#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

TUẦN THÁNH


Tiệc Ly - Thứ Năm Tuần Thánh
Buổi Tiệc Ly - thường được liên tưởng đến bức họa nổi tiếng của danh tài Leonard de Vinci "The Last Supper" thể hiện bửa ăn sau cùng của Chúa Giêsu và 12 môn đệ. Bửa ăn tối cách nay 2000 năm này, ngày nay vẫn còn được nhắc đến -một cách rầm rộ - gần đây nhất là trong bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên "Mật mã Da Vinci".
Khi đến Jerusalem hành hương, du khách chắc chắc sẽ được giới thiệu đến xem căn phòng Tiệc Ly (Mc 14:12-15) , còn được gọi là "Nhà thờ của các Tông Đồ" là nơi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống trên các Ngài (Cv 1:13, 2:1)
Trải qua 2000 năm với các cuộc Thánh Chiến tranh giành Jerusalem, Phòng Tiệc Ly cũng như hầu hết các địa điểm có liên quan đến Chúa Giêsu ngày nay thuộc quyền sở hữu của các giòng tộc Hồi Giáo.
Cửa vào Phòng Tiệc Ly ở lầu trên (mũi tên) - nhìn từ dưới
Nhìn từ tầng trên
Bên trong nhìn ra - cửa vào bên trái. Ở giữa là cây olive bằng đồng do Catholic Association dâng tặng. Hội này đã tài trợ chi phí trùng tu Phòng Tiệc Ly

Chi tiết cây olive bằng đồng
Bên trái là của ra ban công phía nam. Nơi mũi tên: dấu vết Kytô giáo thời Thập Tự Chinh

Từ cổng vào nhìn thẳng: cửa ra ban công phía Nam - cửa sổ với hoa văn Hồi Giáo




Nơi mũi tên: hình chim bồ nông mổ thịt mình nuôi 2 chim con bên phải và bên trái - dấu vết từ thời thế kỷ XII - tượng trưng Chúa Giêsu hy sinh mạng sống cứu chuộc nhân loại. (Mt 26, 26-28)


Khách hành hương

ĐGH Gioan Phaolô II dâng lễ tại Phòng Tiệc Ly trong chuyến Tông Du năm 2000. Khăn bàn thờ có thêu hình chim bồ câu và lưỡi lữa.

Sau bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu và các môn đệ đi qua vườn cây dầu (Gethsemani) bên núi Olive, bắt đầu cuộc thương khó và tử nạn trên đồi Golgotha.


Vườn Gethsemani - Núi Cây Dầu

"Lạy Cha nếu có thể được thì xin cho con khỏi uống chén này. Đừng theo như ý con, một xin vâng Ý Cha đã định trước muôn đời...".Đoạn phiên khúc trong bài Nếu có thể của Cha Nhạc Sư Kim Long thể hiện tâm trạng lưỡng lự. Quyết định tiến hay thoái giữa Ý Chúa và cá nhân - được lồng vào tâm tình thống thiết của Chúa Giêsu trước giờ chịu nạn. Ý Cha và Ý Con trong bè trầm như bị giằng co lôi kéo quyện vào bè nhất đã nói lên được nỗi thống khổ của Chúa Giêsu trong đêm Thứ Năm Tuần Thánh.
Sau đây là vài hình ảnh về Vườn Gethsemani nơi Chúa Giêsu cầu nguyện: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." (Lc 22, 42)
                                Núi Cây Dầu (Mount of Olives) nằm ở phía Đông cổ thành Jerusalem


                             Núi Cây Dầu nhìn từ thành Jerusalem - nhà thờ Gethsemani ở gần trung tâm


Tường thành Jerusalem nhìn từ Nhà thờ Gethsemani

Church of the Agony: Tên chính thức được gọi là Church of All Nations do nhiều quốc gia đóng góp tài chánh - Argentina, Brazil, Chile, Mexico, Italy, France, Spain, United Kingdom, Belgium, Canada, Germany, Hoa Kỳ, Ireland, Hungary, Balan và Úc.

                                                                       Nhìn từ cửa nhà thờ

            Ngay trước bàn thờ là tảng đá được tin là nơi Chúa Giêsu cầu nguyện trước lúc bị quân lính bắt đi.
                                   Các đoàn hành hương dâng lễ chung quanh tảng đá trước bàn thờ


                                                                                Cung Thánh


                                                              Cổng vào Vườn Gethsemani

                                                     Cây Dầu (Olive) trong khuôn viên nhà thờ

                                          Lối vào Gethsemani Grotto, nơi Judas hôn Chúa Giêsu

Gethsemani Grotto

                                                                          Nhìn từ bên ngoài
Từ vườn Gethsemani, Chúa Giêsu bị điệu tới nhà vị thượng tế Caipha cách đó 1.3 km khoảng 15 phút đi bộ. Tại đây Thánh Phêrô đã 3 lần nói không biết ông Giêsu là ai!

Ngôi Mộ Chúa Giêsu

Trong phúc âm Thánh Luca, việc chôn cất Chúa Giêsu chỉ ghi vắn tắc: Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. (Lc 23, 53).

              Tại khu vực ngôi mộ này người ta có thể nghe tiếng chuông từ Nhà thờ Thánh Mộ (Church of the Holy                  Sepulchre) hay tiếng kêu gọi cầu kinh xuất phát từ các ngôi tháp của đền thờ Hồi Giáo kế bên.


                                                                   Mặt tiền Nhà thờ Thánh Mộ




 Cổng vào nhà thờ do hai dòng tộc người đạo Hồi chịu trách nhiệm từ năm 1192 - mỗi ngày 2 lần, gia đình Joudeh đem chìa khóa đến cổng và gia đình Nusseibeh có trách nhiệm mở và đóng cửa. Nhìn kỷ sẽ thấy phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Giêsu


                                                  Phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Giêsu
                                                        Nhìn từ trên cao
                                                                           Nhìn gần


                                          Quang cảnh Lễ Phục Sinh của Chính Thống Giáo


        Nơi đám đông là chỗ xem lễ vào buổi sáng – phía sau là nơi cử hành các nghi thức của Chính Thống Giáo
                                                      Mái vòm nhà thờ Mộ Chúa
                  Người hành hương đang vào kính viếng Mộ Chúa – Thời gian đợi khoảng 45 phút
                             Ngay trên cửa vào bên trong có gắn hình Chúa Giêsu và 12 Thánh Tông Đồ
                                                             Toàn cảnh trước Mộ Chúa
                                               Phòng thứ nhất: Nhà nguyện Thiên Thần
                               Một phần của tảng đá che mộ Chúa Giêsu – có thắp 2 cây nến
                                       Phía trong là Mộ Chúa Giêsu – Bàn thờ ngay trên Mộ Chúa

       Chổ đứng chỉ rộng khoảng 1m x 2m – Không thể chụp hết cảnh bên trong!

