#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

MONG KHÔNG NHẦM

NHT. Một bức e-mail mới đến tay, khiến mình rất ngạc nhiên. Đây là thư gởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ký tên Giuse Trần Đình Long, linh mục dòng Thánh Thể. Tất cả những dư luận quanh chuyện cha Long đi nghỉ Sabatical thời gian qua gần như đã lắng đọng hoàn toàn , nhưng giáo dân lưu tâm đến Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót không quên. Mình không đi lễ ấy nhưng cũng không quên, vì thế mình thấy lạ lẫm với những lời lẽ trong bức thư. Lạ mà quen, lạ mà ngộ. Lạ mà vui. Vui vui, ngồ ngộ, mà lạ thiệt ! Đáng lẽ, theo thói thường oái oăm, ưa xỉa xói của dân cư mạng, đăng ảnh dưới đây rồi tên ở dưới bức thư sẽ ký là A, là B hay là HT chẳng hạn. Nhưng không, mình tin chắc đây đúng là lời của cha Long LTX.,cho nên mình post ảnh ông lên. Mong không nhầm. Nếu có sự nhầm lẫn giữa việc và người, xin quý bạn nhắc nhở. 
Cha Long LTX.  có thể đính chính, phiền trách, nhưng không mong, mình mong điều khác cơ ! Mong cha nào-con nấy.


Cha Long LTX.

THƯ GỞI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
CHA THÌ THẾ-CON THÌ KHÔNG
 “Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúa
 và đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu” 
 Thưa cha,
Đáng lý ra con phải viết là “Kính thưa Đức Thánh Cha” hoặc “Trọng kính Đức Thánh Cha” nếu không sẽ bị mắng là “vô phép vô tắc” vì thưa chuyện với vị lãnh đạo tinh thần tối cao của hơn 1 tỷ người Công Giáo trên toàn cầu mà dám hỗn hào gọi trống là “thưa cha”.
Ai mắng thì mắng, nhưng con biết chắc khi đọc lá thư này cha sẽ không mắng con, vì khi còn là Hoàng y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo mục Giáo phận Buenos Aires, cha vẫn thích được gọi là “anh Jorge” hay “cha Jorge”. Đơn giản thế thôi, vậy mà rất thân thương và gần gũi đấy cha ạ!
Thông thường khi có được một chức vụ nào, người ta hãnh diện và thích gọi bằng chức vụ hơn là gọi bằng tên, hoặc phải đề chức vụ đó trước cái tên của mình trong danh thiếp. Ngoài đời như thế và trong đạo cũng vậy. Nào là “Tổng Giám Đốc NVX”, “Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị TDM”. Rồi “Ông Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ TDN...”, “Bà Trưởng Hội Các Bà Mẹ CG NTX...”, “Cha Tổng Thư Ký MTL” “Chị Bề Trên Giám Tỉnh VTC”... Con cũng thích như vậy lắm chứ. Máu háo danh mà! Có lẽ Chúa thấy con ham hố quá cho nên Chúa chỉ cho con suốt đời là lính trơn, muốn đặt một chức vụ nào trước cái tên cúng cơm mà tìm mãi không ra!
Con đến thăm nhà một giáo dân. Đứa bé chạy ra ôm lấy con và nói “chào cha Long”. Mẹ nó mắng ngay “Con gọi là cha được rồi. Con không được hỗn gọi tên cha! Nếu muốn gọi tên thì con phải gọi tên thánh là cha Giuse!” Ô kìa. Cái tên do cha mẹ đặt cho mình sẽ theo mình suốt đời lại không được gọi, hay không muốn người khác gọi trống không như thế, còn chức vụ được người ta ban cho hay bầu bán, chạy chọt lo lót, là cái nay còn mai mất, “quan nhất thời, dân vạn đại” lại là cái mình cứ khư khư muốn giữ lấy, muốn người ta gọi cái chức danh thay vì gọi tên. Hơn nữa còn tự xưng chức vụ của mình thay vì xưng tên. Lạ thật ! Chính vì thấy lạ như thế cho nên khi được bầu làm Giáo Hoàng với ba con số 3: ngày 13 tháng 3 năm 2013, cha vẫn cứ bình dân giản dị, cứ sống như cha đã sống, không quan tâm đến chức tước địa vị, và nhất là không để cho bả danh vọng chức vụ làm biến chất con người thật của cha, làm mất nét hồn nhiên của “anh Jorge” hay “cha Jorge”.
Bà nội trợ 64 tuổi, Maria Elena Bergoglio ở thành phố Ituzaingó của Argentina, là người em gái duy nhất còn sống của cha, khi được hỏi bà đã nói chuyện với anh trai bà mấy lần từ ngày cha làm giáo hoàng, bà cho biết : “Ngài điện thoại ngay khi có thể sau khi được bầu, và đó là cuộc nói chuyện rất xúc động. Tôi không thể nào giải thích được xúc cảm của mình lúc đó. Sau lần đó, ngài còn gọi một lần nữa, và lần này, chúng tôi nói chuyện với nhau thân tình như anh trai nói với em gái. Một cuộc tán gẫu rất bình thường như vẫn thường xẩy ra. Thí dụ, ngài muốn biết tôi đang nấu món gì!”
Khi được hỏi vậy bà vẫn gọi ngài là “Jorge” hay đã gọi là “Phanxicô” hay “Đức Thánh Cha”. Bà hồn nhiên đáp : “Tôi vẫn gọi là Jorge, Jorge! Bao lâu tôi còn biết đó là tên anh trai tôi thì tôi còn gọi ngài là Jorge!... Về căn bản, tôi muốn ngài vẫn là anh Jorge, vẫn làm những cử chỉ nhỏ mọn như lúc còn làm hồng y ở đây, như đi cử hành Thánh Lễ cho người trẻ vào Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài vẫn giảng dạy và ban hành các sứ điệp mục vụ theo cách ngài vốn được dạy phải làm, tức là bằng gương sáng. Không phải nói bài nói, mà là bước đường bước.”
Người em gái của cha tin chắc rằng “những hoành tráng và nghi lễ của Vatican” sẽ không làm sứt mẻ sự khiêm nhường mà cha theo đuổi suốt đời. Cha xin những người Argentina đừng chi tiêu tốn kém cho các chuyến đi đến Rome để dự lễ tấn phong của cha, mà dành tiền đó cho các tổ chức từ thiện, là một dấu hiệu mạnh mẽ chứng tỏ cha sẽ không thay đổi. Bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại nhà, ở phía tây thành phố Buenos Aires. "Tin nhắn đó... làm cho tôi cảm thấy như ngài vẫn còn đi trên cùng một con đường, và ít ra là ngài đã không bị ảnh hưởng vào lúc này. Không có chất độc nào tồi tệ hơn là quyền lực !"
Bà nói thêm rằng tình cảm của cha "là dành cho người nghèo, người yếu đuối nhất, trẻ nhỏ. Cha có sự nghiêng chiều về người nghèo. Cha cũng không bao giờ mong muốn trở thành giáo hoàng. Bà nói. "Chúng tôi đã chọc anh ấy về chuyện đó, và anh ấy nói, 'Ồ, xin vui lòng!' ('Oh, please!')"
Cha ơi,
Nghe em gái của cha nhận định về anh của mình như thế làm con thấy “nhột” quá! Con lúc nào cũng khao khát được “thăng quan tiến chức”. Con tìm mọi cách để leo lên chức này chức nọ. Tu mãi mà cứ làm lính quèn thì chán chết được! Nếu “mèo mù vớ cá rán”, được “lên chức” thì con sẽ mời cả xứ, cả họ, cả giáo phận, cả nước đến trong ngày con “vinh quy bái tổ”. Con sẽ cố gắng mời càng nhiều càng tốt các đấng bậc vị vọng, các đại gia, tiểu gia, thiếu gia, các ân nhân đặc biệt, các doanh nghiệp để chứng tỏ cho mọi người thấy “đẳng cấp” của con. Thiệp mời được gởi đến từng gia đình. Ai không đi được thế nào họ chẳng gởi phong bì, thế là con...có lời! Còn những người nghèo, những người yếu đuối bệnh tật con sẽ tặng họ tấm hình của con phóng thật lớn, photoshop làm thật đẹp để nhà nhà cùng treo tấm hình ấy mà...nhớ đến con, chứ không phải nhớ đến Thầy Giêsu!
Em gái của cha vẫn muốn cha là “anh Jorge” ngày nào dù bây giờ cha đã là người quyền lực nhất. Phần con khi còn là giáo lý viên, các em gọi con là “anh”, nhưng khi con lên làm thầy xứ rồi mà không chịu gọi con là “thầy” thì con khó chịu lắm. Rồi khi con may mắn được thụ phong linh mục rồi mà ai lỡ miệng gọi con là “thầy” thì con không muốn nhìn mặt nữa. Thậm chí những người ruột thịt trong gia đình cũng không dám gọi con như là một thành viên trong gia đình mà cũng phải gọi con là cha, là thầy, là sơ…
Con là thế mà cha thì không!
Có ai khi đã lên đến đỉnh cao danh vọng mà còn nhớ đến những người nghèo hèn, còn chủ động gọi điện cảm ơn người đã giao báo cho mình như cha không. Hôm 18-3, khoảng 1g30 chiều giờ địa phương, Daniel Del Regno là con trai của chủ sạp báo, đã nhận được một cú điện thoại với giọng quen thuộc “Chào Daniel, đây là Jorge Bergoglio. Cha gọi từ Rôma",
Del Regno kể với toà báo La Nacion của Argentina : "Tôi đã bị sốc. Tôi bỗng oà khóc và không biết phải nói gì. Ngài cảm ơn tôi đã giao báo từ bấy lâu nay và gửi lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình tôi. Trước khi ngưng cuộc điện đàm, Đức Giáo Hoàng xin tôi cầu nguyện cho ngài.”
Bố của Daniel, nổi da gà bất cứ khi nào ông nghĩ về sự đơn giản của cha. Ông kể : “Vào những ngày chủ nhật, Đức Hồng Y ghé qua sạp báo vào lúc 5:30 sáng và mua tờ nhật báo La Nacion. Ngài trò chuyện với chúng tôi trong chốc lát và sau đó đi xe buýt đến Lugano, nơi ngài sẽ phục vụ trà cho những người trẻ và người bị bệnh. Vào cuối tháng, Đức Hồng Y luôn mang những sợi giây thun mà ông buộc quanh các tờ báo để giữ cho chúng khỏi bị gió thổi bay khi giao báo. Ngài mang lại cho chúng tôi. Đủ cả 30 sợi! Tôi biết con người ngài như thế nào. Ngài là một con người có một không hai!”
Cha đã làm như thế. Con thì không.
Có được chức vị là con quên ngay quá khứ của mình, không muốn liên hệ với những người nghèo ngày xưa nữa sợ họ nhờ vả làm phiền. Con bắt đầu lưu số fone của những người “tai to mặt lớn”, quan hệ rộng rãi mật thiết với những thành phần “con ông cháu cha”, chịu khó qua lại với những người có máu mặt. Con quên phéng những người ngày xưa cùng nằm gai nếm mật với con, chẳng nhớ gì đến những người bạn cũ thuở hàn vi.
Con chẳng làm được gì, hoặc có làm cũng chẳng ra hồn, nhưng lại thích chức tước địa vị cho nó oai. Con thật là lố bịch phải không cha? Con chỉ là  “hữu danh vô thực”. Còn cha đúng là “hữu thực vô danh”.
Cha thì thế-Con thì không!
Khi có chức vị nào đó, người ta thay chức danh đó vào tên của mình, đồng thời cũng thay đổi cách sống, thay đổi y phục, nhà ở, xe cộ, phương tiện… Khi được lên chức, con sẽ ăn mặc cho sang trọng lịch lãm kẻo “người ta coi thường mình”. Con sẽ sắm xe hơi đời mới để đi lại với lý do là để “bảo vệ sức khoẻ”, “có sức khoẻ để phục vụ”. Con sẽ dọn vào ở trong những toà nhà nguy nga lộng lẫy, máy lạnh, kín cổng cao tường để “cho có bề thế, dễ dàng làm việc”. Con sẽ mua sắm những phương tiện văn minh hiện đại và tốn kém nhất để “theo kịp với thời đại”. Tất cả sự thay đổi “lên đời” ấy con đều có lý lẽ để biện minh, con đều lấy “mục đích biện minh cho phương tiện”, nhưng thực ra con đã “biến phương tiện thành mục đích”. Con thay đổi mẫu mã dáng vẻ bên ngoài, nhưng đời sống nội tâm, đời sống dấn thân phục vụ lại tỷ lệ nghịch với nấc thang danh vọng của con.
Con thì thế-Cha thì không !
Được biết ngay khi là Hồng Y Tổng Giám mục, cha đã nổi tiếng với sự khiêm tốn và khó nghèo, mạnh mẽ bảo vệ các học thuyết Giáo Hội và dấn thân cho công bằng xã hội. Cha sống trong một căn nhà nhỏ, chứ không phải tại nơi cư trú nguy nga của Toà Giám Mục. Dù là Hồng Y, cha thường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng chứ không đi xe hơi riêng có tài xế lái, và tự nấu ăn cho mình chứ không có kẻ hầu người hạ.
Khi làm Giáo Hoàng, cha từ chối sử dụng xe hơi dành cho giáo hoàng mang bảng số CV1 (Cité du Vatican 1), mà di chuyển bằng xe buýt nhỏ (minibus) cùng các vị hồng y khác. Cuối thánh lễ sáng ngày 26-3 với các giám chức và linh mục, qua những lời rất đơn sơ, cha cho biết - ít là trong giai đoạn hiện nay - cha muốn tiếp tục ở lại với họ trong nhà trọ thánh Marta. Nhà trọ này có 131 căn hộ và phòng đơn dùng làm nơi cho các Hồng Y cử tri và những người phụ giúp. Ngoài thời gian đó, các phòng trong nhà trọ được dành cho các Giám Mục, Giám chức hoặc linh mục làm việc tại Tòa Thánh, hoặc cho các giáo sĩ vãng lai. Bây giờ cha đã chịu chuyển sang căn hộ số 201 trong nhà trọ thánh Marta. Đây là một nơi rộng rãi hơn, dành cho vị hồng y ngay sau khi đắc cử Giáo Hoàng hoặc cho các khách vị vọng. Trong thời gian qua, cha đã từ chối dọn vào đây. Nay cha đồng ý dọn vào để có thể tiếp nhiều người một cách dễ dàng hơn mà thôi. Hàng ngày cha vẫn ăn cơm với các Hồng Y và với các nhân viên đang trú ngụ tại nhà trọ Thánh Mattha. Cha vẫn dâng lễ mỗi sáng cho các nhân viên đang phục vụ cùng tham dự.
Thưa cha,
Khi Đức Hồng Y Louis Tauran đứng ở ban công để công bố “Habemus Papam”. Chúng con thấy cha xuất hiện trong bộ áo chùng trắng đơn giản, treân ngöïc vẫn đeo caây thaùnh giaù bằng bạc khi coøn laø Toång Giaùm Muïc Buenos Aires, không dây stola, không giầy đỏ. Với cử chỉ đơn giản, thái độ tự nhiên quay qua quay lại ngay trên bancông đầy nghi lễ của Vatican trước hàng nửa triệu tín hữu chào mừng phía dưới, cha giơ cao một tay như để ban phép lành. Ai cũng cúi xuống chuẩn bị lãnh phép lành, nhưng không phải thế, cha nói : “Ta muốn xin các con một ân huệ, trước khi cha ban phép lành, cha xin các con đọc kinh thay cho lời chúc lành của cộng đoàn dân Chúa cho vị tân giám mục Roma” rồi cha cúi đầu để nhận sự chúc lành của các tín hữu. Mọi người nhôn nhao cả lên. Một Giáo Hoàng khiêm tốn cúi đầu xin tín hữu cầu sự chúc lành cho mình trước khi chúc lành cho họ. Cha làm việc này một cách bình thường như cha vẫn xin những người trong khu ổ chuột ở Argentina cầu Chúa ban phép lành cho cha trước khi cha chúc lành cho họ. Ấy vậy lại là một điều chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Giáo Hội.
Trước khi tạm biệt đám đông, các chức sắc nghi lễ nhắc cha rời khỏi khán đài, nhưng cha quay sang xin người phụ tá mang micro tới để cha chúc mọi người ngủ ngon và hứa cầu nguyện cho họ vào ngày hôm sau. Con tâm đắc nhất là phần cầu nguyện của cha kéo dài hơn cả phần diễn văn. Thú thật với cha là chúng con rất sợ và rất ngán những bài diễn văn dài lê thê, những nghi lễ rườm rà. Dường như càng làm lớn người ta càng thích nói dài, uốn éo cung giọng cho trang trọng mất hết tự nhiên, cử chỉ cũng tỏ vẻ bệ vệ khác người. Họ quá chú trọng đến hình thức mà đánh mất hết nội dung.
Con thì thế-Cha thì không.
Lần xuất hiện đầu tiên của cha đã gây một ấn tượng rất mạnh. Cha đã loại bỏ nhiều điều rườm rà không cần thiết để đi vào trọng tâm sứ vụ của cha, đó là : “Bây giờ, giám mục và giáo dân, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình huynh đệ, đầy yêu thương và tin cậy.” Vâng thưa cha, đó phải là hành trình huynh đệ đầy yêu thương và tin cậy. Cha là thế, chứ con mà có chức có quyền trong tay thì lại là cuộc độc diễn của quyền hành, có “quyền” trong tay thì tha hồ “hành” người thuộc quyền.
Với các hồng y, cha đối xử như những người anh em với nhau chứ không như “bề trên với bề dưới”. Cha đứng dậy để nhận sự “thần phục” của các hồng y anh em, chứ không ngồi chễm chệ trên ngai tại Nhà Nguyện Sistine cho các hồng y đến cúi mình hôn nhẫn. Cha như muốn ôm choàng lấy từng người anh em, không muốn họ hôn nhẫn của mình mà thậm chí cha còn cúi xuống hôn nhẫn của anh em hồng y nữa.
Không phải lên làm lớn rồi lúc nào mặt cũng phải lạnh như tiền hoặc mang bộ mặt hình sự nghiêm trang đạo mạo để người dưới phải khiếp sợ mà tránh xa. Cha có máu hài hước dí dỏm. Cha “bông đùa” trên bancông Vatican về việc các hồng y anh em “ñaõ ñi ñeán taän cuøng traùi ñaát ñeå choïn ngöôøi... vaø chuùng ta ñaõ coù ñöôïc ngöôøi aáy.” Chuyện còn vui hơn nữa là lúc trở lại nhà trọ Thánh Marta, cha đi bằng xe minibus quen dùng lúc dự cơ mật viện chứ không phải bằng xe đặc chủng “limousine” của giáo hoàng. Cha hài hước với các hồng y như anh em trong nhà : “Xin Chúa tha tội cho anh em vì đã dại dột chọn tôi làm giáo hoàng!” Cha thật là dễ thương, gần gũi.
Năm 20 tuổi, cha phải giải phẫu vì bị nhiễm trùng đường hô hấp. Từ đó cha chỉ còn một lá phổi. Mặc dù vậy, cha có thói quen dậy lúc 4 giờ 30 sáng, suốt ngày cặm cụi làm việc. 9 giờ 50 sáng ngày 14/03/2013 lần đầu tiên rời Vatican trong tư cách giáo hoàng, cha vẫn không dùng xe “limousine” dành riêng cho giáo hoàng, mà dùng một trong các xe của cảnh sát Vatican để kính viếng Đền Thờ Đức Bà Cả. Thầy Giuseppe, một trong 15 chủng sinh, tu sĩ và giám chức tháp tùng cho biết cha vẫn mặc áo trắng, đi giầy đen (thay vì giầy đỏ giáo hoàng), đeo nhẫn hồng y và đeo thánh giá bằng bạc, không kèn không trống, không hàng rào danh dự. Khi đến nơi, cửa chính chưa mở, cha đi vào cửa phòng áo, rất thoải mái, không bực mình khó chịu vì người ta chưa kịp mở cửa chào đón. Tự tay cha cầm một bó hoa hết sức tầm thường, tới đặt trước tượng Đức Mẹ, bằng một nhịp bước không cần chờ ai. Trước khi ra về, cha bắt tay từng người và luôn xin mỗi người cầu nguyện cho cha.
Trên đường trở về, cha dừng lại Domus Internationalis Paulus VI, gần Piazza Navona, nơi cha cư ngụ trước khi tham dự cơ mật viện, để lấy hành lý còn gửi tại đó và nhất là trả tiền trọ! Cha bắt tay hỏi thăm và cảm ơn những người đang làm việc ở đây.
Cha thì thế- con thì không.
Cha hay thật đấy. Tại sao cha lại phải vất vả như thế? Nếu con ở chức vụ cao như thế, đi đến đâu cũng phải có người đưa kẻ đón, phải có hàng rào danh dự, có cờ quạt trống phách tưng bừng chào đón con. Cửa nhà thờ phải mở sẵn, chuông nhà thờ phải giật inh ỏi lên, phải có người xách cặp, có kẻ hộ tống, có bó hoa rõ to rõ đẹp cung kính dâng lên con. Nếu con đến mà cửa chưa mở, không có người tiếp đón thì con giận bỏ về ngay. Có đâu  nhân vật quan trọng số một mà phải đi cửa sau, tự tay cầm bó hoa quèn và một mình đi đến đài Đức Mẹ. Hơn nữa việc lấy đồ và trả tiền khách sạn hay những chuyện lặt vặt khác có khi nào một người quyền cao chức trọng như con phải đụng ngón tay vào. Tất cả đã có người “cơm bưng nước rót” làm hết cho con rồi. Con chỉ việc đứng “chỉ tay năm ngón” thôi!
Cha thích đi bộ những khoảng cách ngắn trong Thành phố Vatican và chỉ thích phương tiện đi lại bình thường đến nơi muốn đến. Cha không thích dùng xe riêng nhưng di chuyển cùng với đoàn tuỳ tùng bằng xe chung, vẫn tấm áo dài trắng nhưng ngồi chung với anh em, không có sự cách biệt. Nếu đi xe giáo hoàng mui trần, cha không ngần ngại dừng xe giữa chừng để bước ra ngoài, hôn và ban phép lành cho một người bại liệt giữa đám đông. Giám Đốc Tin Tức của EWTN cho biết cha muốn đi đâu, đi thế nào thì đi. Cha là người của chính cha, không lệ thuộc vào nghi lễ quan cách, cũng chẳng sợ an ninh cho bản thân. Thấy điều đúng và cần làm thì cha làm vì “chính tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi.”
 Cha đến thăm và cử hành Thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh tại nhà tù dành cho các trẻ em vị thành niên ở Roma. Con rất xúc động khi thấy cha chẳng ngại ngùng cúi xuống rửa và hôn chân mười hai phạm nhân, trong đó có hai phạm nhân nữ người Hồi Giáo. Cha dám vượt qua hàng rào của những tục lệ, những truyền thống lâu đời để có những sáng tạo, những thay đổi đầy ý nghĩa trong các nghi lễ. Có mấy nhà thờ ngày Thứ Năm Tuần Thánh mà linh mục chủ sự dám rửa chân rồi hôn chân các tù nhân, nữ giới và nhất là người không cùng tôn giáo ?
Cha thì thế-con thì không.
Bài Huấn Từ đầu tiên của cha trong thánh lễ với các Hồng Y tại Nguyện Đường Sistine ngày thứ năm 14-03-2013 càng làm cho con thấy rõ con đường cha đã chọn : “Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa, chúng ta thuộc về thế gian. Chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.”
Trong bài giảng ngày lễ kính thánh Giuse 19-03-2013 cha nhắc con nhớ quyền bính đích thực là để phục vụ chứ không phải bắt người khác phục vụ : “Hôm nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành khởi đầu sứ vụ của tân Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính… Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực là phục vụ… Giáo Hoàng phải nhìn đến sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, đầy đức tin của thánh Giuse, và như thánh nhân, giáo hoàng cũng phải mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn thể Dân Chúa và yêu thương, dịu dàng, đón nhận toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất…”
Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí ngày 16-03-2013 tại hội trường Phaolô VI, cha đã muốn đi xa hơn, quyết liệt hơn, sát với Tin Mừng hơn, khi bày tỏ : “Tôi mong muốn biết bao một Giáo Hội nghèo…” Giáo hội không chỉ là giáo hội của người nghèo mà người nghèo chính là giáo hội. Ôi! Cha làm con sợ quá! Như vậy là con phải sống nghèo. Con phải là người nghèo, chứ không phải chỉ là người đi phục vụ người nghèo, trong khi con vẫn có thể…giầu!
Thưa cha,
Thư của con cũng khá dài rồi. Tuy nhiên còn một điểm đặc biệt nữa nơi cha mà con không thể bỏ qua vì đó là điều con đã, đang và sẽ đeo đuổi suốt đời dù gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Đó là lòng thương xót của Chúa. Lòng Thương Xót là chủ đề đặc biệt của cha trong những bài giảng và suy niệm.
Trong giờ kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 17-03-2013, khi nói về lòng thương xót, cha nhắc nhở đám đông rằng:
"Gương mặt của Thiên Chúa là gương mặt của người cha đầy lòng thương xót, Ngài luôn kiên nhẫn với chúng ta… đây chính là lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài luôn kiên nhẫn để hiểu, chờ đợi và không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta biết quay lại với Ngài với tất cả con tim. Như lời Thánh vịnh có chép rằng: ‘Lòng thương xót của Thiên Chúa vĩ đại dường bao!’.
“Lòng thương xót có thể làm cho thế giới trở nên ấm áp hơn và công bằng hơn. Do đó, chúng ta cần hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài là một người cha đầy lòng thương xót đối với mỗi người chúng ta. Hãy nhớ lại lời của ngôn sứ Isaia: “Tội các ngươi dầu có đỏ như son cũng ra trắng như tuyết, có thắm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Lòng thương xót đẹp biết bao!...Thiên Chúa là người cha yêu thương luôn tha thứ. Ngài có một trái tim đầy lòng thương xót dành cho tất cả chúng ta. Và chúng ta cũng cần học và thương xót người khác.”
“Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúa và đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu” Cha đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô để đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng với cha vào trưa Chúa Nhật lòng Thương Xót Chúa 7-4-2013. Mọi người đã vỗ tay thật to khi cha nhắc tới ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa do Đức Chân Phước Gioan Phaolô II thiết lập, và người đã nhắm mắt lìa trần cách đây 8 năm vào chiều hôm trước ngày lễ. Cha nhấn mạnh :
“Cả chúng ta nữa cũng hãy can đảm hơn để làm chứng cho đức tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh! Chúng ta không được sợ hãi là tín hữu Kitô và sống như Kitô hữu! Chúng ta phải có lòng can đảm ra đi loan báo Chúa Kitô Phục Sinh, bởi vì Ngài là sự bình an của chúng ta. Ngài đã trao ban cho chúng ta sự bình an với tình yêu thương cùng với sự tha thứ của Ngài, với máu và với lòng thương xót của Ngài.”
“Chúng ta hãy cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ giúp chúng ta, Giám Mục và Dân Chúa, tiến bước trong đức tin và trong tình mến, luôn luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa, là Đấng luôn chờ đợi chúng ta, yêu thương chúng ta, tha thứ cho chúng ta với máu của Ngài và tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta đến gặp gỡ Ngài và xin ơn tha thứ. Chúng ta hãy tin tưởng nơi Lòng Thương Xót của Ngài.”
Trong bài giảng thánh lễ nhận nhà thờ chính tòa, cha đã kêu gọi chúng con đừng bao giờ đánh mất đi sự tin tưởng nơi lòng thương xót nhẫn nại của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn yêu thương, dịu hiền, chờ đợi và tha thứ cho chúng con. Cha nhắc nhở chúng con hãy để cho mình đươc bao bọc bởi lòng thương xót của Thiên Chúa, hãy để cho Chúa yêu thương và gặp gỡ Chúa trong các Bí Tích để cảm nhận được sự dịu hiền và vòng tay yêu thương của Chúa hầu chúng con có thể xót thương, kiên nhẫn, tha thứ và yêu thương như Ngài.
Cha kính mến,
Chỉ mới đúng một tháng cha nhận lãnh nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên Chúa mà cha đã cho chúng con thấy cha quả là “mục tử như lòng Chúa mong ước” và “như lòng dân mong đợi” qua những gì cha đã làm, đã sống, đã giảng dạy. Soi chiếu vào cuộc sống khó nghèo, hồn nhiên, đơn sơ, khiêm tốn của cha càng làm con thấy hổ thẹn so với cuộc sống trưởng giả, quan liêu, quyền hành, cao ngạo của con. Đúng là cha thì thế-con thì không!
Xin cha thương cầu nguyện cho đứa con khốn khổ đang cần được xót thương này để con cảm nghiệm được lòng thương xót của Chúa qua tấm lòng xót thương của cha, của những người có chức có quyền trên những con người hèn kém thấp cổ bé miệng.
Con sẽ luôn ghi nhớ lời cha dạy là “Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúa và đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu”. Con mà làm được như thế thì chắc cha sẽ vui lắm, vì đúng là “cha nào-con nấy”!
Người con đang cần được xót thương
Lm. Giuse Trần Đình Long
Dòng Thánh Thể

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

NHÀ MẸ


Trong tâm khảm bất kỳ một đứa con nào, hình ảnh đẹp nhất vẫn là cảnh nhà mẹ chúng. Những gì đẹp nhất vẫn là những gì xảy ra trong Nhà Mẹ. Cái nhà, dĩ nhiên "là nhà của ta", sân hẹp mấy vẫn yêu, hàng rào xấu mấy vẫn bằng lòng, nhà chật mấy vẫn chịu được, bếp nghèo mấy vẫn nhớ, càng nhớ.
Nhà là nơi khi con đi học thì mẹ  ở nhà làm các việc cho đến khi con về có mâm cơm đặt sẵn trên bàn, nhà cửa gọn gàng đâu vào đấy, có khi còn bị con cằn nhằn cái tờ giấy trên bàn học mẹ  có để đâu  của con không, quyển truyện tranh của con đâu rồi mẹ. Nhà là nơi con thay quần áo buông tuồng rồi quăng lăn lóc. Nhà là nơi con bị đòn mà không xấu hổ. Nhà là nơi con tự do đi lên đi xuống thoải mái.
Nhà là nơi con trông về nhất mỗi khi đến bữa bụng bắt đầu thấy đói,là nơi con nhớ nhất mỗi khi bóng chiều ngả về Tây.Bạn bè rủ mình đi du lịch, mình vừa nghe đã thấy len lén một nỗi nhớ nhà. Con gái mít ướt đã đành, mình cam đoan, con trai cũng không thoát khỏi tâm trạng này khi xa nhà, xa mẹ.
Mình biết, có những người đàn ông, cứ lên xe là phải mở CD nghe những bài hát về cha mẹ. Có những ông người cứng như cái cây, hoặc to như Hộ Pháp cũng vẫn nhớ nhà, nhớ mẹ. Tác giả bài Bếp hồng chả viết bài ...Bếp hồng là gì !
Mình đồ rằng ông nào cũng nhớ cái ...bếp.
Tại đi đâu về trước tiên là con trai hay mò vô bếp, lật lồng bàn lên....
Tại vô bếp, ông luôn gặp mẹ đang làm món gì đó cho ông...
Tại nơi bếp, ông có thể nhõng nhẽo,đòi ăn hơn bất cứ nơi nào...
Cho nên, mình cũng đồ rằng, khi mẹ mất, con trai đau hơn nhiều.Con trai nhớ mẹ không khóc tu tu nhưng sẽ khóc trên giấy bút, nhiều hơn con gái, Bếp hồng đấy.Tình cảm tự nhiên thôi.
Đọc Bếp hồng xong, mình chợt nhận ra mình hạnh phúc quá, vì mình đang ...Ở với mẹ.
Mình vốn không thích đọc những bài có nhiều mở ngoặc đóng ngoặc trích các câu Kinh Thánh, sách nọ sách kia, đoạn mấy câu bao nhiêu. Mình chỉ thích những đoản văn ngăn ngắn nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, thật, như bài Bếp hồng chẳng hạn.
Lạ là có những bài viết, khi gửi gắm lời tâm sự nào đó, chưa chắc tác giả khi viết lại cảm động bằng mình lúc đọc đâu nhé, ấy là khi người viết đụng chạm đến niềm yêu ...nhà của mình. Quả thật là mình đang ở nhà mình, mình đang ở với mẹ mình, mà sao mình cảm thấy không chịu nổi khi mà chỉ cần nghĩ rằng ngày mai tôi phải đi  nơi này nơi kia thì mình đã nhớ nhà. Vì thế, bạn đừng khó chịu khi mình kể linh tinh mấy chuyện về mẹ mình lên blóc. Gõ xong bài này là mình đi bóp chân cho mẹ đấy.
Mình yêu nhà mình, bảo sao Chúa Giêsu và các môn đệ đã ở cùng nhau ba năm trời, ai dám bảo họ không được thường xuyên vào bếp nhà Đức Mẹ, nay luyến lưu nhau như thế. Chúa yêu, Chúa nhớ, Chúa thương và Chúa ra sức bảo vệ mấy ổng dữ lắm. Chúa lúc nào cũng như mẹ hiền coi sóc con thơ, con già đời mà lúc nào cũng quyến luyến mẹ. Con râu ria xồm xoàm mà nghe bảo "Chúa đó" là nhớ ...mẹ, quăng mình xuống biển. Chúa không thương cũng uổng. Chúa phải canh chừng họ từng li từng tí như cô nuôi trẻ, hơn thế, như chiên mẹ theo sát chiên con.Vậy thưa các linh mục, Chúa ở cùng các cha, các cha cũng  ở cùng chúng con như vậy nhé.
HT

BẾP HỒNG


 Bếp hồng: hình ảnh gợi nhớ về một khung trời thương yêu đầm ấm, nơi đó có những con người gắn bó cuộc đời với nhau, gắn bó sự sống với nhau, vì nhau và cho nhau. 
Tôi nhớ bếp hồng ngày xưa khi tôi còn thơ bé, những ngày mưa dầm lạnh lẽo, ngồi bên bếp hồng chờ mẹ làm cho một món gì đó một cách thèm thuồng, mảnh cháy cơm vàng lụi có chút mỡ hành, có chút mằm mặn của thìa nước mắm mẹ rưới vào. Một vài quả bắp (ngô) hay vài củ khoai lang vùi nướng chờ chín đủ. Ấm áp làm sao đống than hồng mẹ hạ lửa bên dưới rồi đặt trên nắp vung nồi cơm sau khi cơm đã sôi, bát nước cơm mẹ chắt ra bên cạnh chờ nguội, mấy anh em tranh nhau chờ mẹ chia phần. … 
Tôi nhớ bếp hồng và ánh lửa trên gương mặt của mẹ, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, tiếng cáu gắt “đừng hỏi nhiều để mẹ lo cơm cho kịp bố về ăn !”. Tiếng vỗ gạo vào nồi nước, tiếng sôi sùng sục của nồi canh, tiếng quát của mẹ “tránh ra kẻo nước sôi này, cứ quẩn chân mẹ !”. Nhớ gương mặt mẹ thẫn thờ bên ánh lửa khi mẹ đăm chiêu suy nghĩ về một điều gì đó mà tuổi thơ không hiểu, không biết. Bỗng dưng hôm nay nhớ bếp hồng, nhớ không gian ấm êm tuổi thơ, nhớ mối dây thiêng liêng nối kết gia đình và … nhớ mẹ. Nhớ mẹ trào nước mắt. 
Sáng nay tôi đi thăm một gia đình vừa mất mẹ, bà qua đời như bao nhiêu người khác đã hoặc sẽ qua đời, những đứa con đã khôn lớn, đã dựng nghiệp, đã có con, có cháu bay xa, nhưng bên họ tại phòng tang lễ, tôi thấy họ tội nghiệp, nhỏ bé và u buồn, mong manh và yếu đuối, ai mất mẹ mà không tội nghiệp, nhó bé, u buồn, mong manh và yếu đuối. Trước khi đi viếng đám tang, tôi nhận được tin một bà mẹ nữa vừa qua đời, bà là mẹ của hai anh em linh mục trong dòng tôi, cả hai không có nhà trong giờ bà ra đi, bà đi lặng lẽ âm thầm như ngọn đèn đã hết dầu, 96 tuổi, bà cứ ngồi nhìn mọi sự đi qua mắt bà cho đến khi Chúa gọi, kết thúc những ngày tháng tảo tần chăm lo chồng con, kết thúc những ngày tháng ngược xuôi. 
Mẹ mất, ánh lửa bếp hồng không còn nữa, nỗi lạnh giá len lỏi vào lòng, cô đơn và mệt mỏi. Cảm giác ấy cũng là cảm giác của các môn đệ sau cả một đêm không đánh bắt được một con cá nào, một đêm thất bại, môt đêm lạnh và mệt mỏi. Bờ biển sáng hôm ấy có một bếp hồng, không chỉ bếp nhưng còn có cá và bánh nóng nữa (Ga 21, 1 – 19), còn gì thú vị hơn ánh lửa giữa bờ biển hoang lạnh buổi sáng, còn gì hấp dẫn bằng những con cá nướng vàng ngậy và những tấm bánh nồng ấm. Có thể so sánh được không miếng cơm cháy nóng rưới mỡ và nước mắm trong chiều mưa với tấm bánh bên bờ biển ? Có thể so sánh được không củ khoai nướng lùi trong bếp với những con cá vàng tươm trên bếp hồng ? Chúa đứng đó nụ cười tươi nồng mời anh em như mâm cơm vừa sẵn sàng cho đàn con ùa vào tận hưởng. Bếp hồng bờ biển hôm ấy làm sống lại không gian yêu thương mặn nồng, sống lại mối lương duyên đằm thắm tưởng như mất rồi sau ngày Chúa ra đi. 
Tôi được nghe kể lại về một người linh mục trong dòng, ngài đã qua đời lâu rồi. Truyện kể ngài là một vị giáo sư tài ba uyên bác, nhưng ngài cũng là một người tinh tế với anh em khác, có lần anh em đi lao động về, ngài lặng lẽ pha ly nước chanh cho anh em mình thưởng thức sau những giờ mệt mỏi. Một hành động yêu thương, một cử chỉ tế nhị, một tình cảm gương mẫu.  
Ước gì mỗi người trong chúng ta biết sống với nhau một cách tinh tế, yêu thương, hiền hòa nhân hậu. Mình theo Chúa mà chẳng lẽ minh không nên giống Chúa sao ?

Lm. Vĩnh Sang, dcct.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

NHỮNG"NICK VUJICIC" VIỆT NAM


Posted on Tháng Tư 18, 2013 by Đọt Chuối Non
Ngày chăm sóc và bảo vệ người khuyết tật Việt Nam 18/4:

(Dân trí) – Thời gian gần đây truyền thông Việt Nam sôi động với những thông tin về chàng trai Nick Vujicic sắp đến nước ta. Ai cũng khâm phục hành trình vượt qua số phận của chàng thanh niên không tay, không chân ấy. Ở Việt Nam cũng có những “Nick Vujicic”…
Thư viện mini của cô Ba Thảo không đôi chân
1
Thảo bên giang sơn của mình
Nếu nói về ngoại hình, Huỳnh Thanh Thảo (huyện Củ Chi, TPHCM) hạnh phúc hơn Nick Vujicic vì có đôi tay, tuy rằng đôi tay này rất yếu ớt, lèo khèo. Không có chân, Thảo chỉ có thể lăn qua lăn lại trên chiếc giường của mình, hàng xóm hay gọi em là Sọ Dừa.
Căn bệnh xương thủy tinh quái ác làm Thảo gãy xương không biết bao nhiêu lần, gãy nhiều đến nỗi gia đình cũng không dám cho Thảo đến trường vì sợ xảy ra tai nạn. Ở nhà Thảo nhìn chúng bạn tung tăng đến trường mà chỉ dám tựa cửa ước ao…
Thương con tật nguyền, tranh thủ những lúc rảnh rỗi công chuyện đồng áng, cô Nguyễn Thị Xuân, mẹ Thảo mua sách về dạy con tập đọc, tập viết. Thảo học rất nhanh. Học xong lớp 1 thì mẹ cũng không còn nhiều chữ để dạy cho Thảo. Vậy là em chuyển sang học chị hai. Khi có khả năng đọc hiểu những điều trong sách, Thảo bắt đầu tự học những điều mình thích.
“Nó bé có một mẩu, biết sau này làm được gì không!”, gặp ai mẹ Thảo cũng than thở. Thế mà cách đây hơn 10 năm, con bé “một mẩu” ấy đột nhiên mở lớp dạy kèm cho mấy đứa trẻ tiểu học trong xóm khiến ai cũng bất ngờ: “Chả đến trường ngày nào mà mở lớp dạy học!”.
Khi ấy Thảo đã được chừng 15 tuổi, đã học đến sách giáo khoa cấp 2 rồi. Thấy Thảo nằm nhà cả ngày, có chị công nhân nhờ Thảo trông giúp đứa con học lớp 2 để bé khỏi đi chơi lung tung lại lạc. Rảnh rỗi, hai chị em chơi trò dạy học, rồi Thảo dạy học cho bé thực khi bé hỏi những điều mà cô giáo trên trường dạy em không hiểu. Cuối năm ấy, cô bé được Thảo dạy kèm đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Từ cái dịp vô tình ấy, Thảo lên kế hoạch mở lớp dạy kèm tại nhà cho các bé trong xóm ấp. Đến giờ học, học trò lấy ghế sắp xung quanh giường của Thảo, kê vở lên mặt giường để học. Còn “cô giáo” thì lăn qua, lăn lại để di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác chỉ bài từng em… Thảo còn viết thư khắp nơi để xin sách vở về cho các em, tạo thành 1 thư viện nhỏ cho trẻ em trong ấp. Đến nay, cái thư viện ấy cũng đã được 10 năm tuổi.
2
Thư viện mini Cô Ba ngày khai trương
 Câu chuyện lan dần và rồi ai cũng biết ở cái ấp Ràng xa xôi của xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi có thư viện mini lạ kỳ mang tên Cô Ba, có cô Ba Thảo nhỏ như cái kẹo mà nổi tiếng, tật nguyền mà lúc nào miệng cũng cười toe toét …
Con chim yến của cộng đồng người khuyết tật
Sinh ra và lớn lên ở một huyện vùng sâu nghèo khó của tỉnh Đồng Nai, chị Võ Thị Hoàng Yến cũng giống Nick Vujicic vì có tuổi thơ bị bạn bè chọc ghẹo, xa lánh. Sau cơn sốt bại liệt năm ba tuổi, một chân của chị mất khả năng vận động, chân còn lại rất yếu. Dù đã tập luyện rất nhiều, chị chỉ có thể di chuyển bằng nạng trong một quãng đường ngắn.
Nhưng không cam chịu số phận lặng lẽ sống trong nhà cho qua cuộc đời như bao người khuyết tật (NKT) khác trong thời điểm ấy, Hoàng Yến xông ra xã hội, quyết tâm đi học. Ai chế nhạo chị, chị bảo: “Hãy học giỏi hơn tôi rồi hãy cười tôi!”. Và rồi cũng chẳng mấy người học giỏi bằng chị nên cũng ít ai dám cười chị.
“Anh có thể chạy nhanh hơn tôi vì chân anh khỏe mạnh nhưng anh chưa chắc học giỏi hơn tôi, nghĩ được như tôi và làm nhiều việc như tôi”. Với suy nghĩ đó, Hoàng Yến phấn đấu hết sức trên con đường học tập, chị dồn hết tâm huyết của mình để học, từ trong nước ra đến nước ngoài.
3
Theo chị Yến, NKT có thê làm tất cả những điều mà họ muốn
 Đến năm hơn 30, chị có trong tay 2 tấm bằng Đại học trong nước (Kinh tế và Ngoại ngữ) và tấm bằng thạc sĩ ngành Khoa học hành vi tại ĐH Kansas, Hoa Kỳ với khóa luận xuất sắc. Sau khi nhận tấm bằng thạc sĩ, chị về nước dù nhiều tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ mời chị làm việc. Chị về vì muốn “giúp cộng đồng NKT yếu thế của mình làm một điều gì đó”.
“Điều gì đó” mà chị tâm niệm là thay đổi nhận thức thương hại của cộng đồng đối với NKT cũng như thay đổi nhận thức yếm thế của chính NKT. Theo chị, NKT có giá trị của mình, họ có thể làm được nhiều việc nếu tạo cho họ điều kiện phù hợp. Do đó, NKT phải biết tự nhìn nhận giá trị bản thẩn của mình để vươn lên. Còn cộng đồng người không khuyết tật không nên nhìn NKT với ánh mắt thương hại mà nên hỗ trợ họ phát triển trí lực, kỹ năng và tạo điều kiện để họ có thể làm việc nuôi sống bản thân mình.
Để thực hiện lý tưởng đó, hơn 10 năm qua, thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến đã sáng lập nên Chương trình Khuyết tật & Phát triển, rồi phát triển thành Trung tâm Khuyết tật & Phát triển (DRD) với hàng chục nhân viên và hàng trăm cộng tác viên. Chị đi khắp thế giới để tìm về những đồng tiền ít ỏi tài trợ cho những công trình nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ NKT thay đổi nhận thức, nâng cao kỹ năng, tìm kiếm việc làm, xây dựng khả năng tự lực…
4
DRD hiện là địa chỉ học tập, sinh hoạt của hàng ngàn NKT và là nơi mà các tổ chức nghiên cứu, hỗ trợ NKT từ khắp thế giới đến tham quan.
Đến nay, hàng chục đội nhóm, câu lạc bộ, hội NKT… tại TPHCM cũng như các tỉnh miền Nam được thành lập và xây dựng đội ngũ dưới sự hỗ trợ của DRD. Hiện công việc mà chị cùng các cộng sự ở DRD đang làm là xúc tiến xây dựng hệ thống đào tạo và tuyển dụng NKT để tạo cơ hội việc làm cho họ, giúp họ tự lực cánh sinh. Chị nói: “Việc gì chúng ta làm cũng có thể thành công hoặc thất bại. Nhưng nếu không làm thì chắc chắn sẽ không bao giờ thành công!”.
Ai cũng bảo chị là con chim yến của cộng đồng NKT. Nhưng chị than: “Một cánh yến không thể làm nên mùa xuân! Còn cần nhiều hơn những cánh yến…”.
Tùng Nguyên

MỤC TỬ NHÂN LÀNH



Khoảng giữa thế kỷ 19, Thánh Gioan Bosco bắt đầu hoạt động phục vụ những người trẻ nghèo nàn ở thành phố Turinô nước Ý. Họ đã sớm nhận ra ngài thực sự là một người bạn của họ. Họ yêu quý ngài đến nỗi khi ngài lâm trọng bệnh thì họ tha thiết cầu nguyện tưởng như muốn xé rách bầu trời, có người còn xin Chúa cho mình chết thay ngài. Nhờ những lời cầu nguyện ấy, Thánh Gioan Boscô đã khoẻ lại. Tình cảm trìu mến ấy không thể có được nếu Gioan Bosco và đám trẻ ấy đã không gần gũi nhau, biết nhau và yêu thương nhau.
Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu nói "Ta biết chiên của Ta". Ngài biết chiên Ngài bởi vì Ngài là mục tử tốt lành. Có nhiều mức độ biết: có khi chỉ là biết mặt, biết tên; có khi biết như một người quen; có khi biết như một người bạn thân thiết.
Không biết người ta là một điều rất buồn thảm. Nhà văn Do Thái Elia Wiesel rất thương cha mình, nhưng người cha ấy đã chết trong trại tù Auschwitz năm 1944. Trong quyển tự thuật, nhà văn ấy tâm sự: "Tôi chưa bao giờ thực sự biết cha tôi. Thực đau lòng mà phải thú nhận như vậy. Tôi đã biết quá ít về người mà tôi yêu quý nhất đời ấy, người mà chỉ cần nhìn tôi một cái cũng đủ làm cho lòng tôi xao xuyến. Không hiểu những người con khác có gặp phải vấn đề như tôi không. Họ có biết cha họ không phải chỉ là một con người có nét mặt uy quyền, buổi sáng đi làm và buổi chiều trở về mang bánh đặt lên bàn ăn không?"
E rằng những lời buồn thảm trên đây cũng là tiếng than của rất nhiều đứa con khác. Ngày nay con cái không biết cha mẹ và cha mẹ không biết con cái. Muốn biết thì phải mất nhiều thời giờ và nhiều cố gắng, nhưng nó sẽ mang lại nhiều hoa trái. Còn nếu không biết thì sẽ phải gánh chịu nhiều mất mát. Đời sống trôi qua rất nhanh khiến chúng ta ít biết nhau. Mà không biết nhau thì không thể yêu thương nhau được.
"Biết" là điều rất quan trọng đối với những người-chăm-sóc (carers). Những người-chăm-sóc cần biết kẻ mà mình chăm sóc. Bước đầu là biết tên. Nhưng muốn biết thật thì phải biết cả lịch sử cuộc đời họ. Nếu không biết họ đến với ta từ một thế giới như thế nào và sẽ trở về một thế giới như thế nào thì ta chỉ coi họ như một chiếc bóng mà thôi.
Nhưng cái "biết" phải có hai chiều. Chúa Giêsu biết chiên của Ngài và chiên của Ngài cũng biết Ngài. Chúa Giêsu không sợ để cho người ta biết mình. Còn chúng ta đôi khi lại sợ. Chúng ta không muốn người khác đi vào cuộc sống chúng ta, biết chúng ta nghĩ gì, cần gì, đang lo buồn về chuyện gì và đang hy vọng những gì. Có lẽ vì chúng ta sợ người ta biết mình rõ quá rồi sẽ từ chối mình. Từ đó chúng ta chỉ muốn người ta biết chúng ta qua cái vẻ bề ngoài mà chúng ta cố tỏ ra. Thế nhưng làm sao chúng ta có thể tạo được một tình cảm trìu mến với người khác nếu chúng ta cứ giữ một khoảng cách với họ và không cho họ biết rõ chúng ta?
Đối với Chúa cũng vậy. Ngài là mục tử tốt lành. Ngài muốn ban cho chúng ta sự sống đời này và cả đời sau nữa. Nhưng phải có tương quan hai chiều. Chúng ta phải đáp lại tình thương của Ngài bằng cách lắng nghe tiếng Ngài và đi theo Ngài. (FM)
Chuyện minh họa :
Trong một cuộc họp, có hai người được mời đọc Thánh Vịnh 22 "Chúa là mục tử của tôi". Người thứ nhất là một diễn viên nhà nghề nhưng không có đức tin. Anh phát âm rất chuẩn, giọng rõ ràng, ngắt câu hợp ý. Nghe anh đọc xong ai cũng vỗ tay.Người thứ hai là một tín hữu xác tín về đức tin. Anh phát âm không chuẩn lắm, anh còn đọc hơi nhanh nữa. Nhưng giọng anh rất tình cảm. Ai nghe anh đọc cũng đều xúc động.Khi hai người đọc xong, người diễn viên đến bắt tay người tín hữu và khen: "Xin chúc mừng. Anh đã đọc rất hay". Người tín hữu đáp: "Không, anh mới là người đọc hay, còn tôi thì tệ quá."Người diễn viên phân tích: "Chắc chắn là anh đọc hay hơn tôi mà. Một điều rất hiển nhiên là: Tôi thì biết Thánh Vịnh 22, còn anh thì biết Người Mục Tử."Chúng ta hãy để ý: Tác giả Thánh vịnh 22 không nói "Chúa là một mục tử", cũng không nói "Chúa là vị Mục tử", nhưng nói "Chúa là Mục Tử của tôi". Người tín hữu kia đã đọc Thánh vịnh 22 bằng cảm nghiệm sống của mình, cho nên anh đã làm cho người khác xúc động.
(trích bài giảng lm. Carôlô Hồ Bặc Xái)



Ở VỚI MẸ -04-

20.4
Mẹ mình không bao giờ chịu ngồi không.
Lúc nào bên cạnh Cụ cũng có một túi đựng mấy cuộn len, đôi kim đan, tờ nhật trình trong ngày. Không đọc báo thì đan len. Không lao động thì đánh mắt, bắt chước các Sơ Dòng ...Đánh Mắt tự làm, thao tác như thật. Các con thấy Cụ đánh mắt hãi lắm, không cho, nhưng Cụ bảo đánh nó sáng ra. Đánh mắt thường là vào buổi sáng, để còn điểm báo. Còn đan len thì bất kỳ, hễ rảnh là liến thoắng.Vừa đan vừa xem ti vi.
Hôm nào yếu mình thì chỉ ...khẩy. Cầm lên khẩy vài hàng xong lại bỏ xuống, có khi chỉ mấy mũi .
Vừa đan vừa xem tivi
Đặc biệt là giọng nói Cụ luôn sang sảng dù khi đau ốm dù khi mạnh khỏe. Bạn tới thăm khen mẹ chị đep hơn chị. Thì dĩ nhiên, Cụ con gái Hà Nội ngày xưa mà lại. Mình Bắc Kỳ nho nhỏ Năm Tư, vừa gầy vừa đen, từ ngày còn bé đã được mẹ đặt cho chết tên với câu hát ru :
"Yến béo kéo xe bò đen 
Yến gầy đẩy xe bò đen ".
Sáng hỏi mẹ có nhớ mỗi ngày ta uống một viên Aspirine là để cho máu đông hay làm cho máu loãng không ạ ? Cụ bảo không nhớ, chỉ nhớ mỗi tối uống một viên cho đỡ đau nhức. Mẹ mình tự uống thuốc. Có dạo mình phải chia  thuốc thành  3 buổi , cho vào  3 ngăn hộp có ghi  S - T- C , mẹ giữ, đến giờ, ăn xong là tự lấy uống. Lâu nay mẹ chỉ phải uống  hai thứ : thuốc hạ huyết áp và thuốc tim, thêm Para khi đau nhức. Bác sĩ khám tổng quát phán : Nội tạng của Cụ như cơ thể của một người trẻ tuổi, không có gì hao mòn. Mẹ nghe thoáng buồn vì ngài thuộc hàng các Cụ thích ...uống thuốc.
Mấy sáng nay dụ mẹ ra sân tắm nắng, mẹ kêu mệt. Ngại di chuyển.
Ngồi đan áo cho cháu  thôi.

Sáng hôm qua mẹ ăn bột ngũ cốc nấu, có nêm tí muối, tí bột ngọt, tí dầu ăn, tí tiêu. Khi bột chín đánh quả trứng gà tươi vào. Lúc ăn mẹ thêm sốt cà , nhạt thì có chai nước tương Tam Thái Tử-Đệ Nhất Ca - để sẵn.
Ăn bột xong, mẹ uống ngụm nước trà, rồi nhâm nhi ly G7 hết xảy.
Sáng nay, để thay đổi, mẹ ăn cơm rang. Cơm rang cho mẹ là rang với hành tím và nêm muối chứ không sử dụng tỏi và nước mắm. Cơm rang ăn với cà ghém để chua, cắt bỏ phần hột, ngâm với nước mắm có pha tí nước sôi, tí bột ngọt. Cái gì mẹ cũng đòi cho bột ngọt (không bệnh mới lọa !) Dung lượng bột ngọt theo thói quen của mẹ là " 1 muỗng cà phê" nhưng mình ..bứt phá, chỉ cho 1 tị. Hễ mẹ hỏi cho bột ngọt chưa thì bảo con có cho một.. tí.
Có dạo mẹ rất thích Maggi, có dạo món ăn gì cũng phải có dầu hào vào, dạo này đắm đuối ...chai sốt cà.
À, bữa tối hôm qua, mình rán cho mẹ hai cánh gà vàng rộm, ngon tuyệt. Gu của mẹ là cánh gà rán, đang lúc nóng, cho vào đĩa có nước mắm, nước sôi, gừng , tiêu và ..muỗng bột ngọt (đương nhiên!) , xối nước mắm ấy lên những miếng cánh gà nóng hổi .

Nói chung, mẹ thích những món ăn xương xẩu , để gặm gạp như đầu cá, cánh gà ,...sườn non v.v.
Tóp mỡ cũng là món khoái khẩu của mẹ mình. Hôm qua rán mỡ để chiên cánh gà , được mấy miếng tóp mỡ, ngâm nước mắm và dĩ nhiên tí ...(thôi chả nói nữa, ai cũng biết), mẹ ăn xong khen ngon quá, chưa bao giờ được ăn món ngon thế này. Hí ! Con gái phổng mũi.
Thế là hôm nay kể chuyện làm, chuyện ăn và chuyện sức khỏe của mẹ như vậy.

NGÀY CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH MỤC

NHT. Thật là hay khi đọc một bài giảng mà gặp được một ý tưởng trùng hợp với điều mình đang suy nghĩ :
 Nếu thiếu bàn tay ấy thì ta sẽ ra sao?
Bài giảng sau đây của linh mục Ca- rô-lô Hồ Bặc Xái như ly nước mát , hơn thế, một viên Cải Hoan Hoàn cho những bạn hay buồn các... linh mục. Xin cám ơn tác giả.
NGÀY CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH MỤC
Trong một quyển chuyện đề tựa "Quyền lực và vinh quang", nhà văn Graham Greene kể lại câu chuyện sau đây xảy ra tại một nước ở Nam Mỹ: Khi ấy một chính phủ ghét đạo lên nắm quyền và ra lệnh trục xuất tất cả các linh mục ra khỏi nước. Linh mục nào còn lén lút ở lại hoạt động thì bị bắt đem xử tử. Đa số các linh mục đã phải tuân lệnh ra khỏi nước, một số nhỏ can đảm ở lại thì cũng bị xử. Nhưng không ai ngờ là vẫn còn sót lại một linh mục. Ông này ở lại được vì không ai thèm để ý tới ông, bởi vì ông là một linh mục tội lỗi bê bối đã hồi tục. Ông không coi sóc họ đạo nào cả, cũng không lưu ý tới sự thiếu thốn của các con chiên. Hằng ngày ông lang thang đây đó để kiếm tiền và nhậu nhẹt. Về phần giáo dân, trước đây họ vẫn khinh rẻ ông, nhưng trong lúc thiếu linh mục thì họ lại cần tới ông. Người ta xin ông rửa tội, giải tội, dâng thánh lễ và xức dầu. Ông cũng sẵn sàng nhận với một điều kiện là phải có tiền: rửa tội một em bé là mấy đồng, giải tội một người là mấy đồng, xức dầu một người là mấy đồng, mỗi người dự lễ là mấy đồng... tất cả đều có giá hẳn hoi. Dĩ nhiên, như ai trong chúng ta cũng biết, ông càng làm các bí tích thì càng thêm tội bởi vì ông đang sống trong tình trạng tội lỗi. Nhưng ai ngờ con người tội lỗi ấy lại là phương tiện Chúa dùng để nuôi dưỡng đàn chiên Chúa trong lúc gian nan. Nhờ còn có ông mà giáo dân còn tiếp tục lãnh nhận được các bí tích và duy trì được đức tin của mình. Thế rồi dần dần nhà cầm quyền bắt đầu để ý đến tới những hoạt động của ông và ra lệnh truy nã ông. Ông cũng sợ bị xử tử nên lén vượt biên giới trốn sang xứ khác. Nhưng đang lúc ông sắp qua biên giới thì người ta chạy theo năn nỉ ông trở lại để giúp cho một người hấp hối. Không nỡ để một người chết không có bí tích nên ông linh mục này đã trở lại, và đã bị bắt, rồi bị đem ra pháp trường. Trước lúc bị bắn, ông đã ăn năn xin Chúa thứ tha hết mọi tội lỗi của ông và dâng linh hồn trong tay Chúa, rồi bình thản ngước đầu chờ đợi. Và ông đã trông thấy có một người lẫn trong đám đông đang đưa tay ban phép giải tội cho ông, đó là một linh mục khác vừa trốn về để tiếp tục công việc của ông, công việc của một chủ chăn đối với đàn chiên đang đói khát.
Câu chuyện cảm động trên cho chúng ta thấy hai điều:
Thứ nhất : linh mục rất cần cho đời sống đạo của giáo dân. Dĩ nhiên tín đồ của tôn giáo nào cũng cần vị lãnh đạo tinh thần của mình, nhưng người công giáo còn cần tới linh mục gấp bội. Có thể nói, cả cuộc đời người công giáo được bàn tay linh mục dẫn dắt nuôi dưỡng: Khi ta vừa mới sinh ra, bàn tay ấy đã đổ nước rửa tội cho ta; lớn lên bàn tay ấy đưa Mình Thánh Chúa cho ta rước lễ; khi ta sa ngã phạm tội, bàn tay ấy giơ lên thay quyền Chúa mà tha tội cho ta; khi ta lập gia đình, bàn tay ấy lại giơ lên chúc lành cho cuộc hôn phối của ta; và trước lúc ta nhắm mắt lìa đời, cũng bàn tay ấy xức dầu thánh chuẩn bị cho cuộc hành trình của ta về nhà Chúa. Nếu thiếu bàn tay ấy thì ta sẽ ra sao? Những người giáo dân trong câu chuyện trên mặc dù coi thường vị linh mục tội lỗi nọ nhưng họ vẫn phải cần tới ông, vẫn van xin năn nỉ ông, bởi vì trong lúc gian truân thiếu thôn ấy, chỉ có ông là có thể ban các bí tích cho họ.
Thứ hai: Linh mục là phương tiện cứu rỗi của Chúa. Chúng ta đã thấy ông linh mục trong chuyện trên đã mang ơn Chúa đến cho giáo dân nhiều như thế nào. Mặc dù ông tội lỗi, bất xứng nhưng các bí tích ông cử hành vẫn thành sự. Ông đọc " Này là Mình Ta" thì Chúa vẫn ngự vào chiếc bánh trắng; ông nói "Ta tha tội cho con" thì Chúa vẫn ban ơn tẩy sạch mọi tội lỗi trong tâm hồn người xưng tội. Linh mục thực là phương tiện Chúa dùng để ban ơn cho giáo dân.
Hôm nay là ngày Giáo hội cầu nguyện cho ơn kêu gọi linh mục. Không cần nói thêm chi nhiều, chúng ta chắc cũng ý thức nhu cầu linh mục cấp bách đến thế nào cho Giáo Hội chúng ta: chúng ta đang thiếu linh mục. Rất nhiều họ đạo không có linh mục. Ngày xưa Chúa Giêsu đã chỉ cho các môn đệ thấy những đồng lúa chín vàng và bảo "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Chúng con hãy cầu nguyện xin chủ ruộng cho thêm thợ gặt đến đồng lúa của Ngài". Chúa biết nhu cầu của chúng ta, nhưng Chúa muốn chúng ta phải cầu xin thì Chúa mới ban ơn. Xin gì.
Xin cho có nhiều thiếu niên, thanh niên quảng đại dâng mình cho Chúa để phục vụ các linh hồn.
Xin cho những người đang theo tiếng gọi của Chúa hôm nay, tức là các chủng sinh, các em dự tư, được bền tâm vững chí. Dù hoàn cảnh có nhiều khó khăn, nhưng Chúa đã nói "Ai bền đỗ tới cùng thì sẽ được rỗi".
Xin cho các linh mục của chúng ta được xứng đáng là những phương tiện tốt Chúa dùng để ban ơn cho giáo dân, nghĩa là xin cho các ngài được thánh thiện và bình an chăm lo việc đạo đức cho giáo dân.
Lm. Carôlô Hồ Bặc Xái

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

LINH MỤC BÊN TA



Một trong những người bạn của tôi nói rằng  lý ra các linh mục  mới là những người có bổn phận cầu nguyện cho giáo dân.
Một người khác dè bỉu, tôi cảm thấy thất vọng với hàng linh mục lắm rồi, nói chi cầu nguyện. Thời nay giới đó tệ quá lắm.
Một người nói về các linh mục như để trả thù.
Một vị khác quyết liệt không bao giờ cầu nguyện cho Ơn Gọi Linh Mục và không bao giờ cho con cái đi tu.
Mình đã nghe nhiều những ý tưởng đại loại như trên và cảm thấy buồn lòng không đặng.
Còn nhiều.
Khi nghĩ về chủ đề Cầu cho các linh mục, mình không khỏi xót xa khi chính trong giới linh mục có vị còn bất cần, cho rằng có những thái độ hằn học với các linh mục như thế, đó là những đầu óc hư hoại, vô ích rồi.
Ngày xưa còn bé, trong khoảng thời gian dài, mình còn tệ hơn như các cha vừa nói đó, tức là mình đã đáng vất đi từ ấy. 
Nhưng đó là suy chưa sâu.
Suy cho cạn, mình vẫn cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ. Các vị rất đáng được giáo dân cầu nguyện cho.
Các ngài đáng kính, đáng trọng và nhiều vị tỏ ra đáng mến.
Thử hỏi, ngày nào đó, giữa một cơn binh biến, không Thánh Lễ, không được rước Thánh Thể, thậm chí cần một bàn tay có năng quyền xá giải , xức dầu hoặc ban phép lành cũng không. Không được phép. Cấm cách hoàn toàn. Khi ấy sự thèm khát của ta lên đến độ nào ?
Vậy hãy cầu nguyện để Chúa thương, lúc ta khát Chúa sẽ cho  thỏa, khi đói Chúa sẽ cho no. Hãy cầu nguyện để còn có linh mục bên ta.
Đời tư ông với Chúa.
Cũng vậy, đời tư ta với Chúa. Linh mục chỉ có một đường duy nhất là hướng dẫn ta về đàng lành chứ không đi ngược lại.
Tin năng quyền Chúa đặt nơi bàn tay linh mục là một sự khôn ngoan cả thể và là một đức tin xứng đáng.
Giống như bước lên xe ô tô với thái độ thản nhiên là nó sẽ chạy, leo lên thuyền và thản nhiên là thuyền nổi trên mặt nước. Khôn ngoan và tin tưởng ở đây tự nhiên như hơi thở. Mọi thái độ e dè, nghi kỵ, bất tín nhiệm đều gây bất lợi cho bản thân tín hữu, bởi sự dại dột không đáng có.
Đôi khi, giáo hữu tự dằn vặt chính mình mà thôi.
Linh mục, một ơn gọi không thường.
HT.

Ở VỚI MẸ -03-

Cháu Cố của Bà

19.4
Hôm nay trẻ mỏ bận rộn, giao cho bà trông cháu cố yêu của bà một khắc.
Ở dưới bếp mình nghe vọng xuống, tiếng bà đọc vè cháu nghe :
Thằng cu Tí
đi chăn trâu
ăn quả dâu
về đau bụng
bố nó đánh
mẹ nó can
gọi công an
đến giải quyết
tôi không biết
chuyện gia đình
nhà anh này.
Liền tiếp  bài vè trên, bà hát :
Đêm năm xưa, khi cung đàn lên tơ
Hoa lá quên giờ tàn
Mây trắng bay tìm đàn
Hồn người thổn thức trong phòng loan.
Đêm năm xưa nghe cung đàn gây mơ
Âu yếm nâng tà quạt
Cơn gió đưa về thuyền
Tưởng người trên sóng ru thần tiên.....

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Ở VỚI MẸ -02-


Giờ điểm báo
18.4
Sáng ngồi mát-xa chân cho mẹ. Đê mê, mẹ  tường thuật chuyện báo đăng.
Sau đây là văn phong của mẹ mình :
- Báo hôm qua đăng có hai cô cậu thương nhau, đi mướn nhà trọ ở chung, vừa học vừa làm, cho đến Đại học. Anh này quần quật làm nuôi cô nọ. Cuối khóa, cô này đỗ trạng nguyên, à luật sư, bấy giờ đòi chia tay. Anh này thương quá, lại mất bao nhiêu công sức cho cô ấy ăn học suốt mấy năm trời, người yêu còn dọa sẽ báo công an nếu anh còn theo đuổi. Một hôm, thấy người yêu đi vào trạm công an, anh bèn mua một con dao đi vào theo tìm giết, cô gái sợ quá chui vào một quán ăn, anh này theo vào chém luôn, chết. Đọc chuyện này mẹ  nhớ ngày xưa, ngoài Bắc có một chuyện giống như vậy, ấy là chuyện cô Cúc. Lúc bấy giờ mẹ chỉ  mười một, mười hai tuổi nhưng nghe người lớn kể thì rất nhớ. Cô Cúc nuôi anh này tên Trường ăn học tử tế, đến khi làm quan huyện thì có bồ, bỏ rơi cô Cúc. Cô Cúc vẫn ra vào phục vụ việc nhà, vẫn yêu thương . Có lần cô Cúc còn thấy cả bồ huyện Trường đến nhà Trường, còn  xua đuổi cô Cúc. Một hôm ( lại một hôm), cô Cúc tìm cách vào được, nói chuyện phải trái không nghe thế là cô Cúc giết huyện Trường luôn. Không nhớ về sau cô Cúc có thắng kiện không  hay là, à cái anh Trường chết rồi còn đâu. Đấy, cứ nuôi người ta ăn học, lúc nó thành tài, không được đáp trả là tức, giết luôn. Nghĩ tức thật ấy chứ, nhưng giả có đứa nào nó không yêu mình thì thôi chứ tôi chả dám giết người. Ghê lắm.
- Chuyện báo viết hay chuyện phim ạ ?
- Chuyện có thật ấy chứ. Mà cũng lạ, con gái ở nhà trọ mấy năm trời mà bố mẹ không biết.
- Chắc nó không có bố mẹ.
- Có đấy, bố mẹ còn khóc thương.
- Con thấy bên Phật người ta gọi  như vậy là có nợ với nhau.
- Ừ nghỉ thôi, tôi đau bụng nãy giờ mà phải nhín vì thích bóp chân.
- Mấy lại phải kể  cho hết  hai câu chuyện .
- Ừ, hai câu chuyện tình (cười). Thôi, ( tay nắm cái khung inox, di chuyển ...vội...)
Cụ vừa lê khung về hướng toa-lét, mình bèn gõ Google tìm hiểu :" Giết người yêu", ra ngay các bạn ạ, sao trí nhớ Cụ tốt thế  nhỉ !

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Ở VỚI MẸ - 01-


17.4.
Để mình kể bạn nghe, mẹ mình rất … sắc xảo. Từ tối hôm qua ở với Cụ , mình đã thu gom được mấy chuyện vui thường ngày.
Chuyện thứ nhất : Cái khăn.
Cụ bảo lấy cho Cụ cái khăn phơi ở chỗ kia. Chưa khô mẹ cất đi làm gì vội.
Ứ thì cứ đưa đây cho mẹ, giăng xa chẳng bằng giăng gần, cũng như sao không lấy chồng gần đi lấy chồng xa. ngay tầm tay khô  cất ngay , có phải tiện không.
Chuyện thứ hai : Bóp chân
Để con bóp chân cho. Ừ, hôm nay phù lắm. Thì mọi ngày vẫn phù thây, tại mẹ uống nhiều loại thuốc khác nhau . Nhưng là cái ông bác sĩ ông ấy cho chứ mình có tự ra toa đâu. Mẹ mà tư ra toa được đã phúc, không học y khoa vẫn làm bác sĩ. Không! Tôi không làm bác sĩ ở Việt Nam, làm bác sĩ ở Mỹ cơ. Ha !
Chuyện thứ ba : Nghễnh ngãng
Mẹ thay tã chứ ? Cái gì ? Mẹ thay tã chưa ? Thì đấy. Đấy là thế nào ạ, mẹ thay tã chưa ? À, thay rồi. Cứ tưởng bảo uống nước đá chưa, đây cái ly mẹ uống hết rồi đây. Tối nên kiêng nước đá mẹ ạ. Cái gì ? Nóng quá, uống đến đâu mát  đến đấy. Nhưng mà phải đi tiểu nhiều lại  mệt. ( Cụ chậc lưỡi, không nói , không biết là nghễnh ngãng không nghe rõ,  hay ý “kệ tôi”). Ỷ có cái tã mà, khôn lắm !
Chuyện thứ tư : Từ từ
Sáng nay mẹ muốn ăn gì ? Từ từ. Gần 7 giờ rồi ạ. Ừ, ăn. Bánh mì ốp-la hay bột ngũ cốc ạ.? Mẹ uống G7 không ạ ? Từ từ. Mọi khi ăn bánh mì trứng mà uống Gờ Bảy vào thì hồi hộp, mệt. Còn ăn bát bột , uống 1 gói không sao. Bánh mì hôm nọ bị đuổi, bây giờ nó vào trong hẻm một tí ấy. Con làm xong ăn ngay cho nóng, nguội mất ngon. Ừ, từ từ.
Mẹ mình năm nay Chín Mốt rồi đấy. Tinh tường chưa các bạn. Cám ơn Chúa.
Chuyện thứ năm : Bà cưng cháu bà
Bà  rất thương cháu cố. Suốt ngày ngắm cháu cố. Lo cho cháu cố hơn ông bà bố mẹ nó lo cho nó. Bà ghét ai chê cháu bà. Bà sót ai làm cháu bà khóc.
Cúp điện, quạt không quay, bà chửi ông nhà đèn làm cháu bà nóng bức, không ngủ được ngon giấc.
Buổi chiều, bà hỏi kỹ từng người trong nhà : Tí nữa ai đón Su ?  Chắc chắn rồi thì nhắc, ừ chuẩn bị đi còn 15 phút nữa.
Bà hay sờ chim thằng Si, cháu Cố gần đầy năm, nó ẩy tay bà ra. Bà cười, con chim như củ lạc.
Chuyện thứ sáu : Không lại bà đâu
Mẹ thằng bé đi chợ, gửi mua cho bà một hộp G7,đây bà đưa tiền. Con bé ngó lên trời, đủng đỉnh thưa dạ con mua cho bà được, nhưng con thấy bà cứ hay nói bà có tiền, thì nếu bà dư tiền không biết làm gì thì bà cho con. Biết bà trả lời sao không ? Bà nói : Con ơi, con nói câu này sao khó nghe quá.
Không sắc xảo sao !

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

ĐỪNG TƯỞNG


Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ trên là sáng cứ tu là hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư
Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của đã sang
Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say
Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ
Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ mới là tân
Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Cứ già là hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Dưa vàng đừng tưởng đã chua
Sấm rền đừng tưởng sắp mưa ngập trời
Khi vui đừng tưởng chỉ cười
Lúc buồn đừng tưởng chỉ ngồi khóc than.

************
Đừng tưởng cứ nốc là say
Cứ hứa là thật, cứ tay là cầm
Đừng tưởng cứ giặc – ngoại xâm
Cứ bè là bạn, cứ dân là lành
Đừng tưởng cứ trời là xanh
Cứ đất và nước là thành quê hương
Đừng tưởng cứ lớn là khôn
Cứ bé là dại, cứ hôn… là chồng
Đừng tưởng chẳng có thì không
Chẳng trai thì gái, chẳng ông thì bà
Đừng tưởng chẳng gần thì xa
Chẳng ta thì địch, chẳng ma thì người
Đừng tưởng chẳng khóc thì cười
Chẳng lên thì xuống, chẳng ngồi thì đi
Đừng tưởng sau nhất là nhì
Gần quan là tướng, gần suy là hèn
Đừng tưởng cứ sáng là đèn
Cứ đỏ là chín, cứ đen là thường
Đừng tưởng cứ đẹp là thương
Cứ xấu là ghét, cứ vương là tình
Đừng tưởng cứ ghế là vinh
Cứ tiền là mạnh, cứ dinh là bền
Đừng tưởng cứ cố là lên
Cứ lỳ là chắc, cứ bên là gần
Đừng tưởng cứ đều là cân
Cứ đông là đủ, cứ ân là nhờ
Đừng tưởng cứ vần là thơ
Cứ âm là nhạc, cứ tờ là tranh
Đừng tưởng cứ vội thì nhanh
Cứ tranh là được, cứ giành thì hơn
Đừng tưởng giàu hết cô đơn
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ bến là neo
Cứ suối là lội, cứ đèo là qua
Đừng tưởng chồng mẹ là cha
Cứ khóc là khổ cứ la là phiền
Đừng tưởng cứ hét là điên
Cứ làm là sẽ có tiền đến ngay
Đừng tưởng cứ rượu là say
Cứ gió là sẽ tung bay cánh diều
Đừng tưởng tỏ tình là yêu
Cứ thơ ngọt nhạt là chiều tương tư.

****************
Đừng tưởng đi là sẽ chơi
Lang thang dạo phố vào nơi hư người
Đừng tưởng vui thì sẽ cười
Đôi hàng nước mắt lệ rơi đầm đìa
Đừng tưởng cứ mực là bia
Bút sa gà chết nhân chia cộng trừ…
Đừng tưởng cứ gió là mưa
Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve
Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu là lá tuôn
Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
Đừng tưởng cứ thích là yêu
Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng tình chẳng lung lay
Chỉ một giấc ngủ, chẳng may … có bầu.
Đừng tưởng cứ cầu là hên,
Nhiều khi gặp hạn, ngồi rên một mình.
Đừng tưởng vua là anh minh,
Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng tìm bạn tri âm,
Là sẽ có kẻ mạn đàm suốt đêm.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm,
Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần,
Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường
Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười
Nhiều khi nói móc biết cười làm sao
Đừng tưởng khó nhọc gian lao
Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay
Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần.

****************
Đừng tưởng cứ quỳnh là thơm
Nhìn đi nhìn lại kh6ng hơn cúc quỳ
Đừng tưởng mưa gió ầm ì
Ngày thì đã hết trời về dần đêm
Đừng tưởng nắng gió êm đềm
Là đời tươi sáng dè thêm đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung
Chỉ là lợi dụng lòng tin của người.

**************
Đừng tưởng cứ tiến là lên
Cứ lui là xuống, cứ yên là mằn
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng
Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu
Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nước là trong
Cứ than là hắc, cứ sao là vàng
Đừng tưởng cứ củi là than
Cứ quan là có, cứ dân là nghèo
Đừng tưởng cứ khúc là eo
Cứ lúc là mạc, cứ sang là giầu
Đừng tưởng cứ thế là khôn!
Nhiều thằng khốn nạn còn hơn cả mình
Đừng tưởng lời nói là tiền
Có khi là những oán phiền chưa tan
Đừng tưởng dưới đất có vàng
Vàng đâu chả thấy phí tan cuộc đời

************

Đừng tưởng cứ nghèo là hèn
Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng,
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.
Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…!

 Cảm ơn bạn Phạm Gia Minh gửi cho bài này, không rõ của ai.
(trích Que Choa)

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

SỰ KHÁM PHÁ CỦA TÌNH YÊU



Một giọt nước nếu nhìn bằng mắt thường thì cũng chỉ là một giọt nước, nhưng nếu nhìn bằng kính hiển vi thì lại là cả một thế giới sống động. Một cái hồ nếu được nhìn bởi một người nông dân thì cũng chỉ là một cái hồ, nhưng dưới mắt của một nghệ sĩ thì lại là cả một cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời không thể nào tả xiết.
Như thế nghĩa là gì? Nghĩa là cùng một sự việc nhưng có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy những cách nhìn khác nhau. Sự việc đã xảy ra trên hồ Tibêria cũng thế: lúc ấy trời còn tờ mờ tối, Chúa Giêsu phục sinh hiện đến với các tông đồ đang lúc các ông thả lưới đánh cá. Các ông tưởng là ma nên run sợ và định chạy trốn. Riêng có Gioan là nhận ngay ra ấy là Thầy. Do đâu mà Gioan đã nhận định sắc sảo được như thế? Thưa vì Gioan là tông đồ yêu mến Chúa nhiều nhất. Chính Tình yêu đã mở mắt cho Gioan và giúp Gioan thấy được cái mà người khác không thấy. Người ta nói rằng Tình yêu là một năng lực diệu kỳ, làm cho người ta mạnh thêm, có thêm nhiều nghị lực để vượt qua những chướng ngại, chịu đựng những hy sinh và cuộc sống thêm lạc quan.
Điều này thật ra rất bình thường chẳng có gì khó hiểu. Chúng ta thử điểm lại một số kinh nghiệm trong cuộc sống của mình xem. Tại sao khi yêu, người ta thích tặng quà cho nhau? thích chở nhau đi chơi? thích lặn lội mưa nắng đến tìm nhau? Nếu không yêu thì đem số tiền dành dụm để mua một món đồ đưa cho người khác thì quả là dại! Nếu không yêu thì gò lưng đạp xe chở người ta đi chơi thì quả là ngu! Nếu không yêu mà lặn lội mưa nắng đi tìm người ta thì quả là khờ! Phải không? Nhưng khi đã yêu thì tất cả đều đổi khác: Tặng quà là một niềm vui, được chở người ta là một sự sung sướng, lặn lội mưa nắng tìm đến nhau là bằng chứng của cả một tấm lòng thiết tha! Cho nên Thánh Augustinô đã nói rất đúng: "Ubi amatur, non laboratur": khi đã yêu thì không còn biết cực nhọc.
Đối với Chúa cũng thế. Nếu ta không yêu mến Chúa hay yêu mến quá ít thì cầu nguyện là việc chán ngán, đến nhà thờ là một gánh nặng, vác thánh giá là một cực hình. Còn nếu ta yêu Chúa nhiều thì đương nhiên ta thích cầu nguyện, thì đương nhiên ta ham đến nhà thờ, đương nhiên ta sẵn sàng vác những thánh giá hy sinh Chúa gởi đến hàng ngày. Cho nên muốn sống đạo tốt thì cần thiết phải có lòng yêu mến chúa. Yêu mến Chúa nhiều thì hăng say sống đạo tích cực, yêu mến Chúa ít thì ít hăng hái tích cực hơn, và nếu không yêu mến Chúa thì đạo trở thành gánh nặng, làm những bổn phận trong đạo không khác nào con trâu kéo cày.
Lm. Carôlô HỒ BẶC XÁI

TÌNH YÊU VÀ LÝ LUẬN



Bài Tin Mừng tuần trước thuật lại cách mà Tôma đã nhận ra Chúa Giêsu phục sinh: Tôma đã tuyên bố "nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở bàn tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin". Đây là kiểu tin bằng lý luận, nghĩa là chỉ tin khi nào đã có đủ bằng cứng rõ ràng hiển nhiên. Còn bài Tin Mừng tuần này thuật lại cách mà Gioan đã nhận ra Chúa: một bóng người mờ mờ đi trên mặt biển, mọi người khác đều tưởng là ma, chỉ có Gioan là tức khắc nhận ra đó là Thầy mình. và Tin Mừng ghi chú "Gioan là người môn đệ Chúa yêu". Chính Tình Yêu đã mở mắt cho Gioan nhận ra điều mà mọi người khác không nhận ra.
Như thế có hai con đường dẫn tới đức tin: Con đường thứ nhất là bằng lý luận để chỉ tin sau khi có đủ bằng chứng rõ ràng hiển nhiên; và con đường thứ hai là bằng tình yêu, nghĩa là vì yêu thương nên tin ngay không cần thắc mắc lý luận.
Trong vở tuồng "Tiếng hò Sông Hậu" có hai anh em sinh đôi tên Chơn và Chất, giống hệt nhau từ nét mặt, tướng đi đến giọng nói. Trong một cuộc tranh đấu với địa chủ, Chơn bị bắt đày đi Côn Đảo. Nhưng một thời gian sau anh vượt ngục trở về thăm mẹ già khi ấy đã mù lòa cả hai mắt. Trong lúc Chơn đang ở nhà thì tên Hương Quản đến, Chơn nhanh trí giả làm Chất nên không bị lộ, nhưng ngay sau khi tên Hương Quản đi thì bà mẹ mù lòa ấy nói ngay: "Phải mày là thằng Chơn đó không?" Chơn chưa muốn cho mẹ biết nên trả lời "Không, con là thằng Chất đây mà, anh Chơn con còn đang ngồi tù mà". Nhưng bà mẹ nói "thôi mà, con gạt ai được chứ gạt mẹ làm sao được, con chính là thằng Chơn của mẹ mà". Chính tình yêu đã giúp cho người mẹ mù lòa ấy nhận ra con mình trong khi mọi người đều không nhận ra. Trường hợp của Thánh Gioan cũng vậy: trong khi mọi người đều không nhận ra Chúa Giê-su thì chỉ mình Gioan đã nhận ra, vì Gioan yêu thương Chúa nhiều.
Có lẽ vì thường nghe những luận điệu bôi bác niềm tin tôn giáo cho nên chúng ta bị ảnh hưởng và cũng nghĩ rằng chỉ có con đường nhận thức bằng lý luận, với những bằng chứng rõ ràng hiển nhiên là con đường độc nhất đúng. Nhưng chúng ta hãy bình tĩnh suy nghĩ lại xem, trong cuộc sống có bao nhiêu điều chúng ta tin tưởng mà đủ bằng chứng rõ ràng hiển nhiên đâu? Rất ít, hầu hết những điều ta tin tưởng là do người khác dạy lại, nói lại cho ta biết, và vì yêu thương những người đó mà ta tin. Chẳng hạn những gì cha mẹ dạy ta khi ta còn nhỏ, những gì thầy cô dạy ta khi ta còn học ở trường. Vốn liếng kiến thức của chúng ta hầu hết là từ hai nguồn đó. Nhưng xét xem những điều ấy ta có được thấy tận mắt, sờ tận tay hay không, hay là khi được dạy thì ta tin ngay, vì ta yêu thương cha mẹ, yêu thương thầy cô mà tin vào lời nói của các đấng ấy. Cho nên xét cho cùng, chỉ trích những người có đạo đã tin không có đủ bằng chứng mà chỉ vì yêu thương mà tin thì là lời chỉ trích không đứng vững. Tác giả vở tuồng "Tiếng hò Sông Hậu" nói trên cũng đâu phải là người có đạo, thế mà tác giả đã đề cao cách nhận thức rất cảm động của một người mẹ nhận ngay ra con mình nhờ vào tình mẫu tử thiêng liêng. Nghĩa là: ai cũng vậy, dù có đạo hay không có đạo, ai cũng có những nhận thức, những niềm tin không hẳn dựa vào những lý luận hiển nhiên mà chỉ dựa vào tình yêu.
Mà xem ra con đường tình yêu lại nhanh chóng hơn, nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn. Khi các Tông đồ nói cho Tôma hay là Chúa Giê-su đã sống lại, Tôma đã không tin ngay, ông đòi phải thấy tận mắt, sờ tận tay, thậm chí còn đòi thọc cả bàn tay vào vết thương cạnh sườn Chúa. và rồi đang khi các Tông đồ kia vui mừng vì Thầy đã sống lại thì Tôma vẫn còn hoài nghi, ray rứt. Đến 8 ngày sau khi Chúa Giê-su hiện đến một lần nữa thì Tôma mới tin và mới được vui mừng như các ông kia. Còn đối với Gioan, vì yêu Chúa nhiều, nên chỉ vừa thấy bóng dáng lờ mờ của Chúa là Gioan đã nhận ra ngay và đã tin, một niềm tin rất nhanh chóng, rất nhẹ nhàng mà cũng không kém phần vững chắc.
Các bạn trẻ còn ở lứa tuổi hay thắc mắc về đức tin và cũng dễ bị lung lạc bởi những luận điệu bài bác đức tin. Hôm nay, chúng ta đã thấy có hai con đường dẫn tới đức tin, một con đường bằng lý luận với những bằng chứng rõ ràng, và con đường thứ hai là dựa vào tình yêu thoạt xem có vẻ tầm thường nhưng thực ra lại nhanh chóng, nhẹ nhàng và cũng không kém phần vững chắc. Chúng ta hãy cũng cố đức tin của mình bằng cả hai con đường đó. Nghĩa là một mặt chúng ta phải có những suy nghĩ lý luận thật vững chắc về Chúa, mặt khác chúng ta cũng hãy cố gắng yêu mến Chúa ngày càng nhiều hơn, bởi vì nếu có thêm sức mạnh của tình yêu, chúng ta sẽ được mở mắt rộng thêm để nhận biết thêm được những gì mà người không yêu Chúa không nhận biết được, như thánh Gioan trong bài Tin Mừng hôm nay vậy!
Lm. Carôlô HỒ BẶC XÁI

THỦ LÃNH GIÁO HỘI


Câu chuyện truyền kỳ về những ngày sau cùng của một con người đã hết lòng yêu mến Chúa, và đã cảm nghiệm sâu xa ơn thứ tha của Người, được kể lại như sau:
Ông đến Rôma giữa lúc Nêrông đang bắt bớ đạo thánh. Một số người đã chịu tử đạo. Tình thế nguy kịch, nên các tín hữu khuyên ông hãy chạy trốn ra khỏi thành, để còn người duy trì và giữ vững đạo thánh.
Khi ra khỏi cổng, ông gặp một người đang vác thập giá đi vào thành Rôma. Ông lên tiếng hỏi: "Quo vadis?" nghĩa là "Người đi đâu đó?" Người ấy trả lời: "Thầy đi vào Rôma để cho người ta đóng đinh một lần nữa". Ông chợt hiểu, vội vàng quay lại Rôma. Ông nhập vào hàng ngũ các tín hữu sắp chịu cực hình để an ủi họ và giúp họ giữ vững niềm tin. Sau khi chứng kiến các tín hữu bị làm mồi cho thú dữ ăn thịt, bị hoả thiêu trên một rừng thập giá, thì chính ông cũng bị đóng đinh ngược, đầu quay xuống đất, theo lời ông xin, vì nghĩ mình không xứng đáng được đóng đinh như Thầy.
Con người ấy chính là Phêrô, và cái chết ấy đã được Chúa Giêsu tiên báo trong bài Tin Mừng hôm nay: "Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giương tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn. Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa" (Ga 21,18-19).
Vâng, Phêrô một con người rất bộc trực, nóng nảy, hay sa ngã và sa ngã thậm tệ. Có lần Chúa đã gọi ông là Satan, và mới đây nhất, ông đã chối Chúa tới ba lần. Nhưng con người đầy khuyết điểm ấy Chúa đã chọn làm "Đá tảng", thủ lãnh của Giáo Hội. Vai trò lãnh đạo của Phêrô được tỏ rõ trong bài Tin Mừng hôm nay:
Sau biến cố Phục Sinh, các tông đồ trở về đời sống thuyền chài. Phêrô vẫn là người quyết định: "Tôi đi đánh cá đây". Các môn đệ khác cũng đồng tình: "Chúng tôi cùng đi với anh". Đêm ấy, không bắt được con cá nào. Trời sáng, theo lời người khách lạ, thả lưới bên phải mạn thuyền, một mẻ cá bất ngờ. Khi vừa nghe Gioan nói: "Chúa đó!" Phêrô liền nhảy xuống biển, đến với Người. Ông rất nồng nhiệt, năng nổ, hăng hái.
Sau khi Thầy trò đã ăn điểm tâm xong, Người bắt đầu phỏng vấn thủ lãnh Phêrô để trao cho ông sứ vụ mới: "Này anh Simon, con ông Giona, anh có mến Thầy hơn các anh em nầy không?". Thật tình, ông rất ngượng ngùng vì ông mới chối Thầy tới ba lần, mà giờ đây Người lại hỏi ông có yêu mến Thầy không? Mới phản bội mà giờ lại nói yêu thương, quả là rất khó khăn; hơn nữa, Người lại hỏi tới ba lần! Có lẽ Phêrô đang nhớ lại lời Chúa nói trước đây: "Kẻ nào được tha nhiều thì sẽ yêu nhiều hơn" (x. Lc 7,47). Vâng, Chúa đã tha thứ cho Phêrô ngay lúc Người quay xuống nhìn Ông từ trên dinh thượng tế, khiến nước mắt ông tuôn trào.
Ba lần chối Chúa thì ba lần Người cho ông cơ hội để nói lời yêu thương, để tuyên xưng lại niềm tin. Ông đã không bỏ lỡ cơ hội: "Thưa Thầy có, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy". Và cũng ba lần, Người trao cho ông sứ mạng cai quản Hội thánh của Người: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy" (Ga 21,17).
Từ đấy, Phêrô đích thực trở nên thủ lãnh của Giáo hội, chăm sóc đoàn chiên của Thầy, và cuối cùng đã hiến mạng sống vì đoàn chiên. Phêrô đã chịu đóng đinh trên thập giá, để giữ vững niềm tin cho đoàn chiên, và để yêu thương đoàn chiên cho đến cùng, yêu "Như Thầy Đã Yêu".
Lm. Carôlô HỒ BẶC XÁI