#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ 2013



Lễ Khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 
( World Youth Day - Ngày 23.7.2013 tại Rio-Brasil)
Xin bấm vào : (tại đây)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỄ KHAI MẠC :





Những ngày tiếp theo :
Các diễn biến sau đây đã có trên Youtube và đang đếm giờ để bắt đầu:
Hành hương và lễ Đức Mẹ Aparecida ( 24.7. 2013)
(tại đây)

ĐGH viếng nhà thương São Francisco De Assis Na Providência ( 24.7. 2013)
(tại đây)

ĐGH nhận chià khoá thành phố (25.7. 2013)
(tại đây)

ĐGH thăm khu ổ chuột (25.7. 2013)
(tại đây)

Giới trẻ đón tiếp ĐGH (25.7. 2013)
(tại đây)
ĐGH chúc mừng trong buổi đọc kinh Truyền Tin (26.7. 2013)
(tại đây)
ĐGH đi đàng Thánh Giá (26.7. 2013)
(tại đây)
ĐGH cử hành thánh lễ với các giám mục, linh mục, tu sĩ và chủng sinh ( 27.7.2013)
(tại đây)
ĐGH hội đàm với các nhà lãnh đạo ( 27.7. 2013)
(tại đây)
ĐGH dự buổi kinh tối với giới trẻ ( 28.7. 2013)
(tại đây)
ĐGH với các Tình nguyện viên ( 28.7.2013)
(tại đây)
ĐGH rời Rio de Janeiro (28.7.2013)


Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

THEO CHÂN ĐỨC THÁNH CHA


MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGÀY 22.7.2013
LỄ ĐÓN TIẾP ĐGH. TẠI BRAZIL 
(tại đây)

H. 01
H.02
H.03
H.04
H.05
H.06
H.07
H.08
H.09
H.10
H.11
H.12
H.13

Xin đón xem những hình ảnh ngày mai (24.7.2013)

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

".. CHIỀU VỀ, CHIỀU..."

( từ doduyngoc.blog)
Thời học trò, niên khóa có thầy Bùi Ngọc Liên dạy Sử Địa, nhà gần, đường ngắn, mình xách cặp, đi bộ.
Nhà mình đầu đường, nhà thầy ở giữa, đi một đoạn nữa thì đến trường.
Hằng ngày hai buổi đi về, con bé nghiêm trang, hai tay ôm chặt cặp táp, áo dài trắng lướt thướt, đi qua nhà thầy.
Quý thầy Liên bao nhiêu thì bực con thầy bấy nhiêu.
Ngày nào mình đi ngang, cũng nghe bên trong nhà thầy có tiếng hát của con trai thầy vọng ra chòng ghẹo mình. Làm như con trai thầy Liên căn được giờ mình đi qua hay nó rình sẵn, không biết. Tức lắm, tức lắm thì thôi, nó hát bịa " đái đái"... gì ấy, ngày nào đi qua cũng nghe, có mỗi một câu hát ngắn, nhưng mình là con gái, sạch sẽ, kín đáo,, cho nên mình không chịu. Ngày nào cũng phải nghe, ngày nào cũng tức, vì rõ ràng họ ông ổng trêu mình mà mình không làm được gì  họ cả. Có làm gì là làm gì bây giờ, người ta bảo ơ kìa, tôi thích bài hát ấy thì tôi hát, mặc tôi, sao nào, "chiều" chứ Triều à, bâng quơ thế thôi, vô duyên vừa chứ. Làm gì nhau !
Mấy buổi tan trường bị con trai trêu ghẹo như thế, ức lắm mình mới dám mách mẹ, nghĩ rằng mẹ mình là người lớn sẽ chỉ cho mình cách đối xử thế nào với  con thầy mà không để cho thầy biết. Thầy biết thầy sẽ buồn. Mình sợ mợ lôi đến trước cửa nhà thầy Liên rồi bảo đây ông dạy con ông trước đi, ông xem con ông nó cứ chòng ghẹo con tôi, thì tội nghiệp cho thầy lắm, thầy nào biết chuyện.
Nhưng, không, mợ chỉ dặn hễ đi học ngang qua con trai, nó có trêu thì phải lặng im, đừng dại nói lại. Mình không trả lời, lần sau nó sẽ không trêu mình nữa.
Mình nghe lời mợ dặn, thành công !
May phúc là hồi đó mình biết vâng lời mẹ dạy, lấy nhu mì làm vẻ đẹp nữ tính, thân mẫu khả ái lại sành tâm lý, dạy con gái giống kiểu "chị Hạnh Dung"trên báo Phụ Nữ, chứ nếu không, phải người mẹ hung hăng, đem dữ dằn, sừng sổ, mắng vốn ra giải quyết vấn đề , thậm chí nếu mợ xắn tay áo lên, đứng trước cửa nhà thầy Liên ới này ới nọ, về sau làm sao có chuyện mợ được Bà Cố đức cha Bùi Tuần đỡ đầu cho.He he !
Sau khi bọn trung học mình rời bỏ mái trường xưa, từng lớp từng lớp, lớn dần, lớn dần, xa trường, xa thầy.
Dẫu nhà ba mẹ mình và nhà thầy cô vẫn cư ngụ trên cùng một con đường nhỏ, coi như láng giềng gần, nhưng mình phải đi học, nhiều năm không gặp lại thầy cũ.
Khi gặp lại thầy thì vui quá vui quá là vui, thầy vui, trò cũng vui, mình vẫn quý thầy, lại lom lom nhìn vào cái răng trong miệng thầy, lo lắng. Thầy thì vẫn hiền hậu, tốt lành, nhớ y nguyên Hải Triều, một hai trìu mến Triều thế nọ, Triều thế kia, xem ra thầy còn quý mình hơn hồi mình còn bé....vì bây giờ mình chơi với các con gái thầy mà.
Lại nhớ, nhà thầy Liên có người hay hát chòng mình :
" Chiều ơi, lúc chiều về chiều đái trong lu ".
Có vậy thôi mà ngày ấy tức phát khóc.

NHỚ CÁI RĂNG THẦY LIÊN


Hồi đó ở lớp Đệ Tứ, môn Sử-Địa chúng tôi học thầy Bùi Ngọc Liên.
Thầy Liên hiền lành, rất hiền lành, cả lớp thích thầy, thích luôn môn Sử dẫu khô khan, phải học bài.
Tôi rất thích nghe thầy Liên giảng, giọng thầy thong thả, nhẹ nhàng như bố đang kể chuyện ngày xưa cho các con nghe. Tôi rất thích nhìn miệng thầy. Khi thầy tẩn mẩn giảng bài, ở giữa miệng thầy có một cái răng cửa, nhỏ, trắng, dài, thẳng,độc lập, chòi ra khỏi hàm răng dưới, mọc đua vào phía trong, có lẽ nó bị chúng bạn hàm dưới hùa nhau chèn,ép, đẩy nó ra khỏi hàng. Trong hoàn cảnh ấy, cái răng bị đẩy đứng trơ giữa vòm miệng, trông rất ngộ nghĩnh, ấn tượng.
Chưa bao giờ cái lưỡi hay các răng khác va chạm vào cái răng đặc biệt này bởi nó di động theo hàm dưới. Thầy Liên nói tiếng Pháp như Tây, giảng bài rành rọt, gọi tên chúng tôi rõ ràng, không ngọng nghịu, vướng víu, như không hề có cái răng mọc đại. Kính quý thầy như bố mẹ, chúng tôi thường để ý, thì thầm bàn tán : có bao giờ cái răng nó rụng rồi thầy nuốt luôn vào bụng không nhỉ ? Cả lớp lo lắng. Không. Cái răng cứ ở đấy, giữa miệng thầy Liên, mãi cho đến khi chúng tôi đã lên Đại học hết, gặp lại thầy cũ, tôi vẫn thấy nó. Hồi đó, thấy vướng mắt, nhiều khi tụi tôi chỉ muốn hỏi thầy một câu là sao thầy không nhổ nó đi cho gọn, nhưng đã bảo quý thầy, lại kính nữa, đứa nào cũng ắng im nghe thầy giảng bài, mắt lom lom nhìn vào cái răng, trong lòng ái ngại, khôn dò. Riêng tôi, tôi cho rằng nhà thầy nghèo, không có tiền đi nhổ răng, ta nên im lặng đừng đả động đến nỗi đau thiếu thốn của thầy giáo mình. Để cái răng không thấy thầy kêu đau răng, nhưng hỏi sao thầy không nhổ nó đi, là bắt thầy nói ra rằng thầy không có tiền đi nha sĩ. Đấy là chạm vào nỗi đau của thầy giáo, bấy giờ tôi lý luận như thế.
Lớp Đệ Ngũ, Đệ Tứ chúng tôi rất yêu quý thầy Sử Địa Bùi Ngọc Liên.
Bây giờ thầy mất rồi, nhưng kể về thầy, đứa nào cũng bùi ngùi.
Đến sau, tôi còn được làm học trò của anh thầy, là cha Bùi Châu Thi.
Chị em tôi chơi với Phương, với Phi, hai cô con gái thầy.
Lớn lên tôi làm cô giáo, dạy cấp Hai, trong lớp có em Trình, con út của thầy.
Mẹ thầy Liên thì nhận làm mẹ Đỡ Đầu Thêm Sức cho mẹ tôi.
Khi theo Đạo, mới biết phải gọi bà là Bà Cố. Bà có con là cha Thi này, cha Tuần này, về sau cha Tuần lên Giám Mục. Thầy Liên khi gặp lại tôi thường hay  kể : Thầy bảo chú Tuần, thầy dặn chú Tuần...
Hôm ăn cơm tại tòa Tổng Giám Mục Huế, ngồi cạnh đức cha, ngắm kỹ ngài, tôi phải xuýt xoa, ôi, sao đức cha giống thầy Liên thế. Như hai giọt nước, giọt dỏ trước, giọt dỏ sau ! Cũng hiền lành, bé nhỏ, gầy guộc, quắt queo, đen quắm đen cúi, tóc quăn dợn sóng tự nhiên....
Có khác chăng, có lẽ chỉ ở ...cái răng.
HT.
Đức cha .Bùi Tuần , em của thầy Liên.

CHỌC CƯỜI & CHỌC GIẬN


CHỌC CƯỜI & CHỌC GIẬN
Lý: Làm quan nước mình nhàn thật, ông nhỉ ?
Sự: Sao lại nhàn ?
Lý: Thì họ có việc gì làm đâu, sợ không ai biết đến mình nên thỉnh thoảng lại phải chọc cười hoặc chọc giận người dân để "nổi tiếng".
Sự: Chọc cười ở chỗ nào ?
Lý: Thì đây ông  Bộ Học ra Thông tư đùa các ông, bà cụ đáng kính, ông Bộ Xây thì ra văn bản cấm xây dựng nhà kiểu Pháp- Châu Âu, ông Bộ Tải thì ra văn bản cấm cán bộ chơi gôn trong ngày nghỉ, ông Bộ Y thì ra quyết định cấm người thấp bé nhẹ cân lái xe, ông Bộ Văn thì đưa ra quy định quan tài không được để ô kính, ông Bộ An thì đưa ra dự thảo quy định phạt tiền triệu nếu vợ chồng chì chiết nhau...
Sự: Đúng là các quan chức chúng ta làm việc mà như diễn Gặp nhau cuối tuần ấy nhỉ, thế rồi họ có sửa ai hay đính chính gì không ?
Lý: Có chứ ông, nếu không thì quan quân của họ lấy việc gì mà làm.
Sự: Đấy là chọc cười còn chọc giận thì sao ?
Lý: Chọc giận à ? Thì một ông to nặng quy kết rằng những ai có chính kiến khác mình là "suy thoái", một bà to bự bảo "Dân chủ của ta gấp vạn lần dân chủ tư sản",  một ông to tướng vừa phong tướng cho Đại Ca, còn mấy ông to vừa cũng không kém: ông bảo thì " Đừng quy trách nhiệm về tai nạn giao thông thuộc về ai mà trách nhiệm đó thuộc về toàn dân", ông lại kiên định khuyên dân: " Thực phẩm độc đấy nhưng cứ ăn đi, không sao đâu"...  Thế không phải chọc giận thì là gì ?
Sự: Ừ nhỉ ! Thế các ông ấy có đính chính, xin lỗi hay có "bị" sao không ?
Lý: Không, vẫn tại vị như thường !
Sự: Hay nhỉ ?
Lý: Đúng vậy, "Cái nước mình nó thế !"
Nguồn :(tại đây)

NGHỊ HÁCH ĐẠO

Quan đi tuần.Tranh dân gian VN.
Cậu bạn mình kể chuyện một lần gặp phải nghị Hách .
Hôm ấy là đám tang của ông Trùm A, thân sinh ra Ca Trưởng B. bạn của bạn mình.
Cả hai bố con ông Trùm đều là những "hạt nhân tích cực" đem hết khả năng, sức khỏe và công lao ra phục vụ Giáo xứ. Nay, bố mất, B. nhờ bạn mình đến phụ giúp cho chương trình Thánh Lễ An Táng được xuôi xắn tốt đẹp, cụ thể là cậu bạn mình đến lo mảng hướng dẫn anh chụp hình, quay phim.
Cậu bạn mình đến.
Vừa bước chân vào nhà thờ, đang dáo dác tìm vị trí tốt cho cánh nhiếp ảnh thao tác tốt, không được leo lên gian cung thánh bao giờ , chợt nghe  ai quát :
Anh kia, anh là ai ?
- Dạ, thưa cha, con là bạn của ca trưởng B con ông Trùm A.
Tiếng quát hạ giọng rồi lại vang dội như tiếng sấm :
- Anh vào đây làm gì ? Ai cho anh vào đây?
- Dạ thưa cha, B. có nhờ con đến để thay B. hướng dẫn anh em chụp hình quay phim trong Lễ Tang cụ A.
Tiếng sấm đuối sức song lại gầm lên dữ dội :
- Các anh chụp hình quay phim là chuyên môn gây lộn xộn, náo loạn hết cả nhà thờ.
- Dạ thưa cha, chính vì vậy con mới có mặt ở đây để  dặn dò, lưu ý anh em trật tự.
Nghị muốn quát nhưng thua lý, nghĩ sao lại rống lên :
- Các anh làm nghề quay phim chụp ảnh là kinh doanh. Vậy các anh phải đóng tiền điện lễ này.
- Dạ thưa cha, ô kê cha, theo lẽ công bằng thôi. Hết tất cả bao nhiêu, cha cho con biết. Con xin gửi tiền cha. Hết bao nhiêu ?
Đối phương chơi trò bỏ than trên đầu Nghị rồi. Nhưng nghị là nghị Hách, có chịu thua ai bao giờ. Nghị khoát tay :
- Xuống đóng cho ban Hành Giáo.
Xuống thì xuống. Cậu bạn mình thuật lại lời cha xứ với 2 bác đang trực văn phòng ban Hành Giáo, rồi đưa tay ra sau mông rút ví , xin được hân hạnh đóng tiền điện Lễ này.
Hai bác trố mắt như đang nhìn thằng dở hơi. Phải hỏi cha xem sao ?
Ai lại bắt nhà héo đóng tiền điện bật trong lễ An Táng cho một ông cụ Trùm cả đời phục vụ giáo xứ, từ đời  nọ đến đời kia, là những người biết kính sợ Chúa.
Đố biết, nghị Hách có thu khoản  điện phí này không ? Thu thì cậu bạn mình cũng ô kê cha, nhưng với  nghị   bõ bèn gì, cầm mấy đồng bạc lẻ này mất giá nghị đi, phong bì xin Lễ  mà mong mỏng, đưa còn bị nghị  mắng cho nữa là...
Nghị thế mới hách !

CPCĐ số 17: TIA LUÔN


Cà phê ca đoàn hôm nay kể chuyện :
Có thằng cu con nhà cán bộ kia cuối năm đạt điểm tiên tiến, được ông bố  mua thưởng cho cái súng nhựa bắn chơi.
Trước khi cho Cu sử dụng súng, bố Cu kiểm tra tinh thần chiến đấu của Cu :
- Thế giả sử con cầm súng ra đường, gặp một tên cướp, con làm sao ?
- Con thưa bố, con bắn : Pằng !
- Giỏi ! Thế giả sử con gặp hai tên cướp một lúc thì con làm sao ?
- Con thưa bố, con bắn : Pằng, pằng !
- Giỏi, giỏi, con bố giỏi. Thế, giả sử con gặp cả một lũ cướp thì con làm sao ?
- Con thưa bố, con tia luôn :

- Kha kha kha, giỏi, giỏi, giỏi, con bố giỏi thật.




Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

CPCĐ số 16 : OAI LẮM CƠ !

Ca đoàn thật đẹp.
Tối hôm qua, mình kể cho các bạn K.,CH.,VV.,KT. nghe trong vườn Cà phê Khang (trên đường CMT8) nhân dịp bạn bè gặp gỡ KT. về thăm quê nhà : 

OAI LẮM CƠ !
Có một ca viên nọ hỏi một ca viên kia :
- Ca trưởng anh được không ?
-  Tốt tạm, được cái hiền.
- Có hay mắng ca viên không ?
- Không, chỉ nhắc nhở thôi. Ca viên đi tập không đông đủ thì buồn thôi.
- Ca trưởng em dữ lắm. Toàn chửi thôi.
- Ai bảo lười đi tập hát , vào trễ, vừa tập vừa nói chuyện, nghe điện thoại, vân vân, bị la là phải.
- Có la thì cũng la vừa thôi. Nghe nhục lắm. Mình lớn cả với nhau, có gì lỗi khiển trách, nhắc nhở nhẹ nhàng.
 Đây hơi tí mắng, hơi tí chửi.
- Chửi sao ?
- Nặng lắm anh ạ. Như chửi chó mắng mèo.
- Thì sửa lỗi đi ai chửi được mình.
- Đâu phải lỗi gì to tát, cậy chức ca trưởng là coi thường ca viên thôi.
- Chó mèo cũng dễ thương thây !
- Có khi coi mình như trâu bò.
- Ừ, tội nghiệp ! Trâu bò còn được dẫn ra đồng ăn cỏ, mát mẻ nhẩy !
- Vâng. Sinh hoạt ca đoàn thế này còn quá thân trâu bò.
- Ừ. Chán nhẩy !
- Vâng chán lắm, nhục lắm, em chỉ muốn nghỉ.
- Có khi nào ca trưởng mắng mỏ thậm tệ không ?
- Thường xuyên anh ạ.
- Có khi nào ca trưởng tôn trọng mình lấy một tí nào không ?
- Không hề ạ. Xúc phạm là chính. Hát chưa được, ca trưởng cũng chửi té tát anh ạ.
- Vô lý, chưa hát được mới gọi là tập chứ.
- Vâng. Bố mẹ em cũng chả chửi con cái vô lý như vậy đâu.
- Thế nghỉ quách cho xong.
- Không được anh ạ.
- Sao ? Lại còn bắt buộc à ? Mất tự do luôn à ?
- Dạ chả ai bắt buộc mình phải đi hát ca đoàn đâu ạ, do mình thôi.
- Thế nghe chửi có tức không ?
- Dạ tức chứ ạ.
- Có nhục không ?
- Nhục quá chứ ạ.
- Tại sao không nghỉ ?
- Dạ, tại trong Lễ, mình được ngồi vào hàng ghế dành riêng cho ca đoàn, em thấy ....oai lắm cơ ạ.
Nghe nó nói, mình muốn ôm mặt khóc hu hu.
Vào ca đoàn vì "oai lắm cơ" là khốn nạn rồi !
 Chấp nhận nghe chửi, chịu nhục, để được cái...ghế,  phải không em ? Ừ, thì cứ nhục đi, cứ nghe chửi đi.
Cà phê đen tối nay rất đắng.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

TIM ĐÈN CÒN BỐC KHÓI

Giêsu ơi, có con đây
Nghe Lời Chúa nói hôm nay
con cảm được lòng Chúa nhân từ.
Giả như con, thấy cây lau cây sậy bị giập thì vứt luôn đi 
Chúa thì chẳng nỡ lòng bẻ gãy.
Đèn đã tắt, tim đèn còn khói, con thì dập cho tắt ngấm mới yên.
Chúa nhân từ chẳng nỡ chạm.
Lạy Chúa,
con thật nhỏ nhen,
không chấp nhận một đối tượng đáng ngờ, đáng chối bỏ.
Con sợ một tim đèn còn bốc khói
nó sẽ gây tai họa khôn lường
Chúa nhân từ xót thương hết mọi tàn tạ, dập nát, thảm thê, hư hao, nguội lạnh, tối tăm, muộn phiền.
Giêsu ơi, con đây
xin Chúa dạy con lòng nhân ái, để con biết thương yêu
dù cây sậy ấy đã nát, đừng vứt bỏ tội tình
dù ánh lửa đã tắt, đừng dập đèn tim
ở đâu đó có người thân cận đang như ngọn đèn
mong manh yếu ớt chờ mong ai châm sáng
sao con không thắp hộ 
cho chút khói lại bừng lửa lên
và chính con nữa
sao để tim lòng bốc khói, mà không cháy sáng ánh hồng ...
Giêsu ơi, con đây
 xin thắp lửa trong con 
Lửa Tình Yêu Chúa.
HT

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

"GIÊSU ƠI, CÓ CON ĐÂY"


Ngắm ảnh Maria ngồi bên chân Chúa, tôi bừng tỉnh. Mấy hôm lang thang quẩn quanh, thế giới thấy chỉ có VN mình buồn, với đầy những sản phẩm trí tuệ cao như... mặt đất, lòng không bụng trống, đi nhiều thấy xa Chúa, xa  hơn là Mátta làm nội trợ. Nhớ những giây phút tịnh lặng mà thèm trở về, bèn trở về đây.
Lại về bên chân Chúa, bỏ lại sau lưng tất cả 
Lặng thinh
Lặng thinh
Hạnh phúc cho con khi con chọn phần tốt nhất, lạy Chúa.
"Chẳng muốn nói lời chi, 
chỉ muốn lắng im lặng nhìn
chờ tiếng Chúa dịu êm
con thấy tình yêu lớn thêm..." 

Ai thích cầu nguyện nào, mình xin chép vài câu chuyện về chủ đề này để quý Bạn cùng mình suy niệm nhé.

CẦU NGUYỆN
(trích Gợi ý bài giảng của Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái)

 1. Chọn phần tốt nhất (Lc 10, 38-42)

Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học.
Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quì cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Ampère. Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông.
Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi:
- Anh bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không?
Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ:
- Thưa Thầy, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép Thầy cho con hỏi một vấn đề liên quan đến đức tin!
Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn:
- Anh lầm rồi, đức tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm?
Chàng sinh viên liền hỏi:
- Thưa Thầy, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không?
Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời:
- Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!
          "Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!"( Bác học AMPÈRE)


* 2. Cầu nguyện đích thực:

Đối với nhiều người, cầu nguyện là nói để xin.
Nhưng, xét theo một nghĩa nào đó, sự cầu nguyện đích thực chỉ bắt đầu khi ta ngừng nói. Cách cầu nguyện tốt nhất là ở bên chân Chúa, chẳng nói lời nào và cũng chẳng làm gì cả, như Maria vậy.
Có người nghĩ rằng làm việc là cách chứng tỏ cụ thể tình yêu của mình đối với Chúa, cho nên cứ ngồi im bên chân Chúa là mất giờ vô ích, nhất là khi ta còn nhiều việc phải làm. Có lẽ đúng. Nhưng nếu làm việc mà không cầu nguyện thì những việc làm kia dễ trở thành những việc làm vì mình và cho mình chứ không phải vì Chúa và cho Chúa; và cũng có thể chúng trở thành những việc của mình chứ không phải của Chúa. Kết quả là sau khi ngưng việc, ta cảm thấy lòng mình trống rỗng, con người mình rất hời hợt nông cạn.
Thoreau nói: "Đừng sợ đời mình kết thúc, nhưng hãy sợ đời mình chưa bao giờ bắt đầu".
Nhà tâm bệnh học Thomas Moore nói: "Có người có thể chữa khỏi những rối loạn tâm thần chỉ cần bằng cách tự ban cho mình mỗi ngày một ít phút thinh lặng suy nghĩ". Đối với sức khoẻ tâm thần mà đã là như thế, huống chi đối với sức khoẻ siêu nhiên.
  "Đừng sợ đời mình kết thúc, nhưng hãy sợ đời mình chưa bao giờ bắt đầu".(Thoreau)

3. Cho Chúa cơ hội :

 Một bà lão đến một Linh mục xin tham vấn:
- Thưa cha, tôi đã cầu nguyện không ngừng suốt 14 năm qua, nhưng tôi chả cảm thấy sự hiện diện của Chúa gì cả. 
- Thế Bà có cho Chúa cơ hội để nói với Bà lời nào không?
- À... không. Tôi cứ nói miết. Nhưng như thế không phải là cầu nguyện sao?
- Không. Bây giờ tôi khuyên bà mỗi ngày bỏ ra 15 phút chỉ ngồi im trước mặt Chúa thôi.
Bà cụ đã làm theo lời khuyên đó. Chỉ vài ngày sau, Bà trở lại khoe:
- Thật tuyệt diệu: Khi tôi nói với Chúa thì tôi chẳng cảm thấy gì cả. Nhưng khi tôi ngồi yên trước mặt Ngài thì tôi thấy như mình được sự hiện diện của Ngài bao phủ lấy tôi.
 "Thế Bà có cho Chúa cơ hội để nói với Bà lời nào không?"

4. Vấn đề của con :

 Khi linh mục đang thống kê tình hình của xứ đạo, ngài hỏi một gia đình câu hỏi thường lệ:
- Các con có thường cầu nguyện chung cả gia đình không?
Gia trưởng trả lời:
- Thưa cha, chúng con không có thời giờ. 
- Giả như con biết một đứa con sẽ bị bệnh nếu chúng con không cầu nguyện, gia đình con có cầu nguyện không?
- Ồ, con đoán chúng con sẽ cầu nguyện. 
- Giả sử con biết ngày nào đó khi gia đình lơ là việc cầu nguyện, một đứa con sẽ gặp tai nạn. Các con có cùng cầu nguyện không?
- Tất nhiên chúng con sẽ cầu nguyện. 
- Giả sử mỗi ngày con quên cầu nguyện, giáo luật phạt 5 đôla. Các con có sao lãng việc cầu nguyện không?
- Chắc chúng con sẽ cầu nguyện. Nhưng ý của những câu hỏi này là gì?
- Vấn đề của con là không có thời giờ. Con có thể tìm được thời giờ. Con không nghĩ cầu nguyện chung gia đình là quan trọng như nộp phạt hay giữ sức khỏe cho con. Ơn ban của Chúa qua lời cầu nguyện quan trọng hơn bất cứ những gì con có thể nghĩ tới.
 Con có thể tìm được thời giờ.

5. Hai mái chèo : Ora et Labora 
 Một ngư dân đưa một thanh niên lên thuyền của ông. Một bên mái chèo có viết chữ cầu nguyện và bên kia viết chữ làm việc. Anh thanh niên nói vẻ khinh miệt: "Này chú, chú lỗi thời quá. Ai muốn cầu nguyện làm gì, nếu như họ làm việc?"
Bác ngư phủ không nói gì, nhưng buông lỏng mái chèo có viết chữ cầu nguyện và chèo mái kia. Ông chèo và chèo mãi, nhưng chiếc thuyền chỉ quay tròn mà không tiến đi được.
Anh thanh niên hiểu ra rằng bên cạnh mái chèo làm việc, chúng ta cũng cần phải có mái chèo cầu nguyện.
Ông chèo và chèo mãi, nhưng chiếc thuyền chỉ quay tròn...


6. "Giê su ơi, có Jim đây"
Có những lúc quá đau, quá mệt không đọc được một kinh, Tôi nhớ lại chuyện ông già Jim. Cứ mỗi ngày lúc 12 giờ trưa ông ta vào nhà thờ không quá hai phút. Ông từ (giữ nhà thờ) rất thắc mắc theo dõi, rồi một hôm chận ông Jim lại và hỏi:
- Tại sao bác vào đây mỗi ngày?
- Tôi đến cầu nguyện.
- Không thể được! Kinh gì trong hai phút?
- Tôi vừa già, vừa dốt, đọc kinh theo kiểu của tôi.
- Ông nói gì với Chúa?
- Tôi cầu nguyện: "Giêsu, có Jim đây!" rồi tôi về.
Thời gian trôi qua. Jim già yếu, bệnh tật, phải vào bệnh viện, nơi khu vực người già. Sau đó Jim yếu liệt, chuẩn bị đi xa. Linh mục tuyên úy và nữ tu y tá đến bên giường Jim:
- Jim ơi, hãy nói cho chúng tôi biết, tại sao từ ngày ông vào khu vực này, có nhiều điều thay đổi, bệnh nhân vui vẻ hơn, chấp nhận thuốc thang, sống có tình nghĩa hơn?
- Chả biết!... Lúc còn sức tôi đi quanh thăm mọi người, chào hỏi, chuyện trò một chốc; lúc sau liệt giường tôi gọi tên họ, thăm hỏi, làm cho họ cười. Với Jim ai cũng vui.
- Thế tại sao Jim vui, Jim hạnh phúc?
- Khi nào cha và sơ được người ta đến thăm mỗi ngày có vui không?
- Vui chứ! Nhưng có thấy ai thăm Jim đâu?
- Lúc mới vào, tôi có xin hai chiếc ghế, một dành riêng cho cha và sơ, một cho khách quí của tôi, thấy không?
- Khách của ông là ai?
- Là Chúa Giêsu. Trước kia tôi đến thăm Ngài ban trưa, nay đi hết nổi, cứ 12 giờ trưa Ngài đến thăm tôi.
- Ngài nói gì với Jim?
- Ngài bảo: Jim, có Giêsu đây!...
Trước lúc Jim chết, người ta thấy Jim đưa tay chỉ chiếc ghế như thể muốn mời ai ngồi, Jim mỉm cười, nhắm mắt ra đi. Những lúc tôi không còn sức để đọc nổi dù một kinh, tôi lặp đi lặp lại: "Giêsu, có con đây", tôi cảm thấy như Chúa Giêsu trả lời: "Thuận ơi, có Giêsu đây!" Tôi vui vẻ và bình an.
( ĐHY. PX. Nguyễn văn Thuận).

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI


NHT. Có thể gọi những sản phẩm dưới đây là những chuyện lạ thế giới được không ?

SẢN PHẨM CỦA ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Đọc trên Facebook của Quehuong Keugoi, thấy tổng kết chỉ trong hai năm 2012 và 2013 có đến 68 sản phẩm rút ra từ các đề xuất, quyết định hoặc các nghị định đỉnh cao trí tuệ như sau:
Quehuong Keugoi
MỊ DZÔ ! BÀ CON
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH , ĐỀ XUẤT , PHÁT NGÔN của những đầu óc ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ chỉ vẻn vẹn từ năm 2012 đến nay
(2012)
1. Đóng thuế đẻ.(2012)
2. Dạy tiếng Tàu trong trường tiểu học (2012)
3. Cấm doanh nghiệp vốn đầu tư từ Đài Loan treo cờ Đài Loan tại VN dưới mọi hình thức (công văn 2186/UBND-VX) (2012)
4. CMND ghi tên cha mẹ trong đó.(2012)
5. Thịt làm ra phải bán trong vòng 8 tiếng.(2012)
6. Cấm buôn vàng miếng, và sẽ cấm đến vàng trang sức.(2012)
7. Người chết phải chôn sau 48 tiếng. (2012)
8. Làm đập thủy điện tại Nam cát Tiên.
9. Xe phải “chính chủ” (2012)
10. Chó mèo phải “chính chủ”.(2012)
11. Dừng dự án, chia nhỏ căn hộ để cứu bất động sản (2012)
12. Chó mèo chết phải đăng ký “báo tử”.(2012)
13. Phải đăng ký tên thật khi lên internet.(2012)
14. Thu phí nhạc số (2012)

(2013)
1. Cấm uống rượu trong quá Karaoke (không cấm bia)
2. Đám cưới không quá 300 người
3. Đám ma không quá 7 vòng hoa
4. Xác chết quàn không được để trong nắp kính. (Sau đó chừng 1 tháng lại cho đi viếng mang vòng hoa, rắc vàng mã….)
5. Đóng thuế xe bảo trì đường bộ.
6. Niêm phong lồng gà chính chủ.
7. Dán tem rau, thịt, cá.
8. Cấm chửi nhau trên facebook, nhấn “like” sai bị phạt.
9. Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20tr.
10. Làm hàng giả bị phạt tối đa 100tr.
11. Bán hàng rong phải có giấy khám sức khỏe và chứng nhận tập huấn an toàn thực phẩm.
12. Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt.
13. Chỉ được đăng ký xe ở nơi thường trú.
14. Cấm nghe nhạc Asia hải ngoại.
15. Cấm trẻ dưới 5 tuổi học trường có vốn đầu tư nước ngoài. Trường nước ngoài tại VN chỉ được nhận 10% hs VN (tiểu học & THCS), 20% hs VN (trường phổ thông theo chương trình nước ngoài)
16. Có quota mới được nhập xe hơi.
17. Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi
18. Xài điện quá ít cũng bị phạt.
19. Thu phí đọc thơ online
20. VFF ra ban tư vấn đạo đức
21. Giới tính công dân Quỳnh Trâm sẽ do thủ tướng quyết định
22. Không mua vàng dưới 1 lượng
23. Trúng tuyển đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự.
24. Đánh thuế vàng
25. Trẻ dưới 10 tuổi và thương bệnh binh phải mua vé qua phà
26. Đi nước ngoài 2 năm bị xóa tên trong hộ khẩu
27. Bộ giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực
28. Xe khách được gắn sao để phân định chất lượng.
29. Đánh thuế tiền tiết kiệm
30. Chửi cảnh sát bị phạt 5 triệu.
31. Phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm (mại dâm thì bắt người bán, mũ bảo hiểm thì bắt người mua)
32. Đấu thầu bán vàng để giảm giá
33. Thông tư 08/2013 BTC cấm ký chứng từ bằng bút mực đen (!)
34. CA được phép bắn người cản trờ thi hành công vụ
35. Ngoại tình bị phạt 1 triệu đồng.
36. Xe máy 2 bánh phải có iấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
37. Phạt tiền giáo viên không đạt chuẩn.
38. “Quyền công dân có thể bị giới han..” (dự thảo hiến pháp 2013)
39. “Khiếu kiện nhiều lần phải đặt cọc”
40. Dự thảo luật thi đua khen thưởng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “DANH NHÂN”.
41. Chở trẻ đi xe máy phải kèm giấy khai sinh
42. Trang bị iPad cho cảnh sát giao thông
43. Nói xúc phạm người sinh con 1 bề (toàn trai hay toàn gái) bị phạt 1 triệu đồng
44. Nhà ở thương mại được giảm diện tích xuống 25m2
45. Phải xin tạm vắng trước khi đăng ký tạm trú
46. Phạt ngoại tình tăng 5 triệu.
47. Phạt rồi bỏ phạt kết hôn đồng giớ
48. Phạt tội mạo danh người khác trên facebook
49. Luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền (PGS.TS Nguyễn Hữu Tri)
50. Đề nghị “còn trinh tiết mới được thi hoa hậu”.
51. Đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h.
52. Học sinh muốn học thêm phải làm đơn
53. Trẻ sơ sinh phải có mã số thuế.
54. Tết 2014 được đốt pháo không nổ (?)
55. Muốn chống tiêu cực thi cử phải đăng ký trước.
56. Phạt tiền nếu không mặc quần áo lót nơi đông người.
57. Nói tục nơi công cộng phạt 200 ngàn đồng.
58. Cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp.
59. Thay đổi lời quốc ca.
60. Dán tem đồ uống, kể cả bia.
61. Chào mừng ngày báo chí cách mạng VN 21-6, BV đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho phóng viên và vợ phòng viên khám phụ khoa miễn phí.
62. Doanh nghiệp có 10 lạo động trở lên phải tổ chức hội nghị lao động hàng năm.
63. Ưu tiên 2 điểm thi đại học cho bà mẹ VN anh hùng (hoạt động CM từ trước 1-1-1945) (ngày 10-7-2013)
64. Phụ nữ 33 tuổi trờ lên không được phép mang thai
65. Chống chì chiết vợ bị phạt.
66. Chồng kiểm soát tiền vợ sẽ bị phạt.
67. Trang bị Ipad cho đại biểu HĐND tại Sóc Trăng.
68. Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. (bà phó phòng quậy ở Trà Vinh)

Dĩ nhiên trong bảng tổng kết này còn thiếu và có vài chỗ chưa chính xác lắm, do tôn trọng tác giả, tôi không chỉnh sửa,  mong rằng tác giả cập nhật và chỉnh đốn lại cho đầy đủ và chính xác hơn.
(Huynhngocchenh.blogspot.com)

()()()()()()()()()()()()()()()()()()()()()()()()()()()
Comments dưới bài  :
Trực Ngôn 2013 :16:24 Ngày 11 tháng 7 năm 2013
1.Thiếu Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 Bộ GD ưu tiên cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng.
Theo quy định, người dự thi đại học thuộc đối tượng 03 sẽ được cộng 2 điểm ưu tiên vào tổng điểm bài thi đại học, cao đẳng.
2. Nặc danh19:32 Ngày 11 tháng 7 năm 2013
Bị truy tố vì nói không hay về Trung Quốc (trích cáo trạng VKS đ/v SV Nguyễn Phương Uyên).
3.Nặc danh20:24 Ngày 12 tháng 7 năm 2013
Vú lép không được lái xe.
4.Nặc danh07:49 Ngày 12 tháng 7 năm 2013
Tất cả nhửng ý tưởng nầy đều có thể ghi vào nhửng chuyện lạ của thế giới /nó nói lên cái gì > một sự rối loạn trong tâm trí của giới lảnh đạo VN /nói nôm na nát như tương rối như canh hẹ /xả hội xuống cấp thê thảm /ngày nào còn đảng dân VN còn thấy nhiều đỉnh cao và định hướng XHCN lạ đời.
................................................
Nguồn : ( tại đây)



NÀNG THIỆT LÀ TÀN NHẪN

Nguồn : (hcclip.net)

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

THÔI THẾ THÌ THÔI

Tuổi đi thi đại học
Thôi rồi, hôm qua chuẩn bị sách vở, bút thước, cặp táp để đi học lại, mong 20 năm nữa bà được cộng thêm  5 điểm khoái chí, bỗng hôm nay mở mạng thấy  cái cục gì to to, dài dài ( chính xác là : Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) bảo thôi, cười nó quá, nó xấu hổ nó không ra cái lệnh cộng điểm ấy nữa. Ngài giáo sư còn khéo tế nhị nghi vấn đổ lỗi cho đánh máy. Thì cứ để cho tập tính biết xấu hổ đi ngài ạ. Biết xấu hổ là tốt. Bà rất mong anh Khôi, anh Ga đừng giỏi cãi nữa (tại đây). Ga đi khám mắt lại đi, nghe người ta bảo anh bị quáng gà (tại đây) hẳn ? Đi bác sĩ đi, rồi về đọc cái thư ai (tại đây) mới gửi cho anh đấy  .
(Chép miệng). Thôi thế thì thôi, không cộng điểm nữa cũng được, bà già quá rồi, học được gì nữa đâu mà chả thi với điểm , mấy lại điểm có nhai được đâu cháu. Bà chỉ buồn nẫu ruột là các anh làm việc kém cỏi quá (kém cỏi tại đây), không lẽ bà mắng cho, trên mạng người ta đã chửi (tại đây) quá rồi, mà họ nói thế là khéo đấy, phải biết "đúc rút kinh nghiệm", ai lại ...mặt cứ trơ như đít ...Bà bực các anh bà chả thèm nói nữa, đừng tưởng là hay đâu !
Yêu các cháu nhỏ thôi,
Bà, người mẹ VN. anh hùng, 80 tuổi.
(Nguồn:giaoduc.net)






Bỏ quy định bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học
16/07/2013, 08:27 pm
Ngày 16/7, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ra Thông tư Bãi bỏ đối tượng ưu tiên Bà mẹ Việt Nam anh hùng được cộng điểm thi đại học bởi quy định này không phù hợp với thực tế.
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư bãi bỏ đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4 tháng 7 năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 5 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013.
Trước đó, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013, việc sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. Cụ thể, đối tượng 03 sẽ được bổ sung thêm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng. 
Theo quy định, người dự thi ĐH thuộc đối tượng 03 sẽ được cộng 2 điểm ưu tiên vào tổng điểm bài thi ĐH, CĐ. 
Giải thích về quy định trên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, Thông tư thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù biết rằng đối tượng bổ sung có thể rất ít. Tuy nhiên, sau khi bổ sung thêm quy định đối tượng 03, nhiều ý kiến cho rằng không phù hợp với thực tế.
PGS.TS Văn Như Cương cho biết: "Nếu bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đến nay thì tính ra còn mấy người, và độ tuổi của các Bà mẹ có đi thi đại học được nữa không?. Tôi thấy khó hiểu và không thực tế. Các cơ quan nhà nước cần xem lại có phải lỗi đánh máy không hay là quy định như vậy?".
Trong khi đó, nhiều độc giả cũng bày tỏ không đồng tình với quy định cộng điểm thi đại học cho bà mẹ Việt Nam anh hùng vì cho rằng quy định này rất thiếu thực tế.
(Theo tintuconline.com)(tại đây)


(Ảnh : tễu'blog)

Cháu xin có nhời buồn cho các Cụ mất một cơ hội được nhà nước cộng thêm điểm. 
Ảnh trong blog Bạn, nhìn nực cười, trưng lên cho đỡ sầu.
Từ nay xin các Cụ đừng mơ mộng hão huyền nơi Cục Học nữa ạ.
HT


Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

BLOG MÌNH LÊN HAI


Ngày mai, 17.7 là Sinh Nhật 2 tuổi của  HaiTrieu 'blog mình đấy.
Chúc mừng Sinh Nhật bé Blog nhé.
Lại nhớ ơn Họa sĩ Hùng Lân đã khai sinh blog cho mình.
Bài đầu tiên đăng trên blog này  vào ngày 17.7.2011 là bài  Tạp bút : MÓN QUÀ (tại đây). Với lời cám ơn chân tình gửi tới cậu em nghệ sĩ  Hùng Lân đã tặng cho chị già này món quà rất à la mode, sau 2 năm, mình lại muốn làm cái gì đó để cám ơn Hùng Lân một lần nữa, vì món quà Lân cho mình rất... thít. Tay Hùng Lân này rất tài, vẽ đẹp, soạn nhạc, viết văn hay, làm thơ như đẻ trứng, thêm nhiều cái khác nữa chỉ từ mươi hoa tay ra cả vạn trò.
Lại thêm cái đáng khen nữa là hay nói về vợ. Ít có anh nào trên thế gian này kể lể về vợ giữa công chúng, cứ làm như vợ là của riêng, quý lắm nên em phải cất ở nhà các bác ạ.
Tuần trước, gặp Lân, ngồi cạnh Lân trong một bàn tiệc. Lân cười rất tươi, mắt nhắm tít lại, khoe :
- Vợ em lại đi rồi.
Đi đây là đi sang Mỹ với con cháu một số đã  ở bên ấy. Chuyện là cả gia đình Hùng Lân có số định cư tại Mỹ. Bao năm chờ đợi mới được cái "ví - da". Năm ngoái, sau khi nhà Lân đi Mỹ độ 3 tháng thì phải, Lân nhỉ, mình gửi meo hỏi thăm Hùng Lân ơi, thời tiết bên Mỹ đang thế nào ? Cậu ấy đáp ngay :
- Chị ơi, em về rồi, đang ở Việt Nam. Nhớ quá.
Lân về, nhưng vợ Lân phải ở lại với các con, thành ra gia đình chia hai, người bên này lại tiếp tục cuộc sống quen thuộc, người bên kia muốn về cũng phải lâu lâu mới đủ tiền về.
Có lần nọ gặp thì người chồng nói vợ em sắp về thăm nhà.
Lần khác lại khoe vợ em về rồi.Về 3 tháng.
Đến lần này, hắn cười rất tươi, mắt nhắm tít lại, khoe như trên.
Mình rất thích những ai có tính thật thà như vậy.
Ít có anh nào trên thế gian này vợ rời xa mà lại khoe vui như thế, cứ phải nào là vợ em vừa đẹp vừa khéo lắm chị ơi, nào là vắng vợ em một ngày là nhà cửa bấy như tương chị ơi, nào là vợ em mà xa nhà một ngày là em héo hon buồn chết  đi được ấy chị ơi, nào là vợ em thế nọ thế kia, toàn bốc lên tận mây.Thế vợ mới yêu.
Hay cũng có thể là vợ đi rồi Hùng Lân mới vui như thế chăng ? Nói bé thôi, cô ấy nghe được lại quành về thì sao nhỉ, có gì đâu mà nghi với ngờ, chỉ tổ tốn công, tốn tiền vé máy bay thôi. Có đâu !
 Hùng Lân nghệ sĩ cậu bạn tớ đây, già rồi mà rất chính chuyên nhá ! (chứ hễ cứ già là đổ đốn à ? Nói chuyện hay nhỉ !).
Đấy, mình tặng Hùng Lân hai chữ chính chuyên đẹp như mơ đấy.
Đẹp trai thế, liệu mà giữ mình.
Ai muốn làm quen cứ lên phây búc : "Người tù khổ sai", hắn có đấy, pẹc ma năng, (vì vợ vắng nhà, rảnh quá mà. He he he ).
HT
Ai đây, mặt quen quá ta ?


Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

CẬU LÀ AI NHỈ ?

CẬU LÀ AI NHỈ ?


Ngày trước, bạn mình làm thư ký cho giám đốc Sở. Có một vụ việc vở lỡ, xếp dính nặng, xin bạn mình gánh hộ hết sai phạm. Bạn mình vào tù. Xếp bị khiển trách rồi ổn. Ba năm sau, bạn mình hết án, hí hửng đưa vợ đến ra mắt xếp để nối việc, vì nghĩ, chuyện này với xếp là chuyện vặt, dù sao cũng là cái nghĩa, cái ơn sâu, “Lê Lai cứu Chúa”. Vừa tới cửa, bạn mình vừa ngoạc mồm ra cười, chưa chào thì xếp hỏi:
-Cậu là ai nhỉ? Mình có khách nhé.
Xếp đóng cửa.
Bạn mình hận. Nhưng im lặng.

Tức chí bấm chí. Người ta nói, quân tử trả thù 10 năm chưa muộn. Nhưng bạn mình đến 15 năm sau, với biết bao gian khó, từ hai bàn tay trắng, vươn lên thành một đại gia có tên tuổi trong kinh doanh, một nhà thầu lớn.
Nhờ trúng được một dự án cấp Quốc gia, hôm khởi công, có các Cụ to ngất về dự. Bất ngờ, bạn mình nhận ra ông xếp ngày xưa, giờ đã lên tới lãnh đạo cấp Cục. Hình như thấy bạn mình trở thành Đại gia, lại anh anh em em với các Cụ, ông xếp kia mò tới, giả lả với bạn mình, kêu tên, kêu tuổi, nói, ôi trời ơi, hóa ra anh à, anh khỏe không, làm ăn phát đạt quá nhỉ, lại chủ cả công trình cấp quốc gia thế này vinh dự cho địa phương ta có người con như anh. Trước mặt bá quan văn võ, bạn mình hỏi lạnh tanh:
-Cậu là ai nhỉ?
Ông xếp cũ miệng đang há ra chợt méo xệch về một bên, rồi lủi thẳng.

Là đại gia xây dựng, mặc nhiên muốn trúng thầu thì phải quan hệ, chung chi, quân xanh quân đỏ, lách luật, hợp tác, dựa vía, dựa thế, ngọt bùi cay đắng có cả.
Phải đến 29 tết, may ra bạn mình mới ngớt việc. Hai thằng kiểu gì cũng gặp nhau, chén chú chén anh, tổng kết nhiệm kỳ năm. Năm vừa rồi cũng thế. Cũng đã chiều 29 tết. Hai thằng đang ngồi thì bạn mình nghe cú điện thoại. Vâng vâng dạ dạ xong, mình thấy bạn mình không được vui. Hỏi, có chuyện gì. Bạn mình cười mếu, nói, bỏ mẹ ông ạ, các xếp đi hết lượt quà tết, thăm hết lượt, chúc tết hết lượt, tưởng xong, ai ngờ sót mất một ông. Thì sao? Sao nữa, ông ấy vừa gọi, nói, bác chúc chú năm mới dồi dào sức khỏe, làm ăn tấn tới, hạnh phúc và thành đạt. Mình nói, hay quá nhỉ. Bạn mình nói hay gì, ông ấy nói tiếp, mấy năm rồi anh em sát cánh bên nhau, bác bên chú, năm tới có lẽ chú đã khỏe, mạnh chân mạnh tay, chắc không cần bác giúp nữa nhỉ, thế là bác cũng vui nhé. Chúc chú thành công. Mình lại nói, thì đúng quá, ông đang làm ăn tấn tới mà. Bạn mình nói, ý văn học đấy ông ạ, ông là trưởng thôn sao ngu thế, nói vậy là ý văn học, rằng, tại sao tết này mày không thăm tao, không chúc tết tao, thì từ giờ, tao cạch mặt mày, không dự án dự iếc, công trình công triếc, trúng thầu trúng thiếc, vay nợ vay niếc…ông hiểu không? Mình vẫn ngớ ra. Bạn mình đứng dậy. Tôi phải đi ông ạ, phải bằng mọi cách có mặt tại nhà bác ấy trước giao thừa.
Hai ngày sau, mồng 2 tết, mình gặp lại, hỏi hôm đó ra nhà ông ấy chúc tết trước giao thừa chứ. Bạn mình gật đầu, nói, tới cổng, ông ấy ra nhìn qua cánh cổng sắt rồi hỏi: Cậu là ai nhỉ. Rồi quay vào. Bạn mình cố gọi mà không được. Bạn mình đứng trong mưa, phát khóc, may có vợ ông ấy ra, bạn mình nói, em lạy chị, chị nhận quà tết giúp em, anh chị mà không nhận quà, em thà đứng đây suốt đêm. Bà ấy hỏi: Cậu là ai nhỉ? Mình nói, dạ ai cũng được hết, mong chị…May bà ấy cầm quà.
Mình hỏi, giờ làm sao? Bạn mình nói, năm tới sẽ là năm khó khăn chứ sao nữa.
Mình lại hỏi, cầm quà rồi, coi như vẫn chúc tết rồi, có gì khó khăn nữa.
Bạn mình nói, quà tết có thì có rồi, nhưng chậm cũng chết ông ạ. Họ nói, a ha, thằng này coi nhà mình loại vứt đi mới đến muộn vậy mà. Nhưng đi tết sớm quá, họ cũng nói, a ha, thằng này coi mình là khách đối tác vòng ngoài nên đi sớm cho xong việc đấy mà. Cực ông ạ.
Mình chia tay bạn, tần ngần bước, ước, giá như bạn bè mình chúng nó cố lên, làm thật to, thật to, to như Vua, rồi có hôm nó nhớ đến mình về thăm nhỉ? Chà chà, Vua về thăm trưởng thôn Khoai Lang là hơi bị oách.
Mình sẽ bước ra, nhìn thằng bạn Vua của mình, hỏi :
-Cậu là ai nhỉ ?
Đã. Sướng như ăn khoai lang luộc chấm mật mía thời bao cấp.
He he.
Nguồn: Blog CU VINH KHOAI LANG (tại đây)

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

CON LAN



Hồi đó, khi ba mẹ tôi mới chuyển nhà từ cao nguyên về Sài Thành, đối diện nhà tôi có nhà con kia tên Lan, người Nam bộ.
 Tôi đã dữ, nó còn dữ hơn tôi nhiều.
Tôi ghét nó vì nó cứ chằm chằm gây sự với chị em tôi là ma mới của xóm.
Con Lan người bé nhỏ, gầy đen. Họ nhà nó ở đây lâu đời nên đông, chính xác là cả khu người Nam bên kia đường, trong hẻm đối diện nhà tôi đều  là  họ hàng nhà nó. Nó như chó cậy gần nhà, xoạch một cái nó từ trong hẻm chạy ra, ném cục gạch vào người em tôi xong biến mất, không làm sao bắt được quả tang cục gạch văng đi từ tay nó.
Tôi tức nó nhiều lần đi học về không ăn được cơm vì nó chỉ dám bắt nạt đứa bé hơn nó, đố có dám ném tôi, nhưng chính vì thế tôi không thấy được lúc nào nó hành sự. Đối với tôi, con Lan là đứa gian ác dễ ghét nhất trần đời.
Nhiều ngày đi học về đến nhà nghe  mách con Lan ném đá vào người em rồi chạy ù vào xóm nó, tôi giận lắm, bày kế với các em trả thù ...đời. Trẻ con đứa nào cũng như tôi vậy thôi , không bao giờ để yên cho  đứa nào bắt nạt em mình bao giờ đâu. Bằng mọi giá, phải chiến đấu đến cùng, cho nên bảo sao các thầy cô cứ phải xử những vụ đánh nhau là chính.  Mấy con em tôi tuy bé hơn Lan nhưng ỷ có tôi, một hình ảnh thần tượng tuyệt vời trong mắt chúng, nên hăng hái tham gia trò này của sư phụ.
Kế hoạch được thực hiện vào ngày tôi được nghỉ học hai giờ cuối, để về trước giờ tan trường Tiểu học của các em tôi.
Trưa hôm ấy, núp sẵn bên tường nhà đầu hẻm, tôi chờ Lan và chờ hai em tôi đi học về.
Chỉ trong chốc lát, tôi thấy bóng con ranh đáng ghét đó chạy vụt ra, gần tới chỗ tôi núp nó lại thụt vào. Tôi đoán nó chưa thấy các em tôi về tới.
Khi gần tới giờ cao điểm, áng chừng trẻ con trường trong  sắp túa ra, tôi nhìn vào phía chợ.
Kia, hai con em bé bỏng tội nghiệp của tôi đang tiến gần về ngã ba đầu chợ, tôi quay ngoắt về hướng đối diện tức hẻm nhà con Lan. Y như rằng, tôi bắt quả tang con Lan đang vừa phóng ra vừa giơ cao tay định ném một cục đá xanh về phía em tôi. Tôi lập tức nhảy ra chụp lấy cánh tay cầm đá của nó, bẻ ngoặt xuống, tay kia tôi chụp cánh trái của nó rồi khóa gấp hai khuỷu tay nó ra đằng sau. "Cơn bà lên", tôi lẳng lặng lôi ngược xềnh xệch con Lan về trước cổng nhà tôi. Hai con em  đang trố mắt nhìn màn võ tuyệt vời của con chị, nghe tôi quát : Vào lấy cho chị sợi dây để trên bàn, hai đứa tá hỏa vứt cả cặp táp, chạy biến vào nhà, thoắt cái sợi dây thừng ở trong tay tôi.
Hai con ngố, thấy Lục Vân Tiên vất vả vậy thì phải phụ, đây không, hai đứa đứng chắp tay sau đít nhìn tôi hành động.Vậy mà bảo tham gia, tham gia cái gì !
Tôi quấn liên hồi cả chục vòng dây vào hai cổ tay con Lan, đoạn thắt nút theo kiểu Hướng Đạo tôi mới học năm trước khi sinh hoạt Phật Tử trên chùa cũ .Hai đầu dây tôi buộc vào một bên hàng rào ngay cổng nhà tôi.
Một lúc lâu lắm mới xong phần trói ...gà. Cả gà cả tôi, người ướt đẫm mồ hôi.
Rồi tôi khảo :
- Tại sao mày cứ ném đá vào em tao ?
Nó bảo :
- Tao ném đứa khác chớ bộ.
Tôi giơ thẳng cánh tát cho nó một cái, đỏ hết một bên má, cãi hả, ngày nào em tao đi học về cũng bị mày ném mà còn cãi hả ? Hỏi nó có vậy mà nó bật khóc. Con này nhát, hơn 10 tuổi rồi chứ ít à mà còn mít ướt. Xong, nghe nó òa khóc, tôi sợ người lớn biết tôi xử nó lại can ngăn, làm hỏng kế hoạch của chị em tôi, tôi vội đốt cháy giai đoạn để còn mau ...tha nó :
- Từ nay trở đi mày còn ném đá em tao nữa không ?
Nó lắc đầu.
- Nhớ nghe mày, lần sau ...biết tay tao. ( tay tát con người ta đỏ má, nó biết rồi thây, còn lần sau gì nữa).
Lúc ấy, thật tình tôi không biết giáo huấn nó thế nào nữa, hù đại vậy cho nó sợ.
Được kẻ thù vâng phục, tôi đâm oai hẳn ra, nhân đạo, khoan hồng hẳn ra, bèn gỡ dây thả nó. Chưa nư, còn lên giọng kẻ cả :
 - Hỗn, không được tao - mày, phải gọi tao là chị .
Tù binh được thả, cóc thèm nói một lời biết ơn, chạy tót về nhà.
 Hai oắt tì xà lai nhà tôi vẫn chưa bừng tỉnh cơn mê, mải nhìn chăm chăm theo hướng con Lan, cho tới khi nghe gọi vào ăn cơm.
Từ ấy về sau, trên đường đi học về, hai em tôi được an toàn. Tôi không oai nhưng con Lan biết sợ.
Chuyện thời bé con thế đấy.
 (Xem ra đem chuyện này ví von với chuyện hiện tại, ngư dân ta bị bọn Tàu cướp của, đánh bắt ngoài khơi thấy đau lòng. Kinh nghiệm là phải cứng cựa với kẻ xấu, chúng mới sợ. Chính quyền mình như con chị hèn nhát, bạc nhược, có ngày giặc nó ngồi lên đầu cả ba chị em,cũng cúc cung lạy nó à ? Khốn nạn !)

()()()()()()()

Ít lâu sau, gia đình tôi  dọn vào hẻm trong chợ. Chị em tôi xa xóm ngoài, không gặp con Lan nữa.
Nhiều năm sau, chúng tôi lớn cả. Tôi nghe được chuyện này, thấy thương Lan :
Con trai nhỏ của Lan chơi bắn thun , bắn thế nào vào ngay mặt mẹ, làm hư mất một bên mắt của Lan. Nhà nghèo, Lan phải bán chiếc xe đạp để thuốc thang chữa trị.
Nếu bây giờ có dịp gặp Lan, tôi sẽ hỏi thăm nó nhiều với cung giọng rất nhẹ nhàng, dịu dàng, trìu mến.
Bù lại cái tát nó chịu, ngày hai chúng tôi đều còn bé.
HT.






Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

ĐƯỜNG HY VỌNG - MỤC LỤC



ĐƯỜNG HY VỌNG
Tác giả : Đức Hồng Y P.X. NGUYỄN VĂN THUẬN
-------------------------------------------------------------------------------
Vì đăng trọn sách vào một bài thì quá dài, sau đây NHT' sẽ xin đăng dần từng Chủ đề kẻo ...ngán.
Quý Độc giả có thể tìm  Đề tài như ý muốn, mỗi đề tài một bài riêng.
Kính báo,


MỤC LỤC
 1. Ra Đi
2. Bổn Phận 
3. Bền Chí 
4. Tiếng Gọi 
5. Sống Nội Tâm 
6. Siêu Nhiên 
7. Cầu Nguyện 
8. Hy Sinh 
9. Quả Tim 
10. Chí Khí 
11. Chúa Hiện Diện 
12. Hội Thánh 
13. Đức Tin 
14. Tông Đồ 
15. Thánh Lễ 
16. Vâng Phục 
17. Thanh Bần 
18. Trong Trắng
19. Gia Đình 
20. Khiêm Nhượng 
21. Cẩn Mật 
22. Vui Tươi 
23. Khôn Ngoan 
24. Học 
25. Phát Triển 
26. Dấn Thân 
27. Canh Tân 
28. Cuộc Sống Mới 
29. Gian Khổ 
30. Đứa Con Hạnh Phúc 
31. Bác Ái 
32. Việc Tầm Thường 
33. Lãnh Đạo 
34. Kiểm Điểm 
35. Đức Mẹ Maria 
36. Hy Vọng: Niềm Hy Vọng 
37. Hy Vọng: Sống Hy Vọng 
38. Con Có Một Tổ Quốc

Nguồn : (tại đây)