#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

XIN LỖI


Bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến một việc chúng ta cần làm trong mùa Chay, đó là tha thứ. Nhưng tha thứ là một việc song phương, nghĩa là không phải việc của một người mà của cả hai người: người tha và người xin tha. Trong những va chạm thường xuyên của cuộc sống chung, có khi chúng ta là người bị xúc phạm cho nên tư thế của chúng ta là người tha, có khi chính chúng ta là người gây xúc phạm nên tư thế là người phải xin tha.
Tha và xin tha, việc nào khó hơn? Thiết nghĩ, trong những tập thể khá đạo đức như một giáo xứ chẳng hạn thì tha là việc dễ hơn: mình bị một anh chị em nào đó xúc phạm. Nếu anh chị em đó tới xin lỗi mình thì chắc là mình tha liền. Việc khó hơn chính là việc xin tha. Vậy chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ về việc này. Xin bắt đầu bằng một câu chuyện xảy ra ở nước Ba lan:
Trên một chuyến xe lửa chạy về Varsava có 3 thương gia ở chung một toa đang chơi đánh bài. Ðến một trạm nọ, thêm một người bước lên nữa. 3 thương gia thấy có thêm người liền rủ người ấy cùng chơi cho đủ 4. Nhưng người khách từ chối khéo. Họ cố mời mãi nhưng người khách vẫn cương quyết từ chối. Thế là họ nổi giận và chửi rủa nặng lời. Người khách cũng làm thinh. Khi tàu đến ga cuối, mọi người đều xuống. 3 thương gia thấy một đám người rất đông cầm hoa đến đón người khách ấy. Họ hỏi một trong những người đó: Ông ta là ai mà được nhiều người hâm mô thế? Người khách trả lời: Ðó là Rabbi Salomon, một Rabbi nổi tiếng khắp nước về lòng nhân từ và đạo đức. Khi ấy 3 thương gia mới hối hận vì những lời chửi rủa của mình. Một người tiến đến Rabbi Salomon ngỏ lời xin lỗi. Nhưng vị Rabbi quay mặt đi, chẳng chịu tha. Các tín đồ của ông ngạc nhiên quá, hỏi: "Thầy vốn là một người nhân từ và đạo đức. Nhưng sao thầy không tha cho một kẻ đã biết lỗi và xin lỗi thầy?". Vị Rabbi giải thích: "Kẻ mà anh ta đã chửi không là một hành khách tầm thường. Còn người mà anh ta xin lỗi là Rabbi Salomon. Anh ta đã xin lỗi lầm người rồi".
Câu chuyện có ý nói rằng: người ta dễ xin lỗi đối với những người có địa vị cao, có quyền lực lớn. Nếu thương gia nọ không biết người mình đã chửi là một nhân vật nổi tiếng thì chắc chắn anh ta không xin lỗi đâu.
Câu chuyện trên cũng dạy chúng ta bài học này là: muốn xin lỗi thì ta phải khiêm tốn, hạ mình:
Nhiều khi chúng ta không thể mở miệng xin lỗi được đối với những người nhỏ hơn mình. Ta cho rằng chỉ có người nhỏ xin lỗi người lớn chứ không bao giờ ngược lại.
Nhiều khi chúng ta không mở miệng xin lỗi được vì chúng ta còn tự ái, cho rằng làm như thế là nhục.
Nhiều khi chúng ta không mở miệng xin lỗi được vì cho rằng như thế là tự nhận rằng mình sai.
Ta tưởng rằng như thế là tự trọng. Nhưng đó là sự tự trọng không đúng chỗ và là biểu hiện của tính xấu kiêu ngạo. Satan chống lại Chúa. Sau đó nó biết lỗi nhưng nó không bao giờ xin lỗi. Giuđa sau khi bán Chúa cũng biết lỗi nhưng cũng không xin lỗi.
Cách đây vài năm, ÐGH Gioan Phaolô II đã ngỏ lời xin lỗi với cả thế giới về những lầm lỗi của Hội Thánh trong quá khứ. Trước khi ÐGH làm việc này, nhiều người trong Hội Thánh đã cản ngăn ngài vì nghĩ rằng làm như thế là hại đến uy tín của Hội Thánh. Tuy nhiên sau khi ÐGH làm việc đó thì lạ thay, người ta chẳng những không che cười, trái lại còn khen ngợi ngài; uy tín của Hội Thánh chẳng những không giảm mà còn tăng thêm.
Tóm lại, Lời Chúa hôm nay bảo chúng ta tha thứ. Nhưng Lời Chúa cũng bảo chúng ta làm một việc khác khó hơn, đó là biết xin lỗi. Muốn thế, chúng ta phải khiêm tốn hạ mình. Chúng ta nên biết rằng hạ mình xin lỗi không phải là nhục nhã, trái lại sẽ sinh nhiều kết quả rất tốt: đối với bản thân, nó làm tăng uy tín của mình, đối với cuộc sống chung, nó hàn gắn những vết thương do những va chạm gây ra và giúp cho cuộc sống chung được ấm êm hạnh phúc hơn.

Lm Hồ Bặc Xái 
( bài giảng CN. hôm nay, XXIV TN.A)
Trong 40 " Lời Chúa

ht' Mến chúc Quý vị tham dự Thánh Lễ hôm nay thật sốt sắng.

PHÂN ƯU "THƯƠNG ÁO BÀ BA"


Kính Chào Cha Linh Hướng , Qúy Soeur, Qúy Thầy và Qúy Anh Chị Em thân thương,
   Gia Đình Mẹ Khiết Tâm Bảo Vệ Sự Sống  vô cùng thương tiếc  nhận được Tin Buồn :

  Chị Anna Trần Xuân Thắng             (Thuong-Ao-Ba-Ba ) 

     đã được Chúa gọi về  ngày 07/09/2014
  
Gia Đình Mẹ Khiết Tâm Bảo Vệ Sự Sống Thành Kính Phân ưu với  Chú Vũ, Cháu Hưng và tang quyến, Nguyện xin Chúa sớm đón nhận Linh Hồn ANNA  về Thiên Đàng.
 Trong yêu thương và hiệp nhất. Con kính xin Cha Linh Hướng Dâng Thánh Lễ  và  Qúy Soeur, Qúy Thầy,  Qúy Anh Chị Em cùng cầu nguyện cho Linh Hồn ANNA trong tất cả những giờ kinh của Phòng Mẹ trong 1 tuần và  đặc biệt đọc kinh cầu hồn cho Linh Hồn ANNA  trong  3 ngày:
 Thứ hai  8/9  thứ ba  9/9 và thứ tư 10/9
Xin Thiên Chúa Tình Yêu và Từ Mẫu Maria - Mẹ Khiết Tâm nâng đỡ , an ủi   Chú Vũ và gia đình trong sự mất mát thật  to lớn này.
Kính Ái trong Chúa,
Gia Đình Mẹ Khiết Tâm Bảo Vệ Sự Sống

ht. Xin hiệp nguyện.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

NHỚ THƯƠNG-ÁO-BÀ-BA

Ảnh lấy từ  bài "Bay cùng sao"

Tôi quen Thắm, còn gọi là Thương do nick Thương Áo Bà Ba của Thắm, chỉ mới hồi tháng 12 năm ngoái trong mùa Phòng Cầu nguyện online Mẹ Khiết Tâm Bảo Vệ Sự Sống về Việt Nam làm công tác xã hội. Theo bạn trong Phòng cho biết, Thắm là một nhân tố cần thiết của Phòng. Thắm hướng dẫn giờ Kinh, Thắm hát Thánh ca trên xe, Thắm lo xe cộ, hậu cần cho anh chị em trong Phòng mỗi lần Phòng tổ chức sinh họat.
Lần đầu gặp Thắm, tôi có thiện cảm ngay với cô gái có làn da trắng trẻo, tính tình nhanh nhẹn và hồn nhiên này. Nhưng điều làm tôi hết sức ấn tượng là Thắm là "đạo theo". Thật , không nghĩ một người mới theo Đạo mà sốt sắng với việc Đạo như vậy. 
Lại càng ngỡ ngàng hơn khi tới nhà Thắm, ngay giờ người chị của Thắm đang tụng Kinh Phật. Chiếc chiếu trải ra dưới chân bàn thờ Phật Bà Quan Âm. Phật tử ngồi đó thành tâm niệm cùng tiếng mõ gõ đều đều, kế bên những nồi cơm từ thiện ngun ngút khói được nấu ngay trước hiên nhà. Cả nhà Thắm làm từ thiện, nơi Chùa và nơi nhà thờ. 
Còn hôm thứ Tư tuần rồi, nghe tin Thắm đột quỵ đêm trước, chúng tôi đến viếng thăm Thắm, Thắm vẫn ở nhà đó, nhưng Thắm đã ngủ yên. Những cờ trướng, những hoa phúng, những nhang đèn khói hương theo nghi thức Tang chế Phật giáo vây quanh Thắm. 
Và bên trong nhà, ở tít trên cao, nơi bệ tường, tôi thấy tượng Đức Mẹ Fatima chắp tay  cầu nguyện.
Mẹ ở đó, xin Mẹ cầu nguyện cho ANNA Thắng, đó là tên Thánh và tên thật của Thắm, của Thuong-Ao-Ba-Ba sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.







Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

LÀM RẮN ĐỀ PHÒNG


Đầu rắn hổ mang đứt lìa vẫn cắn chết người
(Thế giới động vật) - Một đầu bếp Trung Quốc tử vong do vết cắn từ phần đầu đứt lìa của rắn hổ mang khi ông đang chuẩn bị món ăn làm từ thịt rắn.
Tờ Mirror (22/8) cho hay, một đầu bếp chuyên thịt rắn tên là Peng Fan ở Quảng Đông, Trung Quốc vừa bị một đầu con rắn hổ mang thuộc loại hổ mang phun Đông Dương (Indonchinese spitting cobra) cắn chết khi đang dọn dẹp các đầu lâu rắn đã được cắt bỏ trước đó 20 phút vào thùng rác.


Vết cắn đã nhanh chóng truyền nọc độc vào cơ thể Peng Fan. Cảnh sát địa phương cho biết, đầu bếp Peng đã chết trước khi anh có thể nhận được thuốc kháng độc ở bệnh viện.

Một phát ngôn viên của cảnh sát địa phương cho biết, đây là “một trường hợp bất thường. Nhưng dường như nó là một tai nạn. Anh Peng đã không may mắn. Lúc đó không có thuốc chống nọc độc kịp thời. Đó chỉ là một tai nạn bi thảm”.

Chuyên gia về rắn Trung Quốc Yang Hong Chang, người đã dành 40 năm nghiên cứu về rắn hổ mang, cho hay, không riêng gì rắn mà tất cả các loài bò sát đều có thể hoạt động cho đến 1 giờ sau khi nó bị mất một phần cơ thể, hoặc thậm chí toàn bộ phần thân của nó.


“Rất có thể đầu rắn vẫn còn sống và cắn vào tay Peng. Vào thời gian đó con rắn đã mất đầu, các chức năng cơ bản trên cơ thể của nó đã chết, nhưng nó vẫn còn có một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng, con rắn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay cả khi đầu của nó đã bị cắt đứt”, chuyên gia Yang tiết lộ.
Theo (tại đây)


Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

HÔM NAY ỨNG NGHIỆM


Thứ Ba Tuần XXIII Mùa Thường Niên
BÀI ĐỌC I: 1 Cr 6, 1-11
"Anh em có việc kiện tụng nhau, và đem đến trước mặt người ngoại".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, làm sao trong anh em có người dám đem việc bất bình với kẻ khác ra thưa kiện trước mặt kẻ gian ác, chứ không trước mặt các thánh? Hay anh em lại không biết các thánh sẽ phán xét thế gian này sao? Và nếu anh em có quyền phán xét thế gian, thì anh em không xứng đáng xét xử những việc rất nhỏ mọn như thế sao? Anh em lại không biết chúng ta sẽ phán xét các thiên thần sao, phương chi là các việc đời này?
Vậy nếu anh em phải kiện cáo nhau về những việc đời này, anh em lại cắt đặt những người không đáng kể trong Hội thánh mà xét xử sao? Thật là một điều nhục cho anh em mà tôi phải nói như vậy. Chớ thì trong anh em không có người nào khôn ngoan có thể xét xử giữa anh em sao? Nhưng khi có việc kiện cáo giữa anh em với nhau mà lại đem đến trước mặt người ngoại ư? Nguyên việc anh em kiện tụng nhau, cũng đã là một lỗi rồi. Tại sao anh em không đành chịu một chút bất công? Tại sao anh em không đành chịu một chút thiệt thòi? Trái lại chính anh em ăn ở bất công và lừa đảo, mà lại xử như thế với chính anh em mình. Hay anh em lại không biết rằng: những kẻ gian ác sẽ không được hưởng nước Thiên Chúa sao? Anh em chớ lầm tưởng: những kẻ gian dâm, thờ ngẫu tượng, ngoại tình, xấu nết, loạn dâm, trộm cắp, tham lam, say sưa, vu khống hay bóc lột đều không được hưởng nước Thiên Chúa đâu. 
Xưa kia trong anh em đã có ít người như vậy. Nhưng anh em đã được rửa sạch, đã được thánh hoá, đã được công chính hoá, nhân danh Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và trong Thánh Thần của Thiên Chúa chúng ta. Đó là lời Chúa.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

NGƯỜI MẸ KHÔNG DẠY CON


Có một đứa trẻ từ nhỏ đã thích ăn trộm. Một hôm, nó đi học về, trong cặp có thêm một chiếc bảng học sinh. Mẹ nó hỏi:
- Sao con lại có tới hai chiếc bảng?
        Đứa con đáp:
        - Một cái là của bạn cùng lớp với con. Con đã lén lấy cho vào cặp đấy.
        Bà mẹ vui mừng nói:
        - Con của mẹ thật thông minh. Hai cái bảng chắc chắn là tốt hơn một cái rồi.
Ít lâu sau, đứa con lại mang về một cái áo da, trị giá 50 quan tiền. Đứa con đưa chiếc áo da cho mẹ, mẹ nó khen:
- Con trai của mẹ thật là giỏi, biết hiếu thảo với mẹ. Ra mẹ thơm một cái nào.
        Đứa con trai ngày một lớn lên, càng ngày càng lấy trộm những thứ có giá trị hơn. Hôm nay ăn trộm bò, ngày mai ăn trộm ngựa, ngày hôm sau trộm vàng bạc châu báu. Bà mẹ luôn luôn khen ngợi con, trong nhà thiếu thứ gì, liền bảo với con trai để nó đi trộm về.
Có một lần, đứa con ăn trộm đồ bị người ta bắt quả tang, giải lên quan phủ. Vì hắn trộm quá nhiều thứ nên bị phạt tội chết. Tên trộm bị trói hai tay ra sau lưng, giải ra pháp trường. Mẹ hắn đi theo sau, khóc lóc thảm thiết. Tại pháp trường, tên trộm xin quan cho hắn được nói với mẹ vài lời. Khi bà mẹ bước tới gần, hắn liền cắn mạnh vào tai mẹ. Mẹ hắn đau quá kêu toáng lên, lớn tiếng mắng con:
        - Mày thật là đồ bất hiếu, tự mình phạm tội chết còn chưa đủ hay sao mà còn muốn làm mẹ thành tật à?
        Đứa con giận dữ nói với mẹ hắn:
        - Lần đầu tiên tôi ăn trộm cái bảng về, nếu bà đánh tôi một trận và dạy bảo tôi thì tôi không đến nỗi như ngày hôm nay và đã không bị xử tội chết.
Hóa ra không dạy dỗ người khác có khi dẫn đến “gậy ông đập lưng ông”. Dạy người khác sửa sai là giúp mình được sống bình an hạnh phúc. Không dạy người khác sửa sai là mình đang “nuôi ong trong tay áo”, hậu quả sẽ là mình bị ong chích đầu tiên. Thế nên, khi làm điều sai trái, dù là cái sai rất nhỏ, thì cũng phải kịp thời sửa chữa. Nếu không, cứ để nó lớn dần lên thành cái sai nghiêm trọng thì có thể khiến mình phải hối hận cả đời.
Sưu tầm

CUỐN SÁCH MỘT CHỮ



Người ta kể chuyện rằng: ngày kia một văn sĩ bỗng nảy sinh ra một ý kiến ngộ nghĩnh. Ông ta muốn viết một cuốn sách. Mà cuốn sách ấy, ông muốn làm sao cho nó không được dài quá một trang. Cuốn sách một trang này lại phải làm sao cho nó không được dài quá một dòng. Dòng ấy phải làm sao cho nó chỉ vỏn vẹn có một chữ.
Chữ độc nhất ấy, cố nhiên, phải làm sao diễn tả được hết mọi tư tưởng cao xa, tốt đẹp của văn sĩ.
Ý nghĩ ấy ngày đêm ám ảnh ông ta, làm cho ông ta mất ăn, mất ngủ. Làm thế nào viết được cuốn sách một chữ ấy?
Cuối cùng nhà văn kia đành ngồi khoanh tay bó gối, thở dài thất vọng... Tất cả những danh từ trên thế giới, không đủ cung cấp tài kiệu, và ý nghĩa cho công việc ông ta dự định thực hiện.
Nhưng, cuốn sách một chữ ấy Thiên Chúa đã viết được. Chữ độc nhất, hàm súc mọi ý nghĩa, vừa hùng hồn, sâu rộng, vừa nhẹ nhàng ý nhị để diễn tả được những kỳ công kiệt tác trong vũ trụ. Tất cả những gì là tươi mát, là xinh đẹp, tất cả những gì là đáng quý chuộng, đáng yêu thương, đáng đòi hỏi, đáng tìm kiếm, đáng ước ao, đáng khát vọng.
Chữ ấy là: Maria, tên của người Trinh Nữ đã được thiên Chúa tuyển chọn và tô điểm cho cân xứng với thiên chức làm Mẹ Ngôi Hai Nhập Thể, cân xứng để trở nên vườn địa đàng thật hoàn hảo, thật sặc sỡ, thật kiều diễm để trong cung lòng của Maria, Thiên Chúa sẽ cử hành một lễ cưới long trọng, không phải giữa một người với một người, nhưng là giữa Thiên Chúa và nhân loại.
Ngày hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng ngày chào đời của công trình tuyệt hảo ấy của Thiên Chúa. Hân hoan vì với tiếng khóc và nụ cười của em bé mang tên Maria này, vầng đông của lịch sử và công trình cứu rỗi của toàn thể nhân loại đã ló dạng.
Một ngày nọ, thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, gặp trong nhà thờ một người đàn bà có vẻ đang đau khổ nhiều. Bà ta vừa trở thành góa phụ. Ông chồng đã rơi từ cầu xuống sông và bị chết đuối. Ông ta đã chết khi chưa kịp ăn năn thống hối. Do đó, đối với bà, ông chồng chắc chắn đã mất linh hồn.
Cha Vianney đã nhẹ nhàng đến gần, và được Chúa soi sáng, cha đã nói:
- Chồng bà đã được cứu thoát. Qúa ngạc nhiên và tỏ vẻ không tin, bà ta lại hỏi: 
- Thưa cha, làm sao lại có thể như vậy? Cha Vianney cắt nghĩa:
- Có Chúa ở giữa chiếc cầu và dòng sông. Chồng bà đã cùng rơi với Chúa và khi rơi, ông đã làm hòa với Ngài.
- Nhưng làm sao có thể như vậy được? Bà vợ hỏi lại:
- Ðó là một ơn của Ðức Mẹ. Cha Vianney trả lời và cắt nghĩa tiếp:
- Vì một hôm, trên đường từ đồng về nhà, chồng bà đã hái một đóa hoa đem chưng trước tượng Ðức Mẹ ở bên đường. Ðức Mẹ có thể quên được cử chỉ tốt đẹp này sao?
Mừng ngày sinh nhật của Mẹ Maria hôm nay, chúng ta hãy quyết hái nhiều chiếc hoa xinh đẹp dâng kính Mẹ. Nhất là chúng ta hãy tiếp tục làm những việc đạo đức thông thường dâng kính mẹ, như: lần hạt Mân Côi, đọc kinh truyền tin, nguyện kinh cầu. Nhưng chúng ta hãy làm những việc đạo đức thông thường ấy một cách phi thường. Có nghĩa là: miệng đọc, lòng suy và cố gắng đem ra thực hành trong đời sống, để cuộc đời của Ðức Mẹ, vốn đã trở nên một với cuộc đời của Chúa Giêsu, cũng được thể hiện trong cuộc sống của mỗi người trong chúng ta.
 st.

TA ĐÒI MÁU NÓ BỞI TAY NGƯƠI. Ed 33, 7-9

 
TA ĐÒI MÁU NÓ BỞI TAY NGƯƠI.
Ed 33, 7-9

Ta đã làm cho ngươi trở nên người lính canh nhà Israel :
vậy khi nghe lời miệng Ta nói,
ngươi hãy thay Ta loan báo cho chúng .
"Hỡi kẻ gian ác, mi sẽ phải chết";
nếu ngươi không chịu nói để kẻ gian ác bỏ đường lối mình,
thì chính kẻ gian ác sẽ chết trong sự gian ác của nó,
nhưng Ta đòi máu nó bởi tay ngươi.
Còn khi ngươi loan báo cho kẻ gian ác bỏ đường lối nó,
nếu nó không chịu bỏ đường lối nó,
thì nó sẽ chết trong sự gian ác của nó,
nhưng ngươi cứu được mạng sống ngươi.


Thế giới chung quanh đầy rẫy sự gian ác,
mỗi ngày sự gian ác bày ra trên các phương tiện truyền thông,
mỗi ngày sự gian ác tung hoành ngay trước mắt mọi người.
Hỡi tôi, người lính canh được Chúa kêu gọi,
tôi sẽ lặng thinh mãi cho đến bao giờ ?

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, C.Ss.R.
Chúa nhật XXIII TN.A
NGUỒN : (tại đây)

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

RA MẮT

GRÊGORIÔ 
NGÀY 3 THÁNG 9.2014



CHÚA THẤU SUỐT MỌI SỰ



Chính Chúa phơi bày những ý định trong thâm tâm con người.
“..người ta chỉ đòi hỏi ở người quản lý một điều,
là phải chứng tỏ lòng trung thành.
 Ðối với tôi, dù có bị anh em hay tòa đời xét xử,
tôi cũng chẳng coi là gì. .
Ðấng xét xử tôi chính là Chúa.
Vậy xin anh em đừng vội xét xử điều gì trước kỳ hạn,
trước ngày Chúa đến.
Chính Người sẽ đưa ra ánh sáng những gì ẩn khuất trong bóng tối,
và phơi bày những ý định trong thâm tâm con người”
(2Cr. 4, 1-5)

Lạy Chúa là Đấng thấu biết mọi sự,
chằng ai che dấu được Chúa,
chẳng ai luồn lách tránh được nhan Ngài.
rồi đây sự thật được phơi bày,
mọi ấn khuất sẽ ra sáng tỏ,
mọi xét xử sẽ thật công minh.
Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Thứ sáu sau CN XXII TN.
NGUỒN : (tại đây)

ht. Cám ơn cha Thành đã  nói dùm tâm tư những người ngay lành. Xét thấy sự làm thinh lâu dài của chúng tôi bao ngày tháng qua, nay cũng có kết quả. Kết quả ấy, những người tự chọc mắt họ cho mù hoặc lấy mấy tờ đô la che kín mặt thì họ chẳng thể thấy được, nhưng chúng tôi, những QUẢN LÝ TRUNG THÀNH VÌ LÒNG MẾN thì đã nhận ra rõ ràng. Vì thế, chúng tôi vui mừng trong Chúa mà xướng to lên Lời trong bài đọc 2 Cr.4,1-5 trên và cũng cùng thưa với Chúa lời cầu nguyện như cha Thành đã viết trên http://www.conggiaovietnam.net . Một câu, ngắn mà sâu :
Lạy Chúa là Đấng thấu biết mọi sự,
chằng ai che dấu được Chúa,
chẳng ai luồn lách tránh được nhan Ngài.
rồi đây sự thật được phơi bày,
mọi ấn khuất sẽ ra sáng tỏ,
mọi xét xử sẽ thật công minh.
BĐD.CMCVN.
(kỷ niệm ngày vợ chồng Ba Búa Long&Tuyết Long ( California) thuê luật sư Chiêu Minh gửi giấy dọa kiện BĐD.CMCVN. ra tòa, sau khi họ đã làm việc với Sr.Loan dòng MC - trích nội dung thông báo dọa của luật sư-).

TIN MÙA TRUNG THU NĂM NAY


ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VÀ "PHÉP LẠ BÁNH TRUNG THU" 
CHO TÙ NHÂN HỒNG KÔNG

Tờ báo NCR (National Catholic Reporter) mới đây đặt một câu hỏi:
"Phải làm gì khi bạn cần tới 10.000 bánh trung thu mà lại cần thật gấp rút?"
Câu trả lời là: "Hãy viết thư cho Đức Giáo Hoàng!"
Sự thực thì Đức Giáo Hoàng khó nghèo của chúng ta đã không cung cấp tất cả 10.000 chiếc bánh trung thu đâu, nhưng nghĩa cử của Ngài đã tạo ra một 'phép lạ' giống như xưa khi Chúa Giêsu làm phép lạ cho 5 cái bánh và 2 con cá để nuôi 5000 người đàn ông, chưa kể đàn bà và con trẻ.
Có người cho rằng phép lạ đích thực của 'hiện tượng bánh hoá ra nhiều' của Chúa xẩy ra được, chính vì cử chỉ tượng trưng của Ngài đã khuyến khích 'tinh thần san sẻ' giữa những người "có" và người "không có" trong đám đông.
Chúng ta không dám "lạm bàn" về phép lạ của Chúa vì làm như vậy là hoài nghi về quyền năng siêu nhiên của Thiên Chúa.  Tuy nhiên "Phép lạ bánh trung thu" mới đây nếu có thể gọi được là "phép lạ", thì rõ ràng đã xẩy ra bởi vì tấm gương "san sẻ" cho người nghèo của Đức Thánh Cha.
Đức Hồng Y Joseph Zen, 81 tuổi, giám mục về hưu của Hồng Kông, từ 4 năm nay vẫn làm việc mục vụ để chăm sóc tù nhân, những người cải huấn, cai nghiện, phục hồi chức năng của Hồng Kông.
Ngài thường mua bánh trung thu mỗi năm cho nơi Ngài tới thăm, vì phong tục ở đây là tìm về gia đình trong ngày tết trung thu để có thể chia sẻ những tấm bánh với những người có mặt và không quên để dành những lát bánh cho những người vắng mặt cũng như những người quá cố.
Cho nên, theo Đức Hồng Y Zen, thì tấm bánh trung thu mang một ý nghĩa rất đặt biệt về niềm vui gia đình, về đoàn tụ và hạnh phúc.  Tặng bánh trung thu cho tù nhân là một nghĩa cử đem lại nguồn an ủi và hy vọng cho họ.
Năm nay, Đức Hồng Y Zen ước vọng có được 10.500 chiếc bánh để tặng cho tất cả mọi tù nhân vào dịp Tết Trung Thu, ngày 19 tháng 9 tới đây.  Biết rằng Đức Phanxicô là một người đầy lòng thương xót, Đức Hồng Y Zen nói với AsiaNews, "Tôi đoán rằng Ngài cũng sẽ quan tâm đến việc tặng bánh trung thu cho các tù nhân ở đây."  Ngài đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng.
Đức Hồng Y đã đoán đúng.  Ngài nhận được hồi âm vào ngày 7 tháng 8 của Đức Giáo Hoàng như sau: "Thưa Đức Hồng Y quí mến, tôi sẵn sàng tham gia việc tặng bánh trung thu cho các anh chị em của chúng ta trong các nhà tù của Hồng Kông, Chúa Giêsu sẽ nhận ra chúng ta ở ngưỡng cửa Thiên Đàng.  Chúc mừng Tết Trung Thu!  Thân ái ban phép lành, PP Phanxicô."
Đức Hồng Y Zen đã nắm bắt lấy cơ hội, Ngài đã in nhiều tấm thiệp với lời hồi âm của ĐGH (dịch ra hán văn) và gửi cho những giáo hữu ở Hồng Kông xin họ hãy noi gương ĐTC.
Chỉ khoảng 2 tuẩn lễ, tiền quyên góp ào ạt đổ về, lên tới 170,000 đôla HK (22,000 USD), đủ để mua bánh cho mọi tù nhân.
Vào đầu tháng Chín, Đức Hồng Y Zen cho biết, "Tôi đã gửi cho Đức Thánh Cha một hộp bánh Trung Thu và chúc lễ hội đến Ngài."  Đó là một hộp bánh nhân hạt sen có 2 lòng đỏ trứng muối.
Ngài cho biết thêm "Khi tôi đến thăm các tù nhân vào cuối tháng Tám, họ nhắc nhở tôi về bánh trung thu," Ngài mỉm cười.  "Tôi chắc chắn rằng họ đã biết việc Đức Thánh Cha Phanxicô hổ trợ sự kiện này, vì họ thường theo dõi tin tức trên các báo."
Câu chuyện vui đã không ngừng ở đây, nhiều nhà thờ và tổ chức dân sự cũng đã noi gương ĐTC, quyên góp bánh trung thu và phân phối đến những người cao tuổi sống một mình và đến các gia đình có thu nhập thấp.
Niềm vui lễ hội đang lan rộng tới tất cả mọi người.
Chúc mừng Trung Thu
Têrêsa Thu Lan
http://vietcatholic.net/

CHUYỆN CHIẾC BÌNH NỨT


ht. Chúc Bạn tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật ngày mai thật sốt sắng .

CHUYỆN MINH HỌA :
LÀM ĐẸP
Có một câu chuyện kể với tựa đề ‘Chiếc thùng bị thủng’ như sau: Một người kia có hai chiếc thùng lớn để gánh nước. Một trong hai chiếc thùng ấy bị thủng. Vì thế, khi gánh từ giếng về, nước trong thùng chỉ còn một nửa. Chiếc thùng còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc thùng bị thủng cứ luôn áy náy vì đã không chu toàn nhiệm vụ.
Một ngày kia, chiếc thùng bị thủng mới thưa với ông chủ : - Tôi thật sự xấu hổ về mình, tôi muốn xin lỗi ông !
Ông chủ ngạc nhiên hỏi lại :
- Nhưng ngươi xấu hổ về chuyện gì ?
Chiếc thùng buồn bã trả lời :
- Chỉ vì cái lỗ thủng trên thân tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!
Đến đây thì ông chủ ôn tồn bảo :
- Không đâu, ngươi cứ yên tâm. Mỗi khi đi từ giếng về nhà, ngươi hãy chú ý nhìn xem những luống hoa bên vệ đường. Quả thật, dọc theo bên đường là những luống hoa thật rực rỡ.
Chiếc thùng bị thủng cảm thấy vui vẻ hơn được một lúc, nhưng rồi về đến nhà, nó vẫn chỉ còn được một nửa thùng nước. Chiếc thùng lại thấy ân hận :
- Tôi xin lỗi ông!
Ông chủ lại hỏi :
- Ơ hay, thế ngươi không nhận ra rằng hoa chỉ mọc ở bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được cái lỗ thủng của ngươi và ta đã tận dụng nó. Ta đã gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi, và trong những năm qua, chính ngươi không ngờ mình đã tưới cho chúng được tốt tươi. Ta đã hái những đóa hoa để trang hoàng cho căn nhà. Nếu không có ngươi, căn nhà của ta đâu có được tươi mát và duyên dáng như thế này !


Ông chủ đã sửa chữa khuyết điểm của chiếc thùng bị thủng rất là tế nhị và tài tình. Thay vì đem hàn lại lỗ thủng hoặc bỏ hẳn chiếc thùng đi, ông lại sử dụng nó vào hai nhiệm vụ, vừa gánh nước vừa tưới hoa. Điều này đã khiến nó không còn áy náy, mà trái lại, càng thêm hãnh diện vì đã đem lại lợi ích cho chủ nó.
SƯU TẦM

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

GÀ HOA






Ý NGHĨA CÂY CẦU


Tại một học viện quân sự, ngày kia huấn luyện viên ra đề tài cho các sĩ quan hãy vẽ một chiếc cầu. Cả lớp đều hiểu đó là một chiếc cầu được thiết kế cho mục đích quân sự, trừ ra một chàng sĩ quan có ý kiến khác hẳn. Anh đặt chiếc cầu trong bối cảnh thơ mộng của một ngọn núi, dưới ngọn núi là dòng sông mà hai bên bờ là những thảm cỏ xanh. Nổi bật nhất là hai cậu bé đang đứng trên cầu để câu cá. Huấn luyện viên không chấp thuận bài làm của anh và ra lệnh cho anh phải loại bỏ hai cậu bé. Thế là anh liền chuyển hai cậu bé xuống thảm cỏ xanh, nhưng huấn luyện viên càng tỏ ra tức tối, buộc anh không được để lại hình ảnh hai cậu bé trong bản vẽ. Cuối cùng anh vẽ hai cái mộ trên thảm cỏ xanh của bờ sông. Anh muốn nói cho huấn luyện viên biết rằng mình đã chôn hai cậu bé trong hai ngôi mộ đó.

Với tâm hồn nghệ sĩ hoàn toàn khác biệt với mục tiêu quân sự, anh quan niệm chiếc cầu được xây là để nối liền hai bờ sông hầu giúp con người qua lại mà liên hệ được với nhau. Thiếu sự đi lại của con người, chiếc cầu không những trở nên vô nghĩa, mà còn tượng trưng cho sự chết chóc xảy ra giữa con người với nhau.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

KHẨU NGHIỆP


ht.  Khi chưa theo đạo Công Giáo, ba mẹ tôi và chị em chúng tôi vẫn thường đi chùa và là những Phật tử siêng năng kinh kệ. Bên ngọai tôi đạo Phật. Tuần rồi, nghe tin dì tôi bị ngã rồi mất trí nhớ, tôi vội đến thăm. Dì là em út của mẹ tôi. Cả tuần nay dì tôi không đi chùa được nên nét mặt vừa xanh vừa sầu. Chú tôi kể lể : Chú đã nói với dì rằng ngày xưa tôi thương yêu bà thế nào thì bây giờ bà ốm đau tôi vẫn thương yêu bà bằng tình yêu ấy. Tôi nghe lời chú tôi nói mà cảm động.
Rồi chú tôi buồn buồn, hạ giọng : Dì mày chỉ khổ ở cái khẩu nghiệp. Tôi lại lan man suy nghĩ về hai chữ khẩu nghiệp trong câu nói của chú tôi. Đạo Phật bàn gì về khẩu nghiệp ? Khẩu nghiệp là gì ?
Và sau đó, về search trên mạng , tôi có ngay lời giảng sau đây : 
KHẨU NGHIỆP 
“Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, và nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma

và một câu chuyện rất hay của đạo Phật :
                   CHUYỆN về KHẨU NGHIỆP
Trong chùa, có một anh câm.  Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.  Anh ta lo mấy sào vườn ở sau chùa, lúc thì trồng rau, lúc thì trồng đậu, làm việc rất là siêng năng.  Lúc rảnh, anh ta vào bếp giã gạo và vào những ngày sóc vọng, chùa đông khách, anh ta giúp việc dưới bếp, và rửa bát ở bờ ao cạnh bếp.
Vì anh ta câm, nên chẳng ai nói với anh và nếu có việc cần nói thì phải ra hiệu.  Hết việc, tối nào anh cũng quanh quẩn ở trên chánh điện, quét dọn, lau chùi, và mỗi năm vào kỳ Kết hạ, mỗi lúc có khóa giảng thì anh ta cầm chổi đứng gần cửa phòng hội, ra vẻ đang quét nhà, nhưng thật ra là nghe giảng kinh ...
Một ngày kia, không thấy anh, vị tri sự bước vào căn phòng nhỏ xíu của anh ở góc vườn, lúc đó mới biết rằng anh câm bị đau, sốt nặng không dậy được.  Vị tri sự trình Tổ và mọi người thấy Tổ vào thăm anh câm.  Ngài ngồi với anh rất lâu và khi Ngài trở về phòng, nét mặt trang nghiêm của Ngài thoáng vẻ hân hoan.
Từ hôm ấy, chú tiểu ngày hai ba lần mang cháo vào cho anh câm và Tổ mỗi khi xuống thăm thì ngồi cả giờ, mọi người cho rằng anh câm có phúc, được Tổ thương và nếu có mệnh hệ nào thì được Ngài độ cho.
Vào đúng giờ Ngọ hôm đó, người ta thấy Tổ chậm rãi bước ra khỏi phòng anh câm và khi Tổ nhận thấy mọi người chắp tay vây quanh thì Tổ nói rất ngắn: “Ngài đã viên tịch rồi”.
Ai ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên: Tổ gọi anh câm cuốc vườn là Ngài! Tổ là một thiền sư đạo hạnh nổi tiếng không những trong vùng, mà ngay cả ở chốn kinh kỳ xa xôi nữa. Nhưng không ai dám hỏi Tổ cả.
Cho đến khi làm lễ hoả thiêu xong, bài vị của anh câm đã được đặt trên chùa, và khóa cầu siêu thường lệ chấm dứt, mọi người được nghe Tổ nói như sau:
“Thật ra, vị chấp tác làm vườn ở chùa ta là một vị tăng, không những là một vị tăng ở kiếp này, mà là từ kiếp trước. Kiếp trước, Ngài tu hành tinh tấn, nhưng Ngài vẫn tái sinh làm kiếp người, chưa lên được cõi trên vì nghiệp của Ngài còn nặng. Kiếp này, Ngài lại tu nữa, và do ta giúp đỡ, Ngài biết rằng Ngài chưa xóa được khẩu nghiệp. Vì thế Ngài phát nguyện tu tịnh khẩu nghiệp. Ngài tịnh khẩu, ai cũng tưởng là Ngài câm.  Đến nay thân, khẩu, ý của Ngài đều đã thanh tịnh nên Ngài đã ngộ, vì thế ta mới nói rằng Ngài tịch diệt.  Bàn thờ Ngài ở kia, có thể bỏ đi được, nhưng thôi hãy cứ để đấy, không phải là để cúng Ngài, mà chính là để nêu cái gương tu hành cho mọi người.”
Người nghe chuyện, ai ai cũng yên lặng cúi đầu, nghiền ngẫm về sự tu hành. Từ ngày đó, trong chùa, không ai bảo ai, người ta chỉ nói vừa đủ, những mong đến lúc nào đó tịnh được khẩu nghiệp, thoát khỏi sinh tử luân hồi như vị bồ-tát đóng vai anh câm làm việc sau chùa.



Nguồn : (tại đây)

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

THÁNH GIÁO HOÀNG GRÊGÔRIÔ CẢ


Ngày 03/09: Thánh Grêgôriô Cả, giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh
THÁNH GIÁO HOÀNG GRÊGÔRIÔ CẢ
MẪU GƯƠNG CỦA CÁC CHỦ CHĂN
VÀ GIỚI LÃNH ĐẠO XÃ HỘI
1. Đôi dòng tiểu sử
Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội mừng lễ kính Thánh Giáo hoàng Grêgôriô Cả. Để hiểu về cuộc đời của vị thánh được mọi người yêu mến này, thiết tưởng không có gì tốt hơn là chúng ta hãy lắng nghe bài chia sẻ của Đức Thánh cha Bênêđictô XVI gần đây.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với hơn 2000 tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật 03-9 tại dinh thự nghỉ mát Castel Gandolfo của ngài, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã cầu mong cho mọi người đặc biệt là các chủ chăn trong Giáo Hội cũng các như giới chức lãnh đạo trong xã hội, biết noi gương khiêm nhường phục vụcủa thánh Giáo hoàng Grêgôriô Cả, Tiến sĩ Hội Thánh.
Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: "Anh chị em thân mến, hôm nay mùng 3 tháng 9, Lịch phụng vụ Rôma kỷ niệm thánh Grêgôriô Cả, Giáo hoàng Tiến sĩ Hội Thánh. Ngài sinh khoảng năm 540 và qua đời năm 604. Đây là gương mặt đặc biệt, hầu như duy nhất của một con người phải được coi như là mẫu mực cho các chủ chăn cũng như các giới lãnh đạo cuộc sống công cộng. Thật thế, Đức Grêgôriô Cả trước hết đã là đô trưởng rồi đến Giám mục Rôma. Khi là quan của triều đình, ngài đã chứng tỏ mình là người có một khả năng đặc biệt về hành chánh và sự vẹn toàn luân lý đạo đức, đến độ mới chỉ có 30 tuổi mà ngài đã giữ chức vụ dân sự cao nhất thời bấy giờ là quan đô trưởng thành phố. Dù vậy, trong thâm tâm, ngài vẫn chỉ nghĩ tới ơn gọi viện tu của ngài. Khi thân phụ qua đời năm 574, ngài bắt đầu sống đời viện tu. Luật dòng Bênêđictô đã trở thành cơ cấu chi phối toàn bộ cuộc sống của ngài. Cả khi được Đức Giáo hoàng đề cử đi làm đặc sứ tại Đông Phương ở Constantinople, ngài vẫn cũng giữ cung cách sống của một tu sĩ viện tu, đơn sơ và khó nghèo.
Khi được triệu vời về lại Roma, mặc dù đang sống đời tu sĩ, ngài đã là cộng sự viên thân tín của Đức Giáo hoàng Pelagio II và khi Đức Giáo hoàng này qua đời vì bệnh dịch hạch, Đức Grêgôriô đã được mọi người tung hô ngài như người kế vị. Ngày 3 tháng 11 năm 590, trong khung cảnh trang nghiêm của thánh đường thánh Phêrô, Grêgôriô đã chính thức được bầu chọn làm giáo hoàng. Ngài tìm mọi cách tránh né chức vụ đó, nhưng sau cùng phải chấp nhận và buồn lòng rời tu viện, để tận hiến cho cộng đoàn, với ý thức là mình phải chu toàn một bổn phận và chỉ là một "tôi tớ các tôi tớ của Thiên Chúa". Ngài đã viết trong Luật Mục vụ như sau: "Thật sẽ không phải là khiếm tốn thục sự, khi một người hiểu rằng mình có bổn phận hướng dẫn ngài khác do ý muốn của Thiên Chúa, mà lại vẫn khinh chê nhiệm vụ cao cả đó"(Regola pastorale, I,6). Với sự nhìn xa trông rộng có tính cách ngôn sứ đó, Đức Giáo hoàng Grêgôriô đã trực giác được, nhờ sức mạnh quy tụ và nâng cao luân lý của Kitô giáo mà một nền văn hóa mới đã hình thành, một gia tài đang nảy sinh từ sự gặp gỡ giữa hai nền văn hóa Rôma và các dân tộc khác vẫn thường bị coi là “dân man rợ”.
Tiếp tục bài huấn dụ về gương mặt của Thánh Giáo hoàng Grêgôriô Cả, Đức Thánh cha Bênêđictô XVI nói: "Dù là một người có một sức khỏe yếu kém, nhưng thể chất luân lý của ngài luôn mạnh mẽ, nên thánh Grêgôriô Cả đã có được các hoạt động mục vụ và dân sự sâu đậm. Ngài đã để lại nhiều thư từ, bài giảng tuyệt diệu và một cuốn chú giải sách ông Gióp, các sáng tác về cuộc đời thánh Bênêđictô, ngoài ra còn có các văn bản phụng vụ và việc cải cách thánh ca, được mang chính tên của ngài. Đó là bình ca "Grêgôrianô".
Trong các tác phầm ngài để lại, phải công nhận tác phẩm nổi tiếng nhất của thánh nhân, chắc chắn vẫn là cuốn "Luật Mục vụ" như đã nhắc đến trên đây. Đối với hàng giáo sĩ, tác phẩm này rất quan trọng y như Luật của thánh Bênêđictô đối với các tu sĩ thời Trung Cổ". Và Đức Thánh Cha tóm gọn ý chính của tác phẩm đó như sau: "Cuộc sống của một người chăn dắt các linh hồn phải là một hoà hợp quân bình giữa sự chiêm niệm và hoạt động, được linh hoạt bởi tình yêu thương, để đạt tới một đỉnh cao nhất, khi biết cúi xuống trên các đau đớn sâu thẳm của người khác. Khả năng cúi xuống trên sự bần cùng đối với người khác là thước đo sức mạnh của lòng hăng say hướng tới tha nhân" (II, 5).
Các Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticanô II đã lấy hứng từ những giáo huấn luôn luôn thời sự này của thánh nhân để vạch ra hình ảnh của vị chủ chăn cho thời đại của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Trinh Nữ Maria để cho các chủ chăn của Giáo Hội và các các vị hữu trách các cơ cấu dân sự biết noi theo gương sống của thánh Grêgôriô Cả.
Vâng! Trên đây là lời chia sẻ rất thâm sâu về cuộc đời của Đức Thánh Giáo Hoàng Grêgoriô Cả.
2. Một vài Phép lạ còn được ghi nhận
Tuy quyền cao chức trọng, nhưng Đức Grêgôriô vẫn một niềm khiêm tốn. Ngài thường ngồi ăn với kẻ nghèo hèn và thường rửa chân cho họ. Một ngày kia, Ngài cầm bình nước đến rửa tay cho một người. Bỗng nhiên Ngài thấy họ biến đâu mất. Đến đêm, Chúa Giêsu hiện ra nói với Ngài rằng: “Người mà con đã tiếp hôm qua, đó là chính ta đấy”.
Lòng thương người của thánh Grêgôriô không đóng khung trong bốn bức tường của điện Vatican, nhưng còn lan tràn khắp nước Ý và tỏa rộng khắp năm châu. Ngày nay mỗi khi đọc những bức thư của Đức Grêgôriô ai cũng nhận thấy lòng thương yêu vô lượng của vị cha chung đối với người túng thiếu và bệnh tật? Chứng kiến đời sống khắc khổ và những cử chỉ bác ái của đức Grêgôriô, nhiều nhân vật trí thức và những người lạc giáo đã ăn năn trở lại. Đời sống thánh thiện của ngài đã thành ngọn đèn hướng dẫn muôn người. Nghiên cứu đời sống và hoàn cảnh xã hội, thời Đức Gregoriô, nhiều sử gia phải hạ bút kết luận bằng bốn chữ “Hoàng kim thời đại”.
Một ngày kia, Đức Thánh Cha cỡi ngựa ra ngoài thành. Bỗng nhiên thấy ngựa bất kham như muốn vật ngã mình xuống đất. Nhưng Thiên Chúa thông minh vô cùng đã cho ngài biết âm mưu của bọn pháp sư. Ngài giơ tay làm dấu thánh giá, tức thì quỉ sợ hãi la hét ầm ỹ rồi trốn ra khỏi ngựa. Chứng kiến phép lạ này, các pháp sư đều đồng tâm hối cải và xin thụ giáo. Sau một thời gian học tập, chính bàn tay khả kính và đầy lòng thương yêu của ngài đã rửa tội cho các hối nhân. Với tấm lòng nhân từ của người cha, và lòng quảng đại vô biên, ngài luôn mở rộng cửa lòng tiếp đón hết mọi hạng người.
Lm. Giuse Đinh Tất Quý

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

3.9: LỄ THÁNH GREGORIO CẢ.


CON RẮN CẮN CÁI CƯA


Đêm nọ, có một con rắn bò vào xưởng mộc kiếm ăn.
Chủ xưởng mộc này vốn khá bừa bộn, thế nên trên sàn rải rác các thứ dụng cụ, trong đó có một cái cưa.
Con rắn bò lòng vòng trong xưởng. Nó vô tình trườn qua cái cưa và bị ăn một vết cắt nhỏ.
Con rắn ngay lập tức cho rằng cái cưa đã tấn công mình. Cáu tiết, nó quay lại và cắn thật mạnh vào cái cưa. Phát cắn ấy khiến miệng nó bật cả máu.
Con rắn lại càng thêm nổi xung lên. Cái thứ đồ xám xịt này là gì mà dám làm tổn thương nó? Nó tiếp tục tấn công, không ngừng không nghỉ. Được một hồi, cả cưa be bét máu
Con rắn thấy vậy làm ra vẻ bằng lòng lắm. Cái cưa lúc này trong như đã “chết rồi.” Thế là rắn ta hí hửng bò đi.
Sáng hôm sau, người thợ mộc đến mở cửa xưởng. Vừa kéo cửa ra, ông vội bật lùi lại. Bên trong xưởng là một cái xác rắn hôi thối, bâu đầy ruồi bọ. Có vẻ nó chết do mất máu.
st.
Nguồn : (tại đây)

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

VỀ BÊN CHÂN CHÚA


Với một từ "bạn", theo tôi, chúng ta chỉ nên bàn về mặt tốt đẹp, đừng  với nghĩa xấu. Đã xấu với nhau ắt không còn phải là bạn nữa.
Như vậy, bạn, có nghĩa là người tốt, cư xử tốt, nói năng tốt, thái độ tốt, hành động tốt.
Hôm qua tôi đã phải tiếp chuyện một người, trước đây tôi vốn coi là bạn.
Nay, trong dịp gặp gỡ này,
người ấy  đã mạnh mẽ nói xấu một người thứ 3 vắng mặt.
Người ấy  đã xúi tôi làm một điều ngu xuẩn, hèn nhát.
Người ấy đã chê bai tôi vì tôi đã không phân bua, để bị hiểu lầm.
Người ấy đã phê bình tôi quá thật thà để bị bạn bè lừa.
Người ấy đã dàn cảnh cho tôi làm chứng dối.
Và còn hơn thế nữa,
người ấy đã đại diện cho sự dữ để cám dỗ tôi làm mất lòng Chúa.
Quý vị nghĩ xem, người này khuyên tôi từ bỏ thánh giá, nhận lấy vinh vang, an nhàn, được mọi người nghĩ tốt vì đã chịu lụy đồng tiền. "Tội gì phải khổ !", đó, người này đã nói vậy.
Ôi, trời ! Thế mà là bạn à ?
Khi tiếp xúc với người này, tôi cảm nghiệm thấm thía Lời Chúa trong bài Phúc Âm chính ngày :
"Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình?" (Mt 16,26)
Nghe Lời Chúa, hiểu và thấm Lời Chúa, đó là nhờ Ơn Thánh Thần.
Tạ ơn Chúa Thánh Linh đã ban cho con của ăn thiêng liêng là Hồng Ân hiểu được Lời Ngài, thật không gì vui sướng hơn. Và con muốn dùng Lời Ngài làm bửu bối để nói với ma quỉ rằng : "Hỡi satan, hãy xéo đi !"
Rồi tôi lặng thinh, về bên chân Chúa, NGƯỜI BẠN TUYỆT THÁNH của tôi.

ÁN OAN

Ảnh minh họa cho bài

ht. Bạn có bao giờ suy nghĩ  về một án oan dành cho ai  đó, do bởi cái lưỡi làm chứng gian của  bạn không ?
Một trong những nguyên nhân chính gây ra các bản “án oan nghiệt” đời thường như thế là: tách sự việc ra khỏi ngữ cảnh lớn hơn của nó. Khi ta lấy một chi tiết nhỏ trong một câu chuyện để giải thích cho toàn bộ câu chuyện thì ta có nguy cơ vướng vào hiểu lầm và gây ra tai hại. Những gì ta nhìn thấy hay nghe được có thể chỉ là một mẩu thông tin nhỏ xíu, một chi tiết không đáng kể trong một câu chuyện lớn hơn nhiều. Tầm nhìn, lỗ tai con người rất giới hạn. Nhiều khi, đàng sau những gì ta thấy ta nghe còn có cả một hoàn cảnh phức tạp. Chưa hiểu thấu hoàn cảnh ấy mà đưa ra đánh giá sẽ dễ dẫn đến oan khiên đáng tiếc, bất công đáng trách, hậu quả đáng buồn.
Gốc rễ của cách ứng xử nhiều sai sót này nằm ở một chữ “thiếu”: thiếu thông tin về bức tranh tổng thể của câu chuyện mà lại chủ quan vội vàng đưa ra nhận định; thiếu bình tĩnh, kiên nhẫn, lắng nghe cho hết mọi khía cạnh; thiếu lạc quan vào bản chất tốt đẹp của con người, trong đó có chính bản thân; thiếu khiêm nhường về sự giới hạn trong kiến thức của mình, nhưng lại cho mình là biết chuyện, rồi tự lấy quyền xét xử người khác; thiếu hiểu biết về bản thân mỗi khi có nỗi sợ trong lòng (lúc ấy người ta hay có khuynh hướng phóng chiếu nỗi sợ ấy ra bên ngoài lên tha nhân để tạo một cảm giác an ổn nào đó cho tâm lí mình, đây là một dạng của “suy bụng ta ra bụng người”); thiếu quân bình trong cái nhìn về con người (dễ dẫn đến tình trạng tập trung vào điều mình không thích nơi người khác thay vì ưu tiên nhìn điểm tốt đẹp nơi họ trước, vạch lá tìm sâu thì hay bị sầu tim); thiếu cái nhìn tích cực của Chúa, bởi khi con mắt tâm hồn tối tăm thì tất yếu sẽ khó nhận ra ánh sáng nơi tha nhân và dễ dàng lên án họ;…

YYYYYYY

Có một người đã từng gây ra ‘án oan’ khi ông truy lùng bắt bớ những người mang tên là Kitô hữu. Đó là Phao-lô. Lúc ấy ông cũng vội vàng kết luận và kết án họ khi chưa hiểu toàn bộ câu chuyện của họ liên quan đến Đức Giêsu. Phao-lô sau này đã viết: “Xin anh em đừng vội xét xử điều gì trước kỳ hạn, trước ngày Chúa đến. Chính Người sẽ đưa ra ánh sáng những gì ẩn khuất trong bóng tối, và phơi bày những ý định trong thâm tâm con người.” (1Cr 4:5)
Còn Đức Giêsu, Đấng duy nhất có khả năng thấu suốt mọi bí ẩn của tâm hồn, thì dạy rõ ràng: “Anh  em đừng xét đoán người khác.” (Mt 7:1; Lc 6:37; Ga 7:24)

Giuse Tuấn Việt, O.Carm.
(trích ÁN OAN trong Only 3 minutes)