#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

ÔI GIÁO DỤC !


Những ý tưởng lạ lùng 
Cuối tuần, có 2 thông tin liên quan đến giáo dục khiến nhiều người cười nhưng lòng thật đau. Cười vì không thể hình dung được tại sao có những ý tưởng lạ lùng như thế. Đau vì những chuyện như thế này sao cứ xảy ra hoài ở môi trường được xem là tập trung những người làm thầy thiên hạ?
Nếu lấy mốc từ năm 2007, một năm sau khi toàn ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động “Hai không” (nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục), tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng lên liên tục. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2007 (lần 1) chỉ đạt 66,7%, và tăng đều đến năm 2012, hầu hết các địa phương đều có tỷ lệ tốt nghiệp trên 90%, thậm chí nhiều nơi đạt 100%. Lúc này dư luận đặt ra câu hỏi có cần phải tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp quy mô toàn quốc mà tỷ lệ đỗ gần 100%? Vậy là, tại Hội nghị tổng kết năm học 2012 - 2013 diễn ra cuối tuần qua ở TP.Đà Lạt, trước bức xúc của lãnh đạo một Sở GD-ĐT vì Sở này bị cắt thi đua do để tỷ lệ tốt nghiệp năm 2012 cao hơn năm trước, mới vỡ ra rằng đã có một “thỏa thuận tối mật” giữa lãnh đạo Bộ GD-ĐT và các sở địa phương. Đó là quyết tâm để tỷ lệ tốt nghiệp không được vượt quá năm trước. Lý lẽ của Bộ là khi chấm phúc tra 17.000 bài thi của 16 tỉnh thành trong kỳ thi tốt nghiệp năm trước, phát hiện sai phạm rất lớn ở những tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp tăng.
Đành rằng phải có biện pháp để hạn chế tiêu cực, đưa con số tốt nghiệp THPT về đúng giá trị thực của nó nhưng không thể bằng một biện pháp hết sức khiên cưỡng, máy móc và quan liêu đến vậy!
Biện pháp này hoàn toàn không khoa học vì trình độ học sinh từng năm không như nhau; điều kiện giảng dạy, học tập có những lúc thay đổi; lực lượng, trình độ giáo viên không phải là bất biến; đề thi mỗi năm mỗi khác; thêm những điều kiện khách quan xảy ra lúc này lúc khác… Cũng cần nhắc lại, tốt nghiệp bậc trung học là mức độ “phổ thông” chứ không phải “tuyển”, không thể có yêu cầu cứng nhắc là tỷ lệ năm này phải không cao hơn năm trước. Đó là chưa kể, nếu áp dụng quá máy móc, để đạt thành tích, biết đâu có địa phương phải “hy sinh” cho rớt một số học sinh đủ chuẩn đậu để đạt “định mức”!  
Biện pháp này cũng không hợp lý vì đâu phải cứ chỗ nào tỷ lệ tốt nghiệp tăng là bắt buộc phải có tiêu cực. Khi thanh tra, nếu phát hiện địa phương nào sai thì phạt địa phương đó, sao lại có thể đánh đồng khái niệm như vậy?
Chuyện thứ hai diễn ra ở TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Nhằm hạn chế tình trạng chạy trường, lãnh đạo Phòng Giáo dục thành phố này đã có sáng kiến học sinh vào lớp 1 các trường như Quang Trung, Trưng Vương phải có giấy tờ chủ quyền nhà của cha mẹ. Không biết còn nơi nào có một yêu cầu quá khắc nghiệt và thô bạo đến vậy, không cho một đứa trẻ chập chững vào lớp học đầu tiên trong đời, thực hiện cái quyền mà mọi trẻ em trên thế giới đều được hưởng: quyền đến trường?
Biết rằng ngành giáo dục rất đau đầu với nhiều vấn nạn, chẳng hạn bệnh thành tích, chạy trường… nhưng đưa ra những biện pháp quá thô bạo đến vậy liệu có hợp lý?
Thùy Ngân
NGUỒN : Thanhnienonline (tại đây)
Những ý tưởng ‘thật như đùa’ của ngành giáo dục

Công khai bằng văn bản có, ngầm thỏa thuận có, một số quy định của ngành giáo dục thời gian gần đây khá lạ lùng.

“Lọc” học sinh lớp 1 bằng sổ đỏ
Đây là cách làm của 2 trường tiểu học thuộc phường 9, TP Vũng Tàu. Ngoài những giấy tờ bắt buộc phải có như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, các giấy tờ ưu tiên…, 2 Trường Tiểu học Trưng Vương và Quang Trung còn yêu cầu “bản photo Sở hữu nhà ở của bố mẹ” để các em được nhập học.

Niềm vui được vào lớp 1 của trẻ em một số nơi không phải đơn giản mà có (Ảnh minh họa)
Được biết, năm học 2013-2014, theo chỉ tiêu, trường Trưng Vương được nhận 50 em và trường Quang Trung được nhận 150 em, trong khi phường 9 có 343 em xin vào học lớp 1.
Hiện tại, có 294/343 học sinh đã nộp được sổ đỏ và đủ điều kiện nhập học đợt 1. Còn 47 em không có sổ đỏ hoặc mới về cư trú tại phường thuộc diện “dôi dư” dự kiến sẽ được chuyển về trường Thắng Nhì thuộc phường Thắng Nhì (TP Vũng Tàu) xa khoảng 2-3km để học.
Có trường hợp gia đình học sinh đã sinh sống lâu năm ở phường 9 nhưng ở nhờ  nhà anh trai, không có sổ đỏ nên vẫn không đủ điều kiện nhập học. Một trường hợp khác sổ đỏ đang nằm trong ngân hàng không lấy ra được, nhưng nhờ kiên quyết “đấu tranh” nên được linh động cho nhập học.
Chia sẻ với báo Tiền Phong, cô Nguyễn Thị Thu Thủy – Hiệu trưởng trường Trưng Vương cho biết nhà trường thực hiện chủ trương tuyển sinh của Ban Tuyển sinh (Phòng Giáo dục và UBND TP Vũng Tàu). UBND TP Vũng Tàu cũng đã có một văn bản (do Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bạch Ngân ký) quy định gia đình những học sinh ở phường 9 phải có hộ khẩu thường trú và sở hữu nhà ở tại nơi cư trú mới được phép nhập học.
Trưởng Phòng Giáo dục TP Vũng Tàu, ông Võ  Văn Lương cho rằng lợi dụng tính “mở” của Luật Cư trú, nhiều phụ huynh có sổ hộ khẩu KT3 khá dễ dàng, cộng với việc chính quyền phường quản lý lỏng lẻo khiến số học sinh dự tuyển vào lớp 1 ở phường 9 quá lớn, đẩy khó khăn cho ngành giáo dục. Trong khi đó, nhiều trường khác dư chỉ tiêu, nên phải có biện pháp “lọc” để lấy các em thực sự là cư dân của phường 9.

Cắt thi đua nếu để tăng tỷ lệ tốt nghiệp
Cuối tuần qua, tại Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 diễn ra ở TP. Đà Lạt, một lãnh đạo Sở GD-ĐT đã “lỡ miệng”  nói ra bức xúc khi Sở này bị cắt thi đua do để tỷ lệ tốt nghiệp năm 2012 cao hơn năm trước. Từ đó, dư luận mới vỡ lẽ ra rằng đã có một “quy định ngầm” giữa Bộ GD&ĐT và các Sở địa phương là không được để tỷ lệ tốt nghiệp năm sau vượt quá năm trước.
Có lẽ quy định quá lạ  lùng này xuất phát từ việc tỷ lệ tốt nghiệp THPT của các địa phương liên tục tăng, nhiều nơi  đạt gần 100%, trong khi đó Bộ lại phát hiện ra nhiều sai phạm lớn ở những tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp tăng khi chấm phúc tra 17.000 bài thi của 16 tỉnh thành.
Tuy vậy, đây vẫn bị cho là cách làm ngược đời và máy móc của các lãnh đạo ngành giáo dục.

Lớp VIP trường công
Dự thảo của Bộ GD&ĐT cho phép thu thêm các khoản đối với mô hình dịch vụ giáo dục chất lượng cao – hay còn được gọi với cái tên “lớp VIP trường công” từng gây xôn xao dư luận vì sự phân biệt giàu nghèo giữa các học sinh ngay trong chính trường công.
Một số trường thực hiện thí điểm mô hình này đã cho thấy những bất cập và lo ngại từ phía các bậc phụ huynh và dư luận. Lo ngại đầu tiên là vấn đề chi phí cho lớp “VIP” (viết tắt của cụm từ “very important person” – người rất quan trọng). Với mức chi phí từ 200-300 triệu đồng cho mỗi lớp VIP, chia ra đầu người, mỗi học sinh khoảng vài triệu chi phí ban đầu, chưa kể các chi phí khác để duy trì lớp học trong 5 năm học tập, chắc chắn không phải phụ huynh nào cũng có khả năng chi trả.
Vì thế, để được ngồi trong lớp học này, các em hầu hết phải là con nhà khá giả, điều kiện kinh tế tốt. Cũng có trường hợp mặc dù phụ huynh có thu nhập trung bình nhưng không lỡ chuyển lớp cho con vì nhiều lo ngại như sợ cô dạy không nhiệt tình bằng, sợ con phải thay đổi môi trường… nên vẫn phải cố để cho con theo học.
Tuy nhiên, bất cập lớn nhất của lớp VIP trường công vẫn là sự khác biệt về cơ sở vật chất trong cùng một ngôi trường gây ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Thậm chí, trong buổi chào cờ toàn trường ngoài trời, chiếc ghế ngồi của các em lớp VIP cũng khác so với các lớp học bình thường. Nhiều phụ huynh đã bày tỏ lo ngại khi phải trả lời những thắc mắc rất ngây thơ của con về sự khác biệt này.
Mặc dù mô hình lớp học chất lượng cao nhận được ủng hộ và thiện cảm của các bậc phụ huynh và học sinh tham gia, song một số chuyên gia giáo dục cho rằng không nên tạo khoảng cách giàu nghèo trong môi trường học tập.

Cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học
Ngay sau khi Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho đối tượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng nếu thi đại học được công bố, dư luận đã lên tiếng phản đối gay gắt quy định “trên trời” này của Bộ GD&ĐT.
Hầu hết ý kiến đều cho rằng quy định cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng là quá thiếu thực tế, thậm chí là gây tổn thương cho các bà, các mẹ đã phải chịu đựng quá nhiều những mất mát, hi sinh.
Tuy nhiên, sau khi nhận được những chỉ trích nặng nề từ phía dư luận, Bộ GD&ĐT đã nhanh chóng sửa sai bằng việc ra Thông tư bãi bỏ quy định này vào ngày 16/7 – 12 ngày sau khi Thông tư ban đầu được phát ra.
Hành động sửa sai của Bộ được một bộ phận dư luận đánh giá cao, tuy nhiên phần đông vẫn cho rằng những sai sót nghiêm trọng như thế này trong quá trình soạn thảo quy định, thông tư cần phải được quy trách nhiệm và có những biện pháp kỷ luật cụ thể.

Nguồn VNN

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

EM ĐÃ NGỜ NGỢ...


EM ĐÃ NGỜ NGỢ...
-Báo cáo tôi nghe..
-Dạ...Không thể chấp nhận được anh ạ, giữa khu dân cư như thế, nó xây cái nhà to tổ bố như thế, lại không thèm xin phép...
-Láo thế, luật pháp ở đâu?
-Vâng.Em cũng thay mặt anh đập bàn với phường, với quận, luật pháp đâu lại có kẻ làm càn như thế. Cưỡng chế ngay.
-Cưỡng chế à?
-Vâng. Tháo dở hết ạ, không thể chịu đựng được, một lũ ăn hại...
-Ai ăn hại?
-Dạ...Thì cái bọn ở phường í ạ...Vi phạm pháp luật như thế mà quyết định đình chỉ từ ngày đặt móng, tới khi chủ nhà xây lên, hoàn thiện, đưa đồ đạc vào rồi, lại nắn cả đường vào rồi mà vẫn chưa thực thi quyết định đình chỉ anh ạ...Lũ ăn hại...
-Quý anh em nhỉ ?
-Sao cơ ạ...
-Vì đó là căn hộ của tớ xây cho thằng con trai.
-Ôi thế à? Vâng...Em đã ngờ ngợ...Phải có lý do gì thì chúng nó mới gan hùm gan sứa vậy chứ, phải có lý do gì mà em chửi thẳng vào mặt chúng mày là lũ ăn hại mà chúng nó vẫn trơ ra, vẫn cười...Em đã ngờ ngợ...
-Bây giờ tính sao nhỉ ?
-Anh buồn cười...Suốt đời anh đóng góp cho giang sơn, mỗi cái nhà ấy thì phải lo thủ tục cho anh chứ...Em đã ngờ ngợ....Ngày mai cấp sổ anh nhé, anh nhé, anh nhé...Đúng là một lũ ăn hại, đã biết là nhà của ai thì nên biết gặp ai để mà triển khai vì ai....

Nguồn :CUVINHKHOAILANG'blog (tại đây)

MUÔN TÂU BỆ HẠ -2-

(ảnh:webtretho)
BỆ HẠ CHƠI XẤU
Muôn tâu Bệ hạ,

thần mới nghe tin long thể Bệ hạ bất an phải nằm viện, vội viết tiếp, viết thêm, thổ lộ cho hết  nỗi lòng kẻo lỡ Ai tín từ triều đình loan đi, dân đen không thể nói gì ngoài những lời tung hô vạn tuế theo văn hóa tang chế,sáo mòn khuôn thước và có thể là giả dối, là thói thần rất ghét. Dù sao, ước gì trời đất gọi thần ra đi sớm hơn, để thần có dịp ăn năn sám hối. Thần thật đáng trách, tội lỗi xấu xa.Thần tội lỗi xấu xa nhưng cam đoan thần rất thật thà, trung tín.
Đành phải chịu vậy, vì để trong lòng không được, thần không phải thánh, huống hồ các bậc Trưởng lão còn khuyên có gì uất ức thì kiếm chỗ xả nó ra, đừng giữ trong lòng càng thêm khó dạy. Thần không biết nếu giữ trong lòng thì thần là cái đứa khó dạy hay cái nết xấu ấy nó khó dạy, chắc là cả hai, nếu vậy thì thật  khốn đốn, cho nên Bệ hạ cứ để cho thần giãi bày, cam đoan thần không nói sai một lời. Hồi ấy ai cũng biết chuyện Bệ hạ chơi xấu, thần nhớ như in, nhớ chứ không oán, chỉ buồn tí thôi. Đời, c'est la vie, tình, c'est lamour, thế thôi.
Còn phần Bệ hạ thì đâu có nhớ gì !
Đúng rồi, nhớ thì đã xin lỗi, đâu thấy gì đâu. Vua mà, vua có bao giờ làm điều không phải. Thế cho nên thần mới phải nói ra, nhắc lại. Bệ hạ vẫn không thèm nhớ thì thôi kệ Bệ hạ, nhưng xin cho thần có chỗ xả. Hôm nay xả bằng hết .
Hôm ấy, chiếc xa mã đưa nguyên Bộ Nhạc Lễ đi tận Mỹ...(*) chúc mừng Bệ hạ lên ngôi,cũng là để Bộ ra mắt Bệ hạ. Chính trong yến tiệc hôm ấy Bệ hạ đã ban chiếu chỉ sai Bộ Nhạc Lễ sáng tác cho Bệ hạ một bài hát, lấy tâm tình của chính Bệ hạ làm nội dung tác phẩm. Nội dung ấy là tâm sự của vua khi biết mình sẽ lên ngôi trị vì thiên hạ là như thế nào thế nào, ai có hứng thì viết nhạc...dùm. Chiếu nội dung tâm sự ấy được photocopy ,phát cho mỗi quan một bản mang về nghiền ngẫm để sáng tác.
Thần nhớ hôm ấy, vì là buổi ra mắt, ngu thần cũng hân hạnh được quan Bộ trưởng giới thiệu tên thần cho Bệ hạ biết, đây là nhạc sĩ Hải Triều,và từng vị trong Bộ : đây là nhạc sĩ Tiến Linh, đây là nhạc sĩ ....., đây là linh mục nhạc sĩ Nguyễn...., lúc ấy thần thấy Bệ hạ đâu thèm nhìn mặt thần, cũng không thèm nhìn mặt ai, Bệ hạ như chiếc tủ lạnh, lạnh băng....Hình như hôm ấy điều quan trọng duy nhất đối với Bệ hạ là làm sao ra được cái chiếu sáng tác đến đúng địa chỉ Bệ hạ cần đưa, thế là xong, các ngươi là zé-rô tất cả. Ôi, yến tiệc bày ra, ai ăn ngon chứ thần ăn đâu thấy ngon. Lòng buồn từ đấy.
Tuy vậy, có ai ngờ, kẻ có lòng buồn này đã viết được bài hát theo như chiếu vua ban, (chứ có ai thèm viết đâu!). Rồi tập cho dàn triều ca, hát, diễn, thu, biết bao nhiêu công phu của mấy chục ca công cần mẫn và nhiệt tình, suốt cả tháng trời ròng rã. Ngày ấy còn là thu dạng cát-sét, Bệ hạ nhớ không ?
Quan Bộ trưởng thấy thương,lại hãnh diện có đàn em vâng phục, khuyên thần đem cuộn băng làm quà dâng Bệ hạ.
Thần vào triều, bấm chuông xin yết kiến Bệ hạ.
Có quan tể tướng ra hỏi : Tên gì?  muốn chi ?
Thần khai đúng tên mà Bệ hạ đã nghe quan Bộ Nhạc Lễ giới thiệu ở ...Mỹ (*).
Thần cũng khai đúng việc thần đã thi hành theo chiếu vua ban tại Mỹ...(
*) , tức là sáng tác xong bản nhạc phổ tâm sự của nhà vua. Đây là thành quả. Xin yết kiến long nhan để dâng tặng thiên tử.
Quan tể tướng nghe rồi đi vô trong.
Quan đi vô rồi quan đi ra. Quan bảo :
- Hoàng thượng nói không biết Hải Triều là ai .
Lúc ấy thần tái mặt, hai chân lảo đảo,đứng không vững.
Mẹ ơi, sao Bệ hạ chưa già mà đã lú ? Mới hôm nào đây !!!!
Tuy thế, con người thần tuy ngu nhưng lành.
Thần lấy lại bình tĩnh mà thưa cùng quan tể tướng rằng nếu Bệ hạ nỡ lòng quên thần đây thì cũng nô-xì-ta-gue ("không - sao - đâu"), ngài làm ơn chuyển dâng món quà này lên vua là được rồi. Có chữ có tên người tặng, vua khỏi cần gặp, mất công vua.Thần cáo lui.
Quan tể tướng cầm cuộn băng cát -sét đi vô.
Không chờ quan đi ra hay không, thần thẫn thờ quay bước, lòng đau hơn hoạn.
Từ ấy trong thần, Bệ hạ coi như .....

Về nhà, thần với tay ném bài hát ấy vào bếp củi nấu cám heo, ngay lập tức, con heo nái trong chuồng kêu "được,được".
Bệ hạ ơi,

Bệ hạ lãnh đạm lạnh lùng vô cảm như một cái tủ lạnh.
Ai thương nổi Bệ hạ thì thương, thần rất nể phục những người tốt lành ấy,  chứ thần đây không thể, tuy ngu tuy nhỏ nhưng lòng tự trọng lớn lắm. Bệ hạ chơi xấu nặng với thần một lần như vậy là.... dứt. Oa xịt Bệ hạ. Nói hết, chết khỏi nói.

HT.
----------------------------------------------------------------------------
(*)  Mỹ Tho

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

ĐẤT NƯỚC ĐIÊN


Đất nước điên.?
Đất nước bạn bị giặc ngoại xâm lấn chiếm, đóng quân, bắn giết người dân nước bạn. Bạn biểu tình ôn hòa phản đối hành động xâm lược ấy tại thủ đô. Lập tức báo chí, truyền hình đưa tin hành động ấy của bạn là gây rối, hoang tưởng chính trị. Nhiều người dân nước bạn thấy bạn đi biểu tình, họ buông câu.
- Bọn điên.
Hàng xóm bạn bị nhiều người an ninh hỏi dò về bạn nhiều quá. Họ bực tức cho rằng bạn là thằng điên. Thằng điên mới làm những việc mà công an phải hỏi nhiều như vậy, canh gác bạn như vậy. Chẳng những hàng xóm mà đồng nghiệp, họ hàng nhà bạn nữa họ cũng nghĩ bạn điên. Mọi người nghĩ bạn điên khi bạn lo lắng, quan tâm đến những việc lớn lao mà chỉ có Đảng và Chính Phủ mới giải quyết được.
Bạn không quan tâm đến chuyện lớn lao đó nữa. Bạn đi đường thấy đèn đỏ, bạn dừng lại trước vạch đường. Những người đằng sau chửi bạn.
- Đm thằng điên, đường có ai đâu mà dừng lại.
Bạn ăn xong quả chuối, bạn cầm trên tay mãi, đi qua bao nhiêu con phố để tìm thùng rác công cộng vất. Người đồng hành với bạn nói.
- Ông điên mẹ nó rồi, vất đâu chả được.
Bạn lên phường xin dấu xác nhận cho con đi học. Người phụ trách chưa đến, mặc dù đã 9 giờ 30 sáng. Khi người đó đến bạn hỏi tại sao người đó không đến đúng giờ. Người đó giải thích phải đi giao ban, đi họp, đi dự lễ khai mạc, tổng kết...gì đó. Bạn chất vấn nếu đi thì phải có người trực thay, không thể cứ có lý do là bỏ việc trực mà đi. Người đó có thể chưa kịp nói gì, nhưng những người xếp hàng sau bạn cũng đi xin dấu sẽ mắng bạn là  thằng điên.
Nếu bạn phê phán chính sách của chính quyền, thì bạn chỉ một trong hai loại người mà xã hội xếp hạng bạn. Một là phản động khi bạn bị bắt, còn chưa bị bắt thì bạn ở loại thứ hai là thằng điên.
Cũng tương tự như thế, nếu bạn đi họp phụ huynh. Nhà trường thông báo đóng tiền cho một chương trình mà nhà trường phát minh ra, ví dụ như tiền mua máy tính cho giáo viên giảng dạy. Lẽ ra  máy tính là công cụ giảng dạy mà bộ giáo dục phải cấp cho giáo viên. Bạn thắc mắc điều đó, các phụ huynh khác nhìn bạn với con mắt khó chịu, kèm những câu lầm bầm đủ cho bạn nghe rõ.
- Thằng điên.
Đôi khi thằng điên không phải là bạn. Thằng điên là một sĩ quan công an hiếp dâm phụ nữ hàng loạt, hoặc thằng điên là một quan chức nhận tham nhũng 500 triệu. Người ta suy luận rằng nếu chỉ có những thằng điên mới đi chỉ trích chính phủ và đảng. người bình thường không ai để ý đến đảng và chính phủ làm gì. Thì tất nhiên, chỉ có thằng điên mới đi hiếp dâm nhiều phụ nữ khi mình là công an, vì chỉ có người bình thường mới đi hiếp dâm nhiều như vậy. Và chỉ có quan chức điên khùng mới đòi nhận hối lộ 500 triệu, vì quan chức bình thường phải liêm khiết không ai đi đòi hối lộ, chỉ có dân thường mới đi đòi hối lộ thôi.
Thế đấy, đất nước có vô số tiêu chuẩn để đánh giá bạn là thằng điên, mặc dù những điều bạn phản đối hoặc bạn làm thì bất kỳ người dân ở nước cũng làm và cho đó là điều bình thường.
Vậy là sao.? Phải chăng đất nước bạn đang là một đất nước điên.
nguoibuongio'
NGUỒN : (tại đây)

TẠI KHU Ổ CHUỘT RIO

Đức Giáo Hoàng được chào đón nồng nhiệt 

tại khu ổ chuột nổi tiếng Brazil

(Dân trí) – Trong buổi sáng qua theo giờ địa phương, Giáo hoàng Francis đã được chào đón nồng nhiệt khi tới thăm khu ổ chuột nổi tiếng bạo lực nhất thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Tại đây, ngài đã kêu gọi những người nghèo không nên đánh mất hy vọng.

Giáo hoàng Francis, còn được đặt cho biệt danh “Giáo hoàng khu ổ chuột” vì những nỗ lực vì người nghèo, đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt khi tới thăm một trong những khu ô chuột bạo lực nhất thành phố Rio de Janeiro. Tại đây ngài đã yêu cầu những người giàu có trên thế giới chấm dứt những bất công khiến người nghèo bị đẩy ra lề xã hội.
Giáo hoàng được chào đón nồng nhiệt tại khu nhà ổ chuột Varginha
Đức Giáo hoàng được chào đón nồng nhiệt tại khu nhà ổ chuột Varginha
Sau đó, ngài thậm chí còn được chào đón nồng nhiệt hơn, bất chấp trời mưa, khi tới dự Ngày thanh niên thế giới tại khu bãi biển Copacabana ở trung tâm Rio.
Trong quá trình tham gia các sự kiện trên, Giáo hoàng Francis đã chứng tỏ cá tính khác thường, có phần phá cách, khi nói với các tín đồ từ quê nhà Argentina rằng, ngài muốn họ "quậy", khuấy động mọi thứ tại giáo khu của mình bằng cách ra phố và truyền bá đức tin.
“Chúng ta biết rằng tại Rio sẽ có những sự mất trật tự tuyệt vời, nhưng tôi cũng muốn các giáo phận mất trật tự!”, Giáo hoàng tuyên bố bằng tiếng Tây Ban Nha. “Tôi muốn thấy nhà thờ trở nên gần gũi hơn với mọi người. Tôi muốn từ bỏ những thuyết giáo quyền, sự trần tục, những điều này khiến bản thân chúng ta khép kín trong chính mình, trong giáo xứ của mình, trong trường học hay các tòa nhà. Bởi chúng ta cần phải vượt ra ngoài”.
Và Giáo hoàng đã cho thấy sự phá cách đó bằng chuyến đi tới khu nhà ổ chuột Varginha dù những con đường xung quanh đầy rác. Đây là một phần của khu vực đầy bạo lực của Rio, còn được biết đến với biệt danh Dải Gaza.
Dù vậy, người đứng đầu Vatican tỏ ra hoàn toàn thoải mái và hòa mình vào những đám đông đang chào đón, ôm hôn những cư dân nhỏ tuổi, ban phước cho họ và khẳng định nhà thờ Công giáo luôn sát cánh bên họ.
Trong một thông điệp gửi tới những người nghèo, Giáo hoàng khẳng định: “Không ai có thể thờ ơ trước những bất công vẫn đang tồn tại trên thế giới này”, Giáo hoàng phát biểu trước đám đông không quản ngại mưa lạnh, và phải đứng trong những sân bóng lầy lội để chào đón.
“Không nỗ lực xây dựng hòa bình nào có thể kéo dài, và sự hài hòa hay hạnh phúc cũng không thể có được trong một xã hội phớt lờ và đẩy ra ngoài lề hay tách bỏ một phần của chính nó”, người đứng đầu Vatican tuyên bố.
Đây là một điểm nhấn trong chuyến thăm kéo dài một tuần của Giáo hoàng tới Brazil. Cũng trong ngày hôm qua Giáo hoàng đã dự lễ chào đón các tín đồ từ 175 quốc gia về dự Ngày thanh niên thế giới tại bãi biển Copacabana. Trong lúc diễu hành qua đường phố, xe của Giáo hoàng đã nhiều lần dừng lại để ngài ôm hôn, chúc phúc các em bé.
Một số hình ảnh Đức Giáo hoàng Francis tại Brazil ngày 25/7
Người dân đứng đón Giáo hoàng ở khu ổ chuột
Người dân đứng đón Giáo hoàng ở khu ổ chuột
Người dân đứng đón Giáo hoàng ở khu ổ chuột
Người dân đứng đón Giáo hoàng ở khu ổ chuộtNgười dân đứng đón Đức Giáo hoàng ở khu ổ chuột
Người dân khu ổ chuột Rio vui mừng chào đón Giáo hoàng
Người dân khu ổ chuột Rio vui mừng chào đón Giáo hoàng
Người dân khu ổ chuột Rio vui mừng chào đón Giáo hoàngNgười dân khu ổ chuột Rio vui mừng chào đón Đức Giáo hoàng
Rất đông tín đồ đã về dự Ngày thanh niên thế giới tại Rio
Rất đông tín đồ đã về dự Ngày thanh niên thế giới tại Rio
Rất đông tín đồ đã về dự Ngày thanh niên thế giới tại Rio
Thanh Tùng

Thanh Tùng
Theo AP
NGUỒN (tại đây)

MUÔN TÂU BỆ HẠ -1-


BỆ HẠ HƯ QUÁ
thú thật ngu thần vốn không thích cái tính lạnh lùng,lãnh đạm, vô cảm của Bệ hạ, nên đã oa xịt, nghỉ chơi Bệ hạ từ lâu rồi. Nay biết thêm chuyện Bệ hạ đã từng báo cáo láo, thần buồn phiền quá sức lẽ mình, muốn sốc, xin phép Bệ hạ thần trút ra đây kẻo lòng thần đã ngu còn thúi thì không ai ngửi được.
Tối hôm qua, thần nghe lao xao các quan nói về Bệ hạ. Họ cười Bệ hạ không biết Si -đa là cái gì. Bệ hạ không biết Hội chứng Aids là cái gì.  Bệ hạ chỉ biết tiêu chảy là tiêu chảy, nghĩa là đi ngoài ra nước chứ không phải đi ra nước ngoài. Thần trộm nghĩ, nếu quả thật Bệ hạ không biết căn bệnh thế kỷ mà một đứa bé cũng phải được dạy cho biết. Bệ hạ không biết cái lưỡi hái kinh hoàng đang bủa xuống bao nhiêu con người khốn khổ trên thế giới và ở ngay trong quê hương của Bệ hạ, trước mắt Bệ hạ, , thì làm sao Bệ hạ có lòng thương những con người bị mắc thứ bệnh nguy hiểm chết người này ! Làm sao Bệ hạ biết xót xa cho số phận của họ, của gia đình, con cái họ ! Và một khi Bệ hạ dốt nát như vậy thì lũ dân đen làm sao trông mong gì được nơi Bệ hạ là chìa khóa mở kho tình thương chia sẻ cho chúng !
Quan Bộ Bảo vệ sự sống (mình gọi tắt là BVSS đi nhá), kể rằng có lần quan í được vời vào cung, có nghĩa là vào triều yết đức vua thì tràn trề hy vọng nha, thứ nhất được ngắm long nhan quý hiếm, thứ hai được nghe long ngôn nhân hậu, thứ ba được lãnh tí long quà mang về cho các cháu bầu bì cùng là mua thêm thuốc men cho anh em Si - đa chống chọi những cơn mệt mỏi, đau đớn.
Dĩ nhiên hôm ấy, quan được ngồi trên sofa , sát kề long sàng, nghe Bệ hạ hỏi thăm, khen lao này nọ, sướng rên, mắt nhắm tít hưởng niềm vinh dự được đức vua ủi an. Làm cái công tác bảo vệ sự sống này nó khổ lắm, chả ai thèm để ý đến công lao vất vả của Bộ mình  đâu, thế mà hôm nay  lại được đức vua chiếu cố hỏi thăm, chả sung sướng a ! Ai hân hạnh bằng a!
Ngồi đi, ngồi đi, Bệ hạ ân cần mời ngồi, sofa êm ru, lòng thơ thới lạ.
Bệ hạ nói ít hiểu nhiều, nói nhiều hiểu ít, bỗng nhiên người đi thẳng vào vấn đề  :
- Nè, guang làm cái diệc này, vậy guang có thể trả lời ta  một câu không ?
Quan Bộ BVSS xun xoăn, dạ, Bệ hạ cứ hỏi, hạ thần xin thưa.
Bệ hạ vào đề luôn :
- Vậy chứ guang có thể cho ta cái con số những người Công Giáo mắc bệnh Si - đa không ?
Câu hỏi khiến quan Bộ BCSS suýt bổ ngửa :
- Dạ , muôn tâu Bệ hạ, không cho được.
- Tại sao  không, đây là trách nhiệm của guang, bổn phận của guang mà.
Quan Bộ BVSS khúm núm dấu vẻ “ngạc nhiên chưa!”, thưa rằng :
- Muôn tâu Bệ hạ, cái Si- đa này không ai thống kê được đâu ạ ?
- Sao dz…ậy ?
- Muôn tâu Bệ hạ, vì người mắc bệnh này đâu có khai ra, có khi chính con bệnh cũng chỉ nghĩ mình bị tiêu chảy thôi, làm sao hạ thần biết được bao nhiêu người bị bệnh .
- Dzậy sao ? Vậy chứ Si đa là cái gì mà ta không biết ?
     Quan Bộ BVSS quay ngang, lịch sự nâng tay áo rộng che mặt  giả vờ muốn hắt xì , thực ra là để cười hích hích mấy cái, rằng “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu, nên có một gã khờ ngọng nghịu cứ làm vua”. Cười xong, quan khép môi, hạ tay áo xuống,  nhân nhượng, quảng đại , nhẫn nại giảng giải cho nhà vua một bài học sơ cấp và cấp tốc về AIDS, về Hội chứng HIV. Vua hỏi quan :
- Vậy là ông không thống kê được cho ta  phải không ?
- Dạ không. Chỉ có Thánh mới biết được con số này thôi ạ.
  Vua nghe, mặt đực ra. Quan BVSS liếc thấy long nhan thẫn thờ như ngắm lá mùa thu, nghĩ bụng đây là lúc tình yêu nhân loại đang  thăng hoa nơi con tim hờ hững, cánh cửa tủ lạnh đã mở tung cho hơi nóng Hạ Saigon ùa vào, quan liền trịnh trọng ngồi thẳng lưng,bụng thót ngực nâng, đoạn quai chiếc miệng rộng, diễn tả cực kỳ đau đớn thiết tha kèm theo đôi mắt chứa chan tình cảm, ứa lệ mà rằng :
- Bẩm Bệ hạ, không như Bộ Hình, Bộ Lại, Bộ Thư, các anh  em  tình nguyện viên  trong Bộ Bảo Vệ Sự Sống chúng thần đi rất nhiều, làm rất nhiều, yêu rất nhiều vì nhân loại đang cần cấp cứu rất nhiều. Tóm lại,  chúng thần có rất nhiều chuyện….hay. Cho nên chúng thần ước mong có một ngày nào đó được Bệ hạ đoái hoài đến mà hỏi thăm sao, các khanh Fiat hãy kể cho trẫm nghe về các bệnh nhân đi nào, sao, các khanh có thiếu thốn gì trong công tác giúp đỡ anh chị em xa quê, các chị em lầm lỡ.... Bệ hạ, cứ truyền, chúng thần, chỉ cần mỗi làng cử 2 người thôi, sẽ đến đây kể chuyện, tâm sự cho Bệ hạ nghe hết những nỗi khổ của các bệnh nhân Si -đa, của các thân phận nghèo khổ, Bệ hạ nghe Bệ hạ không thương thì thôi. Năn nỉ Bệ hạ luôn á.

Nói xong, quan Bộ BVSS lắng đọng tâm tư, tin tưởng, yên lặng chờ nghe nhà vua cho cái hẹn. Thật không ngờ nghen, nhà vua vung tay phát biểu tức khắc :
- Thôi! Ta hổng cần, ta hổng cần nghe chuyện mấy người.
- Chứ Bệ hạ muốn gì , nói nghe ?
- Ta chỉ cần biết con số để ta báo cáo thôi.
Quan Bộ BVSS há hốc mồm kinh ngạc với mấy con chữ vua nói mà nghe tưởng như từ mồm cán bộ nhà nước phát ra : "ta cần con số để báo cáo". Trong khi đó, nhà vua buồn bực vì kết quả không như ý, phất mạnh long bào, đứng lên , đi ra hành lang. Chợt từ xa đi tới, xúng xính trong cánh màu đen là quan Bộ Giáo. Vua như  đuối sông vớ được thanh củi , bèn vẫy gọi :
- Bớ guang Bộ Giáo, mao lợi đây cho ta hỏi.
- Muôn tâu Bệ hạ, Bệ hạ cần chi ?
- Vậy chứ guang có thể cho ta cái con số những người Công Giáo mắc bệnh Si -đa không ? Ta hỏi guang  Bảo vệ sự sống mà ổng không biết.
- Bẩm Bệ hạ, quan Bộ í đã nói đúng, chỉ có Thánh mới biết được con số này.
- Ủa, kỳ ta, sao hai ông nói  giống nhau dzậy cà ?
Ít ngày sau, tại một buổi  ngự triều, nhà vua tuyên bố :
- Về cái vụ Si- đa, ta đã tự thống kê rồi. Chờ mấy người  tới bao giờ !
    Muôn tâu Bệ hạ,
   Thần nghe kể, khi nghe Bệ hạ phán câu đó, toàn thể các quan trong triều á khẩu hết vì phục Bệ hạ quá. Bệ hạ lấy đâu ra con số mà báo cáo nhanh vậy, tài vậy ? Thần đây thấy hãi hùng quá sức! Đất nước này đã nhiều báo cáo láo rồi, Bệ hạ báo cáo láo đua theo chúng làm gì, Bệ hạ hư quá, Bệ hạ ơi!
HT.

ĐÓA HỒNG XIN DÂNG


Xin Chúa đưa Linh hồn Maria Augustino mau về hưởng Thánh Nhan Chúa.
( e-mail THY THY)

Đoá Hồng Xin Dâng
Hôm nay con bước ra đi
Đem theo tất cả những gì Chúa trao
Nào hương phấn, nào máu đào
Bao nhiêu vất vả gian lao kết thành
Tám mươi hai đấu, ... thành sanh
Đem ra phân phát nhân danh của Ngài
Gió mưa tan tác một hai
Sầu thương lưng lửng cũng vài nổi trôi
Nhưng còn nhiều lắm Chúa ơi...
Đoá Hoa Hồng thắm gởi nơi Mẹ lành
Đời con thì quá mong manh
May nhờ có Mẹ dỗ dành sớm khuya
Cho nên con vững ra đi
Hân hoan nhìn lại những gì Chúa trao
Thiên Đàng Hạnh phúc bước vào
Nơi đây là cả muôn hào ánh quang
Ôi sung sướng!... Chốn cao sang...

ThyThy
NY. July 23, 2013




Ave Maria
Các CMC rất thương mến,
Sáng nay thánh lễ an táng chị Maria Augustino vào lúc 6g30 có 23 cha đồng tế. Cả Hội Dòng cùng chung tâm tình tạ ơn Chúa với chị Maria Augustino vì bao nhiêu Hồng Ân Chúa đã ban trong suốt cuộc đời 82 năm và cầu nguyện cho linh hồn chị được sớm hưởng hạnh phúc vĩnh cửu bên Chúa.
Tối hôm qua lúc 19h00 cả nhà Dòng và họ hàng đã quy tụ chung quanh linh cữu của chị để tâm tình với Chúa và với chị trước khi chị từ giã Hội Dòng thân yêu. Trong giờ từ biệt cũng có tâm tình của Thy Thy qua bài thơ ĐÓA HỒNG XIN DÂNG biểu lộ một tấm lòng quý mến của người em từ xa gửi về cho chị Maria Augustino.
Xin cám ơn tất cả các CMC đã viếng thăm và cầu nguyện cho chị Maria Augustino và sáng nay các em cũng đến dâng thánh lễ và cầu nguyện cho chị nữa.
Đặc biệt cám ơn Thy Thy đã gửi bài thơ về như món quà cho người ra đi, đồng thời cũng nói lên tấm lòng của em và các CMC vẫn nhớ đến các Dì, các Chị đã một lần gặp gỡ trong nhà của Mẹ Mân Côi.
Nguyện xin Chúa ban ơn bội hậu cho các CMC ở khắp nơi trên thế giới.
Chúng ta nhớ nhau trong kinh nguyện hằng ngày nhé.
M. des Anges Nhị fmsr.






 Vang, em xin hiep dang Thanh Le chieu nay & cac viec lanh khac cau nguyen cho chi Augustino som duoc huong Nhan Thanh Chua. 
Trong dip ve VN dau nam, em co dip duoc chi Hung dan vao tham chi Doan & trong ngay hom qua tu nhien sao em lai nho den chi Doan. Hinh anh cua chi van trong tam tri em.
Hiep nguyen trong Duc Kito, nho Me Tham Vieng chuyen cau.
DL


Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

QUÁ SỨC BẤT AN



Càng ngày càng quá sức bất an.
Người vào quán ăn đã sợ mà người đi chợ mua thực phẩm về cho gia đình cũng quá sợ. Thịt, cá, rau, trái…bất cứ thứ gì cũng có thể bị nhiểm độc, bất cứ thứ gì cũng có thể là hàng nông sản của Tàu cộng đưa qua giả dạng làm nông sản nội địa để lừa gạt người tiêu dùng trong nước. Mà nông sản của Tàu thì hầu như đều dư lượng phân bón, dư lượng thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng. Do tham lợi, do cạnh tranh khốc liệt để tồn tại, không ít nông sản nội địa cũng bị đầu độc như nông sản từ Tàu.
Từ lâu, các loại lương thực chế biến từ bột, cũng như thịt cá, đã bị nhiểm độc vì hóa chất bảo quản, nay đến cơm ăn cũng bị đầu độc bởi bột nở độc hại của Tàu.
Toàn dân Việt Nam hoàn toàn bất an khi ăn bất cứ cái gì mua từ chợ về. Ngay cả ông Lê Khả Phiêu, người đã từng đứng đầu cao nhất cái hệ thống nầy cũng hoàn toàn không tin tưởng vào thực phẩm do hệ thống của ông lãnh đạo cung cấp. Ông phải bỏ ra thật nhiều tiền để trang bị hệ thống trồng rau ngay tại biệt thự của ông để tự cung rau sạch cho riêng gia đình mình.
Giao thông trên đường bộ thì hoàn toàn bất an, mỗi năm có đến 35 ngàn người bị mất mạng và có thể gấp đôi con số đó bị tật nguyền vì tai nạn giao thông. Xe khách, xe tải đối đầu nhau trên quốc lộ hoặc lật nhào xuống hố xảy ra càng lúc càng dồn dập. Người thành thị ra đường có thể chết bất cứ lúc nào vì xe đụng, cây đổ, dây điện đứt, sụp cống và thậm chí bị nước cuốn trôi giữa đường phố nữa.
Khách đi lại
Ngay trong bệnh viện là nơi cứu người nhưng vẫn làm cho người chết thường xuyên do chuyên môn kém, do vô trách nhiệm, do tham lam…của một bộ phận không nhỏ đội ngũ quản lý cũng như các y bác sỹ. Mới đây chỉ trong vòng vài ngày đã có 5 cái chết bi thảm của các bé sơ sinh ngay trong bệnh viện làm chấn động lòng người.
                                                              Bị đốt cháy trong lồng ấp

                                                              Bị chết sau khi tiêm chủng
Nhà trẻ, mẫu giáo cũng không làm cho người dân an tâm gởi con vào. Trẻ con bị chết hoặc bị cô giáo hành hạ vẫn xảy ra khá phổ biến.
Đồn công an là nơi bảo vệ người dân nhưng chuyện dân bị chết bất ngờ trong đó không còn là chuyện hiếm hoi nữa.
                                                        Người dân ra khỏi đồn công an
Nông dân, công nhân và doanh nghiệp sản xuất điêu đứng vì hàng kém phẩm chất, hàng gian, hàng lậu, hàng giả từ biên giới phía Bắc tràn ngập vào. Ngư dân trên biển thì hoàn toàn bất an mỗi khi ra khơi. Bọn “giặc cờ đỏ” Tàu cộng tung hoành ức hiếp, bắn giết ngư dân ta trên biển Đông như cơm bửa vì chúng mặc nhiên xem đó là ao nhà của chúng.
                                                                 Ngư  dân trên biển

Và trở về bờ
                                                    Cũng có những người không bao giờ trở về
Rồi chưa nói đến tệ nạn cướp giật, chém giết, rải đinh, đĩ điếm, lừa đảo...đang tràn lan mà chưa thấy hé lộ ra dấu hiệu gì để giảm bi quan.
Thế mà chúng ta có một bộ máy chính quyền đồ sộ nhất từ trước đến nay và so với thế giới chỉ có thể thua bộ máy chính quyền Xô Viết đã quá cố.
Chúng ta có hải quan, thuế vụ, biên phòng, công an, quân đội…Rồi lực lượng  kiểm tra, thanh tra, giám sát, giám định, đăng kiểm, kiểm định… có mặt trên mọi lãnh vực. Lực lượng nào, bộ phận nào cũng đông người như…“quân Nguyên”.  Bộ phận nào cũng sử dụng cơ sở vật chất công hoành tráng và cũng tiêu tiền thuế của dân như nước. Chúng ta còn dư tiền thuế để nuôi luôn bộ máy nhân sự của đảng từ trung ương xuống tận các cơ sở để lãnh đạo toàn diện bộ máy chính quyền. Rồi bộ máy các đoàn thể của đảng như công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh…Bộ máy các hội nghề nghiệp như hội nhà báo, hội nhà văn, hội điện ảnh, hội mỹ thuật, hội kiến trúc sư…cũng được cấp “chùa” trụ sở công và được bao cấp toàn diện bằng tiền thuế của dân.
                                                         Trụ sở  Hội Nhà Văn Việt Nam
Riêng bộ máy công an của chúng ta, lực lượng chính mang lại sự an toàn cho người dân, là quá vĩ đại. Không vĩ đại sao lại có số lượng tướng lĩnh trên tỷ lệ dân số đứng vào hàng tóp của thế giới. Mới đây có ba vị vừa được thăng lên hàm thượng tướng. Rồi một ông ở Hải Phòng tự sướng với chiến công đốt cướp nhà anh Vươn cũng được thăng lên tướng. Đến ngay một anh nhà báo, đứng đầu tờ báo ngành chuyên đăng những tin bất ổn của xã hội và đăng những bài đánh bóng cho chính cá nhân mình cũng được thăng lên đến hàm trung tướng...
Một bộ máy chính quyền đồ sộ như vậy, tốn kém như vậy nhưng vẫn để xã hội càng ngày càng bất an, người dân càng ngày càng mất ăn mất ngủ là thế nào?
Công bằng mà nói không phải toàn dân bị sống trong cảnh bất an. Ít ra cũng có khoản trên 5% dân số được sống trong an lành và hơn thế nữa được sống trong những điều kiện tốt đẹp không thua kém những người giàu có ở các đất nước giàu có văn minh. Đó là những người có đủ điều kiện cho con đi “tị nạn” giáo dục ngay khi còn bé, đủ điều kiện khám chữa bệnh ở các bệnh viện nổi tiếng nước ngoài, đủ điều kiện đi ăn chơi du lịch những nơi cực kỳ sang trọng và an toàn. Là những người hằng ngày nhận được thực phẩm đã được kiểm định an toàn từ các nhân viên kiểm định đáng tin cậy của hệ thống chính quyền Mỹ, Nhật, gởi về bằng đường hàng không, hoặc chí ít cũng đủ điều kiện để trang bị cho gia đình mình một hệ thống trồng rau sạch tại nhà như lãnh tụ Lê Khả Phiêu.
Bên cạnh những doanh nhân giàu có (phần lớn là sân sau hoặc trong nhóm lợi ích), thì ai trong số 5% được hưởng diễm phúc đó không cần nói ra nhưng ai cũng biết. Và vì họ quá an toàn nên dân chúng tiếp tục sống trong cảnh càng ngày càng quá sức bất an.
NGUỒN : (tại đây)

CẢNH SÁT KHÓC

 NHT': Có ai chụp được ảnh một công an Việt Nam dễ thương giống Sevilla như thế này
                               không nhỉ ! Hãy cho lên mạng để chúng ta có chút xíu hãnh diện hiếm có.
Philippines: Cảnh sát khóc khi ngăn biểu tình 
Thứ tư, 24/07/2013, 19:55 (GMT+7)
Một viên cảnh sát chống bạo động ở Philippines đã trở nên nổi tiếng sau khi anh bật khóc trong lúc ngăn cản người biểu tình sử dụng bạo lực.
Một viên cảnh sát chống bạo động được cử tới để ngăn chặn người biểu tình ở Philippines với tấm khiên và dùi cui trong tay lại trở thành biểu tượng của lòng nhân đạo sau khi một phóng viên ảnh chụp được những khoảnh khắc đầy xúc động của anh, đó là lúc anh đưa tay ra dấu hòa bình và lúc anh bật khóc nức nở trước làn sóng biểu tình.
Viên cảnh sát chống bạo động Philippines Joselito Sevilla đã gây xúc động mạnh trong dư luận và góp phần thúc đẩy hòa bình ở đất nước này sau khi những hình ảnh đầy nhân văn của anh được đưa lên mạng.
-1- Viên "cảnh sát khóc" trở nên nổi tiếng ở Philippines
Được phóng viên ảnh Rem Zamora đặt tên là “cảnh sát khóc”, viên sĩ quan này cùng với hàng chục đồng đội khác được triển khai tới thành phố Quezon vào sáng hôm thứ Hai để giải tán một cuộc biểu tình chống chính sách giảm đói nghèo của Tổng thống Benigno Aquino.
Người biểu tình ném gạch đá về phía cảnh sát, và cảnh sát buộc phải phản công. Trong tình cảnh hỗn loạn đó, phóng viên Zamora cho biết: “Một cảnh sát giơ hai ngón tay thể hiện cử chỉ hòa bình về phía người biểu tình và yêu cầu họ bình tĩnh. Anh ấy hối thúc người biểu tình đối thoại thay vì kích động bạo lực.”
-2- Sevilla giơ hai ngón tay yêu cầu người biểu tình bình tĩnh
Một người biểu tình tiến về phía anh cảnh sát Sevilla và đòi được biết vì sao cảnh sát sử dụng vũ lực. Anh trả lời: “Tôi là một cảnh sát, tôi chỉ làm công việc của mình thôi.”
Rồi sau đó viên cảnh sát này bật khóc nức nở trong khi vẫn đứng vững tại vị trí của mình. Phóng viên Zamora tiếp cận với Sevilla, và viên cảnh sát này cho biết đây là lần đầu tiên anh tham gia nhiệm vụ chống bạo động.
Khi được hỏi vì sao lại khóc, Sevilla trả lời: “Vì đói và thiếu ngủ. Chúng tôi không được nghỉ ngơi và đã trụ ở đây hai ngày rồi, giờ thì cuộc biểu tình lại trở nên bạo lực.”
Cảnh sát Sevilla không hề đánh đập người biểu tình nào, thậm chí một vài người biểu tình còn đến an ủi anh. Hai người biểu tình ôm lấy anh, một phụ nữ còn đưa cho anh chiếc khăn tay để lau nước mắt.
Vài giây sau, những cảnh sát khác phát hiện sự việc đang diễn ra và lôi Sevilla ra khỏi hàng đầu.
Đối với Zamora, cảnh sát Sevilla đã cho anh một bài học rằng “chúng ta vẫn có thể làm công việc của mình, đứng vững ở vị trí, nhưng vẫn thể hiện sự hòa bình và không làm tổn thương người khác; ngay cả hai nhóm đối đầu nhau vẫn có thể thể hiện lòng yêu thương với nhau.”
-3- Một phụ nữ an ủi Sevilla
Những hành động bất ngờ của Sevilla đã nhận được rất nhiều sự cảm thông và ủng hộ trên khắp Philippines.
Một cư dân mạng Philippines ca ngợi cảnh sát Sevilla “đứng vững tại vị trí, khiên chắc trong tay và thực hiện  nhiệm vụ của mình”, đồng thời cho rằng đôi khi cảnh sát bị kích động đến mức phải phản công.
Nhiều người cũng bày tỏ mong mỏi rằng tất cả những người có liên quan đến sự kiện trên đều nhận ra rằng những người khác ở phía bên kia cũng đều đấu tranh vì Philippines với cùng những khó khăn và nỗi lo lắng giống nhau. Một người bày tỏ: “Nước mắt và nỗi đau gợi cho chúng ta nhớ về lòng nhân đạo. Đó là ý nghĩa đích thực của sự tiến bộ.”
Trí Dũng (Theo MSN)
(tại đây)

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

ĐÓN TIẾP ĐỨC THÁNH CHA TẠI BRASIL



GHI NHANH TỪ ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ  - Rio 2013

WGPSG -- Chiếc Airbus A330 của hãng Alitalia chở Đức Thánh Cha, đoàn tùy tùng và hơn 70 ký giả quốc tế đáp xuống sân bay thành phố Rio lúc 3 giờ 45 phút chiều ngày 22-7, giờ địa phương (tức là 1g45 sáng hôm nay thứ Ba 23 tháng 7, theo giờ Việt Nam).
Ra đón Đức Thánh Cha tại sân bay có Tổng thống Brasil: bà  Dilma Rousseff, các thành viên trong nội các Brasil, Thống đốc bang Rio de Janeiro - ông Sérgio Cabral, và Thị trưởng Thành phố Rio De Janeiro - ông Eduardo Paes.
Về phía Giáo Hội có Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Brasil và cũng là Tổng Giám Mục Aparecida, Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta của Tổng giáo phận Rio De Janeiro, và hơn 20 vị Hồng y, Tổng giám mục và Giám mục trong thượng Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh, và hàng trăm linh mục trong Tổng giáo phận Rio De Janeiro.
Đức Hồng Y Raymundo Damasceno Assis, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Brasil đã bước lên máy bay để đón Đức Thánh Cha. 
Từ trên máy bay bước xuống, Đức Thánh Cha đã được bà Tổng thống Dilma Roussef ra tận chân cầu thang chào đón và trao tặng hai bó hoa trắng và vàng.
Sau khi duyệt qua một hàng chào danh dự gồm các chức sắc tôn giáo và chính phủ, Đức Thánh Cha và Tổng thống Brazil đã dừng lại trước cây Thánh Giá của ngày Quốc Tế Giới Trẻ và bức ảnh Đức Mẹ là phần rỗi của dân Rôma, cũng là bức ảnh Đức Mẹ của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, trong lúc  các em thiếu nhi hát bài ca chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013 tại Rio.
Ngày tại sân bay, Đức Thánh Cha cũng chào thăm các quan chức chính quyền Brasil và một số Hồng y và Giám mục ra đón, trước khi lên chiếc xe nhỏ hiệu Fiat Idea của Italia nhưng chế tạo tại Brazil, để tiến về trung tâm Thành phố Rio.
Theo tin của giới hữu trách Thành phố Rio thì lúc đi ra khỏi sân bay, chiếc xe dẫn đầu đoàn xe Đức Thánh Cha đã lái nhầm vào làn bên trong con đường đã đóng lại từ trước, thay vì đi vào làn giữa như đã có sự sắp đặt từ trước, vì thế mà dân chúng đang đứng chào đón đã nhân dịp này ào tới, vây quanh chiếc xe đang chở Đức Thánh Cha trong gần 10 phút.
Hãng thông tấn AP cho biết trong suốt thời gian điên cuồng ấy, Đức Thánh Cha vẫn bình tĩnh, vẫy tay chào hoặc bắt tay những người đến gần cửa xe. Một phụ nữ đã bế một em bé tóc đen, bước tới và Đức Thánh Cha đã cúi xuống hôn đứa trẻ trước khi trao lại tay bà mẹ.

Sau khi vượt qua khỏi đám đông dân chúng vây quanh, đoàn xe tiếp tục tiến đến Nhà thờ Chính tòa Rio, tại đây Đức Thánh Cha chuyển sang chiếc xe 'popemobile' và đi trên các đường phố trong trung tâm thành phố Rio. Dọc đường, thỉnh thoảng chiếc xe ngừng lại giữa đám đông để Đức Thánh Cha chào thăm dân chúng và chúc lành cho các em bé.

Xem tường thuật bằng hình ảnh

Đài TV Vatican trực tiếp truyền hình cho thấy khoảng 4km đường dài đứng chật kín người, hàng đoàn ngũ khách hành hương nhiệt liệt chào mừng Đức Phanxicô tới Rio de Janeiro. Phóng viên AP cho biết rất nhiều người có vẻ mặt choáng váng (stunned), một số người như đứng chết trân (still) và có người thì khóc lớn tiếng (sobbing loudly).
Bà Idaclea Rangel, 73 tuổi, đứng dựa vào một bức tường và thổn thức nói trong nước mắt. "Tôi không thể đi du lịch đến Rome, nhưng Ngài đến đây để làm cho đất nước của tôi được tốt hơn... và để đào sâu thêm đức tin của chúng tôi".
Renzo Cicroni, 33 tuổi người Áchentina cho hay: “chúng tôi hy vọng Đức Thánh Cha sẽ đem lại cho chúng tôi sự canh tân đức tin và niềm phấn khởi. Nhìn tất cả những người trẻ này tụ họp với nhau khiến chúng tôi được lên sinh lực trở lại”.
Anaia Betarte, 17 tuổi người Uruguay, cho biết cô đến để “thấy sự thay đổi, một điều gì mới mẻ, một điều gì khiến bạn tươi mát trở lại”...
Vì trễ giờ và kẹt xe, trong khi chính quyền đang chờ đợi Đức Thánh Cha, nên người ta đã dùng trực thăng quân sự đưa ngài và đoàn tùy tùng tới Dinh Thống đốc ở Guanabara.
Đứng bên ngoài Dinh Guanabara, nơi Đức Thánh Cha được chính quyền Brasil chính thức chào đón, bà Alicia Velazquez, một giáo viên 55 tuổi, đến từ Buenos Aires, mong nhìn thấy người mà bà quen biết khi còn là Tổng giám mục của thành phố nơi bà ở. "Thật là tuyệt vời khi Đức Thánh Cha được lựa chọn, chúng tôi không thể tin được, chúng tôi đã khóc và ôm lấy nhau," Bà Velazquez cho biết. "Riêng cá nhân tôi muốn đến đây để xem Đức Thánh Cha có vẫn còn là người đơn giản và khiêm tốn mà chúng tôi đều biết không. Tôi tin rằng ngài vẫn trước sau như một."
Tại Dinh Guanabara, Đức Thánh Cha được Tổng thống Brasil Dilma Rousseff; Thống đốc bang Rio de Janeiro, ông Sergio Cabral Filho; và Thị trưởng thành phố, ông Eduardo Paes đón tiếp một cách nồng hậu.
Trong bài diễn văn chào mừng, Tổng thống Roussef của Brasil nói rằng: ”Sự hiện diện của ngài tại Brasil mang lại cho chúng ta cơ hội chia sẻ một cuộc đối thoại về những đề tài mà chúng ta cùng chia sẻ, như các quyền con người và nạn nghèo đói.. Chúng tôi biết rằng chúng tôi đang có ở đây một vị lãnh đạo tôn giáo nhạy cảm đối với công bằng xã hội và chúng ta chiến đấu chống lại một kẻ thù chung, đó là sự chênh lệch trong mọi hình thức”.
Trong lời đáp từ, Đức Thánh Cha bày tỏ tình cảm chân thành đối với bà Tổng thống và người dân Brasil, và ngài đặc biệt đề cao tầm quan trọng của giới trẻ.
Đức Thánh Cha nói: "Trong sự quan phòng đầy yêu thương của Người, Thiên Chúa muốn cuộc công du quốc tế đầu tiên trong triều giáo hoàng của tôi sẽ dẫn tôi trở lại Châu Mỹ La Tinh thân thương của tôi, nhất là trở lại Brasil, một đất nước rất tự hào về mối liên kết với Tông Tòa và các cảm tình đức tin và bằng hữu sâu sắc luôn giữ cho mối liên kết này hợp nhất một cách đặc biệt với Người Kế Vị của Phêrô. Tôi rất biết ơn đối với lòng nhân hậu thần linh này.
Tôi từng học được điều này: muốn lui tới với người Brasil, người ta cần phải đi qua tâm hồn họ; thế nên xin cho tôi được gõ nhẹ vào cánh cửa này. Tôi mạn phép được bước vào và sống tuần lễ này với qúy vị. Tôi không có bạc cũng không có vàng, nhưng tôi mang theo mình đồ qúy giá nhất được ban cho tôi: đó là Chúa Giêsu Kitô! Tôi đến nhân danh Ngài, để nuôi dưỡng ngọn lửa yêu thương huynh đệ vốn bừng cháy trong mọi trái tim; và tôi mong lời chào của tôi tới tai từng người và mọi người: ”Bình an của Chúa Kitô ở cùng anh chị em!”
Tôi kính chào bà Tổng Thống, và các vị quan chức trong chính quyền của Bà. Tôi cám ơn bà về lời chào mừng nồng hậu và những lời bà dùng diễn tả niềm vui của người dân Brasil khi thấy tôi hiện diện trên đất nước này. Tôi cũng chào mừng thống đốc tiểu bang này, người đã tiếp chúng tôi tại dinh chính phủ, và ông Thị trưởng thành phố Rio de Janeiro cũng như các thành viên của ngoại giao đoàn bên cạnh chính phủ Brasil, các nhà hữu trách khác đang hiện diện và tất cả những ai từng làm việc tận tuỵ để giúp cho cuộc thăm viếng của tôi thành thực tại.
Tôi muốn gởi lời  chào mừng các giám mục anh em của tôi lời chào, những vị đang có trách nhiệm hướng dẫn đoàn chiên của Thiên Chúa tại đất nước rộng lớn này, cũng như các Giáo phận thân yêu của mình. Qua cuộc thăm viếng này, tôi mong theo  tiếp tục sứ mệnh mục tử của Giám mục Rôma là là củng cố các anh em trong niềm tin nơi Chúa Kitô, khích lệ họ trong việc làm chứng về những lý do hy vọng nảy sinh từ Chúa Kitô và khuyến khích họ cống hiến cho tất cả mọi người sự phong phú vô tận của tình yêu Chúa Kitô.
Như qúy vị đã biết, lý do chính cho cuộc viếng thăm Brasil của tôi vượt lên trên mọi biên cương. Thật vậy, tôi tới đây vì Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Tôi hiện diện ở đây để gặp gỡ những người trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới, được cánh tay rộng mở của Chúa Kitô Cứu Thế lôi cuốn. Họ muốn tìm được nơi nương náu trong vòng tay của Chúa, gần con tim của Chúa, nghe lại tiếng gọi mạnh mẽ và rõ ràng của Chúa: ”Các con hãy đi và làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ”.
Những người trẻ này đến từ mọi châu lục, họ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, họ mang theo họ nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng họ tìm được nơi Chúa Kitô những câu trả lời cho những khát vọng cao thượng, và chung cho mọi người, và có thể thỏa mãn niềm khao khát chân lý trong sáng, và tình thương chân thực liên kết họ với nhau vượt ra ngoài mọi sự khác biệt.
Chúa Kitô đề ra cho họ một không gian, giúp họ biết rằng không có sức mạnh nào mạnh hơn sức mạnh thoát ra từ trái tim của người trẻ, khi trái tim ấy được chinh phục bởi họ cảm nghiệm được sự chinh phục của tình bạn với Ngài. Chúa Kitô tín nhiệm người trẻ và ủy thác cho họ tương lai sứ mạng của Ngài: ”Các con hãy ra đi, làm cho mọi dân tộc thành môn đệ”, các con hãy ra đi ngoài những biên cương của những gì có thể đối với con người và kiến tạo một thế giới của những người anh em. Nhưng cả những người trẻ cũng tín thác nơi Chúa Kitô: họ không sợ liều mạng với Chúa, vì họ biết là sẽ không bị thất vọng.
Khi bắt đầu cuộc viếng của tôi tại Brasil , tôi biết rõ rằng nói với người trẻ cũng là nói với gia đình họ, với các cộng đồng địa phương và cả đất nước của họ, với các xã hội mà họ xuất thân, với những xã hội trong đó họ hội nhập, những người nam nữ mà phần lớn tương lai của các thế hệ trẻ này tùy thuộc.
Đây là điều các cha mẹ thường nói, “con cái chúng tôi là con ngươi trong mắt chúng tôi”. Cách nói này trong túi khôn Brasil thật đẹp đẽ biết bao, vì nó áp dụng vào người trẻ một hình ảnh rút ra từ con mắt, vốn  là cửa sổ qua đó ánh sáng đi vào chúng ta, mang lại cho chúng ta phép lạ của nhãn giới! và chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta không săn sóc con mắt của chúng ta? Làm sao chúng ta có thể tiến bước? Mong ước của tôi là trong tuần lễ này, mỗi người chúng ta để cho câu hỏi thách thức này chất vấn.
Người trẻ là cửa sổ nhờ đó tương lai bước vào thế giới, do đóvà vì thế giới trẻ đề ra cho chúng ta những thách đố lớn. Thế hệ chúng ta có tỏ ra xứng với lời hứa nơi mỗi người trẻ khi biết mang lại cho họ không gian, bảo vệ những điều kiện vật chất và tinh thần để họ phát triển; mang lại cho họ những nền tảng vững chắc để có thể xây dựng cuộc sống, bảo đảm cho họ an ninh và nền giáo dục để họ trở thành điều họ có thể; thông truyền cho họ những giá trị bền vững đáng tranh đấu để sống; bảo đảm cho họ một chân trời siêu việt cho khát vọng hạnh phúc chân chính của họ và óc sáng tạo của họ trong sự thiện; phó thác cho họ gia sản một thế giới tương ứng với mẫu mực cuộc sống con người; thức tỉnh nơi họ tiềm năng tốt đẹp nhất để trở thành người nắm vai chính về tương lai của họ và đồng trách nhiệm về vận mệnh của tất cả mọi người.
Để kết luận, tôi xin mọi người chứng tỏ sự quan tâm đối với nhau và nếu có thể sự thiện cảm cần thiết để thiết lập cuộc đối thoại huynh đệ. Lúc này đây, vòng tay của tôi mở rộng để ôm lấy toàn thể quốc dân Brasil, trong sự phong phú của mình về mặt nhân sự, văn hóa và tôn giáo. Từ miền Amazzonia đến miền Pampa, từ những vùng khô cằn cho tới Pantanal, từ những làng nhỏ cho đến những thành thị lớn, ước gì không ai cảm thấy bị loại trừ khỏi lòng quí mến của tôi.

Thứ tư 24-7 này, nếu Chúa muốn, tôi nhắc nhớ đến tất cả anh chị em với Đức Mẹ Aparecida, khẩn cầu sự bảo vệ từ mẫu của Người trên các gia cư và gia đình của anh chị em. Ngay từ bây giờ tôi chúc lành cho tất cả anh chị em. Cám ơn anh chị em đã tiếp đón tôi!" 
Sau lễ đón tiếp, Đức Thánh Cha về Nhà nghỉ Sumaré của Tổng giáo phận Rio de Janeiro, cách đó hơn 7km. Sumaré là nhà nghỉ của Đức Tổng giám mục Rio de Janeiro tọa lạc trong một khu vực xanh tươi. Tại đây cũng có một trung tâm rộng lớn, dành cho các cuộc gặp gỡ văn hóa, các khóa huấn luyện và các cuộc tĩnh tâm.
Đức Thánh Cha dự trù sẽ nghỉ ngơi ngày thứ Ba, rồi sẽ viếng Đền Thánh Đức Mẹ Aparecida tọa lạc giữa Rio và São Paolo vào ngày thứ Tư 24-7.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô rất hài lòng vì sự tiếp đón nồng nhiệt dành cho ngài khi đến Rio. Truyền hình cho thấy đoàn xe chở Đức Thánh Cha đi lầm vào con đường bị đóng lại, nhưng Đức Thánh Cha không có lo lắng gì về vấn đề an ninh.
Cha Lombardi cũng tiết lộ rằng chính phủ Brasil đã quyết định dùng trực thăng quân sự để chở Đức Thánh Cha và đoàn tháp tùng đến dinh Guanabara, để tránh cho đoàn xe không phải đi qua khu vực có  người biểu tình gần đó.

Về tin các nhân viên an ninh đã tìm thấy một quả bom nội hóa trong nhà vệ sinh gần Đền thánh Aparecida nơi Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm vào sáng thứ tư hôm nay, 24-7, cũng không phải là lý do để lo lắng. Theo cảnh sát, gói chất nổ này có lẽ không có liên hệ gì tới cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Ngày Giới Trẻ 2013: ít tín hữu hơn,
nhưng nhiều cảm nghiệm mạnh mẽ hơn
Con số khách hành hương tham dự Ngày Giới Trẻ tại Rio hiện đang là đề tài được nhiều người bàn tán. Ban tổ chức dự trù trên dưới 2 triệu người tham dự, nhưng cho tới nay, số người chính thức đăng ký chưa tới 400,000 người. Báo chí Tây Phương vẫn mang não trạng riêng của họ khi bàn tới con số này. Với họ, số tiền tối đa trên dưới 200 dollars cho một tuần đại hội gồm cả ăn uống, di chuyển và chỗ ở chẳng là bao, ai cũng có thể “đăng ký” được để tham dự chính thức. Thành thử không đăng ký nghĩa là không tham dự. Nhưng ở một nước vẫn còn rất nhiều người nghèo như Ba Tây, số tiền ấy không nhỏ, khiến đa số chắc chắn sẽ chọn giải pháp “dự cọp” như người ta quen đọc báo cọp vậy, nghĩa là vẫn tham dự dưới một hình thức bất chính thức nào đó... Nói cho cùng, dù họ có ở nhà đi chăng nữa, họ vẫn có thể tham dự qua truyền thanh, truyền hình, qua bất cứ phương tiện truyền thông rẻ tiền nào, miễn là hòa mình với đoàn người đông đảo tại Rio để lắng nghe người con đầu tiên của miền đất của họ lên tiếng với họ lần đầu tiên ngay trên miền đất này. Con số tham dự vì thế là con số không thể đếm được, một con số vô hình.
Đức Phanxicô, khi tới chủ tọa Ngày Giới Trẻ tại Rio, chắc chắn là người không chỉ nhìn vào con số hữu hình những người tham dự. Bởi nếu không, ngài đã khuyến khích người đồng hương Á Căn Đình của ngài, bất chấp cảnh nghèo, vẫn “hãnh tiến” mua vé máy bay tới Rôma dự lễ đăng quang của người con đầu tiên của đất nước trên “ngai” Phêrô!
Riêng phái đoàn Hoa Kỳ lần này chỉ gồm 9,500 khách hành hương, rất ít so với con số 29,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Madrid năm 2011, ít hơn cả con số 15,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Sydney năm 2008, và 24,000 người tham dự Ngày Giới Trẻ Cologne năm 2005. Một trong các yếu tố tạo nên sự giảm sút này đã được nhận diện là tiền, tức chi phí di chuyển tới Rio. Yếu tố thứ hai là an ninh, tiếp theo nhiều vụ biểu tình chống chính phủ Ba Tây vừa qua.
Dù thế, Christopher Bellitto, một sử gia Giáo Hội tại Đại Học Kean ở Union, N.J., cho rằng bất kể số người tham dự là bao nhiêu, địa điểm tổ chức năm nay và sự hiện diện của Đức Phanxicô trên diễn đàn thế giới chắc chắn sẽ làm cho Ngày Giới Trẻ 2013 thành một biến cố đáng nhớ.
“Đây sẽ là một lễ hội đặc biệt, một thứ trở về quê hương đối với vị giáo hoàng đầu tiên của Châu Mỹ La Tinh. Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã trở thành một loại tập hợp có tính động viên (pep rally) đối với Đạo Công Giáo”.
Tại những cuộc tập hợp trước đây, Đức Bênêđíctô từng lên tiếng chống lại ý niệm coi Ngày Giới Trẻ Thế Giới như một cuộc tập hợp thế tục hay một buổi trình diễn nhạc rock, như người ta vốn mô tả, vì việc tăng cường đức tin Công Giáo lúc nào cũng là phần chính của biến cố và càng là như thế đối với trường hợp Ba Tây. Theo Nghị Hội Pew, năm 1970, tỷ lệ người Công Giáo Ba Tây là 92% dân số, hiện nay, tỷ lệ ấy tròm trèm vào khoảng 65%. Từ năm 2000 tới năm 2010, dân số Công Giáo giảm mất 2 triệu, trong khi con số Thệ Phản tăng từ 26 lên 42 triệu người, chiếm 22% dân số.
Theo Bellito, chỉ trong vòng vài tháng đầu trong triều giáo hoàng của ngài, Đức Phanxicô đã mạnh mẽ khuyến khích người Công Giáo truyền giảng Tin Mừng và đã nhiều lần ngỏ lời với người Công Giáo bỏ đạo cũng như người vô thần và người thuộc các niềm tin khác. Trong các cuộc thăm dò dư luận, ngài được cả người Công Giáo lẫn người không Công Giáo đánh giá rất cao, nhờ văn phong và nhân cách phi truyền thống của ngài. Hai yếu tố này chắc chắn sẽ dành được nhiều cảm tình cho Giáo Hội nhân chuyến viếng thăm lần đầu của ngài tại Ba Tây.
Trước khi lên đường, Đức Phanxicô đã nói rõ ngài sẽ không sử dụng chiếc giáo hoàng xa bít bùng quen thuộc, và sẽ chỉ dùng chiếc jeep mui trần mà thôi, như ngài vẫn dùng tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô ở Rôma. Trong chuyến tông du lần này, ngài sẽ vượt đoạn đường 120 dặm từ Rio tới Aparecida để kính viếng Đức Mẹ, lên tiếng với cư dân một khu ổ chuộc tại Rio và thăm các bệnh nhân AIDS, thăm người nghèo và các tù nhân trẻ tuổi.
Bellito cho rằng: Đức Phanxicô cũng giống Đức Gioan Phaolô II, là vị giáo hoàng hướng ngoại, một đặc điểm sẽ được chú ý nhiều khi ngài lên diễn đàn tại Ba Tây. Năm nay, chắc chắn sẽ có nhiều nghị lực hơn chỉ vì Đức Phanxicô chơi trên sân nhà, có thể nói như thế. Chắc chắn ngài không bị trói buộc bởi truyền thống. Điều ngài làm chắc chắn sẽ gây bất ngờ.
Đối với các người trẻ hành hương như Calderon thuộc một giáo xứ ở Brooklyn, New York, Ngày Giới Trẻ Thế Giới luôn là dịp để suy niệm và gắn bó. “Quả là kỳ diệu được gặp gỡ người khắp thế giới, những người hoàn toàn cởi mở trong việc chia sẻ đức tin. Thoạt đầu, bạn có thể lo lắng, vì có quá nhiều việc phải lo khiến bạn bối rối. Nhưng khi gặp Đức Giáo Hoàng, bạn sẽ cảm thấy vừa thanh thản vừa rất phấn khích, thậm chí đầy yêu thương nữa”.
Người hành hương 2013 đối diện với cảnh nghèo
Không Ngày Giới Trẻ Thế Giới nào lưu tâm tới cảnh nghèo bằng Ngày Giới Trẻ năm nay tại Rio. Điều này dễ hiểu, một phần vì giới trẻ thế giới, dù muốn dù không, một là họ sẽ được Đức Phanxicô nhắc nhở khi ngài đích thân tới thăm khu ổ chuột tại Rio hai là chính họ sẽ được gặp người nghèo ngay tại Rio, thậm chí ngay tại những nơi họ học giáo lý. Đàng khác Châu Mỹ La Tinh cũng là châu lục sáng chế ra thuật ngữ bất hủ, từng trở thành câu tâm niệm trong học thuyết xã hội Công Giáo của thế kỷ 20: ưu tiên chọn người nghèo.
Điều ấy khiến những bài tường thuật của Cha Tuấn mấy ngày nay trên Vietcatholic thu hút được rất nhiều người đọc. Không như những tường thuật có tính phèng la, huênh hoang hãnh tiến, nhằm nói về mình của một số người, kể cả người lãnh đạo các nhóm hành hương. Nhóm Cha Tuấn quả đã nắm bắt được tinh thần Rio 2013.
Một nhóm khác đến từ Miệt Dưới, miệt Down Under của quả địa cầu, là nhóm của Tổng Giáo Phận Sydney, của Đại Học Công Giáo Úc và của các trường Công Giáo khắp Sydney. Trong hai ngày tiền đại hội, họ đã dừng chân để giúp xây một nhà nguyện, một trung tâm sinh hoạt và nhiều bậc thang đá trộn và nhiều lối đi tại Pamplona Alta, một khu phố tồi tàn bên ngoài thủ đô Lima của Peru. Đây là nơi cư trú của hơn 400,000 người nghèo, người rời cư hoặc bị chiếm đất, gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Nhiều nhóm hành hương xuất phát từ Sydney vốn đã đến thẳng Lima vào tuần rồi và bắt tay ngay vào việc xây dựng một nhà nguyện và một trung tâm sinh hoạt tại khu ổ chuột. Các nhóm khác, như nhóm 62 người do Đức HY Pell trực tiếp hướng dẫn, sau khi thăm Nhà Thờ Chánh Tòa Lima và thăm đền thờ Thánh Nữ Rôsa thành Lima, đã tham gia dự án này từ hôm thứ Tư.
Các bậc thang bằng đá trộn sẽ làm cho cuộc sống dễ chịu và an toàn hơn đối với các gia đình sống trên những sườn đồi tại các khu tồi tàn của Lima.
Ngày Giáo Phận vốn đã là đặc điểm của các Ngày Giới Trẻ Thế Giới trước đây, nhưng đối với ngày Giới Trẻ Thế Giới lần này tại Rio, các khách hành hương được khuyến khích tham dự các kinh nghiệm hòa mình (immersion) và các dự án truyền giáo vùng xa nhằm tạo ra các thay đổi tích cực đối với cuộc sống của những cộng đoàn nghèo nhất trên thế giới.
Phái đoàn Úc gồm 1,500 người trẻ và 300 nhà lãnh đạo nhóm, các tu sĩ, linh mục và giám mục cùng đi với họ đều là những người khỏe mạnh về thể lý, nhưng phải khai phá đất đá trong cái giá lạnh giữa mùa đông trên những sườn đồi dốc của khu ổ chuột Pamplona, trước khi xây được những bậc thang bằng đá trộn hay nhà nguyện và trung tâm sinh hoạt, quả không phải là việc dễ.
Ashlee Payne, thuộc Trường Đại Học Công Giáo Úc, một trong các thiện nguyện viên tại Pamplona, cho hay: “Nhưng nó cũng rất phấn khích”. Cô đang học để trở thành một cô giáo. Theo cô, với lòng yêu ngành giáo dục và khả năng của ngành này, tập chú của cô là các trẻ em của khu ổ chuột. Cô mong các em sẽ theo chân các người hành hương của Ngày Giới Trẻ Thế Giới trong việc giúp các cư dân của các cộng đoàn đang khốn khổ vì cảnh nghèo này.
Gertrude Lancanilao, cũng là một sinh viên của ĐHCG Úc và là một lãnh tụ của YFC của vùng Đông Sydney, cho rằng “phần lớn chúng tôi thức dậy đau cả mình mẩy và rất mệt, nhưng tinh thần thì rất vui tươi. Đối với tôi, điều nổi bật trong mấy ngày qua là cảm thức hân hoan và hy vọng mà tôi biết chắc do Chúa Kitô mang tới”.
Gertrude cho biết khi các nhóm hành hương họp nhau để kể lại kinh nghiệm của họ, mọi người đều đồng ý là khu ổ chuột đã biến thành một khu đẹp đẽ hơn. “Đây là nơi đem lại vẻ đẹp cho cho tâm hồn người ta. Không phải chỉ vì ngôi nhà nguyện, việc làm chung hay các trẻ em mà vì tình yêu. Chính tình yêu đem đến hy vọng và do đó, thật nhiều hân hoan”.
Dân số Pamplona hiện lên tới 400,000 người, không kém dân số một thành phố lớn. Như trên đã nói, họ là những người rời cư và bị cướp đất, phải sống trong những túp lều xiêu vẹo làm bằng bất cứ vật liệu gì lượm được. Pamplona không có nước máy, không có cống rãnh, không có điện và cũng không có cả cây cối để giữ đất truồi trong mùa đông hay cho bóng mát trong mùa hè.
Phần lớn cư dân của Pamplona là dân cày buộc phải rời đất đai của họ để tránh bách hại và bất an. Bất chấp cảnh nghèo và cuộc sống cam go, các người hành hương Sydney thấy đây là những cộng đoàn hết sức sinh động, nơi ai cũng sẵn sàng giúp người khác và là nơi, cùng với các mạng lưới xã hội, họ đã thiết lập được một hạ tầng cơ sở cơ bản, các trung tâm nhỏ để hội họp, thậm chí cả trường học cho con em của họ nữa.
Chính vì thế, người hành hương đã hết mình đến gặp gỡ họ. Càng tới gần khu ổ chuột, đường càng dốc và càng hẹp lại. Người hành hương đành xuống xe, cuốc bộ 300 mét để leo dốc lên tận khu dân cư.
Không những rất dốc, đường đi còn phủ đất sét trơn trượt, trên đó, không một cây cối nào có thể mọc được bên cạnh sỏi đá, đá tảng rải rác khắp nơi.
Mark Rix, trưởng ngành truyền thông của Sở Giáo Dục Công Giáo Sydney, người cùng đi với nhóm hành hương của các trường Công Giáo cho hay: Cảnh nghèo ở đây rất não lòng và cực kỳ thách thức. Nhưng không làm các nhóm hành hương nản lòng. Một trong các việc đầu tiên là dựng lên một khung gỗ gồm 43 bậc thang trước khi đổ đá và xi măng vào từ dưới lên tận đỉnh. Không có dây chuyển, không có xe tải chở xi măng hay côngkrít trộn. Thay vào đó, chỉ mang bao tay làm vườn, thùng nhựa và các can xăng biến cải, các nhóm đã lập hàng dài để chuyển khối đá và xi măng này từ dưới lên trên.
Ngày Giới Trẻ Thế Giới còn mấy ngày nữa mới tới và tới tại quốc gia láng giềng, nhưng người trẻ hành hương của Sydney quả đã bắt đầu sống tinh thần Ngày Giới Trẻ năm 2013 ngay tại Pamplona này rồi. Rix cho rằng: “Đối với tất cả chúng tôi, du hành tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới là một ân phúc. Hôm nay, chúng tôi đã đền đáp ân phúc ấy”.

Vũ Văn An

 NGUỒN : (tại đây)
Nguồn Tổng hợp ::Đài Vatican Việt ngữ