#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

ĐÁM TANG BÀ NĂM



Đám Tang Bà Năm
 Lm. Piô NGÔ PHÚC HẬU

Cái Rắn, ngày 16-7-1995

Hôm nay Chúa nhật, sau lễ chiều, bà Sáu Sen hối mình :
 - Ông cố ơi !  Ông cố đi rửa tội gấp cho bà Năm Thân. Bà hết biết rồi. Gia đình người ta  đem xuồng tới đón.
 - Bà Năm xin theo đạo từ sáu tháng nay mà chưa rửa tội cho bà được… Thôi mình đi !
 Bà Năm nằm im lìm, hai mắt nhắm nghiền. Mình nhắc bà kêu Trời bằng cha… xin Chúa rước linh hồn bà về hưởng hạnh phúc thiên đàng với Chúa. Bà cụ cựa cái đầu, nhóp nhép cái miệng. Bà còn tỉnh, nhưng đã kiệt sức.
 - Maria, tôi rửa  bà nhân danh Chúa, và Con và Thánh Thần.
 Mình bắt tay giã từ ông Năm.
 - Tôi gởi ông Năm chút tiền để lo cho bà Năm. Tôi sẽ cầu nguyện nhiều cho bà Năm và ông Năm.
 - Ông cha nhớ là tôi và bà nhà tôi đã xin theo đạo ông cha. Con út tôi cũng theo đạo ông cha. Còn mấy đứa kia, thì tôi sẽ nói với tụi nó.
 Bước xuống xuồng, nhìn trở lại, mình thấy bà con lối xóm đã bắt đầu dựng rạp; căn nhà của ông Năm đã xiêu vẹo; cửa ra vào là một hình bình hành mà hai góc nhọn đã quá nhọn. Có lẽ nó sẽ sập xuống trước khi bà Năm ra đi.
 Sở dĩ mình lần khân không muốn rửa tội sớm cho ông bà Năm, vì mình vẫn nghĩ câu nói sau đây là một thực tế : “Đi đạo lấy gạo mà ăn”. Thủng thẳng để chờ đợi là thượng sách. Nhưng nghĩ như thế có xúc phạm đến người nghèo không nhỉ ?

 Cái Rắn, ngày 17-1-1995

Sáng nay bà Sáu Sen hớt hải báo tin :
 - Bà Năm chết rồi ông cố ơi !
 - Hồi nào ?
 - Hồi khuya  nay. Mấy chị em tụi con trực suốt đêm ở bển.
 - Hỏi gia đình người ta xem chừng nào thì chôn cất để tôi qua làm lễ an táng.
 Bốn giờ chiều mười lăm, mình xuống xuồng.
 Bà con ngồi đầy sân. Mấy chục vành khăn tang đi ra đi vào. Một người đàn ông dõng dạc tuyên bố :
 - Trước khi ông cha nhà thờ làm lễ cho bà Năm, con cháu tập họp phía trước. Lên đèn cúng…
 - Đem đồ ăn ra !
 - Có bấy nhiêu thôi sao ?  Cho thêm vài món nữa !  Tội nghiệp bả .
 Mấy chục cái đầu cúi rạp xuống để tỏ lòng biết ơn đối với “công đức sinh thành”…
 -Tôi xin công bố: nhà thờ giúp một trăm tám mươi lăm ngàn đồng, mười ký gạo và ba bộ đồ; chánh quyền ấp chúng tôi giúp một trăm ngàn đồng. Bây giờ mời ông cha phát biểu cảm tưởng.
 Mình dự tính phát biểu cảm tưởng trong bài giảng của thánh lễ. Nhưng ca đoàn chưa tới. Bèn giảng trước thánh lễ để tranh thủ thời gian.
 Ai nấy trố mắt, há mỏ để nghe ông cha trệu trạo giọng “Hànội – Sàigòn”. Với giọng nói không ngọt ngào, mình chuyển đến bà con lương dân cảm nghĩ về cái chết theo Kitô giáo: “Chết là trở về với Chúa; chết là khởi đầu cuộc sống vĩnh cửu”. Từ  đó mình gởi lời chia vui với bà Năm và xin bà Năm cầu nguyện cho bà con lối xóm, để mọi người cùng được sum họp với bà trên thiên đàng. Giảng vừa xong, thì ca đoàn tới. Thánh lễ bắt đầu.
 - Yêu cầu bà con trật tự, để ông cha làm lễ.
 Một người đàn bà cho con bú, kéo vội vạt áo xuống. Ai nấy im lặng như tờ. Ca đoàn dìu mọi người vào thế giới thần linh : “Khi Chúa thương gọi tôi về. Hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ…”. Lời nghe thật rõ, nghe nhạc thật dịu. Chắc hẳn người lương dân cũng cảm thấy như mình. Cái chết đẹp như thế đó.
 Mình tập trung tư tưởng để dâng một thánh lễ thật sốt sắng. Chúa Giêsu hiện diện ở đây. Mình tha thiết xin Ngài mạc khải cho bà con lương dân đang trố mắt nhìn vào Ngài. Mình tin rằng họ đang gặp Ngài bằng một cách nào đó.
 Khung cảnh quá bệ rạc. Cái bàn tròn khập khiễng. Mái lá của hàng ba thấp lè tè không đủ độ cao để mình đâng Mình Thánh lên cao theo thông lệ. Có lẽ những nhà soạn giáo luật khe khắt không cho phép mình dâng thánh lễ trong điều kiện như thế. Nhưng mình thì nghĩ một cách giản dị: Chúa ngự ở đây cũng như  Ngài đã ngự trong hang Bêlem. Cần gì phải câu nệ…
 Mình kết thúc thánh lễ, thắp cho bà Năm cây nhang cuối cùng rồi trao thời gian còn lại cho ông Hai Dưỡng…
 - Bên tôn giáo làm lễ xong. Đạo tì tiến lên. Nghiêm !  Phút mặc niệm bắt đầu. Thôi !
 Hai hàng đạo tì lực lưỡng, mặc quần xà lỏn, trần như nhộng, tràn vào, nâng bổng quan tài lên, khom mình xuống chui qua khung cửa hẹp hình bình hành, rồi đi te te ra huyệt cách đó chừng bốn chục mét. Mình xách máy chụp rượt theo.
 Tiếng khóc của con cháu xen lẫn với tiếng cầu kinh của các bà hiền mẫu tạo nên một âm thanh loạn xà ngầu, nhưng lại làm tê tái lòng người. Mình chụp vội mấy tấm hình cuối cùng, rồi vội vã trở lại căn lều. Ông Năm ghé tai mình nói nhỏ :
 - Cha cho tôi xin cái mùng. Cái mùng cũ, tôi cho bả đem theo rồi.
 - Được
 Ông Hai Dưỡng kéo áo mình :
 - Ông cha ở lại dùng cơm chia buồn với ông Năm.
 - Rất tiếc tôi phải về. Xin ông Hai cho tôi kiếu.
 - Cũng được, nhưng ông cha uống với tôi nửa cốc rượu cho có tình cảm… Một nửa cốc nữa đi ông cha… Cám ơn ông cha nhiều lắm.
 Mình xuống xuồng ra về. Cơm bắt đầu bưng ra. Đó là tấm lòng của chồng con bà Năm đối với thịnh tình của bà con lối xóm. Các bà hiền mẫu của mình cũng ở lại để cầu lễ.
 ………..
 Bây giờ đã hai mươi giờ hai mươi phút. Bà Năm đang gởi xác ở đó, bên hàng bình bát rậm rì. Còn hồn của bà thì có lẽ đang sững sờ trước ngưỡng cửa của Người Cha, mà bà đã biết rất muộn màng.
 Trong căn lều xiêu vẹo, mấy chục vành khăn tang đang phân vân không biết là nên ra về hay nên ở lại. Ở lại thì không có chỗ ngả lưng. Ra về thì tội nghiệp cho vong linh người quá cố… Và ở tận miền biển xa tắp tít, một thằng con trai của bà Năm đang đi câu cua, chẳng hề biết mẹ mình đã chết. Chẳng ai đi báo tin cho hắn, vì chẳng biết hắn ở đâu mà tìm.

GIẬT MÌNH VÌ CÁO MÌNH


GIẬT MÌNH VÌ CÁO MÌNH
Lm Piô Ngô Phúc Hậu
Trích BGCN TGPSG 11/2012

            Mình đọc vội vàng Tông thư Cửa Ngõ Đức Tin. Đang đọc thật nhanh thì bị vấp. Đành thôi đọc nhanh, để đọc thật chậm.
 Dường như Đức Thánh Cha bức xúc lắm khi ngài viết: “ Giáo Hội phải liên tục tiến bước trên con đường sám hối và canh tân” (CNĐT 6). Nói như thế cũng y như nói: “Giáo Hội phải tắm hoài hoài”. Vì bẩn mới tắm. Vì bẩn hoài hoài nên mới phải tắm hoài hoài Lời nói của Đức Thánh Cha làm cho mình cảm thấy vừa xấu hổ vừa tự ái. Thì ra Giáo Hội của mình là như thế sao? Bẩn và bẩn hoài. Yếu đuối và sa ngã liền liền. Buồn quá!
 Đọc Tông thư Cửa Ngõ Đức Tin, nình giật mình nhớ đến thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc. Đức Gioan-Phaolô II tuyên bố:Giáo Hội và các nhà truyền giáo phải nêu lên chứng tá khiêm tốn, trước hết đối với chính mình, khi dám tự kiểm thảo ở mức độ cá nhân cũng như cộng đoàn, ngõ hầu sửa chữa lại trong cung cách sống của mình, những gì đi ngược với Tin Mừng và làm biến dạng dung nhan Đức Kitô” (SVĐCĐ 43).
 Đọc nhanh, đọc chậm rồi thôi đọc để ngẫm nghĩ. Mình tự hỏi: trong mấy chục năm truyền giáo, mình có loan báo một Đức Giêsu chính thống hay không? Câu hỏi lớn quá, mình chưa đủ can đảm để trả lời.
 Mình nghĩ về thời Công Vụ Tông Đồ. Mình thấy các Tông đồ cũng chưa hiểu hết được tâm ý của Thầy. Do đó các ngài cũng đã rao giảng một Đức Giêsu không trọn vẹn. Cụ thể là Chúa đã hủy bỏ trọn vẹn 47 câu trong chương 11 của sách Lêvi. Môsê đã long trọng mở đầu chương 11 như sau: “Giavee phán cùng Môsê và Aharon rằng”. Sau đó ông kể tỉ mỉ về những đồ ăn mà ông bảo là uế và ai ăn thì mắc uế. Ông bảo là uế, còn Đức Giêsu thì dạy rằng: “Mọi đồ ăn đều thanh hết” (Mc 7,19). Chúa tuyên bố rõ như thế, vậy mà các Tông đồ không hiểu. Vì không hiểu, nên các ông bị mắng nặng lời: “Cả anh em nữa, anh em cũng tối dạ như thế sao?” (Mc 7,8). Bị mắng là tối dạ, thế mà chừng mười năm sau, Thánh Phêrô vẫn tối dạ. Ông ngang nhiên chống lại Lời Chúa:
 -         Phêrô, trỗi dậy làm thịt mà ăn.
-         Lạy Chúa, không được đâu. Chưa bao giờ con bỏ vào miệng con những thứ ô uế ấy.
-         “Những gì Thiên Chúa tuyên bố là sạch, thì ngươi chớ bảo là ô uế” (Cv 10,12-15)
 Sau Thánh Phêrô thì đến Thánh Giacôbê. Để kết thúc Công Đồng Giêrusalem, Thánh Giacôbê dã tuyên bố một lời sai với giáo huấn của Chúa về luật thanh uế: “Người ngoại trở lại phải kiêng không được ăn thịt những con vật chết ngạt và không được ăn tiết” (Cv 15,19-20)
 Các Tông đồ đã là thế, thì huống hồ là mình. Mình chỉ còn biết cúi đầu nhận lỗi và thầm đọc Kinh Cáo Mình: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em….”
 Lại giật mình một lần nữa.
 Mình lấy máy tính ra để bấm, mới thấy rằng trong suốt 70 năm cuộc đời, mình đã đọc Kinh Cáo Mình ít nhất là 25.550 lần. Mình đã sám hối mỗi ngày ít nhất là một lần. Mình liên tục sám hối. Sám hối nhiều hơn lòng muốn của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI. Thế mà kết quả thì…. Chả thấy gì hết. Tại sao vậy? Mình nghiệm ra rằng: Hằng ngày mình chỉ thành thật thú tội “cùng Thiên Chúa toàn năng” mà thôi. Còn câu “và cùng anh chị em” thì chỉ là nói phét. Khi lấy tay đấm ngực và đọc: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Thì cũng chỉ là nói dóc đấy thôi.
 Trong thực tế mình chỉ nhận lỗi với Chúa, còn với tha nhân, thì đừng hòng. Nếu mình đủ can đảm và thành thật, thì mình cứ thẳng thắn đọc Kinh Cáo Mình như sau: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và không cùng anh chị em…. không  phải lỗi tại tôi, không phải lỗi tại tôi một tí nào….”
 Bây giờ mình mới ngộ ra rằng: sám hối và sám hối thành thật là đoạn đường tất yếu phải có trước Phép Rửa. Người truyền giáo cũng phải sám hối liên tục để rao giảng môt Đức Giêsu tròn trịa, không méo mó. Chính Đức Giêsu đã kêu gọi sám hối trước, rồi tin vào Tin Mừng: “Thời kỳ đã mãn và triều đại nước Thiên Chúa đã gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15)
 Mình đang cúi đầu xấu hổ và đã sám hối dối trá 25.550 lần. thì … bỗng lại giật mình. Trên màn ảnh ký ức của mình, hiện ra một gia đình biết sám hối chân thành. Cả gia đình cùng đọc Kinh Cáo Mình, nhưng rất chính xác, chứ không dối trá như mình.
 Gia đình ấy có hai vợ chồng và bốn đứa con. Tối nào cũng đọc kinh. Bố cục giờ kinh rất khoa học:
 -         Hát Kinh Cầu Xin Chúa Thánh Thần
-         Ba Kinh: Tin, Cậy, Mến
-         Bài Tin Mừng. Đọc, chia sẻ và cầu nguyện tự phát.
-         Suy gẫm một Mầu Nhiệm Mân Côi và lần hạt một chục.
-         Xét mình chung
-         Đọc Kinh Cáo Mình
-         Hát bài kính Đức Mẹ
-         Kết thúc bằng nghi thức chúc lành
 Mình đánh giá phần xét mình chung là tuyệt vời. Mình ghi nhận một buổi xét mình chung như sau:
 Chồng: Sáng hôm nay anh nóng nảy và đã nặng lời với em. Anh xin lỗi. Em bỏ qua cho anh nhé
Vợ: Thì cũng tại em lì, anh mới quạu như thế. Em xin lỗi anh.
Hai vợ chồng bắt tay nhau, nở những nụ cười rất chân thành, rất thoải mái. Bốn đứa con vỗ tay hoan hô. Vợ chồng cười. Con cái cười. Cả nhà vui.
Sau đó đến lượt con cái sám hối do chính cha mẹ hướng dẫn
Mẹ: Sáng nay thằng Hai ăn hiếp em, không đúng tư cách của một người anh. Con phải xin lỗi em con.
Thằng anh cười bẽn lẽn, vừa bắt tay xin lỗi em. Thằng em cũng cười bẽn lẽn với anh.
Bố: Út, hồi chiều con có lỗi với chị. Khoanh tay xin lỗi chị đàng hoàng.
Thằng Út đến trước mặt chị, khoanh tay, nói lí nhí: “em xin lỗi chị, em hứa không như vậy nữa”. Cô chị ôm cậu em, đánh yêu vài cái lên lưng em.
Sau khi mọi người xin lỗi nhau, cả nhà cùng đọc: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và  cùng anh chị em…” Lời thú nhận rất chân thành. Lòng tha thứ rất chân thành. Tình yêu chan hòa. Hạnh phúc tràn ngập. Ấn tượng vô cùng!
 Kinh Cáo Mình làm mình giật mình. Nhờ giật mình, mình thình lình nghĩ ra nhiều chuyện. Chuyện buồn, chuyện vui, chuyện vô ích và hữu ích, và có cả chuyện buồn cười nữa.

·                             một linh mục vừa đọc kinh vừa nói phét 25.550 lần. Chuyện có thật, không hề thêm bớt. Đáng buồn. Nhưng cũng chỉ đáng buồn cười thôi.
·                             Các Tông đồ mà không hiểu lời Chúa dạy. Do đó trên đường loan báo Tin Mừng, có những giáo huấn của các ngài không phù hợp với ý Chúa. Chuyện kỳ lạ mà có thật. Người truyền giáo phái khiêm tốn và sám hối liên lỉ, đó là điều vừa rất đúng, vừa rất bức xúc.
·                             Một gia đình giáo dân biết đưa tinh thần sám hối vào buổi đọc kình tối là một sáng kiến không do chủ chăn, mà còn tiến bộ hơn chủ chăn, thì quả là một việc làm vừa đáng tuyên dương, vừa nên chứng nhân cho mọi gia đình và mọi người.
·                             Giáo Hội phải liên tục tiến bước trên con đường sám hối và canh tân. Đó là một giáo huấn mà mình phải mãi mãi ghi nhớ và ghi ơn Đức Bênêdictô XVI.

TẢN MẠN VỀ VATICANÔ II


TẢN MẠN VỀ VATICANÔ II
 Nhật Ký Truyền Giáo
Lm. Piô Ngô Phúc Hậu

Sài Gòn, ... 1962

Hôm nay Chủng viện Sàigòn đón tiếp Đức cha Trần Văn Thiện mới từ Rôma về và xin ngài kể chuyện Công đồng. Chuyện ngài kể nóng hổi như viên gạch mới ra lò. Nhưng điều mình thích thú lại là chuyện bên lề Công đồng. Chuyện kể như sau :
 “Các nghị phụ thuyết trình bằng tiếng Latinh. Văn chương Latinh của các nghị phụ thì xuýt xoát như nhau. Nhưng giọng Latinh của các ngài thì trời ơi đất hỡi. Nhất là khi các nghị phụ Mỹ thuyết trình, thì chỉ có Chúa nghe thôi. Vả lại mình đã có bản dịch tiếng Pháp cầm trong tay rồi, nên nghe hay không nghe cũng được. Ngồi lâu buồn ngủ, tôi xuống phòng giải khát được thiết lập ngay bên dưới những hàng ghế bậc thang. Không ngờ lại gặp một Đức cha người Pêru cũng vừa "cúp cua" xuống đây.
 Tôi đến nói chuyện với ngài. Ngài nói tiếng Tây Ban Nha, tôi không hiểu. Tôi nói tiếng Pháp, ngài không hiểu. Chúng tôi đành nói chuyện bằng tiếng Latinh, tiếng Latinh ba cọc ba đồng, nhưng cũng hiểu được nhau :
 - Địa phận của Đức cha có bao nhiêu dân ?
 - Một triệu rưỡi.
 - Trong số đó có bao nhiêu giáo dân ?
 - Thì một triệu rưỡi chứ còn gì. 100% mà !
 - Thế địa phận Đức cha có bao nhiêu linh mục ?
 - Mười ba, cộng với tôi là mười bốn.
 - ? !
 Tình hình Công giáo ở Mỹ châu Latinh là như thế đó. Phải có Công đồng để làm lại mọi sự".
 Gần một nửa dân số Công giáo thế giới nằm trong vùng Mỹ châu Latinh. Nhưng đạo ở đó èo uột như thế đấy. Có cần phải trở về quá khứ để duyệt lại phương pháp truyền giáo ở đó không nhỉ ?

****
 Hà Nội,... 1993

Hôm nay mình vô chủng viện Hà Nội. Tình cờ gặp lại cha Chí từ Sàigòn mới ra. Hồi còn học ở trường Hồ Ngọc Cẩn, cha Chí ngồi dưới mình một lớp. Gần bốn chục năm xa cách hôm nay gặp lại nhau, biết để đâu cho hết chuyện tâm sự. Chuyện nọ xọ chuyện kia. Loanh quanh một hồi, rồi đến chuyện Công đồng. Cha Chí kể :
 “Hôm ấy là một ngày mùa đông. Mùa đông bên ấy lạnh lắm, nên cửa kính đóng im ỉm. Đóng cửa kính, thì căn phòng ấm áp, nhưng… hôi lắm. Và hôm ấy Đức Gioan 23 đang tiếp kiến một vị Hồng y. Đức Giáo Hoàng ngỏ ý muốn mở Công đồng, Công đồng Vaticanô II. Đức Hồng y sửng sốt hỏi :
 - Đức Thánh Cha mở Công đồng để làm chi vậy ?
 - Để làm chi hả ? Đây này... (Đức Giáo Hoàng đứng dậy ra mở cửa sổ cho không khí trong sạch tràn vào). Đấy, thấy chưa ? Ngộp quá rồi mà !...”
 Không biết cha Chí kể chuyện thật hay chuyện tiếu lâm, nhưng chắc chắn là Giáo hội phải canh tân và đó là mục tiêu của Vaticanô II. Nhưng Vaticanô II bế mạc 30 năm rồi mà dường như công việc canh tân vẫn chưa đạt tiêu chuẩn. Tại sao ? Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trả lời dứt khoát trong Thông điệp “Sứ vụ Đấng Cứu độ”.
 “Sứ vụ truyền giáo canh tân Giáo hội, tăng cường niềm tin và căn tính người Kitô hữu, đem lại diệu cảm mới và những động lực mới. Niềm tin càng mạnh khi đem chia sẻ" (SVĐCĐ, 2). Từ đó mình xác tín rằng : nếu Giáo hội không đến với muôn dân, thì Giáo hội không thể canh tân được; hoặc mọi công tác canh tân sẽ trở nên vô hiệu. Nếu không đến với muôn dân, Giáo hội sẽ mãi mãi là căn phòng mùa đông, cửa kính đóng im ỉm.

MỘT HỌC TRÒ CÓ NHIỀU THẦY CÔ -2-



MỘT HỌC TRÒ CÓ NHIỀU THẦY CÔ -2-
 Lm. Piô Ngô Phúc Hậu
Trích BGCN/TGPSG 7/2012

1/ Thầy Philipphê
Được Thầy tuyển chọn, Philipphê mừng quá vội chạy đi khoe với Nathanael: “Đấng mà Môi-sê và các ngôn sứ nói, tớ vừa mới gặp. Đó là Đức Giê-su, con ông Giuse, người làng Nagiarét”. Nghe nói đến Nagiarét, Nathanael cười muốn bể bụng: “Nagiarét có gì hay đâu?”. Quả vậy, mọi ngôn sứ, mọi nhân tài đều xuất thân từ Samari và Giuđê. Galilê quê một cục. Nagiarét quê hai-ba cục. Lịch sử minh chứng điều đó. Nagiarét quê mùa tới mức độ người Ai Cập cũng biết và có một câu ngạn ngữ nói về cái quê mùa ấy của Nagiarét: “Thằng đàn ông nào mà ông Trời ghét nhất thì được ông ấy cho một người vợ Nagiarét”, Nghĩa là đời nó tàn.
 Nathanael nói đúng quá, Philipphê đành ngậm tăm. Nhưng may quá, anh ta lại nảy ra một sáng kiến: “thì cậu cứ đến mà xem”. Philipphê dẫn Nathanael đến gặp Đức Giêsu… Thế là xong. Nathanael cúi đầu trước Đức Giê-su Nagiarét: Quả thật, Thầy là Con Chiên Thiên Chúa hằng sống”. Philipphê lật thế cờ từ thua đậm thành thắng lớn.
 Thấy Philipphê hí hửng sung sướng, mình nghĩ ngay đến chiến thuật bất ngờ của ông ta: “Cái gì mình thấy bí thì trao cho Đức Giê-su. Hễ gặp khó khăn vượt tầm tay thì nhờ Đức Giê-su giải quyết. Tâm hồn nào cứng cỏi mình không chinh phục được, thì cứ gửi gắm cho Đức Giê-su. Thế là xong”.
 Trên đường truyền giáo, mình bắt chước Philipphê và thấy kết quả đến ngay trước mắt. Tự nhiên mình cảm thấy Philipphê như một người đàn anh giàu kinh nghiệm. Bất giác mình gọi ông là “thầy giáo của mình”.

2/ Cô giáo Pearl Buck
Pearl Buck là con của một cặp vợ chồng người Mỹ sang truyền giáo ở Trung Quốc. Sống ở đấy và lớn lên ở đấy. Bà am tường văn hóa Trung Hoa như người Tàu và hơn người Tàu. Bà là nhà văn được giải Nobel.
 Mình biết bà từ khi đọc cuốn La Mère (Người mẹ) rồi cuốn Good Earth (Đất lành). Nhờ bà mình có thêm mớ kiến thức về văn hóa Đông Tây. Nhờ bà mình có được nhiều chuyện dí dỏm để trình bày Tin Mừng.
 Khi đọc cuốn Những người đàn bà vĩ đại của dòng họ Kennedy, mình khám phá ra một chân trời mới: một phương pháp truyền giáo khá mới lạ.
 Bà Pearl Buck là bạn thân của mẹ Tổng Thống Kennedy. Bà Pearl Buck là tín đồ Tin Lành nên mặc nhiên là chống Thánh lễ Misa và chức linh mục: coi chức linh mục là phạm thánh. Bà mẹ Tổng Thống Kennedy là một tín đồ Công giáo: Rất nhiệt thành, rất ham đi dâng lễ.
 Một lần kia bà mẹ Tổng Thống Kennedy mời bà Pearl Buck đi dự lễ. Đó là điều tối kỵ đối với tín đồ Tin Lành. Bà Pearl Buck nể bạn mà đi. Nhưng trong thâm tâm thì cứ thấy lợn cợn.
 Sau lần dâng lễ ấy, bà Pearl Buck thú nhận: :Thánh lễ Misa của đạo Công giáo Rôma ru tâm hồn con người vào thế giới thần linh thật”.
 Thay vì chống đối và kết án, bà Pearl Buck lại khen ngợi và tôn vinh, tại sao lại có một hiệu quả ngược chiều như thế? Mình ngẫm nghĩ và thấy rằng chính Đức Giê-su trong Bí tích Thánh Thể đã chinh phục bà Pearl Buck. Từ sự kiện ấy, mình quyết tâm mời người lương đi dự lễ, lễ cưới, lễ truyền giáo, lễ bổn mạng họ đạo…  mình động viên giáo dân mời tối đa bạn lương dân đến tham dự.
 Mình nhận định như sau:
·        Ai ghét đạo mà đi lễ thì thôi ghét.
·        Ai vô tâm vô tình với đạo mà đi lễ, thì có thiện cảm với đạo
·        Ai có thiện cảm với đạo mà đi lễ, thì sẽ xin theo đạo.
Kết quả đó là do chính Đức Giê-su Thánh Thể thực hiện.
 Một lần kia mình tổ chức lễ 20/11, mình gọi là ngày nhớ ơn thầy. Ai trong họ đạo từ nhỏ tới lớn đã từng học với thầy cô nào, thì mời đến nhà thờ dự lễ để cha sở có điều kiện cám ơn chung một lần. Sau thánh lễ các cô phát biểu: “Cha ơi, chings con khóc hết, chịu không nổi. Cả nhà thờ chùng đứng, cùng ngồi, cùng hát, cùng im lặng. Nhât là khi các em cùng cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho thầy cô chúng con”. Các thầy thì không khóc, nhưng thành thật công nhận: “Ấn tượng quá linh mục ơi!”.
Bà Pearl Buck ơi, nhờ bà mà tôi mới nghĩ ra cách truyền giáo này. Cám ơn bà! Xin bà cho tôi gọi bà là cô giáo của tôi.

3/ Thày “Cằm đàn ông”
Tòa Giám mục Hưng Hóa nhận được tin vui nửa vời từ nhà thờ Sapa: Nhà nước đã chấp thuận cho giải tỏa kh dân cư tọa lạc trên đất của nhà thờ. Nhưng với điều kiện là phải bồi thường cho dân đang tọa lạc trên đất giải tỏa. Số tiền bồi hoàn cho dân là 12 tỉ. Nếu nhà thờ không có khả năng bồi hoàn, thì nhà nước xử dụng mảnh đất này vào mục đích khác.
Nghe tin, ai nấy đều mừng nhưng vẫn ngơ ngác. Mười hai tỉ - Nợ sẽ ngập đầu. Lo được không? Không lo được thì mất trắng. Công cốc. Có một người hỏi ướm thử Đức cha Gioan:
-         Quỹ giáo phận còn tiền không?
-         Quỹ giáo phận Hưng Hóa giống như cái cằm đàn ông. Râu vừa lún phún thò ra thì đã phải cạo. Cạo trơn tru rồi, râu lại mọc ra nữa. Giáo phận có đồng nào thì xào đồng nấy. Chẳng lúc nào có tiền. Nhưng nếu cần tiền thì lại có.        
Mình chả có ý kiến gì, chỉ tủm tỉm cười.
Lấy cái cằm đàn ông để ví von về quỹ giáo phận thì hay quá, đúng quá. Mình đã lăn lộn với công tác truyền giáo chẵn bốn mươi năm tại miền cuối Việt. Mình đã thấy rõ như ban ngày là chẳng bao giờ có tiền, nhưng chẳng bao giờ thiếu tiền. Nếu cần, thì Chúa cho. Cho theo kiểu của Ngài.
1* Cho đúng lúc, hoặc cho trước, hoặc cho sau một chút.
2* Cho vừa đủ, hoặc thiếu một tí, chứ không bao giờ cho dư.
Từ hôm nay, mình nhận định: quỹ truyền giáo của mình giồng như cái cằm của đàn ông. Đúng quá! Cám ơn “cái cằm đàn ông”. Từ nay ta gọi mi là thầy giáo của ta.
Hiện nay giáo phận Hưng Hóa đang loay hoay với vụ nhà thờ Sapa. Biện pháp đầu tiên là đi vay. Vay các cha xứ, vay giáo dân. Vay người giầu, vay cả người nghèo. Kết quả ra sao? Mình chả biết. Nhưng có một người biết rất rõ. Đó là cái cằm đàn ông.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

GỬI NGƯỜI BẠN BỊ UNG THƯ


CÁCH NGƯỜI BỊNH TỰ CHỮA BỊNH UNG THƯ (CANCER)

Tôi có một người bạn, anh ta mắc chứng bịnh ung thư cuống phổi, cục bứu ác tính to bằng cái chén nằm ở cuống phổi. Bác sĩ nói về nhà ăn uống chờ chết, không thể cắt bỏ vì nó nằm sát với động mạch chủ. Tôi đến chơi hỏi thăm, anh ta cho tôi xem hình chụp X-Ray của cục bứu.  Anh ta đã chữa trị bệnh ung thư bằng phương pháp dưới đây : Không ăn đường, không ăn thịt, cá, cơm, chỉ uống nước xay bằng rau, củ như củ cà rốt, của cải, củ dền, cam, táo ...
 Sau ba tháng uống liên tục cục bứu to bằng cái chén thu nhỏ lại chỉ còn bằng cái khu chén, sau chín tháng bứu ung thư biến mất. Bây giờ anh ta khoẻ mạnh làm việc và ăn uống bình thường. Bốn người cùng chứng bệnh ung thư như anh ta chữa bằng phương pháp chemical therapy đã chết hết rồi.
Những chi tiết của bài viết dưới đây rất đúng, tế bào ung thư khi đã không được nuôi dưỡng bằng thịt bò, đường.. thì nó sẽ chết. Nên phổ biến tài liệu này cho mọi người cùng biết.
 Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư. Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ. Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày hôm nay nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.      
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.

THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ

A/- ĐƯỜNG là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đường như saccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame và rất có hại. Tốt hơn nên thay thế đường bằng mật ong Manuka hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật.
B/- SỮA  làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.
C/- Các tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường axitTHỊT ĐỎ có tính axit.
 Tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt gà thay vì thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn.

GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


a) Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm. Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.

b) Không nên dùng CÀ PHÊ, TRÀ và SÔ CÔ LA có chứa nhiều caffeine.
TRÀ XANH là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứa axit.
c) Các thành các tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các protêin của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.
d) Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressence, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apoptose, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.
e) Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoạt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. "Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường axit". Học để có tâm hồn khả ái và yêu thường với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe. Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
f) Các tế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí (oxygénée). Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
      1. Không để hộp nhựa trong microwave.
      2. Không để chai nước trong tủ lạnh.
      3. Không để tấm nhựa trong microwave.
g) Các hoá chất như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin rất có hại, đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể.        
Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa bởi vì nhựa sẽ "đổ mồ hôi" dioxin và làm nhiễm độc nước uống. Gần đây, Tiến sĩ Edward Fujimoto, Giám đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của dioxin. Ông nói rằng chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong microwave, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa chất béo. Ông nói rằng do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thủy tinh như Pyrex hoặc gốm sứ để đun nấu.



         Xuân Phong dịch từ bản tiếng Pháp
         Tài liệu thảo luận của CFQ (Cercle Francophone à Quinhon) ngày 21/3/2013
         Tài liệu này có giá trị nên đọc đi đọc lại.
         "Hãy chia sẻ bài viết này với tất cả bạn bè của bạn."

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

LỜI CHÚA,LỜI HẰNG SỐNG

ĐƯỢC SAI ĐI


Tôi vừa trở lại thành phố sau những ngày tham dự một Lễ Hội Tạ Ơn ở Pleikly...
Pleikly, một vùng đất cách thành phố Pleiku vào khoảng 80 cây số theo quốc lộ 14 về hướng Buôn Ma Thuột. Lễ hội mừng 50 năm khấn Dòng của các cha DCCT, Giuse Trần Sĩ Tín, và Phêrô Nguyễn Đức Mầu. Hai cha là hai trong số các Thừa Sai 44 năm trước đã đến Pleikly, sống và loan báo Tin Mừng ở nơi đây ( 1963 – 2013 ).
Câu chuyện về 44 năm trước đầy tính lãng mạn và hào hùng, nhưng nghe đôi dòng sử liệu về công cuộc loan báo Tin Mừng thì chúng ta lại thấy lộ rõ đàng sau niềm vui là chất bi ai của sự gian nan khốn khó.
Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Đức Cha Paul Seizt lấy chiếc xe Jeep cùng các Thừa Sai DCCT đến Pleikly, bỏ các vị Thừa Sai xuống giữa núi rừng, ngài mở sách Phúc Âm tuyên đọc đoạn Tin Mừng Lc 10, 1 – 6, đọc xong, ngài chúc lành cho các Thừa Sai rồi lên xe đi về lại Kontum ngay. Các Thừa Sai ở lại, ngơ ngác vào làng, và bắt đầu một cuộc sống trở nên người J’rai vì người J’rai.
Hơn 20 năm làm người J’rai, sống, làm việc, buồn vui với bản làng, mồ hôi, nước mắt, hy sinh cả mạng sống nữa ( thầy Marco Đàn đã bị bắt, bị giết chết ). Cuối thập niên 80, sau biến cố tuyên phong các Thánh Tử Vì Đạo tại Việt Nam, người J’rai nhận biết Chúa, từ đó khắp núi đồi sông suối vang lời tuyên xưng Đức Tin, hạt giống Tin Mừng nảy nở mạnh mẽ trên vùng đất J’rai.
Tham dự đêm diễn nguyện, nhìn anh em tôi, nhìn đồng bào J’rai ca hát nhảy múa, hồn nhiên và mạnh mẽ, tôi cảm nhận sức sống Tin Mừng tuôn tràn trên mảnh đất cao nguyên, ánh lửa bập bùng, tiếng cồng chiêng nhịp nhàng, những vũ điệu giản đơn nhưng chan chứa tình người, người J’rai cuốn mình vào bầu khí thờ phượng, đơn sơ mà mãnh liệt…
Thánh Lễ Tạ Ơn cử hành giữa đất trời, gió ban mai se lạnh, ánh dương lên ấm áp theo lời kinh, tiếng cồng chiêng vang vọng núi đồi, cộng đoàn Đức Tin cử hành Phụng Vụ thật sống động, họ đong đưa theo điệu nhạc rừng, ánh mắt đầy tin yêu, bập bùng bập bùng, vang lên không dứt.
Sau Thánh Lễ, anh chị em chia nhau từng gói xôi, từng miếng thịt, hơn 5.000 người không hề xảy ra giành giật, không ai lấy hai phần, không ai không có phần. Xôi và thịt gà đươc gói lại để thành một đống, cứ vậy từng người đến lấy, không xếp hàng nhưng tuyệt nhiên không xô đẩy, tuần tự theo nhau một cách lạ lùng, không cần điểm danh, không cần phân biệt đoàn này đoàn kia. Ăn xong, anh chị em quây quần cùng "soan" ( múa thờ phượng Chúa ), một vòng tròn, thêm một vòng tròn nữa, thêm một vòng nữa… không ai bảo ai, không ai nhắc ai, trật tự lạ lùng, họ cầu nguyện bộc phát, chân thành, đơn sơ, nồng nàn, tha thiết…
Những người đến từ thành phố ngẩn ngơ nhìn anh chị em J’rai sống Đức Tin, cử hành Đức Tin, tuyên xưng Đức Tin, làm chứng Đức Tin… thật sống động !  Rồi tự hỏi “ai truyền giáo cho ai ?” Họ đi bộ hàng chục cây số, có người trên 100 cây, họ ngủ ngoài trời, co ro trong những chiếc khăn khoác, đỏ lửa điều thuốc trên môi, các sơn nữ điệu đàng trong váy áo ngày hội, kết thêm vài dải tua cho hợp thời trang, khúc khích cười chúi vào nhau đi thành từng đám. Nhưng những con người có vẻ lầm lì ít nói đó lại là những chứng nhân, họ sẵn sàng bất cứ lúc nào để nói về niềm vui được Chúa cứu, nỗi hạnh phúc được làm con Chúa, niềm hy vọng và lòng tạ ơn. Họ làm chứng chân thành, đơn sơ và dung dị. Mấy ai là người văn mình thành phố có được hạnh phúc này ?
Nhìn các cha ca hát cùng con cái, nhảy múa cùng con cái, hồn nhiên cùng con cái, Tin Mừng như toát ra từ chính những cái “cùng” đó. Lạ lùng, 44 năm trước, những người trai trẻ ngoài 20 tuổi, vừa tuyên khấn được 6 năm, bỡ ngỡ trước một nếp sống không hề được biết trước, chẳng có kế hoạch, chẳng có nghiên cứu xã hội, chẳng có phương tiện nào trong tay, chỉ có Chúa, chỉ có Tin Mừng, chỉ có tâm hồn tận hiến. Tin Mừng từ chính cuộc sống, từ trong lòng người, trong lòng cộng đồng Dân Thiên Chúa.
Nhìn vào cộng đồng anh chị em J’rai hôm nay, chúng ta có thể hy vọng vào ngày mai, cái ngày mai của Chúa Thánh Thần tự do và sáng tạo. Bài đọc hai trong Lễ Chúa Nhật 28 Thường Niên C, trích từ thư thứ hai của Thánh Phaolô gởi cho ông Timôthê có câu: “Vì Tin Mừng đó mà cha phải đau khổ đến phải chịu xiềng xích như một kẻ gian ác, nhưng lời của Thiên Chúa đâu có bị xiềng xích !”
Không ai có thể ngăn được Lời Chúa, không ai có thể xích xiềng được lời của Ngài, Thần Khí sáng tạo và ban sự sống.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 12.10.2013
( trích EPHATA 583)

RỒI 30 NĂM SAU


CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG
LÒNG TỐT SẼ ĐƯỢC BÁO ĐÁP
Có lòng tốt giúp đỡ người khác, một ngày nào đó sẽ được báo đáp. Phim ngắn kể về một người đàn ông nhân từ đã giúp đỡ một cậu bé bị bắt quả tang ăn cắp thuốc mang về cho mẹ em đang bị ốm ở nhà.
Sau này khi ông bị bệnh hiểm nghèo, gia đình không đủ tiền để lo trả viện phí thì họ nhận được sự giúp đỡ là không phải trả đồng nào.
Vị bác sĩ quyết định ký giấy thanh toán viện phí cho ông chính là cậu bé 30 năm trước đã từng được ông giúp đỡ .
(Sưu tầm mạng)

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

NHỮNG ĐẠI DIỆN


ht. : Hồi nãy đi ngang qua con hẻm Nhật Tuấn, thấy bà con đang buôn chuyện vui vẻ, mình ghi lại mấy chuyện chứ không trích dẫn trích diếc gì , kẻo lại bảo mình phạm phải nghị định 72. Không lẽ người ta nói chuyện mình không nghe ?  Không lẽ nghe thấy thích, cũng không được ghi lại ? Ơ hay, nước mình độc lập tự do hạnh phúc, tự do "gấp vạn lần bọn tư bản"(ai nói câu nổi tiếng này ấy nhỉ ?) cơ mà, đáng lẽ  đồng bào cứ tha hồ nghe tha hồ nói, chứ sao đứng giữa giang sơn mình mà ai cũng sợ sệt ! À, thì ra sợ bị bắt. Đúng rồi, nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Thấy thương dân mình lắm luôn. Nghe nói bà con đòi đài VTV phải xin lỗi. Còn lâu mới xin lỗi, đây là những bộ mặt, những đại diện ...chính thức của đài mờ !
(Tựa đề và Ảnh do ht.chọn)

Tối nay đã qua quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp , cô Phượng cave rút trong túi ra dĩa phim đưa chị Gái hủ tíu :
“ Hết cấm rồi, chị mở “Cây sầu riêng trổ bông” coi đi…”
Bất ngờ, ông đại tá hưu bước vào quán, kêu lớn :
“ Khoan đã…khoan đã…mấy hôm tang lễ đại tướng tao thấy tụi bay không mở tivi, bữa nay cho tụi bay coi đĩa này cho biết…”
Í trời, cả quán xúm lại, tưởng phim gì hay , hóa ra phim quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông đại tá hưu vui vẻ :
“ Bên hội cựu chiến binh tặng đó. Anh em ghi hết từ đầu tới cuối, từ cảnh nhân dân xếp hàng chờ vào tư gia đại tướng  đến cảnh lễ tang có các đồng chí lãnh đạo đảng rồi linh xa đưa linh cữu ra sân bay tới  hạ huyệt ở đảo Yến…có hết…tụi bay tha hồ coi…”
Mấy ngày chẳng ai coi tivi, giờ coi cũng tốt, thế là cả quán im phăng phắc, dán mắt màn hình coi hàng ngàn người xếp hàng dài hai bên phố Hoàng Diệu chờ viếng đại tướng. Bất chợt cô Phượng cave la lên :
“ Í trời ơi…sao lại đưa cô này làm MC tang lễ đại tướng ?”

                         

Gã Ký Quèn chen ngang :
“ Cô này nói được đấy chớ, lại còn khóc nữa kìa. Í trời ơi, cô làm mình cũng muốn khóc theo quá !”
Cô Phượng cave quắc mắt :
“ Vậy anh biết cô ta là ai không ? Ăn cắp đồ trong siêu thị đó…”
Chị Gái hủ tíu can :
“ Cô có biết chính xác không, kẻo oan người ta …”
Cô Phượng cave vênh mặt :
“ Có chớ sao không ? Cô Kiều Trinh, phóng viên, con ông nguyên Tổng Giám đốc truyền hình . Năm 2001, được cử sang Thụy Điển , chân ướt chân ráo đã bị cảnh sát bắt giam vì ăn cắp mỹ phẩm trị giá 400 đô la trong siêu thị. Lẽ ra ngồi tù, nhưng con ông lớn nên đại sứ quán VN làm giấy xác nhận cổ bệnh tâm thần . Cổ bị giam một tuần, sau trục xuất về nước. Sang năm 2006, cổ lại được cử sang Anh công tác và lại ăn cắp chiếc máy ảnh kỹ thuật số và bị bắt quả tang. Ông bố lại nhờ đại sứ quán làm giấy cứu con gái. Ấy thế mà năm 2009, cổ lại được kết nạp đảng và Trưởng phòng văn hóa dân tộc Ban thời sự.”
Ông đại tá hưu đập bàn :
“ Chuyện quá khứ rồi, xử lý nội bộ rồi, sao mày còn nhắc lại làm gì con cave kia…”
Cô Phượng cave vênh mặt :
“ Bộ VTV hết người rồi sao phải cử người có tiền án ăn cắp làm MC tang lễ đại tướng ?”
Ông Tư Gà nướng càm ràm :
“ Con Phượng cave nói đúng. Thiếu gì người đạo đức tốt phải cử cô đó làm cây cầu nối giữa vong linh đại tướng với nhân dân.”
Cả quán im bặt tiếp tục theo dõi linh xa chở linh cữu tướng Giáp ra sân bay Nội Bài. Phim chuyển sang cảnh hàng chục ngàn người tập trung ở đảo Yến Quảng Bình dự lễ hạ huyệt. Cô MC giới thiệu một ông to béo đọc thơ vĩnh biệt đại tướng. Gã Ký Quèn chợt hét lớn :
“ Í trời ơi…sao lại cho cha này đọc thơ vào lúc linh thiêng này ?”


Cô Phượng cave láu táu :
“ Ổng là ai vậy anh Ký Quèn ?”
Gã Ký Quèn trừng mắt :
“ Là Hoàng Quang Thuận có tập thơ “ Non thiêng Yên tử”, chạy chọt  Hội nhà văn tổ chức hội thảo và được chủ tịch hội Hữu Thỉnh khen nức nở :” “thơ anh – Hoàng Quang Thuận là một bức tranh tôn giáo trầm mặc mà sống động, thanh khiết mà run rẩy!”(???!!!). Bất ngờ, ngay sau hội thảo, luật sư Nguyễn Minh Tâm tố cáo tập thơ “Non thiêng Yên Tử” lấy từ cuốn “Chùa Yên tử, Lịch sử - Truyền thuyết di tích và Danh thắng” có từ nhiều năm trước. Chuyện mới xảy ra hồi tháng 8-2012  gây phẫn nộ giới cầm bút, nhiều người lên tiếng vạch trần cái giả dối, đạo  văn bẩn thỉu của Hoàng Quang Thuận.”
Ông Tư Gà nướng càm ràm :
“Bao nhiêu nhà thơ chiến sĩ Điện Biên đâu cả ? Sao lại  đưa một thằng “đạo thơ” đọc thơ trước hương hồn đại tướng lúc hạ huyệt ? “
Thằng Bảy xe ôm lớn tiếng :
“ Đã đưa một cô MC ăn cắp đồ siêu thị đứng trước nhà đại tướng tường thuật, lại đưa một cha “đạo thơ” lên đọc thơ vào lúc hạ huyệt  thì còn trời đất nào nữa. Chú Ba, chú báo cáo tuyên huấn thành ủy kiến nghị đài VTV1 phải xin lỗi nhân dân như đài HTV đó…”
Cô Phượng cave cười ngỏn nghẻn :
“ Nhân tiện con hỏi chú Ba tại sao hết ngày 13 mới hết quốc tang, vậy mà mới 12 giờ trưa , chưa làm lễ hạ huyệt đã hạ cờ rủ trước lăng bác Hồ. Rồi công an cán bộ đi các nhà yêu cầu hạ cờ rủ xuống là sao ?”

Ông đại tá hưu bực mình :
“ Thì để đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chớ sao ?”
Cô Phượng cave lại hỏi :
“ Ta với Trung Quốc vừa là đồng chí vừa là anh em, sao đồng chí Lý Khắc Cường không sang sớm thắp nén nhang cho đại tướng Võ Nguyên Giáp hả chú Ba ?”
Thằng Bảy xe ôm cười hô hố :
“ Í mèn ôi…cha này mà vác mặt tới linh cữu đại tướng, ổng ngồi ngay dậy quát đuổi đi có mà vãi cả linh hồn. Đại tướng Võ Nguyễn Giáp căm ghét bọn xâm lược lắm mà…”
Cả quán cười ồ, riêng ông đại tá hưu mặt hầm hầm.
14-10-2013
(sưu tầm)

ĐẬU HŨ NƯỚC ĐƯỜNG GỪNG

BÀI 1.

1 hộp to bột đậu nành của Nhật
7 cups nước
1/4 cup đường
1 gói unflavored gelatine

Nước đường gừng = làm chút nước mầu đường, cho thêm đường và nước vào đun độ 5 phút cho gừng vào từ lúc đầu cho thơm. Để nguội.
Lấy bột đậu nành hòa tan với nước và đường -- đun sôi bùng - nhớ khuấy luôn tay cho khỏi trào -- để tiếp tục sôi 5 phút - tắt lửa.
Lấy gói bột đặc (bột cao phi - Gypsum) hòa với chút nước cho loãng ra rồi cho vô nước sữa đậu nành nóng hòa tan.
Đổ ra tô hay 1 thau đựng chịu nóng được - để thoáng như thế sau 10 phút đậu sẽ đông đặc.
Vớt đậu ra tô, cho nước đường gừng lên ăn nóng rất ngon.
(Nguồn: Chay Tịnh quán)

                                                               BÀI 2.
Cách làm:
* Nước đường: xem cách làm tại đây
* Đậu hủ: Mình dùng Tofu Mix đóng hộp của Nhật Bản, khá thông dụng ở các chợ châu Á. Vì mình thích đậu hủ nóng nên dùng Tofu Mix, nếu thích ăn lạnh thì chỉ cần sữa đậu nành và bột gelatin. Trong hộp Tofu Mix sẽ có 2 gói, 1 là gói bột đậu nành, gói còn lại là chất làm đông.


 1) Cho 1300ml nước lạnh vào nồi to và dùng whisk hoà tan bột đậu nành. Nhớ quậy mạnh tay để hết lợn cợn
2) Đun nóng hỗn hợp trên lửa lớn. Nhớ là phải dùng whisk quậy liên tục để bột tan đều và không bị cháy.
3) Khi hỗn hợp sôi và nổi bọt, hạ lửa nhỏ và tiếp tục quấy thêm khoảng 4 phút.
4) Tắt lửa, bắc ra khỏi bếp rồi nhanh tay đổ gói bột làm đông vào hỗn hợp. Quấy mạnh tay.
5) Dùng một cái rây và đổ hỗn hợp qua rây qua một cái hộp đựng để phòng vẫn còn lợn cợn.
6) Dùng giấy bạc đậy kín hỗn hợp và để room temp trong khoảng 20 phút.
7) Sau 20′, đậu hũ đông lại nhưng vẫn mềm.
8) Dùng một cái muỗng hay cái xẻng nhỏ như mình dùng, vớt từng miếng mỏng cho vào chén, chan nước đường lên và ăn.

Cách làm đậu hủ này là dành cho bạn nào thích đậu hũ nóng. Đậu hủ này nếu để lạnh ăn vẫn được nhưng không ngon bằng. Nếu thích ăn lạnh, bạn hãy làm theo cách dùng sữa đậu nành và bột gelatin. Chúc bạn vui và ngon miệng.
( Sưu tầm từ hamy'blog)

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

CPCĐ số 20 : MỘT VỤ THAI NGHÉN


Hi, NS Hải Triều!
Gởi chị HT bài Thánh nhạc, mới lay out. Nếu rảnh rỗi, vui vẻ..., thì xin làm lời giùm bài này.
Lbd hòa âm 2 bè, có lẽ không giống ai từ trước: thỉnh thoảng cho vài notes đối âm (counter points); nên bè Nam, thường phải viết khác chữ (nhưng cùng ý) với bè chính (Nữ).  Như: bài DÂNG HỒN XÁC, của cố NS Hùng Lân, Lbd làm lời bè Nam rất ít giống chữ (câu) bè Nữ; nhưng, lại được nhiều ca đoàn, thân hữu thích.
Chị HT muốn bài này theo nghi thức Dâng Lễ, Hiệp Lễ, Các Thánh. v.v... OK thôi!
Lbd
-------------------------------------------------
Anh L. ơi,
ht. thấy air bài này hợp với tình ca hơn là Thánh ca. Các Lọ nghĩ sao ạ ?
ht.
-----------------------------------------------
Vâng chị HT, có air của nhạc đời đó!
Lọ Bình
-----------------------------------------------
Hi anh L.,
em mới đi Dốc Mơ 2 ngày, về là Giỗ bố, từ từ sẽ coi bài nhạc của anh nhé.
Xin mời bà con XL. hưởng ứng , phụ họa với ht. về bản nhạc anh L. đang chờ phần Lời.
Ai có ý tưởng hay, mong anh L. đón nhận.
ht.
------------------------------------------------
Thanks chị NS thân yêu HT, & cả nhà XL.
Lbd làm nhạc "mở", là có thể viết lời "Đạo" trong 1 số trường hợp. Hoặc có thể "Đời". Khi viết lời nhạc muốn thêm vài chữ (hoặc notes), hay bớt vài notes nhạc cho hợp với "nhạc từ". Hoặc hơn thế nữa: sửa giai kết (Cadence) cho hợp với Thánh Ca hoặc Nhạc Quê Hương, trử tình..., tác giả đều vui vẻ chấp nhận; kể cả "dở" hơn LBĐ. hihihi.
Quí mến chúc cả nhà Lọ trong tuần vui nhiều!
Lọ B.
-----------------------------------------------
"Mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh" (Luc 24,35).
Xin trình làng bài nhạc anh Lbd biểu viết lời :
 Nhận ra Chúa (Cảm hứng Luc 24,13).
 Anh Lbd và XL góp ý và  sửa dùm nhé.
Nếu ai có bản hay hơn, hợp ý anh Lbd hơn, anh  cứ tự chọn.
thân mến,
ht.
Mời anh  ôn  Phúc âm : Luca, đoạn 24 , câu 13-35 : Trên đường Emmaus :
Ðức Giêsu hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau
(13) Cùng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem sáu mươi chặng. (14) Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. (15) Ðang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Ðức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. (16) Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. (17) Người hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.
(18) Một trong hai người tên là Colêôpát trả lời: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay". (19) Ðức Giêsu hỏi: "Chuyện gì vậy?" Họ thưa: "Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. (20) Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. (21) Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Ðấng cứu chuộc Ítraen. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. (22) Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, (23) không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. (24) Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy".
(25) Bấy giờ Ðức Giêsu nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! (28) Nào Ðấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?" (27) Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.
(28) Khi gần tới làng họ muốn đến, Ðức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. (29) Họ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn". Bấy giờ Người vào ở lại với họ. (30) Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra cho họ. (31) Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người nhưng Người lại biến mất. (32) Họ mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?".
(33) Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. (34) Những người này bảo hai ông: "Chúa sống lại thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon". (35) Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
==========================
Lời tuyệt vời, HT ơi!
 Hải Triều, nhạc đã hay mà lời cũng chẳng kém; thảo nào cô Thu Vũ, mê... mệt, cũng phải thôi! hihihi.
Thành thật cảm ơn HT lắm lắm!  Cùng cả nhà XL nữa.
LBĐ
------------------------------------------------
Anh L. ơi, cứ chờ xem XL có ý kiến gì thêm không đã nhé, vì em viết nhanh nên không tự tin.
nhân tiện anh sửa dùm em 2 câu màu đỏ, sáng đi Lễ nghĩ ra :
Liền mời khách quý,
Thôn xa chớ có vội vàng
Vô đây quán vắng đầu làng
cùng chúng tôi mạn đàm.
Xin cám ơn anh LBĐ. Rất mong các Lọ góp ý với anh L.(Bài hát này của anh L.)
ht.

-------------------------------------------------
Mến chào XL,
Mấy hôm nay mình hơi bận, không lên XL lao xao được nhưng vẫn đọc meo hàng đêm. Hôm nay có tí thời giờ và đọc thấy chị Mực đã viết xong bài hát cho anh Lọ Bình, sẳn cũng có chút ít cảm hứng nên mình viết thêm một tí bè trong câu solo, và có viết lại cái Midi để nghe cho nó rõ ràng hơn, xin gởi kèm cho XL (để nghe thôi nhe).  Giọng hát phụ viết cho bè trên, hơi cao tại vì nếu xuống 1 tone thì chữ "Mồ" lại phải xuống nốt Sol # thấp nữa, khó hát, vì thề, chỉ là để nghe cho vui thôi, ai có giọng hát lên cao thì hát bè theo nghe phê hơn :-))
Cám ơn anh Lọ Bình, chị Lọ Mực chia sẻ một melody hay, lạ, một tâm tình mới, một bài hát mới.
XL nâm bờ Wanh (#1)
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại vẫn còn ... bốn cây
LK.
--------------------------------------
Hoan hô Ly Ca. Một hai giọng Tenor lên ngon.
Dù ba hay bốn năm cây,
điều cần là phải bón đầy đủ phân.
em sẽ gửi lại cho anh Lbd bài này.
ht.
Mải nặn thơ, nãy giờ quên gửi lại bài có sửa lời.
Kg. NS L.quê BĐ. có võ. ( kính qua hội đồng XL.)
ht.
-------------------------------------------------
Xin gởi cho chị HT xem thử câu ĐK, LK chỉ có chút ít ý kiến thôi.
ĐK: "Emmau đường xa cùng sánh (bè trầm: chạm) vai, Tôi (sao) nghe lòng tôi chợt sướng vui (Tôi nghe lòng dâng niềm sướng vui)....
....... Người nâng bánh lên, trao mời và chúc bình an .

LK
--------------------------------------------------------
Chị HT, LC & cả nhà XL,
Lọ Bình đề nghị:     Câu của HT: ... chúc tụng, rồi Chúa bẻ ra - Câu 1
                             Câu của LK. ... Trao mời và chúc bình an - Câu 2
Cả 2 câu đều hay. Xin dùng cả 2.  Xin HT fix lại giùm.
Hơn cả tuyệt vời!
Lọ Bình
----------------------------------------------------------
Câu ht. là nguyên văn Phúc âm. Còn câu của Ly Ca là phăng -te -zi.
Anh L. chọn cả 2 thì lần 1. hát theo Phúc âm, "Thật sự là" trở lại hát câu Ly Ca để kết là  chúc bình an .Ok anh L. ?
Ủa mà sao bài hát của anh mà anh lại dí vào người em là sao ? Hay nhỉ !
Mỗi Lọ chen vào 1 câu, chúng ta gạt tên anh Lbd ra, đề là : Nhận ra Chúa, nhạc và lời & công sửa : XL.
ht.
------------------------------------------------------
Emmaus đường xa cùng sánh vai
Tôi nghe lòng dâng niềm sướng vui.
Như vậy anh Lbd. nhé.
------------------------------------------------------
Hehe, đúng là lời câu ĐK của LK phăng-te-dzi chút chút cho chữ nó dễ hát thôi, không rõ nghĩa như lời của chị HT..  Nghe chị HT nói là để đúng thánh kinh, vậy LK có ý như vậy  cho phần cuối câu ĐK, chị HT và anh LBĐ xem được không nhe ..
câu 1/    Người nâng bánh lên, trao mời, hãy đến mà ăn
câu 2/    Người nâng chén lên, trao mời, hãy uống cùng ta 
Ừ chị HT nói đúng, gạt Anh LBĐ ra, ghi TÊN anh LBĐ vào :-)), và nhớ ghi cho rõ lời cũa HT.... Còn LK chỉ có góp vào vài chữ cọp dê từ trong kinh thánh chứ hay ho gì đâu :-))
Thân mến,
LK.
-----------------------------------------------------
Kiểu này, chắc Lọ Bình "tẩu hỏa nhập ma" là cái chắc.
2 câu của HT, mình đã replace rồi & xin HT xem lại bè Nam, mình làm vậy có ok?
2 câu của LC khá hay. Nhưng xin HT quyết đinh giùm. Chờ khi nào Lọ Bình học xong lớp Giáo Lý Tân Tòng với nn. (xuống núi) thì mới dám quyết định! hihihi.
Kèm Encore file mới nhất.
Lọ Bình.
--------------------------------------------------
XL ui, vui quá, nhưng mà nhiều quá em đọc không kịp :)
Chị HT, wow, từ melody có air nhạc đời mà chị đem lời thánh kinh vô, hay quá :)
Anh LK, em chưa kịp nghe lyrics mới của anh nhưng em biết chắc chắn là cũng hay.
Em đang đi holiday :) , khổ nỗi đi holiday mà vẫn bị công việc của nhà thờ réo gọi :) , nhưng thấy topic này vui quá nên em xí xọn thêm một tí xíu thôi ... Em thấy mở đầu bài hát 'chiều tàn bóng xế' - mốc thời gian này không biết có chính xác không ... Tại vì theo bào đọc thì 2 người môn đệ gặp Chúa, rồi cùng đi, vừa đi vừa nói nhiều chuyện, nhất là Chúa đã đem nhiều chuyện trong thánh kinh ra để giải thích cho 2 người môn đệ ... mãi như vậy rồi mới tới 'chiều tàn bóng xế', phải không ạ? Cho nên em nghĩ khi 2 người môn đệ khởi hành đi Emmaus, thì có lẽ là vào buổi sáng, hay giấc trưa trưa gì đó thôi :)
Gotta run ...
lọ nghẹ
--------------------------------------------------------
Thì trong bài hát này mình chỉ tả hồi về chiều thôi, chứ theo hai ông từ sáng a H. ?
----------------------------------------------------------
Hi, chị HT, LC & cả nhà XL.,
Nhận được góp ý của LC, cũng rất tuyệt.
Lời của NS HT, cũng quá hay; nhưng lần 1 & 2 giống nhau. Thế nên xin phép HT: Câu của HT cho câu kết 1 - Câu của LC cho câu kết 2 thì là... không còn đâu hơn được! hihihi.
Thanks a lot,
Lọ Bình
-------------------------------------------------------------
"Cùng kề vai" nhé Ly Ca,
ht.
--------------------------------------------------------------
Chữ "kề vai" hay quá đi chứ, sao LK nghĩ không ra há . Vậy đi, coi như bài hát hoàn chỉnh rồi.
LK
--------------------------------------------------------------
 Anh L. đã ghi danh học giáo lý tân tòng với xuống núi chưa ạ ? Không thấy tên anh trong danh sách hi...hi...
---------------------------------------------------------------
Hoan hô anh Ly Kỳ í Ly Ca hai tay, hai cẳng luôn :-) .
Không biết chị T. và anh Thông có nghe descant chưa ạ? Mỹ khi viết hoà âm 4 bè, họ cũng thường cho thêm phần descant.
LL.
---------------------------------------------------------------
Bài này  phần bè, hòa âm,  nói chung phần nhạc anh L. chịu trách nhiệm.
Con ai người ấy vỗ béo.Không phải việc của người dưng.
ht.

------------------------------------------------------------------
Đã fix ĐK :
                     Lời 1  ...  Người nâng bánh lên....                                                                                                            Lời 2  .Người nâng chén lên....
Sửa ... trao mời, "hãy".... - note Re cho lên F#, hợp với chữ hãy hơn.
Xin gởi lại bản mới nhất; có idea nào mới của cả nhà XL, qua nữ "lão tướng" HT, thì xin tiếp tục. Bảo đảm không làm ... khó dễ! hihihi.
Thân chúc cả nhà Lọ, cuối tuần vui nhiều vì:... đen hơn lọ! hahahaha.

Xin HT hoặc LK print out dạng pdf - MIDI cho cả nhà & thân hữu đọc, nghe.
Lbd.
-------------------------------------------------------
Anh L. sửa lời ĐK như vầy không ra chuyện trên đường Emmaus rồi anh à.
Với Lời ĐK anh Lbd mới sửa thì ra chuyện hôm thứ Năm Tuần Thánh rồi anh à.
Hai chuyện khác nhau anh à.
ht.
--------------------------------------------------------
-Anh LB ơi,
Phần ĐK chữ "Tôi nghe" thì LN và chị LM đồng ý là chữ "Sao nghe" thì nhẹ nhàng và như là ý nghĩ của người môn đệ.
LN
-----------------------------------------------------
Khổ quá! Chưa học xong lớp Giáo lý Tân tòng của nn (xuống núi); nên còn... điếc lác, hủ hở, thấy đâu gõ vào đấy!  Chứ nếu như: đã tốt nghiếp GLTT của nn., thì chắc... cả ngàn bài hát như nữ lão tướng HT rồi! hihihi.
Chúc dzui cuối tuần,
Lbd
Vậy, Lbd giữ nguyên bản trước; ngoại trừ "sao..., thay vì tôi". All right?
-----------------------------------------------------------
No star where ! bác Liên chưa học xong lớp giào lý thì lấy Kinh Thánh đọc 4 cuốn Phúc Âm nhất lãm Gioan, Luca, Mathieu, Marco là sẽ có rất nhiều ý để dệt một tập thánh nhạc, sợ lúc đó bác Liên sẽ hon nữ lão tướng HT vì còn fresh.:-)
LL.
-----------------------------------------------------
Vâỵ, sao HT bảo: không bỏ mấy idea của LK vào!  Thế là giữ như cũ (lần vừa rồi) ?
Lbđ
-------------------------------------------------------
Ủa, ht. đâu có bỏ LK ?
ht.
-------------------------------------------------------
Khổ quá! Bỏ là bỏ vào; chứ không phải bỏ là bỏ đi! hihihi.
Giống chuyện kể:
1 đôi Nam, Nữ vào xin cố Tây làm phép cưới. Cố Tây lật sổ ghi tên.
Cố Tây hỏi: "con này" tên nào?
Thưa cố, con tên là Nào.
Cố Tây bực mình la to: Cố biết rồi; nhưng cố muốn hỏi con này tên nào?
Thưa cố, con này tên là Nào, ạ!
Cố Tây lắc đầu! hahahaha.
 Lbd.
--------------------------------------------------------
Kakakakakakaka !
ht.
--------------------------------------------------------
Anh LBĐ, Chị HT,
> LK gởi lại bài PDF, 2 versions, một là LBĐ, HT, còn cái kia có thêm (XL).  Cá nhân H thì không thành vấn đề có XL hay không.  Đúng ra là lời của chị HT, LK chỉ là thêm chút muối vào biển mà thôi.  Tùy các AC nhưng theo H nghĩ thì cứ để tên chị HT là hay nhất.
LK.
--------------------------------------------------------
Hải Triều xin vẫn giữ nguyên ý kiến đề tác giả lời là XL,
> đó là đúng phép công bằng.
ht.
---------------------------------------------------
  XL, là từ tắt; mà từ tắt thường kg mấy... trong sáng như thơ nặc danh chẳng hạn. LB suy nghĩ thế, biết có đúng phần nào không hè! hihihi.
>     Nếu chúng ta để Hải Triều (XL), dần dần XL được nhiều người biết đến; rồi sẽ thay đổi mấy hồi!?  thất thập cổ lai hy đây còn chưa "no"; HT & cả nhà XL trẻ măng ấy mà!
>     LB
---------------------------------------------------
 Dạ thưa anh, em không đồng ý với anh.
> Dạ tóm lại là em vẫn ghi  XL.vì thực tế là lời không hoàn toàn là của ht., ht. không được nhận ...vơ.
> ht.
----------------------------------------------------
> Chi HT,
Xin chi cu de cho anh LBD ghi la LBD-HT di nhe. Lk chi gop mot vai chu cho vui chu khong co dat loi cho bai hat dau.  Chi khong nhan thi mai mot LK la  sao  dam gop y nua ?  Vay di nhe, please -:)
LK
-----------------------------------------------------
Vui quá xá! hihihi.
LB
------------------------------------------------------
LK. đừng về hùa với anh L. chứ.
ht.
------------------------------------------------------
Hehe, toi nghiep H thay anh dang vo dau but toc kia kia.
LK.
------------------------------------------------------
Cái anh này có vẻ hiền. Mình sẽ bắt nạt, nhưng dù sao ht. vẫn đúng bởi phần lời của LK.  hay.
Phải công minh, người Lào ra người Ý.
ht.
-------------------------------------------------------
OK anh LBĐ, chị HT,
LK gởi lại cho anh cả 3 bài Encore, Midi và PDF, đã có sửa lại cái tựa đề, và chỉnh lại cái Encore để chơi Midi cho đúng lại. Hy vọng là đã xong, nếu chị HT mà có muốn sửa lại gì nữa thì theo bài này mà soạn là OK lắm .
Chúc anh LBD và chị HT một chiều chúa nhật thanh thái, vui vẻ nhe.
LK
---------------------------------------------------
Đây là bản LK điều chỉnh , có nội dung như chúng ta góp ý.
Xin đề nghị ghi  : Nhạc LBD còn Lời là : XL.cho có kỷ niệm chung (bỏ chữ Hải Triều).
ht.

This 86 Year-Old Gymnast Has AMAZING Skills and Strength!

AI ĐAU LƯNG ?

(Bài này sưu tầm  để tặng các Quý Bà Bạn, mỗi ngày cho mình tập ké).


Bài tập thể dục hàng ngày 
cho người đau mỏi lưng

Trên thế giới cứ 10 người thì có 7 người phải chịu đựng các chứng bệnh ở lưng. Đau lưng là một bệnh thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Tìm ra một bài tập phù hợp để điều trị đau lưng là cách tốt nhất giúp lưng bạn trở nên linh hoạt hơn. Dưới đây là một bài tâp giảm đau mỏi lưng hiệu quả.

Khi tập các động tác dưới đây bạn cần phải thực hiện chậm rãi, cẩn thận và cần được duy trì tập hàng ngày. Nếu khi bạn thực hiện một trong các động tác này mà thấy đau thì không nên tiếp tục tập động tác đó nữa. Giới hạn các động tác phù hợp sẽ làm cho lưng bạn vận động thoải mái hơn.

Tư thế khởi động
Trải chiếu  xuống nền nhà, sau đó quỳ đầu gối xuống, chống 2 tay và 2 đầu gối chạm đất, 2 cánh tay mở rộng bằng vai và để bàn tay hướng về phía trước.

Động tác 1

H.1
Uốn cong lưng, cúi mặt xuống sàn. 
Sau đó hạ thấp vùng bụng xuống sàn tập, trùng lưng và ngẩng cao mặt hướng lên trần nhà. (H.1) . Lặp lại khoảng 10 lần.

Động tác 2
H. 2
Giữ ổn định phần chân, đưa qua lại 2 cánh tay sang 2 bên. Lặp lại từ 5 – 10 lần.(H.2)

Động tác 3
H.3
Đưa 1 tay xuống dưới bụng, để căng hết phần vai. Sau đó, chuyển động tác, lắc cánh tay với lực mạnh nhất có thể rồi trở lại điểm xuất phát. Đưa mắt theo hướng của cánh tay. Lặp lại với tay kia. Lặp lại từ 5 – 10 lần.(H.3)

Động tác 4 – 5
H.4
Gập đầu gối chạm khuỷu tay. Lặp lại 10 lần. Sải thẳng tay trái về phía trước, cùng lúc đó căng thẳng chân phải về phía sau. Lặp lại 10 lần.(H.4)

Động tác 6

H.5
Lắc vùng mông từ trái sang phải rồi làm ngược lại. Lặp lại khoảng 10 lần.(H.5)

Động tác 7
H.6
Ổn định tư thế cân bằng ở vùng hông. Hạ thấp cơ thể, để mũi thấp dần xuống sàn tập sao cho thoải mái nhất có thể. Nhoài người lên phía trước, đưa mũi dọc theo sàn tập xa hết mức có thế trước khi quay nhẹ nhàng quay về tư  thế trước  đó và lặp lại động tác. Làm động tác 10 lần.(H.6)

Bạn duy trì các động tác này hàng ngày, chứng đau mỏi lưng sẽ giảm đi rõ rệt. Nên nhớ rằng khi có dấu hiệu đau thêm ở động tác nào bạn cần bỏ động tác ấy, không nên cố gắng tập.
( từ web ARTREX.DS)

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

TẢ BÀ NGOẠI

                                                                                                       
Bài 1 :
“Bà ngoại em vẫn chưa già
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày
Nhưng Bà em vẫn rất hay
Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm
Công việc bà vẫn ôm đồm
Chăm lo con cháu sớm hôm không nề.
Hôm nay cô giáo ra đề
Bắt em phải tả viết về Bà em
Em tả giống hệt bên trên
Cô bắt viết lại - mắng thêm em rằng:
Đã Bà là phải rụng răng
Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời
Bà cũng không được ăn chơi
Vì mắt phải kém và môi nhai trầu
Đã Bà là phải ngồi khâu
Không được ngồi hát Ka - Râu - Ô - Kề
Nhất là không được ghi đề
Tuyệt đối không được phóng xe ào ào!
Em nghe chẳng hiểu thế nào
Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này
Tả sai thì lại không hay
Tả đúng thì lại có ngày ăn roi
Kiểu này phải bảo mẹ thôi
Hay đổi Bà khác đúng lời của cô ???”
(sưu tầm xaluan.com)
Có Bà khác ngay đây :
Bài 2 :
Thời nay Bà Ngoại không già
Khoác tay Bà Nội tà tà dạo chơi
Hai Bà có lúc đi bơi
Hoặc đeo súng giả súng hơi ra ngoài
Chơi trò chú thợ săn nai
Ô tô Bà lách sang hai làn đường
Bà đâu phải ở nhà thương
Tứ chi nội tạng Bà thường ô kê
Bảo hiểm Bà cứ là chê
Tiền hưu Bà lãnh đem về ngồi binh
Bài cào, xập xám, linh tinh
Lại còn ra tiệm chụp hình làm duyên
Bà lên phây búc huyên thuyên
Khoe con khoe cháu muốn điên vì Bà
Tuy nhiên Bà cũng rất là
Tảo tần vun vén việc nhà thấy thương
Sáng ra Bà đứng cuối giường
Gọi con cháu dậy tưởng Phường đến thăm
Ra Bà chăm bữa điểm tâm
Tung chăn cả lũ, ân cần hỏi ngay
Vợ chồng con cái chúng mày
Ăn gì thì bảo Bà bầy ra mâm
Có ngày chẳng có món hâm
Bà quày quả mặc áo đầm đi mua
Gà mên đựng súp măng cua
Đĩa đựng bánh cuốn, sữa chua trong làn
Về nhà Bà đặt lên bàn
Ăn mau cho nóng đi làm các con
Chao ôi vời vợi tình thương
Bà em quý hóa còn hơn là vàng.
Em mong Bà sống đàng hoàng
Ăn chơi vừa phải, họ hàng yên tâm.
Mong Bà sống đến một trăm
Con cháu chúc Thọ Bà nằm cười rung.
Ai phôn  bấm nhận lung tung
Cám ơn tôi khỏe, nói chung bình thường.
Bà em trông thật dễ thương
Khác nào như một hót - gơn(*) thời này.
ht.
--------------------------------------------------------------
(*) hot-girl