#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

"TÂM TRẠNG" QUÁ SỨC !



Bài 1. 
 Một tâm trạng với nhiều thắc mắc muốn giải gỡ xin hdgmvn@gmail.com  giúp ý cho biết những thắc mắc của những lời tự sự dưới đây phần nào phải, phần nào không đúng. Xin chân thành cảm tạ. :
 Hôm nay tôi đi dự Lễ Vọng Phục Sinh tại xứ nhà sau nhiều năm không tham dự, chỉ đi Lễ sáng hoặc Lễ Vọng tại xứ khác. Lý do rất đơn giản bởi mình không thích ứng được với những rườm rà mà lại bị cắt xén.....
Quả vậy, Lễ Vọng PS năm nay ở xứ tôi tổ chức rất hoành tráng, mấy máy quay phim phát trực tiếp lên màn ảnh phụ lớn cạnh Lễ đài, có pháo bông các loại phụ họa vào những lúc cần thêm sự phụ họa cho nổi bật (4 lần), rồi trên Lễ đài có những vũ điệu của các em thiếu nhi xen kẽ qua mỗi bài sách Thánh, cùng phụ họa với các em toàn thể cử tọa cùng tham gia với nến hồng cháy lung linh trên tay và sau đó là lời nguyện trước khi nghe đọc bài sách Thánh tiếp theo. Mỗi bài Sách Thánh được sắp xếp cho người đứng đọc ở một địa điểm khác nhau quanh khu vực hành Lễ (4 địa điểm) làm cho những người tham dự Thánh Lễ ngạc nhiên, thích thú. Diễn tiến cứ như thế sau 7 bài sách cựu ước và 1 bài tân ước mới đến Alleluia và cuối phần lời Chúa là Bài Phúc Âm.... Kết thúc phần Lời Chúa là 1 bài giảng ngắn gọn (có lẽ vì các phần trước đó quá dài rồi) nhưng cũng nhiều ý nghĩa. Tiếp tục Thánh Lễ là phần làm phép nước, sau đó là vảy nước phép, như thanh tẩy cho các tín hữu tham dự Thánh Lễ.... Phần này nhiều người thích thú vì được xem Cha Xứ đu dây (tử thần) trên đầu các tín hữu để vảy nước phép (thật đấy). Sau phần này Cha chủ sự tiếp tục dâng Thánh Lễ tới phần dâng bánh, rượu (không biết có được chuẩn không? mà Cha xứ chúng tôi bỏ qua phần tuyên xưng đức tin, mà ở Nhà Thờ nào tôi tham dự cũng có phần này. Ai có kiến thức về luật Phụng Vụ cho tôi biết với.). Và Thánh Lễ cũng kết thúc sau khi nhận Phép Lành cuối Lễ và lời chúc Anh Chị Em đi bằng an. Riêng tôi thì nhiều trăn trở, tâm hồn chẳng bình an được vì những cảm nhận qua Thánh Lễ kéo dài 150 phút này. Nhưng không phải do thời gian dài hay ngắn mà do cách cử hành Thánh Lễ. Rất tiếc là tôi đi dự Thánh Lễ chứ không phải đi ngao du nên không mang máy quay phim đi, nếu có được những đoạn phim này cũng muốn chia sẻ với các Anh Chị Em để chia sẻ xem có ai đồng cảm với mình không.
Cuối cùng xin chân thành chúc mọi người được bình an thật sự trong Chúa Phục Sinh.
 Xin nói thêm nữa là vào chiều Chúa nhật Phục Sinh, Thánh Lễ chiều diễn ra từ lúc khởi đầu là Kinh Chúa Thánh Thần cho đến lời chúc anh chị em ra đi bằng an chỉ gọn gàng trong 45 phút. Tôi không tham dự Thánh Lễ này, nhưng nhà rất gần Nhà Thờ nên mọi diễn biến xảy ra trước mắt tôi biết rất rõ ràng, không cần nghe ai nói lại.... Với số Giáo dân tham dự luôn luôn ở mức cỡ hơn 1000 người. Với thời lượng như vậy liệu có thể đầy đủ và sốt sắng không??! Vì trong dịp này GD rước lễ hầu như đầy đủ nên cũng rất mất thời gian cho giai đoạn này.
 Cũng bài trên, Tôi cùng gửi tới cho 1 số LM xem ý kiến họ thế nào thì câu trả lời ý nhị nhất là phần trả lời sau:
" Kinh Tin Kính phải được đọc trong mọi lễ trọng.
Quả thật là một thánh lễ "hấp dẫn và ngoạn mục". Nhưng điều quan trọng nhất phải phân định rõ ràng, là đi lễ hay đi giải trí, gặp Chúa hay gặp nhau, trình bày kỹ thuật hay trình bày Đức Ki tô. "
Biết thế nhưng mình chẳng biết làm cách nào để Cha Xứ mình thực hiện đúng như trong Luật Phụng Vụ đã qui định.
Thậm chí đã từ rất lâu không nhớ được là bao nhiêu năm rồi, Giáo dân chưa được 1 lần cùng nhau đọc lời nguyện GD trong các Thánh Lễ ngoại trừ Lễ cực trọng có Bề Trên (ĐGM) về dâng Thánh Lễ. Làm như GD xứ tôi chẳng cần cầu xin Chúa điều gì cả. Không tưởng.....! Chưa kể là có những hôm Cha xứ đứng trên Tòa giảng, phê bình, chỉ trích Đức GM bản quyền trước mặt con chiên, có 1 lần như trong kỳ tĩnh tâm vừa qua, ngay trong Thánh Lễ khai mạc mấy ngày tĩnh tâm ấy tôi trực tiếp nghe được những lời lẽ như vậy... Thế là mấy ngày đó, tâm tôi chẳng bao giờ tĩnh được, suy nghĩ lung tung cả....
 Trên đây là những tâm sự lồng trong đó có những thắc mắc rất mong có được lời giải. Xin nhận được hướng dẫn của Quí Ngài. Đa Tạ.
 Nhân năm Đức Tin, tôi có một số suy tư mong được sự chia sẻ của mọi người, nhất là các vị có chức Thánh đang dẫn dắt con chiên ở các GX ở Việt Nam và Giáo Quyền các Giáo Phận.
 Chúng ta đang sống trong Năm Đức Tin với tinh thần tái truyền giáo. Điều cần thiết là chúng ta phải xem lại đức tin của mình, đồng thời tái truyền giáo cho chính mình và cho tha nhân.

Bài 2
Đức Tin (ĐT) nửa vời.!?
Nhiều năm vừa qua, Giáo xứ (GX) tôi đang sống và sinh hoạt có rất nhiều hoạt động sôi nổi. Từ các nghi lễ trong Phụng vụ, cho đến các sinh hoạt bình thường ngoài nghi lễ rất sôi nổi khiến cho vào các dịp Lễ lớn GX tôi có rất đông người đến tham quan (không phải là tham dự). Có rất nhiều việc cần phải phân tích đúng sai trong Giáo luật ở các hoạt động này. Nhưng viết ra hết thì dài dòng, lan man.... Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến 2 việc chính đã xảy ra mà dưới khía cạnh ĐT chúng tôi thấy hình như LM cũng hành động ĐT một cách nửa vời.
I.    Bầu BHG Giáo xứ:   Cuộc bầu cử trải qua nhiều giai đoạn cụ thể là:
a-     Đề cử các ứng viên: Từ đơn vị cấp dưới, các đơn vị chọn ra các ứng viên, gửi danh sách các ứng viên lên Ban thường vụ HĐGX.
b-    Chọn các ứng viên: Từ các danh sách các ứng viên do các đơn vị cấp dưới gửi lên, HĐGX họp riêng với Cha xứ chọn ra các ứng viên. Phần này họp kín, thường là phải tuân thủ theo ý chủ quan của Cha xứ (miễn bàn).
c-     Lập danh sách ứng viên: HĐGX theo sự chỉ đạo của Cha xứ, lập danh sách này, sẽ sắp xếp thứ tự theo ý của Cha xứ sao cho những người đã được chọn trước nằm ở vị trí ưu tiên trong danh sách, phần dư (2 ứng viên) sẽ nằm ở vị trí cuối cùng trong danh sách ứng viên. Không tuân thủ nguyên tắc bầu cử thông thường là lập danh sách các ứng viên theo thứ tự mẫu tự chữ cái (a,b,c,....).
d-    Bầu cử: Cuộc bầu cử diễn ra trong nhà thờ, sau nghi thức cầu nguyện, xin Đức Chúa Thánh Thần soi sáng...., và cuộc kiểm phiếu sau đó cũng diễn ra trong nhà thờ.
Nhìn chung thì thấy có vẻ mọi sự diễn ra bình thường, hợp lý. Nhưng theo tôi và một số người có nhận thức thì thấy rằng chúng tôi đang được đạo diễn theo một bài bản đã được định trước. Không có Chúa quan phòng ở đây mà là sự quan phòng của Cha xứ. Và Cha xứ vô hình trung đã phạm tội bất kính (phạm thượng) khi xin Chúa làm bình phong cho những toan tính của Cha xứ.
Nên nhận định hành động của Cha xứ như thế nào?!!
II.  Thuyên chuyển Cha xứ :  
Cách nay mấy năm, một hôm vào 1 buổi lễ sáng ngày Chúa nhật, chúng tôi đi tham dự Thánh lễ như mọi khi, đến nhà thờ, tôi được nghe nhiều người kháo nhau về việc sau Thánh Lễ đã có sẵn đoàn xe chở mọi người về TGM..... Sau phần kinh sáng, trước Thánh Lễ, chúng tôi được Cha xứ đọc cho nghe bài sai của ĐGM Giáo phận sai Cha xứ chúng tôi đến 1 Giáo xứ khác. Chuyện đáng nói ở đây dù ở khía cạnh nào cũng không thể chối cãi mọi hoạt động của giáo dân chúng tôi đều phải tuân theo những gì Cha xứ muốn. Do vậy từ việc sắp xếp xe cộ, kêu gọi giáo dân về TGM để xin ĐGM cho Cha xứ chúng tôi được ở lại GX là do chủ ý của Cha xứ...!!?
 Tôi muốn dẫn chứng việc này như sau. Bài sai do ĐGM gửi cho Cha xứ, không gửi cho giáo dân, dù là thành viên BHG. Mọi giáo dân đều không biết Cha xứ đã nhận 1 bài sai và nội dung bài sai có gì. Trên nguyên tắc, chỉ sau khi nghe Cha xứ đọc bài sai thì các giáo dân chúng tôi mới biết việc Cha xứ chúng tôi được ĐGM sai đi xứ khác, thế mà BHG đã biết trước và lo chu đáo mọi chuyện như đã xảy ra. Rồi trong quá trình GD lưu lại TGM để ăn vạ ấy, đến quá trưa thì chính bếp nhà xứ chúng tôi phải cơm nước tới tận TGM để mọi người chống đói. Nếu không có ít ra là sự đồng thuận của Cha xứ, liệu sự việc như thế có thể xảy ra??!!.
 Như vậy sự gương mẫu về Đức Tin của vị lãnh đạo tinh thần qua đức vâng lời, sự quan phòng của Thiên Chúa ở đâu? Trong 2 việc xảy ra nêu ở trên. Còn rất nhiều việc làm khác của Cha xứ chúng tôi mà nêu ra ở đây thì nhiêu khê và mất nhiều thời gian cho các vị nên chỉ muốn xin được chia sẻ và rất mong muốn nhận được sự chỉ bảo thêm của các vị được gọi là  : “ Các Đấng, Các Bậc” để ít ra Đức Tin của tôi được vỡ ra trong năm Đức Tin này.
 Xin Cảm ơn.
Bài 3
Chuyện về Ca đoàn ở GX tôi
Giáo xứ tôi có nhiều ca đoàn, ca đoàn GX, ca đoàn Thiếu nhi, ca đoàn Giới trẻ, ca đoàn Gia trưởng, ca đoàn Hiền mẫu...
Trong số ấy, ca đoàn GX là ca đoàn chính trong GX nhưng lời ca, tiếng hát lại dở nhất trong các ca đoàn. Thậm chí đã từng có năm, vào dịp Lễ vọng Giáng sinh hay Phục sinh Cha xứ chỉ định ca đoàn Thiếu nhi phụ trách việc hát Lễ.
Việc gì cũng có nguyên nhân của nó.!! Việc xảy ra như vậy có lỗi phần lớn là của người lãnh đạo tinh thần của GX (Cha xứ).
Tôi xin nêu ra một vài nhận định (dù không đầy đủ) như sau:
Muốn cho ca đoàn hát có hồn, những người có trách nhiệm phải bằng mọi cách giúp cho các ca viên có lòng mến Chúa. Và từ lòng mến này lời ca tiếng hát mới có hồn được, và khi lời ca tiếng hát có hồn thì tất nhiên bài hát đó sẽ bay bổng, đưa tâm hồn những người nghe theo lời ca vang vọng trong không gian đến với Thiên Chúa.
Muốn có lòng mến, cách hiệu quả nhất là năng kết hiệp với Chúa Thánh Thể. Nhưng ở GX tôi, hầu như trong gần hết  tất cả các Thánh Lễ, các ca viên không được sắp xếp để có thể thuận tiện lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Vì các ca đoàn được sắp xếp ngồi trên gác đàn trên cao, phía cuối Nhà thờ không có các thừa tác viên Thánh Thể giúp cho rước lễ. Thánh Lễ thì vội vội, vàng vàng..., nhiều khi giáo dân chưa rước lễ xong thì chủ tế đã đọc lời nguyện kết Thánh Lễ và kết thúc Thánh Lễ. Sự việc xảy ra như vậy là bình thường nên các ca viên thiếu lòng mến vì ca đoàn GX hát lễ trong các ngày Chúa nhật, thứ 2, thứ 6, thứ 7. Các ngày khác trong tuần do các ca đoàn khác thay nhau đảm nhận, cũng ít thấy sự tham dự Thánh Lễ của các ca viên. Nên lòng mến của các ca viên không có dịp được thắp lên trong tâm hồn.
Gửi đến các Ngài những điều này mong được các Ngài lắng nghe, hầu có những chỉ đạo cho các vị Cha xứ, để các LM chánh xứ nhận ra sự thật này hầu có thể cải thiện những thiếu xót đã tồn tại từ lâu. Nhưng cũng có thể bài viết này chỉ như tiếng kêu trong hoang mạc, nhưng thà cứ cất lên như một tiếng kêu như thế còn hơn là nguyền rủa mãi những phũ phàng của sự thật nhiều năm qua tồn tại trong GX mà tôi đang sống.
Mong Chúa thứ tha cho con vì con kêu la như thế.
Bài 4
Tòa giảng trong Nhà Thờ
Trong các Nhà Thờ, thường có 1 nơi dành riêng để đọc kinh Thánh, các bài sách Thánh, Phúc âm và giảng giải lời Chúa trong các kinh Thánh đó. Tại nơi này, thường các vị LM quản xứ cho thiết kế thành 1 cái bục hay 1 cái tòa mà giáo dân thường gọi là tòa giảng.
Là 1 giáo dân bình thường, tôi không được trang bị kiến thức về giáo luật trong việc bài trí các thành phần trong các Nhà thờ.... Nên tôi đơn giản chỉ hiểu rằng trong khu vực dâng Thánh Lễ (gian cung thánh) có 1 nơi dành ra để đọc Kinh Thánh và cũng là nơi LM đọc bài giảng trong các Thánh Lễ, được gọi là tòa giảng.
Tôi cũng không biết giáo luật có qui định tại nơi này (tòa giảng) các LM hoặc các thừa tác viên được thực hiện những việc gì.! Nhưng cứ theo ý nghĩ của các giáo dân bình thường như tôi, thì nơi này đã được Thánh hóa, chỉ dành cho việc đọc Kinh Thánh và cũng là nơi LM đọc bài giảng trong các Thánh Lễ, hoặc để đọc các giáo huấn của GM, lịch công giáo, rao hôn phối và các thông tin khác liên quan tới tôn giáo.... Việc suy nghĩ như vậy có đúng không? thiếu xót ở điểm nào?v.v... Rất mong được sự chỉ dậy.
Bởi suy nghĩ như vậy nên tôi không khỏi hoang mang khi đã nhiều lần trong các Thánh Lễ hoặc trong các buổi tĩnh tâm, 1 số LM đứng tại nơi đây có những ngôn từ mà trong thâm tâm tôi hiểu là đã không tuân thủ đúng và đủ những gì mà Chúa Jesus đã dậy trong Phúc âm:
«Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán» (Mt 7,1; x. Lc 6,37).
Chúa Jesus muốn đừng ai xét đoán ai, mà mỗi người hãy tự xét về lầm lỗi của chính mình, đồng thời sám hối và sửa đổi mình trước đã.
Vì thói đời thường: «thấy cái rác trong mắt người khác, còn cái xà trong mắt mình thì lại không thấy» (Mt 7,3).
Vả lại, mỗi người một hoàn cảnh, mình không phải là Thiên Chúa nên không thể biết rõ hoàn cảnh phạm lỗi của người khác để có thể kết án họ.
Càng kết án người khác, ta càng bị Thiên Chúa kết án: «Anh em xét đoán (người khác) thế nào, Thiên Chúa cũng sẽ xét đoán anh em như vậy. Anh em đong (cho người khác) bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ dùng chính đấu ấy để đong.
Đó là chưa nâng quan điểm trong 1 số trường hợp các LM đã dùng lời lẽ không hay để phê phán người khác mà đối tượng có khi lại chính là 1 LM khác trong cùng hàng ngũ các LM của các Ngài. Thậm chí có cả những lần lời phê phán còn dành cho cả GM giáo phận là bề trên trực tiếp của chính các Ngài nữa.
Gần đây nhất là trong dịp các GM á châu mở hội nghị GM tại GP Xuân Lộc, LM đã đứng tại tòa giảng để phê bình tính hình thức trong việc treo cờ, biểu ngữ tại các khuân viên các Thánh đường dọc QL để chào đón các GM – HY khi các Ngài về tham dự hội nghị tại GP.
Trước đó mấy tháng, Cha xứ đứng trên Tòa giảng, phê bình, chỉ trích Đức GM bản quyền (về việc đón tiếp Ngài đại diện Đức Thánh Cha (Tòa Thánh về thăm GP trong hạt...)  trước mặt con chiên, như trong kỳ tĩnh tâm mùa chay vừa qua (2012), ngay trong Thánh Lễ khai mạc mấy ngày tĩnh tâm ấy tôi trực tiếp nghe được những lời lẽ như vậy... Thế là mấy ngày đó, tâm tôi chẳng bao giờ tĩnh được, suy nghĩ lung tung cả.
Lại có lần khác, cũng trong dịp tĩnh tâm mùa chay mấy năm trước, LM giảng tĩnh tâm phân tích, phê bình 1 số LM gốc bắc kỳ 75, ý Ngài nói LM bắc kỳ 2 nút (75) không tốt như gốc bắc kỳ 9 nút (54).... Lại có 1 lần, cũng tại tòa giảng này, LM dâng TL giảng, trong bài giảng lại có đoạn phê phán 1 LM chánh xứ khác (cùng GP) về việc LM này trả lời phỏng vấn báo đài nhà nước..... Những việc như  vậy theo thiển nghĩ của tôi, muốn cho Giáo hội hoặc hàng ngũ LM, GM ngày một tốt lành hơn, thì các ngài nên gặp gỡ trực tiếp nhau, trao đổi, học hỏi, dậy dỗ cho nhau những lẽ hơn thiệt để cùng nhau tiến bước trên đường Thánh đức, không nên vạch áo cho giáo dân xem lưng các LM, GM có những vết tích gì.... Nhất là tại tòa giảng.
Đứng tại nơi giảng dậy Thánh Kinh không giảng giải Thánh kinh cho giáo dân lại còn làm sai những gì Chúa đã dậy trong Kinh thánh.
Xin Thiên Chúa luôn gìn giữ các người đã được Chúa chọn, giúp họ trở nên tốt lành và gương mẫu để các Ngài dẫn dắt các giáo dân ngu dốt chúng con luôn được bình an trong tâm hồn.
Xin cảm ơn sự theo dõi của mọi người và cũng rất mong nhận lại được những góp ý như 1 tiếng vọng lại của những tiếng kêu nơi hoang địa.
Bài 5
Ý nghĩa và phản ý nghĩa của việc thêm các nghi thức trong Thánh Lễ.
1-Trình bày về các nghi thức thêm ra trong Thánh Lễ :
Một tuần có 7 ngày thì ở Giáo xứ tôi sinh sống, cha xứ dành ra 3 ngàyđể các giới gồm giới trẻ, Gia trưởng, hiền mẫu trực trong phần nghi thức (thêm ra) trong Thánh Lễ. Giáo xứ tôi có 12 đơn vị xóm, mỗi xóm trực 1 tuần, các giới trong xóm trực thực hiện các nghi thức sau:
Phần nguyện kinh do 1 người trong giới của xóm trực dẫn nguyện.
Đầu Thánh Lễ, các thành viên của giới trong xóm trực  xếp hàng 2 rước cha chủ tế từ cuối nhà thờ lên gian cung Thánh, dàn hàng ngang trên cung Thánh, cúi chào bàn thờ Thiên Chúa sau đó hàng 2 xuống các hàng ghế đầu đã dành riêng.
Phần chia sẻ lời Chúa cũng do người trong giới của xóm trực thực hiện đọc bài sách Thánh, rồi đáp ca, kinh Alleluia.
Sau khi LM chủ tế đọc bài Phúc Âm và kết thúc bài giảng, LM chủ tế đứng giữa gian cung Thánh để nhận của lễ do 2 thành viên trong giới của xóm trực dâng, bình thường bao gồm 1 chén Thánh để LM chủ tế dâng rượu, 1 chén bánh lễ. Phần này tất cả giáo dân trong Thánh đường phải đứng.
Sau đó Thánh Lễ diễn ra bình thường cho tới hết Thánh Lễ.
2-  Nhận xét về ý nghĩa, phản ý nghĩa và các kết quả trong các nghi thức thêm này:
Trong phần nguyện kinh, mặc dù đã trải qua sinh hoạt này trên 10 năm nay, nhưng các người được phân công nguyện kinh vẫn chưa thuần thục được, 1 phần vì sự thay đổi thường xuyên và nếu không thay đổi cũng ít nhất là 12 tuần người nguyện kinh này mới có 1 lần nữa nguyện kinh, nên những lời kinh nguyện này thường vấp váp, lập bập, đôi khi sai hoặc lặp lại nên gây chia trí cho giáo dân tham dự Thánh Lễ làm mất sự sốt sắng cần thiết mỗi khi ở trong Nhà Thờ.
Nếu thỉnh thoảng, trong 1 dịp Lễ lớn mà đoàn giáo dân rước LM hoặc đoàn LM ra Thánh đường, lên gian cung Thánh để cử hành Thánh Lễ thì thật là trang trọng và tạo cho giáo dân tâm trạng sốt mến rất nhiều. Nhưng mỗi tuần 3 lần như vậy thì mọi sự trở nên nhàm chán. Mặt khác, trong lúc đọc kinh nguyện đầu Thánh Lễ (thường vào khoảng 10-15 phút) các thành viên trong giới của xóm trực ngồi ngoài Nhà Thờ chờ đến lúc LM chủ tế ra để rước vào Nhà Thờ, thì hầu như không hiệp thông với giáo dân trong Nhà Thờ trong các kinh nguyện. Người ngồi, người đứng, người quay ra, người quay vào, người quay ngang, người im lặng, người nói chuyện làm giảm đi lòng sốt mến cần có. Vậy có nên chăng khi duy trì hình thức thêm thắt này?!!!
Phần dâng của lễ, 2 người đại diện trong giới của xóm trực tiến lên gian cung Thánh để trao cho LM chủ tế chén Thánh và chén mình thánh trong lúc tất cả giáo dân trong Nhà Thờ đứng. Việc này làm tăng thêm sự trân trọng đối với người nhận là LM chủ tế. Sau đó Thánh Lễ lại tiếp diễn tới nghi thức LM chủ tế (đại diện cho giáo dân!?) dâng bánh, rượu lên Thiên Chúa diễn ra bình thường, mọi giáo dân đều ngồi. Nếu khách quan nhận xét, ta thấy rằng giữa việc đứng và ngồi trong cùng 1 hành động dâng của Lễ, thì vô tình hành động này mang ý nghĩa cha trọng hơn Chúa. Bởi vì khi đại diện giáo dân trao cho LM chủ tế của lễ thì giáo dân trong Nhà Thờ đứng, nhưng khi LM chủ tế (cũng đại diện giáo dân) dâng của Lễ lên Thiên Chúa thì cả Nhà Thờ đều ngồi. Có lẽ nào lại như vậy.
Xin được như 1 tiếng kêu trong hoang địa. Và xin chân thành cảm ơn. Trọng và Kính.
Một giáo dân Giáo Phận Xuân Lộc.
Bài 6
Tòa giải tội của “Mục tử nhân lành”
Trên một diễn đàn giáo dân, tôi đọc được 1 câu:
Không lên tiếng thì đắc tội với Thiên Chúa, lên tiếng thì bị cho là "chống Cha, chống Chúa", khuyên lơn thì vô nghĩa vì các ngài biết hết mọi sự.
Vì sợ đắc tội với Chúa hơn, nên hôm nay dù có bị cho là chống cha, chống cụ đi nữa, tôi cũng lại nêu lên  1 sự việc mà theo thiển nghĩ là cần sửa đổi. Dù cho việc này có thể cũng sẽ như 1 tiếng kêu nữa trong hoang địa.
Trước hết, tôi xin trích dẫn: Mt 18,12-14: 2Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? 13Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc. 14Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.” “1
Dụ ngôn người Pha-ri-sêu và người thu thuế :
  9 Đức Giê-su còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: 10 "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế. 11 Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. 12 Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. 13 Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. 14 Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."
Qua 2 trích đoạn trên, chúng ta có thể thấy Chúa Giêsu đã phân tích rõ rằng những kẻ tội lỗi (như người thu thuế) bị mặc cảm tội lỗi nên mỗi khi vào nhà thờ thường là đứng, ngồi ở phần cuối nhà thờ. Họ đến Nhà thờ nhưng khép nép, sợ hãi chỉ dám đứng cuối Nhà thờ đấm ngực ăn năn mà thôi. Họ là những con chiên lạc như trong trích đoạn ở phần trên, thì theo như lẽ Chúa Giêsu đã dậy:   ” ....... lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? ...”. Do vậy theo thiển nghĩ của tôi trong các nhà thờ, các tòa giải tội nên được đặt tại khu vực cuối nhà thờ thì thích hợp hơn, nhất là phù hợp hơn trong bối cảnh dựa vào những nhận định qua phần trích dẫn nêu trên.
Tại giáo xứ nơi tôi sinh sống, gian cung Thánh được xây dựng cao hơn nền nhà thờ khoảng 70cm, mọi hoạt động trên gian cung Thánh đều gây ra chú ý và chia trí cho các cử tọa ngồi phía dưới (nhất là trong khi đang có cử hành Thánh Lễ). Đó là điều hiển nhiên. Và trên gian cung Thánh này, giáo xứ bố trí 2 tòa giải tội, 1 bên nam, 1 bên nữ, mà thường (không hiểu vì lẽ gì) các Cha hay ngồi ban phép Bí tích Giải tội ở tòa giải tội phía bên nữ giới. Việc làm như thế đã vô tình đưa các con chiên tội lỗi xa lánh tòa giải tội (tâm lý chung là vậy). Tại sao các ngài không đặt tòa giải tội nơi phía cuối nhà thờ để mọi người dễ dàng chạy đến “ăn mày” Bí tích giải tội..... Tôi tin chắc rằng nếu đặt tòa giải tội ở cuối nhà thờ sẽ giúp ích nhiều hơn cho những kẻ tội lỗi sớm trở về trong vòng tay yêu thương của Chúa hơn.
Đây là tiếng kêu thứ tư trong hoang địa, nhưng chưa hề nhận được bất cứ tiếng vọng nào vọng lại... Nguyện xin Thiên Chúa đừng để những tiếng kêu này bị chìm trong hư vô. Xin cảm tạ Chúa và các vị.
Một giáo dân gp Xuân lộc.
********************************************************
*  Foward thư này đến các bạn .Xin cho ý kiến. Tay này đang bị giáo xứ " cô lập". Hì hì...TT.
* Thế mới thấy, Giáo dân không theo đạo "cho qua". 
Mình chỉ ước ao các cha xứ có lòng mến Chúa cao độ, có lòng yêu thương đoàn chiên, ắt mọi sự gây phiền não cho giáo hữu sẽ không thể có nữa.
Vì người viết đã gửi cho HĐGM rồi, sao không cho anh chị em giáo dân đọc, xin hỏi ý kiến TT., bài này có thể cho post vào blog được không ? HT.
* Thoải mái đi chị HT
* Tên tác giả ?
* Có tên , địa chỉ  hẳn hoi mà.
* Có đâu ?
* Michael Pham Tin
Address : 243/3 Doc Mo 2 Gia Tan 1. TN.DN
Office : 061.6252.243 – Cell : 0909.823769
* Nếu giáo xứ nào mà cử hành thánh lễ như đã miêu tả trong bài này thì… thật, ta bảo thật, broadway ở New York còn tổ chức hay hơn nhiều! Vì lẽ, thánh lễ, chứ không phải rạp hát, muốn “chế biến” sao cũng được!
Khốn cho ai biến thánh lễ thành một vở opera, vì cả thành Roma sẽ đau lòng lắm  vậy! Amen. L.

Không có nhận xét nào: