#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

NHÀ HƯU



Còn chờ đợi còn thấy đằng đẵng.
Ai trong bất cứ một mối chờ đợi nào cũng chỉ mong thời gian chóng qua. Bao lâu chưa đạt được kết quả, bấy lâu cứ sốt ruột, đứng ngồi không yên. Cho nên, nơi ta muốn đến và rời nhanh nhất là trạm xe. Nơi các trẻ em mong nhất là sân trường ngày mãn khóa. Còn gì đằng đẵng hơn những ngày tháng trong nhà hưu ?
Mỗi lần có dịp bước vào một nhà Hưu dưỡng, tôi luôn phải né tránh ánh nhìn của các bô lão, các Quý Ông, Quý Bà ngụ trong đó. Luôn luôn là những đôi mắt đau đáu nhìn về nơi xa xăm. Hình ảnh ấy buồn bã làm sao ! Tôi biết, các Cụ lúc nào cũng nhìn qua một khung cửa, ngoài kia, có con gái tôi thế nọ thế kia, con trai tôi thế kia thế nọ. Nhất là khi nói về các cháu Nội Ngoại, Cụ nào cũng sáng bừng cặp mắt mờ đục, chiếc miệng móm sều nhoẻn cười thật tươi khi có người ngồi nghe Cụ khoe con khoe cháu. Khi nghe dụ khị, dỗ dành, Bà (Ông) ráng ăn hết chén cơm này, giữ sức khỏe, con cháu vào thấy Bà (Ông) có da có thịt thì mừng, vui, các Cụ cũng thích, nhưng im lặng, cái cách trả lời này cho thấy, Cụ hiểu vấn đề không lạc quan , đơn giản như thế. Dĩ nhiên gặp chúng nó thì vui thật, nhưng niềm vui qua mau, đôi khi nỗi buồn ập tới lúc nào không biết.
Nhà Hưu là nơi sạch sẽ, ngăn nắp, thứ tự, có người ra vào, lưu tâm chăm sóc sức khỏe cho từng thành viên, nhưng, không ai muốn ở nhà Hưu, hay nói cách khác, bần cùng bất đắc dĩ mới phải ở. Một Cụ Bà đã 90 tuổi cho biết, Cụ không ở nhà Hưu, vì ở nhà Hưu không được tự do.
Thế các Cụ ở nhà Hưu thì nói sao ? Một khi đã vào, chọn nhà Hưu làm nơi ăn ngủ, ngày qua ngày, đêm lại đêm, thì các Cụ luôn có thái độ chấp nhận, nhưng ...buồn.Buồn không thốt nên lời. Nó cứ thăm thẳm....
Tôi thương nỗi buồn ấy lắm.
Ước gì trên đời này những người con trai, con gái đừng phải rơi vào hoàn cảnh để cha mẹ mình phải vào nhà Hưu.
Một ngày nào đó, khi đến lượt tôi già cả, lẫn lộn, lẩm cẩm, người thân phải đưa vào nhà Hưu, tôi nghĩ sao ?
Ồ, thì cũng chấp nhận thôi. Cuộc đời chóng qua, ta đừng làm phiền lòng người xung quanh, thế là tốt.
Nhớ đến một Bà Cụ quen biết. Cụ rất già, nhưng vẫn ăn uống bình thường. Cụ nói giọng còn khỏe, suốt ngày ngồi trước cửa, thấy ai đi qua đi lại thì kể tội con dâu, chửi bời, nhiếc móc đứa nào ăn cắp tiền của bà.
Ôi thôi, nếu tôi có tật ấy, xin bà con đẩy ngay tôi vào nhà Hưu.
Ở nhà Hưu sạch sẽ, ngăn nắp, thứ tự có y tá, có thuốc men, và nhất là ở đó, mọi người không bị phiền lòng vì tôi. Tôi hứa, đôi mắt tôi sẽ rất vui, không chờ đợi, không thăm thẳm chiều trôi, không buồn vui lẫn lộn, tôi chỉ ngồi lẩm bẩm chuyện ngày xưa thôi không làm mất lòng ai ....
Nhưng, như một con bệnh tự kỷ như thế thì cũng bó tay...
Tuổi già thật đáng thương phải không ?
Còn một tuổi già khác thật dễ thương, đó là các Nữ Tu, các Linh mục lớn tuổi.
Mời Bạn bước vào một nhà Hưu trong tu viện nào đó.
Bạn sẽ thấy ở đó, tuổi già rất dễ thương và được kính trọng. Các Tu Sĩ trong nhà gọi các ngài là Quý Bà, Quý Mẹ, Quý Cha Cố...
Thật dễ thương phải không ạ ! Xin mời vào nhà Hưu.
Còn nếu ở ngoài vui thì xin cứ ở, chúc quý Vị  hài hước như thế này nè :
Chơi ngon
Thời trang  tếch-ních

Các cháu nhỏ thèm nhỏ rãi...

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

NGƯỜI MANG TÊN LE


Mới đây, tôi nhận được Tin nhắn bàn hỏi về Thánh nhạc, ký tên là Le Nguyen.
Thoạt tiên, nhìn vào tên này ai cũng có thể đoán đúng nhiều phần trăm người này họ Nguyễn, hoặc họ Lê. Đây cũng là một trường hợp bình thường .
Tôi không biết đây là tên được viết theo cách nào, Họ ở trước hay Họ ở sau ?
Đáng lẽ ra, tôi chỉ cần theo phép lịch sự trả lời vào đúng vấn đề người ta hỏi, là xong.
Nhưng không hiểu sao, nhìn vào cái tên không mang dấu chính tả tiếng Việt,  tự nhiên tôi ngồi suy xét linh tinh, mất bao thì giờ. Tôi tính vầy :
Cho là Họ Lê đi, thì tên là Nguyên, Nguyện, Nguyền...
Họ Nguyễn thì  tên sẽ là ..., a! lắm chuyện đây! Ta phải ghép các dấu vào, rồi xem mặt đặt tên, khổ đây là người không quen. Thì cứ thử : Lé, không đâu, mà cũng có thể .. - Lè, cũng không, ai mà tên thế - Lẻ, chắc không, nhưng hay là chỉ có bố, hoặc chỉ có mẹ... - Lẽ, chả lẽ muốn con mình làm lẽ sao ! Lẹ, có thể cha mẹ mong con mau chóng công thành danh toại ....Nhưng tiếng Việt còn dấu mũ ^ nữa. Nếu thêm ^ vào tên này có thể là Lế, Lề, Lể, ồ toàn những tên kỳ quá. Lễ , hay Lệ mới đẹp chứ.
Sau đó, tôi được biết tên người này là Le. Em tên Nguyễn văn Le. Làm le, lấy le, le te, le lói...đó, xấu chị hỉ !
Đơn giản thế thôi mà mình phức tạp hóa vấn đề làm chi.
Cũng bởi trong giao tiếp qua bàn phím, ngày nay người ta làm mất dấu tiếng Việt, khiến cho có những vụ hài hước cười bể bụng, nhưng cũng có những hiểu lầm kinh khủng dẫn tới xích mích, giận dỗi.
Cách xét đoán cũng vậy, không cho phép chúng ta nghĩ quàng xiên.
Tôi phải luôn sống đơn sơ, giản dị, không chỉ qua một cử chỉ nhỏ, như cái tên chưa thêm dấu, mà nghĩ đó là một cái tên xấu ( xấu từ cha mẹ họ xấu đi mới bậy chứ!)
Trong sinh hoạt tập thể con người với nhau, chúng ta luôn gặp nhiều tính cách khác biệt. Bao nhiêu khuôn mặt, bấy nhiêu tính cách. Tôi không thể nhìn người có nước da ngăm mà đinh ninh họ không sạch sẽ, người trắng trẻo chưa chắc siêng tắm rửa. Người gầy thầy cơm, chưa chắc. Béo ăn nhiều, làm sao dám nghĩ vậy được. Chỉ dám đưa ra một ví dụ đơn giản vậy thôi để tự nhắc nhở mình rằng hãy nhìn ở người đối diện tất cả những vẻ đẹp họ có. Người trước mặt tôi là Lễ, là Lệ , là Lê đó. Những cái tên hay đấy chứ.
Còn Le ư ? Ôi, xứng đáng biết bao. Chúng ta đều là thiên tử, con cái một Cha trên trời, chúng ta có quyền làm le, lấy le, le te cho le lói chứ Le. Cám ơn cha mẹ Le đã đặt cho Le cái tên rất có ý nghĩa Thần học.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

TRỖI DẬY KHỎE KHOẮN

Mọi sự trỗi dậy đều cần thiết cho mỗi chúng ta, nhất là trong tình trạng chây lì, biếng nhác.
Tính lười dần kéo con người đứng lại hơn là đi, ngồi xuống hơn là đứng, nằm xuống hơn là ngồi , và im lìm hơn là động đậy.
Nhiều khi tôi cảm thấy lì lợm đến độ không muốn động đậy, ấy là lúc phải báo nguy.
Cơ thể vẫn cử động nhưng rỗng tuếch, vẫn thở mà không hít lấy sự sống.
Như một tay chơi đàn vô cảm.
Như một họa sĩ đâm toạc bức toan khi cụt hứng.
Như nhà thơ cố chèn chữ nghĩa vào câu thơ...
Như tôi, khi từ sáng đến tối chỉ tiếp xúc với cách làm món..., cách nấu..., cách bày tiệc...
Vậy trong những lúc tưởng như chán chết đi được ấy, ta rất cần trỗi dậy.
Đâu phải đợi tới khi "mắt nhắm rồi lại mở ra ngay" mới  Giêsu, Maria, Giuse xin cứu con.
Trỗi dậy, không phải cho mình, mà cho người khác.
Chúa Giêsu chắc chắn thương bà mẹ góa mất người con quý tử. Nên mới cho anh ta sống lại.
Vinh Danh Chúa ở Tình Yêu.
Tôi cũng phải vì người lân cận mà đứng lên, trỗi dậy.
Làm việc như không có gì chán nản.
Vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.
Yêu mến, tín nhiệm như chưa hề thấy sự dối trá.
Mục đích là để cuộc sống luôn vui tươi, đẹp đẽ, vì nhau.
Tôi không thể nào gọi là trỗi dậy được khi tôi không tha thứ cho ai đó.
Chính sự tha thứ cách khiêm tốn chân thành là một sự trỗi dậy cao cả và khỏe khoắn nhất.
Tôi cho là thế. Và sau đó, chắc chắn  sẽ là sự khoan khoái.
Không gì bằng khoan khoái tinh thần và không khoan khoái tinh thần nào bằng sự chân tình tha thứ.
Tha thứ là chết cho cái tôi để trỗi dậy cho người.
Trỗi dậy từ từng cái chết nhỏ bé để tập đón nhận một sự chết vĩ đại mà Thánh Phanxicô đã trìu mến gọi là Chị Chết. Khi  Chị Chết viếng thăm, khuôn mặt Chị thân quen đến có thể ngả vào lòng Chị.
Và khi ấy, sự Sống nối tiếp sẽ hạnh phúc biết bao.
Người vô thần cũng không thể nghĩ khác hơn.
Chỉ đáng buồn thay cho những ai bị người đời nguyền rủa : "Đi chết đi".
(Và đáng tiếc thay chỉ có một số nào đó mà cả dân bị đuổi. Nhưng dân lành đừng ngại, tôi vẫn yêu người).
Hãy trỗi dậy, hỡi người ngủ mê thôi.
HT.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

BẬP PHÙ XÍ XÓA

Minh họa Tom & Jerry thật là thích hợp.
Bất cứ một blogger nào cũng muốn tự chăm sóc vườn mình, để hoa là hoa của mình, quả là quả của mình. Nhưng không phải blogger nào cũng là nhà văn. Đây là trường hợp của tôi. Thoạt đầu, ý tưởng tạo blog là một món quà cậu bạn họa sĩ tài hoa làm tặng cho tôi. Chắc chắn tôi khi ấy cũng chẳng nổi bật gì về văn chương chữ nghĩa, nhưng có tật hay viết. Từ khi có cái laptop, tôi siêng gõ lách cách , dĩ nhiên mổ cò. Và cậu bạn đã dùng blog  để khích lệ tôi, một người đã quá già để học hỏi Internet....
May thay, Trời cho tính tôi hiếu học.
Lúc đầu thi thoảng đưa lên được một bài Tạp bút. Viết tạp bút là để tập tành gõ Word và post bài.
Nay đã có blog được hơn một năm rồi. Truyện ngắn, truyện dài, chuyện phịa, vẽ vời, nhạc nhiếc lên cũng được một số, tôi vẫn thích mỗi ngày mình có một Tạp bút. Đây mới chính là của riêng mình. Mình hiện thời và mình là mình.
Nhưng nói dễ hơn làm, nhiều ngày, nhiều lúc, đầu óc trống rỗng, hay có suy mà nghĩ không ra. Mở blog mà không biết gõ gì.
Khi nào Bạn thấy tôi sưu tầm, lướt web, ấy là lúc đầu óc tôi không ra làm sao cả.
Khi nào Bạn thấy tôi đăng cuối bài câu này: " Cảm ơn ....đã gửi bài này cho NHT'", là Bạn biết tôi hôm ấy chán phèo thế nào.
Hôm qua, khi còn đang cảm thấy khổ tâm vì chưa viết gì cho blog, tôi nhận được một bài sưu tầm trên mạng do một cha bạn gửi cho. Bài thật hay, đọc xong thích ngay, mở blog để post lên cho mọi người cùng suy tư. Tôi rất thích chia sẻ như vậy. Nếu Bạn vào vườn này, nhằm lúc tôi đã click vô chữ XUẤT BẢN xong, Bạn đã đọc thấy bài ấy ở ngay Trang Chủ, mới cáu chỉ hôm qua.
Sau khi đăng bài ấy, tôi trở lại tìm Nguồn của nó để gõ tên Tác giả cho chính xác, nhà Đạo gọi là theo lẽ công bằng.
Gõ xong tên tác giả, đúng hơn là tên Người đánh Máy bài ấy rồi, tôi mới chú ý tới một câu viết kèm theo, đại ý là ai  lấy bài này đem đi đăng nơi khác mà không gõ tên người Đánh Máy thì là vô lễ, bất lịch sự, này kia....
tôi liền bị sốc, bởi đây giống như một tiếng chửi bâng quơ. Không biết chửi ai, chửi có đúng đâu mà !
Tôi quay ngoắt lại blog và XÓA ngay lập tức bài ấy. Chả việc gì phải mượn phải nhờ.( Nó biến mất rồi, Bạn không còn thấy đâu).
Bạn nghĩ xem, tôi có lòng tự trọng chứ.
Đâu phải tôi không nghĩ ra điều gì đâu. Chưa thôi.
Cám cảnh thay cho người chửi đổng ấy, bởi công lớn là ở Tác giả bài viết chứ đánh máy là chuyện nhỏ.
 Thôi kệ ! Bập phù, xí xóa !
Minh họa bài này bằng hình ảnh Tom và Jerry thật là thích hợp.
Cả hai đều láu cá, chí chóe rồi lại khoác vai nhau cười hòa. Tôi không láu cá, nhưng phải viết bài này, coi như xin phép cộng đồng cho tôi "chơi" anh chàng nào đó một cái, bởi tức mình to đầu  mà dại, Jerry bé dái mà khôn...
Thôi được rồi, hành nghề đánh máy tiếp đi Jerry, công to đấy.....
Tom HT.

MỘT VÀI DÒNG...

Nhiều năm về trước, một ủy viên chấp hành khá cao tuổi của một công ty dầu lửa đã đưa ra một quyết định sai lầm, làm công ty thiệt hại hơn 2 triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu tập đoàn này. Vào cái ngày đen tối mà tin tức khủng khiếp trên được lan truyền ra, hầu hết các nhân viên và ủy viên khác của công ty đều lo lắng và muốn tránh mặt Rockefeller, không ai muốn bị liên lụy gì.

Chỉ trừ có một người, đó chính là ủy viên đưa ra quyết định sai lầm kia. Ông ta là Edward T. Bedford. Rockefeller ngay hôm ấy hẹn gặp Bedford và Bedford rất đúng giờ. Ông ta đã sẵn sàng nghe một "bài diễn thuyết" nghiệt ngã từ Rockefeller.
Khi Bedford bước vào phòng Rockefeller, ông vua dầu lửa đang ngồi cạnh bàn, bận rộn viết bằng bút chì lên một tờ giấy. Bedford đứng yên lặng, không muốn phá ngang. Sau vài phút, Rockefeller ngẩng lên.
- A, anh đấy hả, Bedford?- Rockefeller nói rất bình tĩnh - Tôi nghĩ là anh đã nghe tin những tổn thất của công ty chúng ta rồi chứ?
Bedford đáp rằng ông đã biết rồi.
- Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này - Rockefeller nói - Và trước khi tôi nói chuyện với anh, tôi đã ghi ra đây vài dòng.
Sau này, Bedford kể lại cuộc nói chuyện của ông với Rockefeller như sau:
Tôi thấy rõ dòng đầu tiên của tờ giấy mà ông chủ đã "viết vài dòng" là: "Những ưu điểm của Bedford". Sau đó là một loạt những đức tính của tôi, kèm theo là miêu tả vắn tắt rằng tôi đã giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn được 3 lần, và giúp công ty kiếm được gấp nhiều lần số tiền tổn thất lần này.
Tôi không bao giờ quên bài học ấy. Trong nhiều năm sau, bất kỳ khi nào tôi định nổi cáu với người khác, tôi đều bắt mình phải ngồi xuống, nghĩ và viết ra một bảng liệt kê những ưu điểm của người đó, dài hết sức có thể. Khi tôi viết xong bản đó thì thường tôi cũng thấy bớt cáu rồi.
Không biết là thói quen này đã giúp tôi bao nhiêu lần tránh được những sai phạm tôi có thể có: đó là nổi cáu một cách mù quáng với người khác. Tôi biết ơn ông chủ tôi vì thói quen này, và bây giờ tôi giới thiệu nó cho tất cả các bạn.

Hi!Hai sưu tầm & minh họa
Tài liệu cha L.gửi cho NHT'.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

DỄ THƯƠNG CHƯA !


Trẻ em là những hình ảnh đẹp nhất trần gian. Dù chúng cười hay khóc, vui hay nhăn nhó, khuôn mặt trẻ thơ luôn biểu lộ cảm xúc thật mà ở người lớn chúng ta thường phải cố gắng, gọi là làm dáng để chụp ảnh.
Cũng có những em bé có năng khiếu làm người mẫu nhiếp ảnh, có những đứa trẻ xinh xắn, dễ thương từ bé, nhưng mọi trẻ em đều đáng yêu. Chúng ta không được làm đau chúng, dù chỉ bằng một cái lườm. ...

Hôm nay dậy trễ quá, điểm vội vài cái tít .


Thụt  một ván thôi mẹ sắp hô đi tắm rồi.


Mê tơi nuôn !

Không say không về nha bố ?


Rồi ! Thấy trời trăng !
Mẹ ơi, em bảo em muốn ăn kem.

Mẹ đẻ em ra mau đi, nhiều việc quá.
Ở nhà con vất vả lắm bố ạ.


Bù lúc Hai dành ăn với em nha.

Được, hoành tráng đấy!

Hết thời trọng nam khinh nữ rồi, đừng tự hào nhé  !


Nhà cháu hết tiền rồi chú ơi.

Mẹ ơi mở nước mau kẻo hết hứng.





Em kia ơi, đợi anh với.






Đứa nào dám đụng vô em !


Anh sẽ vẽ lên đầu nó.











Nghĩ tình đời thêm chán.


Những tấm ảnh trên mạng cũng cho thấy có một sự tương đồng nào đó giữa trẻ em với các con thú nhỏ.
Nhất là các chú cún. Rất dễ thương.Tiếc thay chú nhỏ đây chưa có ai đoái hoài tới, trông thật tội nghiệp!
Nhưng các bà mẹ của lũ chúng thì thật dữ dằn :
Chạm vào con vàng con bạc nhà bà là  chết với bà đấy.
                                           

Thằng hoang đàng đã về kìa, cho nó một trận thôi.




Có chú nào rảnh không, bế cháu lên coi !
( Ảnh Internet)

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

CPCĐ.số 15: GIĂNG SAO CÁC LOẠI

NHT. Khi luân chuyển file Audio trên đây đến bàn tròn Cà Phê Ca đoàn, một vài Bạn bè - nhạc sĩ, ca trưởng, người đệm đàn Phụng vụ...- đã hồi âm những góp ý tôi cho là tích cực như sau. Trước khi thuật lại những nhận định ấy, tôi xin giải thích vì sao tôi cho rằng các Bạn tôi tích cực, đó là vì tôi thấy họ tham gia chứ không phá bỏ. Hết lòng cám ơn các Bạn.
Bạn đọc sẽ tìm thấy trong những "còm" dưới đây có những ý kiến rõ ràng là  tán thành với bài nói chuyện của Đức Cha Khảm, như thư sau đây :
ĐC Khảm nói rất chí lý và ước gì lời phát biểu này cũng đến tai các vị trong BTN Saigon. Cho nên riết chúng ta làm mất đi chiều kích văn học trong thi ca mà chỉ vì đơn giản hóa vấn đề nên cho những gì trước đây viết là sai. Ai dè sửa lại nghe nó thô và mất tính chất hình tượng đâm ra bị nghèo nàn về mặt văn chương và thi ca . 
 Cũng may vẫn còn có một vị GM còn quan tâm đến điểm này và không biết ngài có nằm trong BTN để duyệt không ta? hi hi hi...
  Nhưng cũng có lá thư rất khiêm tốn, tự xét mình, đại khái nói  là viết Thánh ca mà không theo luật lệ gì hết, cũng chẳng thuộc Kinh Thánh, bạ đâu viết đó như nhạc tình ngoài đời, rồi cho rằng thế là mình bay bổng, thế là nhạc mình mang tính thi ca lãng mạn...làm tục hóa Thánh ca.
Thậm chí có thư than phiền chuyện có thật rằng  : ...vài gia đình (có người là ca trưởng CG VN) mà trên bàn thờ chỉ có tượng Đức Mẹ mà thôi. Có nhà khác thì tượng Đức Mẹ cao, đẹp đặt giữa bàn thờ, còn thánh giá nhỏ thì đặt dưới chân tượng Mẹ. Trước những bàn thờ này, mà bà con quây quần cùng hát "Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ ...", nếu một người ngoại đạo nhìn vào thì có thể người ta không biết mình thờ Chúa hay thờ Mẹ. 
Với hai lá thư trên, hình như người nghe " hơi ngần ngại " khi thấy Đức Cha có vẻ nghiêng nghiêng về "tính thi ca". Quả thật là trong thời gian qua, dân viết Thánh ca cùng các Ca Trưởng chúng tôi đã phát hiện ra nhiều từ ngữ khó ưa trong một số bài Thánh Ca đã có ấn Cho Phép hát " Imprimatur", và chúng tôi đặt câu hỏi : "Vì sao ban Kiểm duyệt cho phép ?" Tôi biết anh em đang nói tới vấn đề có liên quan tới ý tưởng nằm trong bài nói chuyện của Đức Cha Khảm : Tính thi ca trong lời của một số bài Thánh ca"....Các Bạn muốn Lời Thánh ca phải thật Thánh Thiện. Đúng trước - Hay sau, ( phải theo Thần học, Tín lý, thơ thẩn tính sau!). Tôi đồng ý. Nếu như từ đầu, chị Trầm Hương viết là : "Chúa ơi, tình Ngài cao hơn Thái Sơn,"...nghe cũng ô kê đấy chứ. Tại ban Thánh nhạc để Đức Cha nghe ra rả bao nhiêu năm, mãi mới sửa, người không quen tai chữ "hơn" thôi. Nghe người bảo : "nghe nó vẫn không hay bằng ngày xưa nhỉ ",hay là "chán không chịu được", tôi cười thầm : Đúng là kiểu nhận xét đầy nghệ sĩ tính - ( Bởi thế, tạ ơn Chúa, vocation của Đức Cha Khảm không phải là ở trong ban Thánh Nhạc, hi hi !)
Tuy nhiên, cùng lúc, khi nhận được một số thư của mấy ông bạn nhạc sĩ Công Giáo tâm sự, tôi cũng cảm thông ...rớt nước mắt, và thấy bài Đức Cha nói cũng ...chí lý.
Ví dụ thư sau đây của nhạc sĩ Thế Thông :
Hi các bạn,
TT cũng có bài viết với Fanxicô vào năm 1977. Đó là bài  TÌNH YÊU THIÊN CHÚA.  Nhiều người một thời đã nêu ý kiến đề nghị cấm bài này vì chỉ vì TYTC như trăng như sao. Hì hì. Rất may mắn là các vị ....chẳng bảo sao nên nó vẫn sống.
TT
Một bài Thánh ca nổi tiếng có "tính thi ca" như Tình Yêu Thiên Chúa  đã có " tiền án"  "vào tù ra khám" như thế đấy.
Lại thêm một ý kiến táo bạo "đốc" vào như sau  :
Bài Tình Yêu Thiên Chúa mà bị cấm chỉ vì sự so sánh “Tình yêu Thiên Chúa như trăng như sao....” chắc có lẽ rất nhiều bài thánh ca trong kho phải bỏ đi hết và lúc đó chắc cũng khá nhiều bài thơ công giáo cũng phải xem xét lại á?
 Đúng thật là khi viết nhạc đời không bị gò bó vào một khuôn thước và tâm hồn cũng không bị giới hạn. Trong khi đó viết thánh ca phải vắt chân lên trán đắn đo từng lời từng chữ vì bị ám ảnh các vị có thẩm quyền sẽ xem và như tên cảnh sát rình xem mấy ông này viết có đúng thần học, tín lý và luân lý v.v... không? hi hi hi... như thế cũng là hình thức cảm xúc tự nhiên đã bị giới hạn rồi. Giống như đứa bé từ nhỏ cứ hay bị nhát ma hay hù bị mẹ mìn bắt nên tới lớn cứ bị ám ảnh sợ hãi về hình ảnh đó thì làm sao tự nhiên được?  
 Nói túm lại viết nhạc đời tha hồ bay bướm loãng moạng còn thánh ca thì được bay mà bay trong lồng thay vì bay giữa trời bao la ka ka ka... còn nếu dám to gan viết thánh ca loãng moạng chắc có ngày toi mạng luôn ke ke ke...
Còn "em" này thì không đòi hỏi gì hết. Ém coi bộ không xét Tín lý,Thần học, nhưng xét điều trọng đại hơn :
 Cám ơn chị Triều gởi cho nghe chia sẻ của DC Khảm . Cái nhìn của riêng em, em đã chia sẻ tuy biết rằng nó khác người, thậm chí sẽ bị đem ra bắn :-( .
Nếu nghĩ sâu hơn , thật ra Chúa không bao giờ bắt mình phải thế này, thế kia .Điều răn của Chúa chỉ có mến Chúa, yêu người mà thôi .
Điều răn của Chúa chỉ có thế thôi ! 
Thôi thế thì thôi, mình cũng chỉ biết lắng nghe, thật thà ghi  những  thật thà. 
Biết rằng mỗi ý kiến đều  giới hạn trong một khía cạnh, nhưng giả như vừa rồi, xóm nhà lá không sôi nổi với những từ trong Thánh ca như : "say sưa", "đê mê", "ái tình", "ân ái", mắt ngó mắt, tay trong tay".....thì tôi cũng chỉ âm thầm nghe Đức Cha giảng để tự an ủi, bởi cũng có lần bài mình, vì cho hoa cỏ, chim muông vào mà bị "phê " là ....rối đạo. Khổ nỗi, cái file mp3 này của Tuấn gửi cho đúng lúc quá.
Chả nghe ai khen nhạc mình, chỉ nghe có con bé kia  thỏ thẻ bên tai :
Em vẫn thích bài TYTC từ nhỏ ...
Em ơi, em phải ghi rõ ra là Tình Yêu Thiên Chúa của Thế Thông, để ..mừng cho anh í một cái vì đã có can đảm lấy Giăng Sao "đưa con lên cao"....mà bài ấy vẫn còn...sống.
Mời Bạn, cà phê gần nguội  rồi.....
Còn ối các loại " giăng sao" trong Thánh ca, ....Kể sao hết !
Nhạc Hải Triều cũng ....đầy ra đấy !Nhưng đừng ai xét nét rồi báo cáo lên...Trên nhé, chết mất, để cho mình  còn rong chơi, lang thang, tha thẩn thoải mái  tí chứ ! He he !

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

TÔI XIN GIỚI THIỆU

Hôm nay là Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa.
Chớm sang "tháng Sáu trời mưa", mùa Lễ Trọng, hoa vẫn còn ngút ngát trong nhà thờ.
Thầm cám ơn chị cắm hoa, chị L..
L. rất siêng năng, âm thầm, lại khéo tay, có con mắt nghệ thuật, cắm hoa khá đẹp.
Hôm nay Chúa được bảy bình
sáu bình ở dưới tình hình hơi đông...
Không biết Chúa có ngộp thở ?
Chắc không sao, vì đó là tấm lòng con cái dâng lên, hoa tươi, lòng thành, xin Chúa vui nhận.
Những dịp lễ Trọng, trong các nhà thờ vẫn thường đầy hoa đẹp như trong ảnh chụp trên đây.
Rất trang trọng, rất hoành tráng (dùng chữ này là nhiễm nặng mất rồi...)
Có điều lạ lắm, sáng nay trên một lẵng hoa có gắn một bảng chữ. Nho nhỏ, hình tròn, nền trắng, chữ đỏ.
Lại gần sẽ đọc được, hiểu được,
nhưng vấn đề mình muốn nói ở đây là nó là một bảng chữ.
Như ...quảng cáo.
Ngoài đời, ngành "prồ" bây giờ người ta hay làm vậy. Xem ti vi ắt thấy, ví dụ ngay dưới cái bàn cho "người kỳ diệu" Nick đứng diễn thuyết phải có tên nhà tài trợ rõ ràng, làm sao cho máy quay chiếu liên lỉ vào đấy, mọi người dán mắt vào, không ai có thể quên cái tên ấy.
Thế cho nên, muốn cho mọi người biết, phải viết chữ.
Vậy hôm nay, trên cung thánh, cũng có ...giới thiệu gì đó ....nghĩa là phải ra chữ người ta mới hiểu được, chứ không lẽ ông trùm bà quản cứ phải đứng nói "Tôi xin giới thiệu, hôm nay lễ Mình Máu Thánh Chúa".
Cũng thế cho nên, hôm nay cái bảng chữ ấy làm mình không thích.
Không thích.
Cho nên không muốn gõ nữa....
Hơ hơ !

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

MONG ƯỚC NGÀY 1/6

CHÚC CÁC BÉ VUI CHƠI - ht. -
Ước gì các cháu vui chơi
tung tăng hoa cỏ giữa trời thênh thang
trên môi các cháu hát vang
lời ca chíp chíu như đàn chim non
Ước gì các cháu ăn ngon
mặc quần áo đẹp lon ton đến trường
thầy cô bố mẹ yêu thương
đêm về ngon giấc trên giường say mơ
Ước gì thật cũng như thơ
cháu tôi hạnh phúc tôi nhờ niềm vui
mong tương lai cháu rạng ngời
ông bà sung sướng mỉm cười thỏa thuê
Ước gì phố xá phủ phê
đèn hoa thắp sáng tận quê nhà mình
tự do hạnh phúc đinh ninh
không còn xa ngái hòa bình an vui
Tất là quyền các cháu tôi...
ht.