Mình không thích người nhạt.
Chẳng thà kiêu, mà nó có cái để mình nhớ, mình bực, mình ghét.
Thử hỏi nghĩ về một người hiền quá sức lẽ mình mà bạn rặn mãi không ra ý tưởng nào, ký ức nào về họ có chán không? Mình có nhiều bạn, rất thích ở chỗ nghĩ đến đứa nào thì trong đầu mình hiện ra ngay khuôn mặt giang hồ cùng là những thói xấu ngộ nghĩnh của nó. Kể không hết! Rất vui! Tuy thế còn tùy, có bạn nghe nhắc đến tính xấu thì cười hì hì, là cởi mở, dễ chịu, nhưng gặp phải đứa nó kiêu từ trong bụng kiêu ra, thì thôi không trêu, không đùa. Đại khái ai không thích đùa thì đừng động vào họ cho xong.
Nhưng thà thế còn hơn!
Người nhạt, gớm sao chán thế không biết! Như nước ốc! Nhưng nước ốc có ngọt thì người ta mới lấy nó lọc mẻ nấu chuối chứ? Thì cứ cho là nước ốc ngọt đi, nhưng người được ví như nước ốc thì thật chán. Gặp lần đầu cho qua.Gặp lần nữa không ấn tượng gì. Gặp lần thứ ba hỏi chúng mình quen nhau ở đâu ấy nhỉ. Gặp lần nữa mới nhớ được tên, ờ cái mặt này mình nhớ ra rồi, hình như nói chuyện hơi bị…nhạt.
Mà nhạt là làm sao ?
Là dễ phai í. Đi vèo cái qua mắt mình rồi mất tiêu, chả liu lại hương gỉ hương gì, có họa là liu sự vô duyên! Ừ đúng rồi, khổ nhất là nói chuyện với người vô duyên.
Có người vừa nhạt, vừa làm phách, vừa dở lại vừa vô duyên.
Người ấy cứ nghĩ là trên đời này người ấy có tất cả (toàn những cái chẳng đáng khoe). Có từ A đến Z, ví dụ người ấy có cái nhà đẹp, thì cái nhà ấy có cái cột đẹp, cái cột đẹp ấy có chạm con rồng đẹp, con rồng đẹp ấy có cặp mắt đẹp, cặp mắt đẹp ấy là hai viên ngọc chẳng hạn. Mình tưởng tượng ra hai viên ngọc ấy bằng …nhựa. Chủ nhân tài sản ấy thì cứ cười hơ hớ khoe của. Đấy! Vô duyên ở chỗ thíếu gì người có nhà, có cột, có rồng, khoe làm gì! Nhạt ở chỗ rồng bây giờ đầy! Các nhà khảo cổ cho trùng tu các di tích lịch sử cứ cho thợ sơn quét lại tất, rồng cũ rồng cổ thành mới toanh ta loanh hết. Sơn phết lại con rồng nào chả lộng lẫy huy hoàng, vào khu du lịch Đại Nam mà xem. Rồng lượn đầy, vàng ối cả ra đấy mà dở phải biết!
Đã vậy còn chê nhà người không có gì! Không có gì là không có cái gì? Có vào được tận trong nhà người ta không mà biết nhà người ta không có gì? Lỡ trong tủ người ta cất đầy vàng bạc, của nả thì sao nào? Mà vàng thật bốn số chín chứ nào phải bằng nhựa a?
Cái vô duyên, cái nhạt nó tự phát lắm cơ! Anh không dấu được đâu. Giả vờ duyên dáng không được, giả vờ đậm đà cũng không lôi cuốn được ai. Nhiều khi hún hớn quá đâm ra ngứa mắt người đối diện. Nó ngứa mắt thế nào nó cũng ngứa mồm, ngứa tay, nó vả cho một cái thì môi răng lẫn lộn.
Mình viết bài này, thế nào mai cũng có kẻ gọi điện dò la: "Này, bài Nhạt nhiếc, dở diếc là có ý nói ai đấy?".
Ha hả! Mình sẽ trả lời rằng khai làm gì, có nói ra nó cũng không tin là mình nói nó cơ mà! Trên đời này có ai tự nhận là dở, là nhạt, là vô duyên đâu ạ!
Thôi thì thiên hạ dưới trần gian này ai cũng đậm đà hữu duyên hết vậy.
Đấy! Nói thế thì thích lắm đấy, chả động lòng ai cả. Mát ruột quá.
Nhưng miệng lưỡi giả tạo thế còn đáng xấu hổ hơn nhiều. Chả học thói ấy đâu, nhưng thật nhiều lúc, mình, không nhạt nhưng vô duyên tệ!
NHT.
Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012
Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012
CÒN MẶN THÌ CỨ NÊM
Mình có cậu bạn, trong lòng luôn lo lắng không biết mình có viết gì về cậu ấy trên lốc liếc không ! Lâu lâu cậu ta lại kiểm tra, ha ha ha ! Đã bẩu không có. Cậu không có gì cho mình viết. Cậu nhạt lắm. Nghĩ trong bụng thôi chứ không dám nói ra, sợ người bị chê nhạt người buồn. Mà nhạt thì buồn thật.
Tối hôm qua, cô bạn tên N. ( tên thật không bắt đầu bằng N. đâu, phải đánh lạc hướng độc giả đấy!) cũng lo, cũng kiểm, cũng bảo thật không có. N. kiểm suốt buổi rồi thì tin mình nói thật. Hi hi, biết thân thì yên đi, còn truy cái bài í, bài nọ là nói về ải, về ai? Cái người như thế như thế có phải là cha nọ cha kia không ? Mình bảo, ơ kìa, nói về cha cụ thì cứ nói toạc tên ra chứ việc gì phải dấu diếm. Như bài “Ông cha chân tu” là nói về cả và các cha ấy chứ đâu chỉ nói riêng cha Hưng, có phải không cha Hưng? Mà các cha chân tu thì ngại gì lời chê khen.Bài ấy chê, nhưng là khen. Còn như không chịu thì để lần sau gặp lại nhau mà cha Hưng làm mặt lạnh lùng quay đi là hiểu rồi. Lẽ nào! Người dễ thương như thế, lẽ nào! Rồi cha Quế đấy, vì mình biết cha Quế là người của công chúng, ngài không ngại lên mạng, cần là lên, cần là phát biểu, cần là xuất hiện. Ở đâu khó ở đó có cha. Cũng hiếm có cha nào can đảm như ngài. Bởi trên mạng bây giờ người ta ném đá lung tung, không kiêng nể. Có điều các Sơ thì không được như vậy, khen cũng không được mà chê cũng không được, vì Sơ hay ngượng, hay xấu hổ, không muốn xuất hiện trước đám đông. Cũng có Sơ động lòng vì Sơ khiêm tốn, xét mình đầy đủ, thường xuyên. Có Sơ kia, cả nhà, cả họ đi tu tốt lành, ông bà Cố đẻ ra đông đảo cha, dì như một nhà Dòng đa-di-năng, vậy mà mới nghe mình hù viết nhá, đã la hoảng, chắp tay xin chị đừng viết gì.Chị viết về các cha đi.Chị mà đề nghị là các cha gật gù ừ viết nhé, viết đi! (cái này dân gian gọi là gì nhỉ? Hi hi, Sơ khôn kinh!).Thấy thương cái nết ẩn dật ấy quá nên mình ….tha cho. Thương và quý thật.
Thế nhưng, nghĩ đi nghĩ lại, muốn hỏi tại sao Sơ lại phải cất dấu đèn nhà Sơ đi hở Sơ? Khi mà trong thiên hạ hiện nay, sự tối tăm đang bao phủ tràn lan? Xã hội đang rất cần những gương sáng, gương tận hiến, gương hy sinh. Nếu đem khoe nhà Sơ thì mình cũng khoe khéo léo chứ đâu lộ liễu mà Sơ sợ. Mình sẽ dấu tên, dấu nhà, dấu cả áo Dòng Sơ đi, dấu tất, chỉ hở mỗi cái khe cho ánh sáng tràn ra soi đường lữ khách đi cho vững vàng khỏi ngã thôi. Thế là có ích cho anh em, Sơ ngại cái gì? Nghĩ cho cùng tại Sơ chưa suy cạn thôi.
Giả dụ, bây giờ mình nêu một gương thế này, ai đọc chả yêu, cứ gì phải khai tuệch tên người ấy ra.
N. ( vẫn là N. là Name í, tiếng Anh nghĩa là Tên, chả biết tên ai, ai cũng có tên) là một nhân viên rất cần mẫn trong một tập thể đông người, lắm việc. N.có quan niệm sống là “không từ chối Chúa điều gì”, hơn thế, luôn thưa với Chúa rằng:
Xin cho con can đảm, không từ chối Chúa điều gì
lại luôn luôn vâng theo Ý Chúa .
Xin ban cho con ơn làm cho người chung quanh con được hạnh phúc
và suốt đời con chỉ biết làm vui lòng Chúa
và làm cho mọi người yêu mến Chúa.
Mình có hỏi, N. nói đây là một kinh mà N. đọc và nguyện sống theo.
Vì nguyện sống theo kinh ấy nên ai nhờ việc gì N. cũng làm, ai hỏi điều gì N. cũng trả lời thấu đáo, ai cần gì N. cũng giúp đến nơi, quên ăn quên ngủ.Tha nhân là hiện thân của Chúa.
Thôi, giả vờ giả dụ đến thế thôi. Không kể chi tiết, lộ mất!
Điều thú vị là N. không phải là một tu sĩ. Nhưng đời sống còn tốt hơn một người dâng mình cho Chúa.Ông ...Giám đốc nhận xét vậy.
Thế thì ta để ánh sáng giãi ra cho mọi người nhận biết Chúa như vậy là tốt chứ sao lại ngại ngùng, che dấu?
Cho nên, Đèn phải để trên đế, Muối phải còn mặn.
Đèn mà dấu im ỉm, không vặn tim lên thì đập vỡ nó đi cho xong.
Muối mà cất kỹ quá, lâu ngày ra nhạt thì ném nó đi cho rộng bếp.
Nhưng hãy khoan! Trước khi vứt bỏ, phải xem có thật đáng vứt bỏ không đã.
Thời buổi đắt đỏ, phí của.
Đèn còn đốt được xin cứ châm lửa, dù không cúp điện.Lung linh mới đẹp.
Muối còn vị mặn xin cứ dùng nêm nếm, dù có nước mắm.Cóc ngâm phải có muối ớt.
Xin vui lòng để cho mình viết bài, đăng blog.
Đừng thôi thôi nữa!
Kiểm đi xem người ta có nói xấu gì đâu nào!
Không lại viết bài “Kiêu ngạo trong khiêm nhường”bi giờ!
NHT
Tối hôm qua, cô bạn tên N. ( tên thật không bắt đầu bằng N. đâu, phải đánh lạc hướng độc giả đấy!) cũng lo, cũng kiểm, cũng bảo thật không có. N. kiểm suốt buổi rồi thì tin mình nói thật. Hi hi, biết thân thì yên đi, còn truy cái bài í, bài nọ là nói về ải, về ai? Cái người như thế như thế có phải là cha nọ cha kia không ? Mình bảo, ơ kìa, nói về cha cụ thì cứ nói toạc tên ra chứ việc gì phải dấu diếm. Như bài “Ông cha chân tu” là nói về cả và các cha ấy chứ đâu chỉ nói riêng cha Hưng, có phải không cha Hưng? Mà các cha chân tu thì ngại gì lời chê khen.Bài ấy chê, nhưng là khen. Còn như không chịu thì để lần sau gặp lại nhau mà cha Hưng làm mặt lạnh lùng quay đi là hiểu rồi. Lẽ nào! Người dễ thương như thế, lẽ nào! Rồi cha Quế đấy, vì mình biết cha Quế là người của công chúng, ngài không ngại lên mạng, cần là lên, cần là phát biểu, cần là xuất hiện. Ở đâu khó ở đó có cha. Cũng hiếm có cha nào can đảm như ngài. Bởi trên mạng bây giờ người ta ném đá lung tung, không kiêng nể. Có điều các Sơ thì không được như vậy, khen cũng không được mà chê cũng không được, vì Sơ hay ngượng, hay xấu hổ, không muốn xuất hiện trước đám đông. Cũng có Sơ động lòng vì Sơ khiêm tốn, xét mình đầy đủ, thường xuyên. Có Sơ kia, cả nhà, cả họ đi tu tốt lành, ông bà Cố đẻ ra đông đảo cha, dì như một nhà Dòng đa-di-năng, vậy mà mới nghe mình hù viết nhá, đã la hoảng, chắp tay xin chị đừng viết gì.Chị viết về các cha đi.Chị mà đề nghị là các cha gật gù ừ viết nhé, viết đi! (cái này dân gian gọi là gì nhỉ? Hi hi, Sơ khôn kinh!).Thấy thương cái nết ẩn dật ấy quá nên mình ….tha cho. Thương và quý thật.
Thế nhưng, nghĩ đi nghĩ lại, muốn hỏi tại sao Sơ lại phải cất dấu đèn nhà Sơ đi hở Sơ? Khi mà trong thiên hạ hiện nay, sự tối tăm đang bao phủ tràn lan? Xã hội đang rất cần những gương sáng, gương tận hiến, gương hy sinh. Nếu đem khoe nhà Sơ thì mình cũng khoe khéo léo chứ đâu lộ liễu mà Sơ sợ. Mình sẽ dấu tên, dấu nhà, dấu cả áo Dòng Sơ đi, dấu tất, chỉ hở mỗi cái khe cho ánh sáng tràn ra soi đường lữ khách đi cho vững vàng khỏi ngã thôi. Thế là có ích cho anh em, Sơ ngại cái gì? Nghĩ cho cùng tại Sơ chưa suy cạn thôi.
Giả dụ, bây giờ mình nêu một gương thế này, ai đọc chả yêu, cứ gì phải khai tuệch tên người ấy ra.
N. ( vẫn là N. là Name í, tiếng Anh nghĩa là Tên, chả biết tên ai, ai cũng có tên) là một nhân viên rất cần mẫn trong một tập thể đông người, lắm việc. N.có quan niệm sống là “không từ chối Chúa điều gì”, hơn thế, luôn thưa với Chúa rằng:
Xin cho con can đảm, không từ chối Chúa điều gì
lại luôn luôn vâng theo Ý Chúa .
Xin ban cho con ơn làm cho người chung quanh con được hạnh phúc
và suốt đời con chỉ biết làm vui lòng Chúa
và làm cho mọi người yêu mến Chúa.
Mình có hỏi, N. nói đây là một kinh mà N. đọc và nguyện sống theo.
Vì nguyện sống theo kinh ấy nên ai nhờ việc gì N. cũng làm, ai hỏi điều gì N. cũng trả lời thấu đáo, ai cần gì N. cũng giúp đến nơi, quên ăn quên ngủ.Tha nhân là hiện thân của Chúa.
Thôi, giả vờ giả dụ đến thế thôi. Không kể chi tiết, lộ mất!
Điều thú vị là N. không phải là một tu sĩ. Nhưng đời sống còn tốt hơn một người dâng mình cho Chúa.Ông ...Giám đốc nhận xét vậy.
Thế thì ta để ánh sáng giãi ra cho mọi người nhận biết Chúa như vậy là tốt chứ sao lại ngại ngùng, che dấu?
Cho nên, Đèn phải để trên đế, Muối phải còn mặn.
Muối mà cất kỹ quá, lâu ngày ra nhạt thì ném nó đi cho rộng bếp.
Nhưng hãy khoan! Trước khi vứt bỏ, phải xem có thật đáng vứt bỏ không đã.
Thời buổi đắt đỏ, phí của.
Đèn còn đốt được xin cứ châm lửa, dù không cúp điện.Lung linh mới đẹp.
Muối còn vị mặn xin cứ dùng nêm nếm, dù có nước mắm.Cóc ngâm phải có muối ớt.
Xin vui lòng để cho mình viết bài, đăng blog.
Đừng thôi thôi nữa!
Kiểm đi xem người ta có nói xấu gì đâu nào!
Không lại viết bài “Kiêu ngạo trong khiêm nhường”bi giờ!
NHT
ÔNG LÃO....
Thứ sáu ngày 28.12.2012
Chiều hôm qua có ông lão đến nhà, gia đình cũng đã quen với sự xuất hiện của ông, nên các cháu thấy ông đã kêu lên :
- " Bà ơi có ông ăn xin".
Thú thực nghe hai tiếng - ăn xin hay ăn mày - nó cứ làm sao ấy mà thay đổi cách xưng hô thì sẽ phải gọi như thế nào khi mà xã hội đã đặt cho họ danh xưng ấy.
Chỉ có điều để lòng nhẹ nhàng và đỡ áy náy, chị Yến cầm tiền ra bảo con:
-"Con đem ra đưa và nói con biếu ông nhé".
Họ mang thân phận đó, nhưng có ai muốn được gọi đúng chức danh đó đâu!
Phải chăng vì danh xưng đó quá hèn kém? Hay vì một lý do nào khác nữa?
Phàm ở đời ai cũng muốn được tôn vinh, cũng muốn làm ông này bà nọ, chẳng ai muốn làm “thằng cu mẹ đĩ “( trích trong sách văn học, hi hi, quên tên).
Đôi khi được mọi người bao vây xưng tụng, đặt cho chức nọ phận kia mình lại hoang tưởng, rồi cứ thế mà tinh tướng…
Cùng một kiếp người, xin đời đừng bạc đãi kẻ mang thân phận hèn kém.
Cùng một kiếp người xin ai đó giữ đúng danh phận mình để không bị coi là kẻ háo danh, đó cũng là cách để người ta tôn trọng mình.
Chuyện kể tiếp về Ông Lão (năm 2009)
Bạn từ phương xa về thăm, mời một số bạn than đi chơi tối, ghé quán cóc ăn vài món đặc sản chân quê: mì xào dòn, chân gà nướng, gỏi vịt, v.v…
Lâu ngày gặp nhau, bạn bè tí tau tí mẹ đủ mọi thứ chuyện, ai cũng muốn nói, muốn hỏi, chẳng biết nghe ai đừng ai. Bỗng mọi người im lặng. Sao thế nhỉ ? Nhìn theo ánh mắt mọi người..
A! Ông lão mình vẫn gặp đây mà !
Nhưng sao mọi người lại thế nhỉ? ( để trả lời cho suy nghĩ của mình, một bạn lên tiếng):
- Ông này mà cũng vào đây cơ à ?
- Ừ, ghê thật! Ăn mày mà cũng có tiền đi ăn tiệm.
Mọi ánh mắt săm soi về phía ông. Hình như ông lão cũng thấy điều bất ổn, nhưng mình cũng chẳng muốn ông nhìn thấy mình trong hoàn cảnh này.
Sao vậy nhỉ?
Tại sao ông lão lại không có quyền vào quán ăn, cho dù quán đó chỉ là quán cóc bên lề đường, để thưởng thức một tô phở, à không, để dằn bụng cho qua cơn đói, để rồi ngày mai Ông lại tiếp tục lê chân đi qua các con hẻm, vào từng gia đình để ăn xin.
Ngay cả khi Ông không làm phiền ai thì Ông cũng không được cho phép hay sao ?
Mà một khi Ông dám vượt rào thì gây bức xúc và ngạc nhiên đến vậy sao?
Bất công quá!
Các bạn của tôi ơi, và cả tôi nữa. Hãy nhìn lại mình đi, ai đã cho phép ta xử sự bất công như thế?
Chỉ vì tính TỰ MÃN TỰ PHỤ TỰ KIÊU mà ra thôi.
Ôi! Nếu ta suy nghĩ theo một chiều k1ich khác, có lẽ ta sẽ nhận ra được nhiều điều..
- Trong nụ cười có bao dòng nước mắt, mà ta cố che đây đi?
- Trong vui thú có bao nỗi lo toan mà ta không muốn ai biết?
Vì sao? Vì bệnh sĩ diện muôn muôn năm, vạn vạn tuế!
Còn kia, một ông lão bình dị.
Chẳng coi việc ĐƯỢC ngồi ăn ở quán cóc là to (hơn ta rồi nhé).
Ung dung tự tại thưởng thức tô phở do lao động mà có( đi ăn xin).
Ai bảo đây không là công việc? Với Ông lão đây là công việc, mà là công việc chân chính nữa đấy. Ông không lừa ai! Ai cho thì nhận, không thì thôi.
Ông chẳng lo lắng điều gì, mà nếu có, chắc rằng chỉ lo sao Ông còn sức khỏe để ngày mai lại iếp tục công việc thường ngày ( các bạn ơi, ta hơn Ông lão về điểm gì nhỉ?!!!)
Ông lão mong ước, điều ước thật nhỏ nhoi: Khỏe để tiếp tục công việc.
Ai cũng có ước mơ. Mình cũng mơ cũng ước.
Điều ước của riêng chúng ta, chúng ta giữ lấy.
Nhưng điều ước chung thì chúng ta cùng ước nhé:
Mong sao mọi người được hạnh phúc
được bình yên
có việc làm ổn định
sức khỏe dồi dào
Nếu các bạn của tôi tối hôm đó có mặt đọc được, thì xin đừng cho là mình HÂM. Nhưng chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ CHÚA đã thương ban cho chúng ta có được cuộc sống may mắn hơn những người bất hạnh, đang gặp khó khăn trong cuộc sống .
Các bạn nhé !
cmc Lưu Mừng
Chiều hôm qua có ông lão đến nhà, gia đình cũng đã quen với sự xuất hiện của ông, nên các cháu thấy ông đã kêu lên :
- " Bà ơi có ông ăn xin".
Thú thực nghe hai tiếng - ăn xin hay ăn mày - nó cứ làm sao ấy mà thay đổi cách xưng hô thì sẽ phải gọi như thế nào khi mà xã hội đã đặt cho họ danh xưng ấy.
Chỉ có điều để lòng nhẹ nhàng và đỡ áy náy, chị Yến cầm tiền ra bảo con:
-"Con đem ra đưa và nói con biếu ông nhé".
Họ mang thân phận đó, nhưng có ai muốn được gọi đúng chức danh đó đâu!
Phải chăng vì danh xưng đó quá hèn kém? Hay vì một lý do nào khác nữa?
Phàm ở đời ai cũng muốn được tôn vinh, cũng muốn làm ông này bà nọ, chẳng ai muốn làm “thằng cu mẹ đĩ “( trích trong sách văn học, hi hi, quên tên).
Đôi khi được mọi người bao vây xưng tụng, đặt cho chức nọ phận kia mình lại hoang tưởng, rồi cứ thế mà tinh tướng…
Cùng một kiếp người, xin đời đừng bạc đãi kẻ mang thân phận hèn kém.
Cùng một kiếp người xin ai đó giữ đúng danh phận mình để không bị coi là kẻ háo danh, đó cũng là cách để người ta tôn trọng mình.
Chuyện kể tiếp về Ông Lão (năm 2009)
Bạn từ phương xa về thăm, mời một số bạn than đi chơi tối, ghé quán cóc ăn vài món đặc sản chân quê: mì xào dòn, chân gà nướng, gỏi vịt, v.v…
Lâu ngày gặp nhau, bạn bè tí tau tí mẹ đủ mọi thứ chuyện, ai cũng muốn nói, muốn hỏi, chẳng biết nghe ai đừng ai. Bỗng mọi người im lặng. Sao thế nhỉ ? Nhìn theo ánh mắt mọi người..
A! Ông lão mình vẫn gặp đây mà !
Nhưng sao mọi người lại thế nhỉ? ( để trả lời cho suy nghĩ của mình, một bạn lên tiếng):
- Ông này mà cũng vào đây cơ à ?
- Ừ, ghê thật! Ăn mày mà cũng có tiền đi ăn tiệm.
Mọi ánh mắt săm soi về phía ông. Hình như ông lão cũng thấy điều bất ổn, nhưng mình cũng chẳng muốn ông nhìn thấy mình trong hoàn cảnh này.
Sao vậy nhỉ?
Tại sao ông lão lại không có quyền vào quán ăn, cho dù quán đó chỉ là quán cóc bên lề đường, để thưởng thức một tô phở, à không, để dằn bụng cho qua cơn đói, để rồi ngày mai Ông lại tiếp tục lê chân đi qua các con hẻm, vào từng gia đình để ăn xin.
Ngay cả khi Ông không làm phiền ai thì Ông cũng không được cho phép hay sao ?
Mà một khi Ông dám vượt rào thì gây bức xúc và ngạc nhiên đến vậy sao?
Bất công quá!
Các bạn của tôi ơi, và cả tôi nữa. Hãy nhìn lại mình đi, ai đã cho phép ta xử sự bất công như thế?
Chỉ vì tính TỰ MÃN TỰ PHỤ TỰ KIÊU mà ra thôi.
Ôi! Nếu ta suy nghĩ theo một chiều k1ich khác, có lẽ ta sẽ nhận ra được nhiều điều..
- Trong nụ cười có bao dòng nước mắt, mà ta cố che đây đi?
- Trong vui thú có bao nỗi lo toan mà ta không muốn ai biết?
Vì sao? Vì bệnh sĩ diện muôn muôn năm, vạn vạn tuế!
Còn kia, một ông lão bình dị.
Chẳng coi việc ĐƯỢC ngồi ăn ở quán cóc là to (hơn ta rồi nhé).
Ung dung tự tại thưởng thức tô phở do lao động mà có( đi ăn xin).
Ai bảo đây không là công việc? Với Ông lão đây là công việc, mà là công việc chân chính nữa đấy. Ông không lừa ai! Ai cho thì nhận, không thì thôi.
Ông chẳng lo lắng điều gì, mà nếu có, chắc rằng chỉ lo sao Ông còn sức khỏe để ngày mai lại iếp tục công việc thường ngày ( các bạn ơi, ta hơn Ông lão về điểm gì nhỉ?!!!)
Ông lão mong ước, điều ước thật nhỏ nhoi: Khỏe để tiếp tục công việc.
Ai cũng có ước mơ. Mình cũng mơ cũng ước.
Điều ước của riêng chúng ta, chúng ta giữ lấy.
Nhưng điều ước chung thì chúng ta cùng ước nhé:
Mong sao mọi người được hạnh phúc
được bình yên
có việc làm ổn định
sức khỏe dồi dào
Nếu các bạn của tôi tối hôm đó có mặt đọc được, thì xin đừng cho là mình HÂM. Nhưng chúng ta hãy cùng nhau cảm tạ CHÚA đã thương ban cho chúng ta có được cuộc sống may mắn hơn những người bất hạnh, đang gặp khó khăn trong cuộc sống .
Các bạn nhé !
cmc Lưu Mừng
Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012
CPCĐ số 14 : NHẠC SƯ - NHẠC SĨ
Ngoài Nhạc Sư Hải Linh, Nhạc Sư Linh Mục Tiến Dũng, Chúc
mừng Việt Nam mới có thêm một nhạc sư:
NHT. Trên đây là một cái cớ đầu têu,sau đó chí ít cũng cả 30 cái “còm
phát biểu” về hai chữ : NHẠC SƯ và NHẠC SĨ. Vì tôn trọng quý nhạc sĩ bạn, mình phải lưu lại nhiều ý kiến "đi sâu đi sát" vấn đề và vì trong
này có thư giải thích của Cha An-rê Đỗ Xuân Quế, một nhân vật nổi tiếng trong
làng Thánh nhạc VN. Lời các cha như đèn dẫn đường, giáo dân chúng con mong được
an toàn đi qua hầm tối (còn cuối đường hầm có lóe tia gì không thì ...chịu).
Xin được đánh số 01. 02 ...từng phát biểu khác nhau như sau , kẻo chí
chóe :
01. Phàm để gọi là Nhạc sư là người Thày dạy các Nhạc sĩ (
cũng có tiếng tăm) Chắc học trò vì kính mến Thày nên mạn phép Thày để phong cho Thày chức Nhạc sư
thôi. Mình nghĩ chắc Tiến Linh cũng chẳng thích gì danh xưng này.
02. Cha Kim Long cũng nhiều học trò thành danh, cũng chẳng
học trò nào dám tự phong cho cha tước hiệu nhạc sư.Anh Tiến Linh chắc phải coi
lại học trò của mình kẻo mang tiếng với các bậc tiền bối.KHA KHA KHA...
03. Hì hì. Mình dạy học trò cũng nhiều. Cũng có nhiều học trò
viết nhạc lắm. Thế thì mình cũng sắp được phong chức Nhạc Sư rồi.Kha kha kha.....
04.
Kính chào Nhạc sư.
05. Vậy là mình được 1 ông bạn phong là Nhạc sư rồi.
06. Kính chào nhạc sư trai. (ối giời! ngượng mồm quá!)
07. Kính chào nhạc sư gái! (ối giời cũng ngượng mồm quá!)
08. Còn ai muốn làm nhạc sư nữa không? Hô lớn lên để tai hạ
gọi luôn 1 lần cho...tiện.Hơ hơ hơ..
09. Kính cha,
con có nghe bạn bè nêu vấn đề : nhạc sĩ - nhạc sư
Xin cha viết cho con một bài giải nghĩa và phân tích hai
chức danh này ạ.
Con xin cám ơn cha.
Kính chúc cha an mạnh.
10. Xin thông báo anh em, mình vừa gửi meo đề nghị cha Quế
giải nghĩa và phân tích 2 chữ nhạc sĩ và nhạc sư.
Bà con chờ cha trả lời nhé.
11. Nhạc sĩ và
nhạc sư
Nhạc sĩ là
người sáng tác bài hát ; nhạc sư là người giảng dạy âm nhạc. Nhạc sĩ thì nhiều
nhưng nhạc sư thì ít. Là người sáng tác nhiều bài hát và được hát nhiều thì
thành nhạc sĩ. Người ta tặng danh hiệu nhạc sĩ cho những người này. Họ là những
người có năng khiếu bẩm sinh về nhạc và tự nhiên có tài sáng tác do tự học hay
tìm tòi lấy. Một số khác được học khoa sáng tác ở nhạc viện hay với các nhạc sĩ
nổi tiếng.
Còn nhạc sư
thường là hiếm và bị đòi hỏi nhiều hơn. Chính vì sự đòi hỏi này mà hóa ra hiếm.
Muốn đuợc gọi là nhạc sư thì phải có bằng cấp về âm nhạc ít là từ cử nhân trở
lên, đã dạy nhạc nhiều năm (thường là ở nhạc viện) và có những tác phẩm giáo
khoa về âm nhạc làm bằng chứng. Nhạc sư là dịch từ chữ Maestro của Ý nói về
những người xuất thân từ viện Thánh Nhạc Roma với học vị này.
Những người
dạy nhạc thông thường như nhiều nhạc sĩ hiện nay thì chỉ là giáo sư âm nhạc mà
không phải là nhạc sư.
Hai bên khác
nhau là thế.
An-rê Đỗ Xuân Quế,O.P.
12. Đấy đánh liều hỏi cha thêm một điều cụ thể hơn, ngoài Nhạc Sư Hải Linh, Linh Mục Nhạc Sư Tiến Dũng, Linh Mục Nhạc sư Ngô Duy Linh, Linh mục Nhạc sư Kim Long, thì hiện nay người Việt Nam có ai xứng đáng là Nhạc sư không?
An-rê Đỗ Xuân Quế,O.P.
12. Đấy đánh liều hỏi cha thêm một điều cụ thể hơn, ngoài Nhạc Sư Hải Linh, Linh Mục Nhạc Sư Tiến Dũng, Linh Mục Nhạc sư Ngô Duy Linh, Linh mục Nhạc sư Kim Long, thì hiện nay người Việt Nam có ai xứng đáng là Nhạc sư không?
13. Kính chào cha,
cha ơi, xin cha cho
con hỏi ba câu :
1. Ngoài nhạc sư Hải
Linh, Linh Mục Nhạc Sư Tiến Dũng, Linh Mục Nhạc sư Ngô
Duy Linh, Linh mục Nhạc sư Kim Long, thì hiện nay người Việt Nam có
ai xứng đáng là Nhạc sư không ạ ?
2. Theo thiển ý con, những tài năng âm nhạc ( có
nhiều khi là thiên phú) thì đâu có căn cứ vào bằng cấp, sao lại phải tốt nghiệp
viện này viện kia mới được gọi là nhạc sư, bậc thầy của người khác ạ ?
3. Tiến Linh giỏi vậy, thì thiếu điều kiện nào nữa
để được gọi là nhạc sư ạ ?
Rất mong thư cha giải thích và con xin phép cha cho
con đăng thư cha ( cả về sự phân biệt nhạc sư-nhạc sĩ)
lên NHT'blog để các bạn con cùng có cơ hội hiểu biết.
Kính chúc cha an mạnh.
14. Cha ơi,
con thắc mắc hỏi cha vậy mà có bạn bảo : hỏi 3
câu đó cha không trả lời đâu. Sao cha lại không trả lời khi con không biết con mới hỏi,
phải không cha ?
con mong thư cha,
15.Ủa sao ngài gửi hôm qua mà nó vừa xuất hiện vậy ?
16. Bảo xin đăng blog, đố cha trả lời - Chờ đấy xem cha có trả lời không nhé!
17. Cá nào !
18. Một chầu cà phê nhé!
19. Xin thông báo và
lưu ý chủ đề , cha Quế lại vừa gửi cho đây cái thư cũ với Chủ đề được sửa
là : gui ba lan roi.
Hỏi mấy câu cũng chỉ trả lời thế này, ý là chúng mày suy ra
mà tự hiểu, tao không nói nhiều.
Cha có trả lời, có nghĩa là
đây thắng đấy.
Thắng lớn , kakakakakaka.
20. Vậy là đấy thua chứ sao lại là thắng nhỉ? Đâu phải cứ
trả lời là được, phải trả lời vào vấn đề chứ.Chắc chắn vì bài đăng bên Thánh Nhạc forum nên cha "im
lặng là vàng" mà im lặng có nghĩa là không trả lời vào vấn đề được nêu ra,
và như thế là đấy thua cá độ, có nghĩa là đấy phải dẫn anh em đi coffee free.
21. Mình nghĩ, lãnh đạo giỏi thì biết lắng nghe.
Khi đón nhận ý kiến khác biệt là lúc mình giàu có thêm.
Nếu đúng như đấy nói là bên PioX hạ bài Giải tỏa
xuống thì vừa mừng lại vừa buồn.
Mừng vì bài ấy bốc TL quá đáng thấy kỳ (chắc TL ngượng lắm
đấy, nhưng nể cha mới cho đăng thôi).
Buồn vì chuyện này làm bố không vui rồi.
Đó là chưa nói tới nội dung gây phản ứng dữ dội trong
làng nhạc ...
Cha Quế và TL là hai người hồn nhiên, ngây thơ với cuộc sống....đúng không các bạn ?
Cha Quế và TL là hai người hồn nhiên, ngây thơ với cuộc sống....đúng không các bạn ?
22. Vì trong mail trước, Đấy đã hỏi cắc cớ rồi, thì nay nên cho lật bài ngửa luôn. Đây gợi ý thế này: Đấy hãy mail cho cha Quế nội dung sau:
Cha ơi! xin cha cho con théc méc
tí, số là hồi này cái đám học trò lâng nhâng trên trần gian vì yêu kính thầy
của chúng quá thể, nên hay xưng ra với thiên hạ bằng 2 chữ nhạc sư, ví dụ như
đã có mấy người được học trò gọi là nhạc sư rồi, ví dụ như: nhạc sư Phạm Đức
Huyến, nhạc sư Tiến Linh, nhạc sư Ngọc Linh ... chính như đám lâng nhâng chúng
con đây mà đám học trò cũng đòi gọi chúng con là nhạc sư, vì chúng bảo thầy dạy
nhạc thì gọi là nhạc sư chứ gì nữa?
Xin cha cho con mạn phép hỏi:
những vị nêu trên thì ai đáng gọi là nhạc sư, ai không?
Đấy hỏi thử xem ngài dám trả lời không nhé.
23. Có lẽ do học trò sùng bái thầy (như Kia cảm nhận), cũng
như do cha Quế vì ưu ái TL nên mới viết bài như vậy.
24. Đây là các link mà đây
tìm trên internet liên quan đến 2 chữ Giáo Sư:
Túm lại, Giáo Sư là 2 từ được gán cho những người có nghiên
cứu, có công trình ... liên quan đến việc dạy cho người ta những kiến thức về
bất cứ thể loại gì. (Đây là ý kiến nghiêm túc).
Như vậy, ai muốn được gọi là giáo sư thì phải có ... fan hâm
mộ, để họ gọi mình là giáo sư, khi được gọi là giáo sư 1 lân, ta sẽ thấy
ngượng, nhưng được gọi hoài tự nhiên ta sẽ thấy mình ... xứng đáng với danh vị
đó (luật bất quá tam: (trong sách dạy làm chính trị gia có dạy: khi nói dối quá
3 lần thì nó thành sự thật). (đây là ý kiến ... sàm).
Bây giờ Đây bàn thế này: Kia, Đấy, Đây, Nọ xúm lại mà gọi là nhạc sư
Kia, mỗi người gọi 1 lần, chưa quen thì làm thêm vài tua nữa. Khi đã quen rồi
thì đến lượt anh Đấy, rồi đến anh Nọ, sau chót là đến Đây. Thế là cả nhà ta lên ... nhạc sư hết.
25. Cha chỉ góp ý tới đây thôi, còn chuyện phân định ai là
Nhạc sư thì chưa đâu.
26. Nhạc sư thì ăn cái giải gì nhỉ!
27. Hi.... hiiii....
Thế thì thằng Đây này cũng có tí danh phận rồi đây.
Chả là mình là thằng đàn em của nhị vị nhạc sư ông nhạc sư
bà đó sao?
Nhạc sư là gì nhỉ các bác, có phải là ... ông sư dạy nhạc
không?
28. Hì hì. Ráng đợi xem Cha Quế trả lời thế nào.Chứ cứ như bọn mình dạy đựơc mấy đứa học trò chẳng ra gì rồi cũng mong người ta
gọi là Nhạc sư thì nguy to ,,,
29. Đấy còn có thầy dạy đủ các thứ, tớ chỉ một thân một mình
mày mò, đôi khi cũng thấy tủi thân. Học trò hỏi Thầy của thày là ai, bảo thày
không có thầy, không lẽ nhận bá vơ - Buồn!
30. Chời ơi, mày mò mà được cỡ bác thì đáng mặt sư trong thiên
hạ rồi, tội chi mà tủi, khối vị có bằng cấp đuổi theo bác còn bở cả hơi tai ra
ấy chứ.
31. Cũng tủi chứ, học trò hỏi thày có bằng gì, thày có mỗi
cái bằng mặt.
32. Theo mình nghĩ bằng cấp là chuyện nhỏ...như con thỏ. Ông
bà xưa nói: Xem quả thì biết cây. Nhất là trong lãnh vực nghệ thuật. Điển hình
là nhạc. Có nhiều anh tốt nghiệp trường này trường nọ mà có lòi ra được tác phầm nào ra hồn đâu.
Nên lấy tiêu chí phải học ở các trường danh tiếng chỉ...có tính chất tham khảo.
33. .. Đây chia sẻ với mọi người thế này:
1/. "Nhạc sư" hiểu theo nghĩa "thầy
dạy nhạc"
Khi đó, chúng ta có thể coi tương đương như
"music teacher" trong tiếng Anh. Trong ý nghĩa này, quả thật có nhiều
"nhạc sư" không chỉ trong làng thánh ca Việt Nam mà cả trong giới âm
nhạc Việt, từ "ông giáo dạy nhạc nhà quê" đến một giảng viên của Nhạc
viện.
2/. "Nhạc sư" hiểu theo nghĩa một chức danh
Chúng ta vẫn gọi nhạc sư Tiến Dũng với tất cả lòng tôn trọng (mặc dù khi sinh thời Ngài không thích được gọi như vậy) vì học vị âm nhạc của Cha là "Maestro", tức "Master of Music" hay "Thạc sĩ Âm nhạc" (bậc Cao học về Âm nhạc). Như vậy, nhạc sư lúc này là một chức danh, học vị. Nói cách khác, những ai có bằng Master of Music là có thể được gọi là "nhạc sư"
Chúng ta vẫn gọi nhạc sư Tiến Dũng với tất cả lòng tôn trọng (mặc dù khi sinh thời Ngài không thích được gọi như vậy) vì học vị âm nhạc của Cha là "Maestro", tức "Master of Music" hay "Thạc sĩ Âm nhạc" (bậc Cao học về Âm nhạc). Như vậy, nhạc sư lúc này là một chức danh, học vị. Nói cách khác, những ai có bằng Master of Music là có thể được gọi là "nhạc sư"
3/. "Nhạc sư" hiểu theo nghĩa "lập lờ,
đánh lận con đen"
Đã và đang có nhiều người thích gọi và thích
được gọi theo nghĩa "lập lờ" giữa 2 cách trên. Với những trường hợp
này, Bách xin kể câu chuyện sau đây:
"Một cậu bé học nhạc hỏi thầy mình:
- Thầy ơi, nhạc sư nghĩa là
gì?"
- Thầy dạy con học nhạc thì con phải
gọi thầy là nhạc sư hiểu chưa?
- À, con hiểu rồi, cậu bé sáng
mắt lên. Và, để chứng tỏ mình đã hiểu, cậu bé nói liếng thoắng:
- Giống như người gọi thầy của chú
tiểu là sư thầy, còn thầy của sư thầy là sư cụ. Vậy thầy dạy nhạc
cho thầy phải gọi là nhạc cụ phải không thầy?
- !?!?!?!?
(Tám với chị Hải Triều
trong cafe trên dốc Hòa Bình, Đà Lạt)
34. Tớ đã vào PioX xem youtube và nghe vài bài, cả bài
"Mở đường phúc
thật', bài này được khen nhiều, nhưng nghe không ra, không tin vào nghe thử.
http://www.youtube.com/watch?v=ot_9PBcrmpE&feature=share&list=UUVgMD5f6rq5IrUc74GpE2zg
***********************************
http://www.youtube.com/watch?v=ot_9PBcrmpE&feature=share&list=UUVgMD5f6rq5IrUc74GpE2zg
***********************************
35. Kết luận :
TOAN BÓ TAY VỚI ….VẤN ĐỀ
NÀY, THÌ CÓ THƯ CHA QUẾ TRẢ LỜI, nguyên
văn như sau :
Hai Trieu than men,
Hien nay co ai la nhac su chinh hieu nua khong thi khong
biet, vi nhac su thuong phai co bang sang tac va xuat than tu mot truong nhac
danh tieng chinh thuc, cung nhu hoc gioi den may ma khong qua dai hoc thi cu
han hoi, thi khong co bang cap va duoc goi la giao su, tuy co nhieu giao su,
nhung giao su dai hoc thi phai qua dai hoc. Nhieu nhac si co tai thien phu, la
tac gia nhieu bai hat hay, day nhac duoc, nhung chi la giao su am nhac ma
khong phai nhac su. Khong ai phong chuc nhac su cho nguoi khac duoc tru Ban
Giam Doc nhac vien hay truong nhac va cung khong ai tu xung minh la nhac su khi
khong co bang cap, tac pham va tham nien trong nghe.
Tien Linh la nhac si ma khong phai nhac su, tuy day nhac
nhieu, vi Tien Linh khong tot nghiep nhac vien hay truong nhac chính thuc nao,
tuy co tai va kha nang tuong duong voi nhac su.
Do Xuan Que
*************************************
Đội ơn Chúa. Cám ơn
cha.
Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012
DÀN NHẠC CTM -tài liệu mạng-
DÀN NHẠC CTM
CỦA LINH MỤC NHẠC SƯ ANTÔN TIẾN DŨNG
CỦA LINH MỤC NHẠC SƯ ANTÔN TIẾN DŨNG
Dàn nhạc CTM với lmns. Tiến Dũng và Đgm. Nguyễn Văn Hòa
năm 2004
Nói đến dàn nhạc ban kèn Công giáo VN mà
không nói đến dàn nhạc CTM của linh mục nhạc sư Antôn Tiến Dũng là chuyện
lạ! Không phải vì đây là dàn nhạc Công giáo đầu tiên ở VN; cũng không phải
do đây là dàn nhạc hay nhất, cũng không phải vì đó là dàn nhạc đông người, quy
tụ nhiều nhạc công trứ` danh, hay nhạc trưởng kiệt xuất vân vân… để phải nhắc
đến, mà vì đây là dàn nhạc độc đáo có một không hai ở VN và trên thế giới.
Thế nào là độc đáo?
Có mấy câu hỏi từ rất lâu do nhiều người
thuộc giới âm nhạc hàn lâm đạo đời đặt ra và có câu đã được chính lmns. Tiến
Dũng trả lời, có câu họ tự trả lời cho nhau, nay nhắc lại để chúng ta hiểu tính
độc đáo của dàn nhạc CTM do lmns. Tiến Dũng thành lập.
Linh mục Antôn Tiến Dũng là một nhạc sư
sáng tác thuộc đẳng cấp quốc tế, sao lại lập dàn nhạc là việc của của những
giới biểu diễn?
Lmns. từng dạy học trò của mình rằng:
muốn chứng minh mình là nhạc sĩ đẳng cấp quốc tế, phải có bên cạnh piano và dàn
nhạc. Piano để dạo thử những tác phẩm mình sáng tác và hòa âm dưới góc độ
đậm đặc cô chắt, dàn nhạc để thể hiện những tác phẩm mình sáng tác và phối khí
dưới góc độ triển khai bung nở. Qua câu dặn dò đó ta hiểu được lý do và
mục đích lmns. Tiến Dũng thành lập dàn nhạc CTM.
Thành lập dàn nhạc giao hưởng là chuyện
của một quốc gia, vì chỉ có nhà nước mới nuôi nổi dàn nhạc giao hưởng, tư nhân
làm sao gánh nổi?
Đúng là việc của cả một quốc gia, nhưng
dựa vào tinh thần luôn rất cao của người Công giáo, cụ thể là họ có thể làm
nhiều việc mà chẳng đòi Giáo hội trả lương, lmns. Tiến Dũng mạnh dạn thành lập
dàn nhạc giao hưởng cho Giáo hội dựa trên điều kiện đó.
CTM là tên dàn nhạc, tên ấy có ý nghĩa
gì?
CTM là chữ viết tắt của CÔNG THỨC
MỚI. Nghĩa là một số nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng thông thường được
lmns. thay thế bằng những nhạc cụ có thanh sắc tương tự để dễ mua sắm theo hoàn
cảnh kinh tế VN. Đàng khác, cho ra những thanh âm gần gũi với dân tộc hơn, ví
dụ thay trompette bằng guitar điện, thay timpani bằng trống trường, thay
woodblock bằng mõ chùa… theo ý cha, khi nào có thể sẽ thay xylophone bằng đàn
t’rưng của Tây Nguyên…
Tác phẩm dành cho dàn nhạc CTM do ai
viết?
Do chính lmns. Tiến Dũng viết hầu hết
các hình thể âm nhạc bác học.
Nhạc trưởng là ai? Nhạc công gồm thành
phần nào?
Nhạc trưởng là những người học trò, nhạc
công cũng là học trò của lmns. Tiến Dũng. Chủ trương của cha dàn nhạc CTM
còn là nơi để học trò của cha thực tập những gì mình đã học.
Ai trực tiếp thay lmns. Tiến Dũng trông
coi dàn nhạc?
Lần lượt thay nhau từ lmns. Hoàng Kim,
lmns. Đỗ Bá Kông, ns. Ngọc Kôn.
Dàn nhạc CTM sinh hoạt thế nào?
Giờ tập hàng tuần là 9g-11g mỗi sáng
chúa nhật, nhưng ban lãnh đạo dàn nhạc phải họp với cha để được chỉ đạo vào mỗi
chiều thứ bảy trước đó vào lúc 16g30.
Tập xong rồi diễn ở đâu và cho ai nghe?
Thường biểu diễn trong các nhà thờ mà
dàn nhạc mượn địa điểm tập dượt, hoặc có lễ lớn, có ai mời thì đi, và chỉ diễn
trong nhà thờ cho giáo dân nghe.
Dàn nhạc lập thân ở tại?
Qua vài chục năm tồn tại, dàn nhạc CTM
đã lần lượt tập dưiợt ở nhiều nơi: nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Huyện Sĩ, nhà thờ
Tân Định
Số nhạc công bao nhiêu?
Dao động ở khoảng 40-60 người.
Nhạc công có được hưởng thù lao gì
không?
Không.
Mua sắm và tu bồi bổ dưỡng nhạc cụ là
chuyện lớn và tốn kém, lấy đâu ra kinh phí để làm việc đó?
Đầu tiên mua sắm do hai vơ chồng đại ân
nhân Nguyễn Văn Hãn và Nguyễn Thị Yên (bà Nguyễn Thị Yên là chị ruột của lmns.
Tiến Lộc) đã bỏ một số tiền rất lớn ra giúp lmns. Tiến Dũng mua sắm nhạc cụ;
sau đó việc tu bổ do các học trò ở nước ngoài như bác sĩ Nguyễn Nghĩa Bỉnh, em
Phương Viên… gửi tiền về giúp đỡ; ngoài ra còn có một số ân nhân ở VN cũng rộng
tình giúp đỡ.
Thành lập một dàn nhạc thì dễ, nuôi dàn
nhạc ấy sống mới là khó, đó là câu nói cửa miệng phản ảnh một sự thực khắc
nghiệt mà chỉ những ai đã trải qua mới thấu hiểu. Vậy để trường tồn rất
lâu, dàn nhạc CTM có những bí quyết gì?
Bí quyết duy nhất là chính lmns. Tiến
Dũng, linh hồn của công trình, sức mạnh của nghệ thuật đã thuyết phục mọi người
hy sinh và cống hiến.
Trên đây là vài nét phác họa dàn nhạc
CTM.
KIM EM
DÀN NHẠC SALVE MATER
Ns. Ngọc Kôn & dn. Salve Mater ở nhà thờ Bình Hòa, Gia
Định, tp.HCM năm 1989
Dưới đây xin ghi lại hình ảnh và vài dòng vắn tắt về dàn nhạc bán
giao hưởng SALVE MATER (do ns. Ngọc Kôn khai sinh năm 1988 và khai tử năm
1996).
DANH LOẠI DÀN NHẠC
Khái lược mà nói, có những loại dàn nhạc như:
1. Dàn nhạc hòa tấu (orchestra) giao hưởng (sinfonia) hay hòa tấu
cổ điển (classica), gồm các loại nhạc khí chia thành từng bộ: Bộ kèn tiếng đục
(xưa gọi là bộ gỗ), bộ kèn tiếng trong (xưa gọi là bộ đồng), bộ đàn để kéo, bộ
đàn để gảy, bộ gõ (xưa gọi là bộ kích tác), nếu có thêm vài thứ nhạc khí đặc
biệt như Xylofono, Vibrafono, hay Arpa… thì được xếp vào một trong các bộ trên
mà không kể thành bộ riêng.
Dàn nhạc loại này cử những tác phẩm
giao hưởng, hay những tác phẩm có chiều kích lớn. Có bản tổng phổ chuyên biệt
dành cho nó.
2. Dàn nhạc bán giao hưởng (semi-
classica) hay dàn nhạc classica-Jazz hoặc dàn nhạc tân thời (modernica), gồm:
a.Hoặc là đủ các bộ trên, nhưng có thêm
những nhạc khí như Piano, Orgue.
b.
Hoặc là đủ các bộ trên
nhưng có thêm những nhạc khí tân thời như bộ Sassofono, hay bộ Chitara
(Guitar)…
c.Hoặc là thiếu một bộ nào đã kể ở dàn
nhạc giao hưởng, bù lại bằng những thứ hay một trong những thứ vừa kể ở số 2/a,
số 2/b, kể cả việc thay bộ gỗ bằng dàn trống Jazz. Nói tóm lại, Dàn nhạc bán
giao hưởng sử dụng nhạc khí rất rộng rãi và tùy nghi, cho thích hợp với sở
thích nhẹ nhàng dễ dãi của một số người thời nay. Dàn nhạc này cử những tác
phẩm đủ loại, cũng không loại trừ việc cử những tác phẩm Giao hưởng để
những tác phẩm này mang một màu sắc mới, hay làm nhẹ đi tính uyên bác của nó
phần nào, giúp tác phẩm Giao hưởng tiếp cận với nhiều giới hơn. dàn nhạc này sử
dụng bản tổng phổ riêng.
3. Dàn nhạc diễu hành (fanfaria) hay dàn nhạc Nhà binh: Dàn nhạc đi
rước, hay còn gọi là hội kèn mà thôi, chia thành: Bộ kèn tiếng đục, bộ kèn
trống trong, bộ gõ. Có nhiều loại lớn nhỏ (riêng ở Mỹ, khi dàn nhạc diễu hành
ngồi tại chỗ, thì có thêm vào Contrabasso nữa). Dàn nhạc loại này cử những tác
phẩm đặc biệt dành cho diễu hành, duyệt binh, hát quốc ca, đi rước, đón tiếp…
Có bản tổng phổ riêng.
4. Dàn kích động: Nhạc phát xuất từ
dàn nhạc diễu hành, nhưng người Mỹ da đen lập ra một biên chế khác hẳn, pha
trộn tất cả những loại dàn nhạc trên, biên chế tuy nhỏ, nhưng gây chấn động. Vì
thế loại này còn có tên Dàn nhạc Jazz…chia ra làm hai hướng: hot-jazz chơi
liền, chơi ngẫu hứng với một trình độ nghệ thuật tuy tự phát nhưng rất nghiêm
chỉnh. cold-jazz chơi bản tổng phổ hẳn hoi, có viết trước với sự suy tính cẩn
trọng. Dàn kích động nhạc cử những tác phẩm riêng theo phong cách của
Jazz.
Dàn
nhạc Salve Mater trong nhà thờ Cái Mơn, gp. Mỹ Tho
5. Dàn nhạc sa-lông (orchestra da
camera) hay gọi là dàn nhạc nhẹ: Nhằm đáp ứng nhu cầu thu băng thu hình,
dàn nhạc Giao hưởng thu nhỏ lại thành dàn nhạc nhẹ, tuy nhiên vẫn cứ những tác
phẩm có tính kinh điển như dàn nhạc Giao hưởng, hay viết lại cho thích hợp.
6. Dàn nhạc nhỏ có các loại:
a. Dàn nhạc tay đôi: gồm hai nhạc
khí nào đó. Tác phẩm gọi là Duo hay Duetto.
b. Dàn nhạc tay ba : gồm ba
nhạc khí. Tác phẩm gọi là terzetto.
c. Dàn nhạc tay tư :
rất được ưa chuộng, gồm bốn nhạc khí. Tác phẩm gọi là quartuor hay quartetto.
d.Dàn nhạc tay năm: gồm năm nhạc khí.
Tác phẩm gọi là quintetto.
e. Dàn nhạc tay sáu : gồm sáu
nhạc khí. Tác phẩm gọi là sextuor hay sestetto.
f. Dàn
nhạc tay bảy : gồm bảy nhạc khí. Tác phẩm gọi là septuor hay setteto.
g. Dàn nhạc tay tám : gồm
tám nhạc khí. Tác phẩm gọi là ottetto.
h. Dàn nhạc tay chín : gồm
chín nhạc khí. Tác phẩm gọi là nonetto.
7. Dàn nhạc trẻ (estrade) thành lập rất nhiều nơi: Các tụ điểm âm
nhạc, sân khấu, phòng trà, nhà hàng, liên hoan, khiêu vũ, đình đám… Có thể gồm
ba Chitara, Organo điện tử, trống Jazz, đôi khi có thêm Sassofono Altop hay
Tenore, hoặc Clarinetto, hay tromba, trombone…Tác phẩm thường là ca khúc, chơi
ngẫu hứng (gọi là Fultro), không có bản tổng phổ.
Dựa vào bảng sắp xếp một cách rất khái
quát trên, dàn nhạc SALVE MATER được kể vào danh loại hai, tức là dàn nhạc
bán giao hưởng, vì những yếu tố:
1. Nhạc khí gồm có các bộ:
a. Bộ kèn tiếng đục
b. Bộ kèn tiếng trong
c. Bộ kèn Sassofono
d.Bộ Chitara
e. Bộ gõ đi kèm với dàn trống Jazz
f. Bộ
đàn để kéo (Violino, viola, Cello, Contrabasso)
g. Bộ đàn để gảy (Mandolino)
h. Organ điện tử.
2. Tác phẩm:
a. Giao hưởng
b. Các thể loại khác.
Dù biên chế, nhân lực, nhạc khí, nhu cầu…luôn biến đổi, đòi hỏi sự
thích ứng không ngừng, nhưng vẫn duy trì danh loại một dàn nhạc bán giao hưởng
bởi nhiều lý do sau:
1. Tạo một điểm hiệp nhất cho tất cả anh chị em thiện chí, không phân
biệt tôn giáo, tài năng, tuổi tác, hoàn cảnh… ai cũng có thể tìm thấy chính
mình ở đây.
2. Làm nơi học tập, trau dồi, thi thố tài năng.
3. Tạo một mái nhà vui vẻ - yêu thương để thăng tiến nhiều mặt.
4. Ca ngợi danh Chúa cùng với Mẹ Maria.
5. Phục vụ các giáo xứ khi có yêu cầu
6. Tạo một dàn nhạc phụng vụ.
7. Đem âm nhạc đến với mọi người một cách nhẹ nhàng, và vừa phải.
8.
Tạo một nơi tập họp những
tài năng để đem ra sử dụng đúng nơi, đúng lúc, cốt khai triển thêm những tài năng
mới với hoài bão cung cấp cho các giáo xứ gần, xa.
Dàn
nhạc Salve Materr trong nhà thờ Tân Chí Linh
BIÊN CHẾ CỦA DÀN NHẠC SALVE MATER
BIÊN CHẾ CỦA DÀN NHẠC SALVE MATER
Năm 1994, biên chế dàn nhạc
SALVE MATER như sau:
(Xếp thứ tự theo bản Tổng phổ)
I. BỘ KÈN TIẾNG ĐỤC (xưa gọi là bộ gỗ)
gồm có:
1. Một sáo dịu êm
2. Một Flauto
3. Bốn Clarineti
II. BỘ KÈN TIẾNG TRONG (xưa gọi là
bộ đồng):
4. Hai Trombe
III. BỘ SASSOFONO:
5. Hai Sassofoni Alto
6. Một Sassofono Tenore
7. Một Sassofono Baritono
IV. BỘ CHITARA:
8. Ba Chitare canto
9. Một Chitara basso
V. BỘ GÕ:
10. Một bộ Triangolo 3 giọng.
11. Một Maracas
12. Một Tamburino
13. Một dàn trống Jazz
VI. BỘ ĐÀN ĐỂ KÉO:
14. Mười sáu đàn Violini
15. Một Viola
16. Một Vioncello (Cello)
17. Hai Contrabassi
VII BỘ ĐÀN ĐỂ GẢY :
18. Mandolini Soprano 5
19. Mandoli Alto 3
Biên chế của dàn nhạc SALVE MATER năm 1994 là thế, mỗi năm có
thay đổi. Tuy rất khó khăn cho người phối Dàn nhạc, nhưng vẫn giữ chủ trương
như số VIII đã nêu trên.
Vì vậy, dàn nhạc SALVE MATER luôn luôn mở rộng vòng tay đón
nhận mọi người tham gia, không bao giờ e ngại hoặc đặt điều kiện gì, miễn với
thiện chí, muốn tìm sự vui vẻ, yêu thương.
Trích nguyên văn quyển DÀN NHẠC SALVE MATER trang 9-13
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN NHẠC SĨ THẾ THÔNG ĐÃ TẢI GIÚP TÀI LIỆU NÀY. NHT'
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012
LÀ MÌNH DÂNG NỖI BUỒN BÀ NHỈ!
-“Sáng mai trên Dì Sa-lê-giêng có tổ chức văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh, mẹ nhớ sửa soạn cho con lên nhà Dì nhá. (chả là thằng bé đang học kèm ở lớp Tình Thương trên Dì). Dì bảo có quà cho con đó”.
Sáng thứ Bảy, thằng bé được mẹ sửa soạn đưa lên Dì. Quần dài xanh, áo sơ-mi trắng bỏ trong thùng đàng hoàng, vẫn đeo cặp táp như thường ngày.
12 giờ 15, trưa không thấy cháu về, bà nhắc, mẹ cháu nói, chắc hôm nay Dì cho ăn cơm rồi đưa đi học cùng mấy bạn nội trú luôn đấy.
12 giờ 25, thằng bé lẹp kẹp lê đôi dép về, mặt đỏ gay vì nắng.
- Ô! Sao con về muộn thế?
- Vẫn còn văn nghệ nhưng con về để đi học.
- À ra thế, vậy quà của con đâu?(mẹ cháu hỏi).
- Dì chưa phát ạ.
- Vậy à, giờ con ăn cơm đi, nghỉ tí rồi đi học.
- Con ăn ở trên Dì rồi.
Thằng bé rửa mặt thay quần áo đi học.(bà nhìn cháu chép miệng,tội nghiệp vừa về lại đi).
Chiều, thằng bé ôm về một gói quà, hí hửng, vui vẻ, hồn nhiên…Dì đón mấy đứa nội trú rồi bảo con: Nhật đi theo Dì lấy quà.
Mở quà ra. Thằng anh nhìn, mẹ nó nhìn, bà nó nhìn, quà gì đây mà gói kỹ nhỉ?
Này xì-nack này, bông lan này, kem đánh răng bàn chải này, còn gói gì đây mà kỹ thế?
Nhật là chủ món quà nên cả nhà bảo nó mở. Thằng bé, tay mở, miệng chúm chím cười, rồi cuối cùng món quà cũng được …bật mí.
Ô! Chiếc áo trắng(thằng bé reo lên). A, thảo nào hôm Dì bảo con thử áo. Chắc là xem con mặc chiếc nào vừa thì Dì cho. (Khổ tội, có mấy cái áo cũng là của các anh em trong họ cho, đến lượt nó thì mặc cũng đã nửa năm nay rồi. Áo mặc hai hồi nên cũng mau cũ, hẳn Dì nhìn thấy thương!... Mẹ cháu bảo:
-“ Nhật thích nhé, có áo mới để dành đi Lễ Giáng Sinh rồi, mặc thử mẹ xem”.
Thằng bé vội vàng cởi áo ra, khoác cánh áo mới vào.
Chiếc áo mới không vừa! Vừa chật vừa ngắn.
-“ Ô hay! Không vừa à?”. Cả nhà ngạc nhiên.
Tội nghiệp thằng bé, nó cười, nụ cười méo xệch. Mẹ Nhật bảo:
-“ Thôi để lúc nào có tiền mẹ mua áo cho con”.
-“ Nhưng hôm trước con đã thử trên Dì rồi mà!”
- “ Chắc là Dì lại lấy làm quà cho bạn khác rồi”.
Thằng bé im lặng, lặng lẽ cởi chiếc áo mới không vừa ra, gấp lại…
Không biết trong đầu bé nghĩ gì?
Sự im lặng của nó làm cả nhà chạnh lòng.
Bà bảo cháu:
-“ Thôi, dâng lên cho Chúa Hài Đồng con ạ”. (nói xong, bà lại nghĩ, không biết nó có hiểu ý bà nói không hay lại tưởng tự dưng bà bảo đem áo lên nhà thờ cho Chúa mặc thì ….khốn!)
Tối ngủ, thằng bé thì thầm với bà:
-“ Bà ngoại ơi, Nhật hiểu rồi. Không phải mình mang áo cho Chúa mặc, mà là mình dâng nỗi buồn của mình lên cho Chúa, phải không bà?”
-“ Ừ, thế là cháu bà hiểu ý bà rồi. Cháu ngoan, Chúa sẽ ban nhiều ơn xuống cho cháu”.
Thằng bé cười. Nụ cười không còn méo xệch nữa.
Cảm tạ Chúa. Một ngày qua đi bình an. Cmc LƯU MỪNG
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)