#Stats1 ul{margin:0;border:0;padding:0;height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -34px} #Stats1 li{margin:10px 0;border:0;padding:0 0 0 40px;list-style-type:none} #totalComments{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat} #totalCount{height:32px;background:url(//goo.gl/ZHG881) no-repeat 0 -68px}

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

KHÚC HÁT DÂNG HOA -Karafun

KHÚC HÁT DÂNG HOA  của Hải Triều (1979)
Thánh ca về Đức Maria 
Ca sĩ Mai Hậu
Krf . TTL & Anh Đào
Phần Karafun : 


Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

MẸ ƠI - Karafun



Thánh ca MẸ ƠI của Hải Triều.
hòa âm : nhinem-khongnoi
Krf : Tinh Chua
Thể hiện trong trẻo véo von nhõng nhẽo : HOATRANH01
Cám ơn các Bạn thực hiện Krf này.
ht.

Sau đâu là phần dành cho ai muốn hát cho Mẹ nghe :

1979,Hải Triều,All rights reserved



Xin cảm ơn tất cả 
những ai đã từng một lần 
cất tiếng hát "Mẹ ơi,..."
ht.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

BÊN CHÂN CHÚA ( đính chính 1)

Bên chân Chúa
Tập Thánh ca BÊN CHÂN CHÚA
của HẢI TRIỀU Bản ĐÍNH CHÍNH 1             
MỤC LỤC phần CHÚA

NGUỒN PDF :  (tại đây)

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

TÌNH CHA VÔ BỜ


Tình Cha vô bờ
Một câu chuyện thật về tình yêu thương, niềm tin và hy vọng
  Trên đời, những câu chuyện cảm động về tình mẹ có rất nhiều và bàng bạc trong văn chương. Tình mẹ cao thượng hy sinh tất cả cho con là điều không thể chối cãi. Lâu lâumới có được một câu chuyện về tình cha, xin chia sẻ cùng các bạn.

Dick Hoyt đáng được tôn vinh là một người cha vĩ đại. Nếu ai đã trải qua cảm giác phải chăm sóc một người tật nguyền lâu năm, ắt sẽ thấy rằng không có một tình yêu nào có thể lớn hơn tình yêu của ông bố Hoyt với cậu con trai chưa sinh ra đời đã bị chẩn đoán mắc bệnh bại não (cerebral palsy), một loại bệnh tĩnh với các tổn thương não đã định hình khó có thể thay đổi.
 Khởi đi từ bất hạnh
 Năm 1962, Dick Holt đau xót nhìn đứa con trai chào đời trong tình trạng bị dây rốn quấn cổ và được chẩn đoán liệt não, sẽ phải sống như thực vật cả đời. Vì tình trạng đó, các bác sĩ khuyên vợ chồng Dick và Judy nên đưa con vào một trung tâm bảo trợ xã hội đặc biệt. Tuy nhiên, với lòng thương con vô bờ, Holt cha từ chối lời khuyên đó. Người cha trẻ mới 22 tuổi  để ý thấy đôi mắt của Rick, tên đứa con, biết hướng mắt nhìn theo ông khi ông di chuyển quanh phòng. Vì vậy Dick hy vọng và tin tưởng rằng Rick vẫn có thể suy nghĩ và nhận thức được mọi sự việc xảy ra chung quanh.
 Thế rồi vợ chồng Dick tìm đủ mọi cách để giúp đứa con tham dự vào mọi sinh hoạt của gia đình. Khi làm bất cứ điều gì, họ cũng tâm niệm rằng Rick đang dõi theo và cố gắng nhận biết tất cả mọi việc, như bất cứ một đứa trẻ nào khác. Đôi vợ chồng nuôi dưỡng niềm tin một ngày con họ có thể giao tiếp được trong một chừng mực nào đó. 

   Họ đưa con đến những trung tâm phục hồi chức năng, đến cầu cạnh những nhà nghiên cứu y khoa, cho con tham gia vào tất cả các hoạt động gia đình, vui chơi trong vườn, giúp con tận hưởng niềm vui được bơi dưới nước mà đứa trẻ nào cũng khao khát hoặc đưa Rick đi cùng trong các kỳ nghỉ của gia đìn Nói cách khác, cặp vợ chồng trẻ Dick và Judy đối xử với Rick như đối xử với một đứa trẻ bình thường. Để làm được điều đó, họ phải hy sinh hầu như tất cả những thú vui trong đời, dành hết thì giờ bên Rick, tìm hiểu Rick và tiếp tục nuôi hy vọng.
 Các bác sĩ, dù đã cố thuyết phục bố mẹ Rick rằng họ chẳng có chút hy vọng nào, dù có cố gắng đến đâu. Tuy nhiên, năm 11 tuổi, trong nỗ lực không thể tả được bằng lời, cha mẹ Rick đã thuyết phục các nhà khoa học Trường Đại học Tuft, bang Massachusetts kể cho Rick nghe một câu chuyện hài. Trước sự ngạc nhiên của họ, Rick đã cười. Các nhà khoa học thừa nhận rằng họ đã lầm, Rick vẫn nhận biết được thế giới sinh động quanh cậu và cậu rất muốn được tham gia và khám phá thế giới ấy.

 Cuối cùng, người ta làm riêng cho Rick một chiếc máy tính đặc biệt, có thiết bị gắn vào đầu Rick, bộ phận duy nhất trên người cậu có thể cử động được đôi chút. Thiết bị này giúp Rick mã hóa những điều não cậu muốn nói và chuyển thành âm thanh điện tử. Điều đầu tiên mà cậu bé Rick nói với bố mẹ là một môn thể thao. Bậc phụ huynh đáng kính ấy giờ đây biết thêm một điều, niềm đam mê của con trai họ là thể thao.
 Khi chiếc máy mang tên Hi vọng được gắn vào đầu Rick, cậu đồng thời được chấp nhận đến trường học. Cũng trong thời gian này, cậu bé bộc lộ niềm đam mê với môn điền kinh. Năm 1977, khi trường cậu bé có chương trình chạy marathon để quyên góp cho một học sinh bị tai nạn xe hơi, Rick đã nói với bố rằng: "Bố ơi, con muốn chạy để quyên tiền cho bạn ấy!". Một nguồn tin khác cho biết Rick đã nảy ra cảm hứng muốn tham dự vào các cuộc chạy thể thao sau khi xem một bài báo. Dick, một trung tá thuộc Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ, sửng sốt trước ý muốn bất ngờ hầu như không tưởng của đứa con 16 tuổi. Lòng ngập tràn vui mừng lẫn lo âu, người cha ôm con nói: “Được rồi con. Chúng ta sẽ chạy thi.” Thế rồi người cha 37 tuổi mà trước đó chưa hề chạy marathon bao giờ phải khổ luyện tập dợt để sẽ đẩy con chạy.

 
 Thể hiện tình cha
 Dick bắt đầu tập luyện chạy mỗi ngày với một bao xi măng đặt trong chiếc xe lăn thay cho trọng lượng của Rick vì Rick bận học ở trường. Dick đã có thể cải thiện sức khỏe của mình rất nhiều mà ngay cả khi đẩy con, ông đã có thể tạo được một kỹ lục cá nhân là 5km trong 17 phút.
 Sau khi hai cha con kết thúc cuộc đua đầu tiên dài năm dặm, Rick mừng rỡ nói: "Thưa cha, khi chúng ta đang chạy, con cảm thấy như con không còn tật nguyền nữa." Dù đang mệt muốn kiệt sức, Dick sung sướng rưng rưng nước mắt trước niềm vui của con.
 Từ đó, vì niềm đam mê điền kinh và thể thao nói chung của đứa con tật nguyền, Dick chocon mượn thân xác để tham gia vào những cuộc thi triền miên được tổ chức tại nhiều nơi suốt năm trong và ngoài nước Mỹ với danh hiệu tham dự viên là “Team Holt”.
 Năm 1984, Dick trở thành một vận động viên điền kinh nổi tiếng và được mời tham dự các cuộc thi ba môn phối hợp (bơi, đạp xe, chạy bộ). Đó vốn là cuộc thi dành cho những người có sức khỏe tốt và dẻo dai. Ban tổ chức muốn Dick tham gia và chỉ mình ông mà thôi, không có Rick. Ông từ chối. Năm kế tiếp, họ lại đưa ra lời mời tương tự, nhưng một lần nữa ông lại từ chối nếu không có con trai của mình cùng tham gia.
 Dick nói với các nhà tổ chức, "Rick chính là lý do tôi tham gia các cuộc thi này; tôi không muốn thi đấu một mình. Rick là động lực thúc đẩy tôi. Hơn nữa, nếu không có Rick, tôi không biết phải làm gì với hai cánh tay của mình". Sau khi miệt mài thiết kế cho con những phương tiện an toàn như ban tổ chức yêu cầu, đội Hoyt được tham gia và về đích trong số 50% những người về đầu.
 Sau khi hoàn tất cuộc đua Boston Marathonlần thứ 15, cuộc đua mà họ đã bị từ chối vào năm 1981 khi lần đầu tiên đăng ký tham gia, họ đã được tôn vinh như những Anh hùng của nước Mỹ nhân kỷ niệm lần thứ 100 môn marathon.
 Năm 2003, Dick bị một cơn trụy tim, tuy nhiên, bác sĩ cho biết chính tình trạng sức khỏe tốt nhờ tham gia thể thao thường xuyên đã cứu sống ông. Sau khi hồi phục, hai cha con Dick và Rick lại tiếp tục những cuộc đua mới. Dick vẫn khăng khăng rằng chính con trai mình mới là vận động viên điền kinh, chứ không phải ông. Dick nói: "Tôi không biết phải giải thích thế nào, nhưng mỗi khi đứng đằng sau chiếc xe lăn của con trai, tôi cảm thấy lâng lâng khó tả. Rick là cỗ máy hoạt động của cả hai chúng tôi. Tôi cho Rick mượn thân thể mình, nhưng chính tinh thần của Rick mới là động lực thúc đẩy chúng tôi tiến về phía trước".

 
 Thành tích 36 năm kiên trì
 Mặc dù người ta nhìn thấy Dick và Rick Hoyt trên trường đua nhiều lần, nhưng không lần nào khán giả ngừng ngưỡng phục người cha đáng kính vừa chạy vừa đẩy con mình đang ngồi trong xe lăn, gò lưng đạp xe kéo theo một chiếc xe lăn lên dốc xuống đồi, hay vừa bơi vừa kéo đứa con tật nguyền.
 Rick cũng đã chứng tỏ mình hơn cả một vận động viên "đặc biệt" khi lấy xong bằng tốt nghiệp Đại học Boston và trở thành người khuyết tật bại não đầu tiên tốt nghiệp đại học. Rick làm việc tại phòng thí nghiệm máy tính của trường, nơi anh có thể hỗ trợ phát triển một hệ thống giúp những người khuyết tật có thễ giao tiếp thông qua các cử động của đôi mắt. Rick nói: "Tôi đã chứng minh cho những người khuyết tật thấy rằng họ không nhất thiết phải suốt đời ngồi yên một chỗ và nhìn cuộc sống trôi qua trước mắt. Họ cũng có thể tới trường, có việc làm và tham gia vào các hoạt động hàng ngày trong xã hội”.
 Tính đến hết năm 2009, Team Holt đã tham gia cả thảy 1.009 cuộc thi, trong đó có đủ các môn, từ marathon đến ba môn phối hợp và thậm chí cuộc chạy bộ vòng quanh nước Mỹ. Đội Holt luôn về đến đích trong các cuộc đua, có khi bỏ lại phía sau hơn một nửa số vận động viên khác và đôi lần về nhất.
Đội Hoyt được tôn vinh tên tuổi vào Viện Người Thép Danh Tiếng (Ionman Hall of Fame) vào năm 2008.
 Tính đến tháng Tư năm 2013, hai cha con Hoyt đã tham dự tổng cộng 1,077 cuộc chạy gay go đòi hỏi sức chịu đựng bền bỉ, trong số đó gồm có 70 cuộc đua chạy việt dã (marathon) và sáu cuộc đua tam hợp Người Thép (Ionman triathlon). Họ đã tham dự cả thảy 30 lần trong giải Boston Marathon. Ngoài ra, để bổ sung vào danh sách những thành tựu của họ, năm 1992 cha con Dick và Rick đạp xe và chạy vòng quanh nước Mỹ, hoàn thành khoảng đường dài 3,735 dặm (6,011 km) trong 45 ngày.
 Khi dự thi ba bộ môn thể thao phối hợp triathlon, Dick bơi với giây cột quanh eo để kéo Rick nằm trên một xuồng phao. Qua phần đua xe đạp, Rick ngồi phiá trước một chiếc xe đạp dọc được thiết kế đặc biệt. Đối với phần chạy bộ, Dick đẩy Rick ngồi trên xe lăn.
Năm nay 2013, Dick đã là một người già 73 tuổi và Rick đã 51 tuổi nhưng mãi mãi vẫn là một đứa con tật nguyền. Mỗi lần chuyển đổi giữa các bộ môn thi từ bơi sang đạp xe đạp, từ đạp xe đạp đổi qua chạy bộ, người cha già phải thao tác thật nhanh tự tay bồng con đặt vào ghế, nai nịch an toàn, xong tiếp tục cuộc thi. Xin mời xem đoạn phim thật cảm động ở : (ĐÂY)
Thú thật cùng các bạn, cứ mỗi lần xem đoạn video này, tôi không khỏi nghẹn lòng, phải ngưng gõ bàn phím chữ và ngồi thừ ra một lúc. Đây quả là một trong những đoạn video về tình cha  gây xúc động nhất).

 
  Ngày nay, hai cha con Holt -hay nói cho đúng hơn là người cha Dick Holt đã già- mỗi năm dự đua ít hơn và dành thì giờ cho các cuộc nói chuyện trước công chúng nhiều hơn. Thuở bắt đầu sự nghiệp thể thao, họ tham gia 50 cuộc đua mỗi năm nhưng bây giờ chỉ nhắm mục tiêu tham dự còn khoảng phân nửa số lượng đó mỗi năm mà thôi. Holt cha cho biết chưa có ý định hoàn toàn rút lui các cuộc thi.
 Ngày 08 tháng Tư năm 2013, một bức tượng đồng vinh danh cha con Hoyt đã được khánh thành gần khởi điểm của cuộc chạy đua Boston Marathon tại Hopkinton, Massachusetts.

 Do vụ khủng bố đặt bom nổ ngày 15 tháng Tư, Đội Hoyt chưa kịp hoàn tất cuộc chạy đua Boston Marathon năm 2013. Lúc vụ nổ xảy ra, họ còn cách lằn mức đích khoảng một dặm và đã bị giới hữu trách cuộc đua chặn lại cùng với hàng ngàn vận động viên khác. Họ an toàn và được một người lái xe SUV ngang qua chở họ đến khách sạn Sheraton tạm trú.
Kết luận
 Tình yêu vị tha thực sự giúp con người có được sức mạnh để làm những điều không tưởng. Sở dĩ ông Dick Hoyt có đủ kiên nhẫn và nghị lực trải qua tất cả những cuộc đua đầy thử thách là vì ông đã tìm thấy mục đích cao cả trong đời là đem lại niềm vui và hạnh phúc của con trai ông. Ông không muốn để cho con mình bị xem là người thừa trong xã hội. Ông muốn cho con tham gia vào các hoạt động xã hội để giúp con cảm thấy hạnh phúc. Vì lẽ đó, ông đã luôn cố gắng hơn bao giờ hết.
 “Nếu trong tim ta có một tình yêu vô điều kiện, ta có thể tìm thấy cho mình một nguồn năng lượng to lớn để thực hiện những điều không tưởng. Ta có thể vượt qua những giới hạn của bản thân và chuyển hóa mọi giới hạn đó thành điều kỳ diệu.”
 Khẩu hiệu của Đội Hoyt đó là “Bạn có thể” và họ chính là sự minh chứng sống khẳng định bạn có thể khi bạn quyết định làm. Thông điệp của đội Hoyt đã làm rung động mọi người.
 Dù có mang trên người những khiếm khuyết về mặt thể chất hay không đi chăng nữa, chúng ta có thể học được rất nhiều từ câu chuyện của họ, hãy cho ước mơ của chúng ta một hy vọng, một cơ hội thứ hai để sống mặc cho tuổi tác có như thế nào đi chăng nữa, và hãy nhìn thế giới một cách rộng mở hơn. Câu chuyện của Rick và Dick cũng khiến cho chúng ta phải suy nghĩ lại về những gì chúng ta cho rằng “không thể” cho tới giờ và hãy thử cố gắng hết sức một lần nữa xem.
 Tóm tắt về thành quả giúp con vượt lên trên số phận, Dick Holt nói: "Tôi yêu gia đình và chỉ muốn trở thành một người cha tốt nhất trong khả năng của tôi. Chỉ cần có được niềm vui khi ở bên cạnh con, được tận hưởng những giây phút đó, chúng tôi sẽ tiếp tục vượt  qua được những khó khăn trở ngại phía trước”.
Qua 36 năm dài sống cho con và hy sinh cho con, ông quả xứng đáng là một trong những người cha tốt nhất thế giới.

Phan Hạnh sưu tầm.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

HẠT GIỐNG ÂM THẦM


HẠT GIỐNG ÂM THẦM 
 Ngô Phúc Hậu, Lm.

Định Môn,… 1963

Hôm nay có một gia đình xin theo đạo. Đó là niềm vui lớn của đời truyền giáo, nhưng vẫn phải tìm hiểu.
 - Tại sao gia đình bà vô đạo ?
-Tôi thích đạo này từ lâu lắm rồi, từ hồi còn nhỏ tôi đi nuôi mẹ tôi ở nhà thương Cần Thơ. Các bà phước ở đó chăm sóc cho mẹ tôi kỹ lắm. Mấy bả tốt thiệt tốt.
 Thế là mình đã thu hoạch một vụ mùa mà ai đó đã gieo giống. Mình nhớ lại Lời Chúa trong Tin Mừng theo Thánh Gioan “Ta đã sai các con gặt hái nơi các con chưa từng lao động vất vả” (Ga 4,38). Người vất vả gieo giống là các nữ tu dòng Chúa Quan Phòng phục vụ tại bệnh viện Cần Thơ. Họ âm thầm khiêm tốn chăm sóc, thăm viếng các bệnh nhân từ ngày này qua ngày khác. Hôm nay có thể họ đã an nghỉ vĩnh viễn tại nghĩa trang nhà hưu Cù Lao Giêng. Hoặc có thể họ đang là những bà ngoại lưng còng, chống gậy đi lang thang trên những con đường tráng xi măng của nhà hưu dưỡng. Họ đâu có biết rằng hôm nay ở Định Môn mình đang gặt những bông lúa mà họ đã gieo từ ba thập niên về trước.

Cái Rắn, ngày 17-5-1995
Hôm nay mình đi thăm bà con lương dân cùng với một thành viên Hội đồng giáo xứ. Đi lang thang từ 7 giờ sáng và kết thúc vào lúc 10 giờ 40. Gia đình cuối cùng là gia đình ông bà Tư. Cả hai ông bà đều trên 80 tuổi và cả hai đều không ra khỏi cái giường của mình. Nói chuyện với ông Tư chán rồi, mình về vô nhà trong nói chuyện với bà Tư.
 - Năm nay bà Tư mấy mươi rồi ?
-Tôi tám mốt, còn ông tôi tám hai.
- Bà Tư ăn được nhiều không ?
- Bệnh quá, ăn được chừng lưng chén.
- Bà Tư ngủ được nhiều không ?
- Có khi thức suốt đêm.
-Thức nhiều như vậy thì bà Tư làm gì cho đỡ buồn ?
-Tôi vái Chúa và Đức Mẹ cho tôi mạnh giỏi, đừng có bệnh hoạn gì, cho tới chết luôn. Bệnh hoạn làm cực lòng con cháu quá. Bệnh hoài uống thuốc hết cả liền.
-Làm sao bà Tư biết Chúa và Đức Mẹ mà khấn vái ?
- Hồi còn bé tôi vẫn đi theo bà Lu-xi. Bả dạy tôi  cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ. Hổng biết  bây giờ bả ở đâu rồi ?  Ông cha biết bà Lu-xi không ?
- Biết, nhưng ít thôi. Tôi biết bà Lu-xi là một nữ tu dòng Chúa Quan Phòng, đã ở Cái Rắn một thời gian và mỗi lần đi đâu thì đưa bà Tư đi theo, năm nay bả thọ trên trăm tuổi, đang ở trên thiên đàng và đang cầu nguyện cho bà Tư theo đạo Chúa.
- Tôi già rồi, không đi nhà thờ được, không đọc kinh được thì làm sao mà theo đạo?
- Khỏi cần, bà Tư cứ thương Chúa là được rồi. Chúa ở khắp mọi nơi mà …

Cần Thơ, ngày 12-10-1994
Mình đến giáo xứ Bảo Lộc, Cần Thơ để chia sẻ kinh nghiệm truyền giáo với anh chị em thiện chí nhân dịp khánh nhật truyền giáo. Anh chị em trong giáo xứ và vùng phụ cận có rất nhiều kinh nghiệm sống động về truyền giáo. Nhưng người gây hào hứng nhất lại là linh mục Đinh Trọng Tự. Cử toạ thi nhau đặt câu hỏi :
 - Cha làm thế nào mà người ta theo đạo nhiều thế ?
- Từ ngày cha về đó, cha rửa tội được bao nhiêu người ?
- Cha kiếm đâu ra tiền để nuôi giảng viên giáo lý ?
-  …………
Linh mục Tự cào bằng mọi câu hỏi bằng một câu trả lời ngang như cua :
-Tôi chẳng làm gì cả. Tôi cứ ngồi rung đùi, hút thuốc lào, thế là người ta theo đạo.
 Mình nghĩ bụng: nếu truyền giáo là thế, thì mình làm cũng được. Mình dư khả năng để rung đùi và hút thuốc lào như ai. Sau một phút tếu táo, linh mục Tự khẳng định với một giọng nghiêm chỉnh.
 - Đúng thế: Tôi chẳng làm gì trong công tác truyền giáo này. Chính đứa con nít đưa người ta vô đạo. Chính bà già dốt đặc cán mai đã dẫn người ta theo đạo. Chính những người ít ăn ít học truyền đạo. Tất cả chỉ là sức mạnh của đặc sủng. Sau đó linh mục Tự trở về với giọng dí dỏm cố hữu, kể lại những câu chuyện vụn vặt cụ thể, để minh chứng cho lập luận trên của mình.
 Nhưng cuối cùng, linh mục cho biết rằng : có rất nhiều người trở lại vì trước đây đã có những kỷ niệm đẹp về đạo của Chúa. Có người hôm nay theo đạo vì trước kia đã học trường đạo; lại có những người khác nữa theo đạo vì cảm phục một tấm gương của một chứng tá Tin Mừng nào đó. Linh mục Tự khoái chí kết luận :
 - Hôm nay tôi sung sướng được thu hoạch một mùa bội thu do công lao mồ hôi nước mắt của những người vô danh mà tôi không thể biết được.
 Mình tin lời ông Tự, nhưng mình vẫn còn có nhiều thắc mắc. Hy vọng thời gian sẽ trả lời.

Ngô Phúc Hậu, Lm.

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

LÀM QUEN ANH GIAI


A lô . Chào nhạc sẫy,
nhạc sẫy có biết em là ai không ?
(-Không.)
Không à, thế nhạc sẫy có biết tại sao em lại có số điện thoại của nhạc sẫy không ?
(-Không.)
e he he he,
em xin thưa với nhạc sẫy ngay từ đầu là em rất mến mộ nhạc của nhạc sẫy. Ước mong có ngày diện đối diện với nhạc sẫy để em có thể mi nhạc sẫy một cái tỏ lòng hiếu ...khách. Nhạc sẫy có biết không, em quen rất nhiều các nhạc sẫy  khác, nhưng em chỉ để ý đến mỗi nhạc sẫy thôi. Hôm Lễ giỗ linh mục nhạc sư Tiến Dũng em đã mong  nhạc sẫy đến dự, nhưng hôm ấy người sao mà đông quá, em làm sao biết mặt nhạc sẫy, em bảo thôi để chờ tí hỏi thăm Minh Tâm. Vừa quay qua quay lại không thấy bóng dáng người đâu nữa. Kỳ ghê nha, em chạy ra hỏi anh Ca Trưởng kia xem có nhìn thấy nhạc sẫy đâu không chỉ cho em, anh í bảo cũng vừa thấy đây, thôi gọi điện thoại đi, rồi anh í cho em số của nhạc sẫy. Đấy, em có số của nhạc sẫy là thế đấy, nhưng mà giận lắm thì thôi, tại sao nhạc sẫy lại tắt máy ? Nhạc sẫy phải mở điện thoại để đón nhận chân tình của các fan hâm mộ chứ.
Nhạc sẫy,
Em nói nghe, em rất đàng hoàng, từ trước giờ em không có làm quen với nhạc sẫy nào đâu nghe, kể cả các cha luôn. Xuân Thảo không, Kim Long không, Mi Trầm không, Nguyễn Duy càng không, nhạc ông ấy không hát được. Vũ Đình Ân em biết, hói hói chứ gì, chỉ huy trưởng đấy, có lần biểu diễn đánh Kiều nổi tiếng luôn ấy phải không ? Thế Thông thì em quen quá, vợ là Khương Huệ chứ gì, đánh nhịp chứ gì. Trước nhà em ở cùng xóm đấy, bây giờ em chuyển vào Saigon rồi, muốn nổi tiếng phải vào thành phố, nhạc sẫy nhể.  Nhạc Phanxicô thì em hay hát đấy nhưng người anh í trông ...củ mỉ cù mì quá, khó làm quen, hoạt bát lên cho đời nó yêu, em có nhận xét thế, nhạc sẫy đừng nói lại kẻo anh Phanxicô anh í buồn.  Em thì nghe bạn em nó bảo nhạc sẫy mới là người dễ chịu, dễ mến, em e he he , em muốn bắn một phát...., e he he.
(- Tôi đang bận. Xin lỗi, lúc khác nhé.)
Thế ạ, bận ạ. Dạ, em nói tí này. Nhạc của nhạc sẫy nói ngay là em cũng chỉ hát được mỗi bài, bài gì về Mẹ ấy nhỉ, bài linh mục Tiếng hát cho người nghèo hát í mà, à Khúc hát dâng hoa. Gớm cha Nguyễn Sang hát ướt nhỉ, về sau Mai Thiên Vân thu lại bên Thúy Nga Ba -di-bai-nai đấy,ngọt, hay vô cùng tận , nhạc sẫy đã nhận được tiền bản quyền sáng tác chưa ?
(- Thôi nhé.)
Hãy khoan, nghe em nói tí đã, hôm nào....
 (Cúp máy).
Hình như nghe tên, ém tưởng mình là .....anh giai.
Đừng nói nữa em ơi, xin đừng nói nữa mà làm gì !...

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

MUÔN TÂU BỆ HẠ -5-

BỆ HẠ THAM SÂN SI
Đã hơn hai tuần nay không vào chầu, xa cách, thần nhớ Bệ hạ wá. Bệ hạ hiểu cho tình cảm con người ta, không nói ra không phải là không nhớ. Thần tuy không xoen xoét cái miệng Ai -lơp- iu, Ai-mít-iu như nhiều người, nhưng cái bụng thì liu kĩu nhiều chuyện về Bệ hạ, Bệ hạ có biết tại sao không ? Chả phải tại nhớ nhung vương vấn gì đâu, mà là vì Bệ hạ hư lắm, Bệ hạ chơi xấu, Bệ hạ quá quắt. Những cái thần phiền muộn Bệ hạ cũng là những cái Bệ hạ làm cho dân tình ai oán, nhưng có ai dám nhận xét, gửi còm-men ? Chỉ có thần mới liều mạng vì những kẻ trên răng dưới í như thần thì biết sợ là gì ! Kể từ khi thấy được nhân đức của Đức Thánh Cha Phanxicô nổi bật ở sự khó nghèo thì thần lại càng bạo dạn, hùng dũng, mạnh mẽ trên bình thường để hăng tiết vịt mà nhận xét về Bệ hạ, vốn là ngôi sao chói lòa trong mắt dân ngu cu đen, nhưng nói thật chả là cái đinh trong mắt thần. Thần không là thần, thần không hơn ai, thần cũng chỉ là một trong muôn muôn thiên hạ hèn kém, nhưng ! Cuộc đời  gay cấn ở chữ "nhưng" đó Bệ hạ. Nhưng vì thần là cái đứa nỏ mồm, không chịu nổi những tai ngược, những tham sân si trong tăng giới nên đụng chuyện là thần nói toạc móng heo ra hết, chả sợ gì.
Bệ hạ ơi,
cuộc trần ai như gió thoảng như mây bay như bóng câu qua cửa sổ, tout est vanité, Bệ hạ có nhớ không, sao còn ham hố bạc vàng châu báu ?
Ai bảo Bệ hạ cuỗm mấy ngàn đô của người bệnh HIV, để cho người đời họ chửi cho !
Ai bảo Bệ hạ giao kết với người giàu có, coi thường, mắng mỏ kẻ nghèo, để cho thiên hạ khinh chê !
Ai bảo Bệ hạ tổ chức Happy Birthday cho Hoàng Thái Hậu linh đình bảy ngày tám đêm sênh phách, trống chiêng ầm ĩ, bốn cửa thành dân tình mất ngủ rên kêu, trẻ con bỏ bú mẹ nhễu nhão Vọng cổ Teen, để cho phụ  huynh chúng la toáng lên kia !
Ai bảo chủ trương nghèo khó nuôi dân mà Bệ hạ sắm tặng Mẫu Hậu cái nhẫn kim cương 6.000 đô la Mỹ, để cho mấy bà bán trang sức ngoài chợ họ nhổ toẹt nước bọt vào chuyện Bệ hạ !
Được rồi, đã vậy Bệ hạ giương hai con mắt lên mà ngó nhá, xem cuộc đời 60 năm còn bao.
Chết rồi có mang theo kim cương xuống mồ không hở Bệ hạ ?
Chết rồi trang điểm với ai ?
Chết rồi đô la gối đầu a ?
Bệ hạ hãy lên mạng, gõ tìm của cải, lâu đài của Nguyễn Tấn Dũng, rồi gẫm xem, sau khi ông ta chết những vật chất ấy thuộc về ai ?
Bệ hạ cũng thế thôi.
Mong Bệ hạ suy cho chín, kẻo đêm nay đang ngủ, trúng gió cái đùng lăn ra cái oạch, miệng lưỡi cứng ngắc, ú ớ " Vàng ta dấu ở...mông, cất đi cho ta", chẳng có quân nào nó tuân lịnh đâu. Nó để cho Bệ hạ đi luôn. Thần cũng không thương nổi Bệ hạ, bao lâu Bệ hạ còn đầy tham sân si như thế.
Thần chỉ biết ghé tai Bệ hạ thì thầm : Còn một giây thì hãy ăn năn.
Chúa nhân từ thương xót nếu Bệ hạ biết cho đi từ sớm. Này kìa, quanh Bệ hạ, các cửa thành đang mở toang, Bệ hạ nhìn đi : Sinh, lão, bệnh, tử  đáng thương không ?
Cho người nghèo hết đi, rồi thần xin tặng Bệ hạ câu chúc :
Chúc Bệ hạ băng hà bình an vui vẻ. Khuyến mãi tấm ảnh sau đây :



Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

"HAI PHƯƠNG TRỜI CÁCH BIỆT"


Theo tay rê chuột, những chú Hề lần lượt xuất hiện để làm vui cho tôi là chủ nhân của các chú. Hai màn biểu diễn đã thất bại, vì tôi không thể nở nụ cười lấy một lần, hình như có lúc còn mếu máo muốn khóc, và các chú buồn bã khóc theo. Những chiếc môi dày trét vôi trắng dã, viền son đỏ chót đang vểnh hai mép, chợt cụp xuống.
Có những lúc lòng sầu vô hạn, đó là lúc này.
Trong khi mắt tôi dán chặt vào câu chuyện đang gieo lo lắng, bồn chồn cho bao nhiêu người dầm mưa dang nắng để thắc thỏm đợi chờ một phán quyết vô lương, cho một người mẹ, cho hai  thanh niên mới chập chững bước vào đời, tất cả đang phải đối diện với những thế lực ma mãnh gian tà, ác độc ngu xuẩn và hèn hạ,...
 thì ở nhà hàng xóm, người ta, có người vẫn đang nhởn nhơ gõ trống, bung đàn hát ca.
Vô tư ! Ai chết mặc bay!
Những tiếng trống thùng thùng liên hồi nhịp vui làm quặn lòng tôi.
Những tiếng hát tung tăng theo điệu nhảy múa rập ràng xoáy vào tim tôi.
Những bài ca tấu hài xúc phạm tôi.
Vô tư ! Những con người vô tư ấy thật sung sướng.
Họ chẳng có gì phải lo. Họ trẻ trung, an vị, hồn nhiên vui sống, tự hào là những tâm hồn hạnh phúc.
Sáng nay họ lễ lạc.
Trưa nay họ tiệc tùng.
Bên ngoài biệt thự xảy ra những gì họ không cần biết. Có lẽ họ biết nhưng đó không phải việc họ.
Những lúc thế này tôi tự hỏi người ta định nghĩa và thực hành đời sống nội tâm hướng nội và sự xăng xái tham gia các hoạt động hướng ngoại như thế nào mà hầu như những người hiểu biết luôn tỏ ra kính nể người âm thầm xa lánh thế gian ? Những lúc thế này các bậc tu hành trong các chùa chiền, thánh thất yên vị được kể cũng hay, cũng tài. Huống chi còn kịch cọp linh tinh.
Tôi thì không thể.
11 giờ không nghĩ đến bát cơm trưa.
12 giờ không yên giấc ngủ.
3 giờ vội vã ngóng tìm nghe tin mới.
Đồng bào tôi ở chốn quan trường vẫn đang chống trả, chiến đấu.
Tôi đau cùng, lo cùng, khóc cùng...
Hai đứa cháu cương nghị mạnh mẽ đến bao giờ ? Chúng như hai chú chiên non lạc loài trong hang sói.
Ruột tôi thắt lại đợi chờ.....

ĐỈNH CAO CHÍ TỆ

NHT' : Nhiều lần mình đã tự bảo lòng từ nay không lướt web nữa, trên đó toàn chuyện "Ôi". Ôi giáo dục, ôi y tế, ôi thi cử, ôi giao thông, ôi ngoại giao,ôi tòa án, ôi...,ôi...ôi.... Mỗi tiếng Ôi một cái gục đầu chán chường thất vọng, không thấy niềm vui , vui là vui gượng kẻo mà ...cụp cái laptop xuống cho rồi. Thẫn thờ một hồi, quay ra tìm cách pha trò, chọc cười cho chính mình, nhưng thoọc léc mãi cũng chả cười được bởi quanh mình toàn người ...khóc. Cười khi người khóc, ta thật bất nhẫn, vô duyên.
Nhưng may thay, trí khôn ta chợt nảy ra sáng kiến có khả năng giúp đời, đó là ta sẽ nhe răng vàng sáng chói ra một phát, hy vọng tia sáng nhỏ bé từ hàm răng giả của ta sẽ làm vui lòng tha nhân. Nhưng muốn xòe môi nhe răng  thì phải làm sao, phải tìm cho ra những sản phẩm của đỉnh cao chí tệ được phát hiện trên mạng . Nào, một hai ba, nhe...Xin mọi người hãy thư giãn một chút kẻo sống trong cái xã hội nhiễu nhương này  mà suốt ngày cứ chán nản, thở than chỉ càng thêm khổ, chả được gì đâu .

Có nhận nuôi thanh niên !
Chỉ dẫn tận tình

Đừng thêm chữ i.

Ôi , con gái xinh !

Trông bần thế này là đúng hắn. 
Tử tế nhất.

Các loại xe khác thoải mái.

Lục bát...lục bình.

Quán náo nhiệt.
Là sao ?

Hình ảnh thân quen !


Quê hương tôi

Thợ sơn chữ khéo tiết kiệm




Cha nào con nấy


Chúc quý khách thượng lộ bình an.

Ở nhà với  bố

Anh hãy tự hiểu






(Ảnh sưu tầm Internet)