#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

XỨ SỞ DỐI TRÁ


Mấy ngày qua bỗng dưng thế giới mạng lại lôi chuyện cô xướng ngôn viên VTV ra ném đá.
Chuyện của cô xảy ra lâu rồi, khi cô đi học ở nước ngoài đã lỡ dại hai lần, ở hai nơi, mang món hàng ra khỏi siêu thị mà quên tính tiền. Nếu chuyện xảy ra ở VN, thì sẽ có đủ các thế lực xuất hiện che chắn cho cô để không vỡ lở ra. Siêu thị sẽ không dám tố cô ra công an mà nếu có tố ra thì công an nơi ấy sẽ nhận ngay cuộc gọi bảo dẹp đi không được làm biên bản, báo chí cũng nhận vài cuộc gọi khuyên bỏ qua đi vì chuyện nhỏ như con thỏ. Nhưng chuyện của cô lại xảy ra ở cái xứ sở pháp luật nghiêm minh, thế lực từ trong nước vươn tay ra bằng sự dối trá cũng chỉ đủ giúp cô thoát ở tù chứ không thoát khỏi búa rìu dư luận. Tuy vậy khi về nước, mọi chuyện vẫn trở lại nhỏ như con thỏ, cô vẫn tiếp tục làm ở vị trí danh giá của nhà đài. Do vậy cứ mỗi lần thấy cô xuất hiện trên chương trình rao giảng văn hóa, đạo đức là mọi người nổi điên lên vì sự lừa dối trắng trợn... nên cô bị ném đá.
Suy cho cùng cũng tội nghiệp cho cô ấy, ở xứ sở nầy chuyện của cô thật ra cũng nhỏ như con thỏ so với những dối trá, lừa đảo vô cùng kinh khủng đang diễn ra khắp nơi từ mấy chục năm qua.
Một chuyện khác, cũng liên quan đến nhà đài, đang rộ lên đến hồi gay cấn, chưa biết kết thúc ra sao. Chuyện của một cô nhà báo nổi tiếng khác của VTV. Qua chương trình "Chưa hề có cuộc chia ly", cô nhà báo nổi tiếng đó đã phát hiện ra chuyện tìm hài cốt lừa đảo của hàng loạt các nhà ngoại cảm. Những thứ lâu nay người ta mang về cúng tế, thờ tự hóa ra không phải là hài cốt thật sự của liệt sĩ mà là xương heo, xương bò. Một nhà ngoại cảm danh giá đã bị bắt, những nhà ngoại cảm danh giá khác, vốn đang được thiên hạ đội trên đầu, kể cả một số quan chức ở các cấp chính quyền, nay trở nên hoảng loạn tìm cách cấu kết lại với nhau để chống chế, phản công. Và họ phản công rất tốt khi vạch ra cho mọi người thấy chương trình "Chưa hề có cuộc chia ly" của cô nhà báo ấy cũng có không ít "tiếc mục" lừa đảo.
Niềm tin tâm linh dựa vào thần thánh thông qua các nhà ngoại cảm, phút chốc bị sụp đổ tan hoang trong hàng vạn trái tim vốn đã nát tan vì mất mát thương đau. Những giọt nước mắt thổn thức trước cảnh đoàn tụ đầy cảm xúc, sau bao chục năm ly tan, của hàng triệu khán giả truyền hình bổng trở thành những giọt lố bịch.
Ở đất nước mà sự dối trá lên ngôi thì mọi kịch bản dối trá đến tận cùng sự trơ tráo đều có thể xảy ra.
Người ta dựng ra cả một hệ thống cơ quan dân cử từ trung ương xuống tận xã, phường để ngồi họp bàn và thông qua những vấn đề mà người ta đã quyết định sẵn từ trước.
Người ta có thể huy động toàn dân một cách tốn kém vào việc góp ý để thay đổi hiến pháp nhưng rồi hiến pháp vẫn cứ như xưa. Đến cái cơ quan gọi là lập pháp cũng không được quyền công khai góp ý sửa đổi hiến pháp.
Người ta nói rằng dân chủ gấp vạn lần nhưng người ta vẫn tôn vinh chế độ độc đảng toàn trị.
Cứ hô đang dẫn dắt cả dân tộc đi lên ấm no hạnh phúc qua con đường độc đạo CNXH nhưng người ta hoàn toàn không biết con đường đó ra sao và đưa đến nơi đâu.
Người ta nói tự do báo chí nhưng toàn bộ cơ quan báo đài đều đặt dưới sự kiểm soát của một đảng duy nhất.
Người ta luôn dùng những mỹ từ để che đậy những sự việc xấu xa. "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" che đậy cho tư bản hoang dã hoành hành và dung dưỡng giai cấp tư bản đỏ cường hào phát tác. "Tái cấu trúc" che đậy việc giựt nợ của nhóm lợi ích. "Nhân quyền theo kiểu VN" che đậy cho việc vi phạm nhân quyền...
Sự dối trá không giấy bút nào kể ra cho hết. Chúng đang lên ngôi và hoành hành, đang làm điên đảo toàn xã hội. Chúng trà trộn vào trong thức ăn hàng ngày để ngấm dần vào da thịt người dân. Chúng xối dồn dập xuống từ những chiếc loa rao giảng trên cao để ngâm lụt não trạng của từng người.
Để kết thúc bài viết xin được dẫn lời thốt ra từ một nhà báo rất điềm đạm đó là nhà báo Võ Đắc Danh:
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà nền tảng của nó được thiết kế bởi sự giả dối và lộ trình xây dựng mấy mươi năm cũng được vun vén bằng những mỹ từ giả dối thì thật ra, cũng không ngạc nhiên lắm khi người ta làm bê tông bằng cốt tre thay cho cốt thép ( vụ PMU 18 ), cũng không ngạc nhiên lắm khi người ta lấy xương thú thay cho xương người, cũng không ngạc nhiên lắm khi người ta lấy nước mắt của hàng triệu người bằng những cuộc đoàn viên của những con người không thật. Giả dối đã có trong thịt heo, cọng rau, củ khoai, con cá, hạt gạo trong mỗi bữa cơm của chúng ta, giả dối đã có từ trong học đường đến diễn đàn chính trị, và, cả trong bệnh viện, nhà chùa đến mỗi gia đình
Không còn gì để nói.
HNC
Nguồn : (tại đây)

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

TÔI YÊU SÁCH HỌC NGÀY XƯA


ht. : Thời nay  có những trang sách dạy trẻ con có nội dung kém cỏi như (tại đây), làm tôi nuối tiếc nhớ nhung Quốc Văn Giáo Khoa Thư, sách học ngày xưa của học sinh Tiểu học chúng tôi. Dưới đây là một trong các bài Học Thuộc lòng của học trò ngày xưa, thời Việt Nam thanh bình, "em" nào bây giờ ở độ U60 -70 cũng thuộc . Người soạn sách thật công phu và có lòng với mầm non đất nước. Tôi ước ao có được toàn bộ sách quý này để phục vụ độc giả ht. blog. Cho phép tôi đi tìm nhé.

LÀM NGƯỜI PHẢI HỌC

Ngọc kia chẳng giũa, chẳng mài,
Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi.
Con người ta có khác gì,
Học hành quí giá, ngu si hư đời.
Những anh mít đặc thôi thời,
Ai còn mua chuộc, đón mời làm chi.

Đại ý. Bài này nói người ta không học, thì ngu dốt, chẳng biết nghĩa lý gì. Ví như hòn ngọc dẫu quí, nhưng không giũa không mài, thì cũng chẳng thành đồ mà dùng được. Vậy người ta ai ai cũng phải học thì mới khôn.
Giải nghĩa. - Vô dụng = không dùng được việc gì. - Quí giá = tôn trọng lên. - Hư đời = hỏng cả đời người, chẳng làm được việc gì. - Mít đặc = dốt chẳng biết một tí gì cả.

Làm người phải học

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

SỐC VỚI SÁCH DẠY TRẺ EM

Sốc với sách cho trẻ em
 Một hôm, đứa cháu ngoại của tôi được mẹ dẫn đi chơi về. Tôi hỏi cháu:  Cháu đi đâu về vậy? Cháu trả lời:  Dạ, con đi thăm bà về ạ. Tôi lại hỏi:  Cháu thăm bà nào vậy? Cháu liền trả lời một tràng dài: “Bà gì?/ Bà ngoại/  Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ Bác Hồ/ Hồ gì?/ Hồ ao/ Ao gì?/ Ao cá/ Cá gì?/ Cá quả/ Quả gì?/ Quả đấm”. Tôi ngỡ ngàng, hỏi: Cháu đọc cái gì vậy? Ai dạy cho cháu? Cháu trả lời: Con đọc trong sách mà...
Rồi cháu lấy trong cặp cuốn sách đưa cho tôi xem. Bài đồng dao cháu vừa đọc nằm ở trang 8 của sách “Đồng dao dành cho trẻ mầm non” do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành năm 2012 (số đăng ký KHXB: QĐ.87-2011/CXB/36-04/MT ngày 12.10.2011).

 Tôi đọc đi đọc lại bài đồng dao và nhận thấy: Đây là một bài đồng dao mới, nội dung quả là có vấn đề không ổn trong việc giáo dục trẻ em; đặc biệt là trẻ em mầm non, tâm hồn còn rất trong trắng. Các khái niệm, tri thức mà các cháu tiếp nhận được hằng ngày rất dễ ăn sâu trong tâm hồn, trí nhớ. Vì vậy, khi làm sách cho trẻ em phải chọn những bài đồng dao vui, dễ nhớ, nhưng nội dung phải nghiêm túc, có tính giáo dục cao.
Ở đây, người làm sách đã chọn bài đồng dao mà các khái niệm “bà ngoại” đi liền với các khái niệm “ngoại xâm”, “xâm lăng” (có tính bông phèng, bỡn cợt)...  rồi “quả gì”, “quả đấm” (có tính bạo lực) và nhất là “bác gì”, “Bác Hồ”, “hồ gì”, “hồ ao”... theo tôi là không nghiêm túc về nội dung.
Cái sự vui ở đây thiếu sự trong sáng, vui đến mức bông phèng, quá trớn, không có tính giáo dục về đạo đức, phần nào đó đã xúc phạm đến Bác Hồ - vị lãnh tụ thiêng liêng được cả dân tộc ta và bạn bè thế giới kính trọng. Đành rằng bài đồng dao này cũng cho các cháu biết (chưa nói hiểu) thêm một số từ ngữ, khái niệm, nhưng theo tôi là hoàn toàn không nên đưa vào cuốn sách.
Trong kho tàng đồng dao (kể cả đồng dao cũ và mới) của Việt Nam chúng ta có biết bao bài hay về hình thức và nội dung, có tính giáo dục cao, vì sao những người làm sách không chọn? Thật tiếc lắm thay!
 Đặng Bá Tiến
Theo Lao động  
Bìa có bài Tóan rợn người (tại đây)


Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

CHA ƠI, THƯƠNG CHÚNG CON

 Bão HAIYAN  tàn phá Philippines :
Xin cáo lỗi vì video NOTRE PERE-PHILIPPINES ENFANTS đăng trước không xem được.
Xin bù bằng Youtube về TACLOBAN điêu tàn sau đây :

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

HAI CON THẰN LẰN CON

Ngày nhà Giáo Việt Nam, phụ huynh cho con cái mang quà tới chúc mừng Thầy Cô chúng. Một công an Phường khoe hôm nay tôi cho cháu biếu quà cả người đã xin cho cháu học Mẫu giáo trường Dòng. Nhiều người ngoài Công Giáo bây giờ đã nhận ra rằng chỉ có giáo dục trong trường các Xơ mới tốt. Ở ngoài dạy …gì đâu ! Tôi hỏi, nhưng các bà Dòng bắt Làm Dấu Thánh Giá, bắt đọc Kinh Chúa, ông chịu cho con cháu  ông đọc à ? Chú công an gật đầu, ồ điều đó tốt thôi, con tôi đâu vì thế mà thành xấu. Chúng tôi đã có một tuổi thơ học hành những điều ra vô ích, nay mong đến đời con cháu mình khá hơn.
Tôi đem so sánh chuyện trên với trường hợp của một người bạn Công Giáo. Anh than phiền, sao cán bộ xin cho con học thì các Dì dễ dàng nhận đơn mà con tôi, con nhà có Đạo thì bắt chờ đợi, bao giờ có chỗ trống mới cho xen vào. Tôi giải thích rằng không phải các Dì phân biệt, rằng các Dì làm thế là đúng rồi, vì giới hạn của Bộ cho  mỗi lớp chỉ được nhận chừng đó cháu mà thôi. Vấn đề là sĩ số vừa cho từng cháu đều được các cô dạy dỗ, chăm sóc cẩn thận. Còn tị nạnh tại sao con cán bộ, con công an được ưu tiên, thì tôi chỉ biết đề nghị anh phụ huynh này về đọc Phúc Âm đoạn nói về cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người trộm lành khi Người chịu treo trên thánh giá. Anh sẽ thấy giun trở thành rồng ngoạn mục như thế nào.Nói tóm lại là nên mừng khi trường các Dì đón nhận các cháu là con cán bộ, công an. Nên mừng thay ! Tôi còn muốn ngỏ lời cám ơn gia đình các cô chú cán bộ, công an đã vì tín nhiệm đường lối dạy trẻ của trường Dòng mà gửi con mình. Xin hãy an tâm.
Phần anh bạn tôi, anh ơi, sao chúng ta nỡ lòng ép con giun một đời nó phải là giun, khi chính nó có ước vọng thành rồng ? Ai nói được suốt đời con chim non yếu ớt thế này thì chỉ biết ngoác mỏ chờ mẹ mớm mồi ? Thực tế là nếu được nuôi ăn, nó sẽ mọc lông cánh và nó sẽ bay. Người Công Giáo chúng ta đáng lẽ ra phải là những bà mẹ chim ân cần nâng niu lo lắng cho bầy con bé dại được bú mớm, ấp ủ, ăn mồi. Chim non hon hỏn chưa mọc lông nhìn ghê như chuột nhắt mới đẻ.Nhờ mẹ chúng đi tìm mồi về nuôi nấng, chúng mới lớn lên, rồi trở thành đẹp đẽ, yêu kiều. Xin đừng hắt hủi, vứt bỏ, kẻo chúng ta với nhau, có khác gì hai con thằn lằn cắn nhau đứt đuôi.
Hai con thằn lằn con
đua nhau cắn nhau đứt đuôi
Cha thằn lằn buồn hiu gọi chúng đến mới mắng cho.
Hai con thằn lằn con đuôi thì to nhưng đã cụt rồi.
Ôi đớn đau quá trời....
(bài hát thiếu nhi)
Hơn thế nữa, mọi trẻ bé đều xinh đẹp và tốt lành như thiên thần. Yêu sao, nói sao cho đủ, chúng ta chẳng vì bất cứ một ngăn cách, cản trở nào mà không yêu thương chúng như nhau. Ngay cả khi giữa những người lớn coi nhau như thù nghịch thì các con cái họ, những em bé Mẫu Giáo bé bỏng kia đều là những thiên thần đáng yêu hết thảy. Mọi đứa bé đều xứng đáng được tôn trọng, được cho ăn học và dạy dỗ tử tế. Các Nữ tu Công Giáo hiểu rõ điều đó khi họ mở trường dạy trẻ và họ có trách nhiệm với công việc này. Không ai là không biết Chúa yêu bé thơ. Bạn đừng nói là mình quá bận rộn để có giờ yêu trẻ nhé, hãy ngắm ảnh một em bé, có là gỗ đá, ác nhân, so bì, chấp nhất, mới thờ ơ lãnh đạm được với nụ cười đáng yêu như thế này :

Một câu chuyện khác có ý nghĩa liên quan :
Mẹ Têrêxa kể lại một ngày nọ ở Calcutta, mẹ đã nhặt được một người đàn ông ở một rãnh nước và đưa ông ta về nhà nuôi người hấp hối. Trước khi chết, ông ta nói với mẹ: “Tôi đã sống như một con vật nhưng tôi đã chết như một thiên thần, được yêu thương và chăm sóc”. Mẹ Têrêxa nhận thấy sự cao cả của ông ta, người có thể nói được như thế và có thể chết mà không trách móc hoặc chửi rủa một ai. Mẹ cảm thấy mình được đặc ân đã có thể giúp ông ta sống những giờ phút cuối đời trong sự cảm nhận mình được yêu thương và quý trọng.
Ước gì tôi có thể nói với mọi người, không phân biệt : Tôi yêu thương Bạn.
ht.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

DOMINIQUE SAVIO CANTATE


DOMINIQUE SAVIO CANTATE - G.Darcy

(Gloria.tv.)
Cantate "Jeunesse et Gloire" 
en l'honneur de Saint Dominique Savio

 TUỔI TRẺ và VINH QUANG
 ​​Thơ : Kermeur - Âm nhạc : G.Darcy
Ca đoàn Don Bosco Boys dưới sự chỉ đạo của RP CHEVOLLEAU Salêdiêng Don Bosco.
Ghi âm tại Paris St Nicolas des Champs, 250 ca sĩ trẻ từ dòng Salesian Don Bosco  thuộc các nhà sau đây: Menteau de Doc'h, Giel, Maretz (Bỉ), tu viện Saint Dizier và Binson .
Các cantata gồm:
1. Niềm vui (Soli, ca 4 tiếng nói khác nhau, kèn và kiểng đồng)
2. Cuộc chiến (soli và bộ ba)
3. Hy vọng (hợp xướng)
4. Vinh quang.

BẢO SAO XÃ HỘI LINH TINH


ht. Trên mạng có bài thơ này, lại có bài viết khác dặn dò anh em "Đừng bao giờ lấy gái Bắc" để tránh cái kinh nghiệm đau thương của chính tác giả.
      Mình nghĩ buồn quá. Xã hội bây giờ ngay chuyện lập gia đình là vấn đề hệ trọng cả một đời người mà bà con bàn tới cũng có lắm cái xót xa bi hài khó lòng cứu vãn. Ngày cưới quan trọng thế mà được mô tả qua loa hình thức với những chi tiết tiếu lâm, không thấy nói tới những tinh thần , đạo nghĩa, tập tục tốt lành Ông Bà để lại. Từ trong gia đình, nếu cha mẹ đôi bên, vợ chồng  mới cưới đã không nghiêm túc coi trọng việc hôn nhân để  yêu thương, tôn trọng nhau thì tương lai, xã hội khó tốt đẹp được. Cứ đọc bài thơ dưới đây sẽ thấy có những cảnh thực tế y vậy, hẳn người làm bài thơ hài này đã chứng kiến, về nhà chỉ việc sắp xếp vần veo cho ra Lục bát.Không bịa hơn. Bảo sao xã hội bây giờ linh tinh quá. Thật đáng buồn !
( Mình có sửa vài câu và một ít chữ cho hợp lý và đúng vận hơn. Mạn phép tác giả vì thấy ghi ở dưới bài là TBB sưu tầm, không biết của ai).

ĐÁM CƯỚI NHÀ QUÊ 
Hôm nay đám cưới chị em
Đầu làng cuối xóm đến xem rộn ràng 
Đáng nhẽ pháo nổ đùng đoàng 
Nhưng vì nuật cấm, cả nàng im re
Tám giờ có một con xe
Cắm đầy hoa hoét le te đi vào
Trẻ con bu tới ào ào
Đứa thì sờ lốp, đứa vào bóp phanh
Mẹ em la ó thất thanh
Lặng yên cái lũ trẻ ranh quê mùa
Bố em thấy thế hỏi đùa :
Bà thành người phố hẳn vừa mấy năm ?
Trang điểm thuê hết năm trăm
Đi ra đầu ngõ xăm xăm trở vào
Gặp ai cũng toét miệng chào
Cụ kia thắc mắc chị nào là dâu ?
Chín giờ khách khứa đã bâu
Ồn ào náo nhiệt như trâu xổng chuồng
Cô dâu trang điểm trong buồng
Một lũ gái gú dựa tường đứng xem
 Mười giờ đã thấy bem bem
Xe nhà chú rể màu kem, đi vào
Chú rể đáng mặt anh hào
Cao đúng mét rưỡi, đang chào bà con
 Chủ hôn đứng dậy lon ton
Quát tháo inh ỏi như còn thanh niên
Hai họ chào hỏi liên miên
Cô dê chú rẩu đần chiềng mặt ra
Mong sao đám cưới qua loa
Để đêm hí hí, thế là xong phim
Bao năm mỏi gối đi tìm
Giờ coi như đã chết chìm cùng nhau
Chủ hôn nói một lúc lâu
Bỗng nhiên míc tịt điện câu chập chờn
Chả biết làm cách nào hơn
Chủ hôn ngồi xuống trống đờn bặt ngay
 Bây giờ đến đoạn trao tay
Chú rể rút nhẫn mặt mày buồn teo
Họ hàng liếc mắt nhìn theo
Người hô hai chỉ, người đèo nửa cây
 Cô dâu hỏi nhỏ: vàng tây?
Chú rể quắc mắt: tây tây thế nào?
Nhẫn anh mua ở Hàng Đào
Em an tâm nhớn, thôi, vào thắp hương
 Cả hai đứng trước hương đường
Cô dâu tranh thủ soi gương, vuốt đầu
Chú rể nét mặt âu sầu
Cắm đầu xuống vái, rất lâu, định chuồn
 Cô dâu cũng có vẻ buồn
Nắm tay bà mẹ, lệ tuôn ầm ầm
Chú rể đóng cửa đánh rầm
Cô dâu vén váy, chầm bầm vào xe
 Đến chiều đám cưới vắng hoe
Cô dâu gọi điện: đã về đến nơi
Bố em thở hắt một hơi
Thế là cục nợ có nơi rước rồi..
TBB sưu tầm
(ht. có sửa đổi)

NGÂY THƠ NHƯ MA XƠ

1.Chuyện tại một Dòng tu ở Saigon, xơ trẻ vào viếng thăm xơ già đang tịnh dưỡng trong khu nhà Hưu.
   Sau mấy câu thăm hỏi, xơ trẻ lễ phép cúi đầu thưa lời cáo từ đi làm công vụ, xơ già vui vẻ đưa tay chúc lành cho xơ trẻ, đồng thời buột miệng câu tạm biệt bằng tiếng Anh mà có lần người nghe được từ đâu đó :
- " Thi đua ờ ghen" (  nguyên văn hình như là "See you again"!).
Xơ trẻ vội vàng đáp, nghe cũng có tí tiếng Anh : "Dạ, con xin thi đua".
2. Chú thợ điện cần tìm chỗ gắn cầu dao. 
Xơ phụ trách nhà môi răng lẫn lộn, bèn dẫn chú thợ tới trước con dao cầu được đặt trong phòng làm thuốc Nam của nhà Dòng mà nói :
-"Đây,cầu dao đây, chú dùng xong nhớ để vào chỗ cũ".
Chú thợ điện á khẩu một lúc lâu...

3. Ngoài phố, có tiếng rao lanh lảnh : 
- "Bánh mì đặc ruột hai ngàn một ổ , một ổ hai ngàn đây !"
Trong nhà Dòng, một xơ lãng tai, hồn nhiên la lớn :
- "Các chị em ơi, bánh mì xuống giá quá rồi. Mang mấy rổ ra mua đi,có hai ngàn một rổ thôi".
Ấy thế mà cũng có xơ chạy vội xuống bếp tìm rổ. 
Khổ quá, các xơ yêu quý ơi, bánh mì đâu có rẻ như ...mạng người.

4. Một xơ yêu âm nhạc nói với một con chiên :
- "Này con, xơ nghe nói ngoài đời có một bài hát, nội dung hình như  đề cập đến các xơ? Con hãy về tìm cho xơ bài hát ấy". 
- "Thưa xơ muốn hát ạ ?"
- Không, xơ muốn kiểm tra xem  nội dung bài hát ấy nói có  đúng về các xơ không ".
- " Ô kê, xơ cứ cho biết tên bài hát để con sợt trên mạng, vù cái, có ngay".
- " Tên bài ấy là " Em hiền như ma xơ"con ạ.
- " Dạ, xin xơ thứ lỗi, cho phép con thưa ngay, nghe tên bài hát là con biết, tác giả nói sai rồi".
ht.

TÌM ĐÂU XA

Quý tặng Thầy Cô Tâm-Hà.
ht.,học trò cũ của Thầy.

Tìm đâu xa
Tuổi già ngồi đếm thời gian
Hè qua thu tới đông tàn lại xuân
Mây bay nước chảy không ngừng
Sáu mươi năm lẻ tưởng chừng giấc mơ
Long đong đã tự bao giờ
Nổi trôi qua những bến bờ lạ xa
Đau khổ ta, hạnh phúc ta
Quay về, chợt thấy hóa ra bọt bèo
Còn đây một cõi trong veo
Từ nguyên sơ đã mang theo không rời
Còn đây một cõi rạng ngời
Quay về cư trú đời đời an nhiên
Tìm đâu xa  cõi bình yên
Trong ta đã sẵn một miền an vui
Sớm mai thức với nụ cười
Tạ ơn trời đất, ơn người quanh ta
Ngoài kia nắng ấm chan hòa
Xuân trong trời đất trong ta tuyệt vời
KHÁNH HÀ

CỬA A.M.


Ngày nay, sống trong xã hội đầy cảnh hối lộ, tham nhũng, người Việt Nam chúng ta thường nói đến “Cửa”. Cửa để chạy chọt, đút lót đó. 
Có cửa nhỏ, việc nhỏ, chỉ cần chạy, cần đút quà nhỏ. Có cửa vừa vừa, muốn qua phải đút cái vừa vừa, đẹp ý người ăn, xứng chức người ăn. Có cửa lớn, nó đòi ăn nhiều, người  qua cửa phải bán cả đất, cả nhà, có khi nghèo quá, bán cả người  đi mà nuôi nó.
Khi cần một chữ ký quan trên, trong đầu, ai nấy nảy ra ý tưởng trước tiên là hối lộ . Hối lộ mới xong việc. Bước vào cửa quan thì khúm núm, tự hạ, bẩm thưa
Khốn nạn cho dân quê ta, gặp hoạn nạn, khó khăn, túng bấn, tù tội, thậm chí bị án oan, cũng chực lo đút lót. Ấy là cái nghèo cái đói cái kém cỏi nó làm cho con người ta ra hèn.
Hèn  không phải là con người. Hèn không xứng là con Chúa.
Tôi biết có những Cửa , Thiên Chúa nhân lành dành cho con cái Người, tất cả những ai nghèo đói, khi tìm đến các Cửa ấy đều được thỏa lòng, không phải quỵ lụy, hèn nhát, nhưng là với tình con thảo chạy đến vòi xin cha mẹ thương.
Vậy khi cần, Bạn hãy đi tìm những Cửa đó, trên cánh Cửa có khắc chữ A.M.( tắt của câu chào Ave Maria) thật đẹp, tôi xin kính cẩn viết Hoa chữ Cửa.
Có người phụ nữ kia, nghèo và thiếu. Cả họ nhà chị đều nghèo và thiếu. Mọi người cậy chị đi xin. Là con Chúa, chị bèn chạy các Cửa, đúng nghĩa đi xin và chị được như ý.
Cách chị đi qua các Cửa cũng rất ngon lành và có những lần thành công không ngờ.
Chỉ cần xin và tin.
Một lần, cháu trai chị lâm bệnh, một căn bệnh về tinh thần, khó chữa.Chị chạy đến Cửa Bạch Lâm, sau đó bệnh án của cháu chị có thay đổi lạ lùng.
Lần khác, chị đến Cửa, xin cho biết tin cháu gái chị còn sống hay đã chết, tức thì chị được tin cháu đã về với Chúa.
Lần khác nữa chị không muốn xin gì, chỉ đi theo đoàn du lịch ra tận La Vang, nơi đây có Cửa Đẹp, Cửa Vàng. Thế mà về đến nhà chị được một món quà thiêng liêng tuyệt diệu, ai đã từng qua Cửa ấy mới hiểu. Ngay cả khi ta không biết mà xin, dường như Cửa vẫn mở rộng ban phát điều ta thiếu thốn.
Rồi một lần, hai lần, ba lần đi xa lên mãi Cửa Tà Pao, Cửa La Mã, chị xin cho con người ta, chúng cũng đã được như lòng sở nguyện.
Người phụ nữ chuyên môn đi xin ấy chính là tôi.
Tôi là con của Mẹ Mân Côi, được nhận Mẹ Vô Nhiễm làm Bổn Mạng Rửa Tội và Thêm Sức. Tôi thường tung tăng qua các Cửa A.M., sung sướng, hồn nhiên như một đứa trẻ quẩn bên chân mẹ.
Một lần nọ, nghe cha Ngô Kha nói : Việc gì phải đi đâu xa, cứ xin Mẹ Hằng Cứu Giúp Dòng Chúa Cứu Thế đây này. Tôi nghĩ dại gì không nghe lời cha ấy, thế là tôi lại có thêm một Cửa để …bám : Cửa Mẹ Hằng Cứu Giúp ( lại còn phải qua cửa nhà Dòng cơ a? Cũng được thôi ! ). Ave Maria, con chào Mẹ.
Bạn thân ơi, Thiên Chúa ban Mẹ Ngài cho chúng ta làm Cửa dẫn đến sự Sống đích thực là chính Chúa, chúng ta cùng giúp nhau tìm đến nương náu nơi Trái Tim từ bi của Mẹ. Nơi lòng Mẹ, các con cái Chúa được nhiều Ơn ủi an, chở che, phù giúp, không hề phải thất vọng bao giờ. Mẹ là Cửa luôn rộng mở , chờ đón chúng ta.
Bạn có thể ngờ được không, ngay cả khi tôi thờ ơ, biếng nhác, Mẹ cứ kéo tôi vào lòng.
Mẹ yêu đấy. Mẹ yêu tất cả chúng ta. 
Tôi biết, Bạn đang tràn đầy mệt mỏi buồn sầu, mau chạy đến Cửa A.M. đi Bạn nhé, hãy chào to lên : Ave Maria. Mẹ sẽ dịu dàng mỉm cười với Bạn : “ Chào con”.
ht.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

CPCĐ. số 23 : LỜI MỌN HÈN


ht. : Bạn có nghĩ đây là những lời mọn hèn không ? Mình nghĩ là không, vì để chia sẻ với Cà phê ca đoàn số 21 : "QUẨN QUANH CA KHÚC " mình vừa đăng cách đây ít ngày, mh.(tức Mọn Hèn) chắc chắn đã phục vụ trong  nhà thờ một thời gian không ngắn, kinh nghiệm sinh hoạt ca đoàn không ít, nhưng mh. đã tự nhận là mọn hèn thì biết nói sao ! Mình thích những người mở lòng như mh.. Dĩ nhiên bạn khiêm tốn với nickname đó, là đáng quý, nhưng điều bạn chịu ngỏ lời chia sẻ với anh chị em đồng nghiệp, mình thấy còn quý hơn. Trước khi đăng những câu chia sẻ của mh., blogger ht. đã gửi mail hỏi ý bạn ấy chắc chắn bằng lòng cho mình post lên ht.' thì mình mới dám đăng.Mh. đã bằng lòng. Như vậy làm mình vui, vui vì sự mở lòng của mh. Rất mong có nhiều Bạn vui lòng chia sẻ với mình về Thánh Nhạc-Thánh Ca là vấn đề ht.'blog rất yêu thích.
Xin hỏi, mỗi lần có mặt tại những buổi họp Thánh Nhạc-Thánh Ca, bao la người, bao la ý, bao la cơ hội trình bày quan điểm, quý Bạn có dễ dàng xông xáo, "hồ hởi, phấn khởi "  đóng góp ý kiến với ban Tổ chức không?  Dạ, dường như đa số chúng ta thường "thủ" phải không? "Thủ" là ngồi yên, im lặng lắng nghe vừa được tiếng hiền lành, khiêm nhường, vừa an toàn không bị ai ném đá, mắng mỏ.
Không khí họp thường là rất lành, rất vui, rất ....thánh.
Nhiều Ca Trưởng thủ, các nhạc sĩ thủ, cha thủ, xơ cũng thủ, thủ nhất là các xơ. Các xơ đi họp cứ là im thin thít, phát biểu sợ sai, sợ phản hồi, sợ chủ tọa mắng dốt, thế mà không biết, không biết dựa cột mà nghe, hoặc thế mà đòi tập hát a, thế mà đòi sáng tác a, thế mà đòi học về Phụng Vụ a ! Em hiền như ma xơ, giơ tay sợ mất tiếng tốt. Mình nói thật đừng giận nhé, ngoài đời có xơ đâu có hiền !
Ô sao hôm nay mình nói dai , nói nhảm thế ! Ấy là để đồng cảm với Mọn Hèn. Chấp nhận cởi mở với anh em, bị mắng thì đã, thân phận bọt bèo, có bị dìm sông, ném đá thì cũng có sao ! Tôi là ai mà chỉ muốn được bê lên bệ nhỉ !
Cho nên, thân mến mời Mọn Hèn nâng tách Cà Phê nóng, kèm theo lời kết là xin cám ơn Mọn Hèn đã vui lòng chia sẻ với  ht.'blog những nhận xét về bài tại đây.
LỜI MỌN HÈN 

Chị HT viết:
"Đã từ nhiều năm trước, mình biết phải viết Đáp Ca theo Bản văn, nên tất cả những bài hát phổ nhạc Thánh Vịnh của mình, dù là  đầy đủ cho cả 3 năm ABC, mình đã ghi là THÁNH VỊNH, Cảm hứng Thánh Vịnh..Không phải Đáp Ca. Bạn nên hát trong những dịp khác ngoài Đáp Ca."
Vâng, quả đúng như vậy. Ngoài chị HT ra, em biết chỉ vỏn vẹn có một người khác cũng cùng suy nghĩ này, còn mọi người khác thì hình như không phân biệt giữa Thánh Vịnh với Thánh Vịnh Đáp Ca trong Phụng Vụ. Không biết chị HT nghĩ sao, nếu như các bài TV/Cảm hứng TV mà chị viết, được đăng trên các websites trong mục Đáp Ca? Ngay cả trang catruong.com, (catruong.com là nơi em quý mến và học được rất nhiều từ đó), trong mục Đáp Ca, mặc dù có phần hướng dẫn kỹ càng các bài "Đáp Ca" cho từng mùa, từng năm, từng ngày lễ, nhưng các bài đó theo em thấy thì hầu hết chỉ là phỏng theo Bản văn Thánh Vịnh mà thôi, chứ không phải là nguyên văn Bản văn. Không biết chị HT có nghĩ là một bài Đáp-Ca-dùng-trong-Phụng-Vụ thì có nhất thiết phải theo sát Bản văn hay không.

