#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

MỘ GIÓ


Tôi không nỡ sinh nó ra trong trời đất, 
rồi lại để nó đi không một dấu vết gì!”. 
(lời một người mẹ Lý Sơn)

Mộ gió

Mộ gió
Mộ gió
Tôi thường tự hỏi thế nào là mộ gió?
Những ngôi mộ dài theo bờ biển quê hương
có từ ngày làm lễ khao lề trên đảo Lý Sơn.

Tôi thường tự hỏi thế nào là ra đi không trở về?
Người ra đi nghĩ gì, và người ở lại?
Những hải đội Hoàng Sa nhắm thẳng đại dương bằng ghe bầu
Những thế lính bỏ thân trong biển lạnh.

Tôi thường tự hỏi thế nào là mang theo cái chết
trong hải trình dài?
những “tấm chiếu, bảy đòn nẹp tre, bảy dây mây buộc và thẻ bài”
cùng muối, gạo, khô mắm
nuôi đoàn người trong dăm bảy ngày phiêu bạt
và nhắc họ âm thầm
sẽ quay về đất liền bằng tấm chiếu manh
gói xác thân bằng nẹp tre quê hương
buộc dây mây để trôi về cố lý
và thẻ bài để người ta đặt cùng linh vị
Những người lính Hoàng Sa.

Tôi thường tự hỏi khi người chiến sĩ ôm cờ chết giữa biển đông
anh mang theo điều gì trước khi nhắm mắt?
Anh thanh thản, an lành hay đắng cay, day dứt?
anh có trở về ngôi mộ gió 
nơi mẹ anh vẫn mặc áo anh và ra thắp hương mỗi tháng năm!

Tôi thường tự hỏi trên bãi Gạc Ma, 
khi kẻ thù xả súng vào các anh
từng đồng đội ngả dần trước mắt, từng hồng cầu tan ra trong biển mặn
các anh đã nguyện ước gì cho lãnh hải biên cương?
Giờ đây, biển tổ quốc bừng lên cơn bi hận
Sáu mươi bốn hồn vía năm xưa, bảy mươi hồn vía năm xưa, có cuộn sóng trở về?

Tôi thường tự hỏi thế nào là mộ gió?
Có phải vì mộ không có thân người
Gió là gì, gió thổi các linh hồn
Hay gió nối đất liền và biển cả
Keo sơn không rời.

Hay gió mang cát bay lên trong không gian
Cơn cuồng phong thề nguyện:
Không kẻ nào được phép xóa mờ biên cương
Đã từng đổi bằng xương bằng tủy!

Tôi thường tự hỏi thế nào là mộ gió?
Mộ sống trong gió hay mộ làm nên gió
Thổi qua những khuôn mặt mẹ đẫn đờ
Thổi qua tim những người vợ đã cạn rồi nước mắt
Thổi qua lòng những đứa con bình tâm ra trận
Thổi lên đồng bào tôi những giây phút tử sinh này.

Tôi thường tự hỏi thế nào là ra đi không trở về?
Vong thân mà không vong quốc
“Vị quốc vong thân”!

Ôi những linh hồn vẫn đi về mộ gió
Xin hãy mang gió đến muôn nơi…
Thổi quốc hồn vào những kẻ không còn trái tim
Phản bội giống nòi.
Đặt vào lồng ngực bọn vong nô
Những ngôi mộ gió.

LÊ THỊ THANH TÂM










( Trích Văn Việt)

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

MẮT HƯỚNG BIỂN ĐÔNG, HỊCH CẦM TAY


Mắt hướng biển Đông, Hịch cầm tay

Uy nghi người đứng Song Tử Tây
Đầu đội trời xanh, chân đạp sóng
Sóng Bạch Đằng Giang có về đây?

Ba lần quét sạch giặc Nguyên Mông
Hịch tướng sĩ văn dậy non sông
Giờ ông ra biển cùng con cháu
Một cõi trời nam dậy trống đồng

Người nghe biển động phía Trường Sa
Ngực trần chắn đạn lính đảo ta
Những hồn lính trận chưa yên ngủ
Mộ gió cồn cào với Gạc Ma

Người nghe sóng dội phía Hoàng Sa
Có kẻ hung hăng chiếm biển ta
Đã cắm giàn khoan vào ngực biển
Nhói lòng như chạm máu xương ta

Sông núi ngàn năm vẫn còn đây
Biển vẫn ngàn năm sóng dâng đầy
Bao lớp giặc thù tan dưới sóng
Từng trang sử biển bão giông này

Người hỏi màu xanh lá phong ba
Hồn cây thao thức với Trường Sa
Con dân đất Việt còn thương nhớ
Muôn trùng sóng mặn dội Hoàng Sa

Nghe Hịch tướng sĩ ở Trường Sa
Gối đầu trên sóng ngậm hờn ca
Ca rằng: Muôn thuở non sông Việt
Lớp lớp con dân giữ nước nhà

5.2014
Nguyễn Việt Chiến
NGUỒN : (tại đây)

ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

NHẠC PHẨM BẠCH ĐẰNG GIANG




Bạch Đằng Giang  
Lưu Hữu Phước 
Lời: Nguyễn Thành Nguyên


Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng 
của nòi giống Tiên Rồng, 
Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung. 

Trên trời cao muôn sắc đua chen bóng ô. 
Dưới đáy dòng nước ánh sáng vởn vơ nhấp nhô. 
Hàng cây cao soi bóng gió cuốn muôn ngàn lau. 
Hồn ai đang phảng phất trong gió cảm xiết bao. 

Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành 
Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh 
Vì yêu quốc gia vui lòng hiến thân 
Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần. 

Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng. 
Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng 
Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng 
Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung. 
************* Trên dòng sông muôn bóng gợi trong trí ta
Biết mấy thành tích biết mấy gắng công thiết tha
Kìa quân Ngô Tiên Chúa chém giết quân Tàu man 
Kìa quân Trần Quốc Tuấn đánh thắng quân Thoát Hoan

Nay đã bao lâu còn đâu nữa rồi 
Thời gian qua đã bôi mờ trong đêm tối
Người nay có hay đã vì chúng ta
Người hùng anh xưa giữ nước non nhà

Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng. 
Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng 
Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng 
Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung

Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng 
của nòi giống Tiên Rồng, 
Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung.

NGUỒN :
www.allyrics.info/lyrics/5290
Nguồn tham khảo: Tuyển Tập Những Ca Khúc Một Thời Vang Bóng - 32 Ca Khúc Chọn Lọc - 23 Nhạc Sĩ Tiêu Biểu 1930 - 1950 - do nhóm Đất Lành phát hành tại Sài Gòn ngày 11 - 8 - 1973 - nhạc sĩ Văn Giảng đề tựa hè 1971

BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ


Bạch Đằng Giang Phú 
Trương Hán Siêu
Trương Hán Siêu, tác giả bài Phú sông Bạch đằng nổi tiếng là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông), từng giữ các chức Hàn lâm học sĩ, Hành khiển, Tả gián nghị đại phu, Tham tri chính sự. Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy. Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với các bậc hiền triết xưa. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIV nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo và Phật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên.
Bạch Đằng Giang phú là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.

Bạch Đằng giang phú - Bản diễn Nôm :

Khách hữu:
Quải hãn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triều kiết huyền hề Nguyên Tương,
Mộ u thám hề Vũ Huyệt.
Cửu Giang Ngũ Hồ,
Tam Ngô Bách Việt.
Nhân tích sở chí,
Mi bất kinh duyệt,
Hung thôn Vân Mộng giả sổ bách,
Nhi tứ phương tráng chí do khuyết như dã.
Nãi cử tiếp hề trung lưu, tòng tử trường chi viễn du.
Thiệp đại than khẩu, tố đông triều đầu, để Bạch Đằng giang, thị phiếm thị phù.
Tiếp kình ba ư vô tế, trám diêu vĩ chi tương mâu.
Thủy thiên nhất sắc, phong cảnh tam thu.
Chử địch ngạn lô, sắt sắt sưu sưu.
Chiết kích trầm giang, khô cốt doanh khâu.
Thảm nhiên bất lạc, trữ lập ngưng mâu.
Niệm hào kiệt chi dĩ vãng, thán tông tích chi không lưu.
Giang biên phụ lão vị ngã hà cầu?
Hoặc phò lê trượng, hoặc trạo cô chu,
Tiếp dư nhi ngôn viết:
Thử trọng hưng nhị thánh cầm Ô Mã Nhi chi chiến địa, dữ tích thì Ngô chủ phá Lưu Hoằng Tháo chi cố châu dã.
Đương kì:
Trục lô thiên lý, tinh kì ỷ ni.
Tì hưu lục quân, binh nhận phong khởi, thư hùng vị quyết, nam bắc đối lũy.
Nhật nguyệt hôn hề vô quang, thiên địa lẫm hề tướng hủy.
Bỉ tất liệt chi thế cương, Lưu Cung chi kế quỷ.
Tự vị đầu tiên, khả tảo nam kỉ.
Kí nhi : hoàng thiên trợ thuận, hung đồ phi mi.
Mạnh Đức Xích Bích chi sư, đàm tiếu phi hôi.
Phục Kiên Hợp Phì chi trận, tu du tống tử.
Chí kim giang lưu, chung bất tuyết sỉ.
Tái tạo chi công, thiên cổ xưng mĩ.
Tuy nhiên:
Tự hữu vũ trụ, cố hữu giang sơn.
Tín thiên tiệm chi thiết hiểm, lại nhân kiệt dĩ điện an.
Mạnh Tân chi hội, ưng dương nhược lã.
Duy thủy chi chiến, quốc sĩ như hàn.
Duy thử giang nhi đại tiệp, do đại vương chi tặc nhàn.
Anh phong khả tưởng, khẩu bi bất san.
Hoài cổ nhân hề vẫn thế,
Lâm giang lưu hề hậu nhan.
Hành thả ca viết: "đại giang hề cổn cổn, hồng đào cự lãng hề triều tông vô tận. nhân nhân hề văn danh, phỉ nhân hề câu mẫn."khách tòng nhi canh ca viết: "nhị thánh hề thùy minh, tựu thử giang hề tẩy giáp binh.
Hồ trần bất cảm động hề, thiên cổ thăng bình.
Tín tri:
Bất tại quan hà chi hiểm hề, duy tại ý đức chi mạc kinh.

Khách có kẻ:
Chèo bể bơi trăng, buồm mây giang, gió. Sớm ngọn Tương kia, chiều hang Vũ nọ. 
Vùng vẫy Giang, Hồ: tiêu dao Ngô, Sở. Ði cho biết đây, đi cho biết đó. Chằm Vân-mộng chứa ở trong kho tư-tưởng, đã biết bao nhiêu, mà cái trí khí tứ phương, vẫn còn hăm hở!
Mới học thói Tử-trương: 
bốn bể ngao du. Qua cửa Ðại-than sang bến Ðông-triều, đến sông Bạch-Ðằng, đứng đỉnh phiến-chu. Trắng xóa sông kềnh muôn dặm, xanh rì dặng ác một màu. Nước trời lộn sắc, phong cảnh vừa thu. Ngàn lau quạnh cõi, bến lách đìu-hiu. Giáo gậy đầu sông, cốt khô đầy gò. Ngậm ngùi đứng lắng ngắm cuộc sống phù du. Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá, mà đây dấu vết hãy còn lưu.
Kia kìa, bến sông, phu lão người đâu. Lượng trong bụng ta, chứng có sở cầu. Hoặc gậy trống trước, hoặc thuyền bơi sau. 
Vái tạ mà thưa rằng: 
Đây là chỗ chiến địa vua Trần bắt giặc Nguyên, và là nơi cố-châu của vua Ngô phá quân Lưu đây.
Đương khi:
muôn đội thuyền bày, hai quân giáo chỉ. Gươm tuốt sáng lòe, cờ bay đỏ khí! Tướng Bắc quân Nam đôi bên đối lũy. Đã nổi gió mà bay mây, lại kinh thiên mà động địa. Kìa quân Nam-Hán nó mưu sâu, nọ Hồ-Nguyên có sức khỏe. Nó bảo rằng: phen này đạp đổ nước Nam, tưởng chừng có dễ.
May sao: 
Trời giúp quân ta, mây tan trận nó, khác nào như quân Tào Tháo bị vỡ ở sông Xích-bích khi xưa, giặc Bồ Kiên bị tan ở bến Hợp-phù thuở nọ. Ấy cái nhục tày trời của họ, há những một thời, mà cái công tái tạo của ta lưu danh thiên cổ.
Tuy vậy, từ thuở có trời có đất, vẫn có giang-san. Trời đặt ra nơi hiểm-trở, người tính lấy cuộc tồn-an. Hội này bằng hội Mạnh-tân, như vương-sự họ Lã; trận nào bằng trận Dung-thủy, như quốc sĩ họ Hàn. Kìa trận Bạch-Đằng này mà đại-thắng, bởi chưng Đại-vương coi thế giặc nhàn. Tiếng thơm còn mãi, bia miệng hao mòn. Nhớ ai sa giọt lệ, hổ mình với nước non!
Rồi vừa đi vừa hát rằng:
Sông Đằng một dải dài ghê!
Cuồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Trời Nam sinh kẻ anh hùng.
Tăm kềnh yên lặng, non sông vững-vàng
Khách vừa đi vừa hát rằng:
Vua Trần hai vị Thánh-quân.
Sông kia còn dấu tẩy trần giáp-binh
Nghìn xưa gẫm cuộc thăng-bình.
Tài đâu đất hiểm, bởi mình đức cao.
NGUỒN : (tại đây)

Cọc Bạch Đằng 

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG



HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG 
Lưu Hữu Phước
Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển
Tuôn rày non sông rền vang tiếng vó câu
Gây oán nghìn thu
Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?
Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân
Hỡi đâu tứ dân!
Kìa vừng hồng tràn lan trên đỉnh núi
ôi Thăng Long! Khói kinh kỳ phơi phới
Loa vang vang, chiếu ban truyền bốn phương
Theo gió lay khắp miền sông núi réo đòi.
Lòng dân Lạc Hồng vì non nước yêu quê hương
Giống anh hùng nâng cao chí lớn
Giống anh hùng đua sức tráng cường.
Ta lên đường lòng không tâu đến long nhan
Giòng Lạc Hồng xin thề liều thân liều thân!
Ðường còn dài
Hờn vương trên quan tái
Xa xa trông áng mây đầu non đoài
Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà
Ðoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu
Nhìn bao quân Thoát lấn xâm tràn nước ta
Ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la
(Hỏi) : Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Ðáp): Quyết Chiến!
(Hỏi): Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Ðáp): Quyết Chiến!
Quyết chiến luôn
Cứu nước nhà
Nối chí dân hùng anh
(Hỏi) : Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Ðáp): Hy Sinh!
(Hỏi) : Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Ðáp) :  Hy Sinh!
Thề liều thân cho sông núi
Muôn Năm Lừng Uy!!

[ Lyrics from: http://www.lyricenter.com ]

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

AI THÙ, AI BẠN ?


ht. Lướt web cùng Bạn trong những ngày sơn hà lâm cơn nguy biến . Bài nào mình thấy thích đáng thì mình đăng lại đây như lời Cảm ơn Tác Giả.

14-05-2014
Ai thù, ai bạn?
Ts Đoàn Xuân Lộc
Theo VOA
Những hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc trong những ngày qua cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng làm tất cả để độc chiếm Biển Đông.
Các hành động ấy cũng là một ví dụ điển hình chứng mình rằng Trung Quốc không phải là một “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” đối với Việt Nam.
Mặt thật ‘bốn tốt’
Từ lâu Trung Quốc đã có ý đồ lấn chiếm Biển Đông và trong những năm qua bằng nhiều hình thức khác nhau – như đưa ra đường lưỡi bò hay chế tạo giàn khoan HD 981 – Bắc Kinh đã dần dần biểu lộ cũng như chuẩn bị cho ý đồ đó.
Với việc đưa giàn khoan khổng lồ này cùng với rất nhiều tàu, máy bay tới một vị trí nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam trong những ngày qua, Trung Quốc đã công khai – nếu không muốn nói là ngang ngược, trắng trợn – thực hiện ý đồ bánh trướng ấy.
Nếu coi vị trí đó nằm trong vùng lãnh hải của mình, Bắc Kinh không cần phải huy động đến 80 tàu, máy bay các loại – trong đó có không ít tàu quân sự và tàu hải cảnh – như vậy.
Những việc làm đó của Trung Quốc không khác gì cách Nga thôn tính Crimea của Ukraine. Có thể nói cũng giống như Nga đã làm với Ukraine ở Crimea, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc xâm lược đối với Việt Nam ở Biển Đông.
Hơn nữa, những diễn biến mới đây cho thấy vì tham vọng bành trướng của mình, Trung Quốc dám dùng sức mạnh (kể cả vũ lực), bất chấp luật pháp quốc tế và đặc biệt sẵn sàng phớt lờ những cam kết, những lời đường ngọt về tình “bạn”, tình “đồng chí” mà Bắc Kinh đã hứa hẹn, luôn thề thốt với Việt Nam.
Nếu thực sự là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, Trung Quốc không bao giờ lấn chiếm lãnh hải của “láng giềng” mình, đưa giàn khoan, các loại tàu, máy bay vào trong vùng biển của “bạn” mình, hay cho tàu của mình đâm rách tàu của “đồng chí” mình, rồi la làng “đối tác” mình là kẻ gây hấn như vậy.
Nếu là người coi trọng “ổn định lâu dài”, biết “hướng tới tương lai”, giữ gìn “hữu nghị láng giềng” và đề cao “hợp tác toàn diện” – thay vì chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt của mình, dùng sức mạnh để chèn ép Việt Nam, gây bất ổn trong khu vực, Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm một giải pháp ôn hòa, có lợi cho cả hai bên trong những tranh chấp ở Biển Đông.
Trong thời gian qua đã có không ít người chỉ trích, phản đối phương châm “bốn tốt” và “16 chữ vàng” này vì cho rằng đó là những lời lừa mị của Bắc Kinh.
Giờ quả đúng như vậy.
Những hành động của Trung Quốc trong mấy ngày qua chứng tỏ phương châm đó chỉ là một khẩu hiệu trống rỗng, một chiêu bài mà Bắc Kinh dùng để ru ngủ hay thậm chí lừa phỉnh Việt Nam.
Trung Quốc không phải – và có thể mãi sẽ không bao giờ – là “bốn tốt” của Việt Nam, trừ phi quốc gia này từ bỏ tham vọng bành trướng và lấn chiếm lãnh hải của Việt Nam.
Hết tin ‘bốn tốt’?
Vì vậy, đây có thể cũng là dịp tốt để Việt Nam xem lại quan hệ của mình với Trung Quốc.
Chuyện Việt Nam chịu nhiều thua thiệt, liên lục bị chèn ép về nhiều mặt trong quan hệ với Trung Quốc nhiều người, nhiều bài viết đã nêu lên.
Và có thể giới lãnh đạo Việt Nam cũng biết, hiểu điều đó.
Nhưng có thể vì muốn giữ tình “hữu nghị” giữa hai nước, tình “đồng chí” giữa hai Đảng và đặc biệt có thể vì muốn tìm một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp, chính quyền Việt Nam đã chấp nhận nhường nhịn, chịu đựng, kiềm chế trong nhiều năm qua.
Tuy vậy, với thái độ hung hăng, ngang ngược và trắng trợn mới đây của Trung Quốc, xem ra giờ chính quyền Việt Nam đã nhận ra rằng – như ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát, biển nói trong cuộc họp hôm 07/05 tại Hà Nội – “mọi sự chịu đựng đều có giới hạn” và cần có biện pháp tương ứng để bảo vệ chủ quyền của mình.
Đó cũng là tâm trạng chung của dư luận và báo chí chính thống ở Việt Nam nói riêng trong mấy ngày qua.
Trong một bài viết đăng sáng 08/05, tờ Nhân Dân viết: “Giới chức Việt Nam khẳng định: Mặc dù ưu tiên sử dụng các biện pháp hòa bình và ngoại giao để giải quyết tình hình, song Việt Nam xác định, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.”
Vì vậy, tờ báo của Đảng nhấn mạnh: “Việt Nam sẵn sàng tiến hành mọi biện pháp cần thiết đấu tranh kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhân sự có liên quan ra khỏi thềm lục địa của Việt Nam, nhằm bảo vệ các quyền lợi chính đáng của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế.”
Đây là một thái độ rất ôn hòa nhưng cũng rất cương quyết.
Có thể nói đến giờ chính quyền Việt Nam đã có các biện pháp nhanh nhạy, rất khôn ngoan, thích hợp trong việc đối phó với các hành động hung hăng, khiêu khích, ngang ngược của Trung Quốc trong những ngày qua.
Trong đó có việc Phó thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với phía Trung Quốc để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và kiên quyết phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào trong vùng biển Việt Nam, cho tàu ra để kiểm tra, ngăn chặn giàn khoan HD 981 và tổ chức họp báo quốc tế để công khai thông tin về vụ việc và qua đó tỏ rõ lập trường của mình.
Chỉ hy vọng rằng đây không phải chỉ là những phản ứng nhất thời mà là một sự thay đổi về nhận thức, lập trường, chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc.
Nếu không để Trung Quốc dễ dàng chi phối, áp đặt chắc chắn Việt Nam sẽ mạnh dạn hơn trong việc tìm chọn cho mình một đường lối thích hợp. Nhờ vậy Việt Nam cũng tránh được cảnh bị Trung Quốc chèn ép, bắt nạt và có thể tự lập, tự cường.
Phát biểu hôm 08/05, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình cho rằng những diễn biến từ mấy ngày qua chỉ là “một sự cố” chứ không phải là một “cuộc đụng độ” giữa hai nước và nói rằng Bắc Kinh và Hà Nội có thể giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình.
Nhưng cùng lúc, ông khẳng định: "Nơi xảy ra vụ việc vẫn luôn thuộc về vùng lãnh thổ của Trung Quốc."
Nói cách khác, dù có dịu giọng và tỏ vẻ hiếu hòa, Trung Quốc vẫn cứ đinh ninh rằng vị trí đó thuộc chủ quyền của họ. Thậm chí ông ta phủ nhận chuyện Trung Quốc gây hấn và đổ lỗi cho các lực lượng vũ trang của Việt Nam.
Nhưng dù Bắc Kinh có dịu giọng hay tỏ thái độ hiếu hòa đi nữa, Việt Nam cũng không nên tin vào những lời nói của các quan chức Trung Quốc, vì thái độ “hiếu hòa” ấy có thể chỉ là một mưu kế.
Ai cũng biết “tiến ba, lùi hai” hay thậm chí chỉ “lùi một” là một thủ thuật mà Bắc Kinh thường dùng trong kế sách lấn chiếm lãnh hải tại các vùng biển trong khu vực.
Hơn nữa, càng không thể tin khi Trung Quốc luôn nói một đàng và làm một nẻo. Xem ra giờ nhiều người Việt giờ cũng nhận ra và hiểu rõ điều này.
Trong các phản hồi về bài “‘Trung Quốc dịu giọng, kêu gọi đàm phán” trên Vnexpress chiều 08/05, có một độc giả viết “Không nghe những gì Trung Quốc nói mà hãy nhìn những hàng động thực tế của họ để giải quyết vấn đề” và một người khác viết: “Đừng tin những gì Trung Quốc nói. Hãy xem những gì Trung Quốc làm”.
Phản hồi trước đã có đến 7461 người thích sau 5 giờ và phản hồi sau có 4090 người thích sau 4 giờ.
Nhận ra ai tốt?
Cũng nên nhắc lại, khi cuộc khủng hoảng ở Crimea/Ukraine xẩy ra, một vài tờ báo Việt Nam đã ủng hộ Nga và chỉ trích Mỹ.
Nhưng đến giờ, Nga vẫn không lên tiếng gì về chuyện Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam. Hơn nữa, trong khi Trung Quốc và Việt Nam đang căng thẳng về vụ việc này, truyền thông Nga cho hay hải quân Nga và Trung Quốc sẽ có diễn tập quy mô lớn tại Biển Hoa Đông vào giữa tháng này.
Quốc gia công khai lên tiếng chỉ trích hành động “đơn phương” và “khiêu khích” của Trung Quốc lúc này không ai khác là Mỹ.
Ngoài Mỹ, Nhật Bản cũng đã lên tiếng cho rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam là “bất hợp pháp” và “yêu cầu Trung Quốc không có hành động đơn phương khiến tình hình leo thang và kiềm chế theo đúng luật pháp quốc tế.”
Một cách gián tiếp Nhật Bản và đặc biệt Mỹ đã đứng về phía Việt Nam dù Việt Nam không phải là một đối tác chiến lược, càng không phải là một đồng minh của Mỹ.
Đây là một điều tốt và may cho Việt Nam vì Việt Nam không thấy cô thế trong việc đối phó với những hành động gây hấn, hung hăng, ngạc ngược từ Trung Quốc.
Hơn nữa, ngoài Mỹ và một vài nước tương đối mạnh về kinh tế như Nhật, không quốc gia nào có thể kiềm chế được Trung Quốc hay sẵn sàng đứng về phía Việt Nam để công khai chỉ trích Bắc Kinh khi Trung Quốc có những hành động gây hấn đối với Việt Nam.
Đúng vậy, đến giờ chỉ có hai quốc gia này lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về chuyện họ đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Vì vậy, hy vọng rằng qua những gì diễn ra trong mấy ngày qua, Việt Nam nhận ra được thực sự ai là “bạn”, ai chỉ là “bè” và ai là “thù” của mình để qua đó có thể tìm cho mình một hướng đi, một đối sách thích hợp, khôn ngoan tại một thời điểm, trong một khu vực và một thế giới có nhiều biến động, bất ổn khó lường.
NGUỒN : (tại đây)

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AP.
Ngoại trưởng Mỹ
liên tiếp lên án Trung Quốc khiêu khích
"Ngoại trưởng Kerry nói rằng việc triển khai giàn khoan dầu cùng hàng chục tàu chính phủ của Trung Quốc là hành động khiêu khích", bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay cho biết. "Ông kêu gọi hai bên giảm căng thẳng, đảm bảo an toàn cho các tàu trên biển và giải quyết những bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng Washington "vô cùng quan ngại" về những diễn biến trên Biển Đông trong thời gian gần đây. Trước đó ít giờ, phát biểu khi đang ở thăm Singapore, Ngoại trưởng Kerry nhắc đến hành động của Trung Quốc và mô tả đây là sự "gây hấn" và lo ngại sự "hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là bình luận của quan chức cấp cao nhất chính phủ Mỹ kể từ khi căng thẳng bùng lên đầu tháng này.
Theo Reuters, trong buổi họp báo hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh thuật lại phản ứng của ông Vương Nghị trong cuộc điện đàm. Theo đó, ông Vương đòi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phải thận trọng trong lời nói cũng như hành động,
Căng thẳng trên Biển Đông tăng cao kể từ khi Trung Quốc hồi đầu tháng ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng thềm lục địa của Việt Nam. Phía Việt Nam đã sử dụng lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi phạm vi chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên, các tàu Trung Quốc lại cố ý gây ra những cuộc đụng độ, sử dụng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam làm ít nhất 9 kiểm ngư viên của Việt Nam bị thương. Hôm nay, tàu Trung Quốc tiếp tục bao vây và đâm móp tàu của cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép.
Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng có lợi ích trong tự do thương mại và hàng hải ở Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải nhộn nhịp giao cắt.


Như Tâm
NGUỒN : (tại đây)

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

TÒAN CẢNH 11.5

NHỮNG LỜI DẠY CỦA TIỀN NHÂN


Những lời dạy của Tiền Nhân

*          Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn :
“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Tàu Hán. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:  "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác".  Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu“

*        Lời  Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn :
“Nay các ngươi... trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc, mà không biết tức,...Chẳng những ta chịu nhục bây giờ, mà trăm năm về sau, tiếng xấu hãy còn mãi mãi“

*          Lời của vua Lê Thánh Tôn:
“... một thước núi, một tấc đất của ta lẽ nào lại tự liệu vất bỏ được !  Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Tổ Tiên giống nòi để làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị nặng !”
Ghi chú ((Wikipedia) : Đại Việt bấy giờ có lệ xưng thần với nhà Minh, nhưng vua Lê Thánh Tông vẫn hết lòng phòng bị mặt bắc. Thỉnh thoảng có những thổ dân sang quấy nhiễu, thì lập tức vua cho quan quân lên dẹp yên và cho sứ sang Trung Quốc để phân giải mọi sự cho minh bạch. Có lần được tin có người nhà Minh đem quân qua địa giới, Thánh Tông liền cho người do thám thực hư. Ông thường bảo với triều thần:
“Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng dể ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc sông do vua Thái Tổ để lại.”—Lê Thánh Tông.

Nhà vua có lòng vì nước như thế, nên nhà Minh dẫu có muốn dòm ngó cũng chẳng dám làm gì. Vả lại quân Đại Việt bấy giờ đi đánh Lào, Chiêm nên thanh thế bao nhiêu, nhà Minh cũng phải lấy lễ nghĩa mà đãi Đại Việt, quan hệ giữa hai nước vẫn được hoà bình.

Lời Hịch phá Thanh của vua Quang Trung Nguyễn Huệ :
Đánh cho đế dài tóc
Đánh cho đế đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ.


Bài thơ diệt Tống -
Danh tướng Lý Thường Kiệt :
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch nghĩa:
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).

Khi mà đảng CSVN không những không làm trách nhiệm bảo vệ Nước, mà còn phạm vào cái tội Trời không tha và Đất không dung là tội bán Lãnh Hải, Lãnh Thổ, thì ĐỒNG BÀO phải đứng lên làm BỔN PHẬN mà Tiền Nhân trao phó trong suốt chiều dài của Lịch sử 
ĐỨNG LÊN 
TỰ VỆ LẤY MÌNH 
và KHÁNG CHIẾN ĐUỔI QUÂN XÂM LĂNG ra khỏi bờ cõi !
Đả đảo chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa!
Đả đảo quân xâm lược Trung Quốc!
Tổ quốc hay là chết!
Đời đời Việt Nam tự do!
( Thư H.)

Nhà báo Phạm Chí Dũng trong cuộc biểu tình ở Saigon ngày 11/05/2014. Ảnh: Uyên Vũ
 Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Hà Lan, 
nguyên TBT Tuần báo Quốc tế, biểu tình trước ĐSQ Trung Cộng
Mẹ ơi, 
cho con đi đuổi giặc tàu....

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

BÊN BỜ ĐẠI DƯƠNG

"GƯƠM SÚNG ĐÂU DIỆT ĐƯỢC
 NÒI GIỐNG MUÔN NĂM HIÊN NGANG"
( Lời nhạc phẩm Bên bờ Đại Dương của Hòang Trọng)

ht.
 Chân thành Cám ơn Bạn nhạc sĩ LINH CHI đã cung cấp link nguồn chương trình BÊN BỜ ĐẠI DƯƠNG rất quý báu này :

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

NGHE MƯA NHỚ MẸ



MỘT LỜI KINH NGUYỆN

Mến tặng Bạn 
một bản nhạc
 phổ thơ Buồn 
trong ngày của Mẹ.

NHỚ CƠN MƯA PHÙN


NHỚ CƠN MƯA PHÙN
Hôm nay trời đổ mưa phùn
Từng hạt lấm tấm như hun mặt người
Cây đùa với gió lả lơi
Êm êm nghe tiếng ru hời Mẹ ru
Muôn hoa đua nở đầu mùa
Đỏ, vàng, xanh, trắng.... tha hồ nhả hương
Bay trong làn khói Thiên Đường
Rung lên nhịp điệu.... nhớ thương Mẹ hiền
Kẽo kẹt tiếng võng ngoài hiên
Quyện trong mưa phún liên miên những tình
Tình của Mẹ, tình hy sinh!...
Tình ơi!... cao quí vì mình hiến dâng
Chị Em, Cha Mẹ đã từng....
Rải trong trời đất... nhiễu gần giọt mưa!...
ThyThy
NY, May 09, 2014

 

BẾN BỜ SƯƠNG GIÓ
Đời có gì... mà Mẹ nhìn chăm chú
Tóc bạc màu vì trải đủ gió sương
Răng chẳng còn bởi nghiền nát đau thương
Chân khấp khểnh mang thêm buồn gậy chống

Nơi xa đó trong khung trời lồng lộng
Mẹ thấy gì giữa biển rộng mênh mông
Sóng cuộn nhau tỏa tình yêu mặn nồng
Hay bọt trắng như bạc lòng phơi trải

Mẹ thấy gì nơi núi rừng hoang dại
Bầy thú cuồng đang vội hại xé nhau
Hay cỏ cây đau đớn vì nát nhàu
Thương mầm sống giãi dầu trong nỗi chết

Mẹ thở dài trút đi sự hơn thiệt
Từng tuổi đời ngồi ngắm cảnh nát tan
Rồi mai đây Mẹ về cõi yên hàn
Thương cho người khóc than còn sót lại...

Quê Hương ơi!... Đất Việt sao khốn mãi...

ThyThy

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG


TOÀN DÂN NGHE CHĂNG !
SƠN HÀ NGUY BIẾN !

Xin click vào bản văn để đọc được những chữ bị che lấp. Xin cám ơn.

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

MẶT TRỜI


Khi nhìn tấm ảnh của Malek Hammoud Tuwaijri đăng lên mạng, mình có ý tưởng thú vị về mặt trời.Người Nhật khéo chọn biểu tượng cho Tổ Quốc họ, mình có cảm tưởng tinh thần Nhật Bản luơn được hướng thiện, được nâng cao nhờ biểu tượng họ đã chọn. 
Nhớ lại một buổi dã ngọai nào đó, ta ra bãi biển Vũng Tàu, sáng sớm ngắm mặt trời lên, bạn ngửa mặt, xòe bàn tay đón nắng mai, thấy trong lòng cởi mở, sảng khóai, như có nguồn động lực nâng tâm hồn lên. 
Lũ trẻ chơi đùa ngòai bãi thì không, chúng chỉ cúi đầu vọc cát, đắp tượng, xây nhà. 
Các cháu nhỏ nhà mình cuống quýt bám chân người lớn để tránh những đợt sóng biển  nhỏ bé ập vào chân và chúng chỉ dám ra sâu hơn một chút xíu khi chúng đã được ở trên tay người thân bế ẵm.
Người lớn tất khác.
Sau những gian nan bập bềnh lặn ngụp trong đau khổ vô thường, người lớn tất khác.
Người lớn ra biển, ào xuống nước, ngâm mình trong nước, bơi lội, dìm đầu, dang tay nằm ngửa trên mặt biển, trong biển, với biển và thấm biển vào mình. Dưới ánh mặt trời.
Những dịp như thế, bạn cùng tôi thinh lặng, trầm ngâm ngắm mặt trời xem. 
Đưa bàn tay ra, nâng mặt trời lên.
Dang hai cánh tay ra ôm lấy mặt trời.
Chắp tay lại hướng về phía Đông nơi mặt trời mới mọc, từ đỏ chói chuyển dần sang  cam, vàng và chói lói, nóng hực .
Tất cả mọi người chúng ta đều cùng được hưởng những giây phút quý báu như thế, nếu bạn muốn. Vậy trong lúc ấy, bạn nghĩ gì ?
Mình thì luôn nhớ đến Lời :
“Thiên Chúa cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt 5,45).
Bạn biết không, lúc ấy mình thấy lòng Nhân Từ Chúa còn huy hòang, chói lọi hơn mặt trời nhiều, mắt trần chịu không nổi, nên dù có biết câu Kinh Thánh đó, tôi và bạn đều không nhìn thấy nhau, bởi chúng ta đều mình thịt mắt trần. 
Lạy Chúa, xin bóc vảy nơi mắt chúng con như Chúa đã làm cho thánh Phaolô nhận biết Chúa..
ht.



Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

KHÉO GỢI LÒNG NHÂN


ht. Người đời nay chuộng làm lớn để kiếm chác, dành giựt lợi danh, có khi ra đê hèn ngu si. Gẫm lại gương Án Tử xưa làm quan khéo khơi gợi được lòng nhân ái của vua, thật giỏi, thật hay! Cũng may Cảnh Công còn có lương tri .


KHÉO CAN ÐƯỢC VUA
Vua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn nuôi . Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết . Vua giận lắm, cho là giết ngựa, sai ngay quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa . Án Tử đang ngồi chầu, thấy thế ngăn lại, hỏi vua rằng: "Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phanh thây người thì bắt đầu từ đâu trước ?"
Cảnh Công ngơ ngác nhìn nói: "Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để trị tội ."
Án Tử nói rằng: "Tên phạm này chưa biết rõ tội mà phải chịu chết, thì vẫn tưởng là oan . Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục ."
Vua nói: "Phải"
Án Tử bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết . Vua sai nuôi ngựa mà để ngựa chết là một tội đáng chết . Lại để chết con ngựa rất quý của vua, là hai tội đáng chết . Ðể vua mang tiếng, vì một con ngựa mà giết chết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua, các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ, là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưa ? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục ..."
Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng : "Thôi, tha cho nó ! Thôi, tha cho nó ! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân ."

Án Tử Xuân Thu
(Trích Cổ Học Tinh Hoa)

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

BÀI THÁNH CA PHỤNG VỤ

Ban Hợp Xướng PIO X
ht. Khi ngồi Cafe Ca Đòan, nhiều lần mình nghe các bạn đặt ra những câu hỏi như : Những yếu tố nào  phân biệt một bài hát Đạo với một bài hát đời ? Hoặc, làm thế nào để nhận ra một bài Thánh ca khác với một bản tình ca ?Hoặc, than ôi, sao nghe bài này giống nhạc đời vậy, đây là Thánh ca đó sao ?
Xin mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để thấy rằng rất dễ dàng để nhận ra đâu là một bài hát được nhạc sĩ sáng tác để Ca Tụng Thiên Chúa và các bậc Thánh nhân Công Giáo mà chúng ta vẫn gọi là  THÁNH CA  PHỤNG VỤ đấy. 
Chân thành cám ơn Nhạc Sĩ Antôn TIẾN LINH đã dành nhiều thời gian quý báu để viết cho mảnh vườn nhỏ ht. tác phẩm nghiên cứu về Thánh Ca Phụng vụ đáng trân trọng này. Trong thời buổi dường như Thánh Ca đang bị lạm phát, đến nỗi người ta có thể nói đùa rằng ra đường gặp nhạc sĩ Công giáo, thiết nghĩ, bài viết mang tính chuẩn mực nghiêm chỉnh sau đây của Nhạc Sĩ Antôn Tiến Linh cần thiết lắm thay ! :
BÀI THÁNH CA PHỤNG VỤ

Antôn TIẾN LINH
1. Trước hết, ta phải hiểu rằng Thánh nhạc là thành phần của Phụng vụ và phải theo những quy luật của Phụng vụ. Giữa Thánh nhạc và Phụng vụ có sự liên kết mật thiết không thể tách rời. Có thể nói, Thánh nhạc là hiền thê của Phụng vụ. Quả vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thấy việc đàn hát trong Phụng vụ Thánh lễ tại các nhà thờ luôn là việc quan trọng và cần thiết. Nói đến đây, chúng ta phải giải nghĩa thế nào là Phụng vụ, thế nào là Thánh nhạc, rồi thêm vài ví dụ dẫn chứng… nó sẽ trở nên dài dòng không cần thiết, nên trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin nói đến vài vấn đề của bài thánh ca Phụng vụ mà thôi
2. Khi học về lịch sử Phụng vụ, chúng ta thấy Phụng vụ Rô-ma khởi đi từ Phụng vụ Do thái. Trong bất cứ lễ nghi nào, Phụng vụ Do Thái cũng có phần Phụng vụ Lời Chúa, và cốt yếu ở ba việc:
-Một chức sắc đọc bài Kinh Thánh: Cựu ước, Tân ước, phù hợp với lễ ngày hôm đó, kèm theo lời giải thích khuyên răn của vị chủ tế.
-Cộng đồng tín hữu cùng nhau hát Thánh vịnh thích hợp xen kẽ vào các bài đọc.
-Sau cùng chủ tế thay mặt cộng đồng dâng lên Chúa lời nguyện xin ơn, tạ ơn…
3. Cho tới bây giờ, bất cứ lễ nghi nào của Phụng vụ Rô-ma như lễ truyền chức thánh, lễ an táng, lễ hôn phối… cũng đều có phần Phụng vụ Lời Chúa bao gồm ba yếu tố như vừa nói trên. Xem đó ta có thể nói được rằng, cốt yếu của việc ca hát trong Phụng vụ Rô-ma là hát Thánh vịnh, tiếng La tinh gọi là Psallere, người Pháp gọi là Psalmodier. 
4. Hát Thánh vịnh là đọc những câu Thánh vịnh bằng bằng theo một dấu nhạc nào đó, theo nguyên tắc là mở đầu câu Thánh vịnh thì lên giọng, vươn lên đến dấu nhạc trụ, cuối câu Thánh vịnh thì xuống giọng, nên trong môn học về các hình thể Thánh nhạc mới có câu nói rằng hát Thánh vịnh là hát mà không phải là hát, đọc nhưng không phải là đọc. Vì thế cũng có tác giả cho rằng muốn nói cho đúng nghĩa tiếng Việt thì ta phải gọi là Tụng kinh, vì vấn đề thuộc phạm vi giáo khoa cùng với một số luật trừ nên chúng tôi không thể giải thích hết trong bài viết này.
5. Từ xa xưa, thông thường khi người ta nói đến hát Thánh vịnh thì ai cũng hiểu là hát Thánh vịnh theo Bình ca (Cantus planus), mà hát Thánh vịnh theo Bình ca thì có rất nhiều cung điệu, chúng tôi không thể nêu ra hết các cung điệu ấy trong bài viết này mà có thể tạm nói rằng, các cung điệu ấy căn bản được dựa trên bốn Modus của Bình ca là Modus Protus, Modus Deuterus, Modus Tritus và Modus Tetrardus. Có những cung đơn giản và những cung hoa mỹ, có những cung thường và những cung trọng thể, nhưng tất cả phải dựa vào một kiểu cách như đã nói ở số 4. Sau đây là ví dụ 8 cung thường của Bình ca dùng để hát Thánh vịnh:


 6. Sau này trong nghi lễ có thêm phần Phụng vụ thánh thể, nên việc ca hát có thêm phần đa dạng và phong phú hơn, nghi thức cử hành thêm phần long trọng, sinh động và trang nghiêm…
Thế nào là bài thánh ca Phụng vụ?
7. Khi ta nói bài thánh ca Phụng vụ thì phải hiểu là bài thánh ca đó được phép sử dụng trong Phụng vụ, hay nói cách khác là các bài hát hoặc bài đàn được dùng trong thánh lễ của Hội thánh Công giáo. Nói rõ ràng hơn, các bài hát bài đàn này phải được sử dụng đúng vị trí của động tác Phụng vụ trong nghi lễ của Hội thánh, ví dụ thông thường bài hát đáp ca thì phải dùng sau bài đọc thứ nhất, bài hát dâng lễ thì phải dùng lúc vị chủ tế dâng bánh rượu… Còn nếu một bài thánh ca mà xét thấy không phù hợp với một vị trí tác động của Phụng vụ thì bài thánh ca ấy không phải là thánh ca Phụng vụ, ví dụ như các bài ca được dệt nhạc trên một số bản kinh được đọc nơi chốn gia đình hoặc dùng để đọc trong các buổi hội họp khác mang tính đạo đức, hay những bài ca được sáng tác với mục đích giáo dục đức tin…
8. Vậy khi ta nói đến bài thánh ca Phụng vụ thì việc trước hết ta phải tìm hiểu xem thánh ca Phụng vụ gồm có những loại bài gì, hoặc là những tác động Phụng vụ trong nghi lễ Công giáo đã được Hội thánh chỉ dạy phải dùng những bài thánh ca gì và thuộc loại nào cho xứng hợp…
9. Từ rất lâu rồi, trong các nghi thức thánh lễ được cử hành tại Giáo đô Rô-ma, người ta chỉ dùng các sách hát như Graduale Romanum, Graduale Simplex, Liber Usualis, và được coi là các sách hát chính thức của Hội thánh Công giáo toàn cầu, từ đó ta thấy Thánh nhạc trong Phụng vụ thì có các bài ca mang:
- Hình thể Cung Đọc (Tonus) được chia thành hai loại: cung sách, dùng để hát những bài Thánh thư, Tin Mừng... kể cả bài Thương khó. Cung nguyện, dùng để hát những lời nguyện trong thánh lễ, hay trong các lễ nghi Phụng vụ khác, kể cả kinh Lạy Cha và kinh Tiền tụng...
- Hình thể Đáp ca (Responsorium) dùng hát đáp ca sau bài đọc 1.
- Hình thể Đối ca (Antiphona) dùng cho nhập lễ, dâng lễ và hiệp lễ.
- Hình thể Vịnh ca (Hymnus) cho các bài ca chúc tụng.
- Hình thể Bộ lễ (Missa) cho các kinh Xin Chúa thương xót, Vinh danh, Tin kính, Thánh! Thánh! Thánh!, Lạy Chiên Thiên Chúa, kể cả bộ lễ cầu cho người quá cố.
- Hình thể Tụng kinh (Psalmodium) dùng cho tất cả các loại trên mà bình ca (cantus planus) là mẫu mực.
10. Ngoài ra còn có các hình thể khác như Alleluiaticus dùng để hát sau bài đọc 2, và Sequentia (thường gọi là Ca tiếp liên) hát nối tiếp với Alleluiaticus. Mỗi hình thể đều có chỗ đứng của nó, đã được Giáo hội nghiên cứu, tiên liệu và chỉ dạy. Các yếu tố để một bài ca mang hình thể âm nhạc này hay hình thể âm nhạc kia thuộc phạm vi giáo khoa nên chúng tôi không trình bày ở đây.
11. Đối với Hội thánh Công giáo tại VN hiện nay, trong các nghi thức thánh lễ có phần đơn giản hơn so với các nghi lễ tại Giáo đô Rô-ma, và phần Phụng vụ Thánh nhạc theo đó cũng có phần uyển chuyển do các văn bản cho phép dùng để thay thế tại các Giáo hội địa phương… Tuy nhiên, những điều được nêu lên ở trên vẫn là chuẩn mực, là đúng đắn, là nghiễm nhiên xứng đáng với vị trí của nó và được thừa nhận trong Hội thánh; còn những gì dùng để tạm thay thế thì ta phải xem xét lại và cân nhắc với một vài chuẩn mực được đặt ra trước khi sử dụng, từ đó sinh ra vấn đề kiểm duyệt.
12. Thiết tưởng cũng cần nhắc lại, mục đích thật của Thánh nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu (Hiến chế Phụng vụ, số 112) nên “Huấn thị về âm nhạc trong Phụng vụ” được ban hành ngày 05.3.1967 đã chỉ dạy, khoản 4a: Thánh nhạc là loại âm nhạc được sáng tác để thờ phượng Thiên Chúa nên phải biểu lộ sự thánh thiện (Sanctitas) và diễn tả được hình thức nghệ thuật cao (Bonitas formae).
13. Ta có thể diễn giải rõ ràng hơn như sau, các tác phẩm Thánh nhạc nói chung: 
a; Phải biểu lộ được sự thánh thiện trong lời ca, nghĩa là lời ca phải hợp với giáo lý Công giáo, và tốt hơn là rút ra từ Kinh Thánh và các nguồn Phụng vụ (HCPV, số 121). 
b; Phải biểu lộ được sự thánh thiện trong âm nhạc, thánh thiện do việc sử dụng cung điệu trang nghiêm phù hợp với vẻ tôn nghiêm của nơi thánh, phù hợp với vị trí của Phụng vụ, đặc biệt cung điệu càng giống Bình ca bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu, tránh tuyệt đối những cung điệu tuồng kịch nhuốm màu lãng mạn trần tục…(Huấn thị “Để thi hành Hiến chế Phụng vụ” ra ngày 05.11.1970, số 3).
c; Phải biểu lộ được sự thánh thiện đi sát với Phụng vụ, “Thánh nhạc càng liên kết chặt chẽ với động tác Phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh bấy nhiêu” (HCPV, số 112). Như vậy phải dành ưu tiên cho những bài hát Thánh vịnh mà Hội thánh đã chỉ định từng phần cho mỗi lễ nghi Phụng vụ được in trong sách Graduale Romanum và Graduale Simplex (Qui chế tổng quát sách lễ Rô-ma, số 22, 26, 36, 56i). Hai cuốn sách hát này đã cung cấp cho ta đầy đủ bản văn Thánh vịnh bằng La ngữ, mỗi bài ca được được viết với một hình thể âm nhạc xứng hợp để hát vào lúc nhập lễ, đáp ca, alleluia, dâng lễ và hiệp lễ cho tất cả các ngày lễ và mùa lễ của năm Phụng vụ Rô-ma.
d; Phải biểu lộ được sự hoàn mỹ trong hình thức nghệ thuật cao (Bonitas formae), nghĩa là bài ca phải có cấu trúc, có trật tự, có hình thể hẳn hoi để đem lại một giá trị nhất định khi sử dụng trong Phụng vụ. Như khi đọc hai cuốn sách hát trên ta thấy những tác động Phụng vụ trong thánh lễ mang tính nghi thức kiệu rước thì dùng những bài hát mang hình thể đối ca, nói cho đủ là đối ca với Thánh vịnh của nó (Antiphona cum psalmo suo), dùng ở ca nhập lễ, ca dâng lễ và ca hiệp lễ. Sau bài đọc thứ nhất thì phải hát Thánh vịnh đáp ca (Psalmo Responsorium) theo đúng bản văn Thánh vịnh của ngày lễ hôm đó, nói một cách đầy đủ theo Việt ngữ là bài hát Thánh vịnh mang hình thể đáp ca (Responsorius) chứ không phải là một bài hát Thánh vịnh (hoặc ý Thánh vịnh) mang hình thể ca khúc (Canticum) mà chúng ta thấy khá phổ biến như hiện nay.
e; Phải biểu lộ được sự hoàn mỹ trong hình thức nghệ thuật cao, cũng có nghĩa là về âm nhạc phải đúng các qui tắc khách quan của kỹ thuật sáng tác, hòa âm, đối âm… chứ không phải do những mực thước hay quan điểm về nghệ thuật của cá nhân mình đề ra mà bỏ qua các qui tắc này.
f; Phải biểu lộ được sự hoàn mỹ trong hình thức nghệ thuật cao, cũng có nghĩa là về lời ca, ưu tiên trước hết phải là lời Thánh vịnh; hay ý tưởng lời ca bắt nguồn từ Thánh Kinh, khi vận dụng làm ca từ cho bài hát phải đúng luật văn phạm và ngôn ngữ. Tuy vậy, phải loại bỏ những lời ca trống rỗng hoặc vô nghĩa, hay những lời ca không thể diễn tả được chân lý trong đạo như Đức Pi-ô XII có viết trong thông điệp Mediator Dei, số 74: “Phải nghiêm chỉnh gọt giũa các tác phẩm nghệ thuật cho xứng với danh hiệu của chúng”
14. Như vậy, ta có thể trả lời câu hỏi thế nào là bài thánh ca Phụng vụ như thế này, trước hết tác giả của bài thánh ca đó phải là một Ki-tô hữu đích thực (Thông điệp “Kỷ luật về Thánh nhạc” số 24 và 25), bài thánh ca đó phải được tác giả có ý sáng tác để dùng trong Phụng vụ (Thông điệp KLTN số 18,19,20,21) và phải được gắn liền với một trong số các hình thể âm nhạc Phụng vụ được đề cập ở trên. Còn về lời ca phải đúng với bản văn của Sách Lễ Rô-ma hoặc các bản văn của các sách hát chính thức của Giáo đô Rô-ma như đã nói trên.
15. Nói đến đây chúng ta sẽ cảm thấy như để có một bài thánh ca Phụng vụ theo đúng nghĩa của nó có vẻ khó khăn và hạn chế với nhiều ràng buộc. Quả thật như vậy, nhưng không hoàn toàn như thế nếu mỗi nhạc sĩ Thánh nhạc được học hành một cách nghiêm túc và có bài bản. Từ sự thông hiểu về giáo lý Công giáo và kiến thức âm nhạc, mỗi nhạc sĩ sẽ khám phá được những điều phù hợp trong sáng tác.
Bài thánh ca loại nào mới phải được kiểm duyệt hoặc không cần phải kiểm duyệt trước khi sử dụng trong Phụng vụ?
16. Ta biết rằng những bài hát mà ta gọi là đối ca nhập lễ và đối ca hiệp lễ (phải được hiểu là đối ca với Thánh vịnh của nó) được ghi trong sách Graduale Romanum hoặc Graduale Simplex luôn là sự chọn lựa trước hết. Theo QCTQ sách lễ Rô-ma, khoản số 26 và 56i thì cho phép “… dùng bản hát nào khác phù hợp với cử hành Phụng vụ, với tính chất của ngày lễ hay mùa Phụng vụ. Bản văn bài hát này phải được Hội đồng Giám mục chuẩn nhận”. Nghĩa là nếu dùng bản văn khác với bản văn được ghi trong 2 cuốn sách trên thì buộc lòng phải được kiểm duyệt trước khi đem ra sử dụng.
17. Đối với Huấn thị về Âm nhạc trong Phụng vụ, xem ra có phần dễ dãi hơn với khoản 32 ghi rằng: “Tại một vài nơi được đặc quyền, người ta thường dùng những bài hát khác thay thế các bài ca nhập lễ, tiến lễ và hiệp lễ trong sách Graduale. Có thể giữ như thế tùy phán quyết của Đấng bản quyền địa phương, miễn là những bài hát đó hợp với các phần trong thánh lễ và ngày lễ, cũng như mùa Phụng vụ. Thẩm quyền địa phương phải phê chuẩn lời ca những bài hát đó”. Đối với Thánh nhạc Việt Nam thì hầu hết các bài ca thay thế đều là những ca khúc.
18. Về ca khúc, trước đây người ta nói một cách đầy đủ là “ca khúc bình dân tôn giáo” bởi chữ Canticum populares religiosi, sau này Hiến chế Phụng vụ chỉ gọi là Cantiunculae populares (số 112). Các bài thánh ca mang hình thể ca khúc cũng được khuyến khích sáng tác, các ca khúc này làm cho đời sống Ki-tô hữu thấm nhuần tinh thần tôn giáo và nâng cao tâm hồn tín hữu, các ca khúc này phải được áp dụng theo những quy luật ở số 13-15 (Thông điệp Kỷ luật về Thánh nhạc). Nó thường chiếm vị trí riêng trong mọi dịp lễ Ki-tô giáo, nơi cộng đoàn hay tại gia đình, trong hay ngoài nhà thờ, và chỉ được sử dụng trong Lễ nghi Phụng vụ một cách đôi khi có thể chứ không phải thường xuyên như nhiều nơi đang làm. (HT. Thánh nhạc và Phụng vụ, chương 3).
Muốn được điều này các ca khúc đó phải :
- Đúng Giáo lý Công giáo
- Dùng ngôn ngữ dễ hiểu, lời lẽ không rườm rà, câu văn không trống rỗng...
- Một loại âm nhạc đơn sơ, dù vắn và dễ, cũng phải có một cái gì trang nghiêm xứng đáng.
- Được các Đấng bản quyền cẩn thận canh chừng và phê chuẩn.
19. Như vậy ta có thể nói, tất cả các bài hát thánh ca mang hình thể ca khúc đều cần phải được kiểm duyệt trước khi sử dụng trong Phụng vụ. Thông thường mỗi Giáo phận, dưới quyền Đức Giám mục sẽ có nhóm phụ trách kiểm duyệt nếu thấy không có gì ngăn trở, một vị Censor Librorum sẽ xác nhận "Nihil obstat" rồi đệ trình lên ĐGM ký phê chuẩn.
20. Những bài hát được viết trong một hình thể âm nhạc khác, ví dụ như bài hát mang hình thể đáp ca được dùng sau bài đọc một, với cung điệu dễ hát và âm nhạc tuân thủ các qui luật khách quan của nghệ thuật, còn lời ca lấy nguyên vẹn từ Thánh vịnh (không phải là ý Thánh vịnh), thì không cần phải kiểm duyệt. Bởi lẽ một tác phẩm Thánh nhạc trong đó có bản văn là Thánh vịnh được sắp đặt trong một hình thể âm nhạc rõ ràng, nghĩa là nó đã có một trật tự trong suy tính, và chắc chắn bản thân nó đã có một giá trị nhất định, chúng ta có thể sử dụng mà không cần phải thông qua Đấng bản quyền địa phương. Ví dụ bài đáp ca với Thánh vịnh 22 sau đây, lời ca được lấy nguyên vẹn từ Thánh vịnh, còn phần âm nhạc thì có cấu trúc tác phẩm đã được sắp đặt theo đúng hình thể đáp ca. Phần xướng các câu Thánh vịnh của một xướng viên được dựa theo cung hát Thánh vịnh đơn giản thứ 6 của Bình ca; vì hát Thánh vịnh theo lối Bình ca thường ngâm nga ở một dấu trụ, nhưng tiếng Việt có 5 dấu và 6 giọng nên chúng tôi phải dùng 3 dấu trụ để mong thể hiện rõ được ngữ nghĩa của ca từ. Về phần hòa âm thì không sai luật, dòng ca giới hạn trong một âm vực tầm tiếng vừa phải, nhịp điệu của câu đáp đơn giản dễ hát cho đại chúng, mọi người đều có thể hát được dễ dàng… Vậy bài Thánh vịnh đáp ca này đã hội đủ các điều kiện cần thiết nên không cần phải kiểm duyệt nữa!



21. Đối với âm nhạc: để hiểu được hình thể âm nhạc các loại buộc lòng chúng ta phải học cho biết các cách thức và lối viết bài đòi hỏi, để làm đúng những qui tắc khách quan về chuyển động móc nối của kỹ thuật hòa âm và đối âm chúng ta cũng phải học hành và thực tập cách kiên trì… chúng ta không nên dùng lý lẽ tác phẩm nghệ thuật thì tự do trong phạm trù này.
22. Đối với lời ca: tốt nhất là dùng Thánh vịnh hoặc lời ca lấy từ Kinh thánh. Không nên dùng những lời ca mang nặng tâm tình cá nhân, hoặc sáo rỗng, trần tục… cũng cần phải học hỏi nghiêm túc về Kinh thánh và Giáo lý Công giáo, kể cả thơ ca, để qua đó chúng ta vận dụng được một bản văn phù hợp với giáo lý đức tin và với hình thể âm nhạc nữa.
23. Ngay tại Vatican, tuy dưới quyền là một Hiệp hội Cecilia gồm rất đông đảo các nhạc sĩ, Ủy ban Thánh nhạc cũng chỉ có ba vị là Chủ tịch, Phó chủ tịch và tổng thư ký, nhưng đâu có bao giờ những vị này phải bận tâm đến công việc phê chuẩn hay kiểm duyệt. Hầu hết các tác phẩm sáng tác đều được Hiệp hội in ấn và sử dụng rộng rãi, bởi lẽ các nhạc sĩ này đều đã được học hành bài bản từ trường lớp hẳn hoi, nên tác phẩm của họ không bao giờ có vấn đề gì rắc rối hoặc sai phạm về âm nhạc mà phải xem xét lại. Còn lời ca thì lấy từ Thánh vịnh và các nguồn Phụng vụ trong Thánh kinh thì đâu còn gì là sai lệch.
24. Hơn nữa, việc phê chuẩn hay kiểm duyệt chính ra cũng chỉ là công việc nhận xét xem tác phẩm đó, nhất là lời ca có gì ngăn trở hoặc sai lạc với Kinh thánh và Giáo lý Công giáo không? Chứ không có chức năng chỉnh sửa tác phẩm như đã nói ở số 19. Còn hình thể âm nhạc hoặc các kỹ thuật âm nhạc thì các nhạc sĩ phải cam đoan là không được phép sai trái rồi, đó là điều mặc nhiên, nếu người nhạc sĩ được học hành tử tế và có lương tri thì đâu có thể đợi người khác vạch các lỗi sai trên tác phẩm của mình được! 

Antôn Tiến Linh 17.2.2014
---------------------------------------------------------------------
Chú thích : Ảnh trong bài trích từ nguồn :  Ban Hợp xướng PIO X.

MẸ QUÊ HƯƠNG

MẸ QUÊ HƯƠNG
Tháng Tư năm đó bỏ xa quê
Nhớ cảng chiều mưa nước đổ về
Mẹ mặt lầm lũi đi trong gió
Gọi từng hụt hững dưới đê mê
Hôm nay nhìn lại ngày mưa bão
Lòng nặng từng hạt đọng mi cao
Quê vẫn còn đó... , còn in bóng
Mà Hương vụt mất tự khi nào!...
Ôi Việt Nam... Thơ mộng biết bao!!!....
Xin đừng để Mẹ phải khóc gào...
ThyThy
NY, April 30, 2014