1.Nhà thờ bằng kính.
Cha xứ đeo kính.
Giáo dân cung kính.
Riêng ơn gọi của cái chuông không là kính.
Nó kêu : Keng kính cồng, tôi bằng đồng.
2. Các tín hữu bước vào một nhà thờ được xây cất bằng gương. Họ hướng mắt tìm nhà Tạm để bái Chúa. Khi ấy, họ nhìn thấy trong mỗi tấm kính đều có chân dung họ và mọi người đang ở trong nhà thờ.
Họ hỏi nhau: Chúa đâu ?
Ai biết !
3. Chuông nhà Dòng thong thả dóng 9 tiếng sầu.
Các ma sơ nhìn nhau dò hỏi : Có phải chị Mátta nhà Hưu sinh thì không ?
Sơ Thủ thư Clara nghe vậy chép miệng : Thế mà cứ lần lượt vào đây ký mượn Chuông nguyện hồn ai của Hemingway.
4.Giáo viên dạy vi tính giảng về mạng : Khi bạn gõ chữ " John Donne" vào Google, lập tức máy sẽ cho kết quả về nhà thơ John Donne. Một học viên thú vị phát biểu : Thậm chí, lần thêm, máy còn cho cả Thomas Merton, cho cả Hemingway, " Chuông nguyện hồn ai" ,"Không ai là một hòn đảo"...
Ông thầy gật gù : Thưa bạn, có cả tên của bạn nữa, nếu bạn muốn.
Học viên cúi xuống chăm chú ghi chép vào sổ tay :
"Gõ gì cũng ra. Quan trọng là có tìm được điều gì tốt đẹp hay không".
Học trò đáng nể !
5.Giáo xứ tôi có 4 ca đoàn.
Mỗi ca đoàn nhận hát một giờ Lễ khác nhau.
Ca trưởng nào cũng tự hào về tiếng tăm của ca đoàn mình.
Ngày kia, nghe kể, có ai đó tới xứ tôi tham dự một Thánh Lễ, về nhận xét như sau: Ca đoàn của nhà thờ này hát dở quá!
Cả 4 ca đoàn, ngần ấy ca viên đều chột dạ.
6. Nhiều người nói ở nhà thờ Chí Hòa trước mỗi Thánh Lễ có xướng đọc chung một kinh gì kỳ lắm, nghe rất khó chịu vì không hiểu là đọc cái gì, ai muốn nghe, đi thử một lần cho biết.
Mình hỏi thẳng các ông Từ bà Đền, họ cũng bảo : Hiểu chết liền.
Mà cần gì phải nghe thử.
Đọc kinh, hiểu mà không thực hành mới chết kinh.
7.Ngỗng nâu lẽo đẽo theo sau ngỗng trắng tỏ tình.
Ngỗng trắng càu nhàu : Đừng quác quác quạc quạc ồn ào, ầm ĩ như thế, để cho cháu bé trong nhà ngủ. Không ai là một hòn đảo đâu.
Ngỗng nâu : Chính thế, nên cô em phải có tôi đi cùng!
Ngỗng trắng : Bó tay cái ông này !
8. Mỗi lần nhìn ảnh này trên mạng tôi lại phì cười, nhớ chuyện kể chị Cả và anh Hai tôi thời thơ ấu.Ngày còn bé, chị Dung tôi được mẹ mua cho một đôi dép Nhật có quai chữ V đẹp lắm. Loại dép này, ai cũng biết là mỗi chiếc có 3 lỗ để khi quai đứt, bứt quai đứt ra, mua quai mới ấn vào. Vì quý dép mới, sợ anh Tuấn (thua chị Dung một tuổi) lấy đi nên tối nào, trước khi lên giường ngủ, chị Dung cũng khóa hai chiếc dép lại với nhau, đại loại như ảnh bên.
Vậy mà sáng nào thức dậy Cả cũng la toáng lên vì đôi dép mới ấy đang ở trong đôi chân của... thằng em. Chuyện này được lưu trữ trong kho ký ức của mẹ tôi, thật 100%, không phịa như ....ảnh này.
9. Trong viện dưỡng lão, sáng dậy, một bà cụ đọc kinh Cám ơn : ...và đã cho phần xác con đêm hôm qua được mọi sự lành, lại cứu lấy con kẻo phải chết tươi ăn năn tội chẳng kịp.
Bà cụ giường bên thắc mắc : Sao hôm qua bà bảo với tôi là bà chỉ cầu xin Chúa ban cho ơn nằm ngủ là đi luôn ?
- Ý là xin Chúa gọi kịp lúc đã ăn năn.
- Ừ, chứ bà và tôi, da dẻ thế này làm sao mà chết tươi được nhỉ.
10. Đề nghị nhà nước cho đội mũ bảo hiểm bằng vỏ bưởi thế này. Vì :
- Vỏ bưởi không tốn tiền mua.
- Vỏ bưởi mềm, thoáng, không đau đầu, không hại tóc, còn làm thơm tóc.
- Vỏ bưởi ôm trọn gáy, tránh được tai nạn đốt sống cổ.
- Vỏ bưởi là hàng thật, không thể là hàng giả được.
- Một màu xanh tươi mát rượi cả thành phố.
- Có thể dùng dao khắc họa hình ảnh trên mũ để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.
Và ích lợi sau cùng là ra đường, trông thấy nhau, bà con ta ai nấy rũ ra cười, coi như mười thang thuốc bổ cho không biếu không mỗi người.
Lưu ý : Hạn chế đội ra nắng. Hạn sử dụng: 10 ngày kể từ khi bóc bưởi.
HT.
Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013
Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013
VÌ SAO
(Ga. 13, 31 – 35)
“Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy,là nếu các con yêu thương nhau".
Sao thế giới còn quá nhiều đau khổ,
sao con người còn cứ mãi trầm luân,
sao hận thù dai dẳng không điểm dừng,
sao nhân loại còn đắm trong đêm tối.
Con biết rồi, vì chúng con phạm tội,
nhìn anh em bằng con mắt tỵ ganh,
không yêu thương như lời Chúa trối trăng,
không nên dấu cho người ta biết Chúa.
Con biết rồi, vì chính con phạm tội,
không nhìn mình, không sám hối ăn năn,
đọc lời Chúa, không áp dụng bản thân,
lạm dụng Lời, để đưa ra phán xét.
Ôi lạy Chúa, xin dạy con thay đổi,
bằng chính quyền năng Đấng: Chúa hứa ban,
mọi sự trong ngoài, phải được đổi thay ,
trước khi muốn, đổi mới địa cầu này.
Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.
Chúa nhật V Mùa Phục Sinh
28/04/2013
THẤY CHÚA CHƯA ?
Các môn đệ, sau khi được thấy Chúa phục sinh, được gặp lại và cùng ngồi ăn với Chúa thì đức tin đã không còn là vấn đề, bởi chắc chắn đã mặt kề mặt, tay nắm tay. Từ đây các ông hăng say đi truyền giáo, sống cho Chúa, chết vì Chúa.
Còn tôi vẫn luôn trên đường đi tìm Chúa.
Tôi sẽ thấy Chúa qua con mắt Đức Tin, nếu tôi muốn làm môn đệ Chúa, muốn bắt chước Chúa.
Đi theo Chúa, là dõi bước, là lắng nghe, làm làm theo, những đòi hỏi ấy gói rất gọn trong Giới răn Chúa : yêu thương. Chính vì giới răn ấy gọn quá mà khốn đốn cho thân tôi, bởi thân này chỉ nhỏ mọn, thấp hèn, dễ giận, thù lâu, hay ghét, tự cao, hay chấp nhất, mà xung quanh toàn là.... Chúa, những Chúa cũng yếu đuối lắm cơ . Thiên Chúa chỉ giản dị là yêu thương, nhưng những gì tôi sở hữu thì trái ngược. Một linh mục tự thú với Đức Thánh Cha : Cha thì thế, con thì không. Tôi tự thú với tất cả mọi người : Con tệ thế, Chúa thì không.
Nên tôi luôn hy vọng.
Chúa nhìn và biết tôi muốn yêu mến Chúa dường nào. Ngày qua ngày, lời kinh tôi dâng lên Chúa với mỏi mòn đợi trông, với tâm tư sám hối, Chúa sẽ thứ tha mọi lỗi lầm.
Chúa nhân từ, sao lại không ôm tôi vào lòng, nâng tôi trên vai, cõng tôi trên lưng !
Bạn thân ơi, khi nghĩ thế, tôi muốn rủ bạn hãy cùng tôi chạy lại Chúa, tìm về bên Chúa khi gặp cảnh âu sầu cần đỡ nâng. Người đời khi xả stress thường gọi nhau ra quán, nhấp chuột tâm sự, hay ngồi bên ly rượu buồn...Sao ta không về trước nhà Tạm. Ở đấy Chúa Giêsu luôn lặng lẽ đợi chờ.
Những khi có chuyện buồn, tôi thường tìm vào nhà nguyện, trông lên nhà Tạm, lặng thinh . Ở trước sự hiện diện của Chúa, bạn sẽ thấy hồn lắng xuống, lòng nhẹ tênh. Làm như Chúa Giêsu nghe thấy hết, biết hết, bạn khỏi cần nói. Chúa là một Người Bạn Lớn. Đầy yêu thương không thốt nên lời.
Nhiều khi tôi muốn viết một bản nhạc nói cho đầy đủ nghĩa Yêu Thương ấy mà không lần nào viết được, không lần nào thỏa mãn.
Tôi muốn thấy Chúa, nhưng làm sao thấy Chúa được với đôi mắt trần ?
Làm sao thấy được Chúa trong người khác ?
Bạn đã thấy Chúa chưa ?
Tìm đến nơi thanh vắng là để thở than thế thôi !
HT
Còn tôi vẫn luôn trên đường đi tìm Chúa.
Tôi sẽ thấy Chúa qua con mắt Đức Tin, nếu tôi muốn làm môn đệ Chúa, muốn bắt chước Chúa.
Đi theo Chúa, là dõi bước, là lắng nghe, làm làm theo, những đòi hỏi ấy gói rất gọn trong Giới răn Chúa : yêu thương. Chính vì giới răn ấy gọn quá mà khốn đốn cho thân tôi, bởi thân này chỉ nhỏ mọn, thấp hèn, dễ giận, thù lâu, hay ghét, tự cao, hay chấp nhất, mà xung quanh toàn là.... Chúa, những Chúa cũng yếu đuối lắm cơ . Thiên Chúa chỉ giản dị là yêu thương, nhưng những gì tôi sở hữu thì trái ngược. Một linh mục tự thú với Đức Thánh Cha : Cha thì thế, con thì không. Tôi tự thú với tất cả mọi người : Con tệ thế, Chúa thì không.
Nên tôi luôn hy vọng.
Chúa nhìn và biết tôi muốn yêu mến Chúa dường nào. Ngày qua ngày, lời kinh tôi dâng lên Chúa với mỏi mòn đợi trông, với tâm tư sám hối, Chúa sẽ thứ tha mọi lỗi lầm.
Chúa nhân từ, sao lại không ôm tôi vào lòng, nâng tôi trên vai, cõng tôi trên lưng !
Bạn thân ơi, khi nghĩ thế, tôi muốn rủ bạn hãy cùng tôi chạy lại Chúa, tìm về bên Chúa khi gặp cảnh âu sầu cần đỡ nâng. Người đời khi xả stress thường gọi nhau ra quán, nhấp chuột tâm sự, hay ngồi bên ly rượu buồn...Sao ta không về trước nhà Tạm. Ở đấy Chúa Giêsu luôn lặng lẽ đợi chờ.
Những khi có chuyện buồn, tôi thường tìm vào nhà nguyện, trông lên nhà Tạm, lặng thinh . Ở trước sự hiện diện của Chúa, bạn sẽ thấy hồn lắng xuống, lòng nhẹ tênh. Làm như Chúa Giêsu nghe thấy hết, biết hết, bạn khỏi cần nói. Chúa là một Người Bạn Lớn. Đầy yêu thương không thốt nên lời.
Nhiều khi tôi muốn viết một bản nhạc nói cho đầy đủ nghĩa Yêu Thương ấy mà không lần nào viết được, không lần nào thỏa mãn.
Tôi muốn thấy Chúa, nhưng làm sao thấy Chúa được với đôi mắt trần ?
Làm sao thấy được Chúa trong người khác ?
Bạn đã thấy Chúa chưa ?
Tìm đến nơi thanh vắng là để thở than thế thôi !
HT
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
TÌM CHÚA
“Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.” (Mt 5,44-45)
Yêu người mà chẳng được gì cả, chỉ thấy phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát vậy sao? Thế nhưng chính tình yêu đó mới làm cho người ta gặp được Thiên Chúa và tìm lại được chính mình.
Một người được nghe kể rằng Thiên Chúa sống trên một ngọn núi ở tận cùng trái đất. Anh ta đi đến ngọn núi và bắt đầu cuộc hành trình leo lên đỉnh núi. Chính lúc đó, Chúa nghĩ : “Ta có thể làm gì để cho dân Ta thấy Ta yêu thương chúng sâu sắc thế nào?”, và Ngài quyết định đi xuống núi và sống giữa mọi người.
Vì vậy, khi người kia lên tới đỉnh núi, thì Thiên Chúa không có ở đó. Anh ta nghĩ : “Thiên Chúa không sống ở đây, mà cũng chẳng biết Chúa có hay không.”
Người ta tìm mà không gặp được Chúa vì không tìm đúng chỗ : Tên Chúa là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
(trích Tông đồ sống đạo)
NGHĨA YÊU THƯƠNG
Có hai anh em nhà kia : người anh tên Stephen 12 tuổi có một chân què ; người em tên Mark 10 tuổi cả hai chân đều mạnh khoẻ. Nhiều khi Stephen ganh tị với em, thậm chí còn muốn em mình què còn mình thì đủ hai chân mạnh khoẻ.
Một đêm kia Stephen nằm mơ thấy mình lạc vào một khu rừng và gặp một bà phù thuỷ. Bà này ban cho cậu một điều ước, ước gì được nấy. Stephen chẳng chút do dự ước ngay : "Ước gì tôi có đôi chân mạnh khoẻ". Bà phù thuỷ liền mang Stephan từ khu rừng trở lại nhà cậu. Khi ấy Mark em cậu đang ngủ. Bà phù thuỷ giở tấm mền của Mark ra.Stephen hỏi:
- Bà làm gì thế ?
Phù thuỷ đáp :
- Ta sắp giải phẫu, lấy đôi chân của em cậu sang cho cậu và rồi lấy đôi chân của cậu cho nó.
- Không thể được.
- Có sao đâu, khi tỉnh dậy em cậu sẽ chẳng biết gì hết. Nó cứ tưởng là từ trước tới nay nó vẫn có một chiếc chân què.
Stephen thoáng nghĩ đến tương lai. Cậu thấy mình chạy giỡn thoải mái với đôi chân lành. Cậu rất sung sướng. Nhưng khi nhìn lại phía sau thì thấy Mark khổ sở chạy theo với một cái chân khập khiễng thì Cậu không chịu được. Khi ấy cậu nói với bà phù thuỷ : "Tôi không muốn có đôi chân lành lặn nữa."
Giật mình thức dậy, Stephan nhìn xuống đôi chân của mình, rồi nhìn sang đôi chân của em. Thấy mọi sự vẫn như cũ, cậu mỉm cười sung sướng. Từ đó trở đi, không khi nào cậu còn ganh tị với em nữa.
Stephan muốn sung sướng, nhưng không phải bằng cái giá là sự đau khổ của em mình. Hạnh phúc thật chỉ được xây dựng bằng một tình yêu không vị kỷ. Yêu thương ai là đặt người ấy lên hàng đầu. (FM)
( trích bài giàng của Lm. Hồ Bặc Xái)
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013
Ở VỚI MẸ -10-
Bà chơi Ú tim |
26.4
Hôm nay "Ở với mẹ", mà mẹ không ở nhà. "Mẹ tôi nắng mưa chẳng ngại nhọc nhằn" đi tắm biển từ chiều hôm qua, còn tôi ở nhà viết blog.
Mở Image tìm post lại ảnh Ông Thomas Edison bị lỗi, còn có ý tìm ảnh mẹ ông í , vì đọc bài viết về thiên tài này mình có ấn tượng về thân mẫu của Thomas, nhưng không có ảnh Bà. Người mẹ này thật vĩ đại, phi thường. Bà là một nhà mô phạm, nhà giáo dục, một tấm lòng mẫu tử tuyệt vời và là một phụ nữ có cá tính đáng nể. Thời nay, xin cho con vào học trong trường tốn bao nhiêu công sức chầu chực xin xỏ, bao nhiêu tiền của đút lót mới được, có phụ huynh nào dám chơi cao tay với trường, cho con nghỉ ở nhà như Bà không nhỉ ! Mình nghĩ, phụ nữ Việt Nam thì có đấy. Phụ nữ Việt Nam rất hay. Sau 30,4.75,ông Trời dành một khóa huấn luyện các thứ đức tính cho họ , từ đó họ tuyệt vời. Mẹ mình cũng nằm trong số đó. Từ một người Hà Nội xưa ăn trắng mặc trơn, chỉ quanh quẩn việc bếp núc, sau khi chồng bị mất việc, mất hết tiền gửi trong ngân hàng, buồn phiền, đổ bệnh, Bà ra đường bán buôn đủ thứ hàng họ nuôi gia đình. Không quản ngại việc gì , mẹ mình có khiếu chấp nhận. (Thưc tình mà nói, ngày ấy ai cũng có khiếu này).
Thôi không nói chuyện ngày xưa, trẻ bây giờ, không thích cái gì, chúng hay phán " Quên đi!". Kìa ! Xe đưa Mẹ mình đi chơi đã về tới nhà rồi đây, ra đón thôi.
Bà ngồi dưới bếp kể chuyện đi chơi biển.
|
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
Ở VỚI MẸ -9-
25.4
Bốn giờ sáng, nhìn qua cửa sổ phòng ngủ thấy sợi dây kéo giếng trời sao cứ như được ai ở phía trên kéo dần lên. Một đầu dây phía dưới được cột chặt với miệng một túi nhựa bự màu đen, chắc hẳn là rất nhiều tiền ở trong đó.Khi túi nhựa được kéo lên đến đâu thì đầu dây này lại rớt xuống dần theo cùng nhịp độ, ở đầu dây này có cột cái nùi giẻ tròn như một bông hoa cúc màu cam. Bông hoa vải rớt xuống, văng vào mặt mình.Mình cố gắng nói một điều gì đó để báo động cho trên lầu biết là nhà có trộm nhưng lưỡi cứ líu lại, không làm sao phát ra âm thanh. Cố,cố nữa, cuối cùng hét thật to lên được mấy tiếng : Trộm ! Trộm ! thì mợ nằm bên mắng : "Cái gì thế ? Mơ à ?" Thế là tỉnh dậy.Hãi thật.
Như vậy mới biết, con người ta ai cũng có bản năng sợ mất ...tiền.
Rõ ràng trong nhà không có cái túi nào to như thế ngoài cái túi đựng rác, mà khi nằm mơ, trong ấy lại có rất nhiều tiền ( chứ không có rác) thì kể mình mơ cũng tài thật.
Bây giờ là buổi chiều, 4 giờ rưỡi. Phước Trang đến đón mợ đi chơi Vũng Tàu lúc 3 giờ. Mai Cụ về. Trước khi đi, hai chị em bắt ép Cụ mặc áo mới may, chụp ảnh, hai đạo diễn nhà bắt Cụ cúi xuống đan áo, ngẩng lên, ngồi thẳng lưng, cười, thôi không cười nữa, cầm remote ti vi, để vào tai, a lô, nghe con cháu gọi, cười. Thôi, không cười nữa. Được rồi. Tốt quá. Cắt !
Madame MỢ : Một diễn viên gạo cội hết xảy con bà bảy! Kakakakakakakakakakakakakaka !
Bốn giờ sáng, nhìn qua cửa sổ phòng ngủ thấy sợi dây kéo giếng trời sao cứ như được ai ở phía trên kéo dần lên. Một đầu dây phía dưới được cột chặt với miệng một túi nhựa bự màu đen, chắc hẳn là rất nhiều tiền ở trong đó.Khi túi nhựa được kéo lên đến đâu thì đầu dây này lại rớt xuống dần theo cùng nhịp độ, ở đầu dây này có cột cái nùi giẻ tròn như một bông hoa cúc màu cam. Bông hoa vải rớt xuống, văng vào mặt mình.Mình cố gắng nói một điều gì đó để báo động cho trên lầu biết là nhà có trộm nhưng lưỡi cứ líu lại, không làm sao phát ra âm thanh. Cố,cố nữa, cuối cùng hét thật to lên được mấy tiếng : Trộm ! Trộm ! thì mợ nằm bên mắng : "Cái gì thế ? Mơ à ?" Thế là tỉnh dậy.Hãi thật.
Như vậy mới biết, con người ta ai cũng có bản năng sợ mất ...tiền.
Rõ ràng trong nhà không có cái túi nào to như thế ngoài cái túi đựng rác, mà khi nằm mơ, trong ấy lại có rất nhiều tiền ( chứ không có rác) thì kể mình mơ cũng tài thật.
Bây giờ là buổi chiều, 4 giờ rưỡi. Phước Trang đến đón mợ đi chơi Vũng Tàu lúc 3 giờ. Mai Cụ về. Trước khi đi, hai chị em bắt ép Cụ mặc áo mới may, chụp ảnh, hai đạo diễn nhà bắt Cụ cúi xuống đan áo, ngẩng lên, ngồi thẳng lưng, cười, thôi không cười nữa, cầm remote ti vi, để vào tai, a lô, nghe con cháu gọi, cười. Thôi, không cười nữa. Được rồi. Tốt quá. Cắt !
Madame MỢ : Một diễn viên gạo cội hết xảy con bà bảy! Kakakakakakakakakakakakakaka !
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013
Ở VỚI MẸ -8-
24.4
Sáng nay trong khi chờ cô bảo mẫu của cháu cố Bà mua xôi bắp và chè trôi nước tới cho Bà, mình pha cho mẹ một tách G7 nhâm nhi trước vì sợ Cụ đói bụng. Nào dè quay đi một cái Cụ uống ực hết cả tách cà phê sữa đậm đặc ấy. Sau đó là kêu khó chịu, mệt. Hèn gì ngồi khẩy từng mũi đan. Vậy mà mẹ không chịu đi nằm, thích ngồi. Chè xôi đến cũng chỉ ăn xôi, bảo chè mua là mua cho cô. Ôi, làm sao mình con ăn hết hai bịch chè.
Đến chiều, mẹ bước ra từ phòng ngủ, ngạc nhiên : Ơ cô vẫn ngồi đấy à ? Thì ra chiều rồi mà mẹ tưởng là buổi sáng. Cụ bảo sao tôi cứ mơ hồ,bâng khuâng, tưởng đang là sáng. Lại hỏi cô trông trẻ, thế cô ở đây từ tối hôm qua à ?
Đấy, khổ, tại ly G7 của mình pha.
Cụ bảo từ nay trở đi tôi không uống cà phê sữa nữa.
Nói tóm lại là với người già thì liều lượng bổ vừa đủ, đừng thiếu thốn đốn bệnh mà cũng đừng bổ quá hóa mệt. Sáng nay còn xuống tận bếp đề nghị nhà có mỡ không cô làm cho tôi ít tóp mỡ ngâm nước mắm + bột ngọt như hôm nọ. Vậy, xong bữa, hỏi hôm nay món tóp mỡ mợ ăn có ngon miệng như lần trước không ạ. Cụ bảo không bằng. Hi hi, thế là mình phát hiện thêm một khuyết điểm nữa của mình là đầu bếp có tài năng không ổn định.
Vừa cho mẹ uống một ly nước Artichaud lạnh. Mẹ chuyên môn thích uống nước với đầy đá lạnh.
Một lúc sau thấy Cụ nằm dài ra ghế sa lông, hỏi mợ đỡ mệt chưa, bảo chưa, tại vì buổi trưa không ngủ được. (Chết cha! Bà ốm rồi!).Thế đo huyết áp nhá. Không, tôi biết cái đo huyết áp để ở đâu và tôi biết trong người tôi như thế nào, không phải cao máu. Vậy mợ cứ nằm yên đấy, cần gì gọi con.
Mình xuống chuẩn bị bữa chiều. Chiều nay sẽ cho mẹ ăn rau dền luộc, trứng chiên. Hai món thanh lành.
Hy vọng mẹ sẽ bình thường lại.
Vậy mà đến bữa, Bà khai vị với đĩa sò huyết xào me rất ngon miệng. Hi, Bà Cố đã khỏe lại rồi, cả nhà.
Tách một pô "Mợ đi từ trên nhà xuống gần bếp". Ảnh "nghệ thực" nghiêng trời luôn...!
NHỮNG CUỘC HIỆN RA : THẬT VÀ GIẢ
LM Peter Joseph
Tôi muốn mở đầu câu chuyện với lời xác nhận là tôi có sở thích riêng về những cuộc mặc khải cá nhân. Tôi đã thăm viếng Paray-Le-Monial (nơi Chúa Giêsu đã tỏ bầy Thánh Tâm Ngài cho Thánh Nữ Magaret Mary vào thế kỷ XVII). Tôi đã thăm viếng Rue de Bac (nơi Mẫu Ảnh Phép Lạ được ban tặng cho Thánh Nữ Catherine Labouré năm 1830). Tôi đã thăm viếng Lourdes, Knock, và Fatima, cũng như thăm viếng cả hai thị trấn nước Bỉ nơi Đức Mẹ đã hiện ra: thị trấn Beauraing (1932-33) và Banneux (1933). Tôi cũng đã được đeo Giây Áo Đức Bà Mầu Nâu và Mẫu Ảnh Phép Lạ đó nữa. Tôi từng hướng dẫn những giờ Chầu Thánh Thể vào dịp mừng Lễ Mừng Kính Chúa Nhân Lành từ năm 1993 đến nay.
Với những sự kiện trên, tôi thiết tưởng quí bạn có thể nhận ra rằng tôi không phải là người chống đối các cuộc mặc khải. Thế nhưng tôi là người chống đối những cuộc mặc khải giả tạo. Tôi là người chống đối những cuộc mặc khải mơ hồ. Tôi là người chống đối những cuộc mặc khải không được Giáo Quyền chuẩn nhận. Tôi là người chống đối những cuộc mặc khải cá nhân do ám ảnh mà ra. Tôi chống đối những sự việc này một cách dứt khoát bởi vì tôi chỉ tin vào những cuộc mặc khải cá nhân xác thực, và tin vào vai trò của mặc khải tác động vào đời sống đức tin của Giáo Hội.
Số mặc khải và tín điệp bất chính lên tới mức quá nhiều trong hơn 40 năm qua khiến phải cần đến sự phân định về thần linh và khuyến cáo theo truyền thống hơn mức bình thường. Trong thời điểm tranh tối tranh sáng giữa sự hỗn độn của thế giới ngày nay và mảnh đất siêu nhiên trống trải, nhiều người Công Giáo đang đi tìm cách liên lạc với siêu nhiên qua ngả mặc khải cá nhân, bất kể được Giáo Quyền chuẩn nhận hay không, cũng như bất kể những loại mặc khải đó có phù hợp với đức tin hay không.
Những mặc khải cá nhân vẫn xẩy ra
Thiên Chúa có thể và thực sự trong các thời điểm khác nhau đã mặc khải riêng cho nhiều cá nhân. Những người đón nhận mặc khải luôn biết chắc rằng các mặc khải xuất phát từ Thiên Chúa, nên đều tin vào đó. Thế nhưng Giáo Hội không bao giờ bắt buộc người Công Giáo phải tin vào mặc khải riêng của bất cứ ai, ngay cả những mặc khải của các thánh nhân nổi tiếng. Giáo Hội chỉ chuẩn nhận sau khi có cuộc xét nghiệm chính xác và lợi ích siêu nhiên cũng như các yếu tố tạo nên mặc khải phải được coi là thỏa đáng.
Giáo lý
Câu 67 trong sách giáo lý có dạy rằng: “Qua các thời đại đã từng có những cuộc mặc khải được coi là “cá nhân” mà một số đã được Thẩm Quyền Giáo Hội chuẩn nhận. Tuy nhiên những mặc khải này không thuộc về nền móng Đức Tin. Vai trò của các mặc khải ấy cũng không “cải tiến” hoặc “hoàn chỉnh” cuộc mặc khải minh nhiên của Đức Kitô, nhưng chỉ giúp người ta nhờ vào đó mà sống đạo một cách hoàn hảo hơn trong một giai đoạn lịch sử nào đó mà thôi. ... Đức tin Kitô giáo không chấp nhận “các cuộc mặc khải” tự cho là có khả năng trổi vượt hay sửa đổi chính Mặc Khải mà Đức Kitô đã hoàn chỉnh, như trong trường hợp một số tôn giáo ngoài Kitô Giáo cũng như một số hệ phái gần đây dựa vào các loại mặc khải này để làm nền móng cho niềm tin của họ (Xin đọc St Thomas, Summa II-II, q.174, art.6, ad 3).
Như vậy, Sách Giáo Lý nhắm vào thành phần nào? Trong số người này, phải kể đến Hồi giáo và Mormon. Ông Mohammed (Hồi Giáo) cho rằng Bộ Sách Phúc Âm diễn đạt sai về Đức Kitô, riêng phái Mormon thì tin rằng phải có Giao Ước Thứ Ba.
Những nguồn của mặc khải
Chung cuộc có ba nguồn chính đem lại mặc khải, thị kiến và sự lạ hay những sự kiện tương tự. Đó là: Thiên Chúa, người trần thế, và các thần dữ.
Từ Thiên Chúa, phải kể đến cả các tạo vật thánh thiện của Thiên Chúa nữa, như Đức Mẹ, một vị Thánh hay thiên thần nào đó.
Từ người trần thế, tôi muốn nhắm đến bất cứ kiến thức hay kỹ năng hay xảo thuật nào đó của con người, nhắm đến lừa bịp, óc tưởng tượng hay bất cứ hoạt động nào của người trần, nhắm tới bất cứ loại máy móc hay vật dụng nào đó dùng để đưa đẩy cho sự việc gì xẩy ra.
Từ các thần dữ, tôi muốn nhắm đến chính thần dữ cũng như cộng tác viên của ma quỷ.
Quyền năng của thần dữ
Có rất ít người biết rõ và biết đầy đủ về các quyền năng của thần dữ cũng như khả năng của chúng trong việc lừa bịp. Nhiều người Công Giáo nghĩ rằng mỗi khi có sự lạ nào xẩy ra đều nhất thiết phải đến từ Thiên Chúa. Thế nhưng như tôi đã nói, các tín điệp hay sự lạ cuối cùng đều có thể phát nguồn từ Thiên Chúa, người trần tục, và các thần dữ. Cần phải có nhận định sáng xuốt để phân định ai là tác nhân trong một trường hợp lạ lùng nào đó.
Chính sự nhận thức về trò lừa bịp của ma quỉ khiến Giáo Hội phải thận trọng trong việc phân định này. Phần trình bầy kế tiếp của tôi bàn về quyền năng của ma quỉ sẽ dựa vào quan điểm của Cha Jordan Aumann, một linh mục dòng Đa Minh, đã từng là giảng sư nhiều năm tại Đại Học Angelicum University ở Roma.
Các thần dữ có thể và không có thể làm được những gì?
Các thần dữ không có thể làm được những sự việc sau đây:
Không thể tạo ra được bất cứ hiện tượng nào mang sắc thái thuần túy siêu nhiên.
Không thể tạo ra được bất cứ một loài thực thể nào cả. Do đó chỉ có Thiên Chúa mới tạo dựng được mà thôi
Không thể cho người chết sống lại được, mặc dầu chúng có thể tạo ra ảo giác là có thể làm được như vậy.
Không thể đưa ra những lời tiên tri đích thực, chỉ duy mình Thiên Chúa mới biết một cách tuyệt đối về tương lai và một số người trần được Ngài tuyển chọn để thực hiện một phần nào đó thôi. Tuy nhiên sự phỏng đoán khéo léo của ma quỉ về tương lai khiến cho người phàm coi đó là lời tiên tri.
Không thể biết được tư tưởng thầm kín trong tâm trí con người. Tuy nhiên trí khôn và óc quan sát sắc sảo của chúng có thể giúp chúng suy luận nhiều thứ về con người.
Đồng thời các thần dữ có thể làm được những điều sau đây:
Chúng có thể tạo ra những thị kiến hữu hình hay trong tưởng tượng
Chúng có thể giả mạo ra những trạng thái xuất thần.
Chúng có thể chữa lành tức khắc những bệnh tình gây nên do sự ảnh hưởng quỉ quái của chính chúng.
Chúng có thể tạo ra năm dấu thánh.
Chúng có thể giả mạo phép lạ và hiện tượng bay bổng hoặc xuất hiện cùng lúc hai nơi.
Chúng có thể làm cho người hay vật nào đó biến mất bằng cách gây trở ngại cho thị giác của con người.
Chúng có thể tạo cho một người nghe thấy những âm thanh hoặc tiếng nói lạ.
Chúng có thể xui khiến một người nói được các ngôn ngữ khác nhau.
Chúng có thể tiết lộ một sự kiện được che dấu hay ở ngoài xa.
Bất cứ điều gì trong thiên nhiên hay khoa học có thể thực hiện thì chúng cũng có thể thực hiện được trong phạm vi quyền năng Thiên Chúa cho phép. Xin đọc Sách Xuất Hành trong Cựu Ước sẽ thấy một số phù thủy và pháp sư dưới thời vua Pharaon có thể thực hiện được một số việc lạ lùng mà Mai Sen và Aron đã từng làm (Ex 7:11-12; 7:22; 8:7; 8:18-19; 9:11). Đến gần năm 200 trước Công Nguyên, Ông Tertullian viết: “trước hết chúng (ma quỉ) làm cho bạn bị đau yếu bệnh tật, rồi cũng chính chúng nó chữa bệnh cho bạn. Chúng dùng những cách thức chữa trị có khi hoàn toàn khác thường có khi trái nghịch với những phương cách thông thường để nhờ đó chúng cất đi sự ảnh hưởng của đau đớn. Qua đó chúng đươc coi là kẻ kẻ tài giỏi về việc chữa trị (Apology of the Christian religion, 22).
Khi đối phó với khả năng lừa bịp của loài thiên thần sa ngã, một điều không mấy ngạc nhiên là Giáo Hội luôn tỏ thái độ rất thận trọng trong việc tuyên bố sự xác thực của một mặc khải hay một tín điệp.
Thần dữ có sự thông minh siêu phàm và rất khéo léo, vì vậy bạn sẽ quá tự tin nếu bạn tự cho là mình tự có thể phán đoán về sự xác thực của một điều mà không cần đến sự giúp đỡ từ nơi nào khác.
Để nhận ra được một điều sai lầm, chỉ cần biết là điều ấy đang nói lên một điều nghịch lại với giáo huấn của Hội Thánh. Nhờ vậy bạn sẽ thấy dễ chống lại những người được thị kiến hơn là nghe theo họ. Thế nhưng chỉ xét đến khía cạnh thiếu vắng sự sai lầm về tín điều mà thôi thì chưa đủ. Còn cần đến các yếu tố tích cực khác nữa.
Sau đây là một số điều trích dẫn từ chương cuối của cuốn Spiritual Theology (Sheed& Ward 1980), một sách chỉ nam vững vàng của linh mục Dòng Đa Minh là cha Jordan Aumann.
Những dấu chỉ của thần trí Thiên Chúa
“Sau đây là những đặc tính phản ảnh chung những dấu chỉ của thần trí Thiên Chúa:
1. Chân Thật: Thiên Chúa là Đấng chân thật, Ngài không hề linh ứng trong tâm hồn điều gì khác ngoài sự chân thật. Nếu ai đó tưởng rằng mình là người được Thiên Chúa linh ứng và vì đó mà mang những ý kiến đi ngược rõ ràng với chân lý đã được mặc khải, chống lại giáo huấn của Hội Thánh, hay trái nghịch với khoa thần học, triết lý và khoa học, thì bạn phải đi đến kết luận ngay rằng đương sự đang bị thần dữ lừa gạt, hoặc đang trở thành nạn nhân của sự hoang tưởng hoặc lý luận sai lạc.
2. Quan Trọng: Thiên Chúa không bao giờ là căn nguyên của những điều vô dụng, phù phiếm hão huyền, hoặc vô ân sủng. Một khi thần trí Ngài ngự đến một tâm hồn, đều đem lại điều quan trọng và mang lại ân sủng.
3. Khai Ngộ: Mặc đầu con người luôn luôn không hiểu hết ý nghĩa điều được Thiên Chúa linh ứng, nhưng ảnh hưởng của bất cứ tác động hay thôi thúc nào của Thiên Chúa đều mang lại tính cách khai ngộ và xác tín, chứ không mang lại tăm tối và nghi nan. Đây là sự thật cả về hiệu quả đối với cá nhân đón nhận điều linh ứng cũng như cả về hiệu quả đối với người khác.
4. Tuân Phục: Các tâm hồn được thần trí Thiên Chúa linh ứng đều là những người vui vẻ đón nhận những lời khuyên nhủ và hướng dẫn của các vị bề trên hoặc những người có thẩm quyền trên mình. Tinh thần vâng lời, tuân phục và khiêm hạ này là một trong những dấu chỉ rõ ràng nhất chứng tỏ rằng điều đặc biệt mà đương sự được linh ứng bắt nguồn từ chính Thiên Chúa.
5. Thận Trọng: thần trí Thiên Chúa biến tâm hồn trở nên thận trọng, khôn ngoan, và có suy nghĩ về các hành động mình làm. Không vội vàng, nông nổi, phóng đại hay háo thắng. Tất cả đều phải ở mức quân bình, cân nhắc, cẩn trọng và đầy trầm tĩnh và bình tâm.
6. Khiêm Nhường: Chúa Thánh Linh luôn đong đầy vào tâm hồn người nhận thị kiến những cảm nghĩ khiêm tốn và tự hạ. Càng thấm nhuần sự thông hảo với ơn trên bao nhiêu, tâm hồn càng biết hướng đến cảm nghĩ mình chỉ là vực sâu của hư vô. Mẹ Maria thưa với Sứ Thần truyền tin: “Này tôi là tôi tớ của Chúa, tôi xin vâng lời Sứ Thần truyền.” (Lk 1:38).
7. Bình An: Thánh Phaolô thường nói đến sự an bình phát nguồn nơi Thiên Chúa (Rom 15:33, Phil 4:9), và Chúa Giêsu nhắc đến sự bình an như một trong những biểu lộ thần trí của Ngài (Jn 14:27). Đây thực là điểm son luôn phản ảnh tình thông hảo với Thiên Chúa. Tâm hồn cảm nghiệm được sự thanh thản bền bỉ ngay từ đáy sâu tâm hồn (pp. 402-3).”
Cha Aumann còn nêu ra một số dấu chỉ khác như: Lòng tín thác nơi Thiên Chúa, Linh động trong ý muốn, Ý nghĩ ngay lành, Kiên nhẫn trong đau khổ, Từ bỏ bản thân. Tâm hồn đơn sơ, Tâm trí tự do.
Những dấu chỉ của tư tưởng thần dữ
“... bởi vì thần dữ có thể giả dạng như một thần linh cũng như có khả năng tạo ra những hiện tượng có vẻ huyền bí và xác thực, chúng ta nên để ý những dấu chỉ do ảnh hưởng của ma quỉ vắn tắt như sau:
1. Tư tưởng sai lạc. Thần dữ là cha của dối trá, nhưng chúng lại có cái khéo léo biết che dấu lừa bịp của chúng bằng những hiện tượng nửa hư nửa thật và huyền bí giả tạo.
2. Óc tò mò bệnh hoạn. Đây là đặc tính của những tâm hồn háo thắng muốn tìm ra những khía cạnh huyền nhiệm của các hiện tượng bí ẩn, hoặc hăm hở với điều huyền bí và siêu phàm.
3. Mơ hồ, lo lắng, và chán chường sâu đậm.
4. Cố chấp. Đây là một trong những dấu chỉ chắc chắn nhất phản ảnh tư tưởng của ma quỉ.
5. Luôn thiếu thận trọng, và tư tưởng bất an. Đây là trường hợp của những người có thái độ thái quá trong hoạt động tông đồ hay những hành vi đền tội, hoặc sao lãng bổn phận cố hữu của mình để tham dự vào những công tác tự mình chọn.
6. Tư tưởng kiêu căng và tính háo danh. Rất lo lắng đến chuyện công bố về cái tự gọi là hồng ân được trao tặng và những cảm nghiệm huyền bí.
7. Khiêm nhường giả tạo. Đây là điều họ dùng để che dấu lòng kiêu căng và ích kỷ của mình.
8. Thất vọng, thiếu tự tin, và dễ nản lòng. Đây là đặc điểm cố hữu và có thể thay đổi dưới các dạng tự phụ, an bình giả tạo hay lạc quan vô căn cớ (p. 412).
“ Cha Aumann còn nêu ra một số dấu chỉ khác như: Thiếu kiên nhẫn khi gặp đau khổ và phẫn uất một cách cố chấp; Khó kiềm chế đam mê và dễ chiều theo cảm xúc viện cớ là muốn hòa nhập với huyền nhiệm; Giả hình, đóng kịch, đi hàng đôi; Gắn bó thái quá với những an ủi về tình cảm, nhất là trong việc thực hành cầu nguyện; Thiếu lòng sùng kính sâu sa đối với Chúa Giêsu và Đức Maria; Quá câu nệ vào chữ nghĩa, lề luật và quá khích trong việc cổ võ cho một ý tưởng nào đó.
Dấu chỉ về tư tưởng người trần tục
“Tư tưởng người trần thì luôn hướng chiều về các thỏa mãn của riêng mình. Tư tưởng trần tục coi thú vui trần thế là thân hữu và mọi đau khổ là kẻ thù. Thực chất là luôn chiều theo cá tính, sở thích và vị kỉ riêng một cách thất thường, hoặc chỉ biết thỏa mãn lòng tự phụ của mình. Tư tưởng này không màng gì đến sự khiêm cung, tinh thần xám hối, quên mình hoặc hy sinh. Nếu một vị bề trên hay linh hướng có lời khuyên ngược lại với các ý hướng của đương sự thì họ sẽ bị chụp mũ là người không còn đủ thẩm quyền hay thích hợp với đương sự nữa. Tư tưởng người trần luôn nhắm đến thành công, danh dự, khen thưởng và thú vui. Nó luôn can dự vào việc cổ võ cho người khác ngưỡng mộ để được nổi danh. Tóm lại, tư tưởng người trần không muốn hiểu biết phải trái, cũng chẳng quan tâm đến điều gì khác ngoài lòng ích kỷ của mình.
“Trong thực tế nhiều khi khó phân biệt được mặc khải nào phát sinh từ thần dữ, tư tưởng trần tục hoặc óc vị kỉ. Tuy nhiên phân biệt mặc khải nào đến từ Thiên Chúa, mặc khải nào do ma quỷ hay con người tạo ra tương đối dễ dàng hơn. Đại đa số các trường hợp mặc khải không đến từ Thiên Chúa. Một khi xác định mặc khải đó không thể đến từ Thiên Chúa chúng ta phải mạnh dạn từ khước chúng ngay mà không cần quan tâm đến nguồn gốc của chúng phát xuất từ thần dữ hay người trần. (p.413)
Một số mẫu mực để phân định
“Sau đây là một số mẫu mực hướng dẫn cho việc phân định về các nguồn gốc thị kiến cho các vị linh hướng có trọng trách đối phó với các mặc khải và lời tiên tri:
1. Bất cứ mặc khải nào đi ngược với các tín điều hay tín lý đều sai lầm, do đó phải bác bỏ ngay. Thiên Chúa không bao giờ tự mâu thuẫn được.
2. Bất cứ mặc khải nào đi ngược với giáo huấn chung của các nhà thần học hoặc có dụng ý giải tỏa những cuộc tranh luận giữa các môn phái phải được kể vào loại rất đáng nghi ngờ.
3. Nếu có một hay vài chi tiết sai lầm trong mặc khải, thì không nhất thiết cần bác bỏ toàn diện nội dung mặc khải. Các phần còn lại khác có thể là chính xác.
4. Sự kiện một lời tiên tri đã được ứng nghiệm thì tự nó không thể đi đến kết luận là điều ấy phát nguồn từ Thiên Chúa. Điều đó vẫn có thể là một điểm khoa học tự nhiên chưa được tìm thấy, một phần cũng có thể là kết quả của trí khôn siêu việt tự nhiên của chính người thị kiến.
5. Mặc khải nào chỉ hoàn toàn nhằm đến sự việc vô dụng hay thỏa mãn tính tò mò cũng nên bác bỏ ngay vì điều này không phát nguồn từ Thiên Chúa. Điều này cũng áp dụng vào những mặc khải có nội dung quá chi tiết, dài dòng, tràn đầy những lý luận và bằng chứng. Các mặc khải từ Thiên Chúa thường ngắn gọn sáng sủa rõ ràng và chính xác.
6. Người nhận mặc khải cần được xem xét cẩn thận, đặc biệt về thái độ và tính tình. Nếu đương sự tỏ ra khiêm tốn, có nếp sống khá quân bình, thận trọng, đạo đức cao, thể xác và tâm thần đều khỏe mạnh, thì đấy là những lý do chính đáng để tiến xa hơn trong việc xét đến chính nội dung mặc khải. Nếu đương sự tỏ ra quá mệt nhọc do việc hy sinh hãm mình thái quá, mắc bệnh thần kinh, bị ảnh hưởng bởi nhiều đợt chán chường hay mệt mỏi trầm trọng, ham muốn truyền bá điều mặc khải, thì đó là những nguyên do đáng phải nghi ngờ.” (p. 430)
Óc tò mò
Tín điệp mặc khải có đem lại lợi ích cho sự cứu rỗi các linh hồn hay không? Nếu thuần túy chỉ nhằm thỏa mãn tính tò mò thì nhất quyết đó không phát nguồn từ Thiên Chúa. Một số người dùng thị kiến làm phương tiện hành nghề để đưa ra tin tức về sinh con, hôn nhân, tiến trình pháp luật, bệnh tật, biến cố chính trị. Thiên Chúa không điều hành Văn Phòng Cung Cấp Tin Tức như thế. Người có óc quan sát tài hoặc có trực giác giỏi có thể thành công với một số việc nhỏ. Tại các buổi cầu cơ, đồ dạc được di động qua lại, thần linh điều khiển tay một người nào đó viết ra những tín điệp v.v. Thiên Chúa chẳng khi nào làm những chuyện như vậy trong bất cứ cuộc mặc khải nào đã được Giáo Hội phê nhận, v.v.
Tính tò mò luôn xuất hiện nơi những người tự cho mình biết số phận cuối cùng của Công Chúa Diana, Frank Sinatra hay Elvis Presley, v.v. Mọi người chúng ta đều muốn biết ai lên hay không lên Thiên Đàng. Có một bà kia tôi nghe nói bà tự cho mình biết mọi người quá cố hiện đang ở đâu. Thật là kỳ cục hết chỗ nói: không ở Thiên Đàng thì ở luyện tội chứ sao! Tôi thiết nghĩ sẽ có tác dụng nguy hại cho việc làm ăn và danh tiếng của mình nếu người nào đó cho rằng một số người thân của mình đang ở hỏa ngục. Còn người nào tuyên bố như vậy về những người có tiếng tăm thì chắc hẳn sẽ bị thất tín ngay lập tức. Cũng thế các cuộc mặc khải mà chỉ nói về những điều hiển nhiên hay những điều vô dụng đều đáng phải nghi ngờ.
Tại sao thần dữ lại làm chuyện đó?
Người Công Giáo phải luôn cẩn trọng khi tin tưởng vào những thị kiến hay tín điệp trước khi nhận được sự chuẩn nhận của Giáo Hội. Thần dữ đã từng tạo ra nhiều điều huyền bí giả tạo trong những năm gần đây. Có người hỏi: “Tại sao thần dữ lại đứng sau cuộc mặc khải để khuyến khích người ta cầu nguyện, ăn chay và xám hối? Chẳng lẽ bọn Satan lại mâu thuẫn với nhau sao?”
Đây là câu hỏi hợp tình hợp lý. Vậy thì tại sao thần dữ hành động như thế?
Trả lời: Chúng làm như vậy vì một số lý do, như nhằm đánh lạc hướng con người để không còn tin vào những cuộc mặc khải cá nhân xác thực; nhằm hướng con người đi đến việc thực hành những điều không được chúc lành bởi Thiên Chúa; nhằm biến cuộc mặc khải cá nhân phải mang tiếng xấu; nhằm làm cho hết tin tưởng hay lâm vào tình trạng khủng hoảng đức tin một khi người được thị kiến sau này bị coi là người lầm lạc, và tệ hơn nữa chúng còn ngầm ý xảo quyệt là lôi kéo một số người theo nhau rời bỏ Giáo Hội. Thần dữ sẵn sàng thua lỗ nếu chúng thắng về lâu về dài.
Thần dữ vui mừng khi các người Công Giáo bác bỏ những phương thế đã từng thực hiện đem lại lợi ích cho đời sống đức tin để rồi đuổi theo những điều tự được coi là phi thường, không được Giáo Hội chuẩn nhận. Giáo Hội luôn cảnh giác tối đa trước khi đưa ra lời chuẩn nhận một cuộc mặc khải cá nhân, lý do là vì Giáo Hội biết rõ cách thức “mà Satan thường giả dạng thành một thiên thần của ánh sáng” (2 Cor 11:14). Giáo Hội phải tránh tình trạng nhẹ dạ và niềm tin không có nền tảng. “Đừng gạt bỏ Chúa Thánh Linh, đừng coi thường lời tiên tri, nhưng phải kiểm chứng mọi sự!” đó là lời giáo huấn của thánh Phaolô (1 Thess 5:19-21). Đồng thời Thánh Gioan cũng khuyến cáo: “Anh chị em thân mến, đừng tin vào thần linh nào cả, nhưng hãy kiểm chứng lại các thần linh để biết có phải xuất phát từ Thiên Chúa hay không” (1 Jn 4:1). Một số thần linh rất dễ phân biệt, số khác phức tạp hơn. Riêng các linh mục phải biết làm gương đặc biệt về ơn khôn ngoan và đức vâng phục trong lãnh vực này.
Những gương về người thị kiến bị luận xét là lầm lạc
Một vài cá nhân đã từng bị nêu đích danh để luận tội, ví dụ như Vassula Ryden, Hòn sỏi nhỏ, William Kamm. Vassula Ryden đã từng bị Hội Thánh kết án hai lần (tức văn phòng của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin) với nguyên do là cuộc mặc khải của nàng không phát nguồn từ Thiên Chúa, lại còn chứa những sai lầm đi ngược lại Đức Tin. Bạn có thể nghe nói: “nhưng bài viết của nàng chứa đựng nhiều tư tưởng thật là tuyệt diệu và rất là siêu nhiên.” Tôi đồng ý về điều này. Có lẽ 99% bài viết của Vassula là phù hợp với Đức Tin Công Giáo - thế nhưng đó chỉ là cách thức thần dữ dùng để đánh lừa người Công Giáo đạo đức. Chỉ có 1% là nguy hại. Một trái táo có thuốc độc trông vẫn là trái táo ngon, tuy nhiên nó có tác dụng gây nguy hại cho bạn. Thần dữ không thể đánh lạc hướng những người Công Giáo sùng đạo bằng những lời lẽ lạc đạo thẳng thừng, nhưng chúng có thể nại đến lòng đạo đức của họ để rồi nhẹ nhàng gieo rắc sự sai lầm.
Trong mọi cuộc mặc khải đã được Giáo Hội chuẩn nhận từ trước đến nay, không có trường hợp nào Thiên Chúa dùng bàn tay con người để viết lên những tín điệp của Ngài. Thế nhưng bạn có thể tìm thấy những tín điệp được viết tay tại các buổi cầu cơ - và các buổi cầu cơ đều bị Giáo Hội lên án là một sinh hoạt của huyền bí chống lại luật lệ Thiên Chúa.
Tôi đã đọc một tập san tu đức lên tiếng bênh vực Vassula rằng Đức Hồng Y Ratzinger chưa hề ký lời minh định chống lại bài viết của nàng và đăng trên báo L'Osservatore Romano. Thực ra một người mà tôi quen biết đã gởi cho tập san này lời minh định trích từ tờ báo chính thức của Giáo Hội tên là Acta Apostolicae Sedis, có chữ ký của Đức Hồng Y phía dưới cùng với chữ ký của vị Giám Mục Thư Ký Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin nữa. Có điều đáng tiếc là vị chủ nhiệm tập san nói trên không có tinh thần khiêm nhường và trung thực đủ để cho đăng lời đính chính trong các số báo kế tiếp.
Một ví dụ khác: những cuộc hiện ra tại Garabandal miền Bắc Tây Ban Nha trong đó bốn cô gái tự cho rằng Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với các nàng từ năm 1961 đến 1965. Các vị giám mục kế tiếp của địa phận Santander đều nhất loạt không chuẩn nhận. Ngay vị giám mục hiện nay là Giám Mục Vilaplaua cũng đồng thanh với phán quyết đó. Bất chấp phán quyết này, một số hội đoàn vẫn còn tích cực lên tiếng bênh vực vụ Garabandal. Đây là một gương đơn giản về bất phục tùng đối với thẩm quyền hợp pháp.
Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp không thể kể ra hết được. Chẳng hạn như còn có Montichiari tại Italy (1947), Necedah tại Hoa Kỳ(1949), Palmar de Troya tại Tây Ban Nha (1968), Bayside tại Hoa Kỳ. (1970), Dozule tại Pháp (1972), và hằng trăm trường hợp khác - đó là chưa kể tới tất cả những người tự nhận là sứ ngôn và người đưọc thị kiến trong quá khứ và hiện tại, như người đàn bà Ái Nhĩ Lan tên là Christina Gallagher và nhiều tâm hồn đáng thương khác bị lừa dối. Tín điệp của bà Gallagher có phần thể hiện tâm trạng âu lo thái quá của người phụ nữ khóc than cho tương lai đen tối của thế giới. Trong thực tế có rất nhiều hạng người lo âu cuồng nhiệt than khóc cho số phận của thế giới xuất thân là người Công Giáo đạo đức - tuy nhiên có điều nên lưu ý là Đức Trinh Nữ trên Thiên Đàng không nói giọng bực bội với người phàm như vậy đâu. Gán ghép những giọng nói như thế cho Đức Mẹ là một điều phỉ báng.
“Cứ có thị kiến đi? Rồi sẽ được du lịch.” Những người muốn xuất hiện trước công chúng như vậy không đáng được tin tưởng. Người thị kiến trung thực luôn né tránh công chúng. Những người này chẳng bao giờ đi đây đi đó với đoàn tháp tùng gồm nhiều nhiếp ảnh gia và máy chụp đâu. Họ chấp nhận để các thẩm quyền trong Giáo Hội điều tra mà không cần đến những cổ võ của đại chúng.
Thẩm quyền luận xét và bổn phận vâng lời
Không có một tư nhân nào có thẩm quyền luận xét chính thức và tối hậu để đi đến phán quyết các cuộc mặc khải cá nhân là xác thực hay không.
Thẩm quyền cầm cân nẩy mực về sự xác thực của một mặc khải cá nhân trước tiên nằm trong tay vị Giám Mục địa phương.
Các cuộc hiện ra tại Lourdes, Knock, Fatima, Beauraing, Banneux - chỉ xin kể một vài nơi tiêu biểu - đã được chuẩn nhận bởi các Giám Mục địa phương. Các Vị Giáo Hoàng đương thời không hề đưa ra lời minh định về các chuyện này. Theo giáo luật thực hành thời nay, Giám Mục địa phương phải bổ nhiệm một Ủy Ban để điều tra và đưa ra luận xét về bất cứ cuộc mặc khải cá nhân nào đó (nếu ngài nhận thấy đáng phải điều tra), tuy nhiên Toà Thánh có thể can thiệp vào khi thấy cần hoặc khi được vị giám mục địa phương yêu cầu. Đàng khác, ngài cũng có thể yêu cầu Hội Đồng Giám Mục của quốc gia ngài giúp đỡ trong tiến trình điều tra và đưa ra phán quyết.
Giáo luật cấm và coi là phạm tội nếu một ai truyền bá những mặc khải cá nhân chưa được chuẩn nhận bởi giám mục địa phương, Hội Đồng Giám Mục, hoặc Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin của Tòa Thánh Vatican. Có người biện bạch: “Tôi cứ tin cho tới khi nào Đức Giáo Hoàng tuyên bố là sai lầm thì sẽ thôi.” Đây là một hướng dẫn vô dụng trong vấn đề này - Rất họa huần Đức Giáo Hoàng mới loan báo việc chuẩn nhận hay bác bỏ một mặc khải.
Đối với những lời minh xác gán cho Đức Giáo Hoàng (chẳng hạn như: tôi nghe thấy rằng Đức Giáo Hoàng có nói với bà Smith sau thánh lễ tại Nguyện Đường riêng của ngài rằng ngài tin có mặc khải tại Garabandal và Bayside;” hoặc: “Đức Giáo Hoàng bảo Jack rằng ông ta cứ việc xúc tiến ấn hành cuốn sách bị cấm đó”) - không ai được quyền hành động theo chuyện tầm phào như thế. Giáo Hội được điều hành bằng những minh định và được ban bố một cách công khai - chứ không nhờ đến những tin đồn hay thông tin cá nhân như vậy.
Các Đức Giáo Hoàng có thể tự chọn việc bầy tỏ sự chuẩn nhận của các ngài đối với một vài mặc khải nào đó theo sau quyết định của Giám Mục địa phương, hay Hội Đồng Giám Mục bằng cách ngài đề cập đến mặc khải, hoặc bằng cách đặt thêm ngày lễ kính trong niên lịch phụng vụ, hoặc bằng cách hành hương đến nơi có liên hệ mật thiết với mặc khải (v.d: Guadalupe, Paray-le-Monial, Rue de Bac, Lourdes, Knock, Fatima, Beauraing, Banneux).
Ngay cả trong trường hợp Giám Mục địa phương có sự sai lầm khi không chuẩn nhận một mặc khải chính xác, thì việc vâng phục vẫn phải được coi là trọng. Giáo luật cho là phạm tội nếu người nào không tuân phục (Giáo quyền) đi truyền bá mặc khải cá nhân, thế nhưng không có tội nếu người ta không truyền bá một mặc khải cá nhân nào đó. Luật này áp dụng cho cả người thị kiến cũng như người tin theo. Trong thực tế người tự cho mình được thị kiến bất tuân phục một lệnh hợp lý của Giám Mục, và cứ cho rằng Thiên Chúa đang phù hộ cho hành động của mình, thì đây chính là dấu chỉ rõ ràng tín điệp ấy không phát nguồn từ Thiên Chúa. Ngay cả khi một mặc khải xác thực được chuẩn nhận, thì chính Thiên Chúa cũng không muốn hay khuyên nhủ người thị kiến nên truyền bá điều mặc khải trái với sắc lệnh hợp pháp yêu cầu ngưng điều đó của vị Giám Mục. Thực tế cho biết rằng có nhiều dịp trong đời sống của Thánh Nữ Têrêsa Thành Avila (chết năm 1582) Thánh Nữ Margaret Mary (chết năm 1690) và Nữ Tu Josefa Menendez (chết năm 1923) là những người Chúa đã chỉ thị cho họ công bố sự việc, tuy nhiên Bề Trên của Họ đã ngăn cấm. Vậy họ đã làm gì? Họ vâng lời các bề trên là người phàm trần. Và Chúa đã nói gì với Họ? Ngài phán: “Chúng con đã làm một việc đúng khi chúng con vâng lới người thay mặt Ta.”
Vào một lần kia, Thánh Tâm Chúa Giêsu bảo Thánh Nữ Margaret Mary làm điều gì đó, nhưng bề trên của Thánh Nữ không chấp thuận. Lần Ngài hiện ra sau đó, Thánh Nữ hỏi Ngài về việc này Ngài nói: “... không những Cha mong muốn con nên làm những gì Bề Trên của con khuyên làm, nhưng Cha còn muốn con không được làm bất cứ điều gì khi không có sự chấp thuận của Bề Trên dù đó là điều Cha bảo con làm. Cha hài lòng về sự vâng lời của con. Cha không hài lòng với bất cứ ai không có đức vâng lời” [Bút Ký của Thánh Nữ Margaret Mary].
Các tác giả tu đức thường có câu châm ngôn: Bề Trên có hoặc không được linh ứng về những điều mà họ khuyên bảo, nhưng chính con luôn được linh ứng là phải vâng lời. (Dĩ nhiên ở đây chúng ta không nói đến việc Bề Trên khuyên đi vào đường tội, và như tôi đã nhấn mạnh trước rằng nếu bỏ qua điều mặc khải cũng không bị coi là phạm tội gì cả).
Satan có khả năng lừa dối bằng cách cổ võ việc tốt trong một thời gian để cuối cùng chúng chiếm phần thắng lợi trong tương lai. Những cuộc mặc khải của Necedah, của Wisconsin xem ra có
hiệu quả tốt, nhưng lại là sai lầm. Chuỗi tràng hạt được nói là biến thành vàng. Mặc khải tại Bayside cũng tương tự như thế. Và rồi chính sự không vâng lời đã minh chứng họ sai lầm. Chúa nói với Thánh Nữ Margaret Mary rằng: “Con gái của Cha ơi! Hãy lắng nghe! Đừng bao giờ con nhẹ dạ tin vào thần linh nào cả, vì Satan sẽ căm hờn và tìm nhiều cách để lừa dối con. Con đừng làm điều gì khi không có sự chấp thuận của người linh hướng cho con. Như thế dưới danh nghĩa đức vâng lời, những cố gắng của Satan chống lại con sẽ thành vô vọng, bởi vì chúng chẳng có quyền lực gì trên người biết vâng lời” [Bút Ký].
Ngoài yếu tố sai lầm đã bàn tới, một dấu chứng quan trọng khác của điều bí nhiệm giả mạo phải lưu tâm tới đó là tính cố chấp và bất tuân. Tôi rất thích lời trích dẫn của Thánh Faustina Kowalska: “Satan có thể khoác vào mình chiếc áo khiêm nhường, nhưng chúng không biết cách mặc chiếc áo vâng lời” (Nhật Ký đoạn 939). Những người được thị kiến trung thực, như Thánh Piô Thành Pietrelcina (thường gọi là Cha Piô), là những gương mẫu mực thước về đức vâng lời. Họ chẳng bao giờ dựng nên chuyện Đức Kitô chống lại Giáo Hội cùa Ngài.
Mỗi người đều tự do đưa ra ý kiến riêng của mình, nhưng mọi người đều cần đặt mình dưới sự xét đoán của Giáo Hội bằng việc thực thi đức vâng lời. Điều tôi muốn nói ở đây là bạn được tự do bất đồng ý kiến (vì Giám Mục không phải là người không có thể sai lầm trong vấn đề này), thế nhưng bạn có bổn phận thực thành đức vâng lời đối với ngài, có nghĩa là bạn không được phép hành động chống lại sắc lệnh của ngài, bạn không được truyền bá mặc khải nào đó khi ngài không chuẩn nhận là xác thực, cũng như bạn không được tiếp tục nói công khai rằng mặc khải đó là chính xác. Bạn hãy nhớ điều này, một hội đồng của Giáo Hội có thể đưa ra lệnh bác bỏ vì những lý do mà hội đồng không tiện nói ra một cách công khai, chẳng hạn như hội đồng có thể tìm thấy những điều không tốt về người thị kiến, nhưng không muốn tuyên bố công khai những điều đó ra, dù rằng nói ra sẽ có lợi về việc minh chứng lệnh bác bỏ là đúng và có thể giúp cho mọi người dễ chấp nhận hơn.
Nếu một tín điệp không được chuẩn nhận là xác thực vì lý do tín lý, bạn không được tự do bào chữa cho các loại tín điệp ấy, bởi vì bạn sẽ bào chữa cho sự sai lầm. Trường hợp Vassula Ryden là một ví dụ về khía cạnh này: Mặc dù Thánh Bộ Tín Lý Ðức tin đã phán quyết các bài viết của Ryden sai lầm về tín lý. Một số người đạo đức vẫn còn nêu nghi vấn để biện minh và thắc mắc nhằm bào chữa cho Ryden là điều tôi không hiểu nổi vì điều đó vượt quá khả năng. Trường hợp của Vassula rõ ràng như trắng với đen. Ngoài yếu tố không phù hợp giáo điều, điều mà nàng tự cho là mặc khải đã được chính Chúa tự tay viết ra lại có chứa nhiều lỗi chính tả và văn phạm Tiếng Anh!
Bạn có quyền nói công khai rằng một mặc khải đã được chuẩn nhận là không xác thực chăng? Được, bạn có thể nói như thế nếu muốn. Giáo Hội chẳng bao giờ buộc bạn phải nhìn nhận mặc khải cá nhân nào cả. Tuy nhiên thái độ bất đồng ý kiến như thế nên phát biểu với lòng kính trọng.
Cẩn trọng chẳng khi nào gây hại
Một sự kiện đơn giản cần nhớ là hầu hết các cuộc mặc khải cá nhân đều là giả mạo. Do đó thật là khờ dại nếu lại đi dấn thân vào việc truyền bá một tín điệp sai lầm hay còn đang trong nghi ngờ là có thể xuất phát từ Cha của Dối Trá. Nếu một ngày nào đó bạn tự nhận ra được đó là điều sai lầm, bạn sẽ hối tiếc không biết bao nhiêu mà kể, và lúc đó bạn sẽ không có cách nào hàn gắn lại được những thiệt hại bạn đã gây ra cho người khác. Mặt khác, nếu bạn muốn truyền bá thì thiếu gì những tín điệp đã được chuẩn nhận để truyền bá. Tốt nhất là hãy gắn bó với những điều đã được Giáo Hội phê chuẩn hơn là làm theo ý riêng để rồi dễ sa vào bẫy lừa đảo của thần dữ.
Cha Peter Joseph ở Wagga Wagga, Úc Châu. Ngài có bằng tiến sĩ về Tín Lý Thần Học của Đại Học Giáo Hoàng Gregorian, Roma. Ngài là người hiệu đính trong việc duyệt lại bộ "Apologetics and Catholic Doctrine" của Đức Tổng Giám Mục Sheelan (nhà xuất bản Saint Austin Press năm 2001). Hiện nay ngài là chưởng ấn của Tỉnh Dòng Maronite Úc Châu.
http://www.christianorder.com/features/features_2004/features_oct04.html
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013
Ở VỚI MẸ -7-
23.4
Tình trạng phù chân mẹ mình hôm nay đã chỉ còn 2/10, nhờ mát xa và uống nước Artichaud con em nấu.
Trong những ngày ngắn ngủi ở với mẹ, mình tự nhủ sẽ chiều chuộng Cụ hết sức và quả thật, được con cái săn sóc, lưu tâm, người già cảm thấy vui. Mình không phải là một đứa con khéo léo, vồ vập. Bây giờ mới thú nhận là bao lâu còn ở với mẹ, mình thích chăm nom mẹ vì mình noi gương những người tốt xung quanh mình. Mình thường nhớ đến clip trên mạng kể câu chuyện hai cha con người kia ngồi ghế đá công viên. Người cha hỏi đi hỏi lại con trai những câu hỏi quen thuộc.Cậu con lúc đầu còn trả lời tử tế, sau cậu bực, cậu gắt với cha. Bấy giờ người cha mới dẫn cậu nhớ lại ký ức xưa, khi cậu còn bé, ông cũng phải kiên nhẫn trả lời những thắc mắc trẻ con của cậu mà ông không hề khó chịu.
Mình còn nhớ đoạn phim thời sự trên màn ảnh nhỏ chiếu về người đàn ông Nhật Bản nuôi mẹ già chu đáo như thế nào, nấu ăn, đút cơm cho mẹ, đẩy xe lăn đưa mẹ đi chơi, vui cười với mẹ, cho đến khi bà mất trên giường bệnh.
Hay phim Dì Đào (tại đây)...
Và còn biết bao nhiêu người tử tế, hiếu đễ mà mình gặp : Một Ng. xóm trong, hằng ngày ra chợ bán buôn ba cái đồ bánh trái vốn liếng chẳng là bao, có khi rửa chén bát cho quán ăn kiếm vài ngàn, hầu hạ một mẹ già sống vật vờ và một anh trai khùng dở. Một N. đôn hậu, tốt bụng, có đủ điều kiện và khả năng để vi vút đó đây với bạn bè, nhưng nhiều năm nay cứ chôn chân trong nhà để chăm sóc bố mẹ già. Một H. xí gái, hiền lành, nhỏ bé, ẩn dật, vô danh giữa xã hội (mà đẹp đẽ biết bao trong lòng mình)....Cám ơn tất cả.
Những người mình quen biết ấy không có gì cho thế gian để ý tới. Có thể còn bị coi thường, nhưng ở họ là một gương cho mình muốn soi mà bắt chước.
Vì mình không khéo léo cho lắm.
Với lại mẹ già còn ở với ta bao lăm !
Sáng nay, chị bạn tên Đ. ở Mỹ gọi về khen mẹ mình trên blog đẹp. Chị bảo mình hạnh phúc quá rồi.Vâng đúng vậy, HT. cũng đón nhận hạnh phúc quá lớn lao này đến độ có thể cậy dựa vào đó mà coi thường được những trái ý phiền lòng nào đó, ai đó gây ra cho mình. Niềm vui lớn, thôi, ta coi những nỗi buồn là chuyện nhỏ.
HT
Tình trạng phù chân mẹ mình hôm nay đã chỉ còn 2/10, nhờ mát xa và uống nước Artichaud con em nấu.
Trong những ngày ngắn ngủi ở với mẹ, mình tự nhủ sẽ chiều chuộng Cụ hết sức và quả thật, được con cái săn sóc, lưu tâm, người già cảm thấy vui. Mình không phải là một đứa con khéo léo, vồ vập. Bây giờ mới thú nhận là bao lâu còn ở với mẹ, mình thích chăm nom mẹ vì mình noi gương những người tốt xung quanh mình. Mình thường nhớ đến clip trên mạng kể câu chuyện hai cha con người kia ngồi ghế đá công viên. Người cha hỏi đi hỏi lại con trai những câu hỏi quen thuộc.Cậu con lúc đầu còn trả lời tử tế, sau cậu bực, cậu gắt với cha. Bấy giờ người cha mới dẫn cậu nhớ lại ký ức xưa, khi cậu còn bé, ông cũng phải kiên nhẫn trả lời những thắc mắc trẻ con của cậu mà ông không hề khó chịu.
Mình còn nhớ đoạn phim thời sự trên màn ảnh nhỏ chiếu về người đàn ông Nhật Bản nuôi mẹ già chu đáo như thế nào, nấu ăn, đút cơm cho mẹ, đẩy xe lăn đưa mẹ đi chơi, vui cười với mẹ, cho đến khi bà mất trên giường bệnh.
Hay phim Dì Đào (tại đây)...
Và còn biết bao nhiêu người tử tế, hiếu đễ mà mình gặp : Một Ng. xóm trong, hằng ngày ra chợ bán buôn ba cái đồ bánh trái vốn liếng chẳng là bao, có khi rửa chén bát cho quán ăn kiếm vài ngàn, hầu hạ một mẹ già sống vật vờ và một anh trai khùng dở. Một N. đôn hậu, tốt bụng, có đủ điều kiện và khả năng để vi vút đó đây với bạn bè, nhưng nhiều năm nay cứ chôn chân trong nhà để chăm sóc bố mẹ già. Một H. xí gái, hiền lành, nhỏ bé, ẩn dật, vô danh giữa xã hội (mà đẹp đẽ biết bao trong lòng mình)....Cám ơn tất cả.
Những người mình quen biết ấy không có gì cho thế gian để ý tới. Có thể còn bị coi thường, nhưng ở họ là một gương cho mình muốn soi mà bắt chước.
Vì mình không khéo léo cho lắm.
Với lại mẹ già còn ở với ta bao lăm !
Sáng nay, chị bạn tên Đ. ở Mỹ gọi về khen mẹ mình trên blog đẹp. Chị bảo mình hạnh phúc quá rồi.Vâng đúng vậy, HT. cũng đón nhận hạnh phúc quá lớn lao này đến độ có thể cậy dựa vào đó mà coi thường được những trái ý phiền lòng nào đó, ai đó gây ra cho mình. Niềm vui lớn, thôi, ta coi những nỗi buồn là chuyện nhỏ.
HT
THIÊN TÀI THOMAS EDISON
Một ngày kia, một cậu bé bị tật điếc 50% cầm về cho cha mẹ lá thư báo tin của nhà trường là cậu bị đuổi học vì trí khôn quá kém.
Đọc qua lá thư, mẹ cậu không những không nổi giận mà còn bênh vực cậu và bà trả lời cho nhà trường như sau: “Con tôi không quá ngu muội đến độ không còn học được gì nữa, từ nay tôi sẽ đích thân dạy cho con tôi”. Và cậu bé có tật lãng tai bị nhà trường đuổi không cho học nữa đó là thiên tài Thomas Edison, người đã phát minh ra nhiều kỹ thuật khoa học còn được xử dụng cho tới ngày nay, chẳng hạn như phát minh ra bóng đèn điện, máy chiếu phim, dĩa ghi âm. Khi ông chết rồi người ta còn đếm được ông đã có hàng trăm bằng cấp thị thực phát minh về công lao của ông.
“Con tôi không quá ngu muội đến độ không còn học được nữa. Tôi sẽ đích thân dạy học cho con tôi”. Tình thương và thái độ của người mẹ đối với con mình là Thomas Edison có thể nhắc chúng ta về tình thương và thái độ của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta. Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta mặc dầu chúng ta là những tội nhân. Thiên Chúa không bao giờ ngừng yêu thương chúng ta dù chúng ta sống xa Ngài. Ngài đã so sánh tình yêu của Ngài như tình yêu của một người mẹ hiền và còn hơn tình yêu của người mẹ hiền nữa “Giả như người mẹ có thể quên con cái mình, thì Ta, Ta sẽ không bao giờ quên con”. Và Chúa Giêsu khi rao giảng Tin Mừng đã dùng hình ảnh vị chủ chăn đi tìm chiên lạc để mạc khải cho chúng ta tình thương của Thiên Chúa đối với con người. Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn phải hư mất.
****************************** *
Qúy vị và các bạn thân mến,
Những lời dạy của Chúa Giêsu gia tăng niềm hy vọng nơi mỗi người trong chúng ta. Ngài tận dụng những gì Ngài có thể làm để biến đổi chúng ta, để giúp chúng ta phát triển những tài năng mà Ngài ban cho chúng ta. Nếu không có tình thương của người mẹ thì Thomas Edison bị nhà trường đuổi kia sẽ không phát triển được hết tài năng của mình. Cũng vậy, nếu Thiên Chúa không yêu thương và kiên nhẫn nâng đỡ thì có lẽ chúng ta không làm được gì. Nhưng chúng ta cũng đừng ỷ lại, đừng lạm dụng tình thương của Chúa, đừng dừng lại trong những tật xấu ươn hèn của chúng ta. Hơn nữa, chúng ta cũng được mời gọi noi gương Chúa đối xử với chúng ta như thế nào để đối xử với anh chị em xung quanh như vậy. Thiên Chúa kiên nhẫn yêu thương chúng ta thì chúng ta cũng kiên nhẫn yêu thương anh chị em xung quanh như vậy. Thiên Chúa không thất vọng về chúng ta thì chúng ta cũng đừng thất vọng về người anh chị em.
Tình yêu thương là phương thế duy nhất Thiên Chúa dùng để phát triển tài năng nơi chúng ta thì tình yêu của chúng ta với nhau cũng giúp nhau thăng tiến cuộc sống mỗi người anh em chúng ta. Hãy để cho Thiên Chúa yêu thương mình và xin Thiên Chúa giúp mình yêu thương anh chị em xung quanh như Ngài đã nêu gương để đừng ai bị loại bỏ ra ngoài khi Ngài ngự đến.
****************************** *
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì phẩm giá, vì tài năng Chúa ban cho mỗi người chúng con.
Xin giúp chúng con sống trong tình yêu Chúa và hăng say đóng góp phần của mình vào việc thăng tiến anh chị em xung quanh, thăng tiến xã hội, môi trường chúng con đang sống hàng ngày.
Xin cho chúng con được luôn tin tưởng vào tài năng Chúa ban cho chúng con để làm sinh sôi nén vàng Ngài đã giao cho. Amen!
R. Veritas
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
Ở VỚI MẸ - 6 -
22.4
Mẹ kể ngày xưa nhà mình ở Dalat
có nuôi một con khỉ. Một hôm, nó xổng ra ngoài.
Mẹ mình lúc ấy đang ngồi ở salon,
Con khỉ chạy đến, nhảy vào lòng mẹ , ôm chặt mẹ.
Nhà không có ai, mẹ sợ quá. Không
biết làm sao về sau kêu cứu, có người hàng xóm sang giúp gỡ nó ra .
Hồi ba mình làm ở Nha Thông Tin,
ba đi thăm các buôn người Thượng, được một ông Lý Trưởng tặng một miếng thịt trâu bự cỡ 2 ký lô, ông lận từ thắt lưng khố của ông ra. Và vì cuộc gặp gỡ ấy có chụp hình , rửa mang
về cho nhà xem. Từ khi xem bức ảnh ấy, mẹ sợ thịt quá.
Một chuyện nữa, nhân lúc được bóp chân, mẹ kể, chuyện này còn
xưa hơn hai chuyện trên. Ấy là ngày mẹ mình còn bé, độ vài tuổi, chơi ngoài
sân, hay bị bà Ngoại gọi vào, bắt đứng lên
hai chân bà, dần dần cho bà đỡ nhức chân. Bà có một chai rượu thuốc gọi là chai
“Hột Cốt Linh”, dùng để uống và bôi nơi đau nhức, thấp khớp. Dì Bảo hay uống
trộm Hột Cốt Linh của bà, nhưng mẹ mình và dì Út Hảo không dám uống vì đấy là rượu. Sau , cứ rượu
độc thì mẹ để cho dì Bảo uống. Mẹ không uống, cho nên bây giờ mẹ không biết
uống rượu (nhưng các con gái mẹ thì …biết).
Hôm nay nghe mẹ kể chuyện ngày xưa thì biết thân mẫu mình rất nhát.
Nhưng, mình còn nhát hơn. Nghe kể
chuyện con khỉ bám mà chết khiếp. Nhớ năm nào lên Xitô ở Bãi Dâu, theo chân cha
Ân Đức đi tham quan nhà dòng, mình bị con khỉ nhà dòng nuôi cắn một phát, ghét
! Không biết bây giờ các cha còn nuôi nó không, nuôi làm gì cái giống hay bắt
chước. Ấy là nói con khỉ chứ mình
không có ý nói các cha hay bắt chước hay là hay… cắn khách.
Còn về rượu và thịt thì ...chuyện nhỏ. Mình còn nhậu được với mồi thịt chuột nữa a ! Không tin hỏi mấy ông nhạc sĩ nhac đoàn Lê Bảo Tịnh thì biết. Nhỉ Khương Huệ bạn nhậu nhỉ ! Dạo này người đẹp chán rượu rồi, tập Yoga chán rượu rồi, người ta bảo bợm mà chán rượu là chuẩn bị ngủm củ tỏi đấy. Mà thôi, hãy đọc bài HT viết chứ đừng nghe HT xúi dại, chết thật chứ chẳng chơi. He he !
HT
MONG KHÔNG NHẦM
NHT. Một bức e-mail mới đến tay, khiến mình rất ngạc nhiên. Đây là thư gởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ký tên Giuse Trần Đình Long, linh mục dòng Thánh Thể. Tất cả những dư luận quanh chuyện cha Long đi nghỉ Sabatical thời gian qua gần như đã lắng đọng hoàn toàn , nhưng giáo dân lưu tâm đến Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót không quên. Mình không đi lễ ấy nhưng cũng không quên, vì thế mình thấy lạ lẫm với những lời lẽ trong bức thư. Lạ mà quen, lạ mà ngộ. Lạ mà vui. Vui vui, ngồ ngộ, mà lạ thiệt ! Đáng lẽ, theo thói thường oái oăm, ưa xỉa xói của dân cư mạng, đăng ảnh dưới đây rồi tên ở dưới bức thư sẽ ký là A, là B hay là HT chẳng hạn. Nhưng không, mình tin chắc đây đúng là lời của cha Long LTX.,cho nên mình post ảnh ông lên. Mong không nhầm. Nếu có sự nhầm lẫn giữa việc và người, xin quý bạn nhắc nhở.
Cha Long LTX. có thể đính chính, phiền trách, nhưng không mong, mình mong điều khác cơ ! Mong cha nào-con nấy.
THƯ GỞI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
CHA THÌ THẾ-CON THÌ KHÔNG
“Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúa
và đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu”
Thưa cha,
Đáng lý ra con phải viết là “Kính thưa Đức Thánh Cha” hoặc “Trọng kính Đức Thánh Cha” nếu không sẽ bị mắng là “vô phép vô tắc” vì thưa chuyện với vị lãnh đạo tinh thần tối cao của hơn 1 tỷ người Công Giáo trên toàn cầu mà dám hỗn hào gọi trống là “thưa cha”.
Ai mắng thì mắng, nhưng con biết chắc khi đọc lá thư này cha sẽ không mắng con, vì khi còn là Hoàng y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo mục Giáo phận Buenos Aires, cha vẫn thích được gọi là “anh Jorge” hay “cha Jorge”. Đơn giản thế thôi, vậy mà rất thân thương và gần gũi đấy cha ạ!
Thông thường khi có được một chức vụ nào, người ta hãnh diện và thích gọi bằng chức vụ hơn là gọi bằng tên, hoặc phải đề chức vụ đó trước cái tên của mình trong danh thiếp. Ngoài đời như thế và trong đạo cũng vậy. Nào là “Tổng Giám Đốc NVX”, “Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị TDM”. Rồi “Ông Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ TDN...”, “Bà Trưởng Hội Các Bà Mẹ CG NTX...”, “Cha Tổng Thư Ký MTL” “Chị Bề Trên Giám Tỉnh VTC”... Con cũng thích như vậy lắm chứ. Máu háo danh mà! Có lẽ Chúa thấy con ham hố quá cho nên Chúa chỉ cho con suốt đời là lính trơn, muốn đặt một chức vụ nào trước cái tên cúng cơm mà tìm mãi không ra!
Con đến thăm nhà một giáo dân. Đứa bé chạy ra ôm lấy con và nói “chào cha Long”. Mẹ nó mắng ngay “Con gọi là cha được rồi. Con không được hỗn gọi tên cha! Nếu muốn gọi tên thì con phải gọi tên thánh là cha Giuse!” Ô kìa. Cái tên do cha mẹ đặt cho mình sẽ theo mình suốt đời lại không được gọi, hay không muốn người khác gọi trống không như thế, còn chức vụ được người ta ban cho hay bầu bán, chạy chọt lo lót, là cái nay còn mai mất, “quan nhất thời, dân vạn đại” lại là cái mình cứ khư khư muốn giữ lấy, muốn người ta gọi cái chức danh thay vì gọi tên. Hơn nữa còn tự xưng chức vụ của mình thay vì xưng tên. Lạ thật ! Chính vì thấy lạ như thế cho nên khi được bầu làm Giáo Hoàng với ba con số 3: ngày 13 tháng 3 năm 2013, cha vẫn cứ bình dân giản dị, cứ sống như cha đã sống, không quan tâm đến chức tước địa vị, và nhất là không để cho bả danh vọng chức vụ làm biến chất con người thật của cha, làm mất nét hồn nhiên của “anh Jorge” hay “cha Jorge”.
Bà nội trợ 64 tuổi, Maria Elena Bergoglio ở thành phố Ituzaingó của Argentina, là người em gái duy nhất còn sống của cha, khi được hỏi bà đã nói chuyện với anh trai bà mấy lần từ ngày cha làm giáo hoàng, bà cho biết : “Ngài điện thoại ngay khi có thể sau khi được bầu, và đó là cuộc nói chuyện rất xúc động. Tôi không thể nào giải thích được xúc cảm của mình lúc đó. Sau lần đó, ngài còn gọi một lần nữa, và lần này, chúng tôi nói chuyện với nhau thân tình như anh trai nói với em gái. Một cuộc tán gẫu rất bình thường như vẫn thường xẩy ra. Thí dụ, ngài muốn biết tôi đang nấu món gì!”
Khi được hỏi vậy bà vẫn gọi ngài là “Jorge” hay đã gọi là “Phanxicô” hay “Đức Thánh Cha”. Bà hồn nhiên đáp : “Tôi vẫn gọi là Jorge, Jorge! Bao lâu tôi còn biết đó là tên anh trai tôi thì tôi còn gọi ngài là Jorge!... Về căn bản, tôi muốn ngài vẫn là anh Jorge, vẫn làm những cử chỉ nhỏ mọn như lúc còn làm hồng y ở đây, như đi cử hành Thánh Lễ cho người trẻ vào Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài vẫn giảng dạy và ban hành các sứ điệp mục vụ theo cách ngài vốn được dạy phải làm, tức là bằng gương sáng. Không phải nói bài nói, mà là bước đường bước.”
Người em gái của cha tin chắc rằng “những hoành tráng và nghi lễ của Vatican” sẽ không làm sứt mẻ sự khiêm nhường mà cha theo đuổi suốt đời. Cha xin những người Argentina đừng chi tiêu tốn kém cho các chuyến đi đến Rome để dự lễ tấn phong của cha, mà dành tiền đó cho các tổ chức từ thiện, là một dấu hiệu mạnh mẽ chứng tỏ cha sẽ không thay đổi. Bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại nhà, ở phía tây thành phố Buenos Aires. "Tin nhắn đó... làm cho tôi cảm thấy như ngài vẫn còn đi trên cùng một con đường, và ít ra là ngài đã không bị ảnh hưởng vào lúc này. Không có chất độc nào tồi tệ hơn là quyền lực !"
Bà nói thêm rằng tình cảm của cha "là dành cho người nghèo, người yếu đuối nhất, trẻ nhỏ. Cha có sự nghiêng chiều về người nghèo. Cha cũng không bao giờ mong muốn trở thành giáo hoàng. Bà nói. "Chúng tôi đã chọc anh ấy về chuyện đó, và anh ấy nói, 'Ồ, xin vui lòng!' ('Oh, please!')"
Cha ơi,
Nghe em gái của cha nhận định về anh của mình như thế làm con thấy “nhột” quá! Con lúc nào cũng khao khát được “thăng quan tiến chức”. Con tìm mọi cách để leo lên chức này chức nọ. Tu mãi mà cứ làm lính quèn thì chán chết được! Nếu “mèo mù vớ cá rán”, được “lên chức” thì con sẽ mời cả xứ, cả họ, cả giáo phận, cả nước đến trong ngày con “vinh quy bái tổ”. Con sẽ cố gắng mời càng nhiều càng tốt các đấng bậc vị vọng, các đại gia, tiểu gia, thiếu gia, các ân nhân đặc biệt, các doanh nghiệp để chứng tỏ cho mọi người thấy “đẳng cấp” của con. Thiệp mời được gởi đến từng gia đình. Ai không đi được thế nào họ chẳng gởi phong bì, thế là con...có lời! Còn những người nghèo, những người yếu đuối bệnh tật con sẽ tặng họ tấm hình của con phóng thật lớn, photoshop làm thật đẹp để nhà nhà cùng treo tấm hình ấy mà...nhớ đến con, chứ không phải nhớ đến Thầy Giêsu!
Em gái của cha vẫn muốn cha là “anh Jorge” ngày nào dù bây giờ cha đã là người quyền lực nhất. Phần con khi còn là giáo lý viên, các em gọi con là “anh”, nhưng khi con lên làm thầy xứ rồi mà không chịu gọi con là “thầy” thì con khó chịu lắm. Rồi khi con may mắn được thụ phong linh mục rồi mà ai lỡ miệng gọi con là “thầy” thì con không muốn nhìn mặt nữa. Thậm chí những người ruột thịt trong gia đình cũng không dám gọi con như là một thành viên trong gia đình mà cũng phải gọi con là cha, là thầy, là sơ…
Con là thế mà cha thì không!
Có ai khi đã lên đến đỉnh cao danh vọng mà còn nhớ đến những người nghèo hèn, còn chủ động gọi điện cảm ơn người đã giao báo cho mình như cha không. Hôm 18-3, khoảng 1g30 chiều giờ địa phương, Daniel Del Regno là con trai của chủ sạp báo, đã nhận được một cú điện thoại với giọng quen thuộc “Chào Daniel, đây là Jorge Bergoglio. Cha gọi từ Rôma",
Del Regno kể với toà báo La Nacion của Argentina : "Tôi đã bị sốc. Tôi bỗng oà khóc và không biết phải nói gì. Ngài cảm ơn tôi đã giao báo từ bấy lâu nay và gửi lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình tôi. Trước khi ngưng cuộc điện đàm, Đức Giáo Hoàng xin tôi cầu nguyện cho ngài.”
Bố của Daniel, nổi da gà bất cứ khi nào ông nghĩ về sự đơn giản của cha. Ông kể : “Vào những ngày chủ nhật, Đức Hồng Y ghé qua sạp báo vào lúc 5:30 sáng và mua tờ nhật báo La Nacion. Ngài trò chuyện với chúng tôi trong chốc lát và sau đó đi xe buýt đến Lugano, nơi ngài sẽ phục vụ trà cho những người trẻ và người bị bệnh. Vào cuối tháng, Đức Hồng Y luôn mang những sợi giây thun mà ông buộc quanh các tờ báo để giữ cho chúng khỏi bị gió thổi bay khi giao báo. Ngài mang lại cho chúng tôi. Đủ cả 30 sợi! Tôi biết con người ngài như thế nào. Ngài là một con người có một không hai!”
Cha đã làm như thế. Con thì không.
Có được chức vị là con quên ngay quá khứ của mình, không muốn liên hệ với những người nghèo ngày xưa nữa sợ họ nhờ vả làm phiền. Con bắt đầu lưu số fone của những người “tai to mặt lớn”, quan hệ rộng rãi mật thiết với những thành phần “con ông cháu cha”, chịu khó qua lại với những người có máu mặt. Con quên phéng những người ngày xưa cùng nằm gai nếm mật với con, chẳng nhớ gì đến những người bạn cũ thuở hàn vi.
Con chẳng làm được gì, hoặc có làm cũng chẳng ra hồn, nhưng lại thích chức tước địa vị cho nó oai. Con thật là lố bịch phải không cha? Con chỉ là “hữu danh vô thực”. Còn cha đúng là “hữu thực vô danh”.
Cha thì thế-Con thì không!
Khi có chức vị nào đó, người ta thay chức danh đó vào tên của mình, đồng thời cũng thay đổi cách sống, thay đổi y phục, nhà ở, xe cộ, phương tiện… Khi được lên chức, con sẽ ăn mặc cho sang trọng lịch lãm kẻo “người ta coi thường mình”. Con sẽ sắm xe hơi đời mới để đi lại với lý do là để “bảo vệ sức khoẻ”, “có sức khoẻ để phục vụ”. Con sẽ dọn vào ở trong những toà nhà nguy nga lộng lẫy, máy lạnh, kín cổng cao tường để “cho có bề thế, dễ dàng làm việc”. Con sẽ mua sắm những phương tiện văn minh hiện đại và tốn kém nhất để “theo kịp với thời đại”. Tất cả sự thay đổi “lên đời” ấy con đều có lý lẽ để biện minh, con đều lấy “mục đích biện minh cho phương tiện”, nhưng thực ra con đã “biến phương tiện thành mục đích”. Con thay đổi mẫu mã dáng vẻ bên ngoài, nhưng đời sống nội tâm, đời sống dấn thân phục vụ lại tỷ lệ nghịch với nấc thang danh vọng của con.
Con thì thế-Cha thì không !
Được biết ngay khi là Hồng Y Tổng Giám mục, cha đã nổi tiếng với sự khiêm tốn và khó nghèo, mạnh mẽ bảo vệ các học thuyết Giáo Hội và dấn thân cho công bằng xã hội. Cha sống trong một căn nhà nhỏ, chứ không phải tại nơi cư trú nguy nga của Toà Giám Mục. Dù là Hồng Y, cha thường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng chứ không đi xe hơi riêng có tài xế lái, và tự nấu ăn cho mình chứ không có kẻ hầu người hạ.
Khi làm Giáo Hoàng, cha từ chối sử dụng xe hơi dành cho giáo hoàng mang bảng số CV1 (Cité du Vatican 1), mà di chuyển bằng xe buýt nhỏ (minibus) cùng các vị hồng y khác. Cuối thánh lễ sáng ngày 26-3 với các giám chức và linh mục, qua những lời rất đơn sơ, cha cho biết - ít là trong giai đoạn hiện nay - cha muốn tiếp tục ở lại với họ trong nhà trọ thánh Marta. Nhà trọ này có 131 căn hộ và phòng đơn dùng làm nơi cho các Hồng Y cử tri và những người phụ giúp. Ngoài thời gian đó, các phòng trong nhà trọ được dành cho các Giám Mục, Giám chức hoặc linh mục làm việc tại Tòa Thánh, hoặc cho các giáo sĩ vãng lai. Bây giờ cha đã chịu chuyển sang căn hộ số 201 trong nhà trọ thánh Marta. Đây là một nơi rộng rãi hơn, dành cho vị hồng y ngay sau khi đắc cử Giáo Hoàng hoặc cho các khách vị vọng. Trong thời gian qua, cha đã từ chối dọn vào đây. Nay cha đồng ý dọn vào để có thể tiếp nhiều người một cách dễ dàng hơn mà thôi. Hàng ngày cha vẫn ăn cơm với các Hồng Y và với các nhân viên đang trú ngụ tại nhà trọ Thánh Mattha. Cha vẫn dâng lễ mỗi sáng cho các nhân viên đang phục vụ cùng tham dự.
Thưa cha,
Khi Đức Hồng Y Louis Tauran đứng ở ban công để công bố “Habemus Papam”. Chúng con thấy cha xuất hiện trong bộ áo chùng trắng đơn giản, treân ngöïc vẫn đeo caây thaùnh giaù bằng bạc khi coøn laø Toång Giaùm Muïc Buenos Aires, không dây stola, không giầy đỏ. Với cử chỉ đơn giản, thái độ tự nhiên quay qua quay lại ngay trên bancông đầy nghi lễ của Vatican trước hàng nửa triệu tín hữu chào mừng phía dưới, cha giơ cao một tay như để ban phép lành. Ai cũng cúi xuống chuẩn bị lãnh phép lành, nhưng không phải thế, cha nói : “Ta muốn xin các con một ân huệ, trước khi cha ban phép lành, cha xin các con đọc kinh thay cho lời chúc lành của cộng đoàn dân Chúa cho vị tân giám mục Roma” rồi cha cúi đầu để nhận sự chúc lành của các tín hữu. Mọi người nhôn nhao cả lên. Một Giáo Hoàng khiêm tốn cúi đầu xin tín hữu cầu sự chúc lành cho mình trước khi chúc lành cho họ. Cha làm việc này một cách bình thường như cha vẫn xin những người trong khu ổ chuột ở Argentina cầu Chúa ban phép lành cho cha trước khi cha chúc lành cho họ. Ấy vậy lại là một điều chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Giáo Hội.
Trước khi tạm biệt đám đông, các chức sắc nghi lễ nhắc cha rời khỏi khán đài, nhưng cha quay sang xin người phụ tá mang micro tới để cha chúc mọi người ngủ ngon và hứa cầu nguyện cho họ vào ngày hôm sau. Con tâm đắc nhất là phần cầu nguyện của cha kéo dài hơn cả phần diễn văn. Thú thật với cha là chúng con rất sợ và rất ngán những bài diễn văn dài lê thê, những nghi lễ rườm rà. Dường như càng làm lớn người ta càng thích nói dài, uốn éo cung giọng cho trang trọng mất hết tự nhiên, cử chỉ cũng tỏ vẻ bệ vệ khác người. Họ quá chú trọng đến hình thức mà đánh mất hết nội dung.
Con thì thế-Cha thì không.
Lần xuất hiện đầu tiên của cha đã gây một ấn tượng rất mạnh. Cha đã loại bỏ nhiều điều rườm rà không cần thiết để đi vào trọng tâm sứ vụ của cha, đó là : “Bây giờ, giám mục và giáo dân, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình huynh đệ, đầy yêu thương và tin cậy.” Vâng thưa cha, đó phải là hành trình huynh đệ đầy yêu thương và tin cậy. Cha là thế, chứ con mà có chức có quyền trong tay thì lại là cuộc độc diễn của quyền hành, có “quyền” trong tay thì tha hồ “hành” người thuộc quyền.
Với các hồng y, cha đối xử như những người anh em với nhau chứ không như “bề trên với bề dưới”. Cha đứng dậy để nhận sự “thần phục” của các hồng y anh em, chứ không ngồi chễm chệ trên ngai tại Nhà Nguyện Sistine cho các hồng y đến cúi mình hôn nhẫn. Cha như muốn ôm choàng lấy từng người anh em, không muốn họ hôn nhẫn của mình mà thậm chí cha còn cúi xuống hôn nhẫn của anh em hồng y nữa.
Không phải lên làm lớn rồi lúc nào mặt cũng phải lạnh như tiền hoặc mang bộ mặt hình sự nghiêm trang đạo mạo để người dưới phải khiếp sợ mà tránh xa. Cha có máu hài hước dí dỏm. Cha “bông đùa” trên bancông Vatican về việc các hồng y anh em “ñaõ ñi ñeán taän cuøng traùi ñaát ñeå choïn ngöôøi... vaø chuùng ta ñaõ coù ñöôïc ngöôøi aáy.” Chuyện còn vui hơn nữa là lúc trở lại nhà trọ Thánh Marta, cha đi bằng xe minibus quen dùng lúc dự cơ mật viện chứ không phải bằng xe đặc chủng “limousine” của giáo hoàng. Cha hài hước với các hồng y như anh em trong nhà : “Xin Chúa tha tội cho anh em vì đã dại dột chọn tôi làm giáo hoàng!” Cha thật là dễ thương, gần gũi.
Năm 20 tuổi, cha phải giải phẫu vì bị nhiễm trùng đường hô hấp. Từ đó cha chỉ còn một lá phổi. Mặc dù vậy, cha có thói quen dậy lúc 4 giờ 30 sáng, suốt ngày cặm cụi làm việc. 9 giờ 50 sáng ngày 14/03/2013 lần đầu tiên rời Vatican trong tư cách giáo hoàng, cha vẫn không dùng xe “limousine” dành riêng cho giáo hoàng, mà dùng một trong các xe của cảnh sát Vatican để kính viếng Đền Thờ Đức Bà Cả. Thầy Giuseppe, một trong 15 chủng sinh, tu sĩ và giám chức tháp tùng cho biết cha vẫn mặc áo trắng, đi giầy đen (thay vì giầy đỏ giáo hoàng), đeo nhẫn hồng y và đeo thánh giá bằng bạc, không kèn không trống, không hàng rào danh dự. Khi đến nơi, cửa chính chưa mở, cha đi vào cửa phòng áo, rất thoải mái, không bực mình khó chịu vì người ta chưa kịp mở cửa chào đón. Tự tay cha cầm một bó hoa hết sức tầm thường, tới đặt trước tượng Đức Mẹ, bằng một nhịp bước không cần chờ ai. Trước khi ra về, cha bắt tay từng người và luôn xin mỗi người cầu nguyện cho cha.
Trên đường trở về, cha dừng lại Domus Internationalis Paulus VI, gần Piazza Navona, nơi cha cư ngụ trước khi tham dự cơ mật viện, để lấy hành lý còn gửi tại đó và nhất là trả tiền trọ! Cha bắt tay hỏi thăm và cảm ơn những người đang làm việc ở đây.
Cha thì thế- con thì không.
Cha hay thật đấy. Tại sao cha lại phải vất vả như thế? Nếu con ở chức vụ cao như thế, đi đến đâu cũng phải có người đưa kẻ đón, phải có hàng rào danh dự, có cờ quạt trống phách tưng bừng chào đón con. Cửa nhà thờ phải mở sẵn, chuông nhà thờ phải giật inh ỏi lên, phải có người xách cặp, có kẻ hộ tống, có bó hoa rõ to rõ đẹp cung kính dâng lên con. Nếu con đến mà cửa chưa mở, không có người tiếp đón thì con giận bỏ về ngay. Có đâu nhân vật quan trọng số một mà phải đi cửa sau, tự tay cầm bó hoa quèn và một mình đi đến đài Đức Mẹ. Hơn nữa việc lấy đồ và trả tiền khách sạn hay những chuyện lặt vặt khác có khi nào một người quyền cao chức trọng như con phải đụng ngón tay vào. Tất cả đã có người “cơm bưng nước rót” làm hết cho con rồi. Con chỉ việc đứng “chỉ tay năm ngón” thôi!
Cha thích đi bộ những khoảng cách ngắn trong Thành phố Vatican và chỉ thích phương tiện đi lại bình thường đến nơi muốn đến. Cha không thích dùng xe riêng nhưng di chuyển cùng với đoàn tuỳ tùng bằng xe chung, vẫn tấm áo dài trắng nhưng ngồi chung với anh em, không có sự cách biệt. Nếu đi xe giáo hoàng mui trần, cha không ngần ngại dừng xe giữa chừng để bước ra ngoài, hôn và ban phép lành cho một người bại liệt giữa đám đông. Giám Đốc Tin Tức của EWTN cho biết cha muốn đi đâu, đi thế nào thì đi. Cha là người của chính cha, không lệ thuộc vào nghi lễ quan cách, cũng chẳng sợ an ninh cho bản thân. Thấy điều đúng và cần làm thì cha làm vì “chính tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi.”
Cha đến thăm và cử hành Thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh tại nhà tù dành cho các trẻ em vị thành niên ở Roma. Con rất xúc động khi thấy cha chẳng ngại ngùng cúi xuống rửa và hôn chân mười hai phạm nhân, trong đó có hai phạm nhân nữ người Hồi Giáo. Cha dám vượt qua hàng rào của những tục lệ, những truyền thống lâu đời để có những sáng tạo, những thay đổi đầy ý nghĩa trong các nghi lễ. Có mấy nhà thờ ngày Thứ Năm Tuần Thánh mà linh mục chủ sự dám rửa chân rồi hôn chân các tù nhân, nữ giới và nhất là người không cùng tôn giáo ?
Cha thì thế-con thì không.
Bài Huấn Từ đầu tiên của cha trong thánh lễ với các Hồng Y tại Nguyện Đường Sistine ngày thứ năm 14-03-2013 càng làm cho con thấy rõ con đường cha đã chọn : “Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa, chúng ta thuộc về thế gian. Chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.”
Trong bài giảng ngày lễ kính thánh Giuse 19-03-2013 cha nhắc con nhớ quyền bính đích thực là để phục vụ chứ không phải bắt người khác phục vụ : “Hôm nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành khởi đầu sứ vụ của tân Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính… Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực là phục vụ… Giáo Hoàng phải nhìn đến sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, đầy đức tin của thánh Giuse, và như thánh nhân, giáo hoàng cũng phải mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn thể Dân Chúa và yêu thương, dịu dàng, đón nhận toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất…”
Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí ngày 16-03-2013 tại hội trường Phaolô VI, cha đã muốn đi xa hơn, quyết liệt hơn, sát với Tin Mừng hơn, khi bày tỏ : “Tôi mong muốn biết bao một Giáo Hội nghèo…” Giáo hội không chỉ là giáo hội của người nghèo mà người nghèo chính là giáo hội. Ôi! Cha làm con sợ quá! Như vậy là con phải sống nghèo. Con phải là người nghèo, chứ không phải chỉ là người đi phục vụ người nghèo, trong khi con vẫn có thể…giầu!
Thưa cha,
Thư của con cũng khá dài rồi. Tuy nhiên còn một điểm đặc biệt nữa nơi cha mà con không thể bỏ qua vì đó là điều con đã, đang và sẽ đeo đuổi suốt đời dù gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Đó là lòng thương xót của Chúa. Lòng Thương Xót là chủ đề đặc biệt của cha trong những bài giảng và suy niệm.
Trong giờ kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 17-03-2013, khi nói về lòng thương xót, cha nhắc nhở đám đông rằng:
"Gương mặt của Thiên Chúa là gương mặt của người cha đầy lòng thương xót, Ngài luôn kiên nhẫn với chúng ta… đây chính là lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài luôn kiên nhẫn để hiểu, chờ đợi và không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta biết quay lại với Ngài với tất cả con tim. Như lời Thánh vịnh có chép rằng: ‘Lòng thương xót của Thiên Chúa vĩ đại dường bao!’.
“Lòng thương xót có thể làm cho thế giới trở nên ấm áp hơn và công bằng hơn. Do đó, chúng ta cần hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài là một người cha đầy lòng thương xót đối với mỗi người chúng ta. Hãy nhớ lại lời của ngôn sứ Isaia: “Tội các ngươi dầu có đỏ như son cũng ra trắng như tuyết, có thắm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Lòng thương xót đẹp biết bao!...Thiên Chúa là người cha yêu thương luôn tha thứ. Ngài có một trái tim đầy lòng thương xót dành cho tất cả chúng ta. Và chúng ta cũng cần học và thương xót người khác.”
“Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúa và đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu” Cha đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô để đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng với cha vào trưa Chúa Nhật lòng Thương Xót Chúa 7-4-2013. Mọi người đã vỗ tay thật to khi cha nhắc tới ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa do Đức Chân Phước Gioan Phaolô II thiết lập, và người đã nhắm mắt lìa trần cách đây 8 năm vào chiều hôm trước ngày lễ. Cha nhấn mạnh :
“Cả chúng ta nữa cũng hãy can đảm hơn để làm chứng cho đức tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh! Chúng ta không được sợ hãi là tín hữu Kitô và sống như Kitô hữu! Chúng ta phải có lòng can đảm ra đi loan báo Chúa Kitô Phục Sinh, bởi vì Ngài là sự bình an của chúng ta. Ngài đã trao ban cho chúng ta sự bình an với tình yêu thương cùng với sự tha thứ của Ngài, với máu và với lòng thương xót của Ngài.”
“Chúng ta hãy cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ giúp chúng ta, Giám Mục và Dân Chúa, tiến bước trong đức tin và trong tình mến, luôn luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa, là Đấng luôn chờ đợi chúng ta, yêu thương chúng ta, tha thứ cho chúng ta với máu của Ngài và tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta đến gặp gỡ Ngài và xin ơn tha thứ. Chúng ta hãy tin tưởng nơi Lòng Thương Xót của Ngài.”
Trong bài giảng thánh lễ nhận nhà thờ chính tòa, cha đã kêu gọi chúng con đừng bao giờ đánh mất đi sự tin tưởng nơi lòng thương xót nhẫn nại của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn yêu thương, dịu hiền, chờ đợi và tha thứ cho chúng con. Cha nhắc nhở chúng con hãy để cho mình đươc bao bọc bởi lòng thương xót của Thiên Chúa, hãy để cho Chúa yêu thương và gặp gỡ Chúa trong các Bí Tích để cảm nhận được sự dịu hiền và vòng tay yêu thương của Chúa hầu chúng con có thể xót thương, kiên nhẫn, tha thứ và yêu thương như Ngài.
Cha kính mến,
Chỉ mới đúng một tháng cha nhận lãnh nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên Chúa mà cha đã cho chúng con thấy cha quả là “mục tử như lòng Chúa mong ước” và “như lòng dân mong đợi” qua những gì cha đã làm, đã sống, đã giảng dạy. Soi chiếu vào cuộc sống khó nghèo, hồn nhiên, đơn sơ, khiêm tốn của cha càng làm con thấy hổ thẹn so với cuộc sống trưởng giả, quan liêu, quyền hành, cao ngạo của con. Đúng là cha thì thế-con thì không!
Xin cha thương cầu nguyện cho đứa con khốn khổ đang cần được xót thương này để con cảm nghiệm được lòng thương xót của Chúa qua tấm lòng xót thương của cha, của những người có chức có quyền trên những con người hèn kém thấp cổ bé miệng.
Con sẽ luôn ghi nhớ lời cha dạy là “Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúa và đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu”. Con mà làm được như thế thì chắc cha sẽ vui lắm, vì đúng là “cha nào-con nấy”!
Người con đang cần được xót thương
Lm. Giuse Trần Đình Long
Dòng Thánh Thể
Cha Long LTX. có thể đính chính, phiền trách, nhưng không mong, mình mong điều khác cơ ! Mong cha nào-con nấy.
Cha Long LTX. |
THƯ GỞI ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
CHA THÌ THẾ-CON THÌ KHÔNG
“Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúa
và đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu”
Thưa cha,
Đáng lý ra con phải viết là “Kính thưa Đức Thánh Cha” hoặc “Trọng kính Đức Thánh Cha” nếu không sẽ bị mắng là “vô phép vô tắc” vì thưa chuyện với vị lãnh đạo tinh thần tối cao của hơn 1 tỷ người Công Giáo trên toàn cầu mà dám hỗn hào gọi trống là “thưa cha”.
Ai mắng thì mắng, nhưng con biết chắc khi đọc lá thư này cha sẽ không mắng con, vì khi còn là Hoàng y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo mục Giáo phận Buenos Aires, cha vẫn thích được gọi là “anh Jorge” hay “cha Jorge”. Đơn giản thế thôi, vậy mà rất thân thương và gần gũi đấy cha ạ!
Thông thường khi có được một chức vụ nào, người ta hãnh diện và thích gọi bằng chức vụ hơn là gọi bằng tên, hoặc phải đề chức vụ đó trước cái tên của mình trong danh thiếp. Ngoài đời như thế và trong đạo cũng vậy. Nào là “Tổng Giám Đốc NVX”, “Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị TDM”. Rồi “Ông Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ TDN...”, “Bà Trưởng Hội Các Bà Mẹ CG NTX...”, “Cha Tổng Thư Ký MTL” “Chị Bề Trên Giám Tỉnh VTC”... Con cũng thích như vậy lắm chứ. Máu háo danh mà! Có lẽ Chúa thấy con ham hố quá cho nên Chúa chỉ cho con suốt đời là lính trơn, muốn đặt một chức vụ nào trước cái tên cúng cơm mà tìm mãi không ra!
Con đến thăm nhà một giáo dân. Đứa bé chạy ra ôm lấy con và nói “chào cha Long”. Mẹ nó mắng ngay “Con gọi là cha được rồi. Con không được hỗn gọi tên cha! Nếu muốn gọi tên thì con phải gọi tên thánh là cha Giuse!” Ô kìa. Cái tên do cha mẹ đặt cho mình sẽ theo mình suốt đời lại không được gọi, hay không muốn người khác gọi trống không như thế, còn chức vụ được người ta ban cho hay bầu bán, chạy chọt lo lót, là cái nay còn mai mất, “quan nhất thời, dân vạn đại” lại là cái mình cứ khư khư muốn giữ lấy, muốn người ta gọi cái chức danh thay vì gọi tên. Hơn nữa còn tự xưng chức vụ của mình thay vì xưng tên. Lạ thật ! Chính vì thấy lạ như thế cho nên khi được bầu làm Giáo Hoàng với ba con số 3: ngày 13 tháng 3 năm 2013, cha vẫn cứ bình dân giản dị, cứ sống như cha đã sống, không quan tâm đến chức tước địa vị, và nhất là không để cho bả danh vọng chức vụ làm biến chất con người thật của cha, làm mất nét hồn nhiên của “anh Jorge” hay “cha Jorge”.
Bà nội trợ 64 tuổi, Maria Elena Bergoglio ở thành phố Ituzaingó của Argentina, là người em gái duy nhất còn sống của cha, khi được hỏi bà đã nói chuyện với anh trai bà mấy lần từ ngày cha làm giáo hoàng, bà cho biết : “Ngài điện thoại ngay khi có thể sau khi được bầu, và đó là cuộc nói chuyện rất xúc động. Tôi không thể nào giải thích được xúc cảm của mình lúc đó. Sau lần đó, ngài còn gọi một lần nữa, và lần này, chúng tôi nói chuyện với nhau thân tình như anh trai nói với em gái. Một cuộc tán gẫu rất bình thường như vẫn thường xẩy ra. Thí dụ, ngài muốn biết tôi đang nấu món gì!”
Khi được hỏi vậy bà vẫn gọi ngài là “Jorge” hay đã gọi là “Phanxicô” hay “Đức Thánh Cha”. Bà hồn nhiên đáp : “Tôi vẫn gọi là Jorge, Jorge! Bao lâu tôi còn biết đó là tên anh trai tôi thì tôi còn gọi ngài là Jorge!... Về căn bản, tôi muốn ngài vẫn là anh Jorge, vẫn làm những cử chỉ nhỏ mọn như lúc còn làm hồng y ở đây, như đi cử hành Thánh Lễ cho người trẻ vào Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài vẫn giảng dạy và ban hành các sứ điệp mục vụ theo cách ngài vốn được dạy phải làm, tức là bằng gương sáng. Không phải nói bài nói, mà là bước đường bước.”
Người em gái của cha tin chắc rằng “những hoành tráng và nghi lễ của Vatican” sẽ không làm sứt mẻ sự khiêm nhường mà cha theo đuổi suốt đời. Cha xin những người Argentina đừng chi tiêu tốn kém cho các chuyến đi đến Rome để dự lễ tấn phong của cha, mà dành tiền đó cho các tổ chức từ thiện, là một dấu hiệu mạnh mẽ chứng tỏ cha sẽ không thay đổi. Bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại nhà, ở phía tây thành phố Buenos Aires. "Tin nhắn đó... làm cho tôi cảm thấy như ngài vẫn còn đi trên cùng một con đường, và ít ra là ngài đã không bị ảnh hưởng vào lúc này. Không có chất độc nào tồi tệ hơn là quyền lực !"
Bà nói thêm rằng tình cảm của cha "là dành cho người nghèo, người yếu đuối nhất, trẻ nhỏ. Cha có sự nghiêng chiều về người nghèo. Cha cũng không bao giờ mong muốn trở thành giáo hoàng. Bà nói. "Chúng tôi đã chọc anh ấy về chuyện đó, và anh ấy nói, 'Ồ, xin vui lòng!' ('Oh, please!')"
Cha ơi,
Nghe em gái của cha nhận định về anh của mình như thế làm con thấy “nhột” quá! Con lúc nào cũng khao khát được “thăng quan tiến chức”. Con tìm mọi cách để leo lên chức này chức nọ. Tu mãi mà cứ làm lính quèn thì chán chết được! Nếu “mèo mù vớ cá rán”, được “lên chức” thì con sẽ mời cả xứ, cả họ, cả giáo phận, cả nước đến trong ngày con “vinh quy bái tổ”. Con sẽ cố gắng mời càng nhiều càng tốt các đấng bậc vị vọng, các đại gia, tiểu gia, thiếu gia, các ân nhân đặc biệt, các doanh nghiệp để chứng tỏ cho mọi người thấy “đẳng cấp” của con. Thiệp mời được gởi đến từng gia đình. Ai không đi được thế nào họ chẳng gởi phong bì, thế là con...có lời! Còn những người nghèo, những người yếu đuối bệnh tật con sẽ tặng họ tấm hình của con phóng thật lớn, photoshop làm thật đẹp để nhà nhà cùng treo tấm hình ấy mà...nhớ đến con, chứ không phải nhớ đến Thầy Giêsu!
Em gái của cha vẫn muốn cha là “anh Jorge” ngày nào dù bây giờ cha đã là người quyền lực nhất. Phần con khi còn là giáo lý viên, các em gọi con là “anh”, nhưng khi con lên làm thầy xứ rồi mà không chịu gọi con là “thầy” thì con khó chịu lắm. Rồi khi con may mắn được thụ phong linh mục rồi mà ai lỡ miệng gọi con là “thầy” thì con không muốn nhìn mặt nữa. Thậm chí những người ruột thịt trong gia đình cũng không dám gọi con như là một thành viên trong gia đình mà cũng phải gọi con là cha, là thầy, là sơ…
Con là thế mà cha thì không!
Có ai khi đã lên đến đỉnh cao danh vọng mà còn nhớ đến những người nghèo hèn, còn chủ động gọi điện cảm ơn người đã giao báo cho mình như cha không. Hôm 18-3, khoảng 1g30 chiều giờ địa phương, Daniel Del Regno là con trai của chủ sạp báo, đã nhận được một cú điện thoại với giọng quen thuộc “Chào Daniel, đây là Jorge Bergoglio. Cha gọi từ Rôma",
Del Regno kể với toà báo La Nacion của Argentina : "Tôi đã bị sốc. Tôi bỗng oà khóc và không biết phải nói gì. Ngài cảm ơn tôi đã giao báo từ bấy lâu nay và gửi lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình tôi. Trước khi ngưng cuộc điện đàm, Đức Giáo Hoàng xin tôi cầu nguyện cho ngài.”
Bố của Daniel, nổi da gà bất cứ khi nào ông nghĩ về sự đơn giản của cha. Ông kể : “Vào những ngày chủ nhật, Đức Hồng Y ghé qua sạp báo vào lúc 5:30 sáng và mua tờ nhật báo La Nacion. Ngài trò chuyện với chúng tôi trong chốc lát và sau đó đi xe buýt đến Lugano, nơi ngài sẽ phục vụ trà cho những người trẻ và người bị bệnh. Vào cuối tháng, Đức Hồng Y luôn mang những sợi giây thun mà ông buộc quanh các tờ báo để giữ cho chúng khỏi bị gió thổi bay khi giao báo. Ngài mang lại cho chúng tôi. Đủ cả 30 sợi! Tôi biết con người ngài như thế nào. Ngài là một con người có một không hai!”
Cha đã làm như thế. Con thì không.
Có được chức vị là con quên ngay quá khứ của mình, không muốn liên hệ với những người nghèo ngày xưa nữa sợ họ nhờ vả làm phiền. Con bắt đầu lưu số fone của những người “tai to mặt lớn”, quan hệ rộng rãi mật thiết với những thành phần “con ông cháu cha”, chịu khó qua lại với những người có máu mặt. Con quên phéng những người ngày xưa cùng nằm gai nếm mật với con, chẳng nhớ gì đến những người bạn cũ thuở hàn vi.
Con chẳng làm được gì, hoặc có làm cũng chẳng ra hồn, nhưng lại thích chức tước địa vị cho nó oai. Con thật là lố bịch phải không cha? Con chỉ là “hữu danh vô thực”. Còn cha đúng là “hữu thực vô danh”.
Cha thì thế-Con thì không!
Khi có chức vị nào đó, người ta thay chức danh đó vào tên của mình, đồng thời cũng thay đổi cách sống, thay đổi y phục, nhà ở, xe cộ, phương tiện… Khi được lên chức, con sẽ ăn mặc cho sang trọng lịch lãm kẻo “người ta coi thường mình”. Con sẽ sắm xe hơi đời mới để đi lại với lý do là để “bảo vệ sức khoẻ”, “có sức khoẻ để phục vụ”. Con sẽ dọn vào ở trong những toà nhà nguy nga lộng lẫy, máy lạnh, kín cổng cao tường để “cho có bề thế, dễ dàng làm việc”. Con sẽ mua sắm những phương tiện văn minh hiện đại và tốn kém nhất để “theo kịp với thời đại”. Tất cả sự thay đổi “lên đời” ấy con đều có lý lẽ để biện minh, con đều lấy “mục đích biện minh cho phương tiện”, nhưng thực ra con đã “biến phương tiện thành mục đích”. Con thay đổi mẫu mã dáng vẻ bên ngoài, nhưng đời sống nội tâm, đời sống dấn thân phục vụ lại tỷ lệ nghịch với nấc thang danh vọng của con.
Con thì thế-Cha thì không !
Được biết ngay khi là Hồng Y Tổng Giám mục, cha đã nổi tiếng với sự khiêm tốn và khó nghèo, mạnh mẽ bảo vệ các học thuyết Giáo Hội và dấn thân cho công bằng xã hội. Cha sống trong một căn nhà nhỏ, chứ không phải tại nơi cư trú nguy nga của Toà Giám Mục. Dù là Hồng Y, cha thường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng chứ không đi xe hơi riêng có tài xế lái, và tự nấu ăn cho mình chứ không có kẻ hầu người hạ.
Khi làm Giáo Hoàng, cha từ chối sử dụng xe hơi dành cho giáo hoàng mang bảng số CV1 (Cité du Vatican 1), mà di chuyển bằng xe buýt nhỏ (minibus) cùng các vị hồng y khác. Cuối thánh lễ sáng ngày 26-3 với các giám chức và linh mục, qua những lời rất đơn sơ, cha cho biết - ít là trong giai đoạn hiện nay - cha muốn tiếp tục ở lại với họ trong nhà trọ thánh Marta. Nhà trọ này có 131 căn hộ và phòng đơn dùng làm nơi cho các Hồng Y cử tri và những người phụ giúp. Ngoài thời gian đó, các phòng trong nhà trọ được dành cho các Giám Mục, Giám chức hoặc linh mục làm việc tại Tòa Thánh, hoặc cho các giáo sĩ vãng lai. Bây giờ cha đã chịu chuyển sang căn hộ số 201 trong nhà trọ thánh Marta. Đây là một nơi rộng rãi hơn, dành cho vị hồng y ngay sau khi đắc cử Giáo Hoàng hoặc cho các khách vị vọng. Trong thời gian qua, cha đã từ chối dọn vào đây. Nay cha đồng ý dọn vào để có thể tiếp nhiều người một cách dễ dàng hơn mà thôi. Hàng ngày cha vẫn ăn cơm với các Hồng Y và với các nhân viên đang trú ngụ tại nhà trọ Thánh Mattha. Cha vẫn dâng lễ mỗi sáng cho các nhân viên đang phục vụ cùng tham dự.
Thưa cha,
Khi Đức Hồng Y Louis Tauran đứng ở ban công để công bố “Habemus Papam”. Chúng con thấy cha xuất hiện trong bộ áo chùng trắng đơn giản, treân ngöïc vẫn đeo caây thaùnh giaù bằng bạc khi coøn laø Toång Giaùm Muïc Buenos Aires, không dây stola, không giầy đỏ. Với cử chỉ đơn giản, thái độ tự nhiên quay qua quay lại ngay trên bancông đầy nghi lễ của Vatican trước hàng nửa triệu tín hữu chào mừng phía dưới, cha giơ cao một tay như để ban phép lành. Ai cũng cúi xuống chuẩn bị lãnh phép lành, nhưng không phải thế, cha nói : “Ta muốn xin các con một ân huệ, trước khi cha ban phép lành, cha xin các con đọc kinh thay cho lời chúc lành của cộng đoàn dân Chúa cho vị tân giám mục Roma” rồi cha cúi đầu để nhận sự chúc lành của các tín hữu. Mọi người nhôn nhao cả lên. Một Giáo Hoàng khiêm tốn cúi đầu xin tín hữu cầu sự chúc lành cho mình trước khi chúc lành cho họ. Cha làm việc này một cách bình thường như cha vẫn xin những người trong khu ổ chuột ở Argentina cầu Chúa ban phép lành cho cha trước khi cha chúc lành cho họ. Ấy vậy lại là một điều chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Giáo Hội.
Trước khi tạm biệt đám đông, các chức sắc nghi lễ nhắc cha rời khỏi khán đài, nhưng cha quay sang xin người phụ tá mang micro tới để cha chúc mọi người ngủ ngon và hứa cầu nguyện cho họ vào ngày hôm sau. Con tâm đắc nhất là phần cầu nguyện của cha kéo dài hơn cả phần diễn văn. Thú thật với cha là chúng con rất sợ và rất ngán những bài diễn văn dài lê thê, những nghi lễ rườm rà. Dường như càng làm lớn người ta càng thích nói dài, uốn éo cung giọng cho trang trọng mất hết tự nhiên, cử chỉ cũng tỏ vẻ bệ vệ khác người. Họ quá chú trọng đến hình thức mà đánh mất hết nội dung.
Con thì thế-Cha thì không.
Lần xuất hiện đầu tiên của cha đã gây một ấn tượng rất mạnh. Cha đã loại bỏ nhiều điều rườm rà không cần thiết để đi vào trọng tâm sứ vụ của cha, đó là : “Bây giờ, giám mục và giáo dân, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình huynh đệ, đầy yêu thương và tin cậy.” Vâng thưa cha, đó phải là hành trình huynh đệ đầy yêu thương và tin cậy. Cha là thế, chứ con mà có chức có quyền trong tay thì lại là cuộc độc diễn của quyền hành, có “quyền” trong tay thì tha hồ “hành” người thuộc quyền.
Với các hồng y, cha đối xử như những người anh em với nhau chứ không như “bề trên với bề dưới”. Cha đứng dậy để nhận sự “thần phục” của các hồng y anh em, chứ không ngồi chễm chệ trên ngai tại Nhà Nguyện Sistine cho các hồng y đến cúi mình hôn nhẫn. Cha như muốn ôm choàng lấy từng người anh em, không muốn họ hôn nhẫn của mình mà thậm chí cha còn cúi xuống hôn nhẫn của anh em hồng y nữa.
Không phải lên làm lớn rồi lúc nào mặt cũng phải lạnh như tiền hoặc mang bộ mặt hình sự nghiêm trang đạo mạo để người dưới phải khiếp sợ mà tránh xa. Cha có máu hài hước dí dỏm. Cha “bông đùa” trên bancông Vatican về việc các hồng y anh em “ñaõ ñi ñeán taän cuøng traùi ñaát ñeå choïn ngöôøi... vaø chuùng ta ñaõ coù ñöôïc ngöôøi aáy.” Chuyện còn vui hơn nữa là lúc trở lại nhà trọ Thánh Marta, cha đi bằng xe minibus quen dùng lúc dự cơ mật viện chứ không phải bằng xe đặc chủng “limousine” của giáo hoàng. Cha hài hước với các hồng y như anh em trong nhà : “Xin Chúa tha tội cho anh em vì đã dại dột chọn tôi làm giáo hoàng!” Cha thật là dễ thương, gần gũi.
Năm 20 tuổi, cha phải giải phẫu vì bị nhiễm trùng đường hô hấp. Từ đó cha chỉ còn một lá phổi. Mặc dù vậy, cha có thói quen dậy lúc 4 giờ 30 sáng, suốt ngày cặm cụi làm việc. 9 giờ 50 sáng ngày 14/03/2013 lần đầu tiên rời Vatican trong tư cách giáo hoàng, cha vẫn không dùng xe “limousine” dành riêng cho giáo hoàng, mà dùng một trong các xe của cảnh sát Vatican để kính viếng Đền Thờ Đức Bà Cả. Thầy Giuseppe, một trong 15 chủng sinh, tu sĩ và giám chức tháp tùng cho biết cha vẫn mặc áo trắng, đi giầy đen (thay vì giầy đỏ giáo hoàng), đeo nhẫn hồng y và đeo thánh giá bằng bạc, không kèn không trống, không hàng rào danh dự. Khi đến nơi, cửa chính chưa mở, cha đi vào cửa phòng áo, rất thoải mái, không bực mình khó chịu vì người ta chưa kịp mở cửa chào đón. Tự tay cha cầm một bó hoa hết sức tầm thường, tới đặt trước tượng Đức Mẹ, bằng một nhịp bước không cần chờ ai. Trước khi ra về, cha bắt tay từng người và luôn xin mỗi người cầu nguyện cho cha.
Trên đường trở về, cha dừng lại Domus Internationalis Paulus VI, gần Piazza Navona, nơi cha cư ngụ trước khi tham dự cơ mật viện, để lấy hành lý còn gửi tại đó và nhất là trả tiền trọ! Cha bắt tay hỏi thăm và cảm ơn những người đang làm việc ở đây.
Cha thì thế- con thì không.
Cha hay thật đấy. Tại sao cha lại phải vất vả như thế? Nếu con ở chức vụ cao như thế, đi đến đâu cũng phải có người đưa kẻ đón, phải có hàng rào danh dự, có cờ quạt trống phách tưng bừng chào đón con. Cửa nhà thờ phải mở sẵn, chuông nhà thờ phải giật inh ỏi lên, phải có người xách cặp, có kẻ hộ tống, có bó hoa rõ to rõ đẹp cung kính dâng lên con. Nếu con đến mà cửa chưa mở, không có người tiếp đón thì con giận bỏ về ngay. Có đâu nhân vật quan trọng số một mà phải đi cửa sau, tự tay cầm bó hoa quèn và một mình đi đến đài Đức Mẹ. Hơn nữa việc lấy đồ và trả tiền khách sạn hay những chuyện lặt vặt khác có khi nào một người quyền cao chức trọng như con phải đụng ngón tay vào. Tất cả đã có người “cơm bưng nước rót” làm hết cho con rồi. Con chỉ việc đứng “chỉ tay năm ngón” thôi!
Cha thích đi bộ những khoảng cách ngắn trong Thành phố Vatican và chỉ thích phương tiện đi lại bình thường đến nơi muốn đến. Cha không thích dùng xe riêng nhưng di chuyển cùng với đoàn tuỳ tùng bằng xe chung, vẫn tấm áo dài trắng nhưng ngồi chung với anh em, không có sự cách biệt. Nếu đi xe giáo hoàng mui trần, cha không ngần ngại dừng xe giữa chừng để bước ra ngoài, hôn và ban phép lành cho một người bại liệt giữa đám đông. Giám Đốc Tin Tức của EWTN cho biết cha muốn đi đâu, đi thế nào thì đi. Cha là người của chính cha, không lệ thuộc vào nghi lễ quan cách, cũng chẳng sợ an ninh cho bản thân. Thấy điều đúng và cần làm thì cha làm vì “chính tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi.”
Cha đến thăm và cử hành Thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh tại nhà tù dành cho các trẻ em vị thành niên ở Roma. Con rất xúc động khi thấy cha chẳng ngại ngùng cúi xuống rửa và hôn chân mười hai phạm nhân, trong đó có hai phạm nhân nữ người Hồi Giáo. Cha dám vượt qua hàng rào của những tục lệ, những truyền thống lâu đời để có những sáng tạo, những thay đổi đầy ý nghĩa trong các nghi lễ. Có mấy nhà thờ ngày Thứ Năm Tuần Thánh mà linh mục chủ sự dám rửa chân rồi hôn chân các tù nhân, nữ giới và nhất là người không cùng tôn giáo ?
Cha thì thế-con thì không.
Bài Huấn Từ đầu tiên của cha trong thánh lễ với các Hồng Y tại Nguyện Đường Sistine ngày thứ năm 14-03-2013 càng làm cho con thấy rõ con đường cha đã chọn : “Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Đức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa, chúng ta thuộc về thế gian. Chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa.”
Trong bài giảng ngày lễ kính thánh Giuse 19-03-2013 cha nhắc con nhớ quyền bính đích thực là để phục vụ chứ không phải bắt người khác phục vụ : “Hôm nay, cùng với lễ Thánh Giuse, chúng ta cử hành khởi đầu sứ vụ của tân Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, cũng bao gồm một quyền bính… Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực là phục vụ… Giáo Hoàng phải nhìn đến sự phục vụ khiêm tốn, cụ thể, đầy đức tin của thánh Giuse, và như thánh nhân, giáo hoàng cũng phải mở rộng vòng tay để giữ gìn toàn thể Dân Chúa và yêu thương, dịu dàng, đón nhận toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, những người nhỏ bé nhất…”
Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí ngày 16-03-2013 tại hội trường Phaolô VI, cha đã muốn đi xa hơn, quyết liệt hơn, sát với Tin Mừng hơn, khi bày tỏ : “Tôi mong muốn biết bao một Giáo Hội nghèo…” Giáo hội không chỉ là giáo hội của người nghèo mà người nghèo chính là giáo hội. Ôi! Cha làm con sợ quá! Như vậy là con phải sống nghèo. Con phải là người nghèo, chứ không phải chỉ là người đi phục vụ người nghèo, trong khi con vẫn có thể…giầu!
Thưa cha,
Thư của con cũng khá dài rồi. Tuy nhiên còn một điểm đặc biệt nữa nơi cha mà con không thể bỏ qua vì đó là điều con đã, đang và sẽ đeo đuổi suốt đời dù gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Đó là lòng thương xót của Chúa. Lòng Thương Xót là chủ đề đặc biệt của cha trong những bài giảng và suy niệm.
Trong giờ kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 17-03-2013, khi nói về lòng thương xót, cha nhắc nhở đám đông rằng:
"Gương mặt của Thiên Chúa là gương mặt của người cha đầy lòng thương xót, Ngài luôn kiên nhẫn với chúng ta… đây chính là lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài luôn kiên nhẫn để hiểu, chờ đợi và không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta nếu chúng ta biết quay lại với Ngài với tất cả con tim. Như lời Thánh vịnh có chép rằng: ‘Lòng thương xót của Thiên Chúa vĩ đại dường bao!’.
“Lòng thương xót có thể làm cho thế giới trở nên ấm áp hơn và công bằng hơn. Do đó, chúng ta cần hiểu lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài là một người cha đầy lòng thương xót đối với mỗi người chúng ta. Hãy nhớ lại lời của ngôn sứ Isaia: “Tội các ngươi dầu có đỏ như son cũng ra trắng như tuyết, có thắm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18). Lòng thương xót đẹp biết bao!...Thiên Chúa là người cha yêu thương luôn tha thứ. Ngài có một trái tim đầy lòng thương xót dành cho tất cả chúng ta. Và chúng ta cũng cần học và thương xót người khác.”
“Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúa và đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu” Cha đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô để đọc Kinh Nữ Vương Thiên Đàng với cha vào trưa Chúa Nhật lòng Thương Xót Chúa 7-4-2013. Mọi người đã vỗ tay thật to khi cha nhắc tới ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa do Đức Chân Phước Gioan Phaolô II thiết lập, và người đã nhắm mắt lìa trần cách đây 8 năm vào chiều hôm trước ngày lễ. Cha nhấn mạnh :
“Cả chúng ta nữa cũng hãy can đảm hơn để làm chứng cho đức tin nơi Chúa Kitô Phục Sinh! Chúng ta không được sợ hãi là tín hữu Kitô và sống như Kitô hữu! Chúng ta phải có lòng can đảm ra đi loan báo Chúa Kitô Phục Sinh, bởi vì Ngài là sự bình an của chúng ta. Ngài đã trao ban cho chúng ta sự bình an với tình yêu thương cùng với sự tha thứ của Ngài, với máu và với lòng thương xót của Ngài.”
“Chúng ta hãy cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ giúp chúng ta, Giám Mục và Dân Chúa, tiến bước trong đức tin và trong tình mến, luôn luôn tin tưởng nơi lòng thương xót của Chúa, là Đấng luôn chờ đợi chúng ta, yêu thương chúng ta, tha thứ cho chúng ta với máu của Ngài và tha thứ cho chúng ta mỗi khi chúng ta đến gặp gỡ Ngài và xin ơn tha thứ. Chúng ta hãy tin tưởng nơi Lòng Thương Xót của Ngài.”
Trong bài giảng thánh lễ nhận nhà thờ chính tòa, cha đã kêu gọi chúng con đừng bao giờ đánh mất đi sự tin tưởng nơi lòng thương xót nhẫn nại của Thiên Chúa, là Đấng luôn luôn yêu thương, dịu hiền, chờ đợi và tha thứ cho chúng con. Cha nhắc nhở chúng con hãy để cho mình đươc bao bọc bởi lòng thương xót của Thiên Chúa, hãy để cho Chúa yêu thương và gặp gỡ Chúa trong các Bí Tích để cảm nhận được sự dịu hiền và vòng tay yêu thương của Chúa hầu chúng con có thể xót thương, kiên nhẫn, tha thứ và yêu thương như Ngài.
Cha kính mến,
Chỉ mới đúng một tháng cha nhận lãnh nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên Chúa mà cha đã cho chúng con thấy cha quả là “mục tử như lòng Chúa mong ước” và “như lòng dân mong đợi” qua những gì cha đã làm, đã sống, đã giảng dạy. Soi chiếu vào cuộc sống khó nghèo, hồn nhiên, đơn sơ, khiêm tốn của cha càng làm con thấy hổ thẹn so với cuộc sống trưởng giả, quan liêu, quyền hành, cao ngạo của con. Đúng là cha thì thế-con thì không!
Xin cha thương cầu nguyện cho đứa con khốn khổ đang cần được xót thương này để con cảm nghiệm được lòng thương xót của Chúa qua tấm lòng xót thương của cha, của những người có chức có quyền trên những con người hèn kém thấp cổ bé miệng.
Con sẽ luôn ghi nhớ lời cha dạy là “Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúa và đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu”. Con mà làm được như thế thì chắc cha sẽ vui lắm, vì đúng là “cha nào-con nấy”!
Người con đang cần được xót thương
Lm. Giuse Trần Đình Long
Dòng Thánh Thể
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)