MẸ THẬT
Thật lạ lùng, trước giờ dù đã được học, lòng
mình vẫn bình thản mỗi khi nghe, hay đọc đoạn Phúc Âm Chúa trối ( Ga 19,25-27).
Làm như Chúa Giêsu trước khi chết chỉ giao “môn đệ mình thương mến” cho thân
mẫu và chỉ trối thân mẫu cho môn đệ ấy ( Thánh Gio-an biết!), ngoài ra không
liên quan gì đến ai. Có nghĩa là mình
quên mất mình có một người Mẹ Thật, qua Lời Trối đời đời từ chính miệng Chúa mình. Một thói quên bởi lòng thờ ơ lãnh đạm, dại khờ.
quên mất mình có một người Mẹ Thật, qua Lời Trối đời đời từ chính miệng Chúa mình. Một thói quên bởi lòng thờ ơ lãnh đạm, dại khờ.
Và cũng thật lạ lùng cho mình hôm
nay, dù chẳng lưu ý, tâm hồn bỗng thấy thơ
thới lắm, lại dồi dào cảm xúc , khi đọc được đoạn diễn tả “Ý nghĩa hình tượng
Bồ- tát Quán Thế Âm” (trong tập sách cùng tên của Hòa Thượng Thích Thanh Từ,
trang 9), như sau :
“Bồ-tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người
ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát.Hạnh đại từ đại bi
của Ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an ủi cho
tất cả chúng sanh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt.Vì
vậy Ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của
người mẹ, nên người ta tạc tượng Ngài là người nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng
cho hạnh từ bi, chớ không phải Ngài thật là người nữ”.
Mình thốt ra một tiếng ngỡ ngàng
: “Thì ra thế!”
Chỉ trong một bài hát có tên Quán
thế Âm thì ra rả tải cả thảy gần 20 chữ “mẹ” :
“Có bà mẹ đi tìm con…”,
Có bà mẹ….
Có bà mẹ….
Cứ nghe vậy, thì Quán Thế Âm chắc
chắn phải là một bà mẹ, một người nữ.
Mình hồi tưởng lại những lần đi
xe khách, giống như chủ xe theo đạo Công Giáo thường đặt tượng Đức Mẹ La Vang
trước mặt, người đạo Phật thường đặt
tượng hoặc treo ảnh Phật trước tay lái để cầu an cho những chuyến xe đi
về. Họ đều gọi đó là tượng Phật Bà Quan
Âm. Ngày mình còn nhỏ, nhà mình theo đạo Phật, trên bàn thờ trưng các ảnh Phật,
gồm ảnh Đức Phật Thích Ca và ảnh Phật Bà
Quan Thế Âm Bồ-tát với hào quang bảy màu xoay tròn lung linh quanh đầu, tóc
Ngài bới cao đài các, cài trâm óng ánh, khăn lụa, áo choàng bằng voan mỏng
thướt tha, đôi bàn tay mười búp măng dài thanh mảnh,dịu dàng, tóm lại Quan Âm
Bồ-tát là một người mẹ rất đẹp và hiền, như Tiên Nữ.
Vậy mà không phải !
“Không phải nam cũng không phải nữ. Bồ-tát Quán Thế Âm tùy theo nhu cầu
thiết yếu của chúng sanh muốn Ngài cứu độ, nếu là đồng nam cầu cứu Ngài hiện
thân đồng nam, nếu là đồng nữ cầu cứu Ngài hiện thân đồng nữ…(sách trên,
trang 8).
Vậy mà không phải!
Như trên đã trích, Hòa Thượng dạy
rằng Quán Thế Âm chỉ là một “hình ảnh
biểu trưng ”.
Hình ảnh biểu trưng!
Nếu vậy thì không hề có một sự gì
có thể ví von hay so sánh hay đặt để Quan Âm Bồ-tát với Đức Maria, như Đức
Maria là Thân Mẫu Chúa Giê-su.
Trong Phúc Âm Gio-an thì :
“ Đứng gần thập giá Đức Giê-su,
có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà
Ma-ri-a Mác-đa-la .Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức
Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà”. Rồi Người nói với
môn đệ : “ Đây là mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước Bà về nhà mình”(Ga
19,25-27).
Tông Đồ Gio-an đã đại diện cho toàn nhân loại.
Niềm tin đem thơ thới lạ ! Một
niềm vui siêu nhiên khôn xiết, khi được
diễm phúc có
Đức Mẹ là Mẹ Thật của mình.
Từ trên Thập giá, Chúa trối như
vậy, chính là Người đã nói với con : “Đây là mẹ con”.
Và từ giờ đó, con mang Mẹ vào
lòng con.
Phải chăng đó là cảm hứng lớn lao
tuyệt vời nhất cho những người con có mẹ ?
Như bé thơ đang thảnh thơi nún
bầu sữa mẹ
Như chim non rúc mỏ vào ngực chim mẹ nó
Như cánh hoa vươn mình căng nhựa
sống từ đài hoa
Như câu hát thiết tha Mẹ ơi thốt
tận đáy lòng
Con muốn suy hơn dù với trí tâm
hèn mọn
Và nếu như không suy được gì thêm
thì niềm vui vẫn tròn đầy
Kể từ khi con nhận thức được mình
có một người Mẹ Thật.
Không phải chỉ là hình ảnh hay
biểu tượng.
Mẹ mình.
Là Mẹ Thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét