Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014
Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014
ĐUỔI THẲNG !
ht. Cách đây mấy tháng, ht. đã để Web nhà nước ở mục "Nhà bên", có ý so sánh nội dung với những nhà khác.
Ví như cả ngõ "đất lành chim đậu", nhà nào cũng có văn hóa cao, thật thà thương yêu giúp đỡ nhau, có một cha hàng xóm đại lọai tính tình sao sao đó, miệng lưỡi sao sao đó, khác hẳn với bà con trong tòan ngõ, thì để vậy cho nổi bật tình làng nghĩa xóm của ta lên, với lại lâu lâu dòm vô coi nhà đó có biết cải thiện chi không thì mừng cho nó, vậy vậy đó...
Sau một thời gian dài, chẳng bao giờ thấy nó sáng đèn. Có ai thèm vào đâu ! Trơ trẽn quá!
Thôi, hôm nay dứt khóat vô " Bố cục" gạt phăng cái địa chỉ này đi.
Ví như trong một ngõ, bên trái bên phải ai cũng tốt, nhà nào cũng cư xử biết điều, có nhà bà kia giàu nứt đố đổ vách, cứ đi lễ về là khoe khoang, phét lác, đạo đức giả, ích kỷ, còn ác nhơn ác đức nữa chứ. Rõ vừa kém cỏi vừa ỷ thế, ngày này qua tháng nọ, không hề có sự biết điều, khó lòng thay đổi lối sống. Không ưa nổi, hất văng bà ra khỏi ngõ. Đuổi rồi.
Kể từ nay trở đi, sẽ không còn ai thấy bóng dáng bả trong xóm nhỏ này nữa. OKay ?
Ai muốn tìm bả cũng dễ thôi, vô Gúc-gồ ! Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, cứ việc, đây đuổi rồi !
Đuổi thẳng, một phát delete, đứt phăng cổ !
ÔNG B.FRANKLIN CHÍNH XÁC !
Benjamin Franklin
(17/1/1706 - 17/4/1790)
Kẻ ngu dốt có học thì ngu dốt hơn người vô học nhiều.(A learned blockhead is a greater blockhead than an ignorant one)
Benjamin Franklin
(trích tudiendanhngon.vn)
Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014
SỰ THẬT ĐẮNG CAY
Tôi hỏi vợ tôi:
- Em có biết ngày 17-2 là ngày gì không?
-Không.
Vợ tôi là bác sĩ một bệnh viện lớn.
Tôi hỏi con gái tôi:
- Con có biết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không .
Con gái tôi là sinh viên đại học năm thứ hai
Tôi hỏi 16 cán bộ dưới quyền tôi:
- Các bạn có biết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không.
Họ tất cả là giảng viên đại học, tất cả là thạc sĩ, 4 người trong đó là đảng viên cộng sản.
Tôi hỏi 62 sinh viên năm thứ 2 trong buổi lên lớp đầu tiên của môn học:
- Các em biết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không.
Họ là sinh viên của trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Tất cả không ai biết gì về ngày này.
Ai đó sẽ vui sướng vì họ đã thành công trong việc chôn nhanh quá khứ.
Tôi bỏ lớp học ra ngoài, câm lặng nhìn lên trời, muốn khóc mà không khóc được.
NỖI ĐAU NÀY TỘI ÁC NÀY AI GÁNH ?
PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa (tại đây)
CHẢ TIN
Ốm một tuần, cả đời né nhà thương, cuối cùng cũng phải đi khám bệnh.
Khám tổng quát, trừ 1 mục là rl. tiền đình, còn lại mục nào cũng được ghi là "bình thường", rõ ràng đầy đủ, mạch lạc bằng bàn phím computer chứ không phải chữ viết tay của bác sĩ mà sợ sai lầm.
Nhìn một dọc dài "bình thường", "bình thường", chợt tủm tỉm nhớ chuyện cười ở đâu đó :
Có anh chàng khỏe mạnh cũng đi khám tổng quát định kỳ như mình. Vừa liếc đọc kết quả xét nghiệm anh ta lăn quay ra ngất xỉu. Thì ra cũng một dọc dài chữ "bình thường" nhưng bác sĩ ghi tắt " bt".
Anh ta tưởng "bt" là "bó tay".
Quá tin, quá tin, thật tội nghiệp !
Mình thì ứ tin, ứ tin !
Khó tin, cứng tin, nhất là đối với phường giả trá, dối gian, tà vạy, nói mà không làm. Tới độ mấy hôm nay bao nhiêu người loan tin, báo chí nào cũng đăng cáo phó có ông tướng tên Ngọ đã từ trần, mình cũng chả tin.
Cầm cái lưới đập muỗi, dập một phát, tắt phụp niềm tin.
Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014
VĂN TẾ ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC THÁNG 2 NĂM 79
VĂN TẾ ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN
TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC
THÁNG 2 NĂM 79
Hỡi ơi!
Thấm thoắt đã ba nhăm năm
Mới đấy đã thành thiên cổ!
Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường
Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác
Nhớ linh xưa:
Chiến sĩ tòng chinh
Tuổi hoa niên đang bận sách đèn
Lòng trai tráng chứa bao mơ ước
Đáp lời non sông, hăm hở lên đường
Từ biệt quê hương, gạt niềm thương nhớ
Súng bắn chưa quen, quân sự đôi bài, đánh giặc bằng lòng căm hận
Chiến trận chưa từng, ba lô một gánh, nhắm bắn bằng nỗi hờn căm.
Nhân dân biên giới
Đang yên ổn làm ăn, đâu ngờ phút chốc loạn ly
Gặp buổi thanh bình, ai tưởng được điều thảm khốc
Pháo giao thừa vừa nổ, hội xuân vừa mở rộn ràng
Năm mới vừa sang, hy vọng ngập tràn phơi phới
Đì đùng súng bắn, trẻ con vẫn tưởng pháo giao thừa
Loa réo vang trời, cụ già còn ngờ loa hội mở
Thương thay!
Chiến đấu ngoan cường, xông thẳng nơi mũi tên hòn đạn
Kiên trung giữ đất, sợ chi nơi súng nổ pháo rền.
Máu loang mặt đèo, mùi thuốc súng khét lẹt còn vương
Xác nghẽn gềnh sông, tiếng kêu thương ngút trời đau xé
Địch giết người không ghê tay
Địch nã pháo không ngừng nghỉ
Hãm hiếp đàn bà, lộ mặt loài dê chó. Tiếng kêu thương xé nát một góc trời
Cắt đầu trẻ nhỏ, hiện rõ lũ sài lang. Hồn oan khuất vật vờ miền biên viễn.
Ôi!
Máu xương gửi lại biên cương
Hồn phách tụ về nơi đền miếu
Tuổi thanh xuân dâng Tổ quốc ngàn năm
Hoa chiến thắng dâng Đất Mẹ vạn thưở.
Đền nợ nước nào đợi vinh danh
Chết vì dân đâu chờ tưởng vọng
Hôm nay
Tưởng niệm 35 năm ngày kết thúc chiến tranh
Thương nhớ 60 ngàn đồng bào ra đi vĩnh viễn
Chúng tôi
Đốt nén hương thơm
Dâng vòng hoa thắm
Đơn sơ lễ bạc lòng thành
Thành kính tâm hương dâng cúng
Cúi xin chư vị anh linh sống khôn thác thiêng
Phù trợ cho Non sông đất nước thăng bình muôn thuở
Cũng xin chư vị
Tha thứ hết lỗi lầm
Của những kẻ cố tình vong ân bội nghĩa
Của những kẻ quên hết công lao và máu xương của chư vị anh linh
Lại xin chư vị anh linh, cùng chúng tôi:
Nguyền rủa đời đời bọn bành trướng Bắc Kinh
Nhắc nhở muôn năm mối thù truyền kiếp!
Hỡi ơi!
Hồn có linh thiêng
Xin về nhận hưởng!
Lâm Khang phụng soạn
NẾU CÒN YÊU NƯỚC, ĐẢNG PHẢI...
"Nếu còn yêu nước, Đảng phải tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung"
Trọng Thành - RFI
Ngày 17/02/2014 là tròn 35 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung. Gần đến ngày này, có nhiều câu hỏi đặt ra về thái độ của chính quyền Việt Nam trước một sự kiện suốt hàng chục năm nay bị dìm trong im lặng. Trong lúc một số hội nhóm thuộc xã hội dân sự sẵn sàng tổ chức lễ tưởng niệm biến cố này vào ngày mai 16/02, chính quyền dường như vẫn chưa có một động thái chính thức nào. Về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Luật sư Trần Quốc Thuận là một trong những người ký tên vào Lời kêu gọi nhân kỷ niệm 35 năm đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của Trung quốc trên biên giới phía Bắc nước ta 17.2.1979, được công bố cách đây ít hôm.
RFI : Thưa Luật sư, còn hai ngày nữa là dịp 35 năm ngày xẩy ra một sự biến đặc biệt trong lịch sử Việt Nam : cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979. Được biết Luật sư là người ký tên vào « Lời kêu gọi nhân kỉ niệm 35 năm đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc… », Luật sư có thể cho biết vì sao Luật sư lại tham gia vào « Lời kêu gọi… » này ?
Trọng Thành - RFI
Ngày 17/02/2014 là tròn 35 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung. Gần đến ngày này, có nhiều câu hỏi đặt ra về thái độ của chính quyền Việt Nam trước một sự kiện suốt hàng chục năm nay bị dìm trong im lặng. Trong lúc một số hội nhóm thuộc xã hội dân sự sẵn sàng tổ chức lễ tưởng niệm biến cố này vào ngày mai 16/02, chính quyền dường như vẫn chưa có một động thái chính thức nào. Về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Luật sư Trần Quốc Thuận là một trong những người ký tên vào Lời kêu gọi nhân kỷ niệm 35 năm đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của Trung quốc trên biên giới phía Bắc nước ta 17.2.1979, được công bố cách đây ít hôm.
RFI : Thưa Luật sư, còn hai ngày nữa là dịp 35 năm ngày xẩy ra một sự biến đặc biệt trong lịch sử Việt Nam : cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979. Được biết Luật sư là người ký tên vào « Lời kêu gọi nhân kỉ niệm 35 năm đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc… », Luật sư có thể cho biết vì sao Luật sư lại tham gia vào « Lời kêu gọi… » này ?
Luật sư Trần Quốc Thuận |
LS Trần Quốc Thuận : Ngay tên của « Lời kêu gọi… » đã nói lên lý do tại sao tôi tham gia. Vì tôi ủng hộ hoàn toàn nội dung này. Đối với dân tộc Việt Nam thì hàng ngàn năm lịch sử, chưa bao giờ cúi đầu với kẻ thù. Có lần tụt lùi, thì mất nước mình thấy rồi. Trước kia thì có lần chần chừ. Nhưng mà Việt Nam vững vàng lên thì không bao giờ bị mất nước. Lịch sử đã dậy cho một bài học như thế.
Còn bây giờ, có gì mà phải khiếp sợ trước Trung Quốc thế ? Dù thế nào thì Việt Nam cũng đã đọ súng với Trung Quốc năm 1979 rồi. Cho nên, thật sự là Việt Nam nên có sự sòng phẳng. Nhiều người đã trả lời trên đài báo, đã nói rất rõ : Quan hệ chiến lược, quan hệ toàn diện đó là chuyện quan hệ từ đây trở đi. Còn lịch sử vẫn là lịch sử, chứ làm gì xóa nhòa được lịch sử. Xóa nhòa lịch sử là bưng bít, mà làm như vậy là để lại một góc khuất trong lịch sử. Mà người ta tô lên, thì đó là vết nhục trước sự bành trướng của Đại Hán. Cái đó bất cứ người Việt Nam nào cũng không hài lòng. Đảng Cộng sản tự hào rằng, « nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng hoặc theo đảng để làm cách mạng », nhưng thực sự theo đảng làm cách mạng, bởi vì đảng yêu nước kia, đảng đánh ngoại xâm kia, đảng giành độc lập kia, còn đảng cúi đầu thì ai theo ? Cho nên, nếu đảng Cộng sản Việt Nam mà không giữ ngọn cờ yêu nước, ngọn cờ bất khuất, thì liệu cái tính chính danh của đảng có còn hay không ?
RFI : Theo Luật sư, chính quyền Việt Nam sẽ có phản ứng ra sao trước các cuộc tưởng niệm sẽ có thể được tổ chức trong ngày mai hoặc ngày mốt ?
LS Trần Quốc Thuận : Cách đây vài tháng, tôi cũng gặp một số người lãnh đạo cao nhất của đất nước này, tôi cũng đặt vấn đề : Năm nay là kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm và 35 năm chiến tranh biên giới, thì Việt Nam phải làm thế nào, chớ không người dân họ không chấp nhận đâu !
Cứ giấu diếm như thế, cái thỏa thuận ngầm của hội nghị của Hội nghị Thành Đô 1992 (Luật sư Trần Quốc Thuận muốn nói đến Hội nghị Thành Đô 1990). Vì ai cũng đặt vấn đề đó. Đó là một vết nhơ.
Có phải chăng là bước ngoặt đó cho thấy rằng đảng Cộng sản coi đảng cao hơn là dân tộc không, độc lập dân tộc không ? Mà nếu coi đảng cao hơn độc lập dân tộc, thì sinh mạng của đảng hãy coi chừng !
Dân tộc này chỉ đi theo đảng vì đảng bảo vệ cái độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, chứ không bao giờ đi theo những kẻ quy phục ngoại bang, mà nhất là quy phục cúi đầu trước Trung Quốc cả.
Và những người lãnh đạo đó cũng nói với tôi là phải kỷ niệm chứ ! Mà mình kỷ niệm mà làm sao không ảnh hưởng được lòng dân mà không ảnh hưởng đến ngoại giao. Sau đó, tôi cũng hỏi một người nữa, cũng cấp cao nữa trong B.C.T. (Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam), nói là sẽ tổ chức đi thăm viếng mồ mả, tôn vinh mồ mả cho anh em…
Bước đến năm 2014, Việt Nam có một số sự kiện nổi lên, đó là Hiến pháp 2013 về nhân quyền, rồi sự kiện 40 năm Hoàng Sa, rồi sự kiện thứ ba là thông điệp của Thủ tướng, rồi sự kiện thứ tư là cuộc chiến chống tham nhũng đã đi vào cao điểm. Đây là thử thách của « dân chủ », « công khai », « minh bạch », thử thách của chế độ, rất là khắc nghiệt, để xem sự lèo lái ở trên sẽ là thế nào.
Câu trả lời không đơn giản ! Bởi vì, chúng tôi tự hào là dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất nhạy bén về chính trị, rất khôn ngoan về chính trị. Vì vậy, cho nên Việt Nam mới có « chiến tranh nhân dân », ít nước trên thế giới có « chiến tranh nhân dân » lắm, chỉ chiến tranh du kích thôi. Chiến tranh nhân dân là mọi người dân đều sẽ đánh giặc, vì họ yêu nước thật sự, thì họ mới dám đánh giặc, mới dám xả thân. Lịch sử đã cho thấy như thế.
RFI : Như Luật sư cho biết, thì như vậy chính quyền cũng có xu hướng nhìn nhận các thực tế của cuộc chiến 17-2-1979, có phải không ?
LS Trần Quốc Thuận : Về cái đó, thì nhìn thấy có dấu hiệu chuyển biến rõ. Có những chương trình ca nhạc, thơ ca, từ Điện Biên Phủ, Hoàng Sa, Trường Sa và Chiến tranh Biên giới, những chương trình như thế rất hay, họ kết hợp như thế những chiến thắng đó là những chiến thắng gần đây tạo nên cái vẻ vang của dân tộc này. Làm thơ ca, thì đây cũng là dịp dân tộc Việt Nam được thể hiện.
Nhưng không biết có thể hiện được cái tầm không. Bởi vì người ta phản ứng mạnh mẽ nhất, là bởi vì năm ngoái 2013, bên phía biên giới bên kia, các cựu binh Trung Quốc từng tham gia chiến tranh biên giới, tổ chức duyệt binh rầm rộ, xây đài tưởng niệm này kia,… còn Việt Nam thì im re. Nên sau đó, nhiều người đặt vấn đề chất vấn. Kể cả trước Quốc hội cũng đặt vấn đề chất vấn chuyện đó.
Có lần trong một hội nghị nhiều lãnh đạo, tôi cũng nói rồi, bây giờ đi (ra đường) người ta vẽ Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, nhưng trước đây ai mặc áo « Trường Sa – Hoàng Sa của Việt Nam », rồi chống đường 9 đoạn – « No-U » thì bị bắt. Tôi đã nói với các đồng chí lãnh đạo, các vị lãnh đạo đó : « Đã đến lúc các anh phải thả những người bị bắt vì nói chuyện đó ! ». « Điếu Cày » chẳng hạn và nhiều anh em khác. Mời họ về cái hội trường này, tổ chức linh đình ăn uống, rồi nâng ly lên và xin lỗi : « Các anh đã đánh thức những con người ngủ mê và bây giờ chúng tôi cũng bắt đầu thấy mình được biên cương tổ quốc phải giữ, chứ không giữ thì không còn cái gì ! ». Phản bội lại tiền đồ của dân tộc là không thể chấp nhận được, tôi cũng nói thẳng trước các hội nghị lớn của thành phố là như thế. Các ông lãnh đạo lớn ngồi đó, thì thấy họ làm thinh.
Đã đến lúc phải tuyên dương mấy người blogger đó lên, chứ không phải giữ người ta trong tù. Cái đó cũng không trái với Hiến pháp 2013. Đó cũng là vấn đề đáng suy nghĩ.
RFI : Về phía chính quyền, thì dường như cho đến giờ chưa có thông báo chính thức gì về hình thức tưởng niệm ?
LS Trần Quốc Thuận : Tôi đã nghỉ nhiều năm rồi, nên tôi cũng không nắm được đã có thông báo, có chủ trương gì chưa, đưa tin gì chưa. Nhưng thông qua hệ thống phát thanh truyền hình, tôi cũng thấy có một số chương trình ca nhạc làm nó cũng xập xòa, xập xoạng như thế, nó không chính danh. Đó là cái điều không thể chấp nhận được.
Phải có một cuộc mít tinh thật sự, cuộc mít tinh lớn để lên án và ghi nhớ, như các cuộc mít tinh 30-4, 1-5, ngày Quốc khánh, mít tinh chiến thắng Điện Biên Phủ với thực dân Pháp. Mà Việt Nam cũng quan hệ chiến lược với Pháp, với Mỹ, thì quan hệ mình vẫn quan hệ, kỷ niệm vẫn cứ kỷ niệm thì sao ?!
Trên đài báo ra rả tuyên truyền tội ác của Mỹ và tay sai thế này, thế kia, còn tội ác của Trung Quốc thì đầy rẫy, thấm máu, mà cũng không có một lời nào được lặp lại cả. Năm 1979, trên đài, báo Nhân dân cũng viết đầy đủ hết, bây giờ lại đem dấu đi hết.
Hôm trước, tôi cũng gặp một vị lãnh đạo thuộc hàng cao nhất của đất nước. Xin lỗi là tôi cũng lớn tiếng quát lại. (Người đó bảo) « Nói như thế là khiêu khích ! ». Tôi bảo : « Không phải là khiêu khích, mà nói như thế để thấy Việt Nam đứng thẳng người, chứ không phải cúi gục xuống như quý vị ! ». Tôi đã nói thẳng như thế. Dân tộc Việt Nam này không có cúi đầu đâu, họ đứng thẳng. Còn anh nào cúi đầu, thì liệu anh ấy còn đứng ở đó hay không ? Thì phải tính.
RFI : Về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979, nhiều người đặt câu hỏi tại sao chính quyền lại có thái độ không minh bạch và che dấu như vậy ?
LS Trần Quốc Thuận : Lý giải lớn nhất là bí mật của Hội nghị Thành Đô đến bây giờ cũng chưa công khai ra, tuy rằng một số hồi ký cũng đặt vấn đề đó ra. Người ta cho rằng : "Chính hội nghị Thành Đô !" Thái độ của những người bây giờ (tức nhiều người lãnh đạo – ndr) là muốn tiếp tục để mà cầm quyền, để tiếp tục cai trị, chứ không phải phục vụ nhân dân, dân tộc, đất nước này. Nếu phục vụ dân tộc, đất nước thì phải đứng thẳng người lên chứ, sao lại cà rục, cà rục như thế ?!
Mình biết đấy, trước đây Tự Đức cứ ký nhường nhường rồi mất nước. Cứ lùi là mất nước. Lịch sử dân tộc mấy ngàn năm chứng minh điều đó. Đứng thẳng lên là nhân dân người ta ủng hộ.
Mà nhân dân Việt Nam có sợ hy sinh đâu ? Họ rất sẵn sàng. Nhưng mà có những người đứng cản đường, không cho họ hy sinh. Thì không biết liệu nhân dân có chấp nhận họ hay không ? Tôi nghĩ là không chấp nhận đâu.
RFI : Điều Luật sư nói, nếu diễn tả một cách khác, có phải là việc chính quyền có một thái độ không rõ ràng như vậy (với chiến tranh biên giới 1979) là do muốn dựa vào Bắc Kinh để duy trì chế độ như hiện nay ?
LS Trần Quốc Thuận : Nếu mình suy thế này thế kia, thì có thể đúng, có thể không đúng. Nhưng bây giờ đề nghị đảng phải công khai, công bố cam kết tại Hội nghị Thành Đô là cái gì ? Tại sao Việt Nam phải cam kết chuyện đó ?
Việt Nam bây giờ khác rồi, đa phương hóa, đa dạng hóa, quan hệ chiến lược hợp tác toàn diện với năm nước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và mười mấy nước khác nữa…
Đã đến lúc không còn giấu cái đấy nữa ! Một cách công khai. Công khai mà cũng nói thẳng rằng : Tôi với anh tuy rằng đồng chế độ, nhưng mà anh thì thái độ như thế, còn Việt Nam, dân tộc này không bao giờ để một tấc đấc, một sải nước cho kẻ ngoại xâm chiếm được. Người Việt Nam sẵn sàng xả thân, ông cha đã dậy điều đó, người Việt Nam bây giờ cũng cam kết điều đó. Cho nên, tất cả những chuyện gì liên quan đến cái đó, chúng tôi phải nói - có thể là – cho « các đồng chí biết ». Chắc « các đồng chí » cũng đọc lịch sử Việt Nam với Trung Quốc rồi.
RFI : Cam kết tại Hội nghị Thành Đô là cam kết bằng chữ viết hay chỉ là cam kết bằng miệng và bằng thái độ ngầm hiểu ?
LS Trần Quốc Thuận : Bây giờ, cho dù cam kết gì đi nữa, thì cũng phải công bố. Đòi hỏi của chúng tôi, của những người chúng tôi biết, là như thế. Cho dù cam kết bằng gì chăng nữa. Nhưng tôi nghĩ chắc là cam kết bằng giấy. Tôi nhớ là (nhà báo) Huy Đức đã nói rằng bác Phạm Văn Đồng bảo chúng ta đã bị lừa. Tất cả những chuyện đó cũng là nói qua, nói lại thôi. Lịch sử thì phải có bằng chứng.
Đã đến lúc phải đòi hỏi đảng Cộng sản này bạch hóa ra. Nếu không bạch hóa ra, thì người ta nói rằng đảng Cộng sản này chỉ yêu cái đảng này thôi, chứ có yêu nước đâu. Cho nên người ta nói rằng, những gì không bạch hóa là mảnh đất phong phú cho người ta nói đủ thứ chuyện, kể cả xuyên tạc. Người ta nói đủ thứ chuyện thì cũng ráng chịu thôi. (Nếu không muốn thì) anh cứ công khai ra ! Ví dụ như, trong lúc đó, thế này, thế kia, tôi phải thế này, thế kia, nhưng bây giờ… ( ?). Không phải nói như vậy là Trung Quốc nó xua quân nó chiếm đất nước này. Không dễ đâu ! (…).
Mỗi người đều nghĩ, như chúng tôi đều nghĩ : Nếu cái đảng này còn yêu nước, thì phải kỷ niệm 35 năm ngày chiến tranh biên giới một cách đường hoàng. Nếu như cái đảng này mà đã phai mờ, không nắm vững ngọn cờ yêu nước, thì đó là cái điều thất vọng và đừng có mong rằng những người yêu nước tiếp tục ủng hộ đảng.
RFI : Trước khi chia tay với thính giả, Luật sư có thêm chia sẻ gì không ?
LS Trần Quốc Thuận : Niềm chia sẻ của tôi đó là đồng bào trong nước và cả nước phải sát cánh cùng nhau với nhà cầm quyền, với đảng này để thực hiện đầy đủ những điều đã ghi trong Hiến pháp 2013, nhất là vấn đề đấu tranh vì nhân quyền, nhất là vấn đề đấu tranh chống tham nhũng một mất, một còn, rồi vấn đề công khai minh bạch. Những vấn đề đó là phải nên sát cánh.
Và tôi cho rằng đã đến lúc phải nên đưa ra những giải pháp mang tính cách xây dựng. Đồng bào một số người, kể cả trong nước và nước ngoài, họ hay dùng (một số) cái chữ không hay gì, « chửi rủa » nhau… Cái đó không nên. Đến lúc tiếp tục phải nêu những kiến nghị, giải pháp, để coi sự tiến lên của chế độ này nó như thế nào, phải có lối ra… Mình cho nói. Bây giờ được nói rồi. Ít ra được nói trên mạng.
(…) Cứ nói thẳng là « Anh làm thế này là sai, hứa mà không thực hiện », « anh phải thực hiện ! ». Ví dụ thông điệp của Thủ tướng nói là dân chủ, công khai, minh bạch, yêu cầu đầu tiên nhất, ông nên công khai minh bạch tài sản của ông đi, của vợ con ông đi, của các con trong gia đình ông đi. Đó là con đường công khai minh bạch mà tổng thống các nước Nhật, Hàn Quốc xung quanh đây đều phải làm cả, trên thế giới các nước văn minh đều làm cả. Thì Việt Nam cũng phải làm. Mình phải đòi hỏi như thế.
Cũng như là Hiến pháp nói nhân quyền, thì bây giờ tự do báo chí, báo chí tư nhân, cho tự do biểu tình đi… Tất cả những cái đó phải có luật liền đi. Không thể có những cái gọi là treo, những lời hứa treo, thông điệp treo để tô vẽ hình bóng của mình cho nó sáng sủa.
Cho nên tôi muốn đòi hỏi là tất cả những người đã lên tiếng được, thì nên đòi hỏi những người lên tiếng thực hiện các cam kết của mình, nhất là những cam kết trong Hiến pháp.
RFI xin cảm ơn Luật sư Trần Quốc Thuận đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.
BIỆT PHÁI BIẾT NGƯỢNG
Hôm nay N. gửi cho tôi bản pdf Ave Maria của Giulio Caccini. Có đàn , lại có bản sheet tác phẩm mình ưa thích, còn gì hạnh phúc hơn ! Đối với tôi, thế là vui sướng lắm.
Cuộc sống đầy những quà tặng trao ban. Thiên Chúa yêu thương ta, mọi người xung quanh lo lắng, chăm sóc cho ta. Từ sớm mai cho đến chiều tà, thiên nhiên, tình người bao vây trìu mến ta. Còn ta, ta đã làm được gì đền đáp những ân tình ấy ? Hay là chỉ chằm chằm vơ vào ?
Rồi tự nhủ, ta nhận nhiều, vậy đã cho những gì ? Tôi nhận ra bài học Chúa dạy tôi : Cần phải cho đi. Nhìn lại mới thấy mình thật ích kỷ, trước giờ hình như mình chả hề nghĩ đến chuyện phải cho đi, tòan ngồi đó, cầu mong : "Xin Chúa thương", "Xin Chúa ban.."."Ước gì !" với lại "Giá mà!"....
Từ hôm được C. tặng cây đàn piano, tôi vui quá, thích quá, sáng ra cứ tính tóan : Đã nhận rồi, hôm nay mình sẽ cho đi. Cho đi cái gì bây giờ ?
Và tôi thực hành, như bạn biết đấy, tôi rất ...ngoan.
Sau mấy ngày, hôm nay tôi thử tạm tổng kết. Thì ra tôi chỉ tòan nhắm người tôi thích, tôi thương, tôi quý mà cho đi. Cho mà chỉ cho thân nhân thân thích, thôi rồi, như vậy hay ho gì !, Chúa đã nói : Người biệt phái cũng làm được như thế.
Lạy Chúa,
con chính là một tên biệt phái, thật con đang xấu hổ với chính bản thân con.
Xin Chúa dạy con biết cách cho đi.
Cho nơi không biết mình là ai.
Cho nơi không mong đền trả.
Cho đi âm thầm, vô vị lợi, không biết tay mình cho đi những gì.
Chứ cho như con thế này ư , úp mặt vào cả hai lòng bàn tay không đủ che dấu sự ngượng thẹn.
Xấu quá Chúa ơi!
Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014
HÃY DÀNH MỘT PHÚT
Hãy dành một phút vào http://defendtheholysee.org/, ghi tên họ, email, Quốc gia (VN), đó là góp phần bảo vệ Tòa Thánh trước sự dữ: Nhiều quốc gia đang làm cuộc vận đông rút tên Vatican ra khỏi Hội đồng Liên Hiệp Quốc với tư cách là Thành viên chính thức của Tổ chức này.
Là thành viên chính thức có quyền lên tiếng trước Hội đồng LHQ, Vatican thường sử dụng vị thế này để lên tiếng một cách mạnh mẽ bảo vệ phẩm giá và các giá trị nhân quyền, đặc biệt, quyền tự do tôn giáo.
Xin phổ biến điều này cho nhiều người thân quen.
Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014
PHẠM DUY TRONG RAINBOW QUEST 1966
Phạm Duy
trong chương trình Rainbow Quest năm 1966
với PETE SEEGER
Posted on January 29, 2014 by tranquanghai1944
Published on Feb 28, 2013
Phạm Duy tham gia cùng với Bill Crofut, Steve Addiss và Peter Seeger trong chương trình về nhạc dân ca của Mĩ.
00:00 : Pete giới thiệu các khách mời của chương trình.
02:15 : Pete phỏng vấn Phạm Duy về đàn tranh.
03:55 : Phạm Duy giới thiệu và trình bày bài “Trèo lên quán Giốc” (Full Moon Fair Song).
05:52 : Pete hỏi Phạm Duy về bài hát; các bài hát được trình bày như thế nào và ở những nơi đâu ở Việt Nam.
08:30 : Phạm Duy giới thiệu và Steve Addiss trình bày bài Lý Con Sáo trên đàn tranh
13:18 : Phạm Duy giới thiệu và hát bài “Qua cầu gió bay” (Wind on the bridge). Phạm Duy nói về chủ đề chính trong hầu hết các bài dân ca Việt Nam.
15:48 : Phạm Duy trình bày cùng với Bill Crofut và Steve Addiss bài “Hò lơ”, một bài ca lao động do ông sáng tác.
17:45 : Pete phỏng vấn những khách mời và hỏi về những bài dân ca mới.
19:26 : Phạm Duy và Steve Addiss trình bày bài “Người thương binh” (The wounded soldier)
23:05 : Nói về Tâm phẫn ca (Protest song) và trình bày bài “Nhân danh”.
26:34 : Trình bày bài “Nhân danh” bằng lời tiếng Anh (For my defense)
28:15 : Pete nói về những bài hát với các khách mời.
28:30 : Phạm Duy, Steve Addiss và Bill Crofut trình bày bài “Giọt mưa trên lá” (The rain on the leaves) với phần lời tiếng Việt và tiếng Anh.
34:16 : Phạm Duy giới thiệu và trình bày phần lời Việt do ông viết cho bài Clementine.
©Historic Films Archive
(Trích Nguồn : (tại đây) )
trong chương trình Rainbow Quest năm 1966
với PETE SEEGER
Posted on January 29, 2014 by tranquanghai1944
Published on Feb 28, 2013
Phạm Duy tham gia cùng với Bill Crofut, Steve Addiss và Peter Seeger trong chương trình về nhạc dân ca của Mĩ.
00:00 : Pete giới thiệu các khách mời của chương trình.
02:15 : Pete phỏng vấn Phạm Duy về đàn tranh.
03:55 : Phạm Duy giới thiệu và trình bày bài “Trèo lên quán Giốc” (Full Moon Fair Song).
05:52 : Pete hỏi Phạm Duy về bài hát; các bài hát được trình bày như thế nào và ở những nơi đâu ở Việt Nam.
08:30 : Phạm Duy giới thiệu và Steve Addiss trình bày bài Lý Con Sáo trên đàn tranh
13:18 : Phạm Duy giới thiệu và hát bài “Qua cầu gió bay” (Wind on the bridge). Phạm Duy nói về chủ đề chính trong hầu hết các bài dân ca Việt Nam.
15:48 : Phạm Duy trình bày cùng với Bill Crofut và Steve Addiss bài “Hò lơ”, một bài ca lao động do ông sáng tác.
17:45 : Pete phỏng vấn những khách mời và hỏi về những bài dân ca mới.
19:26 : Phạm Duy và Steve Addiss trình bày bài “Người thương binh” (The wounded soldier)
23:05 : Nói về Tâm phẫn ca (Protest song) và trình bày bài “Nhân danh”.
26:34 : Trình bày bài “Nhân danh” bằng lời tiếng Anh (For my defense)
28:15 : Pete nói về những bài hát với các khách mời.
28:30 : Phạm Duy, Steve Addiss và Bill Crofut trình bày bài “Giọt mưa trên lá” (The rain on the leaves) với phần lời tiếng Việt và tiếng Anh.
34:16 : Phạm Duy giới thiệu và trình bày phần lời Việt do ông viết cho bài Clementine.
©Historic Films Archive
(Trích Nguồn : (tại đây) )
Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014
NIỀM VUI HEO MAY
Cám ơn C. đã ưu ái tặng cô món quà tuyệt vời này. Cô chụp làm kỷ niệm đây C.
Từ nay, thoảng theo làn gió heo may, cửa sổ phòng cô sẽ bay bay tiếng đàn ....sơ cấp.
Rất thích cách tặng của C., nhất là thích ngắm nét mặt ...giãn ra của C. khi cô Triều nhận đàn.
Cám ơn C.
Cám ơn ông thầy Đ.T.
Cùng nhóm các em trai K.,T.,Th.,Th. yêu quý của chị.
Hôm qua, giữa Ngọ, ai nấy đã phải đổ mồ hôi lộp độp khi vận chuyển và khênh đàn lên gác cho chị.
Rất thương mến và không bao giờ quên tình nghĩa này,
ht.
Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014
BUỒN ƠI SAO CÒN ĐÓ!
Qua Mồng - Đốt Tết - Hết Tết - Một cái Tết buồn.
Buồn từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong.
Buồn từ già sang trẻ, từ trẻ sang già.
Buồn từ ông sang bà, từ bà sang cháu.
Thế là đã qua đi một cái Tết hình như người Việt Nam chẳng còn ai mong muốn.
Nó cứ vô duyên làm sao ấy.
Vô duyên tới nỗi con nít được lì xì tờ tiền 2 đô "may mắn" chẳng hún hớn mừng.
Bô lão dặn trước con cháu , chúng mày đừng chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, sống thế này khổ lắm.
Hai vợ chồng, đứa con, nằm lăn ra nệm chơi với con sướng hơn em ạ, Tết ra đường chán chết !
Thầy cô đóng cửa, thôi chắc học trò chẳng buồn đến mình đâu, giả vờ vắng nhà cho chúng khỏi nghĩ ngợi.
Cô láng giềng nhái lời Duy Khánh hát, "Con biết bây giờ mẹ chờ tin con, nhưng nếu không về mẹ càng vui hơn".
Sinh viên tụ tập tiến lên, đứa nào ăn nhiều khao cả phòng trọ một bữa. Tiền về quê thì hẻo, ở lại thì hết veo!
...................
Sáng nay, ba mẹ bắt đầu đi làm, con lại phải đến trường.
Những người trẻ lại bắt đầu vào công ty.....Lại kẹt xe ....
Chúc trễ - Dzô trễ - Chậm trễ - Vào việc trễ - Một cái "trễ" có lý !
Mẹ đi chợ đầu xuân, thở than có mớ rau bé tẹo lại tăng sáu nghìn.
Ông lụi hụi ngoài sân, nhặt từng cánh đào rụng, ngắt từng cành mai khô, trầm ngâm suy tư, mặt buồn xuyên thế kỷ.
Xuân ơi, buồn thế này, đến làm chi !
Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014
XEM ĐI ĐỂ THẤY NHỤC
Cầm mic. đi tìm người Việt Nam đích thực. |
ht. Clip trên đây thiếu một phần âm thanh. Mình bổ túc như sau :
" Anh nhìn mặt em tưởng là người Việt Nam, không phải đâu, nhưng em cũng không rảnh để trả lời, em bận bấm điện thọai, bận đi họp, bận đi cho nhanh, bận chạy trốn, em giả điếc lờ anh đi. Em sợ phỏng vấn về nhân quyền nắm, em có biết gì đâu, em chỉ thích lãnh tiền nhà nước, diện vét, tếch sang ngọai quốc chu du, sắm đồ vi vút. Em ngu lắm, em hèn lắm, anh đừng phỏng vấn , em sợ té đái ra bây giờ".
Mình bận xem cái clip ngắn này và mình bận cười khằng khặc. Buồn cười nhất thằng đầu tiên co giò chạy, sợ hãi trông thấy luôn. Khổ thân phóng viên chạy sất bất sang bang không tìm cho ra được một con người Việt Nam đích thực. Các chúng này là cái giống gì chứ đâu phải người Việt Nam chú ơi! Mình muốn đi tìm đức cha Ngô Quang Kiệt để mời ngài xem, chắc ngài cũng phải bật cười cái lũ hèn này.Chúng nhục lây sang người khác mà chúng không biết !
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014
XIN CHÚA THƯƠNG XÓT
Tôi có một người bạn.
Đó là một người luôn làm phiền lòng mọi người.
Đối với mọi người, bạn như một cái gai cần phải nhổ đi.
Đối với bác sĩ, bạn là một bệnh nhân bất khả trị.
Đối với những người đã từng yêu thương cưu mang bạn, bạn gieo sự sợ hãi cho họ, khiến họ ngày càng bảo nhau lánh xa.
Đối với xã hội, bạn chỉ bầy trò phá hoại, gây rối loạn tai hại .
Người thân bạn đau khổ vô cùng.
Bạn nghĩ dùm xem, đây là loại người nào ?
Hầu hết đều bảo bạn tôi bị tâm thần, không còn biết đâu là lẽ phải và sự tử tế.
Tôi thì vẫn coi bạn là bạn, một người bạn đau khổ, đáng thương, với điều kiện : Bạn là một con người.
Ý tôi muốn nói là người chứ không phải là ma quỉ.
Nếu là người bị quỉ ám, thì xin quyền năng Chúa ĐÁNH CHO ĐAU, để quỉ xuất ra ngòai bạn tôi mà không bao giờ trở lại phản công nữa.
Xin Chúa chữa bạn con.
Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa Ky-tô thương xót chúng con.
Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014
Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014
LÌ XÌ
Ngày lại qua ngày.Xuân đến rồi Xuân sẽ đi qua.
Cụ lão nói : "Mong sao năm nay có sự thay đổi, già lão như chúng tôi giờ chỉ biết trông mong vào tuổi trẻ dồi dào lý tưởng cao đẹp như các cháu".
Bác trai mới về hưu ngậm ngùi :" Năm 75, tuổi thanh xuân hăng say giúp đời, chợt bị dập dụi mặt xuống đất, nay kể như thế hệ chúng tôi là bỏ đi. Ước gì các con cháu thay mình. Ước gì thanh niên bây giờ biết đứng lên trên từng viên đá, vượt qua mọi cản trở đạt tới niềm cha mẹ mong muốn".
Cô tôi khuyên nhủ : " Nếu không làm được sự gì to lớn, hãy làm một chiếc đũa. Nhiều chiếc đũa chập lại sẽ thành một bó đũa cháu ạ".
Đối với tôi, những lời cha ông trên đây chính là những phong bao Lì Xì có giá trị lớn nhất, khích lệ tôi hãy sống sao cho xứng đáng.Ấy là : Sống dũng. Quyết không hèn, không ngu, không giả dối, không ác độc.
Và tôi lì xì lại đàn em :"Các bé thơ Việt Nam ơi, hãy đứng thẳng lưng, ngước cao đầu, tài cao, tâm hiền, đức dũng, trí minh, quyết đập tan ngoại xâm, giữ gìn nước non nhà. Đừng sợ gì cả nghe em !"
Ngày lại qua ngày.
Xuân đến rồi Xuân sẽ đi qua.
ht.
Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014
CHÚNG TA ĐANG THIẾU MỘT CHỮ "DŨNG"
LÊ THANH PHONG
Nguồn : (tại đây)
Xuân nào cũng dạo một vòng các phố bán tranh thư pháp. Ở thời này, ngắm một bức thư pháp cũng như một sự lắng đọng, một điểm dừng của tâm tưởng, của tâm tư.
Người xưa viết thư pháp chữ Hán, nay các ông đồ thời hiện đại viết thư pháp chữ Việt, ngạc nhiên hơn là thư pháp chữ Tây. Không biết nên khen hay chê, nhưng thực sự khó có cảm xúc với tranh thư pháp ký tự Latinh.
Thôi không bàn đến chữ mà xin bàn về nghĩa của chữ. Hình như thói quen, nên ai cũng thích mua tranh chữ "Đức", để gia đình tích lũy nhân đức. Chữ "Phúc" cũng quá nhiều, vẽ bao nhiêu bức cũng bán được, không sợ ế - một ông đồ trẻ nói như vậy. Còn chữ "Lộc" thì ôi thôi rồi, ai mà chẳng thích lộc vào nhà, vì vậy mà vẽ xấu cũng bán chạy.
Chữ "An" nhiều người chuộng. "An" trong đạo học ít ai hiểu, mà chỉ thích an theo nghĩa an thân. Ai làm gì mặc, miễn sao thân mình yên là ấm. Chữ "An" thời nay có lẽ vì thế mà đắt khách. Nói ai cho xa, mình cũng là kẻ hèn, né tránh nhiều việc để tìm cái an.
Nhưng nhiều nhất là chữ "Nhẫn". Ai cũng tìm chữ này bởi vì nghĩ rằng mình đạt đạo, là minh triết. Nhưng ẩn giấu bên trong e cũng là chữ hèn. Nhẫn của bậc đắc đạo khác với nhẫn của kẻ sợ hãi. Với kẻ sĩ "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" (không thấy giàu sang mà tham, không thấy nghèo mà xa lánh, không thấy quyền lực mà sợ hãi) thì cần chi phải nhẫn.
Có một chữ cả nước này, mọi công dân đang cần nhất chính là chữ "Dũng".
Một dịp Tết cách đây chừng 5 năm, người viết bài này đã đi tìm chữ "Dũng" ở Văn Miếu. Tuy rất ít, nhưng dù sao cũng lác đác đôi bức và có người hỏi mua. Viết về chữ "Dũng" lúc ấy tuy đau lòng nhưng còn hy vọng.
Hãy dẹp chữ nhẫn, chữ an đi, lúc này chỉ cần một chữ "Dũng".
VĂN HÓA VIỆT TRONG VẬN KHÍ SUY ĐỒI
ht. Tết này buồn thật !
Phạm Chí Dũng và câu chuyện đầu xuân:
Văn hóa Việt trong vận khí suy vong
Đầu năm, khi đất trời vào xuân, cũng là dịp để suy ngẫm lại những vấn đề về văn hóa. RFI đã phỏng vấn tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà văn đồng thời còn là người có nhiều bài viết phê bình về văn học nghệ thuật.
RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, rất vui được tiếp chuyện anh nhân dịp xuân về. Trước hết anh có thể cho biết cảm xúc của anh trong bầu không khí đầu năm mới ?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng :
Rất khó tả, nhưng rõ rệt nhất là thiếu hẳn hương sắc mùa xuân. Làm sao có thể vui nổi khi đây là cái Tết thứ ba liên tiếp tôi chứng kiến cảnh tượng hàng vài chục ngàn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Với họ, đang xảy ra một nét văn hóa rất mới, có thể gọi là “văn hóa tết cấm trại”. Tức phỏng theo một điều lệnh trong quân đội, công nhân ở nguyên trong khu nhà trọ mà không dám bước ra đường vì chẳng có tiền. Mà như vậy thì còn gì là tết?
Không khí đường phố cũng uể oải và bải hoải. Chỉ sát Tết người dân mới có chút tiền để mua sắm, nhưng ở nhiều tụ điểm mai và đào vẫn ế chỏng chơ. Khách hàng đã và đang quay lưng với thị trường như một dạng văn hóa phủ nhận trong kinh doanh.
Đã đến lúc người dân không thể mặc định sắc màu của nền văn hóa dân tộc như những báo cáo tô hồng của chính phủ về nền kinh tế hay những nghị quyết của đảng về đường lối kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội đến hết thế kỷ 21. Hiện tại được dẫn dắt bởi quá khứ, và tương lai lại được quyết định bởi những gì trong hiện tại.
Quá khứ đó, chúng ta thấy cái gì? Năm 2013 chứng kiến những trận hôi của vĩ đại chưa từng thấy ở một số địa phương, cuộc tranh cướp bánh sushi trong một nhà hàng ngay tại thủ đô, cho dù không thể cho rằng tất cả những người tranh giành đều đói khát và đất nước cũng chưa đến thời đói kém…
Những hiện tượng xã hội đó đang góp phần triệt tiêu nhanh chóng khẩu hiệu của đảng “xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Tương tự, điều lạ lùng là trong mấy năm gần đây, chẳng mấy cơ quan tuyên giáo và dân vận còn nhắc tới khẩu hiệu này. Vì sao vậy? Đơn giản là thực tiễn đã trở nên tồi tệ đến mức giới chức đảng lẫn chính quyền không thể cứ mãi tự ru ngủ mình và mị dân xã hội bằng những lý lẽ một chiều đã bị thực tế bào mòn đến tận chân gốc. Dù luôn bị ăn sâu tâm lý thành tích, ít nhất họ cũng phải tự rung động một nỗi xấu hổ tối thiểu nào đó chứ!
RFI : Những giá trị truyền thống của ông cha như « Giấy rách phải giữ lấy lề », « Một câu nhịn chín câu lành »…dường như đã bị thay bằng sự vô cảm, tâm lý mạnh được yếu thua. Ngày nào đọc báo cũng đều thấy những tin được gọi là « cướp, hiếp, giết », người ta sẵn sàng chà đạp lên nhau, thậm chí mạng người có thể bị mất đi vì những lý do rất nhỏ nhặt. Thưa anh, phải chăng đạo đức xã hội đang rơi xuống tận đáy ?
Khi xảy ra cái chết ở thẩm mỹ viện Cát Tường tại Hà Nội vào năm 2013, một quan chức cao cấp ngành y tế đã phải thốt lên rằng đạo đức và y đức đã xuống đến đáy. Nhưng tôi cho là tất cả vẫn chưa phải tồi tệ nhất. Cái tồi nhất nằm ở phía trước, ở thì tương lai đầy sương mù và dưới vực thẳm, mà chế độ này và phần lớn dân chúng vẫn chưa hình dung hết.
Phía trước ấy là một cuộc tha hóa vĩ đại của toàn bộ nền văn hóa. Tuân theo quy luật vật chất quyết định ý thức, kinh tế quyết định văn hóa và bất kỳ khi nào nền kinh tế lao vào hố sâu khủng hoảng, đời sống sẽ trở nên thiếu thốn và đói kém đến mức một bộ phận dân chúng sẵn sàng giết nhau để sinh nhai.
Lịch sử đã chứng minh hết sức cận kề ở một quốc gia đông dân nhất thế giới, chính là Trung Quốc trong thời Cách mạng văn hóa những năm 60 của thế kỷ trước. Khi đó có đến 30 triệu người bị chết không chỉ bởi vô số cuộc thanh trừng, mà còn bởi đất nước này đã rơi vào thảm trạng đói kém đến mức tại một số nơi người dân đã phải ăn nhau để cầm hơi. Đó chính là điều tồi tệ phi nhân tính nhất, mà một nền văn hóa suy đồi đến tận cùng có thể mang lại.
Năm 2013 đã trở nên một đặc tả khá kinh khủng, trên bức tranh khốn quẫn của nền văn hóa đang lao dốc và còn chưa tìm thấy đáy ở Việt Nam. Cùng với cái gọi là nền văn hóa tham nhũng chưa từng thấy ở đất nước này, khắp nơi trong xã hội đã diễn ra cảnh cha con giết nhau, vợ chồng giết nhau, thầy đánh trò và trò giết thầy, nạn cướp của và hiếp dâm nổi lên khắp nơi. Cường hào ác bá cũng hoàn hành tàn lộng và bất chấp đạo lý. Nhưng nghịch lý ghê gớm là kinh tế càng suy thoái, người giàu lại càng giàu. Không biết bao nhiêu quan chức đã ních đầy túi và chỉ còn chờ chực cơ hội biến khỏi tổ quốc nếu xảy ra động loạn…
Rồi một điều tất yếu phải xảy ra là khi luật pháp không còn là mái nhà che chở cho người dân, chính nhân dân đã phải làm thay luật pháp. Nạn tự xử đối với những kẻ trộm chó mèo diễn ra ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Ở Bắc Giang, khi vài người dân bị công an khởi tố bắt giam vì đánh chết cẩu tặc, đã có đến 800 người dân khác đồng ký tên vào một bản tuyên bố cùng nhận tội. Đó là cái gì? Một loại văn hóa phản kháng của người dân đang phát tiết ngay trong lòng chế độ “của dân, do dân và vì dân”.
Tố chất văn hóa phản kháng đó đã dẫn đến làn sóng chống người thi hành công vụ lan rộng một cách đầy tự phát và bạo lực ở nhiều nơi. Không hiếm cảnh thanh niên đi đường và những người dân “săn sóc” một cách đặc biệt đến hành vi của cảnh sát giao thông, bởi lực lượng cảnh sát bị xem là đối tượng tham nhũng nhất quốc gia này càng ngày càng mang ý nghĩa như một mồi lửa châm ngòi cho các cuộc xung đột tự phát và rất khó kềm chế.
RFI : Thưa anh đầu năm thường nói chuyện vui, nhưng bức tranh thực tế xã hội lại quá xám. Những cách hành xử của con người thường từ nền giáo dục mà người đó được hấp thụ. Vậy thì theo anh trách nhiệm của ngành giáo dục đối với nền văn hóa như thế nào ?
Đóng góp không nhỏ vào sự xuống cấp của nền văn hóa là thực trạng lầy lội và ô nhiễm nặng mùi của ngành giáo dục vẫn chưa hề được cải tạo. Tiên đề “Tiên học lễ, hậu học văn” từ ngàn đời nay đã từ lâu bị phần lớn trường học biến thành thảm trạng mà chúng ta nên nhận thức lại là “Tiên học phí, hậu học thêm”. Có lẽ mệnh đề này mới nói lên tất cả cái thực trạng quay quắt đến mức khốn cùng của môi trường giáo dục đào tạo và giới quan chức điều hành ngày nay.
Không khác gì thị trường bất động sản, vài năm gần đây người ta đã phải dùng đến cụm từ “bong bóng đại học” cho sự bùng nổ bội cung của hàng trăm trường đại học tư thục và dân lập từ Bắc chí Nam. Nhưng ngược lại với đà tăng tiến theo cấp số nhân về số lượng các trường đại học, cao đẳng và chương trình “đào tạo 20.000 tiến sĩ’ của nguyên Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân và đời Bộ trưởng kế vị, chất lượng đào tạo còn lâu mới làm nên một nền văn hóa xứng tầm với Thái Lan. Ít nhất là về tỉ lệ công trình nghiên cứu được công bố trên đầu các tiến sĩ, cùng bài luận văn tả cảnh các cô giáo bỏ nghề và học sinh vùng cao phải bắt chuột ăn thay cơm.
Tình trạng xuống cấp toàn diện của giáo dục và văn hóa cũng khiến cho hiện tượng không có tác phẩm hay trong văn học nghệ thuật trong suốt nhiều năm qua trở nên rất dễ lý giải trong đời sống văn nghệ Việt Nam. Bất chấp các cuộc thi và trao giải thưởng đều đặn hàng năm của các hội đoàn văn học và nghệ thuật nhà nước, vẫn không có lấy vài ba tác phẩm trong lĩnh vực văn học, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, âm nhạc… ghi dấu ấn cho một tinh thần hồi tâm thành khẩn.
Hầu như tất cả đều nhàn nhạt, nhòa nhạt và luôn đi sau hiện tồn nhức nhối của xã hội ít ra vài thập kỷ. Nhiều nhà văn và nhà viết kịch đủ lòng tự trọng không còn cầm nổi bút, bởi tâm trạng chán chường và thất vọng quá giới hạn cho phép. Chỉ còn một số người viết vì cơm áo gạo tiền, hoặc làm cái gọi là “sáng tạo” vì các đơn đặt hàng và giải thưởng từ Nhà nước. Không thể nói khác hơn, văn học nghệ thuật quốc doanh từ lâu nay đã mang trên mình thiên chức văn hóa cộng sinh.
RFI : Khái niệm « văn hóa cộng sinh » mà anh vừa đề cập, có lẽ không thể loại trừ giới quan chức, vì những lề thói đã ăn sâu vào họ ?
Văn hóa gia đình, văn hóa trường học và văn hóa cộng đồng là ba rường cột của một nền văn hóa. Nhưng một khi cả ba trụ cột ấy đều bị xâm hại một cách trầm kha, thì không còn gì có thể cứu vãn nổi một nền văn hóa chính trị. Nhất là khi nền văn hóa chính trị ấy lại bị ruỗng mục bởi thói vô cảm, vô trách nhiệm và quá đậm đặc tố chất lợi ích nhóm của giới quan chức.
Vì thế, chúng ta có thể coi văn hóa quan chức là thành tố thứ tư gây xâm hại đối với nền văn hóa Việt Nam đương đại, nhưng đặc biệt hơn cả lại là nhân tố cộng sinh ưu tú nhất. Giới quan chức đổ cho 70% doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ, nhưng làm sao có thể lý giải sự mâu thuẫn không thể chấp nhận được, giữa tỉ lệ “chỉ có 1% công chức yếu kém” như báo cáo của chính quyền, với con số ít nhất 30% công chức “chủ động nhận hối lộ” trong những kết quả khảo sát về tham nhũng?
Một cuộc khủng hoảng văn hóa đang tăng tiến với gia tốc ngày càng gấp rút. Cuộc khủng hoảng ấy lại biến diễn sang cuộc khủng hoảng niềm tin của người dân đối với xã hội, của công dân đối với đất nước và cuối cùng là của người dân đối với chế độ. Những cuộc điều tra xã hội học đã cho thấy niềm tin của giới trẻ vào đảng và chế độ sa sút khủng khiếp, và trong giới trẻ giờ đây không còn cái gọi là lý tưởng nữa. Nếu có được một cuộc khảo sát độc lập, người ta tin chắc rằng chỉ còn không đầy 10% trong số lớp trẻ tin vào việc “nền văn hóa xã hội chủ nghĩa” có thể tôn tạo cho nền văn hóa dân tộc.
Ngược lại, một chủ nghĩa văn hóa phủ nhận đang hình thành và phát triển rất ghê gớm trong một số khá đông lớp trẻ ở Việt Nam.
RFI : Về « chủ nghĩa văn hóa phủ nhận » như anh nói, theo anh lớp trẻ đang phủ nhận những giá trị gì ?
Phủ nhận những giá trị tinh thần, phủ nhận những giá trị truyền thống, và phủ nhận với chính những thế hệ đi trước. Hiện tượng đó làm chúng ta nhớ lại thế hệ mất mát, nảy sinh ở châu Âu trong vài thập kỷ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cũng là suy thoái kinh tế trầm kha, cũng là cái nhìn về một tương lai mơ hồ, cũng là tâm trạng đầy bất an và dễ nổi loạn.
Nhưng ở Việt Nam, điều nguy hiểm hơn nhiều là cái tương lai như thế còn trở nên vô định bởi một nền chính trị hủ hóa, cố chấp và luôn có nguy cơ gây nên hiệu ứng hạ cánh cứng. Từ đó sẽ sinh đẻ vô số hậu quả trầm luân cho đời sống người dân, đặc biệt là dân nghèo.
Hơn bao giờ hết, đặc thù văn hóa Việt Nam được quyết định bởi nội lực nền kinh tế và kế sinh tồn của mỗi công dân. Trong giai đoạn “cất cánh” từ thời mở cửa kinh tế những năm 1990, chủ nghĩa kiếm tiền và đầu cơ thượng hạng đã phủ trùm lên cả xã hội, để sau đó vào thời kỳ suy thoái từ năm 2008 đến nay, điều được coi là “văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” cũng bị suy mòn theo lý lịch không mấy trong sáng của đồng tiền.
Phía trước, màu đen khó che giấu của của nền kinh tế đang chờ đón một khoảng trống chân không văn hóa, nơi mà hố sâu bất bình đẳng xã hội sẽ sâu thẳm hơn bao giờ hết. Tâm lý chà đạp lẫn nhau sẽ thổi bùng lên ngọn lửa tranh đấu cực kỳ tàn khốc giữa các giai tầng và trong chính từng giai cấp, để cuối cùng bản thân nền văn hóa bị giẫm đạp đến kiệt sức.
Không thể lạc quan về nền văn hóa Việt trong năm 2014 và cả những năm sau đó, tôi cho rằng sự biến mất của một nền chính trị đương thời còn dễ được chấp nhận hơn rất nhiều, so với những mất mát của một nền văn hóa dân tộc mà người dân nước Việt có thể phải mất đến nửa thế kỷ để phục hồi nó.
Rất nhiều người như tôi vẫn ngày đêm dồn dập thổn thức trong lòng một câu hỏi đích đáng: Ai và những tác nhân nào đã khiến cho nền văn hóa dân tộc suy đồi và suy vong ghê gớm đến thế? Kẻ nào phải chịu trách nhiệm lịch sử về hậu quả quá đau đớn ấy?
RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã dành thì giờ để tâm tình với thính giả RFI Việt ngữ trong những ngày đầu năm về những suy tư liên quan đến nền văn hóa Việt.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140201-cau-chuyen-dau-xuan-van-hoa-viet-trong-van-khi-suy-vong
Phạm Chí Dũng và câu chuyện đầu xuân:
Văn hóa Việt trong vận khí suy vong
Đầu năm, khi đất trời vào xuân, cũng là dịp để suy ngẫm lại những vấn đề về văn hóa. RFI đã phỏng vấn tiến sĩ Phạm Chí Dũng, cũng là một nhà văn đồng thời còn là người có nhiều bài viết phê bình về văn học nghệ thuật.
RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, rất vui được tiếp chuyện anh nhân dịp xuân về. Trước hết anh có thể cho biết cảm xúc của anh trong bầu không khí đầu năm mới ?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng :
Rất khó tả, nhưng rõ rệt nhất là thiếu hẳn hương sắc mùa xuân. Làm sao có thể vui nổi khi đây là cái Tết thứ ba liên tiếp tôi chứng kiến cảnh tượng hàng vài chục ngàn công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất không có đủ tiền mua vé tàu xe về quê ăn Tết. Với họ, đang xảy ra một nét văn hóa rất mới, có thể gọi là “văn hóa tết cấm trại”. Tức phỏng theo một điều lệnh trong quân đội, công nhân ở nguyên trong khu nhà trọ mà không dám bước ra đường vì chẳng có tiền. Mà như vậy thì còn gì là tết?
Không khí đường phố cũng uể oải và bải hoải. Chỉ sát Tết người dân mới có chút tiền để mua sắm, nhưng ở nhiều tụ điểm mai và đào vẫn ế chỏng chơ. Khách hàng đã và đang quay lưng với thị trường như một dạng văn hóa phủ nhận trong kinh doanh.
Đã đến lúc người dân không thể mặc định sắc màu của nền văn hóa dân tộc như những báo cáo tô hồng của chính phủ về nền kinh tế hay những nghị quyết của đảng về đường lối kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội đến hết thế kỷ 21. Hiện tại được dẫn dắt bởi quá khứ, và tương lai lại được quyết định bởi những gì trong hiện tại.
Quá khứ đó, chúng ta thấy cái gì? Năm 2013 chứng kiến những trận hôi của vĩ đại chưa từng thấy ở một số địa phương, cuộc tranh cướp bánh sushi trong một nhà hàng ngay tại thủ đô, cho dù không thể cho rằng tất cả những người tranh giành đều đói khát và đất nước cũng chưa đến thời đói kém…
Những hiện tượng xã hội đó đang góp phần triệt tiêu nhanh chóng khẩu hiệu của đảng “xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Tương tự, điều lạ lùng là trong mấy năm gần đây, chẳng mấy cơ quan tuyên giáo và dân vận còn nhắc tới khẩu hiệu này. Vì sao vậy? Đơn giản là thực tiễn đã trở nên tồi tệ đến mức giới chức đảng lẫn chính quyền không thể cứ mãi tự ru ngủ mình và mị dân xã hội bằng những lý lẽ một chiều đã bị thực tế bào mòn đến tận chân gốc. Dù luôn bị ăn sâu tâm lý thành tích, ít nhất họ cũng phải tự rung động một nỗi xấu hổ tối thiểu nào đó chứ!
RFI : Những giá trị truyền thống của ông cha như « Giấy rách phải giữ lấy lề », « Một câu nhịn chín câu lành »…dường như đã bị thay bằng sự vô cảm, tâm lý mạnh được yếu thua. Ngày nào đọc báo cũng đều thấy những tin được gọi là « cướp, hiếp, giết », người ta sẵn sàng chà đạp lên nhau, thậm chí mạng người có thể bị mất đi vì những lý do rất nhỏ nhặt. Thưa anh, phải chăng đạo đức xã hội đang rơi xuống tận đáy ?
Khi xảy ra cái chết ở thẩm mỹ viện Cát Tường tại Hà Nội vào năm 2013, một quan chức cao cấp ngành y tế đã phải thốt lên rằng đạo đức và y đức đã xuống đến đáy. Nhưng tôi cho là tất cả vẫn chưa phải tồi tệ nhất. Cái tồi nhất nằm ở phía trước, ở thì tương lai đầy sương mù và dưới vực thẳm, mà chế độ này và phần lớn dân chúng vẫn chưa hình dung hết.
Phía trước ấy là một cuộc tha hóa vĩ đại của toàn bộ nền văn hóa. Tuân theo quy luật vật chất quyết định ý thức, kinh tế quyết định văn hóa và bất kỳ khi nào nền kinh tế lao vào hố sâu khủng hoảng, đời sống sẽ trở nên thiếu thốn và đói kém đến mức một bộ phận dân chúng sẵn sàng giết nhau để sinh nhai.
Lịch sử đã chứng minh hết sức cận kề ở một quốc gia đông dân nhất thế giới, chính là Trung Quốc trong thời Cách mạng văn hóa những năm 60 của thế kỷ trước. Khi đó có đến 30 triệu người bị chết không chỉ bởi vô số cuộc thanh trừng, mà còn bởi đất nước này đã rơi vào thảm trạng đói kém đến mức tại một số nơi người dân đã phải ăn nhau để cầm hơi. Đó chính là điều tồi tệ phi nhân tính nhất, mà một nền văn hóa suy đồi đến tận cùng có thể mang lại.
Năm 2013 đã trở nên một đặc tả khá kinh khủng, trên bức tranh khốn quẫn của nền văn hóa đang lao dốc và còn chưa tìm thấy đáy ở Việt Nam. Cùng với cái gọi là nền văn hóa tham nhũng chưa từng thấy ở đất nước này, khắp nơi trong xã hội đã diễn ra cảnh cha con giết nhau, vợ chồng giết nhau, thầy đánh trò và trò giết thầy, nạn cướp của và hiếp dâm nổi lên khắp nơi. Cường hào ác bá cũng hoàn hành tàn lộng và bất chấp đạo lý. Nhưng nghịch lý ghê gớm là kinh tế càng suy thoái, người giàu lại càng giàu. Không biết bao nhiêu quan chức đã ních đầy túi và chỉ còn chờ chực cơ hội biến khỏi tổ quốc nếu xảy ra động loạn…
Rồi một điều tất yếu phải xảy ra là khi luật pháp không còn là mái nhà che chở cho người dân, chính nhân dân đã phải làm thay luật pháp. Nạn tự xử đối với những kẻ trộm chó mèo diễn ra ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Ở Bắc Giang, khi vài người dân bị công an khởi tố bắt giam vì đánh chết cẩu tặc, đã có đến 800 người dân khác đồng ký tên vào một bản tuyên bố cùng nhận tội. Đó là cái gì? Một loại văn hóa phản kháng của người dân đang phát tiết ngay trong lòng chế độ “của dân, do dân và vì dân”.
Tố chất văn hóa phản kháng đó đã dẫn đến làn sóng chống người thi hành công vụ lan rộng một cách đầy tự phát và bạo lực ở nhiều nơi. Không hiếm cảnh thanh niên đi đường và những người dân “săn sóc” một cách đặc biệt đến hành vi của cảnh sát giao thông, bởi lực lượng cảnh sát bị xem là đối tượng tham nhũng nhất quốc gia này càng ngày càng mang ý nghĩa như một mồi lửa châm ngòi cho các cuộc xung đột tự phát và rất khó kềm chế.
RFI : Thưa anh đầu năm thường nói chuyện vui, nhưng bức tranh thực tế xã hội lại quá xám. Những cách hành xử của con người thường từ nền giáo dục mà người đó được hấp thụ. Vậy thì theo anh trách nhiệm của ngành giáo dục đối với nền văn hóa như thế nào ?
Đóng góp không nhỏ vào sự xuống cấp của nền văn hóa là thực trạng lầy lội và ô nhiễm nặng mùi của ngành giáo dục vẫn chưa hề được cải tạo. Tiên đề “Tiên học lễ, hậu học văn” từ ngàn đời nay đã từ lâu bị phần lớn trường học biến thành thảm trạng mà chúng ta nên nhận thức lại là “Tiên học phí, hậu học thêm”. Có lẽ mệnh đề này mới nói lên tất cả cái thực trạng quay quắt đến mức khốn cùng của môi trường giáo dục đào tạo và giới quan chức điều hành ngày nay.
Không khác gì thị trường bất động sản, vài năm gần đây người ta đã phải dùng đến cụm từ “bong bóng đại học” cho sự bùng nổ bội cung của hàng trăm trường đại học tư thục và dân lập từ Bắc chí Nam. Nhưng ngược lại với đà tăng tiến theo cấp số nhân về số lượng các trường đại học, cao đẳng và chương trình “đào tạo 20.000 tiến sĩ’ của nguyên Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân và đời Bộ trưởng kế vị, chất lượng đào tạo còn lâu mới làm nên một nền văn hóa xứng tầm với Thái Lan. Ít nhất là về tỉ lệ công trình nghiên cứu được công bố trên đầu các tiến sĩ, cùng bài luận văn tả cảnh các cô giáo bỏ nghề và học sinh vùng cao phải bắt chuột ăn thay cơm.
Tình trạng xuống cấp toàn diện của giáo dục và văn hóa cũng khiến cho hiện tượng không có tác phẩm hay trong văn học nghệ thuật trong suốt nhiều năm qua trở nên rất dễ lý giải trong đời sống văn nghệ Việt Nam. Bất chấp các cuộc thi và trao giải thưởng đều đặn hàng năm của các hội đoàn văn học và nghệ thuật nhà nước, vẫn không có lấy vài ba tác phẩm trong lĩnh vực văn học, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, âm nhạc… ghi dấu ấn cho một tinh thần hồi tâm thành khẩn.
Hầu như tất cả đều nhàn nhạt, nhòa nhạt và luôn đi sau hiện tồn nhức nhối của xã hội ít ra vài thập kỷ. Nhiều nhà văn và nhà viết kịch đủ lòng tự trọng không còn cầm nổi bút, bởi tâm trạng chán chường và thất vọng quá giới hạn cho phép. Chỉ còn một số người viết vì cơm áo gạo tiền, hoặc làm cái gọi là “sáng tạo” vì các đơn đặt hàng và giải thưởng từ Nhà nước. Không thể nói khác hơn, văn học nghệ thuật quốc doanh từ lâu nay đã mang trên mình thiên chức văn hóa cộng sinh.
RFI : Khái niệm « văn hóa cộng sinh » mà anh vừa đề cập, có lẽ không thể loại trừ giới quan chức, vì những lề thói đã ăn sâu vào họ ?
Văn hóa gia đình, văn hóa trường học và văn hóa cộng đồng là ba rường cột của một nền văn hóa. Nhưng một khi cả ba trụ cột ấy đều bị xâm hại một cách trầm kha, thì không còn gì có thể cứu vãn nổi một nền văn hóa chính trị. Nhất là khi nền văn hóa chính trị ấy lại bị ruỗng mục bởi thói vô cảm, vô trách nhiệm và quá đậm đặc tố chất lợi ích nhóm của giới quan chức.
Vì thế, chúng ta có thể coi văn hóa quan chức là thành tố thứ tư gây xâm hại đối với nền văn hóa Việt Nam đương đại, nhưng đặc biệt hơn cả lại là nhân tố cộng sinh ưu tú nhất. Giới quan chức đổ cho 70% doanh nghiệp chủ động đưa hối lộ, nhưng làm sao có thể lý giải sự mâu thuẫn không thể chấp nhận được, giữa tỉ lệ “chỉ có 1% công chức yếu kém” như báo cáo của chính quyền, với con số ít nhất 30% công chức “chủ động nhận hối lộ” trong những kết quả khảo sát về tham nhũng?
Một cuộc khủng hoảng văn hóa đang tăng tiến với gia tốc ngày càng gấp rút. Cuộc khủng hoảng ấy lại biến diễn sang cuộc khủng hoảng niềm tin của người dân đối với xã hội, của công dân đối với đất nước và cuối cùng là của người dân đối với chế độ. Những cuộc điều tra xã hội học đã cho thấy niềm tin của giới trẻ vào đảng và chế độ sa sút khủng khiếp, và trong giới trẻ giờ đây không còn cái gọi là lý tưởng nữa. Nếu có được một cuộc khảo sát độc lập, người ta tin chắc rằng chỉ còn không đầy 10% trong số lớp trẻ tin vào việc “nền văn hóa xã hội chủ nghĩa” có thể tôn tạo cho nền văn hóa dân tộc.
Ngược lại, một chủ nghĩa văn hóa phủ nhận đang hình thành và phát triển rất ghê gớm trong một số khá đông lớp trẻ ở Việt Nam.
RFI : Về « chủ nghĩa văn hóa phủ nhận » như anh nói, theo anh lớp trẻ đang phủ nhận những giá trị gì ?
Phủ nhận những giá trị tinh thần, phủ nhận những giá trị truyền thống, và phủ nhận với chính những thế hệ đi trước. Hiện tượng đó làm chúng ta nhớ lại thế hệ mất mát, nảy sinh ở châu Âu trong vài thập kỷ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cũng là suy thoái kinh tế trầm kha, cũng là cái nhìn về một tương lai mơ hồ, cũng là tâm trạng đầy bất an và dễ nổi loạn.
Nhưng ở Việt Nam, điều nguy hiểm hơn nhiều là cái tương lai như thế còn trở nên vô định bởi một nền chính trị hủ hóa, cố chấp và luôn có nguy cơ gây nên hiệu ứng hạ cánh cứng. Từ đó sẽ sinh đẻ vô số hậu quả trầm luân cho đời sống người dân, đặc biệt là dân nghèo.
Hơn bao giờ hết, đặc thù văn hóa Việt Nam được quyết định bởi nội lực nền kinh tế và kế sinh tồn của mỗi công dân. Trong giai đoạn “cất cánh” từ thời mở cửa kinh tế những năm 1990, chủ nghĩa kiếm tiền và đầu cơ thượng hạng đã phủ trùm lên cả xã hội, để sau đó vào thời kỳ suy thoái từ năm 2008 đến nay, điều được coi là “văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” cũng bị suy mòn theo lý lịch không mấy trong sáng của đồng tiền.
Phía trước, màu đen khó che giấu của của nền kinh tế đang chờ đón một khoảng trống chân không văn hóa, nơi mà hố sâu bất bình đẳng xã hội sẽ sâu thẳm hơn bao giờ hết. Tâm lý chà đạp lẫn nhau sẽ thổi bùng lên ngọn lửa tranh đấu cực kỳ tàn khốc giữa các giai tầng và trong chính từng giai cấp, để cuối cùng bản thân nền văn hóa bị giẫm đạp đến kiệt sức.
Không thể lạc quan về nền văn hóa Việt trong năm 2014 và cả những năm sau đó, tôi cho rằng sự biến mất của một nền chính trị đương thời còn dễ được chấp nhận hơn rất nhiều, so với những mất mát của một nền văn hóa dân tộc mà người dân nước Việt có thể phải mất đến nửa thế kỷ để phục hồi nó.
Rất nhiều người như tôi vẫn ngày đêm dồn dập thổn thức trong lòng một câu hỏi đích đáng: Ai và những tác nhân nào đã khiến cho nền văn hóa dân tộc suy đồi và suy vong ghê gớm đến thế? Kẻ nào phải chịu trách nhiệm lịch sử về hậu quả quá đau đớn ấy?
RFI : Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã dành thì giờ để tâm tình với thính giả RFI Việt ngữ trong những ngày đầu năm về những suy tư liên quan đến nền văn hóa Việt.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140201-cau-chuyen-dau-xuan-van-hoa-viet-trong-van-khi-suy-vong
CHUYỆN ĐÁNG SUY NGHĨ
Bao gạo của người phụ nữ bán ve chai
Mấy ngày qua, mạng xã hội mạng xã hội chia sẻ câu chuyện người phụ nữ bán ve chai đem bao gạo 10kg và chai dầu ăn 1 lít tới góp cho quán cơm từ thiện 5.000 đồng/suất ở TP.HCM.
Quán cơm chay Thiên Phước khai trương chừng ba tháng nay, mỗi buổi trưa mang đến cho người nghèo 250 suất cơm với giá 5.000 đồng/suất. Hơn 11h trưa 13/1, anh Trần Phước Hòa (38 tuổi), chủ quán nghe có người muốn đóng góp cho quán.
Ảnh đăng trên mạng xã hội FB. |
Tưởng đâu là các mạnh thường quân như mọi lần, nhưng khi trông thấy người phụ nữ đội nón lá lụp xụp ôm bao gạo cùng chai dầu ăn trao cho anh, anh ngỡ ngàng. Anh kể lại: “Cô bán ve chai này là khách quen của quán từ hồi mới khai trương, tôi từ chối không nhận vì biết cảnh khổ của cô nhưng cô nhất quyết trao, nói cỡ nào cũng không lay chuyển được”.
Vậy là anh đành nhận, dặn người phụ nữ sau này đừng góp gạo nữa nhưng “cổ lại nói từ giờ sẽ cố gắng đều đặn mỗi tháng góp gạo, góp chút tấm lòng cho quán cơm”, anh Hòa nói.
Việc làm của người phụ nữ sau đó được anh chia sẻ trên trang mạng xã hội cá nhân, rồi chỉ sau khoảng thời gian ngắn, điều tốt ấy lan đi nhanh chóng. Khi kể lại câu chuyện, anh vẫn còn rất xúc động, vì chưa bao giờ có một mạnh thường quân “lạ” như thế tới đóng góp và càng giúp anh thêm cố gắng duy trì quán cơm dù nhiều khi phải bỏ tiền túi bù lỗ.
Chiều muộn, ngồi trò chuyện với anh Hòa và chưa biết làm sao để dò ra “tung tích” người phụ nữ - hôm nay cũng là ngày cuối cùng quán bán vì sau đó sẽ nghỉ tết. May mắn cho chúng tôi khi người phụ nữ đạp xe ba gác chở ve chai ngang qua để đến vựa ve chai gần đó. Dáng bà nhỏ thó, cơ cực nhưng gương mặt chân chất lành hiền.
Bà tên Huỳnh Quế Phương (60 tuổi), quê Vĩnh Long, lên Sài Gòn sinh sống hơn ba chục năm nay. Thuê trọ ở quận 11, ngày ngày bà đi thu mua ve chai rồi cùng chồng nuôi ba người con, nay hai người đã lập gia đình có cuộc sống ổn định.
Vừa nói chuyện, bà vừa móc túi đưa chúng tôi xem xấp tiền cả ngày mua ve chai của bà. Tổng cộng hơn sáu chục ngàn đồng quăn queo trên đôi bàn tay sạm đen. Bà nói có những ngày chỉ kiếm được 20.000 - 30.000 đồng.
Vậy sao bà lại góp gạo cho quán? “Góp là góp thôi chứ tôi biết tại sao đâu, tới ăn hàng ngày thấy nhiều người khổ quá nên tôi bớt đại tiền mua ve chai ra mua bao gạo với chai dầu ăn đem tới quán. Nói hoài chú chủ quán mới nhận cho. Giờ tôi ráng để dành tới ngày rằm tháng bảy đặng góp 100 ký, chứ 10 ký như bữa ít quá thấm vô đâu”, bà phân trần.
Bà Phương đem bao gạo 10kg và chai dầu ăn góp cho quán cơm chay Thiên Phước.
Rồi bà lật đật đạp xe đi để kịp chuyện bán mua. Chẳng kịp nói nhiều điều với bà bởi bà chẳng muốn ai biết việc mình làm, “việc nhỏ lắm sợ người ta cười”.
Chẳng muốn để người khác biết việc mình làm vì theo bà đó là chuyện nhỏ, nhưng thông điệp mà người phụ nữ tần tảo này truyền đến người đọc thật lớn lao, đó là tín hiệu tốt lành về tình tương thân tương ái: "Lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn"...
(theo Tuổi Trẻ)
Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014
SÁNG MỒNG 1 TẾT TRONG GIA ĐÌNH
ht. Người Việt Nam ta có phong tục con cháu trong họ hàng Nội Ngoại tụ họp nhau lại sáng Mồng 1 Tết để chúc tuổi Ông Bà, cha mẹ, cô chú bác, anh chị em chúc nhau. Mỗi lời chúc lại được lì xì phong bao đỏ. Nhà mình cũng vậy.
Mong sao các cháu nhỏ sau này lớn lên còn giữ được truyền thống hiếu kính, thuận hòa vui vẻ này. Mong sao những lời chúc còn đọng lại trong tâm trí mỗi thành viên trong gia đình, để dù có vì công ăn việc làm phải xa xôi cách trở, lòng mỗi người vẫn luôn nhớ đến nhau, tình gia đình không bao giờ phai nhạt. Nhất là con cháu luôn nhớ đến các đấng sinh thành.
Mong sao các cháu nhỏ sau này lớn lên còn giữ được truyền thống hiếu kính, thuận hòa vui vẻ này. Mong sao những lời chúc còn đọng lại trong tâm trí mỗi thành viên trong gia đình, để dù có vì công ăn việc làm phải xa xôi cách trở, lòng mỗi người vẫn luôn nhớ đến nhau, tình gia đình không bao giờ phai nhạt. Nhất là con cháu luôn nhớ đến các đấng sinh thành.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)