#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

LÀM RẮN ĐỀ PHÒNG


Đầu rắn hổ mang đứt lìa vẫn cắn chết người
(Thế giới động vật) - Một đầu bếp Trung Quốc tử vong do vết cắn từ phần đầu đứt lìa của rắn hổ mang khi ông đang chuẩn bị món ăn làm từ thịt rắn.
Tờ Mirror (22/8) cho hay, một đầu bếp chuyên thịt rắn tên là Peng Fan ở Quảng Đông, Trung Quốc vừa bị một đầu con rắn hổ mang thuộc loại hổ mang phun Đông Dương (Indonchinese spitting cobra) cắn chết khi đang dọn dẹp các đầu lâu rắn đã được cắt bỏ trước đó 20 phút vào thùng rác.


Vết cắn đã nhanh chóng truyền nọc độc vào cơ thể Peng Fan. Cảnh sát địa phương cho biết, đầu bếp Peng đã chết trước khi anh có thể nhận được thuốc kháng độc ở bệnh viện.

Một phát ngôn viên của cảnh sát địa phương cho biết, đây là “một trường hợp bất thường. Nhưng dường như nó là một tai nạn. Anh Peng đã không may mắn. Lúc đó không có thuốc chống nọc độc kịp thời. Đó chỉ là một tai nạn bi thảm”.

Chuyên gia về rắn Trung Quốc Yang Hong Chang, người đã dành 40 năm nghiên cứu về rắn hổ mang, cho hay, không riêng gì rắn mà tất cả các loài bò sát đều có thể hoạt động cho đến 1 giờ sau khi nó bị mất một phần cơ thể, hoặc thậm chí toàn bộ phần thân của nó.


“Rất có thể đầu rắn vẫn còn sống và cắn vào tay Peng. Vào thời gian đó con rắn đã mất đầu, các chức năng cơ bản trên cơ thể của nó đã chết, nhưng nó vẫn còn có một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng, con rắn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay cả khi đầu của nó đã bị cắt đứt”, chuyên gia Yang tiết lộ.
Theo (tại đây)