"Vậy mà cho tới nay , biết bao lần họp, có ban  hát cả bài về Đức Mẹ vào phần Đáp Ca. Hiệp Lễ cũng .."phang" luôn Đức Mẹ. Đâu phải Lễ về Đức Mẹ là chọn bài Đức Mẹ thoải mái đâu bạn !"
Đây đúng là thực tế mà em đã chứng kiến ... Đáp Ca hát một bài phổ thông về Đức Mẹ ... Hiệp Lễ trong tháng 10 thì hát bài Đức Mẹ Mân Côi ... Hiệp Lễ trong lễ cưới thì hát Ave Maria của Schubert, có nơi hát bản tiếng Việt, có nơi hát tiếng Anh ... Trong một lễ Đức Mẹ cách nay không lâu, phần Hiệp Lễ gồm 2 bài: Ave Maria hát tiếng Latin và Cùng Mẹ Ra Khơi tiếng Việt ...

"Trong khi đó, từ Hương Trầm mấy cho tới Hương Trầm mười mấy rồi, gần 20 rồi, số nào cũng ca ngợi Bình Ca ngất trời. Bài nào bài ấy chất chứa đầy kiến thức cao siêu hàn lâm mang từ Rô ma về, biết bao công sức , bao năm tháng ăn học mới thu thập được , chả ai áp dụng. Linh mục nhạc sĩ Ân Đức nhận xét là hát Đối Ca trong Thánh Lễ không thành công vì còn xa lạ với người Việt Nam, buồn, người nghe khó hiểu. Nghe  mà thương!

Nói thật chứ Cụ Chant Gregorian vào năm 2013 này như Thánh để trên tòa thôi, vẫn chưa có Ca Trưởng nào tha thiết rước Cụ về nhà, nói chi ca viên sáng tối túi bụi kế sinh nhai nuôi vợ con, nói chi cha xứ mải tính công thợ xây nhà thờ.
Thời @ , ai ê a ?"
Vâng, thời @, ai ê a. Nhạc bình ca của cha Hoàng Kim em thấy có nơi viết lại thành điệu 2/4 rồi hát với trống, thấy lần đầu thì sốc nhưng lần sau và lần sau nữa thì hết sốc. Đúng ra em biết cũng có ca trưởng tha thiết với bình ca chứ không phải là không ...

"Ngay ở trong một Đan viện, ngày nay các thầy tu còn đề nghị bài này chọn điệu Slow hợp đấy nhỉ nữa là !"
Và cũng có linh mục khi tập hát cho thánh lễ đã cẩn thận dặn dò đoạn này hát Rumba, đoạn sau hát Bolero mới hợp. Có linh mục bảo mở điệu Valse cho ca đoàn hát ...

"Theo mình thì giáo dân Việt Nam ta bây giờ cứ " Hồng ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man.." là  cả và nhà thờ đồng ca rào rào đầy hứng khởi !"
Mà có lẽ giáo dân VN ở S. cũng vậy ...

Em than nhiều rồi nhỉ. Không nghĩ tới thì thôi, chứ nghĩ tới thì có biết bao nhiêu điều muốn nói. Nhưng em biết em không là gì cả nên thường thì chỉ ngậm ngùi làm thinh. 
mh

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

CẦU NGUYỆN


Laïy caùc thaùnh töû ñaïo Vieät Nam,
caùc ngaøi ñaõ daùm soáng ñeán cuøng ôn
goïi kitoâ höõu
trong moät hoaøn caûnh khoù khaên
nguy hieåm.
Söï hy sinh cuûa caùc ngaøi
cho thaáy tình yeâu maïnh hôn söï cheát
vaø cheát laø cöûa môû vaøo coõi soáng baát
dieät.
Duø mang phaän ngöôøi yeáu ñuoái,
nhöng nhôø ôn Chuùa ñôõ naâng,
caùc ngaøi ñaõ chieán thaéng khaûi hoaøn.
Xin caàu cho chuùng con laø con chaùu
caùc ngaøi
bieát can tröôøng soáng ñöùc tin cuûa
baäc cha anh
trong moät theá giôùi vaéng boùng
Thieân Chuùa,
bieát nhieät thaønh laøm chöùng veà
tình yeâu
baèng moät ñôøi hieán thaân phuïc vuï.
Öôùc gì ngoïn löûa ñöùc tin
maø caùc ngaøi ñaõ thaép leân
baèng cuoäc soáng vaø caùi cheát,
ñöôïc böøng toûa treân Toå quoác Vieät Nam.
Öôùc gì maùu thaém cuûa caùc ngaøi
thaám vaøo maûnh ñaát queâ höông
ñeå coâng cuoäc truyeàn giaùo sinh
nhieàu hoa traùi. 


Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI PHI LUẬT TÂN

Nó giống như một hôm mình đang ở trong nhà, bỗng nghe bên hàng xóm láng giềng những tiếng la hét thất thanh kêu gào đòi cấp cứu. Thật kinh khiếp khi nhìn sang nhà đó, tất cả thành một đống tan hoang đổ nát sau một tai nạn nào đó : Cháy nổ bình gas, sập trần nhà, bom rớt, người gục chết v.v...Bão Haiyan tàn phá nước Phi-Luật-Tân như vậy và cảnh tượng đã như trên. 
Gấp bội phần và  là một trong những cơn bão tồi tệ nhất trong lịch sử. 
Có thể đã có tới 10.000 người trên đảo Leyte thiệt mạng. Một nghĩa trang buồn khổng lồ và lộ thiên tại nước Bạn đang hình thành.
Tôi như không thể nghe được ngàn vạn tiếng khóc than của người Phi Luật Tân mà chỉ nghe tiếng gió rít bão gầm át cả. Hình như con người Phi Luật Tân cũng không còn sức để khóc thương người thân vùi thây dưới bão. Họ đang đói và khát lả.
Chỉ biết cầu nguyện cho các Bạn, những Linh Hồn vừa mới qua đời và những bóng ma đói sống sót vất vưởng trong thành phố hoang tàn.
Đã mấy ngày nay rồi, tôi nghe ngóng, trông mong một tin ấm áp nào đó cho các Bạn. 
Chúng ta cùng đón nhận đây là một trong những cuộc thanh tẩy.
Chúng tôi cầu nguyện cho Bạn, thưa các Bạn Phi Luật Tân, xin cùng chúng tôi nâng tràng chuỗi lên, tôi tin ở đâu đó có những Thánh Giá Chúa, những thánh tượng Mẹ còn vẹn nguyên ở bên các Bạn là những người con yêu dấu của Chúa Mẹ trong cơn hoạn nạn khốn cùng.
Xin cho các Cụ già tìm được nơi trú ẩn và có bữa ăn.
Xin cho những cháu bé có nước và sữa. 
Xin cho các phụ nữ đang mang thai được  bình an.
Xin cho các thanh niên thiếu nữ còn sức khỏe  để chăm sóc người bên cạnh.
Xin cho mọi người biết nhận ra Chúa là Chúa sự Sống, để đủ sức vượt lên bất cứ một sự chết nào, chúng con đón lấy Thánh Ý Ngài.
Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
ht.


Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

TĨNH TÂM

(Ảnh: LongKhong)

Sau hồi thua trận, tráng sĩ tìm về nơi ẩn dật, luyện công bồi sức.
Sau cơn nóng giận, thiền sư lui về tọa tịnh.
Sau cuộc tham sân si, bậc tu hành cấm phòng ăn năn hối cải.
Sau khi nói với Na-than: Tôi đắc tội với Chúa, vua Đavít về nhà ăn chay nhiệm nhặt, đêm nằm ngủ dưới đất.
Sau khi chối Chúa ba lần, Phêrô ra ngoài gục đầu khóc nức nở.
Sau những lời cay đắng, con lại xé lòng.
Hỡi hồn tôi , hãy về bên chân Chúa là chốn nương náu, nghỉ ngơi.
Chúa nhân từ độ lượng, chậm bất bình và hết sức khoan dung.
Hãy thú tội và Người sẽ thứ tha tất cả.
Về đây.
ht.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

CAY ĐẮNG QUÁ !


Chúng ta đang ở lúc cho nhau nhiều cay đắng quá.
Cay đắng trong lòng còn ngậm ngùi che dấu. Nay ai cũng có thể buột miệng dành cho nhau đắng cay bất cứ lúc nào, trong bất cứ vấn đề gì.
Quá nhiều chuyện đắng cay, không thể nào im lặng nổi, không thể nào bỏ qua được.
Chuyện lớn đã đành, mình thân phận bọt bèo bé nhỏ không biết bàn chi, nhưng những chuyện bình thường, nghe được, hiểu được, cũng bứt rứt không yên.
Bạn vừa gửi cho mình một bài Thiền trên mạng, răn mình nên Quên.
Bài quá hay, tư tưởng quá đẹp.
Đọc một đoạn dài rồi thì mình muốn hét toáng lên :
Không thiền, không quên được.
Tức lắm, tức lắm.
Thế là vì trong đầu chợt hiện ra nào Mỹ Yên, nào mất đất, nào án oan, nào kém cỏi, ngu si ,dốt nát. 
Người ra đường là chuẩn bị gặp cướp, ngợm vênh vang tính toàn tiền tỉ. 
Dân chạy lũ khốn cùng, đập thủy điện cứ xả.
Ai bán nước hại dân ?
 Thầy thuốc giết người, bảo mẫu như phù thủy.
Ác thần lên phim, trung quân lãnh án.
Người người rên xiết than van.
Và ...và ...và ...và ....
Bao điều không kể xiết.
Vậy mà ,
Thiền bảo phải im, bỏ ngoài tai, quên hết. Giữ sao cho lòng dịu hòa, ngọt ngào êm nhẹ vân vân...
Ối giời ơi, chúng con ăn cay nuốt đắng, chưa điên được xin cho hét toáng.
Làm sao yên được thưa giời !
Lạy Trời xin mưa, chúng con khát lắm.
Chúng con đang xé lưỡi, đắng họng.Xuýt xoa xuýt xoa.
Xin Trời thương xót chúng con.
Cay đắng quá ! Nhiều cay đắng quá Trời ơi !
ht.

THUỐC TẠM XOA DỊU CƠN CAY ĐẮNG 
ĐỪNG DẠI UỐNG VÀO ĐẮNG CAY THÊM.
Ngày 3 viên, uống lúc lên cơn :
Viên 1:

Sách Toán soạn ngu !
Nặc danh10:16 Ngày 10 tháng 11 năm 2013 Lại có bài toán do GV làm ví dụ ở một trường ngay trung tâm HN (trong đó con tôi học ). Nhà Hưng có 5 người: Bố, mẹ, Hưng và Ông, Bà. Hỏi nếu mỗi người đi một đôi giầy(dép) thì tổng số là bao nhiêu chiếc dép. Biết rằng một đôi giầy (dép ) có hai chiếc. Hưng trả lời là nhà em có 9 chiếc dép. Thầy giáo mắng Hưng là ngu. Hưng bảo thầy ngu thì có vì ông Hưng là thương binh cụt một chân trong chiến dich Mậu thân. Thầy thì không lường được hết khi ra đầu bài, còn thằng học trò chê thầy dốt cũng phải.

Viên 2 : 
Chú thích của chú Tễu :"Tiên sư bố mày, không biết chữ thì làm sao ghi được là "Không biết chữ"!?
Viên 3 : 
Pa nô tại trường Đại học Hà Nội.



THU CAROLINA

Mấy lá già đang ...yếu ớt và mờ nhạt dần, không còn sắc sảo như hồi nào nữa...và có lẽ sắp sửa rơi rụng sau những cơn gió bão sắp tới...
Trong khi đó mấy chú lá non đang mơn mởn, sắc sảo và hừng hực sức sống!
Có điều...chúng còn đơn sơ quá...mai kia mấy chú nai đi ngang có khi mấy chú lá non này mất mạng như chơi!
LK.

Bóng già lặng lẽ bên song cửa
Rừng Thu in dấu bước chân con
Sương buông nhẹ cánh lá non
Chim xa ngoái lại lòng buồn thương quê.
ht.

Cỏ non tíu tít bên hè,
Vàng thu chớm rụng, dấu hè sắp qua.
Thu ơi!
LK.

Chúa ơi nhân thế mịt mù
hồn con chao đảo khác chi lá vàng
chưa khô đã rụng ngỡ ngàng
phù du mấy thuở ... mơ màng trần gian.
 MH.
Có người nhặt chiếc lá rơi
bâng khuâng tự nhủ à ơi thu về
lắng hồn nghe gió thu se
nghe rừng lá động nghe hè sắp qua
nghe thương mấy chiếc lá già
lắt lay yếu ớt như là sắp rơi
lạy Trời cho lá khoan rơi
cho con ngắm lá bồi hồi đón thu.
MH.

*********************************

 
Thơ rơi theo lá từng câu
chị tôi đi nhặt về xâu thành vòng
đeo vần vào cổ nhong nhong
lời bay trải khắp vườn Long thành quà.
ht.
Phòng ai thoảng hương Thông
Rừng Thu ải lá đỏ chen vàng
Có nhớ Đà Lạt không ?
( Haiku-ht.)
*********************************************
Chút khoảnh khắc đầu thu Carolina ngay sau nhà...nhưng không phải sớm hôm...mà giấc xế trưa...

Tấm hình dưới đây...
lúc chụp không thấy có cái lá khô dưới cái chồi non, có lẽ ở đâu đó rơi xuống ngay lúc bấm máy, do đó chiếc lá này không nằm ngay chỗ ..strongest points (rule of third) như dự định!
Lúc xem xong, chạy ra lại thì chiếc lá này biến đâu mất tiêu rồi!
 Tiếc ngẩn tiếc ngơ!

