#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

CHUYỆN ĐÁNG SUY NGHĨ


Bao gạo của người phụ nữ bán ve chai
Mấy ngày qua, mạng xã hội mạng xã hội chia sẻ câu chuyện người phụ nữ bán ve chai đem bao gạo 10kg và chai dầu ăn 1 lít tới góp cho quán cơm từ thiện 5.000 đồng/suất ở TP.HCM.

Quán cơm chay Thiên Phước khai trương chừng ba tháng nay, mỗi buổi trưa mang đến cho người nghèo 250 suất cơm với giá 5.000 đồng/suất. Hơn 11h trưa 13/1, anh Trần Phước Hòa (38 tuổi), chủ quán nghe có người muốn đóng góp cho quán.
Ảnh đăng trên mạng xã hội FB. 
Câu chuyện được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội.
Tưởng đâu là các mạnh thường quân như mọi lần, nhưng khi trông thấy người phụ nữ đội nón lá lụp xụp ôm bao gạo cùng chai dầu ăn trao cho anh, anh ngỡ ngàng. Anh kể lại: “Cô bán ve chai này là khách quen của quán từ hồi mới khai trương, tôi từ chối không nhận vì biết cảnh khổ của cô nhưng cô nhất quyết trao, nói cỡ nào cũng không lay chuyển được”.
Vậy là anh đành nhận, dặn người phụ nữ sau này đừng góp gạo nữa nhưng “cổ lại nói từ giờ sẽ cố gắng đều đặn mỗi tháng góp gạo, góp chút tấm lòng cho quán cơm”, anh Hòa nói.
Việc làm của người phụ nữ sau đó được anh chia sẻ trên trang mạng xã hội cá nhân, rồi chỉ sau khoảng thời gian ngắn, điều tốt ấy lan đi nhanh chóng. Khi kể lại câu chuyện, anh vẫn còn rất xúc động, vì chưa bao giờ có một mạnh thường quân “lạ” như thế tới đóng góp và càng giúp anh thêm cố gắng duy trì quán cơm dù nhiều khi phải bỏ tiền túi bù lỗ.
Chiều muộn, ngồi trò chuyện với anh Hòa và chưa biết làm sao để dò ra “tung tích” người phụ nữ - hôm nay cũng là ngày cuối cùng quán bán vì sau đó sẽ nghỉ tết. May mắn cho chúng tôi khi người phụ nữ đạp xe ba gác chở ve chai ngang qua để đến vựa ve chai gần đó. Dáng bà nhỏ thó, cơ cực nhưng gương mặt chân chất lành hiền.
Bà tên Huỳnh Quế Phương (60 tuổi), quê Vĩnh Long, lên Sài Gòn sinh sống hơn ba chục năm nay. Thuê trọ ở quận 11, ngày ngày bà đi thu mua ve chai rồi cùng chồng nuôi ba người con, nay hai người đã lập gia đình có cuộc sống ổn định.
Vừa nói chuyện, bà vừa móc túi đưa chúng tôi xem xấp tiền cả ngày mua ve chai của bà. Tổng cộng hơn sáu chục ngàn đồng quăn queo trên đôi bàn tay sạm đen. Bà nói có những ngày chỉ kiếm được 20.000 - 30.000 đồng.

Vậy sao bà lại góp gạo cho quán? “Góp là góp thôi chứ tôi biết tại sao đâu, tới ăn hàng ngày thấy nhiều người khổ quá nên tôi bớt đại tiền mua ve chai ra mua bao gạo với chai dầu ăn đem tới quán. Nói hoài chú chủ quán mới nhận cho. Giờ tôi ráng để dành tới ngày rằm tháng bảy đặng góp 100 ký, chứ 10 ký như bữa ít quá thấm vô đâu”, bà phân trần.
Bà Phương đem bao gạo 10kg và chai dầu ăn góp cho quán cơm chay Thiên Phước.
Rồi bà lật đật đạp xe đi để kịp chuyện bán mua. Chẳng kịp nói nhiều điều với bà bởi bà chẳng muốn ai biết việc mình làm, “việc nhỏ lắm sợ người ta cười”.
Chẳng muốn để người khác biết việc mình làm vì theo bà đó là chuyện nhỏ, nhưng thông điệp mà người phụ nữ tần tảo này truyền đến người đọc thật lớn lao, đó là tín hiệu tốt lành về tình tương thân tương ái: "Lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn"...

(theo Tuổi Trẻ)

Không có nhận xét nào: