Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013
THÔNG BÁO GỬI CMC
NHT. Mấy hôm nay, HT phát hiện ra tất cả những bài Bút ký, Hồi ký, ảnh của bạn bè đăng có liên quan tới nhóm CMC, được copy từ một trang web khác, - nằm trong LƯU TRỮ BLOG năm 2011- đã bị phần mềm độc hại ngăn chặn.
Nó hiện lên màn hình bảng như trên.Sợ quá !
Vậy xin thông báo, Triều đã buộc lòng phải xóa tất cả những bài ấy đi.
Bây giờ đã an toàn.
Đây là một sự việc rất đau lòng cho chủ vườn, xin các chị em CMC thông cảm cho.
Hoa đẹp nhưng đã bị thuốc diệt rầy nâu xịt vào, tiếc thay !
Buồn thay !
HT
BÌNH AN Ở ĐÂU ?
Ảnh mạng |
NHT. Trong bài giảng lễ sáng nay, cha kể : Vào ngày 30.4 vừa qua, có bà kia đi Đà Nẵng xem pháo bông. Về, bà nói : Sướng quá, ai không đi là điên. Ở nhà tưởng coi trên ti vi là đẹp rồi, ai ngờ coi thật mới đã. Vậy rồi bà lại chuẩn bị đi các chuyến du lịch khác vì không gì hứng thú cho bằng tai nghe mắt thấy. Đi máy bay, về ngồi xe lửa, bà về tới nhà mệt quá, nằm liệt một tuần, bỏ hết các công việc. Bấy giờ bà nói, tôi không đọc kinh nổi , mệt quá không cầu nguyện được, để từ từ. Mọi việc bà cho từ từ.Bà than mệt quá.
Bà ấy đã không nhớ nước Áo, nhờ mau mắn nghe lời Đức Mẹ cầu nguyện mà được tự do.
Bà ấy đã không nhớ tàu "lạ" đang liên tục bắt nạt ngư dân đồng bào Việt Nam nước ta mà bảo từ từ...
************************
Thây kệ bà ấy, cho bà ấy đi đâu thì đi....cho rồi.
Ngay cả lu bu với việc công ty, đam mê kiếm tiền, ưa thích chuyện trò, tán gẫu, thậm chí dành hết thời giờ cho các chuyến làm từ thiện, phát thuốc, tặng quà cũng làm mất đi ít nhiều sự bình an, rồi vào nhà thờ chúng ta rên rỉ, sao Chúa không ban bình an cho con.Sao con cứ lo lắng buồn rầu thế này.
*************************
Đắm chìm trong công việc hằng ngày và tâm trí bị nó cuốn lấy đến dường như không thể bứt ra được - đó là tình trạng phổ biến của chúng ta. Nhưng bạn hãy nghĩ đến nhận định sau đây của một nhà ẩn tu cổ xưa nói với một người mê mải chuyện làm ăn :
- "Con cá mắc cạn sẽ chết và ươn thối, bạn cũng sẽ ươn thối nếu bạn bị trói buộc vào thế gian. Muốn sống, cá phải quay về với nước. Cũng thế, bạn phải quay về với cõi tâm linh..."
Người làm ăn kia hỏi:
"Ông muốn nói rằng tôi phải bỏ công việc làm ăn của tôi và ẩn mình vào trong một đan viện à?"
Nhà ẩn tu trả lời:
"Ồ, không phải thế. Bạn cứ giữ công việc làm ăn của bạn, và không phải đi vào một đan viện - nhưng là đi vào trong chính cõi lòng bạn."
(Sưu tầm)
....nhưng là đi vào trong chính cõi lòng bạn".
Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013
BÌNH AN CỦA CHÚA NƠI TRẠI PHONG BẾN SẮN
NHT. Có lẽ khi nhìn vào những ảnh trong bài này, một vài người trong chúng ta sẽ phàn nàn tác giả sao cho đăng những hình ảnh gây sốc, tạo ấn tượng ghê sợ vậy. Mình khuyên bạn đừng sợ hãi, đừng ghê rợn, mà hãy yêu thương, lại gần. Chúa đã xuống thế cứu chuộc muôn dân, chẳng lẽ Chúa loại trừ những ông bà này sao? Chúa yêu thương nhân loại, chẳng lẽ chúng ta không dám nhìn mặt họ sao ? Một ngày nào đó, bạn như mình, thử vào thăm cô bác trong một trại phong nào đó gần nhất. Nếu bạn chưa nhận ra tình yêu Chúa nơi họ, nơi bạn, mình e rằng trái tim bạn sẽ thành đá. Còn nếu bạn không dám đi, mình nghĩ bạn sẽ còn than thở vì những đau khổ đời bạn. Đi theo Chúa, ở những ngõ ngách tối tăm, bạn sẽ thấy Chúa tỏa sáng như thế nào.Bạn sẽ thấy bình an như thế nào.
Những cô bác , anh chị em trong các trại phong rất vui vẻ đón chào bạn và khi ấy, bạn sẽ mềm lòng ra, mà cảm nhận được bạn sung sướng hơn họ biết chừng nào, để biết, họ đáng thương và đáng nể biết bao. Nếu không gì thuyết phục được nữa, xin bạn đóng bài này lại, đừng kéo xuống kẻo ...ghê.
Nhưng mình sẽ tiếc, nếu bạn không kéo xuống.
Tình yêu đưa lại gần chứ không hề xa lánh bạn ạ.
Đó là kinh nghiệm của chính mình. Năm 1997, lần thứ nhất mình vào sinh hoạt với các em thiếu nhi trong trại Thanh Bình, gặp gỡ và nghe chuyện cô bác trong trại. Họ cũng như chúng ta, chỉ khác là Thánh Giá Chúa thương ban cho họ ngày càng mẻ sứt, nứt nẻ tươm máu, họ càng đẹp hơn trước mặt Chúa.
Còn chúng ta, muốn đẹp và đẹp hơn, ta cần trang điểm gì ? Bài học quý từ đây :
BÌNH AN CỦA CHÚA
NƠI TRẠI PHONG BẾN SẮN
Trại phong Bến Sắn đã được thành lập từ năm 1959. Kể từ ngày đầu thành lập, trại phong Bến Sắn đã được trao cho các nữ tu tu hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn coi sóc và phục vụ. Từ sau năm 1975, các nữ tu chỉ còn là người phục vụ như nhiều cán bộ công nhân viên khác của trại.
I. BÌNH AN GIỮA NHỮNG NGHỊCH LÝ.
Hơn nửa thế kỷ, gần cả một đời người, nơi đây đã lưu dấu bao nhiêu bước chân con người đi qua. Có thể họ là những người phục vụ với tư cách là y bác sĩ; có thể họ là những người mang lý tưởng tình yêu Chúa Kitô như các nữ tu và nhiều thành viên thiện nguyện khác; có thể họ là những ân nhân một lần đến thăm rồi từ đó gắn bó với trại phong; cũng có thể đó là những người tình cờ hay tò mò muốn biết bệnh nhân phong là thế nào, rồi khi chứng kiến, đã ghi dấu ấn hình ảnh những con người bất hạnh tận tâm khảm đời mình; và trên hết, thành phần chủ yếu của trại phong là tất cả bệnh nhân phong. Chính vì họ mà trại phong Bến Sắn có lý do tồn tại và hiện diện trong nhiều chục năm qua.
Như một tuyên úy cho trại phong, hằng ngày đến dâng thánh lễ, nhiều lần rửa tội, giải tội, xức dầu, cử hành các nghi thức tẩm liệm, an táng… cho những anh chị em trong trại, chúng tôi đã thấm thía lời Chúa Giêsu trong nhà tiệc ly trước khi chia tay các môn đệ của Người: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27). Lời ban bình an này được thực hiện ngay giữa cơn thử thách đang đè nặng trên tông đồ đoàn, vì Chúa sắp bước vào thụ nạn.
Nếu Chúa nói lên lời bình an, trao ban bình an giữa khung cảnh an vui, tấp nập người người tung hô Chúa, hay giữa cảnh đoàn đoàn lũ lũ người chạy đi tìm Chúa, hay giữa đám đông đang muốn tôn Chúa làm vua, thì lời ban bình an ấy còn dễ hiểu. Nhưng hôm nay, trong giờ phút thương đau nhất, giờ phút Chúa phải đối diện với sự phản bội của môn đệ; đối diện với sự thù hận của lòng người đã lên đến đỉnh điểm; đối diện với bạo lực kinh hoàng dành cho mình, đối diện với cây thập giá tủi nhục; đối diện với sự phản trắc của đám đông đã từng nhận hết ơn này đến ơn khác từ nơi Chúa…, thì Chúa lại trao ban bình an!
Một hoàn cảnh xem ra quá ngược, qua nghịch lý để có thể thốt lên lời bình an. Bởi cứ nhìn bằng đôi mắt phàm trần, đây là lúc Chúa không còn bình an, không có bình an. Làm sao mà một người đang đối diện với cái chết tàn nhẫn và khủng khiếp mà người ta dành cho mình, lại có thể có bình an? Làm sao mà một người biết mình sẽ kết thúc cuộc đời bi thảm đến cùng cực lại có đủ bình an mà trao ban cho môn đệ?
Nói như thế là ta đang áp đặt kiểu suy nghĩ của loài người. Bởi bình an mà Chúa trao ban không phải bình an mà “thế gian ban tặng”, nhưng là bình an của Chúa. Bình an giữa những khổ đau vây chặt mới thật sự là bình an. Người vẫn giữ nội tâm của mình bình an giữa những rát buốt mới thật là người vỹ đại. Hơn thế, người vẫn có thể thốt lên hai tiếng bình an và trao ban bình giữa cảnh tượng tàn khốc của sự dữ đang nhắm vào mình, đó mới thật là quà tặng vô giá cho người đón nhận.
Chúa Kitô là như thế. Giữa lúc vây bủa bởi đau khổ tứ bề giăng mắc đang tiến về phía mình, Chúa lại trao bình an cho kẻ khác. Đặc biệt, Chúa trao bình an cho ngay chính kẻ hãm hại mình, bình an của Chúa vì thế càng lớn lao, cao cả. Đó mới thật là bình an của Chúa. Đó mới thật là bình an mà thế gian còn không thể hiểu nổi, chứ đừng nói là thế gian ban tặng.
II. CHÚNG TA CẦN BÌNH AN CỦA CHÚA.
Bình an của Chúa. Chúng ta cần bình an ấy. Từng cá nhân cần bình an ấy. Nhân loại cần bình an ấy. Bình an của Chúa, bình an giữa mọi thách thức, bình an làm sống trong lòng ta tất cả những can đảm, những chấp nhận, những tình yêu, những cảm thông, những say mê xót thương, những hạnh phúc nội tâm…
Bình an của Chúa đem chúng ta đến gần anh chị em, cho chúng ta được liên kết trong đau khổ với tất cả mọi người khổ đau, bị tước đoạt quyền sống, bị thất bại trong cuộc đời…; liên kết trong yêu thương với tất cả mọi người đang đói khát yêu thương, đói khát tự do, đói khát hòa bình, đói khát quyền được sống như một con người…; liên kết trong sớt chia với tất cả những ai cần được ủi an, những ai bị loại ra khỏi đời sống chung, bị rẻ rúng giá trị làm người…; liên kết trong yếu đau với tất cả mọi người bệnh tật, bị áp bức, bị bóc lột, bị bỏ rơi, bị hiểu lầm, bị đối xử tệ bạc, bị tù tội, nhất là những ai bị những án tù oan khuất…; liên kết trong hy vọng với tất cả mọi người đang cố gắng vươn lên từ những vùi giập, vươn lên trong nỗ lực tìm lại căn tính của mình, cố gắng vươn lên và vượt thoát những hoàn cảnh như đang nhấn chìm bản thân mình…; liên kết trong sự hiểu biết với tất cả những ai đang đi tìm cho mình một định hướng, một chân lý không chỉ giúp sống mà còn giúp thăng tiến mình, thăng tiến mọi con người còn đang lạc hậu, khổ ngèo, bị tước bỏ nền văn hóa…; liên kết trong sự rộng lượng với tất cả những người bị khinh bỉ, bị bách hại vì mọi lý do chính trị, bị thách thức lòng tin, bị làm cho xói mòn tình người, xói mòn sự tương thân tương ái…
Bình an của Chúa. Chúng ta cần bình an ấy. Bình an của Chúa giúp chúng ta vượt trên mọi khổ hạnh, thắp sáng lên sự mạnh mẽ của ý chí, của quyết tâm chiến thắng. Bình an của Chúa đem lại cho chúng ta hoa trái của vui tươi, đón nhận, đùm bọc, chở che, sống hết tình, sống hết mình vì đồng loại... Bình an của Chúa sẽ cho chúng ta nội tâm thanh thản trên số phận của mình, dẫu số phận ấy, nhìn từ bên ngoài sẽ chỉ có bi đát, thất vọng, bất hạnh… Bình an của Chúa làm cho chúng ta, dẫu đớn đau cực độ qua từng nỗi đau của tinh thần lẫn thể xác, vẫn không nổi loạn, không đánh mất nhân tính, nhưng càng thấm thía sự bất tất vô cùng của thân phận mong manh…
III. LÒNG NGƯỜI TRỔ SINH BÌNH AN CỦA CHÚA.
Chúng tôi đã học được tất cả những bài học quý báu ấy nơi mọi con người và từng người trong trại phong Bến Sắn này. Vì thế, đến với họ, chúng tôi được mà không hề mất. Chúng tôi đã nhận nơi họ quá nhiều, đến nỗi nhiều lúc phải hỗ thẹn. Anh chị em trong trại phong là món quà, không thể có món quà nào quý hơn, mà Chúa đã trao tặng chúng tôi.
Làm sao mà những con người, tưởng chừng xấu số ấy, vẫn có thể nở nụ cười trên môi, dẫu nhiều khi vì bệnh tật, nụ cười đã dị dạng.
Làm sao mà những con người, tưởng chừng không còn niềm tin, lại có thể tin vào Chúa là tình yêu, khi mà cả một đời gắn chặt trên giường bệnh, hay trên những chiếc xe lăn oan nghiệt.
Làm sao mà những con người tưởng chừng bị mất hy vọng dường ấy lại có thể nhìn nhận Thiên Chúa là Cha từ ái, và suốt đời ôm ấp lòng mến yêu, sự cậy trông tha thiết đối với Thiên Chúa đến vậy.
Làm sao mà những con người đáng thương ấy lại có thể cất lên tiếng “cha” niềm nỡ với các linh mục, hay tiếng “dì”, tiếng “thầy” thân thương với các tu sĩ.
Làm sao mà những con người bạc phận ấy lại có thể can đảm níu kéo cuộc sống của mình từng ngày trong căn bệnh quái ác đã từng gây đau nhức đến nỗi chỉ muốn chết, chỉ có thể chết mà thôi.
Làm sao những con người đáng thương ấy lại có thể chấp nhận bản thân mình, trong khi bị chính những người thân nhất đời mình như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cháu… chối bỏ, thậm chí bị khước từ, bị khinh bỉ như một kẻ dơ bẩn, xấu xa, hèn mạc.
Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bi đát, lại có thể chìa đôi tay không còn nguyên vẹn của mình để làm cho đứng dậy những ai muốn gục ngã trong đời.
Làm sao mà những con người khó đứng vững trên đôi chân mình, lại có thể làm điểm tựa vững chắc cho những ai đang sầu thương trên đường đời. Bởi nhiều khi vấp phải những khủng hoảng trong đời sống, chúng tôi đã chiêm ngưỡng những anh chị em tưởng chừng bi thương ấy, để lấy lại thăng bằng cho đời hiến dâng của mình.
Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bất hạnh ấy, lại giàu nghị lực, giàu lòng can đảm chịu đựng bệnh tật, chịu đựng hoàn cảnh thiếu tình thương của người thân, thiếu sự ấm áp của một mài gia đình đúng nghĩa, lại có thể chấp nhận một gia đình mà trong đó, toàn là người xa lạ, đến từ nhiều nơi, với nhiều cách nghĩ, cách sống lắm lúc quá chênh lệch, quá khác nhau…
Làm sao mà những con người tưởng như chỉ còn màn đen phủ trọn kiếp sống, lại có thể quả cảm đến mức lạ thường, khi phải chấp nhận hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những người cùng chung sống, hoàn cảnh của những người phục vụ mình, hoàn cảnh của tất cả những ai có trách nhiệm, có liên can, mà nhiều khi vì hoàn cảnh riêng ấy, đã không mang lại nụ cười, hay đã không thể mang lại nụ cười, nhưng chỉ là nước mắt, là khổ đau cho mình…
Làm sao mà những con người như thế, lại có thể vỹ đại đến vậy. Đáng yêu quá! Đáng quý quá! Đáng trân trọng quá!...
Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đã nhảy múa trong đầu chúng tôi, trong tim chúng tôi, trong những ngày tháng chúng tôi được chứng kiến. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” nghẹn ứ trong cổ họng, đã không thể bật thành lời, mà thành những dòng cảm động rót đầy vào hồn chúng tôi. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đổ dồn trong cõi riêng tư, khiến chúng tôi càng yêu quá đỗi, càng trân quý quá đỗi những ân huệ lớn lao của Thiên Chúa ban tặng trong cuộc đời mình.
Không thể trả lời cho xiết những tiếng “làm sao…”. Bởi nếu đi tìm câu trả lời bằng suy nghĩ của phàm nhân, sẽ thất bại.
Chỉ có lời Thiên Chúa mới mong lý giải đến tận cùng những tiếng “làm sao…” ấy. Đó chính là lời Chúa Giêsu thốt lên để ban bình an ngay trước giờ thụ nạn, giờ đau khổ nhất trong cuộc đời dương thế của Người đang lồ lộ phía trước: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27).
Hóa ra LÒNG NGƯỜI ĐÃ TRỔ SINH BÌNH AN CỦA THẦY.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, đó là bình an giữa những vây bũa bởi những thách thức, những rúng động (chứ không phải thứ bình an êm ái nhưng giả tạo của thế gian, hay của bất cứ ai khác), mới có thể làm tăng sức, làm mạnh mẽ, làm cao cả, làm mãnh lực, làm cứng cáp… những gì yếu đuối nhất, mềm mại nhất, đơn côi nhất, thiếu thốn nhất…
Chính vì được “Thầy để lại”, được “Thầy ban” cho mình “BÌNH AN CỦA THẦY” mà những con người đầy khiếm khuyết trên thân xác, lại có thể sống tích cực, sống dồi dào đức tin, lòng mền, niềm cậy trông, sống dồi dào tình yêu cho nhau, và cho đời đến vậy.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, bình an trong sự vâng phục Thánh Ý đến tận cùng mà Chúa Giêsu rót vào hồn những kẻ đang bước đi cùng Người trên con đường thánh giá, mới làm cho họ vững vàng, chấp nhận, chịu đựng, và biết hiến dâng đến vậy.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY” đã làm cho mọi bệnh nhân nơi đây, dẫu còn đó những khó khăn, những thiếu thốn, vẫn yêu và ra sức xây dựng nơi mình sống, xây dựng môi trường bệnh viện thành ngôi nhà chung cho tất cả những ai đồng cảnh ngộ, cho tất cả những ai muốn tìm về để có chốn nương thân.
“BÌNH AN CỦA THẦY” một khi được trao ban cho con người, cứ y như dấu lạ mà chính Thầy đã từng thực hiện trong Tin Mừng, nay lại tiếp tục để chữa lành, để xoa dịu, để ủi an, để tăng nghị lực, để lấp đầy những trống vắng, để tha thứ, để đón nhận… mọi con người.
Hay nói cách khác, giờ đây Thầy đang hiện diện bằng chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, để những gì mà ngày xưa Thầy đã từng thực hiện nơi những trang Tin Mừng, vẫn tiếp tục thực hiện bằng chính những dấu lạ hôm nay, ngay trên chốn này. Chính Thầy đã làm cho lòng người hôm nay trổ sinh bình an của Thầy.
Cảm nghiệm “BÌNH AN CỦA THẦY” trổ sinh trong lòng người, như chạm tới được, chúng tôi bàng hoàng. Đã có lúc chúng tôi sợ hãi, vì nhận ra, đôi lần mình còn sống hình thức, chưa dám dấn thân, chưa dám hòa mình trọn vẹn với anh chị em. Chúng tôi nguyện xin Chúa Giêsu, người Thầy của ơn bình an ấy, tha thứ cho những dại khờ, những lơ đễnh, những hời hợt của chúng tôi. Xin Người tha thứ cho những lần chúng tôi chưa đặt hết tâm của mình trong việc phục vụ. Xin Người tha thứ cho chúng tôi vì chúng tôi đã không làm đầy thêm, không vun bồi thêm khuôn mặt từ ái yêu thương của Người nơi tất cả những anh chị em đang đau khổ, vì sự xa tránh, sự thiếu chân thật, thiếu tấm lòng, thiếu sự cảm thông… của chúng tôi.
Nguyện xin Chúa Giêsu tác giả của ơn bình an, ban cho chúng tôi, ban cho mọi người có nhiệm vụ phục vụ, và ban cho mọi bệnh nhân bình an của Chúa, để nhờ ơn bình an ấy, cuộc sống nơi đây ngày càng đẹp hơn, thắng thiết hơn, trào tràn yêu thương hơn.
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm trại phong chiều ngày 16/11/2012, vào lúc 15h30’.
IV. MỘT LỜI CÁM ƠN.
Xin lỗi Chúa bao nhiêu, chúng tôi càng phải mang ơn anh chị em trại phong này bấy nhiêu. Anh chị em là ngọn lửa thắp lên niềm an ủi, thắp lên sức mạnh tình thần, sức mạnh của nghị lực khi chúng tôi vấp phải những chán chường, bạc nhược mà đôi lần vì bản thân, vì giới hạn của con người, vì những hoàn cảnh khác nhau có thể gây ra. Chính anh chị em làm cho chúng tôi vui hơn, tươi hơn, đáng sống hơn, dám đương đầu hơn…
Chính trong nỗi bất hạnh của mình, anh chị em là nét đẹp của cuộc đời, là ánh nắng pha trong u tối, là cơn mưa nhẹ xua đi những oi nồng trong lòng chúng tôi, mỗi khi chúng tôi gặp phải những cản trở nào đó trên đường phục vụ và mục vụ. Từ nay, cứ nhìn anh chị em, chúng tôi không còn dám than thân trách phận, không còn dám nghĩ suy ích kỹ cho riêng mình, không còn dám bỏ qua những tiện ích, những khả năng mà Chúa ban cho mình, không còn dám “đem chôn dấu nén bạc” của Chúa, mà không tìm ích lợi hồn xác cho mình, cho đời.
Ngàn vạn lần cám ơn anh chị em. Chúng tôi đã nhận từ anh chị em quá nhiều. Chúng tôi kính phục anh chị em. Anh chị em đã cho chúng tôi không phải vật chất, mà là cho tất cả con người, cho cả đời sống, cho cả những khiếm khuyết trên thân thể của anh chị em, để chúng tôi càng nhận ra hồng ân sự sống cao quý biết chừng nào.
Anh chị em là quà tặng của sự sống chúng tôi. Anh chị em muốn sống, muốn vươn cao hơn nữa trong đời sống, dù vẫn còn đó trên thân thể bệnh tật của mình, thì chúng tôi càng phải sống, và sống cho có ý nghĩa, sống cho tích cực, sống vì lợi ích thiêng liêng của mình, vì lợi ích thiêng liêng của chính anh em và của muôn người mà chúng tôi có nhiệm vụ phục vụ.
Xin cúi mình kính chào anh chị em. Xin được hôn lên mọi đau khổ của anh chị em.
Xin Chúa tuôn đổ bình an của Chúa trên tất cả chúng ta.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Cám ơn conggiaovietnam.net đã gửi cho NHT'
Những cô bác , anh chị em trong các trại phong rất vui vẻ đón chào bạn và khi ấy, bạn sẽ mềm lòng ra, mà cảm nhận được bạn sung sướng hơn họ biết chừng nào, để biết, họ đáng thương và đáng nể biết bao. Nếu không gì thuyết phục được nữa, xin bạn đóng bài này lại, đừng kéo xuống kẻo ...ghê.
Nhưng mình sẽ tiếc, nếu bạn không kéo xuống.
Tình yêu đưa lại gần chứ không hề xa lánh bạn ạ.
Đó là kinh nghiệm của chính mình. Năm 1997, lần thứ nhất mình vào sinh hoạt với các em thiếu nhi trong trại Thanh Bình, gặp gỡ và nghe chuyện cô bác trong trại. Họ cũng như chúng ta, chỉ khác là Thánh Giá Chúa thương ban cho họ ngày càng mẻ sứt, nứt nẻ tươm máu, họ càng đẹp hơn trước mặt Chúa.
Còn chúng ta, muốn đẹp và đẹp hơn, ta cần trang điểm gì ? Bài học quý từ đây :
BÌNH AN CỦA CHÚA
NƠI TRẠI PHONG BẾN SẮN
Trại phong Bến Sắn đã được thành lập từ năm 1959. Kể từ ngày đầu thành lập, trại phong Bến Sắn đã được trao cho các nữ tu tu hội Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn coi sóc và phục vụ. Từ sau năm 1975, các nữ tu chỉ còn là người phục vụ như nhiều cán bộ công nhân viên khác của trại.
I. BÌNH AN GIỮA NHỮNG NGHỊCH LÝ.
Hơn nửa thế kỷ, gần cả một đời người, nơi đây đã lưu dấu bao nhiêu bước chân con người đi qua. Có thể họ là những người phục vụ với tư cách là y bác sĩ; có thể họ là những người mang lý tưởng tình yêu Chúa Kitô như các nữ tu và nhiều thành viên thiện nguyện khác; có thể họ là những ân nhân một lần đến thăm rồi từ đó gắn bó với trại phong; cũng có thể đó là những người tình cờ hay tò mò muốn biết bệnh nhân phong là thế nào, rồi khi chứng kiến, đã ghi dấu ấn hình ảnh những con người bất hạnh tận tâm khảm đời mình; và trên hết, thành phần chủ yếu của trại phong là tất cả bệnh nhân phong. Chính vì họ mà trại phong Bến Sắn có lý do tồn tại và hiện diện trong nhiều chục năm qua.
Như một tuyên úy cho trại phong, hằng ngày đến dâng thánh lễ, nhiều lần rửa tội, giải tội, xức dầu, cử hành các nghi thức tẩm liệm, an táng… cho những anh chị em trong trại, chúng tôi đã thấm thía lời Chúa Giêsu trong nhà tiệc ly trước khi chia tay các môn đệ của Người: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27). Lời ban bình an này được thực hiện ngay giữa cơn thử thách đang đè nặng trên tông đồ đoàn, vì Chúa sắp bước vào thụ nạn.
Nếu Chúa nói lên lời bình an, trao ban bình an giữa khung cảnh an vui, tấp nập người người tung hô Chúa, hay giữa cảnh đoàn đoàn lũ lũ người chạy đi tìm Chúa, hay giữa đám đông đang muốn tôn Chúa làm vua, thì lời ban bình an ấy còn dễ hiểu. Nhưng hôm nay, trong giờ phút thương đau nhất, giờ phút Chúa phải đối diện với sự phản bội của môn đệ; đối diện với sự thù hận của lòng người đã lên đến đỉnh điểm; đối diện với bạo lực kinh hoàng dành cho mình, đối diện với cây thập giá tủi nhục; đối diện với sự phản trắc của đám đông đã từng nhận hết ơn này đến ơn khác từ nơi Chúa…, thì Chúa lại trao ban bình an!
Một hoàn cảnh xem ra quá ngược, qua nghịch lý để có thể thốt lên lời bình an. Bởi cứ nhìn bằng đôi mắt phàm trần, đây là lúc Chúa không còn bình an, không có bình an. Làm sao mà một người đang đối diện với cái chết tàn nhẫn và khủng khiếp mà người ta dành cho mình, lại có thể có bình an? Làm sao mà một người biết mình sẽ kết thúc cuộc đời bi thảm đến cùng cực lại có đủ bình an mà trao ban cho môn đệ?
Nói như thế là ta đang áp đặt kiểu suy nghĩ của loài người. Bởi bình an mà Chúa trao ban không phải bình an mà “thế gian ban tặng”, nhưng là bình an của Chúa. Bình an giữa những khổ đau vây chặt mới thật sự là bình an. Người vẫn giữ nội tâm của mình bình an giữa những rát buốt mới thật là người vỹ đại. Hơn thế, người vẫn có thể thốt lên hai tiếng bình an và trao ban bình giữa cảnh tượng tàn khốc của sự dữ đang nhắm vào mình, đó mới thật là quà tặng vô giá cho người đón nhận.
Chúa Kitô là như thế. Giữa lúc vây bủa bởi đau khổ tứ bề giăng mắc đang tiến về phía mình, Chúa lại trao bình an cho kẻ khác. Đặc biệt, Chúa trao bình an cho ngay chính kẻ hãm hại mình, bình an của Chúa vì thế càng lớn lao, cao cả. Đó mới thật là bình an của Chúa. Đó mới thật là bình an mà thế gian còn không thể hiểu nổi, chứ đừng nói là thế gian ban tặng.
II. CHÚNG TA CẦN BÌNH AN CỦA CHÚA.
Bình an của Chúa. Chúng ta cần bình an ấy. Từng cá nhân cần bình an ấy. Nhân loại cần bình an ấy. Bình an của Chúa, bình an giữa mọi thách thức, bình an làm sống trong lòng ta tất cả những can đảm, những chấp nhận, những tình yêu, những cảm thông, những say mê xót thương, những hạnh phúc nội tâm…
Bình an của Chúa đem chúng ta đến gần anh chị em, cho chúng ta được liên kết trong đau khổ với tất cả mọi người khổ đau, bị tước đoạt quyền sống, bị thất bại trong cuộc đời…; liên kết trong yêu thương với tất cả mọi người đang đói khát yêu thương, đói khát tự do, đói khát hòa bình, đói khát quyền được sống như một con người…; liên kết trong sớt chia với tất cả những ai cần được ủi an, những ai bị loại ra khỏi đời sống chung, bị rẻ rúng giá trị làm người…; liên kết trong yếu đau với tất cả mọi người bệnh tật, bị áp bức, bị bóc lột, bị bỏ rơi, bị hiểu lầm, bị đối xử tệ bạc, bị tù tội, nhất là những ai bị những án tù oan khuất…; liên kết trong hy vọng với tất cả mọi người đang cố gắng vươn lên từ những vùi giập, vươn lên trong nỗ lực tìm lại căn tính của mình, cố gắng vươn lên và vượt thoát những hoàn cảnh như đang nhấn chìm bản thân mình…; liên kết trong sự hiểu biết với tất cả những ai đang đi tìm cho mình một định hướng, một chân lý không chỉ giúp sống mà còn giúp thăng tiến mình, thăng tiến mọi con người còn đang lạc hậu, khổ ngèo, bị tước bỏ nền văn hóa…; liên kết trong sự rộng lượng với tất cả những người bị khinh bỉ, bị bách hại vì mọi lý do chính trị, bị thách thức lòng tin, bị làm cho xói mòn tình người, xói mòn sự tương thân tương ái…
Bình an của Chúa. Chúng ta cần bình an ấy. Bình an của Chúa giúp chúng ta vượt trên mọi khổ hạnh, thắp sáng lên sự mạnh mẽ của ý chí, của quyết tâm chiến thắng. Bình an của Chúa đem lại cho chúng ta hoa trái của vui tươi, đón nhận, đùm bọc, chở che, sống hết tình, sống hết mình vì đồng loại... Bình an của Chúa sẽ cho chúng ta nội tâm thanh thản trên số phận của mình, dẫu số phận ấy, nhìn từ bên ngoài sẽ chỉ có bi đát, thất vọng, bất hạnh… Bình an của Chúa làm cho chúng ta, dẫu đớn đau cực độ qua từng nỗi đau của tinh thần lẫn thể xác, vẫn không nổi loạn, không đánh mất nhân tính, nhưng càng thấm thía sự bất tất vô cùng của thân phận mong manh…
III. LÒNG NGƯỜI TRỔ SINH BÌNH AN CỦA CHÚA.
Chúng tôi đã học được tất cả những bài học quý báu ấy nơi mọi con người và từng người trong trại phong Bến Sắn này. Vì thế, đến với họ, chúng tôi được mà không hề mất. Chúng tôi đã nhận nơi họ quá nhiều, đến nỗi nhiều lúc phải hỗ thẹn. Anh chị em trong trại phong là món quà, không thể có món quà nào quý hơn, mà Chúa đã trao tặng chúng tôi.
Làm sao mà những con người, tưởng chừng xấu số ấy, vẫn có thể nở nụ cười trên môi, dẫu nhiều khi vì bệnh tật, nụ cười đã dị dạng.
Làm sao mà những con người, tưởng chừng không còn niềm tin, lại có thể tin vào Chúa là tình yêu, khi mà cả một đời gắn chặt trên giường bệnh, hay trên những chiếc xe lăn oan nghiệt.
Làm sao mà những con người tưởng chừng bị mất hy vọng dường ấy lại có thể nhìn nhận Thiên Chúa là Cha từ ái, và suốt đời ôm ấp lòng mến yêu, sự cậy trông tha thiết đối với Thiên Chúa đến vậy.
Làm sao mà những con người đáng thương ấy lại có thể cất lên tiếng “cha” niềm nỡ với các linh mục, hay tiếng “dì”, tiếng “thầy” thân thương với các tu sĩ.
Làm sao mà những con người bạc phận ấy lại có thể can đảm níu kéo cuộc sống của mình từng ngày trong căn bệnh quái ác đã từng gây đau nhức đến nỗi chỉ muốn chết, chỉ có thể chết mà thôi.
Làm sao những con người đáng thương ấy lại có thể chấp nhận bản thân mình, trong khi bị chính những người thân nhất đời mình như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cháu… chối bỏ, thậm chí bị khước từ, bị khinh bỉ như một kẻ dơ bẩn, xấu xa, hèn mạc.
Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bi đát, lại có thể chìa đôi tay không còn nguyên vẹn của mình để làm cho đứng dậy những ai muốn gục ngã trong đời.
Làm sao mà những con người khó đứng vững trên đôi chân mình, lại có thể làm điểm tựa vững chắc cho những ai đang sầu thương trên đường đời. Bởi nhiều khi vấp phải những khủng hoảng trong đời sống, chúng tôi đã chiêm ngưỡng những anh chị em tưởng chừng bi thương ấy, để lấy lại thăng bằng cho đời hiến dâng của mình.
Làm sao mà những con người, cứ tưởng là bất hạnh ấy, lại giàu nghị lực, giàu lòng can đảm chịu đựng bệnh tật, chịu đựng hoàn cảnh thiếu tình thương của người thân, thiếu sự ấm áp của một mài gia đình đúng nghĩa, lại có thể chấp nhận một gia đình mà trong đó, toàn là người xa lạ, đến từ nhiều nơi, với nhiều cách nghĩ, cách sống lắm lúc quá chênh lệch, quá khác nhau…
Làm sao mà những con người tưởng như chỉ còn màn đen phủ trọn kiếp sống, lại có thể quả cảm đến mức lạ thường, khi phải chấp nhận hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những người cùng chung sống, hoàn cảnh của những người phục vụ mình, hoàn cảnh của tất cả những ai có trách nhiệm, có liên can, mà nhiều khi vì hoàn cảnh riêng ấy, đã không mang lại nụ cười, hay đã không thể mang lại nụ cười, nhưng chỉ là nước mắt, là khổ đau cho mình…
Làm sao mà những con người như thế, lại có thể vỹ đại đến vậy. Đáng yêu quá! Đáng quý quá! Đáng trân trọng quá!...
Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đã nhảy múa trong đầu chúng tôi, trong tim chúng tôi, trong những ngày tháng chúng tôi được chứng kiến. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” nghẹn ứ trong cổ họng, đã không thể bật thành lời, mà thành những dòng cảm động rót đầy vào hồn chúng tôi. Biết bao nhiêu tiếng “làm sao…” đổ dồn trong cõi riêng tư, khiến chúng tôi càng yêu quá đỗi, càng trân quý quá đỗi những ân huệ lớn lao của Thiên Chúa ban tặng trong cuộc đời mình.
Không thể trả lời cho xiết những tiếng “làm sao…”. Bởi nếu đi tìm câu trả lời bằng suy nghĩ của phàm nhân, sẽ thất bại.
Chỉ có lời Thiên Chúa mới mong lý giải đến tận cùng những tiếng “làm sao…” ấy. Đó chính là lời Chúa Giêsu thốt lên để ban bình an ngay trước giờ thụ nạn, giờ đau khổ nhất trong cuộc đời dương thế của Người đang lồ lộ phía trước: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27).
Hóa ra LÒNG NGƯỜI ĐÃ TRỔ SINH BÌNH AN CỦA THẦY.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, đó là bình an giữa những vây bũa bởi những thách thức, những rúng động (chứ không phải thứ bình an êm ái nhưng giả tạo của thế gian, hay của bất cứ ai khác), mới có thể làm tăng sức, làm mạnh mẽ, làm cao cả, làm mãnh lực, làm cứng cáp… những gì yếu đuối nhất, mềm mại nhất, đơn côi nhất, thiếu thốn nhất…
Chính vì được “Thầy để lại”, được “Thầy ban” cho mình “BÌNH AN CỦA THẦY” mà những con người đầy khiếm khuyết trên thân xác, lại có thể sống tích cực, sống dồi dào đức tin, lòng mền, niềm cậy trông, sống dồi dào tình yêu cho nhau, và cho đời đến vậy.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, bình an trong sự vâng phục Thánh Ý đến tận cùng mà Chúa Giêsu rót vào hồn những kẻ đang bước đi cùng Người trên con đường thánh giá, mới làm cho họ vững vàng, chấp nhận, chịu đựng, và biết hiến dâng đến vậy.
Chính “BÌNH AN CỦA THẦY” đã làm cho mọi bệnh nhân nơi đây, dẫu còn đó những khó khăn, những thiếu thốn, vẫn yêu và ra sức xây dựng nơi mình sống, xây dựng môi trường bệnh viện thành ngôi nhà chung cho tất cả những ai đồng cảnh ngộ, cho tất cả những ai muốn tìm về để có chốn nương thân.
“BÌNH AN CỦA THẦY” một khi được trao ban cho con người, cứ y như dấu lạ mà chính Thầy đã từng thực hiện trong Tin Mừng, nay lại tiếp tục để chữa lành, để xoa dịu, để ủi an, để tăng nghị lực, để lấp đầy những trống vắng, để tha thứ, để đón nhận… mọi con người.
Hay nói cách khác, giờ đây Thầy đang hiện diện bằng chính “BÌNH AN CỦA THẦY”, để những gì mà ngày xưa Thầy đã từng thực hiện nơi những trang Tin Mừng, vẫn tiếp tục thực hiện bằng chính những dấu lạ hôm nay, ngay trên chốn này. Chính Thầy đã làm cho lòng người hôm nay trổ sinh bình an của Thầy.
Cảm nghiệm “BÌNH AN CỦA THẦY” trổ sinh trong lòng người, như chạm tới được, chúng tôi bàng hoàng. Đã có lúc chúng tôi sợ hãi, vì nhận ra, đôi lần mình còn sống hình thức, chưa dám dấn thân, chưa dám hòa mình trọn vẹn với anh chị em. Chúng tôi nguyện xin Chúa Giêsu, người Thầy của ơn bình an ấy, tha thứ cho những dại khờ, những lơ đễnh, những hời hợt của chúng tôi. Xin Người tha thứ cho những lần chúng tôi chưa đặt hết tâm của mình trong việc phục vụ. Xin Người tha thứ cho chúng tôi vì chúng tôi đã không làm đầy thêm, không vun bồi thêm khuôn mặt từ ái yêu thương của Người nơi tất cả những anh chị em đang đau khổ, vì sự xa tránh, sự thiếu chân thật, thiếu tấm lòng, thiếu sự cảm thông… của chúng tôi.
Nguyện xin Chúa Giêsu tác giả của ơn bình an, ban cho chúng tôi, ban cho mọi người có nhiệm vụ phục vụ, và ban cho mọi bệnh nhân bình an của Chúa, để nhờ ơn bình an ấy, cuộc sống nơi đây ngày càng đẹp hơn, thắng thiết hơn, trào tràn yêu thương hơn.
Đức TGM Leopoldo Girelli thăm trại phong chiều ngày 16/11/2012, vào lúc 15h30’.
IV. MỘT LỜI CÁM ƠN.
Xin lỗi Chúa bao nhiêu, chúng tôi càng phải mang ơn anh chị em trại phong này bấy nhiêu. Anh chị em là ngọn lửa thắp lên niềm an ủi, thắp lên sức mạnh tình thần, sức mạnh của nghị lực khi chúng tôi vấp phải những chán chường, bạc nhược mà đôi lần vì bản thân, vì giới hạn của con người, vì những hoàn cảnh khác nhau có thể gây ra. Chính anh chị em làm cho chúng tôi vui hơn, tươi hơn, đáng sống hơn, dám đương đầu hơn…
Chính trong nỗi bất hạnh của mình, anh chị em là nét đẹp của cuộc đời, là ánh nắng pha trong u tối, là cơn mưa nhẹ xua đi những oi nồng trong lòng chúng tôi, mỗi khi chúng tôi gặp phải những cản trở nào đó trên đường phục vụ và mục vụ. Từ nay, cứ nhìn anh chị em, chúng tôi không còn dám than thân trách phận, không còn dám nghĩ suy ích kỹ cho riêng mình, không còn dám bỏ qua những tiện ích, những khả năng mà Chúa ban cho mình, không còn dám “đem chôn dấu nén bạc” của Chúa, mà không tìm ích lợi hồn xác cho mình, cho đời.
Ngàn vạn lần cám ơn anh chị em. Chúng tôi đã nhận từ anh chị em quá nhiều. Chúng tôi kính phục anh chị em. Anh chị em đã cho chúng tôi không phải vật chất, mà là cho tất cả con người, cho cả đời sống, cho cả những khiếm khuyết trên thân thể của anh chị em, để chúng tôi càng nhận ra hồng ân sự sống cao quý biết chừng nào.
Anh chị em là quà tặng của sự sống chúng tôi. Anh chị em muốn sống, muốn vươn cao hơn nữa trong đời sống, dù vẫn còn đó trên thân thể bệnh tật của mình, thì chúng tôi càng phải sống, và sống cho có ý nghĩa, sống cho tích cực, sống vì lợi ích thiêng liêng của mình, vì lợi ích thiêng liêng của chính anh em và của muôn người mà chúng tôi có nhiệm vụ phục vụ.
Xin cúi mình kính chào anh chị em. Xin được hôn lên mọi đau khổ của anh chị em.
Xin Chúa tuôn đổ bình an của Chúa trên tất cả chúng ta.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Cám ơn conggiaovietnam.net đã gửi cho NHT'
Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013
LỜI MẸ NHẮN NHỦ CON
Mẹ đã cho con sự sống, nhưng không thế sống thay con
Mẹ có thể dạy con nhiều điều, nhưng không thể bắt con học được.
Mẹ có thể chỉ đường cho con, nhưng không thể ở đó đễ dẫn con đi.
Mẹ có thể cho phép con tự do, nhưng không thể chịu trách nhiệm vì về tự do ấy.
Mẹ có thể đưa con đến nhà thờ, nhưng không thể bắt con tin.
Mẹ có thể dạy con phải trái, nhưng không thể mãi mãi quyết định thay con.
Mẹ có thể mua cho con quần áo đẹp, nhưng không thể làm cho con xinh đẹp nội tâm
Mẹ có thể cho con lời khuyên, nhưng không thể ép con đón nhận.
Mẹ có thể dạy con chia sẻ, nhưng không thể bắt con đừng ích kỷ.
Mẹ có thể dạy con lòng tôn kính, nhưng không thể buộc con tôn kính một ai.
Mẹ có thể khuyên con chọn bạn, nhưng không thể chọn bạn thay con.
Mẹ có thể dạy con về giới tính, nhưng không thể giữ con trong sạch.
Mẹ có thể nói con nghe về cuộc đời, nhưng không thể xây dựng tiếng thơm cho con.
Mẹ có thể nói con nghe về rượu chè, nhưng không thể nói ‘không’ thay con.
Mẹ có thể cảnh báo với con về ma túy, nhưng không thể ngăn cản con dùng đến nó.
Mẹ có thể nói với con về mục đích thanh cao, nhưng không thể đạt được thay con.
Mẹ có thể dạy con lòng tử tế, nhưng không thể buộc con phải tử tế.
Mẹ có thể cảnh báo cho con về tội lỗi, nhưng không thể biến con thành người đạo đức.
Mẹ có thể yêu con như đứa trẻ, nhưng không thể đặt con vào gia đình của Chúa.
Mẹ có thể nguyện cầu cho con, nhưng không thể biến Đức Giêsu thành Chúa của con.
Mẹ có thể nói với con phải sống thế nào, nhưng không thể cho con sự sống đời đời.
Mẹ có thể suốt đời yêu con với tình yêu vô điều kiện... và Mẹ sẽ mãi mãi yêu con!
Sưu tầm
Langthangchieutim
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
MUỐN ĐƯỢC BÌNH AN
Ngày 8.10.1952, một vụ án xảy ra tại Bavière, một thiếu nữ 18 tuổi tên là Emma bị thảm sát cách tất tưởi. Chuyến xe lửa vừa tới nhà ga, các chị em đồng hành ngạc nhiên vì không thấy Emma đâu, nên báo cho "Ông Xếp" nhà ga hay tin. Thế là lập tức các nhân viên hỏa xa chia nhau đi tìm kiếm doc theo đường xe lửa suốt hai tiếng đồng hồ mới phác giác ra xác Emma đang nằm xõng xượt trong vũng máu, chân tay bị chặt cụt.. Xếp ga mở cuộc điều tra. Tất cả mọi người hành khách bị thẩm vấn đều trả lời là không biết gì cả. Trong số đó có một chàng thanh niên 24 tuổi. Khi được hỏi thì anh trả lời ấp úng là không biết gì cả. Nhưng vì có vẻ ngây ngô thành thật nên người ta cũng bỏ qua.
Hai tuần sau, chàng trai này đến gõ cửa Tu viện các Cha dòng Bênêđitô xin nhập Dòng. Anh được nhận. Sau hai năm thử luyện thấy không có gì ngăn trở, Bề Trên nhận anh vào Tập viện. Khoảng tháng 10, trước ngày vào Tập viện, anh đến chỗ đường sắt nơi đã tìm thấy xác Emma nằm trong vũng máu. Anh quỳ chắp tay cầu nguyện. Ngày hôm sau, lúc sáng sớm tinh sương, anh tới mồ Emma, người mà chính anh đã giết chết. Anh đã la lên trong tiếng khóc nức nở: "Tôi không chịu được nữa". Rồi anh đi tự nộp mình cho cảnh sát và thú tất cả tội lỗi của anh. Cái tội mà người ta đã quên đi vì không điều tra manh mối gì. Anh thú nhận là anh đã xô Emma xuống và đâm chết vì nghe cô ta nói là cô ta không biết đến anh nữa. Vì thế nên anh đã nổi cơn điên nên đã hành động độc ác như thế.
Câu truyện trên cho chúng ta thấy, dù bốn bức tường kín nơi Tu Viện cũng không trấn an được tiếng lương tâm ray rứt, không làm cho người thanh niên phạm tội ác được bình an tâm hồn, cho dầu không một ai hay biết tội lỗi của anh ta.
Vậy muốn được bình an hạnh phúc thật, con người cần phải có tâm hồn trong sạch, sống trong ơn nghĩa Chúa. Tâm hồn biết hối cải, biết sống nhân từ, biết yêu thương và tha thứ, như chính Chúa đã làm gương và dạy chúng ta noi theo bắt chước.
(Lm Minh Vận, CMC. Trích Vietcatholic ngày 2.5.2003)
MỘT TRONG NHIỀU BI KỊCH
TẤN BI KỊCH CỦA CÁI NGHÈO
(Đào Tuấn)
(tại đây)
2 cô gái nhỏ ở Gia Lai đã uống thuốc diệt cỏ quyên sinh. Một tấn bi kịch thực sự của sự nghèo khổ?Nguyễn Như Phụng, sinh năm 1993, nghỉ học từ năm lớp 6 để giúp cha mẹ lo việc gia đình và chăm em nhỏ. Một ngày nào đó, cô mượn xe máy của người bà con, chở cô bạn hàng xóm 15 tuổi đi xin việc.
Không đội mũ bảo hiểm. Phụng bị CSGT bắt giữ. Không có bằng lái. Cô bị phạt 2,5 triệu đồng và giữ xe.
“Khi bị công an giữ xe, Phụng gọi điện về kể và nói 2 đứa đã xin được phụ bưng bê cho một quán phở ở thị trấn Chư Ty. Con bé nói để nó làm hết tháng, lúc nào nhận lương thì sẽ chuộc xe về trả cho người thân”- người cha đau đớn nói với PV Dân trí.
Không ai biết hai cô gái nhỏ đã khủng hoảng thế nào, chỉ biết rằng sau đó cả hai đã rủ nhau uống thuốc diệt cỏ tự tử. Dường như sau một tháng làm việc vất vả, cô đã không đủ tiền chuộc xe.
Phụng đã chết 8 ngày sau đó. Thậm chí, trước khi mất, do miệng bị thuốc diệt cỏ đốt cháy nên Phụng không thể nói được. Lời trăng trối cuối cùng của cô là một tin nhắn bằng điện thoại, chỉ vài chữ: “Em gửi cha mẹ lại cho anh chị, gắng phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc em gái, em bất hiếu…”.
Các bạn có cảm giác thế nào khi đọc về tấn bi kịch của một cô gái trẻ, người đã sớm phải tần tảo, thậm chí ngay trước lúc từ giã cõi đời vẫn nhớ tới cha mẹ?!
Tôi thấy xót xa. Một chuyến tìm việc định mệnh. Và cánh cửa đời đã đóng sập lại khi còn chưa kịp mở ra. Tất cả chỉ vì 2,5 triệu đồng tiền phạt. 1 chiếc xe bị giữ. Và cho tới giờ, ít nhất là một mạng người.
Có người sẽ nói các cô đã không suy nghĩ thấu đáo.
Có người sẽ chép miệng: Chỉ có 2,5 triệu đồng.
Chúng ta không ở hoàn cảnh của Phụng, không hiểu được 2,5 triệu đồng là lớn như thế nào đối với một gia đình sống bằng nghề làm mướn, khi nhận hung tin thậm chí còn phải vay mượn tiền xóm giềng để đón con về.
Chúng ta cũng không hiểu được tâm trạng của 2 cô gái nhỏ với khát vọng tìm việc làm, sống lương thiện, để có thể giúp cha mẹ lam lũ đã bị cuộc đời, một cách phũ phàng, đóng sập cảnh cửa trước mặt.
Ở đâu đó trên đất nước này, có những cô gái phải quỳ giữa đường, chắp tay van xin CSGT.
Ở đâu đó, có những cô nữ sinh chưa đầy 18 tuổi, trước nguy cơ bị tước mất sinh kế của gia đình đã sợ hãi và rối loạn đến mức… tát CSGT.
Nhớ hồi tháng 3, chỉ sau 2 tuần sau lễ nhậm chức, tân Giáo hoàng Francis người đứng đầu giáo hội công giáo với hơn 1 tỷ con chiên trên toàn thế giới đã cử hành thánh lễ tại nhà tù Casal del Marmo ở Rome. Ông dùng tay trần rửa rồi hôn lên chân các phạm nhân, trong đó có một nữ phạm nhân theo đạo Hồi. “Trong số chúng ta, người ở cao nhất phải giúp ích cho những người khác”. Giáo hoàng nói trong bài giảng đạo sau nghi lễ.
Nghi lễ truyền thống mang đầy biểu tượng của sự yêu thương giữa con người với con người.
Trở lại với vụ quyên sinh của 2 cô gái nhỏ. Cảnh sát đã không sai khi kiên quyết xử phạt vi phạm giao thông. Người Việt có câu “Trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Giá như, trong việc xử phạt của nhà chức trách có cái gọi là sự thông cảm, xuất phát từ sự yêu thương, thông cảm giữa những con người và con người.
Điều cuối cùng có thể nói: Đây là một tấn bi kịch của cái nghèo, không chỉ là sự khủng hoảng với 2,5 triệu đồng tiền phạt. Bởi rất có thể chỉ một tờ pô-li-me mà các cô dằn túi trên đoạn trường được dùng đúng lúc đúng chỗ biết đâu sẽ cứu họ khỏi những cái chết oan nghiệt.
ĐỀN THỜ CAO QÚY NHẤT
Một hôm, đang lúc đùa vui với các thiên thần, Thiên Chúa ra cho họ câu đố vui có thưởng. Ngài nói: "Ta muốn chơi trò chơi cút bắt với loài người. Các con nghĩ xem đâu là nơi ẩn trốn tốt nhất mà con người khó tìm ra Ta được?"
Thế là các thiên thần tranh nhau trả lời. Vị thì nói là Chúa hãy ẩn trốn ở đáy biển khơi, khó tìm lắm! Vị khác lại nói là Chúa hãy ẩn mình trên những đỉnh núi cao, chẳng ai leo tới đó được! Vị thì nói là Chúa hãy ẩn khuất giữa những lớp mây trời, loài người không ai nghĩ tới... "Thế nhưng Chúa chỉ cười và cuối cùng, Ngài nói: "Sai bét hết. Chỗ ẩn nấp tốt nhất Ta có thể chọn để loài người không phát hiện được Ta, đó là ngay trong tâm hồn của họ!" (phỏng theo Cha Anthony de Mello)
Ngày xưa thánh Augustino cũng khắc khoải đi tìm Chúa suốt ba mươi năm đầu đời. Ngài miệt mài tìm Chúa trong văn chương, trong triết lý, trong những học thuyết sai lầm và cả trong những đam mê thế tục... nhưng chẳng gặp được nên cảm thấy khắc khoải buồn sầu. Mãi đến tuổi ba mươi, ngài mới được ánh sáng chân lý chiếu soi và được đón nhận Chúa. Bấy giờ ngài cảm thấy an bình hạnh phúc nhưng đồng thời cũng lấy làm hối tiếc vì biết Chúa quá muộn: "Lạy Chúa, con yêu Chúa quá muộn màng. Chúa vẫn ở trong con, đang khi con mải lo tìm Chúa bên ngoài".
Chúa ở trong con, còn con thì đi tìm Chúa bên ngoài! Thật là trớ trêu và trái khoáy, giống như ta đang để chùm chìa khoá trong túi mà lại lục lọi tìm kiếm khắp nơi.
Cũng như thánh Augustinô xưa, nhiều lần trong cuộc đời, chúng ta lại đi tìm Chúa bên ngoài đang khi Chúa vẫn ở trong chúng ta.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy ta biết có Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trong chúng ta: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy" (Ga 14, 23); lại có cả Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ cũng luôn hiện diện trong ta cùng với Chúa Cha và Chúa Con: "Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại những gì Thầy đã nói với anh em"
Thế là thân xác hèn mọn của chúng ta đã được nâng lên hàng vương cung thánh đường thiêng liêng cao trọng, vì đã được Ba Ngôi Thiên Chúa chọn lựa làm nơi cư ngụ của Ngài.
Đây là ngôi đền thờ thật cao cả, thật quý giá, cao vượt hơn hết mọi đền thờ khác trên thế gian.
Đem đền thờ bản thân người Kitô hữu so sánh với các đền thờ nổi tiếng do bàn tay con người xây dựng ngót hai ngàn năm qua, thì những đền thờ vật chất kia triệu lần thua kém.
Đền thờ nầy rất cao cả vì đây là đền thờ sống, được chính Thiên Chúa thiết kế và thi công, được dựng nên theo hình ảnh của Ngài; còn những đền thờ kia chỉ là gạch đá vô tri.
Đền thờ nầy rất cao cả vì được Chúa Giê-su đổ máu ra mà cứu chuộc. Không đền thờ vật chất nào được diễm phúc như thế.
Đền thờ nầy rất cao cả vì được Chúa Giê-su hiến thánh bằng bí tích rửa tội, được Chúa Thánh Thần xức dầu qua bí tích thêm sức...
Và mai đây, ngôi đền thờ nầy sẽ được đưa lên cõi thiên đàng vinh hiển, trong khi những đền thờ bằng vật chất nguy nga đồ sộ và nổi tiếng trên mặt đất nầy, cho dù được xây bằng đá quý, được nạm bằng vàng ngọc kim cương sẽ tàn lụi với thời gian.
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013
CƯỜI VỚI MA
Câu chuyện thứ 1 :
Người khách ngồi ghế sau taxi vỗ vai tài xế định hỏi vài câu. Hành động này làm anh tài xế giật mình, suýt đâm xe lên vỉa hè. Hoàn hồn, anh tài nói với khách:- Ông làm tôi sợ đứng tim.- Xin lỗi, tôi không ngờ đã làm anh hoảng sợ đến như vậy.- Thực ra cũng không phải lỗi của ông đâu, chỉ vì hôm nay là ngày đầu tiên tôi chuyển sang chạy taxi, 25 năm qua tôi chuyên lái xe chở... quan tài.
Câu chuyện thứ 2 :
Chập tối, một cô gái trên đường về nhà gặp chàng trai lạ đang lững thững đi trên đường.- Anh có thể đưa giúp em qua nghĩa trang được không ?- Đi theo anh, anh cũng đi về hướng đó.- May mà có anh, không em đi một mình thì sợ chết mất. Cảm ơn anh nha.
- Không có gì ! Lúc còn sống anh cũng sợ ma như em !
Câu chuyện thứ 3 :
Một chàng trai trên đường về nhà đi ngang qua 1 nghĩa trang. Bỗng anh ta nghe tiếng gõ lốc cốc từ trong nghĩa trang vang ra. Anh ta hoảng hốt, tưởng là có ma, nhìn vào, anh ta mới thấy một ông già đang đục khoét cái gì đó trên một bia mộ. Anh bảo :- Lạy chúa, ông làm tôi tưởng là ma chứ ! Ông đang làm gì ở đây vậy ?Ông già trả lời:
- Khỉ thật, đứa nào đó khắc sai tên tao !.
Câu chuyện thứ 4 :
Có một bệnh viện nọ, ngày thường trong tuần không có vấn đề gì, nhưng cứ đến thứ 7 là có người chết.
Một ông bác sĩ kia, không tin chuyện đó có thật nên đã cho bệnh nhân của ông đến bệnh viện đó vào tối thứ 6. Ông ta ngồi canh từ tối đến sáng hôm sau, ông ta vừa xuống căn tin uống 1 ly cafe thì có người báo:
- Thưa ông, bệnh nhân của ông đã chết.
Ông bác sĩ hoảng hốt bay về nước, tin đồn lại lan xa hơn.
Một ông bác sĩ khác, cũng như bác sĩ trước, cũng không tin, và đã chuyển bệnh nhân của mình đến bệnh viện, cũng vào tối thứ 6, và ông cũng thức canh từ tối đến sáng. Đến sáng, khi nhân viên dọn phòng đến, ông ta mới bước ra. Vừa bước ra hành lang làm vài động tác thể dục thì ông được báo:
- Thưa ông, bệnh nhân của ông đã chết.
Ông bác sĩ này hoảng hốt cũng quay nhanh về nước, tin đồn lại lan xa hơn.
Một ông bác sĩ khác đến, cũng canh bệnh nhân từ tối thứ 6. Đến sáng, ông không xuống căn tin cũng không đi ra ngoài. Đến khi người lao công yêu cầu ông ra để vệ sinh phòng, ông mới chịu ra.
Nhưng khi ông quay lại nhìn qua cửa sổ, ông thấy một người đội nón trắng, áo trắng, quần trắng tiến lại gần bệnh nhân của ông, tháo hết bình thở ô xy người bệnh ra để................... hút bụi.
Câu chuyện thứ 5 :
Sau khi mua sắm ở Siêu Thị,
một nhóm Siêu Sao, Siêu Mẫu,
lên một Siêu Xe,
lao vào đường Siêu Xa Lộ,
chạy cực kỳ Siêu Tốc,
tai nạn Siêu Khủng đã xảy ra...
... Tất cả đều Siêu Thoát.
Sưu tầm
Cám ơn xuongnui@ đã gửi cho HT.
Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013
CỤC TẨY VÀ BÚT CHÌ
Không nhiều lắm phải không bạn!"
Mình rất muốn nằm trong số đó.
Có người hỏi: vì sao bút chì có tẩy? Chẳng phải câu trả lời đã quá rõ ràng rồi sao: để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc để xóa hoàn toàn một đoạn văn nào đó! Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình: phải chăng trong cuộc sống này, chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình? Để xóa đi những sai lầm của người khác và của chính bản thân ta! Có lúc chúng ta keo kiệt, không dùng đến cục tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những dòng gạch và xóa!
Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm, bất cứ ai cũng gây ra những lỗi lầm khắc sâu trong lòng người khác! Có người ghi nhớ để rồi mãi mãi khắc khoải vì vết thương đó! Có người để nó bị thời gian xóa đi, trống trơn phẳng lặng để viết lên những bài viết cuộc đời đặc sắc hơn, ý nghĩa hơn!
Người ta nói rằng cuộc đời là một trang giấy trắng, và chính chúng ta sẽ quyết định viết nó như thế nào! Khi một đứa trẻ mới vào lớp một, cô giáo không cho chúng viết bằng bút bi, mà viết bằng bút chì! Bởi vì sao bạn nhỉ? Vì bàn tay yếu ớt của các bé nhất định sẽ có lúc viết những nét nghuệch ngoặc, sai từ này từ khác! Và khi đó, bé sẽ dùng tẩy để tẩy đi những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp của mình! Chúng ta cũng vậy, không ai sinh ra đã có thể viết lên những bài ca cuộc đời một cách hoàn chỉnh! Có lúc chúng ta vì vội vã mà đi sai phương hướng dẫn đến những hậu quả khôn lường, có lúc vì chủ quan mà mắc sai lầm không thể sửa chữa! Làm thế nào đây? Ngồi trách móc bản thân và hứng chịu những lời trách móc của người khác? Như vậy có giải quyết được gì không?
Lúc ấy chúng ta cần biết tẩy đi những sai lầm mắc phải, và làm lại từ đầu với những bước đi thận trọng hơn! Không ai có thể trưởng thành mà chưa một lần vấp ngã hay mắc sai lầm!
Mỗi em bé trước khi biết đi cũng trải qua quá trình chập chững với không ít lần vấp ngã! Đừng tự trách bản thân mình quá nhiều bạn ạ! Cũng như đừng trách móc những người khác, khiến họ cảm thấy mình kém cỏi, mà mất hết niềm tin vào chính bản thân họ! Hãy biết chấp nhận sai lầm như một điều tự nhiên trong cuộc sống, để đối mặt với sai lầm và thất bại một cách nhẹ nhàng hơn! Bạn biết đấy, cục tẩy sinh ra để xóa đi những chữ viết chưa được tròn trịa, chưa được chính xác, thì chúng ta cũng hãy dùng cục tẩy của mình - sự bao dung và thứ tha - để tẩy đi những sai lầm của mình và người khác mắc phải!
Đừng quá khắt khe với người khác, cũng đừng chỉ nhìn vào những sai lầm của họ mà đánh giá con người họ! Bất kỳ ai cũng có lúc mắc phải sai lầm, quan trọng là họ biết mình sai để sửa. Còn chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó, mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
Có câu chuyện về chiếc bánh bị cháy, bạn đã nghe bao giờ chưa nhỉ? Một người phụ nữ phải làm việc 8h/ngày, lại còn chăm sóc gia đình và làm hết mọi công việc của một người nội trợ! Một ngày nọ cô mệt nhoài với hàng tá công việc ở cơ quan khiến cô có cảm giác như kiệt sức! Về nhà cô còn phải dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn cho chồng và con của cô! Khi người chồng đón con từ trường về, cũng là lúc cô nướng xong mẻ bánh quy trong lò! Thế nhưng vì quá mệt nên cô đã để quên nó một lúc, khiến cho một vài chiếc bị cháy!
Lúc ăn tối, đứa con quan sát xem có ai nói gì về những chiếc bánh cháy đó không, nhưng chẳng có ai lên tiếng cả! Khi dọn bát đĩa, người vợ ngỏ ý xin lỗi về những chiếc bánh cháy nhưng người chồng dịu dàng nói: có gì mà em phải xin lỗi chứ, hơn nữa mùi vị những chiếc bánh ấy rất ngon! Người vợ mỉm cười hạnh phúc!
Khi đưa con đi ngủ, người chồng nghe đứa con thì thầm hỏi : Có thật bố thích ăn bánh quy cháy không? Không con ạ, anh ta nói với con! Nhưng hôm nay mẹ con rất mệt, mà vẫn phải chuẩn bị bữa ăn cho bố con chúng ta! Không nên làm mẹ buồn, mà một vài chiếc bánh cháy có ảnh hưởng đến ai đâu chứ!
Thế đấy, có bao nhiêu người không để ý đến một vài chiếc bánh cháy trên đĩa bánh? Không nhiều lắm phải không bạn! Cũng như vết mực đen trên tờ giấy trắng! Có lúc chúng ta chỉ biết nhìn vào những sai lầm, khuyết điểm của người khác để rồi lên tiếng chỉ trích mà quên rằng họ đã cố gắng rất nhiều!
Hãy sống bao dung hơn bạn nhé, để cục tẩy của bạn mòn dần theo năm tháng, đừng bao giờ để cục tẩy của bạn mãi mãi như mới xuất xưởng! Bởi vì nếu không sử dụng đến nó, cuộc đời của chúng ta sẽ chi chít những vết gạch xóa sau những lần mắc sai lầm! Một tờ giấy như vậy có đẹp đẽ gì không? Hãy để nó là một tờ giấy được viết nên bởi những trải nghiệm, những thử thách, quyết tâm và cả sự tha thứ và bao dung nữa, bạn nhé!
Sưu tầm
Cám ơn langthangchieutim đã gửi cho HT.
Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013
MỘT ƠN CẢ THỂ
Hôm nay mình trúng số ?
Cầu trời hôm nay bán được nhiều hàng ?
Lạy Chúa, xin cho con trúng thầu hôm nay ?
Ước gì hôm nay mọi sắp xếp đi du lịch đều tốt đẹp ?
Ước gì hôm nay mình không đau đầu ?
Mọi mong muốn, xét theo một khía cạnh nào đều tốt đẹp. Bạn cứ việc cầu xin, mơ ước.
Người hành khất vẫn tử tế khi ông cầu xin cho hôm nay chiếc mũ của ông chứa đầy tiền.
Trước mặt Đấng Toàn Năng, loài người chúng ta ai cũng có thể làm người hành khất ấy, để xin cho được các món quà nhưng không từ lòng Trời vô lượng.
Nhưng, tôi biết,
Quà tặng từ Thiên Chúa không hề là tiền bạc, bội thu, ổn thỏa, vui chơi hay mạnh khỏe. Nói chung, tư tưởng của Thiên Chúa không phải là tư tưởng trong đầu chúng ta.
Và vì thế, tôi chỉ muốn xin Ơn Bình An.
Ơn Bình An trong tâm hồn, chắc chắn là một Ơn Cả Thể.
Ơn ấy giúp cho ta biết vui vẻ đón nhận mọi rủi ro, đau ốm, không than phiền trách móc.
Tôi không thích quảng diễn vì tôi không có khiếu giảng thuyết. Nhưng tôi vừa đi Lễ sáng về, và tôi được Ơn Cả Thể. Cả Thể đến độ, vừa bước chân vào nhà Chúa, tôi đã cảm thấy dường như mọi buồn phiền, áy náy đã ở lại sau lưng, yên vui lạ lùng. Lạ lùng thật, nếu bạn biết được tâm tư của tôi trước đó và giờ đây khác xa như thế nào.
Ngay sau đó, phần Phụng vụ Lời Chúa đã cho tôi kết quả : Bài Phúc âm hôm nay nói về Sự Bình An.
"Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian".(Ga 14,27)
Ngợi khen Chúa Kitô,
Tạ Ơn Chúa.
Tôi xin Bình An ở với tôi, với Thân nhân tôi,
Bình An ở với các Bạn tôi,
Bình An ở với các Ân Nhân của tôi,
Bình An ở với các Bệnh Nhân,
Bình An ở với tất cả những ai tôi quen biết
Bình An ở với những người dường như là thù nghịch với Đức Kitô.
Nguyện Bình an của Chúa ở cùng các Bạn đọc NHT' blog.
Shalom.
Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013
NGẮN
1.Nhà thờ bằng kính.
Cha xứ đeo kính.
Giáo dân cung kính.
Riêng ơn gọi của cái chuông không là kính.
Nó kêu : Keng kính cồng, tôi bằng đồng.
2. Các tín hữu bước vào một nhà thờ được xây cất bằng gương. Họ hướng mắt tìm nhà Tạm để bái Chúa. Khi ấy, họ nhìn thấy trong mỗi tấm kính đều có chân dung họ và mọi người đang ở trong nhà thờ.
Họ hỏi nhau: Chúa đâu ?
Ai biết !
3. Chuông nhà Dòng thong thả dóng 9 tiếng sầu.
Các ma sơ nhìn nhau dò hỏi : Có phải chị Mátta nhà Hưu sinh thì không ?
Sơ Thủ thư Clara nghe vậy chép miệng : Thế mà cứ lần lượt vào đây ký mượn Chuông nguyện hồn ai của Hemingway.
4.Giáo viên dạy vi tính giảng về mạng : Khi bạn gõ chữ " John Donne" vào Google, lập tức máy sẽ cho kết quả về nhà thơ John Donne. Một học viên thú vị phát biểu : Thậm chí, lần thêm, máy còn cho cả Thomas Merton, cho cả Hemingway, " Chuông nguyện hồn ai" ,"Không ai là một hòn đảo"...
Ông thầy gật gù : Thưa bạn, có cả tên của bạn nữa, nếu bạn muốn.
Học viên cúi xuống chăm chú ghi chép vào sổ tay :
"Gõ gì cũng ra. Quan trọng là có tìm được điều gì tốt đẹp hay không".
Học trò đáng nể !
5.Giáo xứ tôi có 4 ca đoàn.
Mỗi ca đoàn nhận hát một giờ Lễ khác nhau.
Ca trưởng nào cũng tự hào về tiếng tăm của ca đoàn mình.
Ngày kia, nghe kể, có ai đó tới xứ tôi tham dự một Thánh Lễ, về nhận xét như sau: Ca đoàn của nhà thờ này hát dở quá!
Cả 4 ca đoàn, ngần ấy ca viên đều chột dạ.
6. Nhiều người nói ở nhà thờ Chí Hòa trước mỗi Thánh Lễ có xướng đọc chung một kinh gì kỳ lắm, nghe rất khó chịu vì không hiểu là đọc cái gì, ai muốn nghe, đi thử một lần cho biết.
Mình hỏi thẳng các ông Từ bà Đền, họ cũng bảo : Hiểu chết liền.
Mà cần gì phải nghe thử.
Đọc kinh, hiểu mà không thực hành mới chết kinh.
7.Ngỗng nâu lẽo đẽo theo sau ngỗng trắng tỏ tình.
Ngỗng trắng càu nhàu : Đừng quác quác quạc quạc ồn ào, ầm ĩ như thế, để cho cháu bé trong nhà ngủ. Không ai là một hòn đảo đâu.
Ngỗng nâu : Chính thế, nên cô em phải có tôi đi cùng!
Ngỗng trắng : Bó tay cái ông này !
8. Mỗi lần nhìn ảnh này trên mạng tôi lại phì cười, nhớ chuyện kể chị Cả và anh Hai tôi thời thơ ấu.Ngày còn bé, chị Dung tôi được mẹ mua cho một đôi dép Nhật có quai chữ V đẹp lắm. Loại dép này, ai cũng biết là mỗi chiếc có 3 lỗ để khi quai đứt, bứt quai đứt ra, mua quai mới ấn vào. Vì quý dép mới, sợ anh Tuấn (thua chị Dung một tuổi) lấy đi nên tối nào, trước khi lên giường ngủ, chị Dung cũng khóa hai chiếc dép lại với nhau, đại loại như ảnh bên.
Vậy mà sáng nào thức dậy Cả cũng la toáng lên vì đôi dép mới ấy đang ở trong đôi chân của... thằng em. Chuyện này được lưu trữ trong kho ký ức của mẹ tôi, thật 100%, không phịa như ....ảnh này.
9. Trong viện dưỡng lão, sáng dậy, một bà cụ đọc kinh Cám ơn : ...và đã cho phần xác con đêm hôm qua được mọi sự lành, lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp.
Bà cụ giường bên thắc mắc : Sao hôm qua bà bảo với tôi là bà chỉ cầu xin Chúa ban cho ơn nằm ngủ là đi luôn ?
- Ý là xin Chúa gọi kịp lúc đã ăn năn.
- Ừ, chứ bà và tôi, da dẻ thế này làm sao mà chết tươi được nhỉ.
10. Đề nghị nhà nước cho đội mũ bảo hiểm bằng vỏ bưởi thế này. Vì :
- Vỏ bưởi không tốn tiền mua.
- Vỏ bưởi mềm, thoáng, không đau đầu, không hại tóc, còn làm thơm tóc.
- Vỏ bưởi ôm trọn gáy, tránh được tai nạn đốt sống cổ.
- Vỏ bưởi là hàng thật, không thể là hàng giả được.
- Một màu xanh tươi mát rượi cả thành phố.
- Có thể dùng dao khắc họa hình ảnh trên mũ để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.
Và ích lợi sau cùng là ra đường, trông thấy nhau, bà con ta ai nấy rũ ra cười, coi như mười thang thuốc bổ cho không biếu không mỗi người.
Lưu ý : Hạn chế đội ra nắng. Hạn sử dụng: 10 ngày kể từ khi bóc bưởi.
HT.
Cha xứ đeo kính.
Giáo dân cung kính.
Riêng ơn gọi của cái chuông không là kính.
Nó kêu : Keng kính cồng, tôi bằng đồng.
2. Các tín hữu bước vào một nhà thờ được xây cất bằng gương. Họ hướng mắt tìm nhà Tạm để bái Chúa. Khi ấy, họ nhìn thấy trong mỗi tấm kính đều có chân dung họ và mọi người đang ở trong nhà thờ.
Họ hỏi nhau: Chúa đâu ?
Ai biết !
3. Chuông nhà Dòng thong thả dóng 9 tiếng sầu.
Các ma sơ nhìn nhau dò hỏi : Có phải chị Mátta nhà Hưu sinh thì không ?
Sơ Thủ thư Clara nghe vậy chép miệng : Thế mà cứ lần lượt vào đây ký mượn Chuông nguyện hồn ai của Hemingway.
4.Giáo viên dạy vi tính giảng về mạng : Khi bạn gõ chữ " John Donne" vào Google, lập tức máy sẽ cho kết quả về nhà thơ John Donne. Một học viên thú vị phát biểu : Thậm chí, lần thêm, máy còn cho cả Thomas Merton, cho cả Hemingway, " Chuông nguyện hồn ai" ,"Không ai là một hòn đảo"...
Ông thầy gật gù : Thưa bạn, có cả tên của bạn nữa, nếu bạn muốn.
Học viên cúi xuống chăm chú ghi chép vào sổ tay :
"Gõ gì cũng ra. Quan trọng là có tìm được điều gì tốt đẹp hay không".
Học trò đáng nể !
5.Giáo xứ tôi có 4 ca đoàn.
Mỗi ca đoàn nhận hát một giờ Lễ khác nhau.
Ca trưởng nào cũng tự hào về tiếng tăm của ca đoàn mình.
Ngày kia, nghe kể, có ai đó tới xứ tôi tham dự một Thánh Lễ, về nhận xét như sau: Ca đoàn của nhà thờ này hát dở quá!
Cả 4 ca đoàn, ngần ấy ca viên đều chột dạ.
6. Nhiều người nói ở nhà thờ Chí Hòa trước mỗi Thánh Lễ có xướng đọc chung một kinh gì kỳ lắm, nghe rất khó chịu vì không hiểu là đọc cái gì, ai muốn nghe, đi thử một lần cho biết.
Mình hỏi thẳng các ông Từ bà Đền, họ cũng bảo : Hiểu chết liền.
Mà cần gì phải nghe thử.
Đọc kinh, hiểu mà không thực hành mới chết kinh.
7.Ngỗng nâu lẽo đẽo theo sau ngỗng trắng tỏ tình.
Ngỗng trắng càu nhàu : Đừng quác quác quạc quạc ồn ào, ầm ĩ như thế, để cho cháu bé trong nhà ngủ. Không ai là một hòn đảo đâu.
Ngỗng nâu : Chính thế, nên cô em phải có tôi đi cùng!
Ngỗng trắng : Bó tay cái ông này !
8. Mỗi lần nhìn ảnh này trên mạng tôi lại phì cười, nhớ chuyện kể chị Cả và anh Hai tôi thời thơ ấu.Ngày còn bé, chị Dung tôi được mẹ mua cho một đôi dép Nhật có quai chữ V đẹp lắm. Loại dép này, ai cũng biết là mỗi chiếc có 3 lỗ để khi quai đứt, bứt quai đứt ra, mua quai mới ấn vào. Vì quý dép mới, sợ anh Tuấn (thua chị Dung một tuổi) lấy đi nên tối nào, trước khi lên giường ngủ, chị Dung cũng khóa hai chiếc dép lại với nhau, đại loại như ảnh bên.
Vậy mà sáng nào thức dậy Cả cũng la toáng lên vì đôi dép mới ấy đang ở trong đôi chân của... thằng em. Chuyện này được lưu trữ trong kho ký ức của mẹ tôi, thật 100%, không phịa như ....ảnh này.
9. Trong viện dưỡng lão, sáng dậy, một bà cụ đọc kinh Cám ơn : ...và đã cho phần xác con đêm hôm qua được mọi sự lành, lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp.
Bà cụ giường bên thắc mắc : Sao hôm qua bà bảo với tôi là bà chỉ cầu xin Chúa ban cho ơn nằm ngủ là đi luôn ?
- Ý là xin Chúa gọi kịp lúc đã ăn năn.
- Ừ, chứ bà và tôi, da dẻ thế này làm sao mà chết tươi được nhỉ.
10. Đề nghị nhà nước cho đội mũ bảo hiểm bằng vỏ bưởi thế này. Vì :
- Vỏ bưởi không tốn tiền mua.
- Vỏ bưởi mềm, thoáng, không đau đầu, không hại tóc, còn làm thơm tóc.
- Vỏ bưởi ôm trọn gáy, tránh được tai nạn đốt sống cổ.
- Vỏ bưởi là hàng thật, không thể là hàng giả được.
- Một màu xanh tươi mát rượi cả thành phố.
- Có thể dùng dao khắc họa hình ảnh trên mũ để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.
Và ích lợi sau cùng là ra đường, trông thấy nhau, bà con ta ai nấy rũ ra cười, coi như mười thang thuốc bổ cho không biếu không mỗi người.
Lưu ý : Hạn chế đội ra nắng. Hạn sử dụng: 10 ngày kể từ khi bóc bưởi.
HT.
Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013
VÌ SAO
(Ga. 13, 31 – 35)
“Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy,là nếu các con yêu thương nhau".
Sao thế giới còn quá nhiều đau khổ,
sao con người còn cứ mãi trầm luân,
sao hận thù dai dẳng không điểm dừng,
sao nhân loại còn đắm trong đêm tối.
Con biết rồi, vì chúng con phạm tội,
nhìn anh em bằng con mắt tỵ ganh,
không yêu thương như lời Chúa trối trăng,
không nên dấu cho người ta biết Chúa.
Con biết rồi, vì chính con phạm tội,
không nhìn mình, không sám hối ăn năn,
đọc lời Chúa, không áp dụng bản thân,
lạm dụng Lời, để đưa ra phán xét.
Ôi lạy Chúa, xin dạy con thay đổi,
bằng chính quyền năng Đấng: Chúa hứa ban,
mọi sự trong ngoài, phải được đổi thay ,
trước khi muốn, đổi mới địa cầu này.
Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Chúa nhật V Mùa Phục Sinh
28/04/2013
THẤY CHÚA CHƯA ?
Các môn đệ, sau khi được thấy Chúa phục sinh, được gặp lại và cùng ngồi ăn với Chúa thì đức tin đã không còn là vấn đề, bởi chắc chắn đã mặt kề mặt, tay nắm tay. Từ đây các ông hăng say đi truyền giáo, sống cho Chúa, chết vì Chúa.
Còn tôi vẫn luôn trên đường đi tìm Chúa.
Tôi sẽ thấy Chúa qua con mắt Đức Tin, nếu tôi muốn làm môn đệ Chúa, muốn bắt chước Chúa.
Đi theo Chúa, là dõi bước, là lắng nghe, làm làm theo, những đòi hỏi ấy gói rất gọn trong Giới răn Chúa : yêu thương. Chính vì giới răn ấy gọn quá mà khốn đốn cho thân tôi, bởi thân này chỉ nhỏ mọn, thấp hèn, dễ giận, thù lâu, hay ghét, tự cao, hay chấp nhất, mà xung quanh toàn là.... Chúa, những Chúa cũng yếu đuối lắm cơ . Thiên Chúa chỉ giản dị là yêu thương, nhưng những gì tôi sở hữu thì trái ngược. Một linh mục tự thú với Đức Thánh Cha : Cha thì thế, con thì không. Tôi tự thú với tất cả mọi người : Con tệ thế, Chúa thì không.
Nên tôi luôn hy vọng.
Chúa nhìn và biết tôi muốn yêu mến Chúa dường nào. Ngày qua ngày, lời kinh tôi dâng lên Chúa với mỏi mòn đợi trông, với tâm tư sám hối, Chúa sẽ thứ tha mọi lỗi lầm.
Chúa nhân từ, sao lại không ôm tôi vào lòng, nâng tôi trên vai, cõng tôi trên lưng !
Bạn thân ơi, khi nghĩ thế, tôi muốn rủ bạn hãy cùng tôi chạy lại Chúa, tìm về bên Chúa khi gặp cảnh âu sầu cần đỡ nâng. Người đời khi xả stress thường gọi nhau ra quán, nhấp chuột tâm sự, hay ngồi bên ly rượu buồn...Sao ta không về trước nhà Tạm. Ở đấy Chúa Giêsu luôn lặng lẽ đợi chờ.
Những khi có chuyện buồn, tôi thường tìm vào nhà nguyện, trông lên nhà Tạm, lặng thinh . Ở trước sự hiện diện của Chúa, bạn sẽ thấy hồn lắng xuống, lòng nhẹ tênh. Làm như Chúa Giêsu nghe thấy hết, biết hết, bạn khỏi cần nói. Chúa là một Người Bạn Lớn. Đầy yêu thương không thốt nên lời.
Nhiều khi tôi muốn viết một bản nhạc nói cho đầy đủ nghĩa Yêu Thương ấy mà không lần nào viết được, không lần nào thỏa mãn.
Tôi muốn thấy Chúa, nhưng làm sao thấy Chúa được với đôi mắt trần ?
Làm sao thấy được Chúa trong người khác ?
Bạn đã thấy Chúa chưa ?
Tìm đến nơi thanh vắng là để thở than thế thôi !
HT
Còn tôi vẫn luôn trên đường đi tìm Chúa.
Tôi sẽ thấy Chúa qua con mắt Đức Tin, nếu tôi muốn làm môn đệ Chúa, muốn bắt chước Chúa.
Đi theo Chúa, là dõi bước, là lắng nghe, làm làm theo, những đòi hỏi ấy gói rất gọn trong Giới răn Chúa : yêu thương. Chính vì giới răn ấy gọn quá mà khốn đốn cho thân tôi, bởi thân này chỉ nhỏ mọn, thấp hèn, dễ giận, thù lâu, hay ghét, tự cao, hay chấp nhất, mà xung quanh toàn là.... Chúa, những Chúa cũng yếu đuối lắm cơ . Thiên Chúa chỉ giản dị là yêu thương, nhưng những gì tôi sở hữu thì trái ngược. Một linh mục tự thú với Đức Thánh Cha : Cha thì thế, con thì không. Tôi tự thú với tất cả mọi người : Con tệ thế, Chúa thì không.
Nên tôi luôn hy vọng.
Chúa nhìn và biết tôi muốn yêu mến Chúa dường nào. Ngày qua ngày, lời kinh tôi dâng lên Chúa với mỏi mòn đợi trông, với tâm tư sám hối, Chúa sẽ thứ tha mọi lỗi lầm.
Chúa nhân từ, sao lại không ôm tôi vào lòng, nâng tôi trên vai, cõng tôi trên lưng !
Bạn thân ơi, khi nghĩ thế, tôi muốn rủ bạn hãy cùng tôi chạy lại Chúa, tìm về bên Chúa khi gặp cảnh âu sầu cần đỡ nâng. Người đời khi xả stress thường gọi nhau ra quán, nhấp chuột tâm sự, hay ngồi bên ly rượu buồn...Sao ta không về trước nhà Tạm. Ở đấy Chúa Giêsu luôn lặng lẽ đợi chờ.
Những khi có chuyện buồn, tôi thường tìm vào nhà nguyện, trông lên nhà Tạm, lặng thinh . Ở trước sự hiện diện của Chúa, bạn sẽ thấy hồn lắng xuống, lòng nhẹ tênh. Làm như Chúa Giêsu nghe thấy hết, biết hết, bạn khỏi cần nói. Chúa là một Người Bạn Lớn. Đầy yêu thương không thốt nên lời.
Nhiều khi tôi muốn viết một bản nhạc nói cho đầy đủ nghĩa Yêu Thương ấy mà không lần nào viết được, không lần nào thỏa mãn.
Tôi muốn thấy Chúa, nhưng làm sao thấy Chúa được với đôi mắt trần ?
Làm sao thấy được Chúa trong người khác ?
Bạn đã thấy Chúa chưa ?
Tìm đến nơi thanh vắng là để thở than thế thôi !
HT
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
TÌM CHÚA
“Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.” (Mt 5,44-45)
Yêu người mà chẳng được gì cả, chỉ thấy phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát vậy sao? Thế nhưng chính tình yêu đó mới làm cho người ta gặp được Thiên Chúa và tìm lại được chính mình.
Một người được nghe kể rằng Thiên Chúa sống trên một ngọn núi ở tận cùng trái đất. Anh ta đi đến ngọn núi và bắt đầu cuộc hành trình leo lên đỉnh núi. Chính lúc đó, Chúa nghĩ : “Ta có thể làm gì để cho dân Ta thấy Ta yêu thương chúng sâu sắc thế nào?”, và Ngài quyết định đi xuống núi và sống giữa mọi người.
Vì vậy, khi người kia lên tới đỉnh núi, thì Thiên Chúa không có ở đó. Anh ta nghĩ : “Thiên Chúa không sống ở đây, mà cũng chẳng biết Chúa có hay không.”
Người ta tìm mà không gặp được Chúa vì không tìm đúng chỗ : Tên Chúa là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
(trích Tông đồ sống đạo)
NGHĨA YÊU THƯƠNG
Có hai anh em nhà kia : người anh tên Stephen 12 tuổi có một chân què ; người em tên Mark 10 tuổi cả hai chân đều mạnh khoẻ. Nhiều khi Stephen ganh tị với em, thậm chí còn muốn em mình què còn mình thì đủ hai chân mạnh khoẻ.
Một đêm kia Stephen nằm mơ thấy mình lạc vào một khu rừng và gặp một bà phù thuỷ. Bà này ban cho cậu một điều ước, ước gì được nấy. Stephen chẳng chút do dự ước ngay : "Ước gì tôi có đôi chân mạnh khoẻ". Bà phù thuỷ liền mang Stephan từ khu rừng trở lại nhà cậu. Khi ấy Mark em cậu đang ngủ. Bà phù thuỷ giở tấm mền của Mark ra.Stephen hỏi:
- Bà làm gì thế ?
Phù thuỷ đáp :
- Ta sắp giải phẫu, lấy đôi chân của em cậu sang cho cậu và rồi lấy đôi chân của cậu cho nó.
- Không thể được.
- Có sao đâu, khi tỉnh dậy em cậu sẽ chẳng biết gì hết. Nó cứ tưởng là từ trước tới nay nó vẫn có một chiếc chân què.
Stephen thoáng nghĩ đến tương lai. Cậu thấy mình chạy giỡn thoải mái với đôi chân lành. Cậu rất sung sướng. Nhưng khi nhìn lại phía sau thì thấy Mark khổ sở chạy theo với một cái chân khập khiễng thì Cậu không chịu được. Khi ấy cậu nói với bà phù thuỷ : "Tôi không muốn có đôi chân lành lặn nữa."
Giật mình thức dậy, Stephan nhìn xuống đôi chân của mình, rồi nhìn sang đôi chân của em. Thấy mọi sự vẫn như cũ, cậu mỉm cười sung sướng. Từ đó trở đi, không khi nào cậu còn ganh tị với em nữa.
Stephan muốn sung sướng, nhưng không phải bằng cái giá là sự đau khổ của em mình. Hạnh phúc thật chỉ được xây dựng bằng một tình yêu không vị kỷ. Yêu thương ai là đặt người ấy lên hàng đầu. (FM)
( trích bài giàng của Lm. Hồ Bặc Xái)
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013
Ở VỚI MẸ -10-
Bà chơi Ú tim |
26.4
Hôm nay "Ở với mẹ", mà mẹ không ở nhà. "Mẹ tôi nắng mưa chẳng ngại nhọc nhằn" đi tắm biển từ chiều hôm qua, còn tôi ở nhà viết blog.
Mở Image tìm post lại ảnh Ông Thomas Edison bị lỗi, còn có ý tìm ảnh mẹ ông í , vì đọc bài viết về thiên tài này mình có ấn tượng về thân mẫu của Thomas, nhưng không có ảnh Bà. Người mẹ này thật vĩ đại, phi thường. Bà là một nhà mô phạm, nhà giáo dục, một tấm lòng mẫu tử tuyệt vời và là một phụ nữ có cá tính đáng nể. Thời nay, xin cho con vào học trong trường tốn bao nhiêu công sức chầu chực xin xỏ, bao nhiêu tiền của đút lót mới được, có phụ huynh nào dám chơi cao tay với trường, cho con nghỉ ở nhà như Bà không nhỉ ! Mình nghĩ, phụ nữ Việt Nam thì có đấy. Phụ nữ Việt Nam rất hay. Sau 30,4.75,ông Trời dành một khóa huấn luyện các thứ đức tính cho họ , từ đó họ tuyệt vời. Mẹ mình cũng nằm trong số đó. Từ một người Hà Nội xưa ăn trắng mặc trơn, chỉ quanh quẩn việc bếp núc, sau khi chồng bị mất việc, mất hết tiền gửi trong ngân hàng, buồn phiền, đổ bệnh, Bà ra đường bán buôn đủ thứ hàng họ nuôi gia đình. Không quản ngại việc gì , mẹ mình có khiếu chấp nhận. (Thưc tình mà nói, ngày ấy ai cũng có khiếu này).
Thôi không nói chuyện ngày xưa, trẻ bây giờ, không thích cái gì, chúng hay phán " Quên đi!". Kìa ! Xe đưa Mẹ mình đi chơi đã về tới nhà rồi đây, ra đón thôi.
Bà ngồi dưới bếp kể chuyện đi chơi biển.
|
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
Ở VỚI MẸ -9-
25.4
Bốn giờ sáng, nhìn qua cửa sổ phòng ngủ thấy sợi dây kéo giếng trời sao cứ như được ai ở phía trên kéo dần lên. Một đầu dây phía dưới được cột chặt với miệng một túi nhựa bự màu đen, chắc hẳn là rất nhiều tiền ở trong đó.Khi túi nhựa được kéo lên đến đâu thì đầu dây này lại rớt xuống dần theo cùng nhịp độ, ở đầu dây này có cột cái nùi giẻ tròn như một bông hoa cúc màu cam. Bông hoa vải rớt xuống, văng vào mặt mình.Mình cố gắng nói một điều gì đó để báo động cho trên lầu biết là nhà có trộm nhưng lưỡi cứ líu lại, không làm sao phát ra âm thanh. Cố,cố nữa, cuối cùng hét thật to lên được mấy tiếng : Trộm ! Trộm ! thì mợ nằm bên mắng : "Cái gì thế ? Mơ à ?" Thế là tỉnh dậy.Hãi thật.
Như vậy mới biết, con người ta ai cũng có bản năng sợ mất ...tiền.
Rõ ràng trong nhà không có cái túi nào to như thế ngoài cái túi đựng rác, mà khi nằm mơ, trong ấy lại có rất nhiều tiền ( chứ không có rác) thì kể mình mơ cũng tài thật.
Bây giờ là buổi chiều, 4 giờ rưỡi. Phước Trang đến đón mợ đi chơi Vũng Tàu lúc 3 giờ. Mai Cụ về. Trước khi đi, hai chị em bắt ép Cụ mặc áo mới may, chụp ảnh, hai đạo diễn nhà bắt Cụ cúi xuống đan áo, ngẩng lên, ngồi thẳng lưng, cười, thôi không cười nữa, cầm remote ti vi, để vào tai, a lô, nghe con cháu gọi, cười. Thôi, không cười nữa. Được rồi. Tốt quá. Cắt !
Madame MỢ : Một diễn viên gạo cội hết xảy con bà bảy! Kakakakakakakakakakakakakaka !
Bốn giờ sáng, nhìn qua cửa sổ phòng ngủ thấy sợi dây kéo giếng trời sao cứ như được ai ở phía trên kéo dần lên. Một đầu dây phía dưới được cột chặt với miệng một túi nhựa bự màu đen, chắc hẳn là rất nhiều tiền ở trong đó.Khi túi nhựa được kéo lên đến đâu thì đầu dây này lại rớt xuống dần theo cùng nhịp độ, ở đầu dây này có cột cái nùi giẻ tròn như một bông hoa cúc màu cam. Bông hoa vải rớt xuống, văng vào mặt mình.Mình cố gắng nói một điều gì đó để báo động cho trên lầu biết là nhà có trộm nhưng lưỡi cứ líu lại, không làm sao phát ra âm thanh. Cố,cố nữa, cuối cùng hét thật to lên được mấy tiếng : Trộm ! Trộm ! thì mợ nằm bên mắng : "Cái gì thế ? Mơ à ?" Thế là tỉnh dậy.Hãi thật.
Như vậy mới biết, con người ta ai cũng có bản năng sợ mất ...tiền.
Rõ ràng trong nhà không có cái túi nào to như thế ngoài cái túi đựng rác, mà khi nằm mơ, trong ấy lại có rất nhiều tiền ( chứ không có rác) thì kể mình mơ cũng tài thật.
Bây giờ là buổi chiều, 4 giờ rưỡi. Phước Trang đến đón mợ đi chơi Vũng Tàu lúc 3 giờ. Mai Cụ về. Trước khi đi, hai chị em bắt ép Cụ mặc áo mới may, chụp ảnh, hai đạo diễn nhà bắt Cụ cúi xuống đan áo, ngẩng lên, ngồi thẳng lưng, cười, thôi không cười nữa, cầm remote ti vi, để vào tai, a lô, nghe con cháu gọi, cười. Thôi, không cười nữa. Được rồi. Tốt quá. Cắt !
Madame MỢ : Một diễn viên gạo cội hết xảy con bà bảy! Kakakakakakakakakakakakakaka !
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013
Ở VỚI MẸ -8-
24.4
Sáng nay trong khi chờ cô bảo mẫu của cháu cố Bà mua xôi bắp và chè trôi nước tới cho Bà, mình pha cho mẹ một tách G7 nhâm nhi trước vì sợ Cụ đói bụng. Nào dè quay đi một cái Cụ uống ực hết cả tách cà phê sữa đậm đặc ấy. Sau đó là kêu khó chịu, mệt. Hèn gì ngồi khẩy từng mũi đan. Vậy mà mẹ không chịu đi nằm, thích ngồi. Chè xôi đến cũng chỉ ăn xôi, bảo chè mua là mua cho cô. Ôi, làm sao mình con ăn hết hai bịch chè.
Đến chiều, mẹ bước ra từ phòng ngủ, ngạc nhiên : Ơ cô vẫn ngồi đấy à ? Thì ra chiều rồi mà mẹ tưởng là buổi sáng. Cụ bảo sao tôi cứ mơ hồ,bâng khuâng, tưởng đang là sáng. Lại hỏi cô trông trẻ, thế cô ở đây từ tối hôm qua à ?
Đấy, khổ, tại ly G7 của mình pha.
Cụ bảo từ nay trở đi tôi không uống cà phê sữa nữa.
Nói tóm lại là với người già thì liều lượng bổ vừa đủ, đừng thiếu thốn đốn bệnh mà cũng đừng bổ quá hóa mệt. Sáng nay còn xuống tận bếp đề nghị nhà có mỡ không cô làm cho tôi ít tóp mỡ ngâm nước mắm + bột ngọt như hôm nọ. Vậy, xong bữa, hỏi hôm nay món tóp mỡ mợ ăn có ngon miệng như lần trước không ạ. Cụ bảo không bằng. Hi hi, thế là mình phát hiện thêm một khuyết điểm nữa của mình là đầu bếp có tài năng không ổn định.
Vừa cho mẹ uống một ly nước Artichaud lạnh. Mẹ chuyên môn thích uống nước với đầy đá lạnh.
Một lúc sau thấy Cụ nằm dài ra ghế sa lông, hỏi mợ đỡ mệt chưa, bảo chưa, tại vì buổi trưa không ngủ được. (Chết cha! Bà ốm rồi!).Thế đo huyết áp nhá. Không, tôi biết cái đo huyết áp để ở đâu và tôi biết trong người tôi như thế nào, không phải cao máu. Vậy mợ cứ nằm yên đấy, cần gì gọi con.
Mình xuống chuẩn bị bữa chiều. Chiều nay sẽ cho mẹ ăn rau dền luộc, trứng chiên. Hai món thanh lành.
Hy vọng mẹ sẽ bình thường lại.
Vậy mà đến bữa, Bà khai vị với đĩa sò huyết xào me rất ngon miệng. Hi, Bà Cố đã khỏe lại rồi, cả nhà.
Tách một pô "Mợ đi từ trên nhà xuống gần bếp". Ảnh "nghệ thực" nghiêng trời luôn...!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)