Khi chọn góc độ để chụp tấm này, bỗng dưng nhìn thấy trong khung hình sau khi lia máy và zoom tới zoom lui, chợt thấy như có hai lối đi!? 
...bâng khuâng hai ngã
hồn đi hướng nào?



Hình này lại là một sự diệu kỳ! Chỉ nhận ra sau khi chụp xong và chuyển qua computer và phóng lớn ra!
Chiếc lá khô trên cây Long cố giữ nó gần cái điểm mạnh nhất để làm chủ điểm của cái composition. Lúc chụp không thấy cái lá khô nho nhỏ nằm trên đó!?
Chỉ khi chụp xong rồi mới thấy!
phải chăng chiếc lá nho nhỏ đó lìa đời trước khi chiếc lá khô kia, và có lẽ chiếc lá khô kia quá đau khổ khi thấy con trẻ của mình sớm lìa cây nên cố ôm giữ lại đứa con thơ của mình một chút cho đỡ nhớ chăng? Trộm đoán mò thế thôi, chả biết có đúng không? Nhưng càng nhìn càng thấy thiên nhiên quả thật là diệu kỳ ngay ở sau nhà cứ chẳng đi đâu xa! Tạ ơn Chúa! :




Ảnh trong bài được gửi từ : LONGKHONG- Thu Carolina

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

ÂM NHẠC BAROQUE


"Nhạc Baroque phong cách của âm nhạc phương Tây trong khoảng thời gian từ 1600 đến 1760.
Theo Wiki, các giai đoạn của nhạc cổ điển phương Tây được người ta chia ra như sau:
Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi thể loại Thánh ca (Chant), còn gọi là đồng ca nhà thờ hay Thánh ca Gregory.
Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu.
Baroque: khoảng 1600-1760, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn.
Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách.
Lãng mạn, 1815-1910: là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời.
Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện Đại và Hậu Hiện Đại.
Âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ 21.
Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ 20 hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm “Tân Cổ Điển”.
Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây chỉ có tính quy ước tương đối, ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, bởi các giai đoạn thường gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách.
Từ “baroque” xuất xứ từ “barroco” của Bồ Đào Nha, có nghĩa là “ngọc trai xấu xí”, một từ…tiêu cực mô tả thể loại âm nhạc trang trí công phu so với trước đó và tên “Baroque”cũng được dùng để chỉ nghệ thuật kiến trúc cùng thời điểm ấy.
Baroque có thể coi như nền móng tạo thành một phần lớn các tác phẩm của nhạc cổ điển. Các nhà soạn nhạc của thời đại baroque bao gồm: Johann Sebastian Bach, George Frideric Handel, Alessandro Scarlatti, Antonio Vivaldi, Georg Philipp Telemann, Jean-Baptiste Lully, Arcangelo Corelli, François Couperin, Denis Gaultier, Claudio Monteverdi, Jean-Philippe Rameau và Henry Purcell.
Trong giai đoạn này, các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn sử dụng âm nhạc phức tạp hơn thời trước đó, thực hiện thay đổi các ký hiệu âm nhạc, và phát triển các kỹ thuật mới của nhạc cụ, và opera cũng được thành lập như là một thể loại âm nhạc.
Nhiều thuật ngữ âm nhạc và các khái niệm từ kỷ nguyên này vẫn còn giá trị và được sử dụng đến ngày nay."
(Nguồn: Đọt chuối non)

CÓ NÊN VUI ?

Trẻ con là Thiên thần
Hôm qua bạn bè nhắc mình đọc một bài báo mới để biết tin tức nóng hổi về một cô bạn .
Đọc xong cả hai bài, báo hôm qua, tiếp sang hôm nay, đã rõ ngọn nguồn, mình không biết nên buồn hay vui.
Trong bài này cứ tạm gọi cô là bạn mình bởi không ít ngày mình đã từng ra vô nhà cô như người nhà.
Chắc chắn khi gặp bạn mình, không ai tin báo nói đúng. Bởi người mà báo tố cáo đó  là một khuôn mặt rất hiền lành, giản dị.
Chắc chắn khi tiếp xúc với bạn mình, mọi người sẽ nghĩ rằng phóng viên bịa chuyện. Bởi người bị ném đá trên mạng qua 2 bài báo là một phụ nữ ăn nói luôn dịu dàng, nhẹ nhàng, tới nỗi mình không tin chị hàng xóm bạn mình dặn mình  rằng em đừng chơi với ...con mẹ đó.
Nhưng sự thật từ lâu đã như thế đấy. Hình thức bên ngoài của một người không nói lên được những gì chứa đựng bên trong họ, tới nay mình thấm câu này.
Đọc bài, xem ảnh, mình thương xót lũ trẻ quá, đến nghẹn ngào, không dám nhìn lâu.
Nửa muốn buồn, như lâu nay mình vẫn buồn bạn.
Nửa muốn vui, vì mong sao đây là lúc bạn có cơ hội cải thiện.
Nếu nói thương lũ trẻ, mình muốn ra nhẽ từ lâu, nhưng bạn bè chung quanh khuyên không nỡ.
Nếu nói thương cô bạn, mình cũng muốn mắng vào mặt bạn từ lâu, nhưng bạn trơ mặt ra hứng sẵn, mình cảm thấy bất lực trước cái trơ trẽn của bạn.
Còn nếu xét kỹ hơn nữa, nói thật, mình mong bạn bị ....mất hết.
Không ganh ghét, không oán hờn gì cả, mong bạn mất hết hoàn toàn theo nghĩa đức Tin.
Bạn mất hết đi, thì bạn mới có thể quay về với Chúa được.
Không ai làm tôi hai chủ, hoặc khinh chủ này mà mến chủ kia.
Mình muốn bạn nhớ đến các Linh Hồn cần cầu nguyện, hơn là ngồi đếm tiền. Hình như bạn mất nhiều thì giờ về tiền của rồi. Đời vui không bạn, sướng không bạn ?
Mình thì buồn lắm, chỉ mong gặp lại bạn trong hoàn cảnh bạn làm nghề lượm ve chai.
Sống nghèo thanh cao sao đẹp thế! Bạn có hiểu không ?
Ai ham giàu chứ mình chẳng ham.
Mười mấy năm nay bạn là phù thủy đội lốt mẹ hiền.
Tích góp tiền cách của bạn  dở lắm, ác với phụ huynh các cháu lắm, hại dân lắm, suốt bao năm nay bạn phải đút lót thế nào, Phường mới để yên cho bạn hoạt động chứ.
Này, đôi khi nghĩ về bạn, mình có ân hận là đã không tố cáo bạn đấy.
Cho nên, đọc tin phóng viên tố cáo bạn (trục lợi)  trẻ em để làm giàu, bài đã lên mặt báo hai ngày nay, phanh phui hết, biết chắc chắn bạn đang đau lắm đây, nhưng mình thì có lẽ nên vui.
Nên vui ! Ừ, nên vui.
Vui với người vui, khóc với người khóc, cho phép mình vui trước vì biết , trong tương lai, bạn sẽ vui, nếu !
Một chữ "Nếu" dành cho người có thành tâm thiện chí.
Mong bạn như vậy.
ht.