Mọi kịch bản Hoạt cảnh Giáng Sinh vốn đều được soạn như nhau đến nhàm chán, không kể cách diễn vụng về , dở ẹc, không chuyên môn của các diễn viên nghiệp dư được chọn từ các nhà xứ, làm cho khán giả chỉ thấy buồn cười và đôi khi ...có cả bực mình, khó chịu. Xem như đến để dành chỗ dự Lễ sau đó. Nhưng, chỉ khi vào vai "chủ quán trọ", một em bé tên Wallace Purling " chậm phát triển" (trong chuyện kể có thật này )mới làm nên điều kỳ diệu.
Tôi đọc đi đọc lại câu chuyện với đôi quyến luyến, rồi tưởng tượng mình đang xem họat cảnh có Wallace Purling đóng vai lão mập Ralph hung hãn xua đuổi anh Giuse và cô Maria. Biết chóc y sẽ quát tháo hai người nghèo lỡ độ đường như thế nào. Nhưng khi đến lúc sự bất ngờ xảy ra vì CON TIM DỄ VỠ của Wallace phá bĩnh kịch bản muôn đời, thì....tôi có khóc.
Cám ơn Chúa, tôi đã khóc. Lại như xưa !
ht.
RẮC RỐI NƠI QUÁN TRỌ
Cô Dina dạy lớp Hai tại một trường ở Ontario, Canada. Năm ấy cô được nhà trường giao cho một hoạt cảnh trong đêm văn nghệ mừng Chúa giáng sinh. Sau khi đắn đo suy nghĩ rất lâu, cô bắt đầu phân vai cho các học sinh trong lớp. Rắc rối là cháu Ralph, chín tuổi. Lẽ ra cháu phải học lớp Bốn, nhưng cháu vụng về, chậm chạp, và chậm hiểu nên vẫn phải học lớp hai. Đám bạn lại rất thích cháu, vì cháu lớn xác hơn cả, dễ dàng đứng ra bảo vệ chúng nếu bị trẻ lớp khác bắt nạt.
Ralph nằng nặc đòi làm người chăn cừu, thổi sáo trong vở kịch. Cô giải thích Ralph có một vai khác quan trọng hơn, là làm chủ quán trọ. Thật ra, cô chủ ý dành cho cháu vai này vì cháu chỉ cần nói vài câu ngắn, dễ học thuộc, phù hợp với khả năng cháu. Hơn nữa với vóc dạng to hơn các bạn, Ralph dễ làm ra vẻ hùng hổ, hung hăng của ông chủ quá trọ khi xua đuổi ông bà Giu-se.
Đêm văn nghệ của trường chật ních khán giả. Ai cũng háo hức muốn xem con cháu nhà mình trổ tài trên sân khấu cuối năm.
Hoạt cảnh lớp cô diễn ra suôn sẻ từ đầu vì bọn trẻ được tập luyện rất nhuần nhuyễn. Thế rồi đến cảnh ông Giu-se chậm chạp, mệt mỏi dìu bà Ma-ri-a đến cánh cửa quán trọ đóng im ỉm. Ông gõ cửa. Ralph chỉ chờ có thế. Cháu mở tung cánh cửa ra, hùng hùng hổ hổ quát:
“Mấy người muốn gì?”
“Chúng tôi tìm chỗ trọ qua đêm.”
“Chật hết rồi. Đi chỗ khác đi!”
“Xin ông làm ơn. Chúng tôi đã hỏi hết các nơi khác nhưng đều bị từ chối. Chúng tôi đi đường xa, mệt mỏi.”
“Không còn phòng nào hết!”
“Xin ông mở lòng lành. Đây là vợ tôi, sắp đến ngày sanh nở. Vợ tôi rất cần được nghỉ ngơi đêm nay. Xin ông cho một xó xỉnh nhỏ hẹp nào cũng được.”
Ralph nhìn bà Ma-ri-a, rồi đứng ì ra khá lâu. Cả hội trường im phăng phắc, bối rối trước thái độ của Ralph. Nấp sau cánh gà, cô giáo nhắc tuồng: “Không, xéo đi!” Ralph vẫn đứng như phỗng đá.
Cô nhắc đến lần thứ ba. Mỗi lúc một lớn giọng hơn. Các cháu đóng vai thiên thần ở hậu trường cũng sốt ruột, lo ngại không kém mọi người.
Cuối cùng Ralph cũng mở miệng như cái máy: “Không, xéo đi!”
Ông Giu-se buồn bã, thất thểu dìu bà Ma-ri-a bước đi. Tay chủ quán không quay vào đóng sập cánh cửa lại như đã tập dượt thuần thục hàng chục lần. Y đứng sững đó, dõi mắt nhìn theo ông bà Giu-se. Y chau mày, vẻ mặt khổ sở, bờ môi run run nén cơn cảm xúc, và kìa, hai tròng mắt y đã ướt sũng tự lúc nào!
Ralph gào lên: “Đừng đi, Giu-se! Đưa Ma-ri-a quay lại đây!”
Tay chủ quán dang rộng hai cánh tay, miệng cười rạng rỡ: “Mời ông bà ngủ lại trong phòng của tôi.”
Cô giáo bật khóc. Các cháu nhỏ thủ vai thiên thần ùa cả ra sân khấu trong lúc khúc nhạc mừng Giáng sinh trổi lên rộn rã. .
………………………………………………..
Ghi chú: Đây là một câu chuyện có thực của một em học sinh “chậm phát triển” tên Wallace Purling (trong truyện là Ralph) xảy ra ở trường London, Ontario, Canada, được cô giáo Dina Donohue kể lại, có tên là “Trouble at the Inn”. Cô bảo một số người trách cô, nói vở kịch đã bị “bể dĩa”, trong khi một số khác bảo “chưa bao giờ thấy xúc động đến thế”- vì những điều xảy ra ngoài “kịch bản” đầy bất ngờ của Wallace!
Truyện do Lê Anh Dũng (Huệ Khải) chuyển dịch ...đó là chuyện của một em bé “chậm phát triển” mà trong Nhi khoa vẫn thường gặp… – như là một nhắc nhở cho chính mình.
(Trích poster SPC - Saigon)
Trouble at the Inn
For many years now, whenever the Christmas pageants are talked about in a certain little town in the Mid-west, someone is sure to mention the name of Wallace Purling. Wally’s performance in one annual production of the nativity play has slipped into the realm of legend. But the old-timers who were in the audience that night never tire of recalling exactly what happened.
Wally was nine that year and in the second grade, though he should have been in the fourth. Most people in town knew that he had difficulty in keeping up. He was big and clumsy, slow in movement and mind. Still, Wally was well liked by the other children in the class, all of whom were smaller than he, though the boys had trouble hiding their irritation when Wally would ask to play ball with them, or any game for that matter, in which winning was important.
Most often they’d find a way to keep him out, but Wally would hang around anyway- not sulking, just hoping. He was always a helpful boy, a willing and smiling one, and the natural protector of the underdog. Sometimes if the older boys chased the younger ones away, it would always be Wally who’d say, “Can’t they stay? They’re no bother.”
Wally fancied the idea of being the shepherd with a flute in the Christmas pageant that year, but the plays director, Miss Lumbard, assigned him to be a more important role. After all, she reasoned, the Innkeeper did not have too many lines and Wally’s size would make his refusal of lodging to Joseph more forceful.
And so it happened that the usual large partisan audience gathered for the town’s yearly extravaganza of beards, crowns, halos and a whole shameful of squeaky voices. No one on or off stage was more caught up in the magic of the night than Wallace Purling. They said later that he stood in the wings and watched the performance with such fascination that from time to time Miss Lumbard had to make sure he didn’t wander on stage before his cue.
Then the time came when Joseph appeared, slowly, tenderly guiding Mary to the door of the inn. Joseph Knocked hard on the wooden door set into the pained backdrop. Wally the innkeeper was there, waiting.
“What do you want?” Wall said, swinging the door open with a brusque gesture.
“We seek lodging.”
“Seek it elsewhere.” Wally looked straight ahead but spoke vigorously. “The Inn is filled.”
“Sir, we have asked everywhere in vain. We have traveled far and are very weary.”
“There is no room in this inn for you.” Wally looked properly stern.
“Please, good innkeeper, this is my wife, Mary, she is heavy with child and needs a place to rest. Surely you must have some small corner for her, she is so tired.”
Now, for the first time, the Innkeeper relaxed his still stance and looked down at Mary. With that, there was a long pause, long enough to make the audience a bit tense with embarrassment.
“No! Be gone!” the prompter whispered from the wings.
“No!” Wally repeated automatically. “Be gone!”
Joseph sadly placed his arm around Mary and Mary laid her head upon her husband’s shoulder and the two of them started to move away. The Innkeeper did not return inside his Inn however. Wally stood there in the doorway, watching the forlorn couple. His mouth was open, his brow creased with concern, his eyes filling unmistakably with tears.
And suddenly this Christmas pageant became different from all the others.
“Don’t go, Joseph,” Wally called out. “Bring Mary back.” And Wallace Purling’s face grew into a bright smile. “You can have my room.”
Some people in the town thought that the pageant had been ruined. Yet there were others — many, many others– who considered it the most Christmas of all Christmas pageants they had ever seen.
By Dian Donahue
(nguồn:
(tại đây)