Xuất xứ :  http://www.40giayloichua.net/  Hien Quang.Tuần Thánh 2009

GẦN CHÚA GẦN THA NHÂN


Một khi mỗi dây liên hệ giữa Thiên Chúa và con người bị bứt, con người cũng mất đi khả năng yêu mến nhau cách chân thành, như thánh Phao-Lô đã cảm nghiệm.
"Nếu chúng ta đi trong ánh sáng, cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng,thì chúng ta được hiệp thông với nhau " (1Ga 1,7).
Do đó việc đến gần Thiên Chúa qua niềm tin vào Đức Giê-Su Ki-Tô cho phép chúng ta đến gần với những người khác.
"Chúng ta hãy yêu thương vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước" (1Ga 4,19).
Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta để chung sống với nhau, ngay cả khi chúng ta cảm thấy bất toàn và khó có thể yêu mến người khác.
Ngoài những giờ phút thinh lặng, hồi tâm, suy tư để học biết về chân lý của Thiên Chúa.
Một số những chân lý khác chúng ta chỉ học được khi chúng ta phải đối diện với những khó khăn của người khác.Chẳng hạn chúng ta học biết về sự tha thứ thật lòng như một ân huệ của Thiên Chúa ban cho, khi bản thân chúng ta rơi vào những điều như tức giận, ghen ghét, kiêu hãnh.
Trong thực tế cuộc sống,những bất hòa, cay đắng vẫn là chuyện thường tình, đặc biệt trong cả đời sống gia đình giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái....... 
Thế nhưng Lời Chúa vẫn đứng vững như một chân lý. Thiên Chúa mở cho chúng ta lối đường của sự hòa giải, khởi đầu với sự hoán cải, loại bỏ đi  kiêu hãnh tội lỗi, và dẫn đưa chúng ta đến một tình yêu chân thực và tha thứ.
Trong tư cách là con cái Thiên Chúa, chúng ta cần vượt qua sự cô độc và khởi sự sửa chữa những gì bị đổ vỡ.
Đức Giê-Su Ki-Tô chết trên Thâp giá để hòa giải chúng ta với Cha Trên Trời.
Và để chúng ta đi tới sự hòa giải với nhau.
lm
(Viết xong lúc 02h50)


HOA QUẢ CẤM PHÒNG


ht. Trong một năm Phụng vụ, các tín hữu hạnh phúc nhất là những ngày được đi tham dự những buổi Tĩnh Tâm mùa Chay, dọn lòng sốt sắng đi theo Chúa trên những chặng đường thánh giá, lên tới đỉnh đồi Can- vê  và cùng chịu chết với Chúa để được phục sinh vinh quang với Người. Cảm ơn Mẹ Giáo Hội đã cho chúng con có những giây phút tĩnh lặng sống đời nội tâm, nhìn mình, thấy mình, biết mình, để đến với Chúa bằng tâm tình người con hoang đàng trở về bên Cha yêu dấu. ThyThy lém lỉnh, chen chân uống suối nhân từ Chúa bằng một cách xét mình rất ngây ngô hồn nhiên, như một bé thơ ùa vào lòng Mẹ không ngại ngần vì nó biết Mẹ yêu nó, yêu những bước chân chập chững liêu xiêu, yêu hai bàn tay bé bỏng vươn tới, yêu lời bi bô ngọng nghịu. Mẹ yêu nó như  huấn luyện viên hài lòng, hãnh diện ôm chòang cầu thủ đội mình tự tin đạt vào vòng chung kết.
Mến chúc ThyThy phá lưới lòng Chúa xót thương.

CHIA SẺ 
Chủ Nhật lễ Lá vừa qua, ThyThy có đi nghe Cha giảng phòng nên xin được chia sẻ với các bạn đôi chút trong tuần Thánh này.
Thực ra thì ThyThy cũng thuộc loại tầm thường, chẳng đạo đức hơn người đâu, lâu lâu mới đi nghe giảng phòng một lần, đôi khi vì không biết, đôi khi vì bận việc, nhưng cũng có đôi khi hơi làm biếng… ThyThy đưa ra nhiều lý do lắm phải không qúi bạn, nhưng cái lý do cuối cùng mới là quan trọng và đáng bị phạt. Thôi bây giờ để Th vào câu chuyện nhé.

Hôm đó Cha nói về nhiều mục, nhưng có một cái mà Th để ý nhất, đó là chuyện “Lần Hạt”. Cha nói: “Anh chị em thân mến, khi mình lần hạt, mà mình có chia trí, thì cũng vẫn được ơn…” Nghe câu này trúng tim đen, nên Th tủm tỉm cười một mình và tự nói: thế thì lâu nay mình như vậy mà Chúa cũng vẫn ban ơn, thì đâu đến nỗi nào!...
Để Th kể qúi bạn nghe: Thường thường thì tối nào Th cũng lần năm chục hạt trước khi đi ngủ, (không phải khoe đâu nhé, đấy là thú tội thôi). Mới đầu thì lần nơi thứ Nhất thật sốt sắng, vừa đọc vừa suy gẫm lời trong kinh, rồi không biết tự nhiên thoạt nghe tiếng con khua nồi niêu dưới bếp, vì đi làm về trễ, thế là bắt đầu lái trí tưởng tượng tới nồi cá kho tộ mình mới kho hồi chiều, rồi lại tiếp diễn ngày mai sẽ nấu món gì và cứ thế trí tưởng tượng nó đi lung tung đủ thứ… cho đến khi tay lần cỗ tràng hạt tới chỗ ngắt quãng dài sang Kinh Sáng Danh, thì mới sực nhớ mình đang lần hạt… Thế mà tay vẫn cứ lướt trên cỗ tràng hạt đều đặn và miệng vẫn đọc “Kính Mừng Maria đầy ơn Phúc…” như thường. Sao mà lúc đó trí khôn nó bày ra lắm thứ thế không biết, bình thường thì nặn mãi mới ra được một món ngon để nấu cho ngày hôm ấy, thế mà hôm nay trong lúc đọc kinh nghĩ ra được đủ thứ món… Thật là tội lỗi, tội lỗi!.. Cứ mỗi lần chia trí như vậy thì Th lại nói với Chúa là: “thôi con đọc thêm ba Kinh Kính Mừng nữa, bù lại sự chia trí để Chúa khỏi buồn”, cho nên khi Th lần hạt chia trí thì Chúa buồn mà mình cũng bị thiệt nữa, tại vì cứ phải bù thêm cho Chúa ba Kinh Kính Mừng, thành ra mất thì giờ, mà lại cũng chẳng thêm được ơn ích gì. Nhưng hôm nay Cha bảo lần hạt mà chia trí cũng được ơn, thế thì chắc bụng rồi, không phải đọc “extra” cho Chúa nữa. Còn hồi giờ Th đọc kinh của CMC chia phiên thì cũng hay bị vậy lắm, nhưng nay thì không sợ bị lõm nơi phần thứ của mình, nên các Chị CMC yên trí nhé.
Rồi Cha lại nói đến câu: “Phải Đi Lễ”. Cha giảng: “Sao mình không nói “Được đi lễ,” mà lại nói là “Phải đi lễ.” Mình đi lễ là đến với Chúa để nhận lãnh ơn, sự lợi ích này cho cả phần hồn lẫn phần xác, được cho mình, chứ Chúa có được gì đâu…”__ Cha lại tiếp: “Mình cứ nói là Hy Sinh cho Chúa.” Cha lấy ví dụ: “Như hôm nay tôi giảng phòng, trong gia đình bảo nhau, thôi mình “hy sinh” đóng cửa tiệm sớm để về nghe giảng. Cái này đâu phải là Hy sinh cho Chúa, Chúa là Đấng Sáng Tạo, là Đấng toàn vẹn. Chúa đâu cần điều gì mà mình phải hy sinh cho Chúa. Đây là mình làm cho mình, mình đến để được thảnh thơi và suy nghĩ về cuộc sống của riêng mình, chứ Chúa chẳng được cái gì cả, mình cứ hay vin vào và bảo là cho Chúa, nhưng thực sự là cho chính mình.”
Thưa các bạn, các bạn có đồng ý với Cha chuyện ấy không?... Th nghe thì cũng có lý lắm, vì thực ra mình mới cần Chúa, chứ Chúa là Thiên Chúa thì Ngài đâu có cần mình, Ngài làm gì mà chả được, mình là người tôi tớ, còn Chúa là Ông Chủ Nhân Lành. Mình không đến nhận lãnh, tức mình thiệt. Mà mình không xin, tức là mình không được, mà nếu như mình xin không được, thì phải xét lại lời cầu xin của mình có chân thành và chính đáng hay không?... Nhưng đôi khi Th nghĩ: mình thấy chính đáng mà Chúa lại bảo là không chính đáng thì cũng chịu thôi…. Vì Chúa là Chúa mà.__ Th nói tí cho vui, chứ thực ra Chúa biết hết mọi sự trước sau mà mình chẳng biết được.
Sau mục đó Cha nói về “Bí Tích Giải Tội”:
Cha lấy ví dụ “Người con hoang đàng”. “Khi thấy đứa con trở về từ xa là người cha đã vui mừng ra đón rồi, và khi đứa con về để tạ tội, mà chưa kịp nói hết lời xin lỗi, thì người cha đã cắt ngang và bảo đầy tớ đi lấy áo đẹp nhất cho cậu ta mặc và làm thịt con chiên béo để ăn mừng.__ Cha giảng tiếp: Người con không trở về sẽ bị chết đói, chứ người Cha thì đâu có ảnh hưởng gì, người Cha chỉ hết lòng vì thương đứa con đã xa rời mình và đang lưu lạc chốn nào đó, đói no không biết.__ Thiên Chúa chỉ mong chúng ta trở về để lãnh nhận những thức ăn cho linh hồn, mà từ đó có thể nuôi lấy thân xác mình nữa.__ Cha lại nói tiếp: Khi mình chưa xin Chúa tha tội, thì Chúa đã tha tội cho mình rồi, nhưng Chúa muốn thấy sự trở về của mình, về để đón nhận ơn lành Chúa ban. Chúa cũng không xin mình trở về, Chúa cho mình tự do chọn lựa. Nếu mình trở về thì có lợi cho mình, mà không về thì Chúa cũng chẳng thiệt thòi chi cả, nhưng Ngài luôn luôn giang tay chờ đón chúng ta.”
Và sau cùng Cha giảng về cách thức đền tội lỗi mình đã phạm, đó là “Cái Vạ”. Có nghĩa là khi xưng tội thì được ơn tha tội nhưng cái vạ là cái mình gây hại cho người khác, thì cái đó mình phải trả, phải đền, mà đền trả bằng cách là: Cầu Nguyện, Hãm Mình và Bác Ái.
Trong vấn đề này Cha giảng chưa hết ý nghĩa vì không đủ thì giờ, nhưng Th hiểu là trong sự đền tội, mình phải làm gì bù lại những sai trái của mình, thì lúc đó tội lỗi của mình mới được tẩy xóa.__ Đó là những gì mà Th thu thập được trong lần giảng phòng này.
Còn năm trước cũng có một câu chuyện hay hay Th xin được kể luôn. Hôm đó sau khi đọc bài Phúc Âm nói về: “Tát má phải thì đưa luôn má bên trái cho người ta tát.”__ Một ông giơ tay lên để phát biểu ý kiến:
“Thưa Cha, theo con thì, đứa nào nó tát má con, thì con tát lại cho bằng được, chứ dại gì mà con lại đưa má kia cho nó tát…” Lúc đó cả nhà thờ cười ầm lên, Cha cũng cười theo, rồi Cha nói: “Như vậy thì ông mới không phải là Chúa Giêsu…” Mọi người lại vỗ tay tán thành.__Sau đó Cha giảng: Chúa dùng dụ ngôn đó để nói lên sự “Tha Thứ”, vì với sức của con người, thì rất khó quên những gì người khác làm tổn thương đến mình, cho nên Chúa nói: “Tha bảy mươi lần bảy” chứ không phải một lần bẩy… có nghĩa là tha luôn mà không đề cập đến nữa.” __ Th nghĩ: nếu loài người sống được như lời Chúa dạy, thì Thiên Đàng chật ních người, không còn chỗ cho mình chen chân, nhưng may thay là khó ai có thể thực hiện được, nên mình cũng hy vọng được lọt vào vòng chung kết.....
 Tuần này là Tuần Thánh, ThyThy xin Chúc qúi ACE CMC dọn lòng thật sốt sắng và nhất là tối Thứ Năm Chầu Mình Thánh, mình cầu nguyện cho nhau và ngày Thứ Sáu Hôn Chân Chúa thì mình gởi cho Chúa tất cả mọi sự, để Ngài mang đi tất cả buồn sầu và ban cho mình Niềm Vui và An Bình.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả CMC chúng con.

ThyThy
NY, April 14, 2014