đọc.
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013
TIÊN TRI VỀ CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG CUỐI CÙNG
Thứ Ba, Ngày 12 tháng 2-2013
TIÊN TRI VỀ CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG CUỐI CÙNG
Thánh Malachy
(Hình sét đánh trên Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào ngày Đức Thánh Cha tuyên bố từ chức do một nhà báo chụp.)
Lời ngỏ:
Bài dịch dưới đây của tác giả Hồn Nhỏ vào năm 2005 trong thời gian Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời, và Giáo hội lúc đó đang chuẩn bị bầu một vị Giáo Hoàng thay thế. Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 sau đó đã được bầu làm Giáo Hoàng thứ 264 của Giáo Hội Công Giáo. Hôm nay ngày 11/02/2013 Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 bố từ chức vì lý do sức khỏe và tuổi già.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, theo lời tiên của thánh Malachy về các Đức Giáo Hoàng thời kỳ cuối, Ngài là vị Giáo Hoàng thứ 111 và từ chức vào đúng ngày 11. Có nhiều bài viết và sự tranh luận về tính xác thực của lời tiên tri của thánh Malachy. Người thì cho là lời tiên tri rất đúng với những gì đã xảy ra, người thì dè dặt. Nếu như lời tiên tri của thánh Malachy đúng thì có tất cả 112 Giáo hoàng, tức chỉ còn 1 vị Giáo hoàng nữa với danh hiệu Phêrô người Rôma (La mã) là đến thời tận cùng. Chúng tôi xin đăng lại bài viết để thông tin không nhằm mục đích gây hoan mang, lo sợ và xin dành sự biện phân thuộc về quí vị.
Thánh Malachy sinh năm 1094 với tên gọi O'Margair trong một gia đình quý phái ở thành phố Armagh, Bắc Ái Nhĩ Lan. Ngài được rửa tội với tên gọi Maelmhaedhoc. Tên Maelmhaedhoc được La-tinh ngữ hóa và ngài được biết đến với tên gọi là Malachy. Sau một thời gian dài học hành, ngài quyết định thay vì sẽ làm công việc giống như cha ngài đang làm, ngài có ước muốn trở thành một linh mục Công giáo.
Ngài được thụ phong vào năm 1119 ở tuổi 25. Ngài tiếp tục theo học thần học ở Lismore. Năm 1127, ngài trở thành cha giải tội cho Cormac MacCarthy, hoàng tử của Desmond, người sau này trở thành Vua của Ái Nhĩ Lan. Ngài được phong làm Tổng Giám mục Armagh vào năm 1132. Thánh Malachy qua đời trong lúc hành hương Rôma thứ hai vào năm 1148. Ngài được Đức Thánh Cha Clemente III phong thánh vào ngày 6/7/1199. Điều kỳ diệu trong những lời tiên tri của Thánh Malachy là việc tiên đoán về ngày và giờ chết của chính ngài, và đã xảy ra đúng như thế.
Thánh Malachy có ơn chữa lành giúp người bệnh tật. Ngoài ra, ngài còn có ơn bay bổng và ơn tiên tri thấu thị. Nhiều phép lạ đã xảy ra liên quan tới những mục vụ của Ngài. Ngài còn được ban cho ơn tiên tri, mà một trong nhưng lời tiên tri quan trọng nhất ngài nhận được trong một thị kiến ở Rôma vào năm 1139 liên quan đến những Vị Giáo Hoàng từ thời của ngài cho tới ngày tận cùng của thời gian - từ Đức Giáo Hoàng Celestine II cho tới thời tận cùng của thế giới. Ngài đã làm thơ để mô tả mỗi một Đức Giáo Hoàng, và đã trao bản viết tay cho Đức Giáo Hoàng Innocent II, và kể từ đó lời tiên tri của Ngài không được nhắc tới cho mãi đến năm 1590, thì được in ra sách, và đã trở thành điểm tranh luận nóng bỏng về tính chất nguyên thuỷ và chính xác của lời tiên tri. Theo như lời tiên tri của Thánh Malachy, thì chỉ còn 2 Đức Giáo Hoàng nữa sau Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thì tới tận cùng của thời gian, mà Đức Giáo Hoàng cuối cùng sẽ mang danh hiệu "Thánh Phêrô người Rôma".
Thánh Malachy viết những lời tiên tri về các Đức Giáo Hoàng với những danh hiệu có liên quan tới tên gọi nơi gia đình, nơi sinh, huy hiệu hay văn phòng đang nắm giữ trước khi được bầu lên Giáo hoàng. Một số đoạn viết là những lời tiên tri đa dạng được viết rất tài tình bởi lối dùng chữ. Thí dụ như, Đức Giáo hoàng Piô III làm Giáo Hoàng trong vòng 26 ngày vào năm 1503, được Thánh Malachy mô tả là "từ một người đàn ông nhỏ". Tên gia đình của ngài là Piccolomini, tiếng Ý nghĩa là "người đàn ông nhỏ". Thỉnh thoảng, quá khứ cá nhân của Đức Giáo Hoàng là một phần của biệt hiệu được viết bởi Thánh Malachy. Đức Giáo Hoàng Clement XIII (1758-1769) là người có những liên hệ với chính quyền Ý ở Umbria và có huy hiệu là một bông hoa hồng, đã được Thánh Malachy mô tả với biệt hiệu là "Hoa hồng của Umbria".
Thời gian qua đi đã chứng tỏ cho những người nghi ngờ về lời tiên tri của Thánh Malachy, vì những lời tiên tri của ngài đã thực sự chính xác đến độ làm gây ngạc nhiên. Có tất cả 112 vị Giáo hoàng với những chân tính được liệt kê kể từ Đức Giáo Hoàng Celestine II năm 1143 cho tới thời tận cùng của thế giới.
10 GIÁO HOÀNG SAU CÙNG
1. Đức Giáo Hoàng Piô X 1903-1914, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Lửa cháy bừng", tên thật là Giuseppe Melchiarre Sarto. Trong thời gian ngài làm Giáo hoàng, lục điạ Âu châu bùng cháy cuộc chiến tranh như đám lửa cháy lan từ quốc gia này tới quốc gia khác cho mãi tới năm 1914, chiến tranh đã bao phủ toàn bộ lục điạ Âu châu.
2. Đức Giáo Hoàng Benedict XV (1914-1922) biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Tôn Giáo Tiêu Tàn", tên thật là Giacomo Della Chiesa. Đức Giáo Hoàng Benedict XV được biết đến là Đức Giáo Hoàng của chiến tranh, vì lửa chiến tranh bất hòa làn tràn khắp ra thế giới. Ngài đã chứng kiến chủ nghĩa cộng sản đi vào Liên Bang Sô Viết khiến đời sống tôn giáo bị tiêu huỷ, chiến tranh thế giới thứ nhất gây thương vong cho hàng triệu người Kitô giáo như trong cuộc tàn sát ở cánh đồng Flanders và ở nhiều nơi khác.
3. Đức Giáo Hoàng Piô XI (1922-1939), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Đức tin sắt son", tên thật là Achilee Ratti. Là vị Giáo hoàng chứng kiến thế giới chuẩn bị cho một hậu quả của một cuộc chiến để chấm dứt các cuộc chiến. Ngài chứng kiến phong trào phá thai ở Âu châu ra đời, và sự phát triển của chủ nghĩa vô thần được giảng dạy cho các giới trẻ trong các trường đại học và đầu độc để loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đầu óc những người công dân của một trật tự thế giới mới.
4. Đức Giáo Hoàng Piô XII (1939-1958), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Mục tử thiên thần", tên thật là Eugento Pacelli. Ngài đã dành thời giờ trong thời gian đầu làm giáo hoàng trong lãnh vực ngoại giao của tòa thánh Vatican. Ngài là sự chọn lựa tự nhiên theo sau Đức Giáo hoàng Piô XI vì không có vị lãnh đạo giáo hội nào có đủ kinh nghiệm điều hành giáo hội, và với các lãnh đạo quốc gia trong cuộc xung đột thế giới.
5. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (1958-1963), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Chủ chăn và thuỷ thủ", tên thật là Angelo Giuseppe Roncalli. Đức Gioan 23 là tổng Giám Mục Areoplis của Palestine trong khoảng thời gian khai sinh quốc gia Dothái, năm 1953 Đức Giáo Hoàng Piô XII phong ngài làm Hồng Y của Venice. Ngài được xem là vị Giáo hoàng được yêu mến nhất trong các Đức Giáo Hoàng cận đại. Những sử học gia tin rằng ngài được Thánh Malachy tiên tri là thuỷ thủ vì thành phố Venice là một thành phố nước. Thế nhưng cũng có thể khi ngài là tổng Giám mục của Palestine, ngài được coi là một "thuỷ thủ rao giảng" bởi vì miền đất của dân ngoại và Hồi giáo có liên quan trong lời tiên tri là "biển cả".
6. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Hoa của muôn hoa" tên thật là Giovanni Battista Montini, Ngài làm Giáo hoàng trong thời gian 15 năm. Danh hiệu của ngài là là ba bông hoa Iris.
7. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I (1978-1978 - 33 ngày), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy"trăng bán nguyệt" (nửa vầng trăng), tên thật là Albino Buciani, là vị Giáo hoàng chăn dắt Giáo hội trong thời gian ngắn nhất là 33 ngày. Khi ngài được bầu Giáo hoàng ngày 26/8/1978, là thời gian có trăng hình bán nguyệt. Trong thời gian ngài làm Giáo hoàng, sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo quá khích chống lại thế giới dân ngoại bùng nổ. Tổ chức OPEC dầu hỏa ra đời, và các quốc gia Ảrập dùng vũ khí dầu hỏa của họ để chống lại các quốc gia kỹ nghệ. Dấu hiệu của Hồi giáo là hình "trăng bán nguyệt".
8. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978-2005), biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Nhật thực" hay cũng còn có nghĩa là "Mặt trời lam lũ". Ngài là hoàng tử người Balan của Giáo hội Công giáo. Ngài là vị Giáo hoàng đã có công trong việc làm cho chủ nghĩa cộng sảng sụp đổ. Trong suốt 25 năm làm Giáo hoàng, ngài đã tông du nước ngoài trên 100 lần và cái chết lịch sử của Ngài đã lôi kéo trên 3 triệu người tham dự tang lễ. Ngày ngài sinh ra ngày 18/5/11920 vào buổi sáng có hiện tượng nhật thực trên toàn cõi Âu châu, và ngày ngài qua đời cũng có nhật thực bán phần trên vùng trời Bắc Mỹ.
9. Đức Giáo Hoàng kế Đức Giáo Hoàng chót, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Ngành Ô-liu rực rỡ". Điều kỳ diệu là Chúa Giêsu nói lời tiên tri về thời tận cùng cũng trên núi Olive. Vị Giáo hoàng này chăn dắt Giáo hội trong thời kỳ khởi đầu sự bách hại mà Chúa Giêsu đã nói đến trong Kinh thánh. Vị Giáo hoàng này sẽ có liên quan tới cây/cành Ô-liu vẫn được xem là dấu chỉ của hòa bình, hay cũng có thể liên quan tới cây, trái ô-liu. Dòng thánh Benedict nói rằng vị Giáo hoàng này đến từ nhà dòng của họ, vì dòng còn được biết như là "những người của hòa bình". Thánh Benedict đã nói tiên tri rằng trước ngày tận cùng của trật tự thế giới, nhà dòng của ngài sẽ chiến thắng dẫn dắt Giáo hội chống lại sự dữ.
10. Đức Giáo Hoàng thứ 112 cuối cùng, biệt hiệu trong lời tiên tri Thánh Malachy "Phêrô người Rôma". Lời tiên tri viết về vị Giáo hoàng thứ 112 này: "trong thời kỳ bách hại sau cùng của Giáo hội La mã, Phêrô thành Rôma sẽ lên ngôi, người sẽ chăn dắt đoàn chiên giữa những cơn bách hại; sau khi một thành phố trên 7 đồi (Rôma) bị phá huỷ và một vị Quan Án kinh hoàng sẽ xét sử muôn dân".
Có chút vấn đề về những lời tiên tri được liệt kê trong sách “Những Lời tiên tri của Thánh Malachy” xuất bản bởi Thomas A. Nelson, một nhà sách xuất bản Công giáo thì bản nguyên thuỷ của Thánh Malachy chỉ có 111 Đức Giáo Hoàng, chứ không phải là 112 như trong bản màu nâu xuất bản sau này. Trong khoảng giữa ấn bản thứ nhất và ấn bản sau này thì vị Giáo hoàng 112 là Phêrô Thành Rôma được thêm vào trong lời tiên tri của Thánh Malachy.
Hồn Nhỏ chuyển dịch
TIN SÉT ĐÁNH THẬT ?
Hai lần chớp tỏa sáng trên Vatican
Trong hình là tia chớp thứ hai đánh xuống cột thu lôi của thánh đường St Peter |
Một tia chớp - hẳn không phải là một thông điệp từ trên gửi xuống - đã được không chỉ một mà hai nhiếp ảnh gia thu vào ống kính khi đánh vào cột thu lôi trên đỉnh thánh đường St Peter. Mà có thể còn có thêm nhiều nhiếp ảnh gia nữa cũng chụp được.
Một trong số đó là nhiếp ảnh gia Alessandro Di Meo, người đang có mặt ở khu vực sau khi tin nóng về việc từ chức được loan ra. Khi tia chớp đầu tiên đánh xuống, ông đã ngay lập tức chọn vị trí chờ chụp hình. Ông nói thực sự đó là một cuộc chạy đua với thời gian nhưng cũng là một nỗ lực ăn may.
"Khi tôi đang lau giọt nước mưa trên ống kính thì tia chớp đầu tiên đánh xuống mái vòm, tôi không kịp làm gì, chỉ biết đứng nhìn thôi," ông nói.
"Xui quá. Nhưng điều đó không làm tôi nản chí, cho nên tôi tiếp tục nhẫn nại xem liệu có chụp được tấm hình mà tôi đã nghĩ tới không. Tôi lại thử chụp vài lần nữa, cho tới khi một tia chớp đánh xuống đỉnh mái vòm đúng lúc tôi đang bấm máy."
Với những ai chưa biết, thì để chụp được hình tia chớp, ta phải mở cửa trập của máy rồi hy vọng - hay đúng hơn là cầu nguyện. Ta không thể chờ cho tới khi có tia sáng lóe lên rồi mới bấm nút đóng cửa trập được, bởi chắc chắn đã chậm chân mất rồi.
Mẹo ở đây là phải ngắm khung hình muốn chụp trước, rồi để máy ảnh ở chế độ đóng cửa trập chậm, như thế thì tia chớp mới xuất hiện đầy đủ được trong khung hình với toàn bộ vẻ đẹp của nó.
Trên thực tế, máy ảnh của Di Meo được đặt trên một hàng rào để không bị rung trong quá trình cửa trập đang mở, tất nhiên nếu có chân máy ảnh lúc đó thì ông đã dùng rồi. Ông đặt máy ảnh ở chế độ mở tám giây, f/9 và 50 ISO.
"Tất nhiên là máy được để ở chế độ chỉnh tay và tôi lắp ống kính góc rộng, cho phép tôi lấy được toàn cảnh thánh đường," ông nói.
Đã có những tranh luận quanh tính xác thực của tấm hình, nhưng nếu bạn biết mình đang làm gì và lại có chút may mắn nữa thì chụp hình các tia chớp không phải là điều quá khó. Nói vậy bởi tôi cũng từng chụp được một ít và bị lỡ mất một số lần khác.
Kỹ năng, như được giải thích ở đây, là cần phải lấy được khung hình đẹp và lấy được khoảnh khắc ấn tượng.
"Tôi biết rằng tấm hình này rất quý," Di Meo nói. "Các tấm hình chụp tia chớp cũng thường được thực hiện, nhưng cái khác biệt duy nhất trong trường hợp này là nó xảy ra đúng lúc, đúng chỗ."
Nhiếp ảnh gia của AFP Filippo Monteforte cũng có mặt đúng lúc, đúng chỗ. Ông chụp được khung hình tương tự, và cũng may mắn kiếm được chỗ đặt máy tốt, trên các cây cọc có quanh Quảng trường St Peter. Ông chụp bằng một ống kính 50mm và đã chờ đợi trong hai giờ đồng hồ.
Ông nói với AFP: "Tia chớp đầu tiên cực lớn, sáng lòa cả bầu trời, nhưng thật tiếc là tôi đã bị lỡ. Lần thứ hai thì tôi may mắn hơn, và đã chụp được một số tấm với hình mái vòm được tia chớp chiếu sáng."
Tất nhiên, ai mà quên được tấm hình sét đánh tháp Eiffel, hay các tia chớp đánh xuống cây cầu Bay Bridge ở San Francisco của Phil McGrew.
Phil Coomes
Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013
KHÔNG CHỖ NÀO THÁNH THIÊNG HƠN
(Mến tặng Phanxicô, Thế Thông, Cao Thanh Hoàng, Hải Nguyễn, Đinh Công Huỳnh)
Có hai anh em, một độc thân, một lập gia đình, cả hai là chủ một nông trại mà đất đai màu mỡ đem lại bao hoa màu.
Phần thu hoạch được chia hai, mỗi người một nữa.
Lúc đầu mọi sự đều tốt đẹp. Nhưng đôi khi, người anh có gia đình bắt đầu thức giấc về đêm và nghĩ ngợi: “Thật không công bằng. Em ta không lập gia đình, chú ấy ở một mình và chỉ nhận phân nửa hoa màu. Mình có vợ và năm con; vậy là an tâm khi về già. Nhưng ai sẽ chăm sóc cho chú khi chú ấy già cả. Chú ấy cần dành dụm nhiều cho tương lai hơn là cho hiện tại. Cho nên, rõ ràng chú ấy cần nhiều hơn mình”.
Suy nghĩ như thế, người anh chỗi dậy lẻn đến chỗ người em, đổ vào kho của cậu một bao lúa đầy.
Cậu em độc thân cũng bắt đầu có những trăn trở tương tự. Mỗi khi thức giấc, cậu tự nhủ: “Rõ ràng là không công bằng. Anh mình có vợ và năm con vậy mà chỉ nhận một nửa hoa mầu. Còn ta, không phải nuôi ai cả ngoài thân mình. Vậy sẽ công bằng khi ông anh rõ ràng với nhiều nhu cầu hơn mình lại chỉ nhận như mình nhận? Vậy là cậu chỗi dậy mang một bao lúa đầy đổ vào kho của người anh.
Một đêm kia, cả hai cùng dậy một lúc và đâm sầm vào nhau khi mỗi người vác trên vai một bao lúa.
Nhiều năm sau, hai anh em qua đời và câu chuyện mới được kể lại. Thế rồi, khi dân làng có ý định xây một nhà thờ, họ chọn ngay điểm mà hai anh em ấy gặp nhau vì họ không thể nghĩ đến một chỗ nào khác thánh thiêng hơn.
Khác biệt quan trọng của việc giữ đạo không ở chỗ đi nhà thờ hay không đi nhà thờ nhưng ở chỗ yêu thương hay không yêu thương.
( Trích Bay lên đi - Anthony de Mello- Minh Anh dịch)
THẾ GIỚI CA NGỢI
quyết định thoái nhiệm của Giáo Hoàng Benedicto 16
Hông y Joseph Ratzinger từ ban công Giáo đường thánh Phêro tại Vatican ngày đăng quang trở thành Giáo hoàng Benedicto XVI hôm 19/4/2005.
REUTERS/Max Rossi/Files
Tú Anh
Từ nguyên thủ quốc gia đến lãnh đạo các tôn giáo khác nhau trên thế giới, mọi người đều khen ngợi quyết định thoái nhiệm vì tuổi tác của lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã là một hành động « can đảm của một người khiêm tốn và đức độ ».Người kế vị sẽ đươc bầu vào dịp lễ Phục Sinh 31/03/2013.
Khi thông báo sẽ thoái nhiệm vào ngày 28/02/2013 tới đây vì lý do sức khỏe và tuổi tác Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã gây bất ngờ trong hàng ngũ tín đồ. Tuy nhiên hầu hết các phản ứng đều mang nội dung « tôn trọng » quyết định đươc xem là « can đảm ».
Thủ tướng Đức Angela Merkel, một trong những nhà lãnh đạo lên tiếng sớm nhất đã bày tỏ lòng « tôn kính sâu xa » đối vị Giáo chủ Tòa thánh La mã người Đức.Tổng thống Mỹ Barack Obama thay mặt công dân Mỹ « cám ơn và cầu nguyện » cho người lãnh đạo Giáo hội Công giáo có vai trò « then chốt » tại Hoa Kỳ và trên thế giới.Tại Anh Quốc, nơi mà Giáo hội Anh nằm ngoài giáo quyền Vatican, Thủ tướng David Cameron cầu chúc những điều tốt lành nhất và thẩm định là hàng triệu triệu tín đồ sẽ tiếc nhớ người lãnh đạo tin thần.
Tổng thống Ý Giorgio Napolitano khen ngợi quyết định mà ông gọi là bằng chứng của lòng « can đảm phi thường » và « tinh thần trách nhiệm cao độ » của Đức Giáo Hoàng.Tổng thống Pháp François Hollande, do tôn trọng truyền thống tách biệt giáo quyền và xã hội thế tục, tuyên bố « trân trọng »quyết định thoái nhiệm của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16.
Trên thế giới, các Hội đồng Giám mục từ Brazil, quốc gia công giáo đông dân nhất địa cầu cho đến Pháp, Bồ Đào Nha đều ca ngợi quyết định « can đảm » của Đức Thánh Cha. Giáo Hội Tây Ban Nha tuyên bố cảm thấy bị « mồ côi » trong khi Giáo Hội Ba Lan cho biết « bị bất ngờ » trước quyết định thoái nhiệm nhưng thông hiểu Giáo Hoàng Benedicto 16 không muốn để tái diễn tình trạng lãnh đạo giáo triều trong điều kiện sức khỏe yếu dần như người tiền nhiệm Gioan Phao lồ Đệ nhị.
Lãnh đạo Giáo Hội Anh Giáo Justin Welby cho biết « đau buồn » nhưng thấu hiểu thái độ « sáng suốt và can đảm » của vị Giáo Hoàng Công giáo. Đại giáo sĩ Do Thái giáo Yona Metzger từ Jerusalem nhắc đến công lao của Đức Giáo Hoàng trong nỗ lực nối kết các tôn giáo lớn. Nhiệt tâm « tạo đối thoại giữa các tôn giáo » của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cũng được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tôn vinh.
Tại châu Á, tín đồ Công giáo Philippines thương tiếc vị Giáo Hoàng sắp thoái vị như một « ngươi cha hiền, chân thật ». Nhìn về tương lai, họ không che dấu hy vọng Giáo Hoàng mới sẽ là một người Á Châu và cầu nguyện cho « ứng viên » của họ là Hồng y Luis Antonia Tagle, 55 tuổi. Theo AFP, vị tân Hồng y Philippines này có phong cách vui, trẻ và năng động như Giáo Hoàng Gioan Phao lồ Đệ nhị.
Tuy nhiên, AFP ghi nhận các tiếng nói khác biệt đó đây trên thế giới nhất là từ Mỹ và Tây Âu của một số tổ chức bảo vệ nguời đồng tính, hoặc nạn nhân bị cưỡng bức tình dục mà thủ phạm là các linh mục phạm giáo luật. Các hiệp hội này cho rằng Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cam kết nhiều nhưng thực hiện cải cách không được bao nhiêu vì cản lực bảo thủ.
tags: Công giáo(tại đây) - Quốc tế(tại đây) - Vatican(tại đây)
Hông y Joseph Ratzinger từ ban công Giáo đường thánh Phêro tại Vatican ngày đăng quang trở thành Giáo hoàng Benedicto XVI hôm 19/4/2005.
REUTERS/Max Rossi/Files
Tú Anh
Từ nguyên thủ quốc gia đến lãnh đạo các tôn giáo khác nhau trên thế giới, mọi người đều khen ngợi quyết định thoái nhiệm vì tuổi tác của lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã là một hành động « can đảm của một người khiêm tốn và đức độ ».Người kế vị sẽ đươc bầu vào dịp lễ Phục Sinh 31/03/2013.
Khi thông báo sẽ thoái nhiệm vào ngày 28/02/2013 tới đây vì lý do sức khỏe và tuổi tác Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 đã gây bất ngờ trong hàng ngũ tín đồ. Tuy nhiên hầu hết các phản ứng đều mang nội dung « tôn trọng » quyết định đươc xem là « can đảm ».
Thủ tướng Đức Angela Merkel, một trong những nhà lãnh đạo lên tiếng sớm nhất đã bày tỏ lòng « tôn kính sâu xa » đối vị Giáo chủ Tòa thánh La mã người Đức.Tổng thống Mỹ Barack Obama thay mặt công dân Mỹ « cám ơn và cầu nguyện » cho người lãnh đạo Giáo hội Công giáo có vai trò « then chốt » tại Hoa Kỳ và trên thế giới.Tại Anh Quốc, nơi mà Giáo hội Anh nằm ngoài giáo quyền Vatican, Thủ tướng David Cameron cầu chúc những điều tốt lành nhất và thẩm định là hàng triệu triệu tín đồ sẽ tiếc nhớ người lãnh đạo tin thần.
Tổng thống Ý Giorgio Napolitano khen ngợi quyết định mà ông gọi là bằng chứng của lòng « can đảm phi thường » và « tinh thần trách nhiệm cao độ » của Đức Giáo Hoàng.Tổng thống Pháp François Hollande, do tôn trọng truyền thống tách biệt giáo quyền và xã hội thế tục, tuyên bố « trân trọng »quyết định thoái nhiệm của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16.
Trên thế giới, các Hội đồng Giám mục từ Brazil, quốc gia công giáo đông dân nhất địa cầu cho đến Pháp, Bồ Đào Nha đều ca ngợi quyết định « can đảm » của Đức Thánh Cha. Giáo Hội Tây Ban Nha tuyên bố cảm thấy bị « mồ côi » trong khi Giáo Hội Ba Lan cho biết « bị bất ngờ » trước quyết định thoái nhiệm nhưng thông hiểu Giáo Hoàng Benedicto 16 không muốn để tái diễn tình trạng lãnh đạo giáo triều trong điều kiện sức khỏe yếu dần như người tiền nhiệm Gioan Phao lồ Đệ nhị.
Lãnh đạo Giáo Hội Anh Giáo Justin Welby cho biết « đau buồn » nhưng thấu hiểu thái độ « sáng suốt và can đảm » của vị Giáo Hoàng Công giáo. Đại giáo sĩ Do Thái giáo Yona Metzger từ Jerusalem nhắc đến công lao của Đức Giáo Hoàng trong nỗ lực nối kết các tôn giáo lớn. Nhiệt tâm « tạo đối thoại giữa các tôn giáo » của Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cũng được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tôn vinh.
Tại châu Á, tín đồ Công giáo Philippines thương tiếc vị Giáo Hoàng sắp thoái vị như một « ngươi cha hiền, chân thật ». Nhìn về tương lai, họ không che dấu hy vọng Giáo Hoàng mới sẽ là một người Á Châu và cầu nguyện cho « ứng viên » của họ là Hồng y Luis Antonia Tagle, 55 tuổi. Theo AFP, vị tân Hồng y Philippines này có phong cách vui, trẻ và năng động như Giáo Hoàng Gioan Phao lồ Đệ nhị.
Tuy nhiên, AFP ghi nhận các tiếng nói khác biệt đó đây trên thế giới nhất là từ Mỹ và Tây Âu của một số tổ chức bảo vệ nguời đồng tính, hoặc nạn nhân bị cưỡng bức tình dục mà thủ phạm là các linh mục phạm giáo luật. Các hiệp hội này cho rằng Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 cam kết nhiều nhưng thực hiện cải cách không được bao nhiêu vì cản lực bảo thủ.
tags: Công giáo(tại đây) - Quốc tế(tại đây) - Vatican(tại đây)
MÌNH ĐÃ GẶP THỦ TƯỚNG
Trong khuôn viên nhà xứ. Cha Duy Thiên áo trắng ở giữa. |
Vâng! Chính xác là mình đã gặp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngay trong ngày Tết mới oách nhá!
Trông bề ngoài, ông ấy cũng lịch sự như trên ti-vi. Có vẻ trẻ hơn tuổi thật nhưng nhàu hơn. Nghe nói, khi lên ti vi, ai cũng phải đánh phấn, bôi son, thu hình cho mặt đỡ sầu, đỡ lo.
Để mình kể cho các bạn nghe cái cơ hội ngàn năm một thuở này của mình, bởi một bà già nội trợ "phình phường" như mình thế này có khi nào nghĩ sẽ hân hạnh được gặp Thủ Tướng Nước đâu phải không các bạn. Các bạn đừng xì xào, mình nghe thấy ai đó vừa nói sạo sạo, dễ mà gặp ! Đừng dè bỉu thế. Trước mình cũng cứ tưởng là gặp ông í khó lắm, nhưng từ khi mình có một đường dây liên hệ xoắn xuýt vào nhau như mình sẽ mô tả ngay đây thì thấy gặp Thủ Tướng chả có gì khó sất. Đây kể đầu đuôi cho nghe, là từ khi mình gặp lại bác Ái, bạn học cũ thời con trai con gái còn xắn quần, vắt tà áo lên vai vật nhau huỳnh huỵch trong sân trường các bà Dòng Mai Khôi hôi... í. Ấy thì bác Ái sui gia với một ông kia, ông kia sinh hoạt ca đoàn già, trong ca đoàn già có em họ của một cha dưới Kiên Giang. Cha dưới Kiên Giang nhưng cha hay lên Saigon chữa bệnh. Mà ông cha này là bạn học cùng lớp với ông Nguyễn Tấn Dũng, cha cũng là một nhạc sĩ sáng tác Thánh ca , coi như đồng nghiệp với mình luôn. Linh mục nhạc sĩ Duy Thiên đấy, nổi tiếng làm CD, VCD, DVD Thánh ca xịn, thuê tuyền giàn ca sĩ sao ngoài đời hát diễn thôi nhá. Khổ! Cha lắm tài lắm tật, à không, lắm bệnh. Đủ thứ bệnh, toàn bệnh nặng : Gan thận suy cả, huyết áp, tim to, tiểu đường cấp...tính, bắt tay ối giời ơi sao tay cha lạnh ngắt như người chuẩn bị vào ông Sáu Tấm. Ấy là hôm cuối năm mình xuống Kiên Giang ghé viếng Đức Mẹ, hỏi thăm cha, nghe cha kể bệnh thế chứ mình không có ý trù cha tí nào.
Nghe kể, nơi đây Đức Mẹ đã hiện ra với một em bé trong đội Dâng Hoa xứ cha DT. |
Cha dễ thương, mặc quần đũi đen như ông giáo làng. Mỗi lần cha đi Saigon tái khám thì nằm trọ ở nhà vợ chồng người em họ. Chú em họ gọi ông bạn cùng ca đoàn tới đọc kinh hát hỏng hầu cha nghe cha sớm nâng hồn lên tới Thiên đàng. Ông kia xưa đi lính Việt Nam Cộng Hòa bị xi -cà-goe, lại nhờ ông bạn Ái của mình đèo đi. Đến đây thì các bạn đã thấy rõ được sợi dây nó sẽ kéo đến đâu rồi, đến mình chứ còn ai, vì mình và ông bạn học ở cùng xứ với nhau, lại gần nhà. Em vợ chả để xe phở ngay trước cửa nhà mình vì nhà chả nuôi chó, phở chả có mùi chó thì bán cho ai. Đấy, cái mối dây quen biết này tuy dài dòng văn tự như thế nhưng rất gần gũi, thân thương. Có phải không nào!(câu này nhiễm tật các em-xi trên ti-vi) Ông bạn sẽ bảo con em vợ, hôm nay mày bán hàng, tiện trông nhà cho chị Triều để anh rủ chị ấy đi đọc kinh Kẻ Liệt.
Thế là một hôm đẹp giời, Nhạc sĩ Hải Triều gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Dễ như thật thôi mà !
Ông Dũng đến thăm cha bạn đang nằm bệnh, gần chết. Theo lời cha kể thì hai người khá thân với nhau, đúng rồi, phải là bạn thân thì cha mới được Thủ Tướng viếng thăm tại nhà chứ nhỉ. Mà cũng phải gần chết thì mới có hân hạnh này. Tết nhất mà cha trở bệnh thật buồn, cho nên bạn bè gặp nhau như vậy là tốt, làm cho cha vui, thường cứ vui thì người ta ít bệnh, hay có bệnh cũng thuyên giảm nhiều phần, ít là khi ngồi hàn huyên cùng bạn hữu, người này bảo tôi thấp khớp nặng lắm, người kia bảo hai năm nay tôi đột quỵ sáu lần, người nọ lại than còn hơn tôi vừa mổ thận đây này, thế là mình thấy bệnh mình nhẹ hẳn.
Gớm, gặp Thủ Tướng nói chuyện vui đáo để, cười khanh khách nhá!
Mình định hỏi ông Dũng cái nhà ở Hóc Môn có họ thế nào với bác Dũng mà mải nói chuyện, quên mất.
Đang còn bao nhiêu vấn đề nữa, nào Ngân hàng, nào phòng chống tham nhũng, nào sửa đổi Hiến Pháp, muốn tranh thủ cơ hội hiếm có, mình dự tính bàn bạc đại sự với Thủ Tướng,lại còn nuôi ý đồ "triềng giáo" nữa cơ, thì bỗng cha Duy Thiên kêu ối đau bụng quá, ối hai cha Phó ơi cứu bố.
Cha kêu kinh quá, ngay mình cũng giật bắn.
Dụi mắt cái, tỉnh hết cả người.
Dụi mắt cái, tỉnh hết cả người.
NHT
Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013
ĐỨC GIÁO HOÀNG THOÁI VỊ, NHỮNG ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA ?
Ngay sau quyết định thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 được ngài trình bày sáng nay 11 tháng Hai với các vị Hồng Y trong Công Nghị, mà theo dự trù ban đầu là để bàn về 3 án phong Thánh, nhiều cơ quan truyền thông đời đã đưa ra một số nhận định sai lạc.
Trước hết, Đức Bênêđíctô thứ 16 không phải là vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị. Trước ngài đã có ba vị Giáo Hoàng là Đức Celestine V, Đức Clement I và Đức Gregory XII đã thoái vị.
Trong cuộc họp báo trưa ngày 11/2, cha Lombardi, Trưởng Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nhấn mạnh rằng việc một vị Giáo Hoàng thoái vị đã được tiên liệu trong Giáo Luật khoản số 332 triệt 2, theo đó việc thoái vị có hiệu lực, nếu đây là hành động “được thực hiện tự do và được biểu lộ một cách phải phép, và không cần phải có ai chấp nhận việc thoái vị đó.”
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã được các vị Hồng Y tín nhiệm trao trọng trách Kế Vị Thánh Phêrô từ ngày 19 tháng Tư năm 2005. Như vậy, đến ngày ngài thoái vị, Đức Thánh Cha sẽ ở ngôi Giáo Hoàng được 2873 ngày, tức là 7 năm, 10 tháng và 10 ngày.
Vị ở ngôi Giáo Hoàng lâu nhất là Đức Thánh Cha Pius IX, với 31 năm, 7 tháng 23 ngày (1846-1878). Triều đại Giáo Hoàng ngắn nhất là triều Đức Thánh Cha Urbanô VII chỉ vỏn vẹn có 13 ngày trong năm 1590.
Là người Công Giáo chúng ta cũng nên biết qua về những gì sẽ diễn ra trong thời gian trống ngôi Giáo Hoàng, từ chuyên môn gọi là 'Sede Vacante’, sẽ bắt đầu từ lúc 20h ngày 28 tháng Hai cho tới khi Mật Nghị Hồng Y bầu ra một vị Tân Giáo Hoàng.
Trong thời gian chuyển tiếp này, vị Nhiếp Chính (chamberlain) sẽ điều hành các công việc của Giáo Hội. Hiện nay chức vụ Nhiếp Chính do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đảm nhiệm.
Khi bắt đầu công việc Nhiếp Chính của mình, thủ tục đầu tiên sẽ bao gồm việc dùng một chiếc búa nhỏ để đập nát chiếc nhẫn Ngư Phủ Giáo Hoàng để tránh việc giả mạo.
Phủ Giáo Hoàng sẽ được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone niêm phong để bảo vệ những hồ sơ chính thức. Sau 20 giờ ngày 28/2, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 sẽ di chuyển ra dinh thự Castel Gandolfo, trong khi chờ đợi Nữ Đan viện Chiêm Niệm ở Nội thành Vatican được sửa chữa xong và ngài sẽ cư ngụ tại đó.
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone cũng sẽ chịu trách nhiệm triệu tập Mật Nghị Hồng Y để bầu Tân Giáo Hoàng.
Trong thời gian Mật Nghị Hồng Y, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone cũng chịu trách nhiệm điều hành các công việc thiết yếu của Giáo Hội, với những hạn chế nhất định theo giáo luật, cho đến khi một vị Tân Giáo Hoàng được bầu lên tức là khi có làn khói trắng bốc lên từ ống khói của Nhà Nguyện Sistina.
Từ 20h ngày 28 tháng Hai, tất cả các vị đang giữ các chức vụ trong giáo triều Rôma đều bị mất chức trừ ra ba vị là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone trong cương vị Nhiếp Chính, Đức Hồng Y Fortunato Baldelli, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao và Đức Hồng Y Agostino Vallini Giám Quản Rôma.
Ngày trễ nhất để triệu tập Công Nghị Hồng Y là ngày 20 tháng Ba năm 2013, tức là 20 ngày sau khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 thoái vị.
Đặng Tự Do 2/11/2013
(Nguồn)
TIN TỔNG HỢP VỀ VIỆC ĐTC TỪ CHỨC
SÁNG 11/02 : ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊDICTÔ XVI CHÍNH THỨC
THÔNG BÁO QUYẾT ĐỊNH TỪ CHỨC
(Tin tổng hợp).- Trong diễn từ bằng tiếng latinh đọc trước mật nghị hồng y sáng nay (11/02), Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã chính thức thông báo quyết định từ chức giáo hoàng vì lý do tuổi tác và sức khỏe. Linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa thánh, cho biết quyết định của Đức Bênêdictô XVI sẽ có hiệu lực lúc 20 giờ ngày 28/02.
Thông báo bằng tiếng latinh được đài Vaticana dịch sang tiếng Ý và nhiều ngôn ngữ khác, nguyên văn như sau : ‘‘Sau khi nhiều lần tự vấn lương tâm trước Thiên Chúa, tôi tin chắc rằng sức lực và tuổi tác không còn cho phép tôi hành sử đúng đắn nhiệm vụ. Trong thế giới ngày nay thường phải chịu nhiều đổi thay, sức mạnh thể lực và trí tuệ là yếu tố cần thiết để lèo lái con thuyền của thánh Phêrô, loan truyền Phúc âm. Trong nhiều tháng qua, sức lực mòn mỏi khiến tôi phải nhìn nhận không còn đủ sức cáng đáng sứ mệnh đã được giao phó. Tôi thành thực xin lỗi (tất cả) về những thiếu sót của tôi.’’
Đức Bênêdictô là đấng kế vị thánh Phêrô thứ 265 đại diện Chúa Kitô. Ngài là vị giáo hoàng người Đức đầu tiên kể từ thế kỷ XI. Ngày 19/04/2005, ngài lên ngôi giáo hoàng và sẽ mừng sinh nhật 86 tuổi vào ngày 16/04/2013 sắp tới.
Trong cuốn sách ‘‘Lumière du monde’’ xuất bản năm 2010, Đức Bênêdictô XVI đã đặt vấn đề vị giáo chủ có thể từ chức nếu sáng suốt công nhận vì các lý do thể lực, tâm trí và thiêng liêng nên không thể đảm đương trọng trách được nữa. Tùy từng trường hợp, vị đó có quyền và có bổn phận phải từ chức.’’
Trong lịch sử Giáo hội từng có tiền lệ : Đức Célestin thoái vị trước ngày đươc tấn phong vì nhận thấy không sẵn sàng đảm đương trách vụ. Ngài là vị ẩn tu đến ngày được bầu làm giáo hoàng.
ĐHY Angelo Sodano, niên trưởng hồng y đoàn và thủ tướng từ nhiệm Mario Monti của Ý đều tỏ ra xúc động trước tin Đức Bênêdictô XVI từ chức.
Theo giáo luật, sau 20 giờ ngày 28/02 đến khi có vị giáo chủ mới vào trước lễ Phục sinh là thời kỳ trống ngôi (sede vacante). Đức Bênêdictô XVI, tên thật là Joseph Ratzinger, là nhà thần học uyên bác. Ngài sẽ không tham dự mật nghị hồng y được triệu tập từ 15 đến 20 ngày kể từ 28/02. Ngài sẽ nghỉ hưu trong một đan viện ở Vatican.
Chiều nay (11/02), ĐHY André Vingt-Trois, chủ tịch HĐGM Pháp, sẽ họp báo tại trụ sở HĐGM Pháp, 58 avenue de Breteuil 75007 Paris, để nói về biến cố này.
Thư viện ĐHCG Paris, ngày 11/02/2013
Lê Đình Thông
( Nguồn)
OÁI OĂM THAY !
Chỉ một cây guitar thùng, cả bọn như một lũ lâu la gặp mùa xung độ, hát, nhảy, múa may “không chỗ nào chê hết”. Giữa bao nhiêu tạp âm, chuyện trò, cười đùa, chọc phá, tiếng hát tiếng đàn cứ vang lên, anh em sau mấy năm trời xa cách giờ gặp lại nhau vui khôn xiết, tên nào cũng gân cổ lên hát hò. Không micro vẫn ồn tàn bạo.Ca trưởng Quốc Dũng cùng một người bạn hát Tình đồng chí, nhắc lại kỷ niệm ngày xưa đi thi hát bài này đoạt giải Nhất Song ca. Mila múa minh họa nhiệt tình. Đàn chuyển qua tay Ký. Ký hát “ Vì đời”. Thấy đúng đời quá, Ký hát hấp dẫn quá. mọi người vỗ tay rần rần. Cu Bi trổ tài ảo thuật đến nhanh như Mila cũng phải chịu. Rồi tới Lan và Điệp của Út Thiện. Bắc Năm Tư mà ca ngọt ngay : "Lan ơi, sao em nỡ cắt dây chuông, cắt luôn dây điệng thọi...". Sau cùng, cảm động tàn canh, Dũng - Loan cùng các ca viên Hiển Linh bên nhau hát những bài hát tiêu biểu của Trần Quốc Dũng như : sáng tác Đạo đầu tiên “ Chúa ơi,…Chúa ơi…”đơn sơ chân chất, sáng tác Đời đầu tiên : “Mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già” buồn da diết…
Kỷ niệm qua lời ca tiếng đàn, mặt nhìn mặt, tay nắm tay, khiến cho ai nấy ngậm ngùi, có mấy kẻ rưng rưng, kẻ ngồi bên vội dúi mảnh khăn giấy cho nó chậm nước mắt. Mặt ai nấy nhão hơn khăn ướt. Vậy còn bầy đặt hát nào Mẹ ơi của chị Triều, nào Màu tím hoa sim của Hữu Loan. Xuân mà sao cứ hát nhạc buồn quá trời, Tuấn rên ư ử, thôi hát “Ngụi ngầm” đi. Dũng tuân lệnh, nuốt lệ vào lòng, cầm guitar rải nốt, giọng nghẹn ngào, thiết tha, hết sức quyến rũ, mê hồn người, với nhạc phẩm “Ngậm ngùi” quá nổi tiếng của Phạm Duy mà rằng : “Nía chăng bại nứa chồi diều …Voàng hươn nư trính đối khẹp mếm cành”. Khặc khặc ! Rõ là tiếng Việt Nam mà nghe như tiếng Campuchia, lúc như chuyển sang Hoa ngữ.
Những cuộc hát hò hội ngộ thế này gọi là hát sống.
Hát mà gân cổ lên mới là hát sống.
Hát mà vừa hát vừa khóc mới là hát sống.
Hát mà còn dừng miếng mediator, gạt tay sửa chữ bình bông chứ không phải bình hoa, trong thơ Hữu Loan viết là bình bông.Hát tiếp, đoạn sau tập thể quên lại hát bình hoa, Ký lại cãi bình bông chứ không phải bình hoa. Ngừng hát để cãi nhau. Cười, hát tiếp.
Đấy, hát như thế tức là người sống hát nhạc sống. Hoa Thật !
Nhưng cuộc đời oái oăm!
Dũng -Loan về lần này giao ngôi nhà 499 cho người mua rồi thì còn chỗ nào cho chúng ta sum vầy, ca hát nữa ? Những gì tối hôm qua chúng ta sống cho nhau như vậy quý hơn vàng. Vàng không mua được.
Cho nên, bạn ơi, khi chia ly, hãy khóc to vào. Và xin hãy khắc ghi "Những năm tháng vui ca" vào lòng.
Kiếp ca công phụng vụ Thượng Đế của chúng ta đẹp dường bao !
Còn bây giờ ?
Chúng ta lại tiếp tục làm người Sống nghe nhạc Chết thôi.
Remote Tivi đâu rồi ?
CD Những năm tháng vui ca của CĐ Hiển Linh |
Vậy !
Ngày nay, người sống toàn nghe nhạc chết. Nhạc chết là Hoa giả .
Ta mở ti vi, ấy, trông cô ca sĩ hát trên sân khấu hát là cô ấy hát nhạc chết đấy. Ta xem đại nhạc hội, Bai-nai,Bai-niếc gì ấy, múa may quay cuồng điên loạn theo nhạc chết cả đấy. Nó nằm chết trong máy, chờ nghe lệnh ta bấm nút. Không bấm nó không hát, không phải nhạc chết sao ?
Tại vì nhạc ấy người ta đã thu sẵn vào máy rồi, đến lúc thì vặn nút cho nó phát ra.
Không thu sẵn làm sao vừa nhảy tưng tưng như thế vừa ngân dài , láy lung được ?
Không thu sẵn làm sao cho ra một dàn nhạc vĩ đại, trên sân khấu, nhạc chơi hoành tráng, tim-pha- ni bùm bùm bùm, nhưng anh đánh trống đang nằm ở nhà. Là sao, là sao ? Là đem Hoa Giả cắm bình.
Cuộc đời oái oăm quá nữa :
Con người ta khi chết, nằm trong áo quan rồi mới có cơ hội được nghe nhạc sống.
Bây giờ, gu thời đại là trước quan tài người thân, tang gia bối rối sẽ thuê một dàn nhạc Tobia, bao gồm một số kèn, trống, phách v.v. Những Nhạc công của dàn nhạc này mặc đồng phục áo, quần, mũ kết trắng viền đen, giày đen rất đẹp. Tay cầm nhạc cụ. Toàn ban nhạc được xếp đứng nghiêm chỉnh tại một vị trí chính thức và quan trọng trong nhà đám để chơi nhạc, gọi là nhạc đám ma. Dưới sự điều khiển bằng đũa của nhạc trưởng, các nghệ sĩ kèn bậm môi, phì phò thổi. Ai đánh trống đánh toát mồ hôi, ai gõ sênh phách, song lan cũng dặt dìu theo bước.
Đám tang người nam, bài Ơn cha thổi xong đoạn đầu, các nhạc công bỏ nhạc cụ xuống, cùng cất tiếng hát :
“Nào những khi con buồn
Cha đến bên vỗ về
bàn tay xoa trên trên mái tóc mến thương …” rồi nâng kèn lên thổi tiếp.
Có đám tang bà cụ, tấu xong đoạn đầu, các nhạc công bỏ nhạc cụ xuống, đồng thanh :
“Chinh nhân ơi,
Xin anh trở về, chinh nhân ơi xin anh trở về,
người yêu anh bé nhỏ sẽ yêu anh trọn đời…”rồi nâng kèn lên thổi tiếp.
Những người Sống ấy đã trân trọng đứng hát Sống cho vị khán giả độc nhất là Người Chết đang nằm trong quan tài nghe.Thế là nhạc Sống dành cho người Chết.
Tang gia nào nghèo của, neo người thì lên mạng tải free nhạc Kèn đám ma về, mở máy phát ròng rã ba ngày ba đêm, cho tới khi đưa thiêu. Thức cũng phát, ngủ cũng phát. Nhạc chết canh thức cho người chết đỡ buồn. OK, vậy là Người Chết nghe nhạc Chết.
Tóm lại, có mấy loại nhạc Sống-Chết, có mấy loại oái oăm thay!:
1. Người sống hát nhạc sống : như tối hôm qua, gồm Dũng - Loan và …đồng bọn, trong số đó có nhạc sĩ CMKý, cha Hưng và chị Triều.
2. Người sống hát nhạc chết : mấy người hát Karaoke.
3. Người chết nghe nhạc sống : Hội kèn Đám Ma
4. Người chết nghe nhạc chết : " Ứ ư ừ ư ử ứ ừ "triền miên. link tải : (tại đây)
Gẫm : Nhạc Sống nhạc Chết cũng nhiêu khê gớm !
NHT.
TA HÃY CẦU XIN CHO ĐỨC GIÁO HOÀNG
Lời tuyên bố thoái vị
của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16
J.B. Đặng Minh An dịch 2/11/2013
Sáng nay thứ Hai 11/2/2013, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tuyên bố thoái vị vì lý do sức khoẻ.
Dưới đây là lời tuyên bố của Đức Thánh Cha trong công nghị Hồng Y đặc biệt diễn ra sáng thứ Hai 11/2/2013.
Các Hiền Huynh thân mến,
Tôi đã triệu tập các Hiền Huynh đến Công Nghị này, không chỉ để bàn về ba án phong Thánh nhưng còn là để trao đổi với các Hiền Huynh một quyết định rất quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội. Sau khi đã nhiều lần tự vấn lương tâm trước mặt Chúa, tôi đã đi đến sự xác tín rằng năng lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để cáng đáng đầy đủ sứ vụ Giáo Hoàng. Tôi biết rằng sứ vụ này, do bản tính siêu nhiên của nó, phải được thực hiện không chỉ bằng lời nói và việc làm, nhưng phải đi kèm với không ít những lời cầu nguyện và đau khổ. Tuy nhiên, trước một thế giới với quá nhiều những thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin; để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin Mừng, cả năng lực của trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết. Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi đã phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho tôi. Vì lý do này, và cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành động này, với hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố thoái vị khỏi sứ vụ của Giám Mục Roma, Người kế vị Thánh Phêrô, đã được giao phó cho tôi bởi các Hồng Y ngày 19 Tháng Tư năm 2005. Như thế, kể từ 20 giờ ngày 28 Tháng Hai năm 2013, Ngai Tòa Thánh Phêrô, sẽ được bỏ trống và một Mật Nghị Hồng Y sẽ được triệu tập để bầu vị Giáo Hoàng bởi những vị có thẩm quyền.
Các Hiền Huynh thân mến,
Tôi chân thành cảm ơn tất cả anh em vì tình yêu và những công việc mà anh em đã ủng hộ tôi trong sứ vụ của mình và xin tha thứ cho tất cả các khiếm khuyết của tôi. Và bây giờ, chúng ta hãy ủy thác Giáo Hội cho sự chăm sóc của vị Mục Tử tối cao của chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô, và khẩn cầu Mẹ Maria chí thánh của Ngài trợ giúp các Hồng Y Giáo Phụ với lòng ưu ái từ mẫu của Mẹ trong việc bầu Đức Tân Giáo Hoàng. Liên quan đến bản thân mình, tôi cũng muốn tận tụy phục vụ Giáo Hội Thánh của Thiên Chúa trong tương lai thông qua một cuộc sống tận hiến cho việc chuyên tâm cầu nguyện.
Từ Vatican, ngày 10 tháng 2 năm 2013
+ BENEDICTUS PP XVI
của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16
J.B. Đặng Minh An dịch 2/11/2013
Sáng nay thứ Hai 11/2/2013, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tuyên bố thoái vị vì lý do sức khoẻ.
Dưới đây là lời tuyên bố của Đức Thánh Cha trong công nghị Hồng Y đặc biệt diễn ra sáng thứ Hai 11/2/2013.
Các Hiền Huynh thân mến,
Tôi đã triệu tập các Hiền Huynh đến Công Nghị này, không chỉ để bàn về ba án phong Thánh nhưng còn là để trao đổi với các Hiền Huynh một quyết định rất quan trọng đối với đời sống của Giáo Hội. Sau khi đã nhiều lần tự vấn lương tâm trước mặt Chúa, tôi đã đi đến sự xác tín rằng năng lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để cáng đáng đầy đủ sứ vụ Giáo Hoàng. Tôi biết rằng sứ vụ này, do bản tính siêu nhiên của nó, phải được thực hiện không chỉ bằng lời nói và việc làm, nhưng phải đi kèm với không ít những lời cầu nguyện và đau khổ. Tuy nhiên, trước một thế giới với quá nhiều những thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu sắc đến đời sống đức tin; để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin Mừng, cả năng lực của trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết. Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi đã phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho tôi. Vì lý do này, và cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành động này, với hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố thoái vị khỏi sứ vụ của Giám Mục Roma, Người kế vị Thánh Phêrô, đã được giao phó cho tôi bởi các Hồng Y ngày 19 Tháng Tư năm 2005. Như thế, kể từ 20 giờ ngày 28 Tháng Hai năm 2013, Ngai Tòa Thánh Phêrô, sẽ được bỏ trống và một Mật Nghị Hồng Y sẽ được triệu tập để bầu vị Giáo Hoàng bởi những vị có thẩm quyền.
Các Hiền Huynh thân mến,
Tôi chân thành cảm ơn tất cả anh em vì tình yêu và những công việc mà anh em đã ủng hộ tôi trong sứ vụ của mình và xin tha thứ cho tất cả các khiếm khuyết của tôi. Và bây giờ, chúng ta hãy ủy thác Giáo Hội cho sự chăm sóc của vị Mục Tử tối cao của chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô, và khẩn cầu Mẹ Maria chí thánh của Ngài trợ giúp các Hồng Y Giáo Phụ với lòng ưu ái từ mẫu của Mẹ trong việc bầu Đức Tân Giáo Hoàng. Liên quan đến bản thân mình, tôi cũng muốn tận tụy phục vụ Giáo Hội Thánh của Thiên Chúa trong tương lai thông qua một cuộc sống tận hiến cho việc chuyên tâm cầu nguyện.
Từ Vatican, ngày 10 tháng 2 năm 2013
+ BENEDICTUS PP XVI
Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013
HIỂU ! HIỂU !
Hôm nay Mồng Hai Tết.
Đã trôi qua trong an mạnh ngày Mồng Một, ngày hãi hùng nhất đối với một người “già vừa vừa ” như mình. Gió heo may vẫn rất êm.
Happy New Year, không lên máu tăng đường, không cộc đầu vào cạnh cửa.
Thật là hạnh phúc vì được bình an và khỏe mạnh.
Cảm tạ Ơn Trên đã ban cho chúng con một ngày đầu năm tốt lành, không có gì lo âu phiền muộn, chẳng có lý gì để thở than.
Ở trên mạng điện tử, người ta thống kê rất chi tiết về những yếu tố cấu thành một cuộc sống hạnh phúc mà điểm lại thì mình có cả. Như vậy mình là người hạnh phúc.
Nhìn quanh, ai cũng hạnh phúc, cả nhà, cả xóm, khắp phố phường mọi người đều vui tươi chào đón nhau. Câu chúc đầu miệng luôn như hoa nở đúng lúc.
Và trong bầu không khí tuyệt hảo như thế,
Đôi chân cũng được nghỉ ngơi, xoãi, rung, duỗi thảnh thơi thoải mái.
Hai bàn tay đỡ phải lao nhọc như thường ngày ( vì thế cổng blog tạm cài then 1 ngày ), chỉ việc xòe xòe, thế thôi.
Miệng chỉ biết chúc, biết cười, tai nghe toàn lời đẹp hơn thơ, mơ hơn … thực.
Và nhất là cái đầu.
Đón Tết đố ai không ra tiệm làm đầu ! Cắt, uốn, gội, nhuộm, chải bới, duỗi thẳng, hấp dầu ! (dù cuối năm giá dịch vụ này tăng không tưởng !)
Vậy mình cũng làm đầu, theo cách của mình :
Vứt hết thun, nơ, kẹp, bờm, mình cởi bỏ mọi buộc ràng :
Gội với chanh và bồ kết-hương nhu cho thơm mượt, sạch gàu.
Đoạn,
Buông xõa hết từng suy nghĩ mông lung, lo âu vơ vẩn
Buông xõa hết những tính toán thiệt hơn, đắn đo lợi hại
Buông hết xét đoán dông dài, tai nghe mắt thấy.
Rỗng không ! Trống trải !
Không buồn
Không vui
Không buồn vui lẫn lộn.
Đó là ngày hôm qua, Mồng Một Tết, ngày hãi hùng nhất trong năm ( đối với một người ở lứa tuổi hiểu được nghĩa gió heo may đã về).
Và vì cuộc sống không luôn chiều chuộng ta,
Hôm nay là Mồng Hai Tết, gàu lại bắt đầu bám trên da đầu.
Tại táy máy kéo then cài cổng blog.
Rồi xem, sẽ dày dần một loại gàu ...bẩm sinh tai quái .
Hiểu !
Hiểu !
Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013
THƯA NỖI NGHẸN BUỒN
Có bao giờ bạn để ý thấy rằng tinh thần chúng ta khi về khác khi đi, khi xuống khác khi lên không ? Mình thấy có như thế đấy. Ngày ở cấp Ba trường Nguyễn Bá Tòng, một hôm trong giờ Tâm Lý học, giáo sư Triết Trần văn Hiến Minh đặt câu hỏi rằng: Nhớ khác nhớ nhung thế nào ? Mình đã giơ tay đáp rằng: Nhớ thuộc lý trí, còn nhớ nhung thuộc tình cảm. Đi xa về gần, thầy hỏi tại sao, mình trả lời dạ thưa tại lòng con người ta để ở nhà, nơi xuất phát.Thầy bảo ừ đúng đấy. Hi hi, thế là khi đi khác khi về ! Còn lên ? Thì phải cố gắng, mệt, mỏi, toát xì cấu , nản, tất cả kéo trì đôi chân và sức mình. Ví dụ xưa, khi núi rừng Tà Cú chưa khai thông, chúng mình hổn hển lọ mọ trèo đá, vát cây, vạch từng cành lá rừng, vin vai nhau leo từng bước, ba tiếng đồng hồ mới lên tới chỗ Phật nằm. Mấy lần muốn bỏ cuộc. Thế còn khi xuống, cũng lối ban nãy lên, sao chuồi nhanh ra phết, tại vì biết giữa đường có nhà chùa, ta mong được dừng chân, vào chùa uống ngụm nước chè tươi lấy sức. Cái mong, cái muốn về chốn cũ, nơi ta đi sẽ kéo ta về, là cái tình cảm luyến nhớ đó, giúp cho ta cảm thấy đường về ngắn hơn đường đi dù vẫn là một lối cũ.
Đường xưa lối cũ, nên thơ như cố nhạc sĩ Hòang Thi Thơ đã nhẹ nhàng viết :
"Có bóng tre che thôn làng
có ánh trăng soi đường đi
có tiếng ca trên sông dài
có tiếng ru ru lòng ai..."
dẫu không còn gặp lại mẹ, lại em, lữ khách tha hương vẫn canh cánh mong ngày về.
Mình yêu hình ảnh người đi, vì biết lòng người ấy luôn đầy ắp ước muốn ngày về.
Tết này, xin cầu chúc những ai xa nhà có điều kiện trở về.
Ai bước chân về, xin chúc cho gặp được em, gặp được mẹ.
Ai không gặp được mẹ, được em, xin chúc cho nước mắt ngọt ngào.
Ai cô đơn cô quạnh, xin chúc cho lòng thanh thản với Chúa, với Thiền.
Ai đang bước những bước cuối cùng, xin cho dừng chân nhẹ nhàng êm ái.
Ngày trở về vẫn luôn là niềm mơ ước của con người. Sinh ký tử qui, sống gửi thác về. Huống hồ là những ngày dài trên dương thế đang càng ngày càng gieo thêm nhiều buồn bã, hư hao, chán nản, tuyệt vọng.
Bạn nghĩ gì khi xem ảnh một thành phố ở nước ta trang trí mừng Xuân hết 17 tỉ ? Mình nghĩ 17 tỉ ấy xây được ít là 30 căn nhà. Sau vài ngày Tết, những vật dụng trang trí sẽ trở thành một núi rác, nhưng nếu đem số tiền ấy xây mái ấm cho 30 gia đình đồng bào nghèo, sẽ là tài sản quý giá, cần thiết đem lại niềm vui và hạnh phúc lâu dài cho bao nhiêu con người, trong đó có bao nhiêu phụ nữ và con trẻ. Và chúng ta cần, chúng ta yêu những đứa trẻ ấy.
Bạn nghĩ sao nếu mai quê ta gặp gian nan khốn khó, kẻ lạ vào nhà, bà con không còn niềm vui ngày trở về nữa ?
Ngày Tết vui vì là ngày mọi người trở về.
Còn một lời chúc nữa gửi tới ai xa xôi, cách trở không mong có ngày về, xin hãy thoáng quên nỗi nghẹn buồn xa xứ để nhớ rằng, ở một nơi kia, có người đồng hương của mình còn nằm trong một nhà tù nào đó, có thể có bánh tét, nhưng để nuốt miếng bánh, hẳn còn nghẹn hơn chúng mình nhiều.
Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013
ÁNH SAO XINH
Hôm qua, tâm sự với một người bạn về nỗi buồn vô tận mình đang gặp phải, bạn chia sẻ, trong bộ phim kia, nhân vật đóng vai bà Tống Mỹ Linh có nói một câu mà bạn nhớ hoài : Có những điều không thể nói ra, chỉ giữ trong lòng, mãi mãi. Mình cũng muốn nỗi buồn này mãi mãi ở trong lòng mình. Sẽ không bao giờ nói ra , nhất là với người trong cuộc đã làm cho mình buồn và nhất là nói ra để đòi hỏi một điều gì đó cho bản thân, bởi vì mình biết trước, khi đó, mình sẽ hết buồn, nhưng mất ....vui.
Suy cho thấu đáo, niềm vui đích thực chỉ đến khi mình làm một điều gì đó đèm đẹp, được coi là bắt chước các vĩ nhân thực thi lời các ngài dạy, ví dụ, lời thánh Phanxicô Átsidi , trong kinh cầu của ngài. Kinh Hòa Bình.
Sẽ xấu hổ khi đưa ra những lời ngài dạy rồi nói tôi làm như thế được.
Không, cái tôi này yếu hèn, xấu xa, khó lòng cư xử tốt như vậy, như vậy.Kinh đó cao siêu quá.
Dẫu kinh đó chỉ là lời cầu nguyện, khấn xin, xin dùng con, xin dạy con....
Nhưng, cũng NHT. của Chúa đây, ít khi chấp nhận nằm bẹp, với tinh thần đó, mình ngước lên cao.
Chúa biết lòng con muốn gì.
Mình tin Chúa chúc phúc cho ước muốn của mình.
Bởi Chúa đang chứng kiến mình post câu chuyện này, nó sẽ theo mình ít là hôm nay, nhưng mình còn tin, còn mong, không chỉ hôm nay. Xin Chúa nhắc con hằng ngày và ban trí hiểu cho con thực thi điều đẹp lòng Chúa :
Chỉ nghĩ tốt cho người khác.
Chuyện đơn sơ như sau :
Xưa kia có một linh mục thánh thiện đến nỗi không bao giờ nghĩ xấu về người khác.
Ngày nọ, ngài ngồi trong một nhà hàng, uống một tách cà phê là tất cả những gì ngài có thể dùng vì hôm đó là ngày ăn chay kiêng thịt. Lúc ấy, ngài ngạc nhiên thấy một giáo dân trẻ của cộng đoàn mình đang ngồi nhai một đùi thịt ở bàn kế bên.
“Thưa Cha, con nghĩ con không làm cha sốc”, chàng trai trẻ cười nói.
“À, cha cho rằng con quên hôm nay là ngày ăn chay và kiêng thịt”, linh mục đáp.
“Dạ không, dạ không. Con nhớ mồn một”.
“Thế chắc con bị ốm. Bác sĩ cấm con ăn chay”.
“Không hề. Con cực kỳ khỏe mạnh”.
Nghe thế, linh mục ngước mắt lên trời và nói, “Lạy Chúa, thế hệ trẻ này là mẫu gương sáng ngời cho chúng ta! Ngài có thấy cách chàng trai... thà nhận tội còn hơn nói dối không?”.(sưu tầm)
Lạy Chúa, cho con thòng thêm một câu: Trên trần gian này, kiếm được một cha như vậy, đỏ mắt !
NHT.
Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013
CHUYỆN NHƯ THẬT
Có một chàng đứng dưới gốc cây chờ người yêu, cứ chằm chằm ngó đồng hồ, sốt ruột vì chưa tới giờ hẹn. Anh đứng ngồi không yên, cứ đi đi lại lại hoài, mong sao cho thời gian qua nhanh đề người yêu sớm đến. Bỗng một cụ tiên hiện ra, ban cho anh một chiếc đồng hồ đặc biệt, bảo hễ xoay tới một vòng là thời gian tiến nhanh như mình mong muốn. Tiên hiền từ căn dặn một điều cực quan trọng là dù có yêu cho lắm, mong cho lắm, con đừng lạm dụng chức năng đặc biệt của chiếc đồng hồ ấy nghen con .
Rõ là yêu quá hóa rồ, một tình yêu mù quáng, Cụ tiên vừa biến đi là anh chàng vội vàng vặn đồng hồ veo veo.
Và thế là người yêu liền đến.
Hai người ôm nhau tha thiết.
Nhưng chỉ ôm nhau thì chưa thỏa lòng, anh chàng lại muốn mau tới ngày cưới để hai người được sống mãi bên nhau.
Anh lại vặn đồng hồ nữa, và thấy mình đang đám cưới.
Vẫn chưa thỏa mãn, anh lại muốn mau có con, nên lại vặn, và thấy mình có con. Rồi anh muốn con mình mau lớn.
Lại vặn đồng hồ và thấy con mình đã lớn. Nhưng nó chưa có sự nghiệp, chưa có gia đình.
Ông lại vặn đồng hồ – bây giờ phải gọi là ông – thì thấy con mình có nghề nghiệp, có gia đình. Ông lại muốn có cháu để bồng, rồi lại muốn có chắt, chút, chít…
Cứ thế ông vặn, vặn, vặn và thời gian cứ tiến tới vùn vụt.
Một hôm ông không vặn nổi chiếc đồng hồ ấy nữa và chợt khám phá mình đã quá già, đang nằm trên giường hấp hối. Khi đó ông mới sực nhớ lời khuyến cáo của vị tiên là chớ nên lạm dụng chiếc đồng hồ kỳ diệu ấy. Nhưng khi đó hối tiếc thì đã muộn. Bây giờ ông gần chết rồi mà hầu như chưa hưởng được những niềm vui của tuổi thanh xuân. Ông tiếc vô cùng.
Ông lấy hết sức tàn còn sót lại để vặn ngược chiếc đồng hồ. Ông có vặn nổi không ? Không nổi nữa rồi. Nhưng ông lại cố sức một lần nữa. May thay lần này ông thành công.
Ông thấy mình trở lại thành một người thanh niên đang đứng dưới gốc cây ngày xưa chờ người yêu. Mặc dù chưa tới giờ người yêu đến, nhưng y – bây giờ ta gọi bằng y – không sốt ruột nữa. Y đưa mắt nhìn những khóm hoa chung quanh, lắng tai nghe tiếng chim hót trên cành, hít thở những luồng gió mát ngoài đồng nội.
Và y thấy cái giây phút hiện tại đẹp quá, hạnh phúc wá…
Bình tĩnh chờ người yêu tới, dưới tán lá mát xanh , y hào hứng nhảy Gangsnam....he he !
Rõ là yêu quá hóa rồ, một tình yêu mù quáng, Cụ tiên vừa biến đi là anh chàng vội vàng vặn đồng hồ veo veo.
Và thế là người yêu liền đến.
Hai người ôm nhau tha thiết.
Nhưng chỉ ôm nhau thì chưa thỏa lòng, anh chàng lại muốn mau tới ngày cưới để hai người được sống mãi bên nhau.
Anh lại vặn đồng hồ nữa, và thấy mình đang đám cưới.
Vẫn chưa thỏa mãn, anh lại muốn mau có con, nên lại vặn, và thấy mình có con. Rồi anh muốn con mình mau lớn.
Lại vặn đồng hồ và thấy con mình đã lớn. Nhưng nó chưa có sự nghiệp, chưa có gia đình.
Ông lại vặn đồng hồ – bây giờ phải gọi là ông – thì thấy con mình có nghề nghiệp, có gia đình. Ông lại muốn có cháu để bồng, rồi lại muốn có chắt, chút, chít…
Cứ thế ông vặn, vặn, vặn và thời gian cứ tiến tới vùn vụt.
Một hôm ông không vặn nổi chiếc đồng hồ ấy nữa và chợt khám phá mình đã quá già, đang nằm trên giường hấp hối. Khi đó ông mới sực nhớ lời khuyến cáo của vị tiên là chớ nên lạm dụng chiếc đồng hồ kỳ diệu ấy. Nhưng khi đó hối tiếc thì đã muộn. Bây giờ ông gần chết rồi mà hầu như chưa hưởng được những niềm vui của tuổi thanh xuân. Ông tiếc vô cùng.
Ông lấy hết sức tàn còn sót lại để vặn ngược chiếc đồng hồ. Ông có vặn nổi không ? Không nổi nữa rồi. Nhưng ông lại cố sức một lần nữa. May thay lần này ông thành công.
Ông thấy mình trở lại thành một người thanh niên đang đứng dưới gốc cây ngày xưa chờ người yêu. Mặc dù chưa tới giờ người yêu đến, nhưng y – bây giờ ta gọi bằng y – không sốt ruột nữa. Y đưa mắt nhìn những khóm hoa chung quanh, lắng tai nghe tiếng chim hót trên cành, hít thở những luồng gió mát ngoài đồng nội.
Và y thấy cái giây phút hiện tại đẹp quá, hạnh phúc wá…
Bình tĩnh chờ người yêu tới, dưới tán lá mát xanh , y hào hứng nhảy Gangsnam....he he !
Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013
GIẢN DỊ THÔI !
Lễ sáng nay nghe cha giảng :
Có bà kia đến nói với tôi : Cha à, tháng rồi tiền điện nhà con tăng vọt. Kiểm tra thấy cũng xài bình thường, con liền làm đơn khiếu nại, đề nghị nhà điện kiểm tra dùm. Thì ra mấy chú nhân viên tính lộn. Sau đó con được biết, mấy chú ấy đã bị cấp trên cho nghỉ việc . Con thật áy náy, vì một tờ thư khiếu nại của con đã làm cho mấy người thất nghiệp. Vậy con có tội không ? Cha giảng tiếp : Người có lòng đạo đức biết lo âu như vậy. Người đó cho rằng hành vi của mình là một lỗi lầm, dù chính đáng nhưng gây lụy cho người khác cũng không được bình an .
Mình nghĩ, cha hiểu đơn sơ quá, bà này chỉ có bệnh bối rối thôi.
Cái ông cấp trên kia kìa, mới là người tốt. Nếu…
1. Mấy chú nhân viên đó hư.
2. Cá nhân cấp trên công tâm .
3. Bao lâu nạn tham nhũng, dối trá còn đang hoành hành.
Cho nên, nhân bài giảng của cha, cuối năm, mình có đôi lời mong ước :
1. Ước gì người mình sống thành thật hơn.
2. Ước gì người mình đủ ăn để không còn tham của.
3. Ước gì người mình biết áy náy khi thấy vì mình mà người khác bị thiệt hại.
4. Ước gì các cấp trên có đời sống đạo đức tốt để biết xét xử cho công bằng.
5. Ước gì người mình biết nhận lỗi để được nhận lòng nhân ái của người chung quanh.
6. Ước gì người mình ai cũng có việc làm lương thiện.
7. Ước gì người mình ai cũng giỏi toán và không tính sai bao giờ.
8. Ước gì trong từ điển Việt Nam không còn từ tham nhũng.
9. Ước gì cha xứ nào cũng thật đơn sơ như vầy.
10. Ước gì phụ nữ mình bà nào cũng biết bối rối như vầy.
Không biết những mong ước trên có quá cao vời không nhỉ ?
Giản dị thôi mà !
Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013
BÁN NHẠC HỘ CHỒNG
Người phụ nữ ấy láng giềng quen gọi là Mẹ Nốt vì đẻ ra đứa con nào thì chồng chị lấy tên các nốt nhạc mà đặt cho chúng, Đô,Rê,Mi,Pha,Son,La,Si.
Nhạc sĩ Nguyễn Hát, chồng chị, vừa thực hiện xong cuốn Thánh Ca vĩ đại dầy 408 trang, nặng gần 1 kílô, bìa màu, do họa sĩ nổi tiếng trình bày rất đẹp, với sự cộng tác của nhiều nhạc sĩ khác nhưng chị biết, công chồng chị trong tác phẩm đồ sộ này rất là vất vả.
Chị quyết định hy sinh thời giờ quý báu, đi bán nhạc hộ chồng. Giữa trưa, Mẹ Nốt đành lòng dang nắng, cho ngàn vạn tia cực tím huỷ hoại làn da bóng bẩy, mịn màng với sắc đẹp mặn mòi tuổi trung niên ít ai có, chị lầm lũi bước về hướng tu viện MTG, đầu đội một thúng chất đầy sách nhạc của chồng. Chị đi bán Thánh ca cho các sơ quen biết, bởi nhạc sĩ thường công quả những giờ dạy hát, tập hát cho các sơ, vợ chồng chị nhẵn mặt tất cả các sơ từ trên xuống dưới trong dòng này. Hy vọng tràn trề Bề Trên sẽ mua cho mỗi sơ một cuốn để giúp đỡ người thành tâm. Giả như ở vào trường hợp này ai chả làm thế. Bán hết ngần này cuốn, nhẹ thúng, vợ chồng con cái vui. Chị hân hoan tiến vào tiền đình nhà Chúa.
Nghe báo có Mẹ Nốt vào bán sách Thánh Ca, Bề Trên cho chị Phó ra tiếp. Chị Phó nhờ chị Cố vấn Ba vì đang và dở bát cơm. Chị Cố vấn Ba dốt việc mua bán, đổ lệnh xuống chị Cố Tư. Chị Cố Tư bảo em biết gì về nhạc. Bèn chuyển bài sai cho chị Giáo Nhạc.
Giáo Nhạc là chính xác. Xem, chọn nội dung các bài hát để tập cho cả và nhà Dòng là đúng việc của sơ Giáo Nhạc rồi.
Mẹ Nốt ngồi chờ ngoài nhà khách một lúc lâu, chưa có gì vào bụng, nghe cồn cào sôi réo, vậy mà vừa thấy bóng dáng Giáo Nhạc từ phía Nội vi bước ra, bỗng quên cả đói, mặt mũi sáng bừng, tươi tỉnh, đứng bật dậy chào sơ.
Giáo Nhạc, một nữ tu còn rất, rất trẻ, mặt búng ra sữa, chắc chỉ hơn con bé Nốt Mi nhà Mẹ Nốt tí tuổi, bước vào phòng tiếp khách, chào lại, mời ngồi.
Đoạn, với tư cách một Nhà chuyên môn về Âm nhạc Thánh, sơ ngồi khoan thai xuống ghế, đưa chân phải vắt chéo qua chân trái, ưỡn ngực :
- Đâu, chị cho xem sách !
Mẹ Nốt kính cẩn trình người bằng hai tay, cuốn sách cáu chỉ, còn thơm phức mùi mực in.
Giáo Nhạc cầm lật xem, có lẽ với khả năng tài ba, sơ không cần xem bài hát, sơ chỉ cần nhìn tên tác giả cũng biết bài hay, dở.
Sơ thong thả điểm mặt từng nhạc sĩ có tác phẩm cộng tác trong sách :
- VƯƠNG DIỆU ! Cái …ông Vương Diệu này (kha kha ! Vậy là sơ không biết tác giả này chính là Linh mục Nhạc sĩ, Vương Diệu, Đoàn Trưởng nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh) làm nhạc thì cũng đự…ợc. HẢI TRIỀU nhạc buồn quá ! THẾ THÔNG KHƯƠNG HUỆ nhạc vui, nhưng hơi nhí nhảnh. VŨ VĂN LỊCH nhạc nặng nề. VŨ ĐÌNH ÂN nữa cơ à ? Vũ đình Ân cũng viết nhạc Đạo nữa à ? Tưởng chỉ biết viết nhạc đời thôi !
Rồi còn ….rồi còn….
Tuyệt nhiên không thấy phê bình nhạc sĩ NGUYỄN HÁT – Vợ chả ngồi ngay trước mặt sơ đây mà lại-
Sơ giỏi thật ! Biết hết ! Sinh sau đẻ muộn, mặt búng ra sữa mà biết hết sở đoản sở trường của toàn bộ các nhạc cụ ( nhạc sĩ già gọi là nhạc cụ) Công Giáo.
Nhưng, vầy mới đáng nói, đáng viết trên blog nè :
Sau một hồi lâu kiểm duyệt kỹ lưỡng thành phần Tên từng Tác Giả, ma sơ Giáo Nhạc, mầm non sáng lạn của nhà Dòng đưa trả Mẹ Nốt cuốn Thánh Ca, rời ghế đứng lên, tuyên bố :
- Cám ơn chị, tôi không mua.
Không mua, dù một cuốn à, Mẹ Nốt nóng máu, ứa gan, liền đứng phắt lên, xổ tuột một câu, hình như nếu biết suy nghĩ thì câu này làm cho sơ đau lắm.
Sau đó, chuyện này được phát trên đài truyền thanh tầm cỡ quốc gia ( chuyện này chỉ có ở Việt Nam). Người ta phỏng vấn Mẹ Nốt , thế câu Mẹ nói chính xác là như thế nào ?
Mẹ xua tay bảo thôi chả muốn lập lại. Đại khái là mắng ấy mà.
Thì biết là mắng rồi, nhưng mắng làm sao ?
Thôi chả nói ! ( chắc nói bậy rồi ngượng, hi hi!)
Mẹ Nốt là thế đấy. Người thì đẹp, tính tình thì tần tảo, giỏi giang đấy, nhưng “cơn bà lên bà chửi cho”, chả nể nang sơ siếc gì sất.
Hoan hô Mẹ này một cái,
Hoan hô Mẹ này,
nào chúng mình hoan hô ( 2 lần)
Nào ta hoan hô.
Đúng rồi, vợ nhạc sĩ chứ thường a !
NHT
( 5 tháng 2.2013, kỷ niệm bữa ăn Tất Niên & phát hành sách ở nhà cha Vương Diệu)
Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013
RẢNH GHÊ, VUI GHÊ !
NHT. Xem đây chết cười.Trông họ nghiêm chỉnh thế đấy,Việt Nam ta "gì cũng cười" được. Nên nhớ cái tít minh họa cho biết là mỗi chiều đấy nhé. Người hai nước này rảnh ghê. Giá mà nước mình cũng rảnh như vậy, làm chuyện đóng cửa biên giới mỗi buổi chiều như vầy, rủ nhau đi coi, vừa đỡ tốn tiền mua vé xinê, vé coi hát, coi tài năng tài niếc, cặp đôi cặp điếc,lại quên đời, đỡ buồn biết bao.
Tại biên giới Ấn Độ và Pakistan :
Nghi thức đóng cổng biên giới mỗi buổi chiều.
Tại biên giới Ấn Độ và Pakistan :
Nghi thức đóng cổng biên giới mỗi buổi chiều.
ĐÔNG QUÁ SỨC !
Người thân đi Cali về khen nức nở bên Mỹ người ta sống rất thật. Cái gì cũng phải thành thật. Mỹ ghét nhất sự giả dối. Mình ngẩn ngơ suy nghĩ. Nghĩ lung lắm, tới nỗi quên luôn hôm qua là 23, tiễn ông Táo về trời. Tới lúc thấy em gái chưng đầy hoa đèn, trái trăng trên bàn thờ mới ủa, a. Mẹ biết thế nào cũng mắng mỏ.
Nhưng tiễn Táo thì thưa gì ? Liệu có thưa thật không đấy, hay lại hoa hòe hoa sói, già vờ giả qué, chứ năm vừa rồi có gì hay tốt đâu nào ! Đã nói thì phải nói thật, không thì thôi. Thử hỏi nhờ Táo trình những gì ? Ngọc Hoàng không cần lên mạng cũng biết cả, có mà xấu hổ lấy rổ mà che. Cho nên mình nghĩ thôi im lặng đi, hay ho gì bày sớ.Đó, thì có sao nói vậy, mình cũng thật lắm, y như Mỹ , (chắc qua Mỹ ở hợp đa !)
Vì sao ngày tiễn ông Táo về chầu Ngọc Hoàng mình không có gì ?
Không có gì là không có gì ?
Nói thật nghe, vì không muốn thói hối lộ đó.
Bây giờ nhà nước đang đánh tham nhũng, ta đừng nuôi tính xấu cho ông Táo. Cứ để ông lên cao ông trình tuốt. Sự thật mất lòng, nhưng Ngọc Hoàng công minh chính đại hơn cả thảy, ngài cũng chỉ mong con cái nói thật. Nói thật ngài còn thương hơn.
Vì thế mình quyết định không tiễn là không tiễn. Táo đi bảo trọng.
Cho tới giờ, qua ngày sau rồi mà Táo chưa trở về.
Không hiểu có chuyện gì ?
Trời mây trong xanh, E- lai thông thoáng, bóng dáng Táo mô ?
Nhìn đồng hồ hoài sốt ruột, thôi rồi chắc Trời đang giận dữ sao nhà ngươi nhiều chuyện quá! Xin người thương, nhận cho lòng thành, nhà con ăn ngay ở lành, có lỗi chăng là nhiều lúc cũng xấu tính, đem lòng bất mãn lắm. Tức giận chuyện nọ, khinh mạn chuyện kia, nhưng giả như Ngọc Hoàng có xuống trần gian tham quan sẽ thấy thương ngay. Dân Việt Nam, nhà nào cũng thế thôi, bao lâu chưa sửa đổi hiến pháp ạ.
Trời đã trưa, lũ trẻ nhễu nhão đòi cơm, Táo đâu về rỗi.
Bỗng, cá chép đậu cái chóc xuống sân.
Táo bước xuống, mồ hôi nhễ nhại, vuốt mặt nhăn nhó, thông cảm, tớ phải xếp hàng chờ ký tên kiến nghị thay đổi hiến pháp.
Trên trời cũng có hiến pháp a ?
Không. Trên ấy các Thánh các Phật đòi mang bản Kiến nghị ở nước mình lên cho các Vị ký. Tranh nhau mà ký nhá. Đông quá sức lẽ mình !
Thế a, vui nhỉ.
Cười toe khoái chí, nhẩy cẫng vào nhà, bật bếp ...ga .
Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013
BẢN GỐC MÀU TÍM HOA SIM
NHT. Rất cám ơn nhạc sĩ Lê Thế Cường từ hải ngoại đã tận tình gửi về cho NHT' blog, đây là bản gốc của Bài thơ Trăm Triệu "Màu Tím Hoa Sim" của Hữu Loan. Bạn đọc sẽ phát hiện ra một số câu nhạc sĩ Phạm Duy đã...quên viết vào Áo anh sứt chỉ đường tà, cho nên nhạc sĩ Lê Thế Cường bèn nổi hứng tiếp bút :
"Tôi ví vọng về đâu ?
Tôi với vọng về đâu"...
Nghe đồn hồi đó, bài Màu tím hoa sim của LTC đã được hát tới nát cả ngõ nhỏ, phường to Tân Bình.( Cái tội phá hoại tài sản nhân dân nhá !)
Đây là bản được đăng trên Tuổi Trẻ mà người sưu tầm đã giữ cẩn thận đến nỗi không dám gôm mấy nét chì bên lề vì sợ rách giấy.
Cám ơn những độc giả biết trân trọng một tác phẩm nghệ thuật như vậy. Nhờ những quý vị này, hậu thế mới còn biết được những báu vật của tiền nhân để lại. Chỉ tiếc bây giờ, cả miếu, cả đền , cả bia đá cũng còn bị đục bỏ. Một tờ giấy báo, biết có được mấy người quý hóa nâng niu. Ôi! Cuối năm than xả xui!
"Tôi ví vọng về đâu ?
Tôi với vọng về đâu"...
Nghe đồn hồi đó, bài Màu tím hoa sim của LTC đã được hát tới nát cả ngõ nhỏ, phường to Tân Bình.( Cái tội phá hoại tài sản nhân dân nhá !)
Đây là bản được đăng trên Tuổi Trẻ mà người sưu tầm đã giữ cẩn thận đến nỗi không dám gôm mấy nét chì bên lề vì sợ rách giấy.
Cám ơn những độc giả biết trân trọng một tác phẩm nghệ thuật như vậy. Nhờ những quý vị này, hậu thế mới còn biết được những báu vật của tiền nhân để lại. Chỉ tiếc bây giờ, cả miếu, cả đền , cả bia đá cũng còn bị đục bỏ. Một tờ giấy báo, biết có được mấy người quý hóa nâng niu. Ôi! Cuối năm than xả xui!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)