#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

ĐỨC CHA KỂ CHUYỆN


Trong Hồi ký của một Đức Cố Giám Mục có vài đoạn rất vui. Bạn đọc sẽ phải tủm tỉm khi nghe ngài kể chuyện Đức cha, các cha ngày xưa như thế nào. Cho thấy, các cha ngày nay văn minh hơn nhiều. Đi Roma, hành hương Đất Thánh hoài cũng tốt...thôi. Giảng Lễ nào, ngài xứ tôi cũng có đoạn: “Tôi còn nhớ hôm tôi ở Giêrusalem,tôi thấy ...”,(lúc ấy, mình liền chợp mắt "tranh thủ", ít cũng được mươi phút. Chả bao giờ phải chịu trận nghe cha giảng dài). Nhờ đi ra nước ngoài thường xuyên mà bây giờ các bài giảng của nhiều cha xứ có dài chuyện hơn, nhưng hình như chủ yếu là khoe khoang, không vui đơn sơ như chuyện ngày xưa thế này :  
**************************************************
 Trích Hồi ký  ĐỨC CHA PHAO LÔ :

1. “Khi cha Sinh làm lễ, người ngồi giảng hàng giờ. Nói đến sùi bọt mép, lấy khăn lau rồi lại tiếp tục. Giáo hữu ngủ gật ít nhiều, song không một ai kêu ca giảng dài. Kêu ca “giảng dài” là một phong trào xuất hiện mãi sau này”.(trang 23)
2. “Giáo dân thấy các cha vui vẻ ăn uống, họ vui mừng hãnh diện. Họ chú ý đến mỗi cử chỉ của các cha, lấy làm “khoái” khi thấy các cha cười khanh khách, nhất là cha lớn Thược, khi cười răng vàng hiện ra, người rung rung, ghế gần như gẫy”.(trang 25)
3. “Chào cha lại phải thêm những tiếng: Con xin phép lạy cha. Lúc ra về: Con xin phép về, để cha nghỉ ”, dường như cha chỉ có nghỉ ngơi, nằm võng chẳng phải làm việc gì. Một nếp sống tồn tại qua nhiều thế hệ”. ( trang 26)
4. “Nhưng cha nào hiền lành, bình dân, xem ra nhiều người lại không thích. Thí dụ cha Hiếu, khi đến nhà ông trẻ tôi đang làm trùm, thấy bà con giã gạo, người cũng đứng lên cối giã, bà con coi là tầm thường. Tuy nhiên người ta lại muốn gần gũi cha”. ( trang 26)
5.     “Số là một hôm, tôi mở đài Sài gòn, tiếng cô phát ngôn viên lanh lảnh phát ra, đức cha đi qua, thấy tiếng đàn bà trong phòng. Ngài chạy vào hỏi : “Cái gì? Cái gì?” (trang 114)
6.     “Lần nọ, rạp Majestic quảng cáo chiếu phim Đức Bà Lộ Đức ( Notre Dame de Lourdes). Tôi và một số cha đi, chúng tôi cũng mời cả Đức Cha Khuê đi. Có lẽ đây là lần đầu tiên ngài đi xem phim. Tôi ngồi bên cạnh ngài.Trước khi chiếu phim chính về Đức Mẹ, một phim đạo đức thánh thiện,người ta quen chiếu một số những đoạn phim tài liệu ngắn, trong đó có ít nhiều cảnh lõa lồ. Đức Cha luôn miệng: “ xằng xịt bậy bạ, bậy bạ xằng xịt”. Cố nhiên chỉ những người ngồi bên cạnh nghe thấy.Thật là trong sạch trước bùn nhơ nhớp, ánh sáng trước tối tăm. Đi xem phim để giải trí, nhưng thực ra y như bị tra tấn”. (trang 118)
7.     “Một định giá có vẻ ngạo mạn: giáo dân tốt hơn linh mục, linh mục hơn Giám Mục. Điều đó có thể chứng minh trong việc phong thánh, giới nào vững vàng nhất. Ở trong tù thường là thế này: giáo dân hơn tu sĩ, tu sĩ hơn linh mục. Trong những vấn đề khó khăn: giáo dân vững vàng, linh mục nhẹ nhàng, Giám Mục im tiếng, hoặc xuê xoa”. (trang 258)

Không có nhận xét nào: