#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

CPCĐ số 25: XL.


(Không hiểu sao mình gõ bài CPCĐ số 14 : XL. này gõ từ cuối năm ngóai mà chính mình lại quên sót, cho tới hôm nay đã  tới CPCĐ số 24, mới nhìn thấy nó đang nằm im trong Mục Bài Đăng blog, mở đầu vẫn còn cách khai tên NHT.( Bây giờ là ht.) . Thôi thì đổi cho nó thành số 25. Nội dung tuy cũ về thời gian nhưng đọc lại thì thấy vấn đề vẫn có thể như mới. Kính mời ngó qua ).
ht. 
XL. 
NHT. Bỗng dưng một ngày mở thư điện tử ra, mình nhận được nội dung toàn bộ câu chuyện của một nhóm bạn lạ (thư chỉ chuyển tiếp cho vài địa chỉ ), có tên tắt lạ là XL., gửi cho mình là một người hoàn toàn lạ với nhóm, nhưng vấn đề nhóm này bàn tới lại rất quen thuộc, phổ biến, những nhận xét, phát biểu thì tự do, vui vẻ.
Thì ra đây là nhóm của một vài Nhạc sĩ, Ca Trưởng, Người Đệm Đàn.....
Thì ra họ đang làm việc  về Thánh Nhạc Phụng Vụ.
Họ tự nhận họ là một cái xóm lá. 
 NHT' mình tự hào đã có tới Cà Phê Ca Đoàn lần thứ 13 rồi, xem ra vẫn ít chuyện hơn Xóm Lá này.
Lại chưa có vấn đề nào đụng hàng với họ. 
Lại bởi họ đông vui hơn, hai ý kiến vẫn hơn một.
Và vì thấy những thắc mắc, ý kiến của họ rất thực tế,  nên hôm qua, lần đầu tiên, mình  chen vào nói 1 câu.
Ai ngờ họ dại dột, nhận kẻ nỏ mồm này làm anh em luôn.
------------------------------------------------------------------------
- Cho hỏi : XL là gì đó ?
- Là Xóm Lá. Xóm lá là một chỗ để ...tám, nói đủ thứ chuyện trên đời.
- Lạy Chúa, cứ tưởng là Xuân Lộc.
- XL: Xóm Lá, nơi quy tụ mấy người ...XẤU LẮM, lâu lâu ba sạo lung tung, có khi đụng đến cả ...mấy bài thánh nhạc hát trong phụng vụ, do đó sợ không được imprimature cho nên đổi thành XL để dễ bề ....nói chuyện "phụng vụ" đó mà! hihi
- HT ui!  XL có ẩn ý của nhóm "mày râu": xấu tốt, "xơi luôn".Vì nhóm có mợ..... nên ... xinh lắm, nè!Thân chúc bà con XL trong tuần vui vẻ!
- Nhân đây mình xin hỏi các Bạn XL : Làm sao để những nhận xét nghiêm chỉnh (về Thánh Nhạc) của một nhóm nhỏ như XL. được các đấng lắng nghe ? Chúng mình nói với nhau thôi hay  muốn sao mà chỉ qua e-mail của nhau ?
- Hi chị của em,
Câu hỏi chị đặt ra, cá nhân em không bao giờ nghĩ tới cũng như khi tụi em thành XL lúc nào cũng không biết để cùng cụng ly ngày khai sanh ra xóm này . Em hy vọng chị Triều sẽ luôn là một người chị trong XL bé nhỏ này  cùng với anh L., chia sẻ với chúng em và anh cả Th. ( trưởng lão tinh thần từ ngày đầu của XL) .Xin lỗi chắc em đi ra đề rồi, trở lại câu hỏi của chị, trả lời cho cá nhân em, nếu những thắc mắc trong XL của tụi em được tới tai và sự support của ban thánh nhạc VN nói chung thì còn gì bằng vi` qua đó tụi em sẽ được học hỏi , có thêm kiến thức về thánh nhạc để giúp cho cộng đoàn, giáo xứ hay những người bạn của mình hầu phục vụ tốt hơn cho nhà Chúa trong sự khiêm nhường của mỗi người trong XL .
Xin nói thêm, XL tụi em có vấn đề gì cũng đem ra chia sẻ  và đôi lúc cũng găng khi mỗi người một ý, một cái nhìn khác nhau nhưng rồi  chung em vẫn thương yêu, đến voi  nhau vì sự tôn trọng lẫn nhạu  trong cùng một Thầy Chí Thánh đó là Giêsu .
- XL này toàn là Lọ , chỉ có anh cả Th. là không có lọ nào vừa với anh hi..hi..
Em kể sơ cho chị nha! Lọ Nồi, Lọ Niêu, Lọ Nghẹ và em là Lọ lem  ( ai đứng gần em coi chừng dính lọ vì lem đó).
- Cám ơn Lọ Lem  đã giải đáp thắc mắc.
Nếu XL cùng tâm tình như Lọ Lem thì HT sẵn lòng làm ...bia.  XL có những nhận xét đứng đắn và nghiêm túc thì xin cứ phát biểu, HT sẽ trình lên đấng bản quyền cho.Có những lần, mình đã hỏi vài anh em NS, Ca Trưởng  : Mỗi lần họp ban TN  vậy , bạn có giơ tay không ? Không. Tại sao không ? Có phát biểu cũng không kết quả, có khi còn bị la.Vậy cứ nghe thôi ? Dạ. Đứng lên người ta nhìn mình như dị nhân.
Đó, XL thấy  có thương không ?
Nếu mình post những vấn đề cần trao đổi vào mục Café Ca Đoàn của NHT'blog , các Bạn có ý kiến gì không, xin nói .
Mình  luôn yêu mến các NS, CT và Ca Viên của các Bạn,
Mến chúc XL  bình an,
HT
Tái bút :  Call me  "lọ mực".
- Hehe, Weo-com chị HT vào cái XL (Xóm Lọ) này, à, chị HT thích làm Lọ Mực, vậy là phải rồi, khi thì làm mực đen, khi thì mực xanh, rồi mực tím, và thoảng khi thì làm mực đỏ ... thì cũng giống như những bài blog mà chị viết, cũng đủ sắc màu, đủ thể trạng như là màu của Mực, hay quá đi chứ.Vậy thì sẵn Út Lọ đang nấu chè để cúng cơm cho mợ Út Lem ;-), mình nghĩ hay là bác L. cúng cơm luôn cái tên Lọ Bình, và bác Th. làm Lọ Muối, đều có ý nghĩa hết cả. Vậy nghe, Lọ Nghẹ nhớ nấu thêm ra vài chén chè nữa, đãi khách quý, trước lạ sau quen.         
- Mến chào Lọ Nồi, XL. tám đứng đắn về Thánh Nhạc như vậy nên mình ......thít. Chỉ ngạc nhiên sao cả xóm có vài...nhân khẩu vậy ?
- Cám ơn chị Mực đã nhã ý làm bia cho chúng em , chị gầy ốm thì làm bia sao nổi, lỡ bị bắn một cái là "xẩy" thì sao ? :-) . Chọc chị cho vui thôi . Cám ơn chị cùng đồng hành với XL nghèo nàn này (??) .
Trong xóm chỉ có em út  là hay e ngại, sợ phiền lòng.. thôi ( phải không Nghẹ ? ) còn lại là dân thiện xạ hay còn gọi cùi không sợ lở. Vì sự tin tưởng và dễ quên nên trong xóm có chuyện vui,buồn, thét mét ... là cứ chia sẻ . ( Tòan là lọ i-nốc -xi-đáp nên có bị bắn cũng không sao đâu chị) . Mình nâng đỡ, giúp nhau để học hỏi để làm việc nhà Chúa chứ đâu phải vỉ danh mình nên XL không đông người một phần cũng vì vậy . 
Không biết anh cả Th., anh Lọ Nồi, Niêu và em út Nghẹ có đồng ý thì xin giơ hai tay nha!:-)
peace,
Lo Lem
- Chị HT ơi, mọi người đã trả lời dùm em rồi, em chỉ xin nói thêm XL là một nhóm nhỏ các anh chị mà em rất cảm phục và quý mến. 
- Các Bạn thân mến, khi soạn bài cho CĐ, có điều gì trắc trở, trục trặc về Nhạc về Lời, gây khó khăn cho các Bạn, các Bạn nên phát biểu, thắc mắc như thế này, chứ đừng ngậm bồ hòn. Bồ hòn đắng lắm, mà trách nhiệm một Ca Trưởng thì bao la, thấy  thương hết sức. Các Bạn có thể gửi thư hỏi trực tiếp ban TN Saigon ( rồi forward giải đáp cho bà con đọc chung).
- Em cám ơn chị HT nhiều lắm lắm. Từ trước giờ em vẫn có những thắc mắc này nọ khi soạn bài, nhưng thường thì không biết chia sẻ với ai, cho nên lâu lâu em lại ... làm phiền XL cho đỡ buồn .
Vậy là em có thể gởi thư trực tiếp cho BTN SG sao? Mà ... nếu gởi thì có hy vọng được hồi âm không ?...
HT. : Nô biết !

CPCĐ số 24: CU "CHỜ"

Còn dư nguyên một thồi vì quên mời khách tới.
1. Thời gian như vó câu qua cửa sổ, Cu Chờ mới ngày nào còn là học thinh, đoàn thinh Nghĩa Hòa, ngủ dậy trễ, mặc quần thủng đít, mũi giãi lò thò, chạy vội sang trường (may mà nhà Cu đối diện trường, đúng năm bước kịp chào cờ), nay đã làm ca trưởng ca đòan Tê -rê- sa, một bộ phận khá ...toa , khá ...củ , khá cũ, một đại cục đã kinh qua khá nhiều kinh nguyệt, à lộn , khá nhiều kinh nghiệm ca hát, cho nên, ở địa vị ca trưởng, Cu cảm thấy rất hưng phấn cho chức năng rất quan trọng của Cu. Cu làm việc rất tốt, ca đòan lên như diều bay. Cu biết nắm bắt lúc nào cần tiết chế, lúc nào cần cho ra cái tinh túy trong nghề Điều khiển của Cu. Tuy nhiên ở đời nó vầy: bất cứ một quy trình nào cũng có sơ suất, không khâu này thì khâu khác. 
2. Tối hôm qua, Cu Chờ bày tiệc tại nhà anh Cu Ka đãi anh chị em ca viên một bữa, gọi là Tất Niên.
Cu Chờ, Cu Ka gọi điện bảo chị ở đâu chúng em đến đón chị ăn Tất Niên mí chúng em, ngay bi giờ.
Mời sốt sột thế ai kịp chuẩn bị, mình bảo có hẹn với chị Nga rồi, tối nay mừng Bổn Mạng Mẹ Thiên Chúa của chị Nga. Cu Ka xúi dại : Hay chị gọi điện hoãn chị Nga đi. Hõan là thế nào, mừng ai lại để chính ngày, phải Vọng chứ lị, cho nên mình bảo không được, dứt khoát phải để chị đến chị Nga đã . 
Vừa ngồi nhà bác Nga độ mươi phút. Sau thủ tục em trao quà, chị nhận quà xong, bác í  vừa đứng lên mở tủ chè định lấy chai rượu vang ra hai bạn già nhâm nhi, thì Cu Chờ gọi, a lô em đón chị, nhà chị Nga vào sâu hơn Violette ( tên cà phê sân vườn nổi tiếng  hẻm cạnh nhà thờ Chí Hòa) ạ ? Thôi xong, bác Nga thụt tay lại, không lấy Vang ra nữa. Mình đứng lên, chưa kịp "so - di Nga", thì bác í đã ẩy mình ra cửa, thôi ca đòan gọi, đi đi,  vui nhé.
Vừa ngó đầu ra đã thấy Cu Chờ dừng xe  ngay đầu hẻm rồi .
Cu rồ máy chở bà chị, lải nhải xin lỗi, tại  em quên, giờ thấy bày dư nguyên một bàn mới nhớ ra chưa mời chị. Đến nhà tiệc, quả như thế, còn trống nguyên một bàn, nhưng không khí thật vui, ai cũng nói cười . Ô kê, bà con vui, mình  vui, chả nghĩ ngợi gì, thế mới biết Cu Chờ cả nghĩ, có gì mà lỗi nghĩa, dư một bàn thì được ăn thêm. No problem ! Đã bảo đời không thể nào hòan hảo, thế nào cũng có sai sót. Nguyện Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn.
3. Có vẻ no bụng rồi, các chị em hai bè nữ lúc này ngồi tham gia trò vui. Cu Ka hăng tiết vịt tếu táo, lưng nách đầm đìa mồ hôi, Cu Thái gục gặc gục gặc, cứ dăm phút lại phát biểu một câu muôn năm : "Thôi nào, dzô !". Cả nhà, nhất là các chị cười hô hố ha há, từng tràng, từng chuỗi nghe dòn hơn pháo. Cu Chờ, những giờ tập hát phải nghiêm chỉnh vật lộn với ca mục và ...ca viên, hôm nay nhậu, Cu thả dàn pha trò ca nhái.
Cu kể, có lần Cu bảo em Solist hát câu "Phòng khuya lạnh giá, lạnh giá nhớ nhung...." trong bài Khúc Hát Mùa Xuân của cha Kim Long mà rằng : "Mày phát âm làm sao mà  tao cứ nghe  ra " Phòng khuya lạnh ...duớ.....". Con bé cãi, em hát tiếng Bắc mà ! Anh Chờ nói vậy em không hát nữa. Cứ đến chữ "giá" là nhớ giọng Cu Chờ nhại, nó buồn cười quá, không hát được nữa thật!
  Mọi người còn cười rũ màn kịch tếu gán chị Sờ với em Cu Ka, chính Cu Ka còn thêm mắm muối, trong lúc tập thể Sop và Alto minh họa bằng các loại  bài Hôn Phối cho hai chị em. Chị  Sờ không nhịn được cười. Cười cho đã đời rồi, chị Sờ ra oai, kéo tay Cu Ka  vào bàn chị em cho thêm hậu thuẫn : Mày muốn gì , mày muốn gì ? Cu Thái thấy vậy, cất tiếng hát : " Chúa cho con người bạn đường giống như bụi đời"..., Cu Chờ thiết tha dâng lễ : " Con dâng Chúa đôi chim này"...
 Cu Chờ còn nhớ ra bài "Trong máng cỏ đơn sơ" Cu mới cho ca đòan hát hôm nọ. Cu  tiến lại bàn mình, thong thả từng chữ mà rằng : " Không vàng, không mộc dược, không nhũ ...hoa" . Đến đây thì bà con đều ngã sấp, cười khá khá khá ...cười ầm cả nhà, cười lăn đùng  ra bàn tiệc....Hết biết!
4. Cu Chờ thân mến, "hương" ở đây mà đổi thành "hoa" thì chị chịu thua Cu  rồi.
Quân của Cu và Cu quậy quá sức lẽ mình nhé,  tớ đây chỉ biết trả thù bằng bài gõ này thôi.
ht.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

MÓN QUÀ MÀU HỒNG


Chú Thắng cán bộ ngồi bó gối trước nhà, suy nghĩ  dịp này về quê sẽ mua gì cho con gái nhỏ. Trẻ con có lẽ chỉ thích quần áo, đồ chơi. Nếu mua búp bê thì chắc không còn tiền mua cho con bộ váy mặc Tết, chú đắn đo mãi mới quyết định được phương án thực tế hơn là thay vì búp bê thì mua váy. Váy hồng cơ ! Con gái chú Thắng thích màu hồng, cái gì cũng hồng, đúng là con gái.
Tha thẩn suốt dãy hàng Tết, chú hoa cả mắt, cái gì cũng thích, cũng muốn bỏ tiền mua cho con. Này, giá bé Mi có được bộ "Bác sĩ tí hon" màu hồng kia, hay bộ bếp núc có mấy cái nồi nhựa màu hồng xinh xinh ấy, ơ, hay mua cho con gái một bé gấu nhồi bông may bằng nhung hồng ? 
Người cha khó khăn rút ví ra  đếm nhẩm số lương ít ỏi ...Chú ngẩng mặt ngắm tất cả các món quà treo trên cao của gian hàng. Chú tập trung ưu tiên vào những màu hồng con gái yêu thích, rồi quyết định chọn món quà xịn nhất, đắt giá nhất. Lòng cha gửi vào món quà.
...........
Đã về đến quê.
Chú Thắng và vợ không ở nhà, mà là trực tại bệnh viện. Bé Mi mới được cấp cứu  vì thiếu ...máu. Bé đang nằm mê man, rất  mệt, rất yếu. Thím Thắng đưa cặp mắt lo âu nhìn chồng, mình ơi, giá  đừng mua cái quà tốn kém quá í , để tiền mua máu cho con anh ạ.
Chú Thắng  lẩm bẩm, ừ nhỉ, sao mình không nghĩ ra , con mình cần ....Hồng cầu. 
Chú gục đầu đau khổ, dáng của một người cha có lỗi. 
ht.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

HÔM NAY ĐÁM CƯỚI CHÁU HUY

 
NGUYỄN QUỐC HUY và BÙI VŨ HOÀNG MY

Nhà Trai "điệu" Huy sang nhà My
Bố mẹ My tiễn con gái
Bà Cô của My chúc hai cháu

Huy, My trước bàn thờ Chúa có di ảnh bố Việt 
Dung đứng giữa con trai và con dâu


Bà Nội Huy chúc Huy và My

Trao nhẫn trong Thánh lễ

Dâng mình cho Đức Mẹ sau Thánh Lễ Hôn Phối
Hôm nay đám cưới Huy -My
Nhà Trai nhà Gái cùng đi nhà hàng
Nghe đâu đãi mấy trăm bàn
Vài ba xe máy còn toàn... ô tô.
Đùng đùng đùng !!!
( Bác Yến  "nổ" thay pháo cưới.)

CÁI HỘP ĐỰNG GIÀY



CÁI HỘP ĐỰNG GIẦYHai ông bà cụ nọ, đã sống với nhau hơn 60 năm rất hạnh phúc. Họ chia xẻ ngọt bùi, đủ mọi thứ. Duy chỉ có cái hôp đựng giầy mà bà cụ để ở dưới gầm tủ là ông cụ không hề biết trong đó đựng cái gì. Và cũng tôn trọng riêng tư của bà, ông chẳng bao giờ hỏi tới  cái hôp đó.Vài năm sau, một ngày kia cụ bà bỗng bệnh nặng. Biết vợ mình không qua khỏi, cụ ông chợt nhớ tới cái hộp giầy bí mật. Bèn lấy đem đến bên giường cụ bà, cụ bà cũng đồng ý  cho ông mở cái hộp ra.Khi chiếc hộp được mở ra, bên trong chỉ vỏn vẹn  có hai con búp bê bằng len nhỏ và một số tiền là 95.500 đô. Ông cụ ngạc nhiên hỏi vợ: "Thế này là sao?" "Khi chúng ta mới lấy nhau", cụ bà nói, "Bà nội của tôi có dặn rằng: Bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình là đừng bao giờ cãi nhau.Nếu lỡ chồng con có làm  điều gì  khiến con bực mình, tức giận. Con nên im lặng và bình tĩnh, đi ra chỗ khác  lấy len đan một con búp bê nha con".Và mình thấy đó...Cụ ông  không cầm được nước mắt. Suốt cả cuộc đời sống chung với nhau, người vợ thân yêu của mình chỉ giận mình có hai lần thôi ư? Ông cảm thấy  hạnh phúc vô cùng. "Và còn món tiền lớn này thì sao?"Ông cụ hỏi.  Cụ bà mắt đỏ hoe trả lời: " Thì đó là..  tiền tôi đã bán những con búp bê mà tôi đã đan.." 

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

LỜI CHÚA,LỜI HẰNG SỐNG (krf)


LỜI CHÚA, LỜI HẰNG SỐNG 
Thơ Từ Linh, Nhạc Hải Triều


Vocal : Diệu Hiền 

                                                                Noguide

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

LỜI TRẺ THƠ


Cháu nhỏ của tôi trìu mến dặn dò tượng Chúa Hài Đồng đang được đặt nằm trơ vơ trong hang đá :
"Mẹ gọi con xuống ăn cơm đấy. Chúa Giêsu ơi, nằm yên đây , ngoan nhé, chờ con ăn cơm nhanh, xong lên chơi với Chúa ".
Cũng hồn nhiên như cháu tôi, có những trẻ bé đến mùa là trông đợi quà từ Ông Nô - en. Chúng viết thư cho Ông, đêm Giáng Sinh chúng để chiếc giày ở cuối giường, rồi ôm gối ngủ say mơ!
Bởi vậy, ai yêu ...người lớn chứ phần tôi, tôi rất yêu trẻ thơ.
Thật xúc động với lời trẻ trong những bức thư sau:

NHỮNG BÀI HỌC


Những bài học của trẻ con
Nếu trẻ con sống với những lời phê phán, chúng học được thói hay lên án.
Nếu chúng sống với sự hận thù, chúng học được thói thích đánh nhau.
Nếu chúng sống với những lời chế nhạo, chúng học được thói nhút nhát.
Nếu chúng sống với sự chê bai, chúng học được mặc cảm tội lỗi
Nếu chúng sống với sự bao dung, chúng học được tính nhẫn nhục
Nếu chúng sống với sự khuyến khích, chúng học được lòng tự tin.                
Nếu chúng sống với lời khen, chúng học được cách thưởng thức cái hay của người.
Nếu chúng sống với sự lương thiện, chúng học được tính công bình.
Nếu chúng sống với sự che chở an toàn, chúng học được lòng tin cậy.
Nếu chúng sống với sự chấp nhận, chúng học biết yêu thích chính mình.
Nếu chúng sống với tình thương, chúng học được cách tìm thấy Chúa trong cuộc đời. 
(Anon, "Children learn what they live")

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

XIN ĐẶT BÊN CHÚA BÉ


Xin đặt bên Chúa bé
Chút tâm tình nhè nhẹ
Mở mắt xem Chúa nhé
Tấm quà nhỏ chân quê

Đây ánh mắt ngô nghê
Hai bàn tay vươn vói
Bước chân trần mệt mỏi
Dâng Chúa hết nặng nề

Cơn buồn kéo lê thê
Nỗi lo không kềm chế
Tương lai thôi cứ thế
U ám xám trời quê

Cho con ngắm ánh sao
Lặng nghe tiếng khóc chào
Chúa ra đời bé bỏng
Giống con khác chi đâu

Hôm nay Sinh Nhật Chúa
Giê -su suối an vui
Nguồn ơn thiêng chúc phúc
Cho nhân thế muôn đời

Con đặt bên Chúa bé
Toàn buồn tủi thương thôi
Chúng con là những kẻ
Ôm nhau khóc lặng người

Bao giờ lệ sẽ vơi
Thôi nhìn nhau cay đắng
Bao giờ cho giông tạnh
No-en nào Chúa ôi !

ht * đêm 24.12.2013

BẠN THÂN ƠI,


Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

TÔI CÓ KHÓC

Mọi kịch bản Hoạt cảnh Giáng Sinh vốn đều được soạn như nhau đến nhàm chán, không kể cách diễn vụng về , dở ẹc, không chuyên môn của các diễn viên nghiệp dư được chọn từ các nhà xứ, làm cho khán giả chỉ thấy buồn cười và đôi khi ...có cả bực mình, khó chịu. Xem như đến để  dành chỗ dự Lễ sau đó. Nhưng, chỉ khi vào vai "chủ quán trọ", một em bé tên Wallace Purling " chậm phát triển" (trong chuyện kể có thật này )mới làm nên điều kỳ diệu. 
Tôi đọc đi đọc lại câu chuyện với đôi quyến luyến, rồi tưởng tượng mình đang xem họat cảnh có Wallace Purling  đóng vai lão mập Ralph hung hãn xua đuổi anh Giuse và cô Maria. Biết chóc y sẽ quát tháo hai người nghèo lỡ độ đường như thế nào. Nhưng khi đến lúc sự bất ngờ xảy ra vì CON TIM DỄ VỠ của Wallace phá bĩnh kịch bản muôn đời, thì....tôi có khóc. 
Cám ơn Chúa, tôi đã khóc. Lại như xưa !
ht.

RẮC RỐI NƠI QUÁN TRỌ
Cô  Dina dạy lớp Hai tại một trường ở Ontario, Canada. Năm ấy cô được nhà trường giao cho một hoạt cảnh trong đêm văn nghệ mừng Chúa giáng sinh.  Sau khi đắn đo suy nghĩ rất lâu, cô bắt đầu phân vai cho các học sinh trong lớp. Rắc rối là cháu Ralph, chín tuổi. Lẽ ra cháu phải học lớp Bốn, nhưng cháu vụng về, chậm chạp, và chậm hiểu nên vẫn phải học lớp hai. Đám bạn lại rất thích cháu, vì cháu lớn xác hơn cả, dễ dàng đứng ra bảo vệ chúng nếu bị trẻ lớp khác bắt nạt.
Ralph nằng nặc đòi làm người chăn cừu, thổi sáo trong vở kịch. Cô giải thích Ralph có một vai khác quan trọng hơn, là làm chủ quán trọ. Thật ra, cô chủ ý dành cho cháu vai này vì cháu chỉ cần nói vài câu ngắn, dễ học thuộc, phù hợp với khả năng cháu. Hơn nữa với vóc dạng to hơn các bạn, Ralph dễ làm ra vẻ hùng hổ, hung hăng của ông chủ quá trọ khi xua đuổi ông bà Giu-se.
Đêm văn nghệ của trường chật ních khán giả. Ai cũng háo hức muốn xem con cháu nhà mình trổ tài trên sân khấu cuối năm.
Hoạt cảnh lớp cô diễn ra suôn sẻ từ đầu vì bọn trẻ được tập luyện rất nhuần nhuyễn. Thế rồi đến cảnh ông Giu-se chậm chạp, mệt mỏi dìu bà Ma-ri-a đến cánh cửa quán trọ đóng im ỉm. Ông gõ cửa. Ralph chỉ chờ có thế. Cháu mở tung cánh cửa ra, hùng hùng hổ hổ quát:
“Mấy người muốn gì?”
“Chúng tôi tìm chỗ trọ qua đêm.”
“Chật hết rồi. Đi chỗ khác đi!”
“Xin ông làm ơn. Chúng tôi đã hỏi hết các nơi khác nhưng đều bị từ chối. Chúng tôi đi đường xa, mệt mỏi.”
“Không còn phòng nào hết!”
“Xin ông mở lòng lành. Đây là vợ tôi, sắp đến ngày sanh nở. Vợ tôi rất cần được nghỉ ngơi đêm nay. Xin ông cho một xó xỉnh nhỏ hẹp nào cũng được.”
Ralph nhìn bà Ma-ri-a, rồi đứng ì ra khá lâu. Cả hội trường im phăng phắc, bối rối trước thái độ của Ralph. Nấp sau cánh gà, cô giáo nhắc tuồng: “Không, xéo đi!”  Ralph vẫn đứng như phỗng đá.
Cô  nhắc đến lần thứ ba. Mỗi lúc một lớn  giọng hơn. Các cháu đóng vai thiên thần ở hậu trường cũng sốt ruột, lo ngại không kém mọi người.
Cuối cùng Ralph cũng mở miệng như cái máy: “Không, xéo đi!”
Ông Giu-se buồn bã, thất thểu dìu bà Ma-ri-a bước đi. Tay chủ quán không quay vào đóng sập cánh cửa lại như đã tập dượt thuần thục hàng chục lần. Y đứng sững đó, dõi mắt nhìn theo ông bà Giu-se. Y chau mày, vẻ mặt khổ sở, bờ môi run run nén cơn cảm xúc, và kìa, hai tròng mắt y đã ướt sũng tự lúc nào!
Ralph gào lên: “Đừng đi, Giu-se! Đưa Ma-ri-a quay lại đây!”
Tay chủ quán dang rộng hai cánh tay, miệng cười rạng rỡ: “Mời ông bà ngủ lại trong phòng của tôi.”
Cô giáo bật khóc. Các cháu nhỏ thủ vai thiên thần ùa cả ra sân khấu trong lúc khúc nhạc mừng Giáng sinh trổi lên rộn rã. .
………………………………………………..
Ghi chú: Đây là một câu chuyện có thực của một em học sinh “chậm phát triển” tên Wallace Purling (trong truyện là Ralph) xảy ra ở trường London, Ontario, Canada, được cô giáo Dina Donohue kể lại, có tên là “Trouble at the Inn”. Cô bảo một số người trách cô, nói vở kịch đã bị “bể dĩa”, trong khi một số khác bảo “chưa bao giờ thấy xúc động đến thế”- vì những điều xảy ra ngoài “kịch bản” đầy bất ngờ của Wallace!
Truyện do Lê Anh Dũng (Huệ Khải) chuyển dịch ...đó là chuyện của một em bé “chậm phát triển” mà trong Nhi khoa  vẫn thường gặp… – như là một nhắc nhở cho chính mình.
(Trích poster SPC - Saigon)


Trouble at the Inn
For many years now, whenever the Christmas pageants are talked about in a certain little town in the Mid-west, someone is sure to mention the name of Wallace Purling. Wally’s performance in one annual production of the nativity play has slipped into the realm of legend. But the old-timers who were in the audience that night never tire of recalling exactly what happened.
Wally was nine that year and in the second grade, though he should have been in the fourth. Most people in town knew that he had difficulty in keeping up. He was big and clumsy, slow in movement and mind. Still, Wally was well liked by the other children in the class, all of whom were smaller than he, though the boys had trouble hiding their irritation when Wally would ask to play ball with them, or any game for that matter, in which winning was important.
Most often they’d find a way to keep him out, but Wally would hang around anyway- not sulking, just hoping. He was always a helpful boy, a willing and smiling one, and the natural protector of the underdog. Sometimes if the older boys chased the younger ones away, it would always be Wally who’d say, “Can’t they stay? They’re no bother.”
Wally fancied the idea of being the shepherd with a flute in the Christmas pageant that year, but the plays director, Miss Lumbard, assigned him to be a more important role. After all, she reasoned, the Innkeeper did not have too many lines and Wally’s size would make his refusal of lodging to Joseph more forceful.
And so it happened that the usual large partisan audience gathered for the town’s yearly extravaganza of beards, crowns, halos and a whole shameful of squeaky voices. No one on or off stage was more caught up in the magic of the night than Wallace Purling. They said later that he stood in the wings and watched the performance with such fascination that from time to time Miss Lumbard had to make sure he didn’t wander on stage before his cue.
 Then the time came when Joseph appeared, slowly, tenderly guiding Mary to the door of the inn. Joseph Knocked hard on the wooden door set into the pained backdrop. Wally the innkeeper was there, waiting.
“What do you want?” Wall said, swinging the door open with a brusque gesture.
“We seek lodging.”
“Seek it elsewhere.” Wally looked straight ahead but spoke vigorously. “The Inn is filled.”
“Sir, we have asked everywhere in vain. We have traveled far and are very weary.”
“There is no room in this inn for you.” Wally looked properly stern.
 “Please, good innkeeper, this is my wife, Mary, she is heavy with child and needs a place to rest. Surely you must have some small corner for her, she is so tired.”
Now, for the first time, the Innkeeper relaxed his still stance and looked down at Mary. With that, there was a long pause, long enough to make the audience a bit tense with embarrassment.
“No! Be gone!” the prompter whispered from the wings.
“No!” Wally repeated automatically. “Be gone!”
Joseph sadly placed his arm around Mary and Mary laid her head upon her husband’s shoulder and the two of them started to move away. The Innkeeper did not return inside his Inn however. Wally stood there in the doorway, watching the forlorn couple. His mouth was open, his brow creased with concern, his eyes filling unmistakably with tears.
And suddenly this Christmas pageant became different from all the others.
“Don’t go, Joseph,” Wally called out. “Bring Mary back.” And Wallace Purling’s face grew into a bright smile. “You can have my room.”
Some people in the town thought that the pageant had been ruined. Yet there were others — many, many others– who considered it the most Christmas of all Christmas pageants they had ever seen.

By Dian Donahue
(nguồn: (tại đây)

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

ĐÊM AN BÌNH


Đêm An Bình
Tuyết rơi phủ lấp đầu non
Không gian trầm lắng như còn đợi tin
Đêm nay Chúa xuống An Bình
Muôn dân hồ hỡi, ... cúi mình nhận ơn
Con đây là kẻ phàm nhân
Bao năm đón nhận những ân phúc này
Nhưng rồi gió lại thổi bay
Để cho muối đá đóng đầy cả tim
May thay Chúa lại đến tìm
Rửa bao vết ố... Ôm nhìn đứa con
Đường đời xuôi ngược héo hon
Nếu Ngài không giúp, con còn biết ai
Thế gian mau dễ tàn phai
Mà bao nguy hiểm sớm mai chập chờn
Đêm nay chẳng muốn gì hơn
Quỳ đây con khẩn được ơn phước lành
Tạ ơn Đấng đã giáng sanh...

ThyThy
NY, Dec. 22, 2013

                Mến chúc Thy Thy một mùa Giáng Sinh an lành vui vẻ.
                                                    ht.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

BÀI CA TÀI TỬ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ



 Nô - en buồn
  tài tử  Trà Vinh đếm cừu
  độc đáo
  
  Haiku ht.


(Nguồn : Tễu ')

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

TRANS-SIBERIAN ORCHESTRA CHRISTMAS CANON

NHẬN RA MÓN QUÀ TÌNH YÊU

ht.: Xin cám ơn cha Long về Món Quà xinh xắn dễ thương đầy ý nghĩa này. 


Xin thân tặng Chị mẩu chuyện nho nhỏ !
Cùng với những lời chúc an bình , cho cuộc đời ngày mai tràn đầy yêu thương .

NHẬN RA MÓN QUÀ TÌNH YÊU
Có một cô gái không may bị mù , nhưng quen biết một chàng trai .
Hai người yêu nhau .
Một ngày kia , cô gái nói với chàng trai :
"Khi nào em nhìn thấy được thế giới , em sẽ lấy anh" .
Cô gái được phẩu thuật mắt , và cô đã nhìn thấy được ánh sáng .
Chàng trai hỏi : "Bây giờ em đã thấy được cả thế giới , em sẽ lấy anh chứ ?"
Cô gái bị ngẩn ngơ , choáng váng , khi thấy chàng trai cũng bị mù như mình ..
Cô từ chối lấy anh chàng mù .
Chàng trai ra đi trong nước mắt và nhắn lại rằng :
"Em hãy giữ gìn cẩn thận đôi mắt của mình , em nhé !
Vì đó là món quà cuối cùng anh có thể tặng cho em" .
Sau khi phẩu thuật thành công , cô gái nhìn thấy thế giới .
Nhưng cô lại không nhận ra người , đã tặng cho cô đôi mắt để nhìn thấy thế giới ..
Cô từ chối tình yêu của anh chàng mù ..
Vì cô không biết rằng anh trở nên mù vì cô ta .

CHÚC MỪNG !
Em Long

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH










ht. GIÁNG SINH 2013

BÀI THÁNH CA BUỒN

 
Nhạc và Lời : Nguyễn Vũ





























Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

CỨ HỎI TẠI SAO !


1. Ông ơi đừng chết. Thằng bé khóc nấc khi thấy ông nó co rúm người trong chiếc mền cũ rách bươm, miệng ho sù sụ giữa trời rét mướt mùa đông. Sắp chuông Lễ Giáng Sinh rồi mà hai ông cháu còn lang thang giữa đường, không nhà, không bánh. Ông già mấy ngày nay trở bệnh. 
Hồi chiều đi qua nhà thờ, thằng bé ngẩn người ngắm Chúa Giêsu nằm trong hang đá. Nó tự hỏi : Tại sao Chúa sướng vậy? Chưa tới Nô-en mà Chúa đã sinh ra, được đặt nằm trên cỏ xanh mướt, xung quanh ánh sáng chói lòa, đèn chớp xanh chớp đỏ, dây kim tuyến lấp lánh lung linh, bên cạnh còn có cha mẹ quỳ bên chăm bẵm, ngắm nghía. Chúa hạnh phúc quá. Con thì mồ côi, nghèo khổ. Sao bất công vậy Chúa ?
2. Giờ này ai cũng lo về nhà trang trí, sắp đặt, bày biện. Nhà ai cũng đầy kẹo bánh, thịt gà thịt bò. Nhà ai cũng đầy ắp tiếng cười reo ấm cúng. Ông cháu con đang lạnh và đói Chúa ơi. 
Tại sao ?
Có bàn tay ai đập nhẹ trên vai thằng bé, làm nó giật mình quay lại xem ai.
Đó là  bà già ăn xin quen biết ông cháu nó.
Về thôi Tí. Ông mày đang ho quá trời kìa. Nó chạy vội về chiếc ghế đá trong công viên.
3. Lúc này, trong khi chuông đổ rền khắp các nhà thờ, đông đảo người ta lũ lượt theo nhau đi Lễ  Giáng Sinh, chẳng ai hay biết Chúa Giêsu đã rời khỏi hang đá. Người  tìm đến góc công viên kia, nơi có chiếc ghế đá gãy chân, nhà của  hai ông cháu nghèo khổ nọ. Chúa làm bà già ăn xin. Tối nay bà  được một gia đình  tốt bụng cho một âu cháo gà nóng hổi, 3 cái đùi gà, 5 chiếc bánh, một túi kẹo bự, 2 chai Coca Cola  và 2 lon bia. Bà bưng tới, phụ thằng Tí nâng ông nó dậy, mời ông cụng lon và húp cháo. Thằng Tí  sung sướng, ngoạm răng vào chiếc bánh ga tô to, cắn phập một miếng ngon lành, vừa tu Coca, vừa thắc mắc : Ủa, sao bữa nay bà Hai có nhiều đồ ăn ngon hết xảy ta ! Sao kỳ vậy ta ?
ht.

TÌNH THƯƠNG DẪN LỐI

Tin đếm được tất cả là hai trăm ba mươi hai nghìn tiền bỏ heo. Nói là heo nhưng không phải heo, vì heo thì khó moi, phải đập, đập thì vỡ, vỡ thì bỏ, lại tốn tiền mua heo khác. Tiền để dành Tin bỏ heo "túi mẹ". Hôm nay mẹ đưa cho Tin để Tin mua quà Giáng Sinh tặng bạn.
Tin có ba bạn thân, hay đi, hay chơi với nhau. Trong ba bạn, có Hòa nhà nghèo, thật nghèo, mẹ Hòa làm nghề kéo xe rác. Tin thương Hòa nhất. Tin định sẽ mua cho bạn ấy một món quà to hơn hết. Tha thẩn trong nhà sách đã một hồi lâu chẳng biết mua gì vì cái gì Tin cũng thích, món gì cũng hấp dẫn dưới con mắt của một cậu nhỏ lên mười. Thú ra thì xấu hổ, quả thật Tin chỉ muốn làm chủ những đồ chơi, những cuốn sách có hình ảnh, những đồ trang trí nhỏ xinh đang nằm trong tủ kính kia. Tin thầm mơ cái đồng hồ báo thức có gắn Ông già No - en mặc áo đỏ, tay cầm chuông vàng  trên kệ kia sẽ về đứng trên bàn học của Tin. Tin như quên mất mục đích hôm nay là mình đi mua quà tặng bạn.
Một em bé chen ngang chỗ Tin đang đứng. Nó vừa trờ tới gian hàng này và cũng say sưa ngắm chiếc đồng hồ dễ thương ấy. Tin trộm liếc nhìn. Em cỡ chừng sáu tuổi, không có gì đặc biệt ngoại trừ việc em đang mặc trên mình một bộ quần áo cũ bẩn. Tin hỏi em muốn mua à, có tiền không, đi với ai ? ....Thằng bé đơn sơ, hỏi gì trả lời đó, mắt sáng lên khi ngắm món quà nhưng mặt lộ vẻ buồn khi Tin đọc giá tiền ghi dưới chân ông già No-en cho nó nghe.Nó quay lưng bỏ đi, lẩm bẩm : Em chỉ có hai chục thôi.
Vậy là nghèo mà ham rồi, Tin thấy tội nghiệp, xót xa cho em bé. Lòng Tin xao xuyến, đây là lần đầu tiên trong đời Tin gặp cảnh bối rối, khó xử. Tin rất muốn mua chiếc đồng hồ tặng em bé đó nhưng còn quà cho bạn bè, sao đủ tiền bây giờ? Tin đi theo bé, sấn lên trước, bắt gặp đôi mắt em đỏ mọng, ứ nước. Em muốn mua làm quà cho mẹ em trong đêm No-en. Em muốn mỗi rạng sáng, ông No-en sẽ đánh thức mẹ dậy đi kéo rác. Tin liền quyết định nắm tay bé trở ngược lại chỗ cũ : Anh mua cho em mang về tặng mẹ nhé. Sao anh chị không dẫn em đi ? Dạ, anh của em ở nhà mắc soạn rác phụ mẹ. Anh em đưa tiền để dành cho em đi mua. Ừ ngoan, anh em tên gì , học lớp mấy. Dạ, anh em tên Hòa học lớp Năm 2 trường Quốc Toản.
Lớp Năm 2, trường Quốc Toản chính là nơi Tin đang theo học và đây đích thị là em trai của người bạn mà Tin muốn mua tặng một món quà to hơn hết đó.
Tình yêu dẫn đưa chúng ta lại gần nhau cách bất ngờ và tuyệt diệu.
ht.