#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

NHẬN XÉT GỬI BÀI BIỂU TƯỢNG CON CÁ



ht. Rất cảm ơn mh. đã cất công đọc và gửi cho ht'blog mấy nhận xét cho bài BIỂU TƯỢNG CON CÁ ((tại đây). Kiến thức càng được sửa sai, gọt giũa, càng sắc sảo, tinh vi, chính xác. Mình mong những tấm lòng của Quý Bạn Đọc yêu mến mà góp ý cho ht.' như thế này. Cũng mong tác giả bài Biểu tượng con cá mình trích từ Nguồn gxđaminh.net, nếu có gì cần phản hồi, vui lòng cho biết  ý kiến. Xin cảm ơn.

Trích (gxđaminh.net):
"Ngày nay ai đến thăm hang toại đạo Callixtô tại Rôma, có thể thấy biểu tượng “con cá” đã có từ rất xa xưa. Có người nghĩ rằng : các tín hữu muốn họa lại 2 con cá và 5 chiếc bánh được nhân lên cho 5000 người ăn, hoặc bữa ăn với cá Chúa dọn cho các môn đệ, sau phục sinh, trên bờ hồ Galilê. Thực ra “con cá” được phổ biến trong giáo hội sơ khai dựa trên chữ con cá trong tiếng Hy Lạp là Ichthus."

Nhận xét ( mh.): 
Biểu tượng con cá được dùng trong giáo hội sơ khai, không hẳn là dựa vào chữ Ichthus trong tiếng Hy Lạp. Cá là một trong những thức ăn chủ yếu ở miền biển hồ Galilee, nhiều môn đệ của Chúa từng là người đánh cá. Trong cuộc đời rao giảng của Chúa Giê-su, và sau khi Chúa sống lại, có nhiều câu chuyện liên quan tới cá, mà chuyện 2 con cá và 5 chiếc bánh là một trong nhiều chuyện đó. Sau đó trong thời kỳ Ki tô giáo bị bách hại trong các thế kỷ đầu tiên, các tín hữu đã dùng biểu tượng con cá để bí mật nhận ra nhau hoặc để truyền tin cho nhau. Cho nên thực ra thì biểu tượng con cá là dựa vào những sự việc xảy ra trong đời Chúa Giê su. Chữ Ichthus trong tiếng Hy Lạp chỉ có nghĩa đơn giản là cá, và sau này người ta mới giải thích các mẫu tự đó theo nghĩa "Iesous Christos Theou Uios Soter"

Trích (gxđaminh.net):
"Bảy ký tự này tổng hợp một danh xưng diễn tả khá đầy đủ về Chúa Giêsu. “IesousChristos Theou Uios Soter”, nghĩa là Giêsu Kitô - Con Một Thiên Chúa - Đấng Cứu Thế (Jesus Chirst, Son of God, Savior)."
Nhận xét:
- đó không phải là 7 ký tự, mà chỉ là 5 ký tự trong tiếng Hy Lạp "Iesous Christos Theou Uios Soter"
- các ký tự đó cũng không nói gì đến "Con Một Thiên Chúa", mà chỉ nói đến "Con Thiên Chúa"
Trích:
"Ta nhớ trong chuyện “Quo Vadis”, chàng Licinius nhìn thấy Lygia vẽ con cá trên mặt đất, đã đi tìm hiểu tôn giáo mới và trở thành kitô hữu."

Nhận xét (mh.):
- Quo Vadis là một tác phẩm văn chương đoạt giải Nobel, tuy có nhiều nhân vật có thật trong lịch sử, nhưng cũng có vài nhân vật hư cấu. Lygia là một nhân vật hư cấu. Nhiều bộ phim đã được quay dựa theo quyển tiểu thuyết này. Em rất thích cuốn phim do Deborah Kerr đóng, coi hoài không chán. Tuy nhiên, khi mình đang nói chuyện đạo, chuyện có thật, thì có lẽ không nên viện dẫn câu chuyện của một nhân vật hư cấu để làm dẫn chứng cho chuyện thật!
- Licinius - đúng ra tên của nhân vật đó là Marcus Vinicius, là một nhân vật không có thật trong lịch sử.
mh.

Không có nhận xét nào: