#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

ĐOÁN XEM NÓ ĐƯỢC LÀM BẰNG GÌ ?


Đoán xem ba hình ảnh đầu tiên được làm bằng vật dụng gì ..?



   
Bạn đã đoán ra là làm bằng đồ gì chưa ạ ? Mời Bạn xem tiếp !



Bạn sẽ không thể tưởng tượng ra khi thọat nhìn bức ảnh  dưới đây. 
Nó đã được thực hiện như thế nào?




Tại Sydney, Australia – Với 3604 tách cà phê, người ta đã  lót thành chân dung Mona Melissa.
Điều này đã được thực hiện bằng cách thêm số lượng khác nhau của sữa vào 3604  tách cà phê để hình thành những cấp bậc khác nhau cho sắc độ của bức chân dung trên.

10 LÝ DO CHỊU ĐAU KHỔ


Horatio G. Spafford là một luật sư giỏi ở Chicago hồi thập niên 1800 và là bạn của nhà truyền giáo Dwight L. Moody.  Luật sư Spafford được kính trọng và tốt lành, nhưng ông vẫn không tránh khỏi những lúc khổ đau.
Trước hết, ông mất đứa con trai vì chứng ban đỏ (scarlet fever).  Rồi vốn đầu tư làm ăn cũng bị thua lỗ.  Không lâu sau đó, 4 cô con gái của ông chết trong một vụ đắm tàu ở Đại Tây Dương, chỉ còn bà vợ Anna của ông sống sót nhờ bám vào chiếc phao rồi được cứu.
 Tại sao bi kịch xảy ra với người tốt?  Luật sư Spafford không thể hiểu, nhưng rồi ông vẫn vững tin vào quyền năng của Thiên Chúa.  Mọi người có thể tôn vinh Thiên Chúa ngay cả trong những lúc đen tối nhất của cuộc đời.  Theo Kinh Thánh, đây là 10 lý do để chúng ta chịu đau khổ :

 1. Chúng ta chịu đau khổ vì chúng ta phạm tội.  Chẳng có ai công chính (Rm 3:10), nghĩa là ai cũng là tội nhân (Rm 3:23). Những người không có đức tin thì sống biệt lập với Chúa, còn những người có đức tin thì trải nghiệm từng khoảnh khắc, từng ngày, từng mùa... về niềm tin vào Thiên Chúa. Quy luật tâm linh được tạo ra để triệt tiêu tội lỗi trong đời sống của tín hữu, quy luật này nghiêm khắc, kể cả cái chết: “Ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình. Vì lẽ đó, trong anh em, có nhiều người ốm đau suy nhược, và cũng có lắm người đã chết.  Giả như chúng ta tự xét mình, thì chúng ta đã không bị xét xử.  Nhưng khi Chúa xét xử là Người sửa dạy chúng ta, để chúng ta khỏi bị kết án cùng với thế gian” (1 Cr 11:29-32).

 2. Chúng ta chịu đau khổ vì người khác phạm tội.  Vợ chồng và con cái chịu đau khổ vì bị lạm dụng.  Công dân chịu đau khổ vì chính quyền tham những.  Satan xúi giục vua Đa-vít thống kê dân số Ít-ra-en, và có 470.000 người chịu hậu quả (2 Mcb 10:20).  Chúa Giêsu chịu đau khổ và chịu chết không phải vì lỗi của Ngài mà vì tội lỗi của nhân loại.

 3. Chúng ta chịu đau khổ vì chúng ta sống trong thế giới tội lỗi.  Tai nạn và tai họa xảy ra, mỗi năm có hàng triệu người chết. Thánh Phaolô nói rằng “muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở” (Rm 8:22).  Đó là hậu quả của tội lỗi.

 4. Chúng ta chịu đau khổ vì chúng ta được tự do chọn lựa.  Quyền năng Thiên Chúa và khả năng của con người là hai sự thật trong Kinh Thánh.  Chúng ta không là robot, chúng ta có thể chọn lựa vì Thiên Chúa cho chúng ta quyền tự do.  Đôi khi sự chọn lựa của chúng ta gây đau khổ – cho mình và cho người khác.  Randy Alcorn viết: “Nếu Thiên Chúa tước hết vũ khí và ngăn chặn các tài xế say xỉn, thế giới này sẽ không là thế giới thật để con người chọn lựa…  Trong một thế giới như vậy, người ta sẽ chết mà không có nhu cầu, chỉ thấy mình ở Địa ngục”.

 5. Chúng ta chịu đau khổ vì sự sống đời đời.  Thế giới này không là nhà của chúng ta, chúng ta chỉ là khách vãng lai.  Chúng ta là công dân Nước Trời.  Thánh Phaolô nói: “Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất” (Dt 11:13).  Chính đau khổ ngăn cản chúng ta bám víu vào thế gian này, vì thế gian sẽ qua đi.

 6. Chúng ta chịu đau khổ để không gặp điều tệ hại hơn.  Đau khổ làm cho chúng ta tập trung vào nguyên nhân, để cố gắng sửa đổi trước khi tệ hại hơn.  Cơn sốt dẫn chúng ta tới bác sĩ, tại đây chúng ta được chẩn đoán và chữa trị.  Ở mức lớn hơn, đau khổ cho chúng ta biết có gì đó bất ổn, và dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu.  Bóng tối, đau khổ, cô đơn, lo buồn...  Mọi thứ đó giúp chúng ta nắm bắt thực tế cuộc sống, giúp chúng ta cần đến Chúa.

 7. Chúng ta chịu đau khổ để thông phần đau khổ với Đức Kitô và nên giống Ngài.  Thánh Phaolô nói: “Vấn đề là được biết chính Đức Kitô, nhất là biết Người quyền năng thế nào nhờ đã phục sinh, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng có ngày cũng được sống lại từ trong cõi chết” (Pl 3:10-11).  Nhờ kinh nghiệm đau khổ mà chúng ta có thể an ủi người khác khi họ chịu đau khổ.  Khi chúng ta chịu đau khổ là chúng ta được nên giống Đức Kitô.  Thánh Phaolô phân tích: “Một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2 Cr 4:17).

 8. Chúng ta chịu đau khổ để tôn vinh Thiên Chúa.  Chúa Giêsu động viên chúng ta nếu chúng ta chịu đau khổ vì danh Ngài: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa” (Mt 5:10-11).  Ngài cảnh báo rằng thế gian sẽ ghét chúng ta vì họ đã ghét Ngài trước (Ga 15:18).  Trong thư gởi giáo đoàn Do Thái, chương 11, có người nhờ đức tin mà được chúc lành bằng của cải và thành công, có người lại được chúc lành bằng đau khổ và cái chết.  Thiên Chúa không phân loại các anh hùng đức tin này tùy trường hợp của họ, Ngài chỉ tôn vinh họ vì vững mạnh đức tin.  Nếu các Kitô hữu có cuộc sống thoải mái thì sẽ làm cho Phúc Âm hấp dẫn vì các lý do sai lệch.

9. Chúng ta chịu đau khổ để trưởng thành tâm linh.  Chúa Giêsu là Đấng hoàn hảo, vậy mà Ngài còn phải chịu đau khổ để học được đức vâng phục.  Thánh Phaolô cho biết: “Nhờ Chúa, tôi rất vui mừng vì cuối cùng thấy tình cảm của anh em đối với tôi lại thắm thiết.  Tình cảm đó vẫn sống động, nhưng anh em chỉ thiếu dịp tỏ ra.  Không phải vì thiếu thốn mà tôi nói thế, bởi lẽ tôi đã học sống tự lập trong bất cứ hoàn cảnh nào.  Tôi sống thiếu thốn cũng được, mà sống dư dật cũng được.  Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả.  Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết” (Pl 4:10-13).  Thánh Phaolô xác định: “Để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Satan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại” (2 Cr 12).

 10. Chúng ta chịu đau khổ để hy vọng vinh quang Nước Trời.  Kh 21:4 nói: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ.  Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”  Thánh Phaolô nói: “Tôi nghĩ rằng những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta” (Rm 8:18).

 Có nhiều lý do để chúng ta chịu đau khổ, đôi khi khó nhận biết chính xác.   Như trường hợp Thánh Gióp, ông không bao giờ biết việc đánh cược của Satan với Thiên Chúa.  Nhưng đây là sự thật:

Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi đau khổ của chúng ta.
Thiên Chúa vẫn hiện hữu ở bên chúng ta khi chúng ta gặp đau khổ.
Thiên Chúa luôn hành động với chúng ta khi chúng ta gặp đau khổ.
Nếu Thiên Chúa muốn chúng ta biết lý do, Ngài sẽ nói với chúng ta (qua Kinh Thánh hoặc cách nào đó).
Thiên Chúa tác động qua cái ác và đau khổ để sinh ra điều tốt, loại bỏ điều xấu mà Satan và kẻ xấu có thể làm cho chúng ta.
Ngày nào cũng có đau khổ, nhưng hãy nghĩ về hạnh phúc vĩnh hằng ở Nước Trời mai sau.  Randy Alcorn viết: “Số phận của chúng ta không lệ thuộc vào những người kiện cáo, hoặc những chính trị gia, luật sư, giáo viên, huấn luyện viên, sĩ quan quân đội, hoặc chủ nhân.  Họ có thể chống lại chúng ta – và Thiên Chúa hoàn toàn có thể chuyển những điều xấu thành điều tốt nhất cho chúng ta”.

Trầm Thiên Thu (chuyển ngữ từ OnceDelivered.net)
http://conggiao.info/index.aspx

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

NGƯỜI THỨ BA



Người thứ ba  (Mt 25, 14-30)
Đó chính là vấn đề của người thứ ba trong dụ ngôn. Dụ ngôn nói nhiều nhất về trường hợp này, bởi vì hoàn cảnh của người này phù hợp với tất mọi người chúng ta ở chiều sâu, không chỉ trong ý thức nhưng nhất là trong vô thức. Bởi vì một cách khách quan có sự khác biệt nhiều ít, nhưng cảm nhận của chúng về điều mình có và điều mình là luôn luôn là ít và là ít nhất. Và khi chúng ta rầu rĩ về mình, đó chính là lúc chúng ta đang ghen tị với người khác và tất yếu chúng ta sẽ kêu trách Thiên Chúa, là Đấng Tạo Dựng, khởi đi hình ảnh lệch lạc về Người: tại sao Chúa ban cho con có bao nhiêu đó, tại sao Chúa “bất công”, tại sao Chúa hà khắc như vậy…?
Chúng ta nên cảm thông với người thứ ba, vì anh chỉ có một nén thôi. Tuy nhiên, anh phải bình an với sự khác biệt này, cho dù là rất khó, vì đây là sự khác biệt thua thiệt. Anh phải vượt qua và mọi người cần giúp anh vượt qua thử thách này. Trong xã hội và có khi ngay ở bên cạnh hay chung quanh chúng ta, có rất nhiều người ở trong tình trạng này. Chính chúng ta được mời gọi xác tín với tâm tình tri ân cảm tạ bản thân mình như thế đó là một ơn huệ và chúng ta có sứ mạng giúp người khác có cùng một xác tín như vậy. Và người khác có khi là chính anh em hay chị em của chúng ta trong gia đình hay trong cộng đoàn.
Người thứ ba trong dụ ngôn có hình ảnh méo mó về điều mình có, nên tất yếu có hình ảnh méo mó về người chủ, và chắc chắc có hình ảnh méo mó về người khác nữa: “tại sao anh lại may mắn hơn tôi?” Thái độ tự ti, mặc cảm, hành động co cụm, yếm thế, lãng phí là những hệ quả tất yếu. Và cuối cùng anh trở thành nạn nhân của chính hình ảnh méo mó mà anh có về người chủ: anh nghĩ người chủ hà khắc, sự hà khắc ập xuống trên anh. Điều này có nghĩa là, khi mình nghĩ xấu và sai về người khác, thì cái xấu và cái sai đã hành hạ mình rồi, từ sâu thẳm tự bên trong.

 Giuse Nguyễn văn Lộc

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI SỐNG


Vào khoảng 3 giờ sáng ngày 17 tháng Tám, 1999, một trong những trận động đất kinh hoàng nhất đã xảy ra trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ.  Nó đã san bằng hàng trăm công trình kiến trúc và làm thiệt mạng hàng ngàn người.
Khi động đất xảy ra, một kế toán viên 40 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ là Yuksel Er vừa mới đi ra từ phòng vệ sinh ở lầu ba trong khu chung cư sáu tầng lầu.
Bỗng dưng, mọi thứ bắt đầu quay cuồng. Chính ông cũng lảo đảo và bị rơi vào dòng thác cuốn của đồ vật.  Trong 45 giây tiếp đó tai ông như điếc vì tiếng động mạnh.
Và rồi, bỗng dưng mọi sự im lặng một cách ghê sợ.
Khi Yuksel tỉnh dậy, ông thấy mình bị kẹt dưới đống gạch vụn trong một vùng thật tối.
Trong khoảng cách nhỏ bé đó, ông không thể nào cựa quậy được, chỉ có thể nằm yên ở đó.
Trên mình ông và chung quanh ông là những vụn vỡ của tòa chung cư sáu tầng lầu.
Lúc đầu ông tưởng là tận thế.  Nhưng khi nghe thấy tiếng rên rỉ ở xa xa, ông biết là một điều gì khác đã xảy ra.
Trong bốn ngày liền, ông không ăn uống gì.  Ông dùng thời giờ để cầu nguyện, suy nghĩ về đời sống và tự hỏi đời sống sau khi chết sẽ như thế nào.
Lúc đầu, ông còn la lớn kêu cứu.  Nhưng thấy vô ích ông im lặng dưỡng sức.
Ông bắt đầu nhớ đến gia đình, và nhất là đứa con trai 13 tuổi mà ông vừa mới la rầy nó chỉ vài giờ trước trận động đất - vì nó cứ dành máy computer của gia đình để chơi "game".
Sau đó vào ngày thứ tư, khoảng một giờ sáng, ông nghe có tiếng gọi quen thuộc.  Chỉ trong vài phút, ông nhận ra tiếng của đứa cháu và thằng con 13 tuổi.  Chúng đào xới đống vụn để lôi ông lên.
Khi đứa con trai lôi được ông ra khỏi đống gạch vụn, điều đầu tiên nó nói là, "Bố ơi, con sẽ không bao giờ làm bố giận nữa."  Ông Yuksel trả lời, "Bây giờ thì không còn quan trọng nữa, vì bây giờ mọi sự sẽ khác biệt."
Sau này, khi ở trong bệnh viện, Yuksel nói với gia đình và bạn hữu: "Đây là cuộc đời thứ hai của tôi.   Tôi sẽ cố gắng tận dụng cuộc đời ấy."  Và rồi ông khóc.  Giống như tiếng khóc  carry-cross của đứa bé mới lọt lòng mẹ.
Trước trận động đất, Yuksel sống với những ưu tiên và mục đích, không khác gì những ưu tiên và mục đích của chúng ta.  Sau cảm nghiệm ấy, các ưu tiên và mục đích của ông thay đổi cách đáng kể.
Điều này đưa chúng ta đến bài Phúc Âm hôm nay.  Trong bài Chúa Giêsu nói rằng, "Nếu ai trong các con muốn đến với Thầy, phải từ bỏ mình, vác thập giá của con và theo Thầy."
Ở đó chúng ta cũng thấy Chúa Giêsu cảnh cáo các môn đệ về sự ngu dại khi giành được thế gian nhưng đánh mất điều quan trọng nhất trong tất cả: là sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
Sau cùng, chúng ta cũng thấy Chúa Giêsu nói: "Con Người sẽ thưởng cho họ tùy theo hành động của họ."
Hãy trở về với câu chuyện của Yuksel.  Khởi đầu tưởng rằng là một thập giá nặng nề, nhưng sau cùng lại là một phước lành lớn lao.
Nó đã dạy cho ông và thúc giục ông sống thời gian còn lại theo một phương cách xứng hợp với Chúa, và với suy nghĩ của Thiên Chúa chứ không phải của Satan.
Cũng giống như trận động đất đã thay đổi cuộc đời ông Yuksel, bài Phúc Âm hôm nay cũng nhắm đến một kết quả tương tự cho chúng ta - tối thiểu cho một số người trong chúng ta.  Có lẽ, như Phêrô, lối suy nghĩ về đời sống của chúng ta trở nên nguy hiểm hơn và càng giống với kiểu cách suy nghĩ của Satan hơn là của Thiên Chúa.
Có lẽ, giống như Phêrô, chúng ta đang mất dần ý nghĩa của đời sống. Một đời sống không hoàn toàn vì vui thú và không muốn tránh càng nhiều thập giá càng tốt.
Đúng ra, đó là một đời sống để được phần thưởng là sự sống đời đời. Đó là lối sống trong những năm còn lại của chúng ta ở đời này để giúp chúng ta gặt được phần thưởng là sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
Rõ rệt hơn nữa là vác thập giá hằng ngày của chúng ta và chấp nhận các thập giá ấy trong tinh thần mà Chúa Giêsu đã chấp nhận thập giá của Người.
Và đây là phần đáng kể. Một khi chúng ta bắt đầu sống như Chúa Giêsu đã dậy, chúng ta sẽ khám phá ra điều mà Yuksel đã tìm thấy.
Nó sẽ thay đổi mọi sự, và bỗng dưng, điều tưởng như một thập giá to lớn lại trở nên một ơn sủng lớn lao trong đời này và đời sau.
Hãy kết thúc với câu chuyện để nói lên điều chúng ta muốn nói:
Một vài năm trước đây, Gene Stallings đã huấn luyện đội banh trường đại học Alabama để thắng được 22 trận và được coi là trường đứng hạng hai về "football".  Nhưng không phải biến cố này, mà là một biến cố khác, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời của ông. Đó là việc sinh hạ đứa con trai, Johnny.
Khi bác sĩ nói với ông Stallings rằng Johnny sẽ bị hội chứng Down (chậm phát triển) và có lẽ không sống lâu hơn bốn năm, ông đã ngất xỉu.
Ba mươi năm sau, Johnny vẫn còn sống.  Nói về ảnh hưởng của Johnny trong cuộc đời, ông Stallings cho biết:
"Cháu rất đặc biệt!  Tất cả sự yêu thương của cháu thì vô điều kiện. Cháu không đạt thành tích gì.  Cháu hoàn toàn vị tha."
Trong rất nhiều dịp, ông Stallings tuyên bố rằng cho dù có thể đảo ngược mọi sự và bắt đầu lại với một đứa con không bị bệnh Down thì ông cũng không muốn như vậy.  Ông nói, "Tôi cảm nhận được rất nhiều ơn lành."
Điều mà ông Stallings nghĩ rằng sẽ là một thập giá lớn lao trong đời thì lại trở nên một ơn sủng lớn lao-cả ở đời này và ngay cả ở đời sau.
Đây là Tin Mừng của Phúc Âm hôm nay. Đây là Tin Mừng mà chúng ta cử hành trong phụng vụ này.
Đó là Tin Mừng khi chúng ta vác thập giá của mình và theo Chúa Giêsu, có thể thay đổi cuộc đời chúng ta.  Nhưng nó sẽ đem lại một bình an và phước lành mà chưa bao giờ chúng ta tưởng tượng ra hay hy vọng tới - và ngay cả dám mơ tưởng đến.

LM Mark Link, SJ

TRANG SÁCH BỊ GẤP NẾP



          Có một bài thơ cổ của một tác giả vô danh. Bài thơ mang tựa đề “The Folded Page” (Trang sách bị gấp nếp). Sau đây là một đoạn trong đó :

“Trên căn gác một nhà xưa cổ,
Khi hạt mưa từ mái nhà đổ xuống,
Tôi ngồi đó lật từng trang tập cũ.
Bỗng nhận ra một trang bị gấp nếp,
Ghi dòng chữ của mình hồi nhỏ :
“Thầy giáo bảo : tạm bỏ qua điều này,
Vì hiện tại nó rất ư khó hiểu”.
Tôi liền mở nó ra và đọc,
Đoạn mỉm cười và gục gặc đầu nói :
“Thầy có lý, bây giờ tôi mới hiểu”.
Trong cuộc đời có nhiều trang khó hiểu
Ta chỉ việc gấp lại và viết lên :
“Thầy giáo bảo : tạm bỏ qua điều này
Vì hiện tại nó rất ư khó hiểu”.
Rồi một ngày nào đó trên nước Trời,
Mở trang cũ ra đọc lại ta sẽ nói :
“Thầy giáo có lý, bây giờ tôi mới hiểu”.
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Amen.
st.

THÁNH TÊRÊSA CHỊU ĐỰNG

             
       
          Trong cuốn “Một tâm hồn”, thánh nữ Têrêsa Hài đồng có kể :”Hai chúng con giùng giằng lèo xèo làm cho mẹ Bề trên (đang liệt bệnh) mở mắt thức dậy, thế là mọi lỗi đổ cả lên đầu con. Chị kia liến thoắng nói một thôi dài, mà đại ý chỉ có thế này : Chính là tại Têrêsa Hài đồng đã làm om sòm. Nóng mặt, con muốn cãi lại ngay... Nhưng con bảo mình : nếu mà cãi phải cho mình bây giờ, chắc sẽ mất sự bằng an trong lòng. Đàng khác, vì còn kém nhân đức lắm, nên con đã không thể đứng yên để nghe chị ấy đổ tội cho mà không thưa lại một vài lời cho ra nhẽ, con liền tính kế “Dĩ đào vi thượng sách” (Trích Một tâm hồn, tr 40-41).

        Nghĩ xong, con lủi đi như con quốc... nhưng vì trái tim quá hồi hộp thổn thức không thể bước đi xa được, chân như rủn ra, con phải cưỡng bách ngồi xệp xuống chân thang để được bình tĩnh tạo hưởng cái thú không chiến mà thắng.

Dĩ nhiên, Thánh Têrêsa đã thực hiện thành công chiến thắng này với một tình yêu Chúa nồng nàn. Ước gì con yêu Chúa được như vậy.Amen.

DẤU NHẬN RA CHÚA


Có lần một nhà truyền giáo hỏi lớp giáo lí Thánh Kinh : nếu các bạn thấy một nhóm gồm 12 người đàn ông rất giống nhau, trong đó có đức Kitô, làm sao các bạn nhận ra Ngài ? Nhiều người bảo không biết. Nhưng một em bé nói : "Nhờ những dấu đanh trên tay Ngài".
(trích bài giảng lm. Hồ Bặc Xái)

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

LƯỠI DAO


Trong một đống đổ nát tanh bành của cuộc đời ngắn ngủi này, người ta thấy ngổn ngang những tấm bia mộ của các nạn nhân bị chết vì các loại dao, trong đó có một loại dao được sử dụng nhiều hơn tất cả các loại khác cộng lại là dao…lưỡi. Nạn nhân gồm cả hai thành phần: những người bị dao lưỡi giết và những kẻ đã dùng dao lưỡi hại người mà bị phản đòn.
Ở góc trái của đống đổ nát, có tấm bia ghi: “Người ta đã nói xấu sau lưng tôi để triệt hạ uy tín của tôi. Tôi đã chết trước cả khi tắt thở. Họ có biết rằng nói xấu là cố sát, là cố tình giết người, là phạm vào điều răn thứ 5 hay không?”
Gần tấm bia ấy, có dòng chữ trích dẫn Kinh Thánh đại ý như sau: “Đặt điều bịa chuyện để hại người là do ma quỷ (Mt 5:37). Ma quỷ thì phản nghịch Thiên Chúa.”
Ở góc bên phải, có một lời thú nhận muộn màng: “Tôi đã dựng chuyện lên để bôi nhọ tha nhân. Thật ra tôi đã tự bôi nhọ chính mình. Người nghe tôi nói xấu đã nhận ra rằng chính họ cũng có thể bị nói xấu sau lưng với một ai khác. Và họ đã lánh xa tôi kể từ đó.”
Ở phía dưới đống đổ nát, có một tấm màu ngói ghi lời ăn năn: “Tôi đã núp dưới danh nghĩa thiện chí để cho mình quyền nói xấu người khác sau lưng. Tôi vi phạm nguyên lý căn bản “Mục đích tốt không thể biện minh cho phương tiện xấu.” Thêm nữa, tôi còn trực tiếp làm hại tâm hồn và nhân cách của bạn bè khi lôi kéo họ vào câu chuyện của tôi.”
Đàng sau tấm màu nâu trên, có tấm bị rỉ sét nhưng chữ vẫn đọc được: “Tôi đã gọi một người anh em bằng tên của một thứ quái vật. Đó là một tội tày trời vì bất cứ con người nào cũng là thụ tạo quý giá được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa hằng sống và chính Chúa Kitô đã đổ máu đào của mình ra cho họ. Vậy mà tôi đã mỉa mai công trình của Thiên Chúa, đã coi thường máu Chúa Kitô. Tôi đã phủ nhận phẩm giá của chính con người tôi.”
Có tấm bảng đen xì viết bằng chữ màu xám xịt ở một góc khuất, xem ra là của một kẻ còn sống đi ngang qua đã bỏ lại: “Nói bậy là tự làm bẩn miệng. Nói xấu là tự gắn dao vào lưỡi.” Người ấy còn trích một lời từ sách Châm Ngôn trong Kinh Thánh: “Lời xoa dịu tựa cây ban sự sống, lời nham hiểm làm tan nát tâm can.” (Cn 15:4)
Ở chính giữa đống đổ nát ấy, có một tấm bảng trắng viết bằng mực xanh rằng: “Miệng lưỡi Thiên Chúa tạo dựng nên để cho con người gửi đến nhau những lời tốt đẹp của yêu thương mà xây dựng cuộc sống trần gian.”

Đứng trước đống đổ nát gây ra bởi “dao lưỡi”, thánh Phao-lô đã nhắc: “Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe. …Ðừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Ðức Kitô.”(Eph 4:29) Thánh Gia-cô-bê thì bảo: “Ai cho mình đạo đức mà không kiềm chế miệng lưỡi, là tự dối lòng mình, vì đó chỉ là thứ đạo đức hão.” (Gcb 1:26) Chúa Giêsu một ngày kia nói với đám đông đang nghe Người: “Xin nghe đây và hiểu cho rõ: Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế.”
Amen!

Giuse Việt
Nguồn : (Tại đây)

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

ĐÔI DÉP


Đứa bé nhìn đôi dép mới trên kệ hàng ở chợ bằng đôi mắt thèm thuồng.
Rồi nhìn xuống đôi chân nhỏ của mình đang đi đôi dép cũ và bẩn, trông đến thảm hại.
Nó chạy về nhà, lấy kéo cắt phăng chiếc quai dép nó đang đi và cho mẹ biết sự thể.
Mẹ nó hỏi :
- Vậy bây giờ con muốn gì ?
- Con muốn mua dép mới.
Người mẹ bệnh tật  nhỏ nhẹ bảo :
- Mẹ sẽ mua dép mới cho con, nhưng là mai, vì hôm nay mẹ lỡ mua thuốc hết tiền. Mẹ sẽ nhịn thuốc, lấy tiền mua dép cho con.
Đứa bé mếu máo, xệch miệng !....
Đến đây, tôi không hiểu đứa bé đang thương mẹ nó hay nó thương chính nó !
Thì để ngỏ vậy......
ht.

BÀI HỌC HẠNH PHÚC



Bài học hạnh phúc từ Đức Giáo Hoàng Francis.
Trên tạp chí Argentina Viva, giáo hoàng Francis tiết lộ danh sách 10 bí quyết để sống hạnh phúc mà ông muốn gửi gắm tới tất cả mọi người.

1. Hãy sống thật với chính bản thân mình
Nhà thơ Mỹ Jay Parini cho rằng trước đó giáo hoàng Francis đã nhắn gửi thông điệp này khi khẳng định ông không đủ tư cách để đánh giá người đồng tính. Giáo hoàng nói: “Hãy bước về phía trước và để cho mọi người khác làm như vậy”.
Hãy sống thật với bản thân như Đức Giáo Hoàng. Ngài giản dị, gần gũi, vui tính, tràn đầy yêu thương, bao dung và bác ái
Khoảnh khắc hài hước của Đức Giáo Hoàng khi chủ trì hôn phối cho cặp đôi trẻ tại quảng trường Thánh Peter
2. Hãy sống vì người khác

Đó là hãy đóng góp thời gian và tiền bạc của bản thân mình cho những người cần đến chúng. Đừng nên sống thụ động, trơ lì. Giáo hoàng Francis cho rằng mọi người cần cởi mở, vị tha và hào phóng với người khác.
Ngài khiêm nhường quỳ xuống hôn chân giáo dân trong một nghi lễ.
Ngài còn là người gần gũi với tất cả mọi người và đặc biệt rất yêu thương trẻ em

3. Hãy sống một cách điềm đạm và lặng lẽ
Giáo hoàng dẫn lời nhà văn Argentina Ricardo Guiraldes mô tả một người thời trẻ “giống như một dòng chảy mạnh qua tất cả”, nhưng khi trưởng thành thì nên trở thành “một dòng sông tĩnh lặng, thanh bình”.
Đức Giáo Hoàng luôn giản dị trong đời sống thường nhật, khiêm cung và lặng lẽ 

4. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc thư thái
Giáo hoàng cho rằng chủ nghĩa tiêu thụ quá mức đã gây những nỗi lo âu vô cơ đối với nhiều người. Do đó mọi người cần dành thời gian nghỉ ngơi, chơi đùa với con cái. Các gia đình khi ăn cơm nên tắt tivi để có thể nói chuyện với nhau nhiều hơn.
Ngài cũng luôn dành thời giờ để tận hưởng khoảnh khắc thư thái. Bóng đá và điệu Tango là sở thích của Ngài.

5. Hãy dành chủ nhật cho gia đình
Giáo hoàng cho biết đây là một trong những điều răn trong Kinh thánh và đó là cách sống lành mạnh.

6. Hãy tìm việc làm cho người trẻ
“Chúng ta phải sáng tạo trong tìm việc cho người trẻ. Nếu họ không có cơ hội việc làm, họ sẽ rơi vào các tệ nạn như ma túy” - giáo hoàng nhấn mạnh. Ông cho rằng không cần phải giàu có, nhiều tiền, chỉ cần tìm thấy niềm vui trong công việc là đủ.

Ngài cũng luôn hết sức gần gũi với giới trẻ

7. Hãy tôn trọng tự nhiên
Theo giáo hoàng, suy thoái môi trường là một trong những thách thức lớn nhất đối với con người. “Câu hỏi mà chúng ta cần hỏi bản thân là phải chăng loài người đang tìm cách tự sát khi đối xử với tự nhiên một cách bừa bãi và bạo ngược như vậy” - giáo hoàng nói.

8. Hãy ngừng những suy nghĩ tiêu cực
Giáo hoàng cho rằng việc suốt ngày than thở về cái xấu và sự tiêu cực của người khác cho thấy sự thiếu tự tin của chính bản thân mình. Hãy để cho những điều tiêu cực trôi nhanh.

9. Hãy tôn trọng tín ngưỡng của người khác
Theo giáo hoàng, mỗi người đều có quyền nhìn thế giới theo cách riêng của họ và chúng ta phải tôn trọng điều đó.
Đức Giáo Hoàng Fancis: "Mỗi người đều có quyền nhìn thế giới theo cách riêng của họ và chúng ta phải tôn trọng điều đó".

10. Hãy làm việc vì hòa bình
Giáo hoàng khẳng định chúng ta đang sống trong một thời kỳ có nhiều xung đột và cần phải kêu gọi hòa bình. Trên thực tế giáo hoàng từng đến Trung Đông để kêu gọi người Israel và Palestine đối thoại với nhau. Ông từng nhấn mạnh hậu quả lớn nhất của chiến tranh chính là những đứa trẻ thiệt mạng, bị tật nguyền hoặc trở thành mồ côi.
Luôn làm việc vì nền hòa bình và tình yêu thương

(Theo TTO)

MỘT BỮA ĂN

ht. Cám ơn Nguyễn thị Kim Dung đã chia sẻ bài suy tư ý nghĩa này cho ht.

Một hôm, cô gái cãi nhau với mẹ. Sau đó, cô bỏ nhà ra đi. 
Cô ta chạy rất lâu. Thấy phía trước có tiệm mì, lúc đó, cô mới cảm thấy đói bụng. 
Nhưng khi cô sờ vào túi, thì một xu cũng không có. Bà chủ tiệm mì là người tốt bụng, tinh tế. Thấy cô gái đứng đó liền hỏi: 
-“Có phải con muốn ăn mì”.
Cô gái trả lời một cách ngại ngùng: “Nhưng con không mang theo tiền”.
-“Không sao, bà có thể mời con ăn”.
Bà chủ mang đến một tô mì nóng hổi. Cô ta rất cảm kích, mới ăn được một ít, thì nước  mắt đã chảy ra, rơi xuống tô mì. Bà chủ an ủi: 
-“Con làm sao vậy?”.
Cô gái vừa lau nước mắt vừa nói: “Con không sao cả, con chỉ cảm kích. Con và bà không hề quen biết nhau, vậy mà bà đối xử với con thật tốt, còn nấu mì cho con ăn nữa. Nhưng con đã cãi lời mẹ và mẹ đã đuổi con ra khỏi nhà. Mẹ còn bảo con đừng quay trở lại nữa”. 
Bà chủ nghe xong, rồi bình tĩnh nói :
- “Sao con lại nghĩ như vậy? Con nghĩ thử xem, bà chỉ nấu cho con ăn một bữa, mà con lại cảm kích. Vậy mẹ con đã nấu mười mấy năm cơm gạo cho con ăn, sao con không cảm ơn mẹ mà còn cãi nhau với mẹ ?”. 
 Cô gái lặng người.
Cô ăn hết tô mì một cách vội vã, rồi lập tức chạy vế nhà.
 Khi về đến nhà, thì thấy mẹ đang đứng chờ cô trước cửa. Vừa thấy cô người mẹ rất vui mừng: -“Mau vào nhà, cơm mẹ đã nấu xong, thức ăn đã nguội hết rồi”. 
Lúc đó, nước mắt của cô gái lại trào ra !

Thử suy nghĩ xem, có khi chỉ nhận được một chút ân huệ của người đẩu đâu, chúng ta lại rất cảm kích và nhớ ơn, nhưng đối với ân tình của người thân ngay bên thì chúng ta lại làm lơ như không hề thấy.


Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

CON LÀ ĐÁ, ÔNG LÀ ĐÁ, BÀ LÀ ĐÁ...


“Con là đá, Ông là đá, Bà là đá, Quý Anh Chị em là đá”
   Chúa Nhật XXI TN A

“Nầy con là đá, trên viên đá này Ta xây Giáo Hội muôn đời kiên trung,
  Này con là đá, Satan sức hùng mưu ma vẫy vùng không hề chuyển rung”.

Quý Ông Bà và Anh Chị em thân mến,
Mỗi lần chầu Phép Lành Mình Thánh Chúa, thì hầu như mọi nhà thờ từ Nam chí Bắc đều hát lên lời cầu cho Đức Giáo Hoàng cùng một giai điệu quen thuộc, một giai điệu mà Lm. Nhạc sĩ Hoài Đức đã lấy cảm hứng từ những lời khẳng định của Chúa Giêsu ngỏ với Phêrô trong Tin Mừng hôm nay: “Con là đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và cửa địa ngục sẽ không thắng được”.
Phêrô, ngư phủ, không phải ai khác; trên Phêrô hèn yếu này, một Phêrô trầm trầy trầm trật với nhiều khiếm khuyết… chứ không phải trên một người đạo đức tài giỏi nào khác; và quan trọng hơn, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, chính Thầy, đích thân Thầy, không ai khác, chính Thầy hành động trên Phêrô; một cách nào đó có thể nói, không phải Phêrô làm mà Đức Giêsu làm. Thầy ở đây, chính là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết và sống lại hiển vinh.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta đọc thấy bao tên tuổi lẫy lừng như César Đại Đế, bách chiến bách thắng như Napoléon, vang bóng một thời như Tần Thuỷ Hoàng... vân vân và vân vân… nhưng ôi thôi, tất cả đều nằm xuống và đi vào dĩ vãng, may lắm là được nhắc đến qua sử sách; ở đó, hậu thế đọc thấy không chỉ có công mà cả tội, tội ngàn đời của họ… Đang khi Kitô giáo, với một nhóm ngư phủ ít ỏi đầu tiên mà người đứng đầu là Phêrô èo uột lại kiên cường loan báo Tin Mừng Phục Sinh hơn 2000 năm qua và mãi cho đến cùng vì “Này đây, Thầy ở cùng anh  em mọi ngày cho đến tận thế” như Đấng Phục Sinh đã nói.
Những lời của Gamalien thời Hội Thánh sơ khai khi người ta bắt bớ các tông đồ thật chí lý : “Tôi xin nói với quý vị: hãy để mặc những người này. Cứ cho họ về, vì nếu ý định hay công việc này là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá huỷ được; không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên Chúa”.
Vâng, Hội Thánh là công trình của Thiên Chúa dù chỉ bắt đầu với một nhóm nhỏ tưởng như không làm nên tích sự gì. Phải, chỉ có Thiên Chúa mới chọn gọi kiểu đó, Người làm chơi như thiệt, làm thiệt như chơi; vì dưới ánh sáng đức tin, chúng ta nhận ra rằng, Hội Thánh là công việc của Trời, là công trình không phải do tay người phàm làm nên. Chính Đấng Sống Lại Từ Cõi Chết xây nên Hội Thánh của Ngài chứ không ai khác; không một sức mạnh, không một một thế lực nào khác giữa loài người hay chết này. Ôi huyền nhiệm!
Và rồi, thưa Quý Ông Bà và Anh Chị em,
Âm sắc lời khẳng định “Con là Đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” Đức Giêsu nói với Phêrô ngày nào, giờ đây, cũng đang vang vọng với mỗi chúng ta, cách riêng trong năm Tân Phúc Âm Hoá Gia Đình này. “Con là đá, Ông là đá, Bà là đá, Quý Anh Chị em là đá”. Không phải là những viên đá cảnh hay những khối cẩm thạch được các nghệ nhân thổi hồn; nhờ đó, đá biết cười, biết thở, biết khắc khoải, biết thổn thức… nhưng chúng ta, những viên đá bằng xương bằng thịt, mỗi ngày được Thánh Thần Chúa thổi hơi, thổi Lời, tác động và thanh luyện, được thịt máu châu báu Thánh Thể nuôi sống… chúng ta thao thức, chúng ta trăn trở, chúng ta vui mừng, chúng ta cùng lo lắng với Hội Thánh và những gì Hội Thánh đang để tâm… Chúng ta là những viên đá sống động được Thiên Chúa dùng mà xây nên Ngôi Đền Thờ thiêng liêng của Người như lời thánh Phêrô nói trong thư thứ hai của ngài.
Quý Ông Bà và Anh Chị em,
Phêrô là đá, các đấng bậc trong Hội Thánh là đá, cả chúng ta, những người làm ông làm bà làm cha làm mẹ, những bạn trẻ… chúng ta là đá, trên đá nầy, Đức Giêsu xây nên toà nhà Hội Thánh của ngài. Lại là một huyền nhiệm!
Bài đọc thứ hai hôm nay nói với chúng ta: “Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: phán quyết của Người làm sao hiểu được, đường lối của Người làm sao dò thấu!”.
Chúng ta đang sống trong Năm Tân Phúc Âm Hoá Gia Đình, năm mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam kêu gọi các gia đình hãy là một cộng đoàn cầu nguyện, cộng đoàn bảo vệ sự sống, cộng đoàn yêu thương, cộng đoàn loan báo Tin Mừng; nghĩa là hãy trở nên những viên đá sống động dựng xây Toà Nhà Hội Thánh thế kỷ 21 này.
Thứ nhất, gia đình chúng ta phải là những viên đá sống động trong việc cầu nguyện. Cầu nguyện phải là sống còn của gia đình. Một trong những món quà quý báu nhất cha mẹ có thể ban tặng cho con cái là tập cho con cái biết yêu thích cùng thưởng thức những giây phút cầu nguyện một mình. Không cách nào để thực hiện điều đó tốt hơn là dùng chính gương sáng cầu nguyện của mình. Hình thức thứ hai của việc cầu nguyện trong gia đình là cầu nguyện chung: đọc kinh trong gia đình. Kinh nghiệm cho biết, các gia đình bỏ kinh, bỏ cơm... là dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt. Có hình ảnh nào dễ thương hơn khi mọi người được lắng nghe Lời Chúa trong những giây phút này. Hãy để Chúa Thánh Thần dạy dỗ mỗi khi đêm về nhiều hơn… thay vì cả nhà ngồi chầu trước con “quái vật một mắt” để nghe con người dạy bảo. Đố Anh Chị em, “con quái vật một mắt” là gì?, thưa, cái Tivi đó.
Thứ hai, gia đình chúng ta phải là những viên đá sống động trong việc bảo vệ sự sống. Theo Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc, mỗi năm, toàn thế giới có đến 42 triệu thai nhi bị giết chết, nhưng Việt Nam chúng ta đã chiếm hết 3,3 triệu sinh linh, nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á và là một trong 5 nước phá thai nhiều nhất trên thế giới. Trong diễn văn nhận giải Nobel Hoà Bình năm 1979, Mẹ Têrêxa Calcutta đã phát biểu: “Tôi cảm thấy sự phá hủy bình an ghê gớm nhất thời nay chính là phá thai. Đó là chiến tranh trực tiếp, giết người trực tiếp. Nếu một người mẹ còn có thể giết chính đứa con của mình, thì có gì bảo đảm rằng bạn không giết tôi và tôi không giết bạn vì giữa chúng ta nào có mối liên hệ gì?”. Toàn thế giới gọi người là Mẹ, nhưng được bao nhiêu người lắng nghe những lời tâm huyết ấy? Anh Chị em, là người công giáo, con cái của Hội Thánh, chúng ta hãy ra sức xây dựng một nền văn minh tình thương, chứ không tiếp tay cho nền văn minh sự chết.
Thứ ba, gia đình chúng ta phải là những viên đá sống động trong việc yêu thương. Một trong hai mục đích của đời sống hôn nhân Kitô giáo là yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Nếu tình yêu là mặt này của một đồng tiền, thì mặt kia sẽ là hy sinh… Ngày nay, đời sống gia đình đang đối diện với bao vấn đề nghiêm trọng, vì lẽ, ở đó thiếu vắng cảm thức của những hy sinh. Hãy bám chặt vào Chúa, cầu xin với Thánh Giuse và Đức Mẹ, cách riêng, khi Anh Chị em phải đương đầu với những nghịch cảnh trong đời sống hôn nhân, khi Anh Chị em không còn hy vọng ở gia đình và khi Anh Chị em nghĩ đến việc rời bỏ mái ấm như lời vị Đại Diện Đức Thánh Cha, Leopoldo Girelli, chia sẻ tại Đại Hội La Vang, Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc vừa qua.
Thứ tư, cũng là điểm cuối cùng, gia đình chúng ta phải là những viên đá sống động trong việc Loan Báo Tin Mừng. Thoáng nhìn qua Giáo Hội Hàn Quốc, nơi mà cách đây đúng 10 ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô vừa viếng thăm. Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục Seoul, cho biết, từ thập niên 1980, trong những năm chuẩn bị lễ phong thánh các vị tử đạo 1984, Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc đã phát động phong trào “Một Cọng Một”, nghĩa là mỗi tín hữu phải làm sao giúp cho một người khác theo đạo. Nhờ đó, số tín hữu đã gia tăng gấp đôi. Trong 10 năm qua, số tín hữu công giáo Hàn Quốc đã tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu. Như thế, Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội phát triển mạnh nhất châu Á. Và hiện nay, Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình "Rao Giảng Tin Mừng Hai Mươi Hai Mươi", nghĩa là vào năm 2020, số tín hữu công giáo đạt tỷ lệ 20% tổng dân số Hàn Quốc, lý tưởng là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay để đạt con số 10 triệu người công giáo.
Quý Ông Bà và Anh Chị em,
Đức Hồng Y Gracias nói : “Gương mù cho thế kỷ nầy là chúng ta y hệt như mọi người khác”, dửng dưng như người khác, thờ ơ như người khác và lạnh lùng như người khác. Không, chúng ta không phải là những viên đá chết, những viên đá vô hồn thụ động… nhưng là những viên đá sống động, cầu nguyện chân thành, nhất mực bảo vệ sự sống và hết lòng bác ái yêu thương mọi người để tiếp tục loan báo Tin Mừng của Chúa… dẫu chúng ta yếu hèn như Phêrô, hoặc tệ hơn cả Phêrô, bởi chúng ta tin rằng, với ơn Chúa ban, chính Chúa đang hoạt động trên chúng ta, gia đình chúng ta hầu mỗi người, mỗi gia đình mãi là một viên đá sống động đang được Thiên Chúa dùng để tiếp tục xây nên Toà Nhà Hội Thánh của Người, một Hội Thánh trẻ trung xinh đẹp, sống động và bền vững đến muôn đời. Amen.

Lm. Minh Anh (Gp. Huế)

"CON LÀ ĐÁ" (Mt 16,18)


"Con là Đá, Thầy sẽ ban cho con chìa khoá nước trời" (Mt 16,18)

CHÚA NHẬT TUẦN 21 TN – A

Bấm nghe Lời Chúa Hôm Nay: 
MP3  (tại đây)
BÀI ĐỌC I:  Is 22, 19-23
"Ta sẽ để chìa khoá nhà Đavít trên vai nó".
Đây Chúa phán cùng Sobna, quan cai đền thờ rằng: "Ta sẽ trục xuất ngươi ra khỏi địa vị ngươi, và Ta sẽ cách chức ngươi; trong ngày đó, Ta sẽ gọi đầy tớ Ta là Êliaqim, con trai Helcia. Ta sẽ lấy áo choàng của ngươi mà mặc cho nó, lấy đai lưng của ngươi mà thắt cho nó, sẽ trao quyền ngươi vào tay nó, nó sẽ nên như cha các người cư ngụ ở Giêrusalem và nhà Giuđa. Ta sẽ để chìa khoá nhà Đavít trên vai nó: nó sẽ mở cửa và không ai đóng lại được; nó đóng cửa lại và không ai mở ra được. Ta sẽ đóng nó vào nơi kiên cố như đóng đinh, và nó sẽ trở nên ngai vinh quang nhà cha nó".  

ĐÁP CA:  Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 6 và 8bc
Đáp:  Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa .
1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, vì Chúa đã nghe lời miệng con xin; trước mặt các thiên thần, con đàn ca mừng Chúa; con sấp mình thờ lạy bên thánh điện Ngài. -  Đáp.
2) Và con sẽ ca tụng uy danh Chúa, vì lòng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi con kêu cầu, Chúa đã nhậm lời con, Chúa đã ban cho tâm hồn con nhiều sức mạnh. -  Đáp.
3) Quả thực Chúa cao cả và thường nhìn kẻ khiêm cung, còn người kiêu ngạo thì Ngài ngó tự đàng xa. Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời; xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa.  -  Đáp.

BÀI ĐỌC II:  Rm 11, 33-36
"Mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người".
Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được! Vì chưng, nào ai biết được ý Chúa? Hoặc ai đã làm cố vấn cho Người? Hay ai đã cho Người trước để Người sẽ trả lại sau? Vì mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người: nguyện Người được vinh quang đến muôn đời. Amen.  

HALLELUIA:  Ga 14, 5
Halleluia, Halleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống: không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Halleluia.


PHÚC ÂM:   Mt 16, 13-20
"Con là Đá, Thầy sẽ ban cho con chìa khoá nước trời".
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở". Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Đức Kitô.
Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, phải bị giết, và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".

ht. Chúc Bạn tham dự Thánh Lễ ngày mai thật sốt sắng !

MỚI HÔM QUA THÔI !

Trong một nhà giữ lão ở Montreal
Họ ngồi đó
Bên nhau
Đàn ông
Đàn bà
Không nhìn
Không nói
Họ ngồi đó
Gục đầu
Nín lặng
Ngửa cổ
Giật nhẹ tay chân
Có người
Trên chiếc xe lăn
Chạy vòng vòng
Có người
Trên chiếc xe lăn
Bất động
Họ ngồi đó
Hói đầu
Bạc trắng
Móm sọm
Nhăn nheo
Mới hôm qua thôi
Nào vương
Nào tướng
Nào tài tử
Nào giai nhân
Ngựa xe
Võng lọng
Mới hôm qua thôi
Nào lọc lừa
Nào thủ đoạn
Khoác lác
Huênh hoang
Mới hôm qua thôi
Nào galant
Nào qúy phái
Nói nói
Cười cười
Ghen tuông
Hờn giận
Họ ngồi đó
Không nói năng
Không nghe ngóng
Gục đầu
Ngửa cổ
Móm sọm
Nhăn nheo
Ngoài kia
Tuyết bay
Trắng xóa
Ngoài kia
Dòng sông
Mênh mông
Mênh mông…

Đỗ Hồng Ngọc
(Montréal, 1993).

KHI BỊ ONG CHÍCH


Cách Trị Hữu Hiệu Vết Ong (Vò vẽ) Chích
> Vân Hải ( Sưu Tầm ) 

Những ai làm việc trong vườn , cắt cỏ , tưới cây , đem thùng rác ra bên ngoài hoặc nấu ăn ngoài trời , hay làm bất cứ việc gì ngoài trời , cũng nên biết điều này . Tôi hy vọng các bạn không bị ong hay vò vẽ chích , trước khi có sẵn vài đồng pennies (xu) trong túi .

Vài tuần trước đây , tôi bị ong chích khi đang làm việc ngoài vườn . Cánh tay tôi xưng lên , tôi phải đến bác sĩ . Bệnh viện cho tôi kem bôi và thuốc trị dị ứng . Ngày hôm sau , chỗ xưng phồng to thêm , và tôi phải đến gặp bác sĩ quen . Cánh tay bị làm độc cần thuốc trụ sinh . Bác sĩ nói « Lần sau nếu ông bị ong chích nữa , thì nhớ để đồng xu (pennies) lên chỗ bị chích trong 15 phút » .
Buổi tối hôm đó , cháu gái tôi bị hai con ong chích . Tôi nhìn vết chích và thấy nó bắt đầu xưng lên . Thế là tôi lấy một đồng xu đặt lên tay cháu trong 15 phút . Sáng hôm sau , chẳng nhìn thấy vết chích nữa . Chúng tôi chỉ cho rằng cháu tôi không bị dị ứng thôi . Sau đó chính tôi lại bị ong chích nữa khi làm vườn , hai lần đều do con ong vò vẽ chích trên cánh tay trái . Tôi nghĩ rằng mình lại phải đến bác sĩ nữa thôi . Nhưng tôi lấy ngay một đồng xu đặt lên vết chích và đợi 15 phút . Sáng hôm sau , tôi không nhận ra nơi con vò vẽ đã chích tôi . Không bị đỏ lên cũng không bị xưng lên .
Nếu bạn chia sẻ kinh nghiệm này với mọi người để tránh trường hợp tương tự . Bạn nên có sẵn vài đồng xu trong túi hay ngay tầm tay .
Bác sĩ nói rằng « chất đồng trong đồng xu đã vô hiệu hoá nọc độc của ong » . Thật là hiệu quả . Xin bạn nhớ như thế và vui lòng chuyển tin này đến các thân hữu , các con và cháu của bạn .



Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

CHÚA Ở ĐÂU ?


Vào một Chúa Nhật nọ, người ta thấy một người lạ mặt ngồi lại sau Thánh Lễ lâu giờ. Họ không nhớ đã gặp người này trước đây. Anh ta ngồi đó, nhìn chằm chằm vào một khung cửa kiếng màu. Một lúc sau, ông quản phụ trách việc đèn đóm cửa giả nhà thờ đến xin lỗi anh ta để đóng cửa vì đã hết giờ. Lúc rời nhà thờ, người lạ mặt hỏi:
“Chúa ở đâu?”
Ông quản bất ngờ trước câu hỏi này.
“Ý anh là sao?”
“Ý tôi là: Chúa ở đâu?” Người lạ mặt lặp lại câu hỏi.
“Chúa ở khắp mọi nơi. Cách riêng, anh đang đứng trong nhà thờ nơi có Nhà Tạm. Và chúng ta tin rằng Chúa hiện diện nơi đây.” Ông quản trả lời thế nhưng người lạ mặt không có ý hỏi về sự hiện diện của Chúa trong Nhà Tạm. Anh ta đang vật lộn với những vấn đề khác.
“Nhưng tại sao anh lại hỏi như thế?” ông quản hỏi anh.
Tên của người lạ mặt là Yumi. Sau khi xong trung học, mười lăm năm về trước, anh không đi Lễ thường xuyên nữa. Thời gian trôi qua, kiến thức đức tin của anh cũng mai một dần, không được cập nhật. Khi cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 xảy ra tại New York, anh tức giận với Chúa và chấm dứt việc đến nhà thờ hòan tòan. Anh đổ lỗi cho Chúa về cái chết của em họ mình khi Tòa Tháp Đôi sập xuống. Sự tức giận của anh lớn dần lên trong lòng, không chỉ đối với Chúa mà còn đối với con người nữa.
Nghe ông quản hỏi tại sao anh lại hỏi câu hỏi ấy, anh trả lời: “Hãy nói cho tôi biết tại sao tội ác xảy ra trên thế giới này. Tại sao ngay cả những người tin vào Chúa cũng làm những sự ác với tha nhân?”
“Đúng vậy, anh bạn à. Một số tín hữu đã làm hại người khác,” ông quản đáp.
“Nhưng tại sao họ tin Chúa mà vẫn làm như thế?” Yumi tiếp tục đặt vấn đề.
Lúc ấy vợ của ông quản xuất hiện ở cửa. Bà ấy đã đứng ở ngòai nãy giờ để chờ chồng cùng về nhà. Ông quản nói với Yumi:
“Tôi xin lỗi phải đi bây giờ. Có lẽ chúng ta sẽ gặp lại và chia sẻ nhiều hơn.”
“Tôi cũng hi vọng là vậy, nhưng không sao. Chúc anh chị buổi tối tốt lành.”
“Cảm ơn anh. Chúc anh cũng thế nhé. À, đây là tờ hiệp thông trong giáo xứ. Anh có thể đem về dùng.”
“Xin cảm ơn!”
+++
Buổi tối hôm ấy, Yumi nghe thêm tin tức về chiến cuộc ở Trung Đông. Thêm nhiều người chết và bị thương. Anh lắc đầu buồn bã và tức giận, nhưng trên hết anh cảm thấy khó hiểu và bất lực. “Đủ rồi,” anh hét lên khi xem tin tức, “tại sao các người đối xử với nhau tệ hại như thế?”
Anh tắt ti-vi đi như thể không chịu nổi nữa. Lúc ấy anh chợt thấy tờ hiệp thông của giáo xứ trên bàn. Vì lý do nào đó, anh cầm lên và đọc lướt qua trang đầu tiên. Mắt anh bắt gặp một câu hỏi in đậm: “Tại sao Chúa không ở trong cơn gió bão hay trận động đất hay lửa mà lại ở trong cơn gió nhẹ hiu hiu?” Phía dưới câu hỏi là một bài đọc trích từ sách Các Vua quyển thứ nhất, chương 19, kể về chuyện ngôn sứ Ê-li-a đang chạy trốn khỏi cuộc lùng giết của hòang hậu I-de-ven. Ông tìm thấy một cái hang và núp ở đó. Một thiên sứ đến bảo ông hãy ra ngòai đứng trên núi trước nhan Đức Chúa vì Người sắp đi qua đây. Ê-li-a nghe tiếng gió bão ầm ầm xẻ núi non, đập vỡ đá, rồi đến một trận động đất, rồi đến lửa, nhưng Chúa không ở trong chúng. Cuối cùng xuất hiện một làn gió nhẹ hiu hiu. Thiên Chúa hiện diện trong đó. Chi tiết này làm cho Yumi dừng lại suy nghĩ. Anh nhớ đã nghe bài đọc này nhiều lần trước đây khi anh trẻ hơn, nhưng anh chưa bao giờ để ý đến chi tiết này. Dường như anh mới khám phá ra điều gì mới lạ.
Điện thọai di động trong túi áo khóac của anh đổ chuông. Một số điện thọai lạ đang gọi anh. Nhưng anh quyết định trả lời. Giọng nói từ đầu dây bên kia có vẻ rất tức giận:
“Nghe đây, từ giờ trở đi, đừng để tao thấy mặt mày nữa, hoặc là tao sẽ đập cho một trận. Tao thề với Chúa đấy. Hiểu chưa?”
Yumi cảm thấy sốc bởi giọng nói lạ kia. Anh trả lời: “Xin lỗi, ông là ai? Tôi nghĩ ông đang nói chuyện lầm người.”
Giọng nói bên kia ngừng lại. Yumi nghe ông ta “ồ” một tiếng rồi cúp máy mà không xin lỗi gì.
Lúc này Yumi chợt hiểu bài Kinh Thánh trong tờ hiệp thông của giáo xứ anh mới đọc. Câu trả lời cho câu hỏi in chữ đậm rất đơn giản: Chúa không ở trong gió bão hay động đất hay lửa vì Người không phải là một vị Chúa bạo lực. Chúa có thể làm tất cả mọi sự vì Người là Đấng Tòan Năng, nhưng Người luôn luôn chọn con đường dịu hiền và an lành bởi vì Người là Thiên Chúa của Tình Yêu (1Gioan 4:8). Cú điện thọai từ một người lầm số có thái độ hung hãn, thậm chí còn dùng cả danh Chúa cho hành động bạo lực của mình, đã giúp Yumi hiểu rõ hơn về các hành xử bạo lực của con người. Nguồn gốc của lọai hành xử này nằm ở sự hiểu sai hiểu lầm về Thiên Chúa. Khi người ta không hiểu rõ sự thật rằng Chúa tuyệt đối chống lại bạo lực, họ sẽ không từ khước sự dữ của bạo lực. Trường hợp tồi tệ nhất là tin rằng Chúa đồng ý với bạo lực vì trong trường hợp ấy người ta sẽ dùng danh Chúa mà gây hại cho tha nhân. Điều xấu nhất là cho rằng Chúa sẽ thưởng công cho các hành động bạo lực.
Với khám phá này, Yumi bật Ti-vi lên lại để xem tin tức thế giới. Thêm một cảnh tượng các ngôi nhà đang bị cháy rụi đi do mấy kẻ cuồng tín gây ra. Những gì đang xảy ra cho thấy rõ sự thật rằng họ đã hiểu sai về Chúa.
Lúc này là 11 giờ 15 phút đêm. Điện thọai di động của anh lại đổ chuông. Một số lạ nữa! Anh lưỡng lự không muốn trả lời. Một vài phút sau, số đó lại gọi anh. Dù ái ngại nhưng anh quyết định bắt máy.
“Chào Yumi, Minsa đây. Còn thức không?”
“Còn. Số mới của cậu à? Có chuyện gì không?”
“Ừa, tớ đổi số. Tớ mới nghe biết thằng bạn Stipud dạo này rất hay uống rượu say.”
“Sao vậy?” Yumi hỏi.
“Nó nói nó muốn tự trừng phạt mình vì đã xúc phạm đến bạn gái trước mặt một đám đông.” Minsa đáp.
Yumi nhận ra ngay rằng khi người ta không thấy Chúa luôn là Đấng bất bạo lực thì họ sẽ cho phép mình trở nên bạo lực, không chỉ đối với tha nhân mà còn đối với chính bản thân họ nữa. Bất cứ một dạng bạo lực nào cũng đều trái ngược với ý của Thiên Chúa thật. Đàng sau bạo lực là Satan. Nó tìm mọi cách để xui khiến con người dính dáng đến bạo lực, từ tư tưởng cho đến hành động, từ già đến trẻ, từ khỏe đến ốm. Nó tận dụng mọi hòan cảnh để cám dỗ người ta bạo lực với chính mình và với tha nhân.
 “Minsa, cậu thấy đấy, trong trường hợp này Stipud đang sống bạo lực đến hai lần, trước hết là với bạn gái và bây giờ với chính bản thân nó. Đơn giản nó chỉ cần chân thành xin lỗi làm hòa với cô ấy và tiếp tục tiến lên trong cuộc sống. Tớ sẽ gọi điện cho nó ngày mai xem có giúp gì được không. Cảm ơn cậu cho tớ biết nhé Minsa!”
“Cảm ơn Yumi!”
            Ngày nay, Yumi không còn tức giận Chúa nữa. Ngược lại, anh yêu Người hơn. Thỉnh thỏang anh thầm thì: “Tội nghiệp Chúa quá đi!” Anh đã khám phá ra một phương pháp cho mình và muốn chia sẻ nó với những ai có cùng nỗi trăn trở giống anh trước đây. Phương pháp đó là: thay vì hỏi “Chúa ở đâu?” thì nên trả lời cho đúng một câu hỏi sâu xa hơn “Chúa là ai?” Yumi dán lên tường tờ hiệp thông anh nhận từ người ông quản trong nhà thờ hôm bữa, rồi vẽ một mũi tên màu xanh chỉ hướng lên phía trên. Anh làm thế là vì: Ê-li-a nhận ra Thiên Chúa thật trong sự dịu hiền của Người. Nhưng sự thể hiện tốt nhất về Thiên Chúa được thể hiện nơi Thầy Giêsu chịu đóng đinh trên cây thập giá phía trên tờ hiệp thông. Là hình ảnh trung thực nhất của Thiên Chúa, Thầy Giêsu đã chống lại cám dỗ hành xử bạo lực dưới mọi hình thức và bằng mọi giá. Ai là môn đệ Thầy thì cũng phải chống lại cám dỗ này bằng mọi giá và dưới mọi hình thức.
Joseph Viet, O.Carm.

CON LỪA VỚI Ý NGHĨA CUỘC SỐNG


Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng.
Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì.
Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. 
Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt.  
Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
P/s: Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. 
Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. 
Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.
(st)

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

DI CHÚC BẮC KỲ TỰ DO


ht. Cám ơn nhạc sĩ Tuấn Khanh về bài viết và những hình ảnh trong bài nhắc tôi thấy được cảnh mợ tôi bế tôi lên tầu há mồm năm ấy.
ht. (một "Bắc kỳ 9 nút")

Di chúc Bắc Kỳ tự do

Cho C. và những người bạn đất Bắc của tôi
Câu chuyện kỷ niệm 60 năm về hành trình đến miền Nam của hơn một triệu người trôi qua lặng lẽ. 20 tháng 7, 1954 trở thành lịch sử thế giới, nhưng chưa bao giờ đủ với những câu chuyện kể về số phận và suy nghĩ của riêng người Việt. Tôi chờ đọc một áng văn nào đó, nói về suy nghĩ của những người miền Nam khi nhìn thấy dòng người Bắc Kỳ này, khi họ đến đồng bằng, chảy về thành phố, nhưng không thấy. Tràn ngập những bài viết chỉ là nỗi nhớ tha hương, là ký ức và lòng kiêu hãnh của những người tìm tự do từ phía Bắc. Vì vậy, tôi muốn ghi ra chút ít ở đây, về cái nhìn của một người miền Nam, về cha mẹ, ông bà của bạn bè Bắc Kỳ, dù họ còn hay đã mất.
Hai tiếng “Bắc Kỳ” xuất hiện trên miệng trẻ con miền Nam, và cả của tôi, suốt một thời gian dài, chỉ là sự trêu chọc ban bè cùng lứa, vì một kiểu ngữ âm rất khác mình. “Bắc Kỳ” trong ký ức từng là một tâm cảm bị ám thị, thiếu thiện cảm hơn cả khi so sánh với “Ba Tàu”. Chỉ khi tạm đủ chữ trong đầu, biết thêm về đất nước này, hai chữ “Bắc Kỳ” trong tôi mới thật sự thay đổi. Có lẽ cũng giống như tôi, nhiều người miền Nam hời hợt kỳ thị đã tự làm cho mình bớt xấu hổ bằng cách lập ra những hạng mục khác như Bắc kỳ 9 nút (54), Bắc kỳ 2 nút (75)… để bày tỏ rõ hơn trong nhìn nhận.
Nhưng không đủ.
Phải mất đến hơn nửa đời người, tôi mới nhận ra rằng không hề có một giai cấp nào trong đồng bào miền Bắc của đất nước mình, mà chỉ có một cuộc sống không được chọn lựa nào đó đã phủ chụp lên từng miền, từng vùng đã ảnh hưởng cùng cực đến họ, tạo ra những điều khó tả nhưng vậy. Ở mọi miền, Nam hay Trung hay Bắc, người ta cũng đều có thể nhìn thấy kẻ vô lại trong giống nòi, nhưng sự khó khăn nhìn nhận luôn thường dành cho phía Bắc, như một ám chỉ về một vùng đất phải chịu sự khác biệt về chính trị trong nhiều năm, như đã ám toán mọi sinh lực sống bình thường của con người.
Tôi nhận ra điều đó, ở một ngày khi thấy chung quanh mình có rất nhiều bạn, kể cả thầy cô, là những người Bắc mà tôi tin cậy. Họ đại diện cho những người “Bắc kỳ” mạnh mẽ, vượt qua số phận và hoàn cảnh của mình để không bị đè bẹp, không hèn hạ hoặc chết, như F. Nietzsche đã viết “những gì không giết được chúng ta, sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn” (That which does not kill us makes us stronger).
60 năm của những người Bắc di cư vào Nam, cho tôi và thế hệ của mình được nhìn rõ họ hơn, nhắc tôi phải nói về một bản di chúc lớn, một bản di chúc vĩ đại mà hơn một triệu người từ bến tàu Hà Nội, Hải Phòng… mang đến cho cả đất nước. Bản di chúc cũng được lưu giữ trong mắt, trong lời nói của từng người Việt tha hương khắp thế giới: bản di chúc về tự do.
Cả miền Nam sau 1954 cần phải có một lời cám ơn văn chương Bắc Kỳ, âm nhạc Bắc Kỳ, báo chí Bắc Kỳ… đã góp tay dựng lên một nền văn hóa của cả đệ nhất và đệ nhị cộng hòa của miền Nam. Nền văn hóa ngắn ngủi nhưng đủ trường tồn và mạnh mẽ vượt qua một chướng ngại, tồn tại trong lòng người từ sau 1975 đến nay, ở Việt Nam và trên cả thế giới. Cùng với những người anh em từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, những người Bắc đó đã làm tất cả để bù đắp, để dựng xây… cho thỏa sức, việc họ phải rời bỏ rất xa quê nhà, thậm chí trơ trọi, chỉ để đổi lại hai chữ tự do.
Rất nhiều năm sau đó, con cháu của những người Bắc 54 cũng lớn lên ở miền Nam hay vượt đại dương đến nơi nào đó, không ít người trong họ vẫn âm thầm mang theo một bản di chúc có thể sống mãi đến nhiều thế hệ sau về tự do, và chọn lựa vì tự do. Trong một lần ở Mỹ, tôi nghe phát thanh viên của một đài radio người Việt bình luận về một nỗi nhớ quê nhà Hà Nội. Nhớ con đường quanh Hồ Gươm, nhớ con hẻm có bán canh bún nhỏ… Giọng Bắc của anh ta trầm buồn như mới ngày hôm qua còn nhìn thấy những thứ đó, trong khi tôi biết rõ anh chưa về Việt Nam một ngày nào, kể từ tháng 4/1975. Sau lần phát thanh đó, gặp anh, tôi trêu là sao anh nói cứ như là cứ vừa ở Việt Nam về. Đột nhiên giọng anh trầm lại “Phải cố gắng nhớ dù chỉ là tưởng tượng lại. Phải nhớ như nhớ lời của ông bà mình xua mình xuống tàu, trối dặn mình phải sống với tự do”. Tim tôi như thoáng ngừng đập trong tíc tắc. Dòng người mờ ảo trong những cuốn phim tài liệu trắng đen về số phận Việt Nam chia cắt ập về. Tôi cũng nhận ra rằng bản di chúc tự do đó, không phải những người Bắc Kỳ chia cho nhau, mà còn chia lại cho tôi, cho bạn, cho cả dân tộc này. Từng người chúng ta đã được nhận. Chọn lựa mình hôm nay khốn nạn hay tử tế, là do mình đã không chịu nhìn thấy di sản của cha ông gửi lại, qua bản di chúc không thành văn này.
Tôi nhìn thấy người bạn trẻ của tôi, con một người Bắc di cư, nay sống ở Biên Hòa. Anh đưa lên facebook một tấm ảnh kỷ niệm 60 năm người Bắc xuống tàu vào Nam. Khi bên ngoài người ta nói về những điều lớn lao như hiệp định Genève và các chính quyền, thì cũng có một dòng người không nhỏ đưa lại những hình ảnh thuộc về con người như vậy. Có những tấm ảnh khiến mình phải lặng đi khi thấy cụ già bước gấp vào Nam, hành lý trên tay quý nhất chỉ là tấm hình Đức Mẹ. Người bạn trẻ của tôi đưa lên tấm ảnh người ta chen chúc chia tay nhau ở một bến tàu. Khó mà biết được ông bà hay cha mẹ của anh đã có mặt ở đó hay không, trong những chấm li ti như cát bụi. Bản thân người bạn trẻ đó thì giờ cũng là phần li ti trong hàng triệu người Bắc 54 đã lớn lên, đã thành đạt ở miền Nam này hôm nay.
Và tôi nhận ra rằng, bản di chúc tự do đó cũng vẫn đang âm thầm trong anh, như bao phần li ti khác đang trỗi lên, trên đất nước này.
TUẤN KHANH (ns)
NGUỒN : (tại đây)